Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đọc cát title bài viết trên báo Tuổi Trẻ "Nổ lớn ở hàng loạt thành phố trên khắp Ukraine" chợt giật mình. Cái xứ U Cà này lại thêm tai họa gì nữa đây ? Nội cuộc chiến xâm lược của Nga đã tàn phá đất nước này hết sức thảm khốc chưa đủ sao mà trời còn bắt thêm tai họa. 

congly1

Một người phụ nữ bồng con gần các tòa nhà bị hư hại sau vụ đánh bom ở Uman, miền trung Ukraine, ngày 28/4/2023 © AFP

Xem tiếp thông tin trong bài thì hóa ra là : "Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin từ truyền thông và giới chức Ukraine cho biết Nga đã tấn công nhiều thành phố trên khắp Ukraine vào đầu ngày 28/4. Các vụ nổ được ghi nhận ở thủ đô Kiev và các khu vực miền trung và miền nam Ukraine, khiến ít nhất 12 người chết. "Một phụ nữ và một đứa trẻ 3 tuổi đã thiệt mạng" (0)…

Hóa ra vẫn là sự tàn độc man rợ quen thuộc từ người láng giềng dùng hỏa tiễn, bom pháo không kích vào khu dân cư tàn sát người dân, bất kể phụ nữ trẻ em để tiêu diệt "chủ nghĩa phát xít" nhưng cách diễn dịch của nhà báo nước ta thật khéo léo tế nhị, nói về những vụ nổ khơi khơi như chuyện từ trên trời rơi xuống.

Thái độ khách quan lạnh lùng của báo thật đáng phục với những từ trung tín đến vô cảm "12 người chết", "một phụ nữ và một đứa trẻ ba tuổi".

Đây không phải lần đầu mà là thái độ khách quan vô cảm xuyên suốt của báo Tuổi Trẻ cũng như báo chí cách mạng Việt Nam nói chung khi thông tin về cuộc xâm lược và tội ác man rợ của quân Nga. Trước đó không lâu báo Tuổi Trẻ đưa tin cũng một đang lửng lơ phân hai không có chủ thể : "Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc : Gần 8.500 dân thường chết trong xung đột Ukraine - Nga".

Đọc cái tựa này người ta dễ đi đến ý nghĩ dân thường chết trong cuộc xung đột giữa hai nước là dân của cả hai bên. Nhưng thực sự không phải như vậy. Trong nội dung bài đã diễn đạt khá cầu kỳ chi tiết "cơ quan này ghi nhận 8.490 người thiệt mạng và 14.244 người bị thương. Phần lớn các trường hợp tử vong được ghi nhận trong lãnh thổ do Chính phủ Ukraine kiểm soát và đang bị lực lượng Nga tấn công như Donetsk và Lugansk" (1).

Phải mất vài phút để tư duy, người đọc mới hiểu được người chết "nằm trong lãnh thổ do chính phủ UKraine kiểm soát và đang bị lực lượng Nga tấn công" không ai khác hơn là thường dân Ukraine. Thực tế là Nga mang quân xâm chiếm Ukraine, bắn hỏa tiễn và bom pháo vào các khu dân cư, đô thị của Ukraine, tàn sát dân thường ở Bucha, Mariupol, chỉ có dân Ukraine bị thương và chết. Sao không nói đích danh ngắn gọn "8.490 thường dân Ukraine thiệt mạng" mà phải lòng vòng ?

Cách viết "dân thường chết" đã làm người đọc mơ hồ, khái niệm "cuộc xung đột Ukraine - Nga" còn mơ hồ hơn đến mức dân gian gọi là lập lờ đánh lận con đen. Cuộc xung đột để chỉ nhưng va chạm qua lại giữa hai bên, thí dụ những vụ xung đột vũ trang tranh chấp biên giới giửa Trung Quốc-Ấn Độ hay tìn trạng bạo loạn ở Sudan. Ở đây, Nga đơn phương đem quân xâm nhập sâu vào Ukraine là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nga đem quân đến tận thủ đô Kiev, chiếm đất đai, lãnh thổ của Ukraine đơn phương sáp nhập vào Nga, lập chính quyền cai trị, áp đặt tiền tệ, ngôn ngữ Nga tại vùng chiếm đóng, bất chấp dư luận quốc tế và nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Đây rõ ràng là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine và cuộc chiến của Ukraine là chiến tranh vệ quốc chứ đâu thể gọi là xung đột.

Báo chí quốc tế đều gọi đúng tên, đúng bản chất cuộc chiến do Nga gây ra là xâm lược.

Đài RFI của Pháp viết "Chiến tranh Ukraine : Biểu tình phản đối Nga xâm lược diễn ra khắp Châu Âu" (2).

BBC Việt ngữ dẫn lời Tình báo Nga "‘từng khuyên Putin trì hoãn xâm lược Ukraine’" (3).

Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam kêu gọi : Tròn một năm cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine : hãy cùng nhau hành động để đảm bảo luật pháp quốc tế sẽ thắng thế (4).

Xâm lược vốn dĩ không phải từ cấm kỵ. Nhà nước, báo chí Việt Nam rất sính dùng từ này để chụp lên những cuộc chiến của các quốc gia khác. Người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là do xung đột ý thức hệ, ngăn chặn làn sóng đỏ theo thuyết domino. Nước Mỹ không chiếm một tấc đất nào của Việt Nam nhưng luôn bị dán nhãn, chụp mũ là "đế quốc Mỹ xâm lược". Cuộc chiến đã chấm dứt 48 năm, đến nay Việt -Mỹ đã là xác lập quan hệ hợp tác toàn diện và đang trên đà nâng lên thành đối tác chiến lược nhưng thuật ngữ "đế quốc Mỹ xâm lược" vẫn còn sống động trong sách giáo khoa. Báo đài, truyền thông đại chúng và hệ thống loa phường vẫn hàng ngày ra rả thêu dệt về những chiến thắng oanh liệt của quân đội anh hùng trước "đế quốc Mỹ xâm lược".

Phải chăng đây là sai sót nhỏ do non kém nghiệp vụ của một tờ báo địa phương ? Giống như lãnh đạo đọc diễn văn hay ra quyết định sai trái là do lỗi của mấy thằng đánh máy ? Hoàn toàn không phải vậy ! Che đậy, đánh tráo bản chất cuộc chiến xâm lược của Nga với Ukraine bằng khái niệm "cuộc xung đột Nga-Ukraine" là chủ trương, là lựa chọn của đảng. Của cả hệ thống tuyên giáo, truyền thông Việt Nam chứ không riêng một tờ báo nào.

Dùng từ khóa "cuộc xung đột Nga-Ukraine" trong công cụ tìm kiếm của Google sẽ có khoảng 3.030.000 kết quả đường dẫn các bài báo, kênh youtube trong đó đầu têu là Tạp Chí Cộng Sản và đủ mặt 800 anh em báo chí lề phải không thiếu anh nào (5).

Tuyên giáo của cộng sản trong thời 4.0 cũng rất tiến bộ theo công nghệ. Họ quản lý, chỉ đạo báo chí rất sát sao đến từng câu chữ và truyền lệnh bằng tin nhắn qua điện thoại, Zalo. Trong vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam năm 2014, vào lúc 10 giờ đêm khi nhiều tờ báo đã lên khuôn chuẩn bị in thì có tin nhắn từ trên cấm không được dùng từ "đấu vòi rồng" cho dù đây là từ do chính Tham mưu trưởng Cảnh Sát Biển Việt Nam sử dụng trong cuộc họp báo. Tương tự, báo chí phải dùng từ "tàu lạ", "người nước ngoài" trong những lần ngư dân Việt bị Tàu công đâm chìm, cướp bóc, băn giết cũng là theo chỉ đạo từ trên.

Trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine hiện nay, việc đánh tráo khái niệm xóa nhòa sự phi nghĩa, tàn ác phi nhân của cựu mật vụ KGB Putin được bộ máy truyền thông nhà sản thực hiện công phu, tỉ mỉ có mục đích hẳn hoi.

Tại sao tuyên giáo, guồng máy tuyên truyền phải cố sức lừa dân, bao biện cho tên đồ tể đang bị cả thế giới lên án, bị tống cổ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ?

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Cựu tướng an ninh, đương kim thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã công khai thừa nhận : "Chúng tôi không ủng hộ cấm vận, không ủng hộ cô lập Nga. Chúng tôi là thành viên đầy trách nhiệm trong hợp tác quốc tế. Chúng tôi không chọn phe, chúng tôi chọn công lý, chọn lẽ phải" (6).

Dùng bom đạn bắn vào đô thị giết thường dân, thảm sát những người dân vô tội trong vùng bị chiếm đóng, lật lọng vi phạm các hiệp định hiệp ước, tuyên truyền láo khoét vu cáo đối phương để cưỡng chiếm miền Nam. Tất cả những tội ác mà Nga đang gây ra thảm sát hàng trăm người dân ở Bucha, ném bom vào bệnh viện ở Mariupol, cộng sản Việt Nam đã từng thực hiện ở Huế trong chiến dịch Mậu Thân, Quảng Trị, An Lộc trong mùa hè đỏ lửa, ở cả miền Nam năm 1975. Đó là công lý, đó là lẽ phải của những tập đoàn tội ác.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin về các tội ác chiến tranh, bao gồm cả việc bắt nhiều trẻ em từ Ukraine đưa về Nga. Nhiều quốc gia khác không phải là tư bản phương Tây mà từng là thành viên của Liên Xô cũ cũng đã điều tra, lập tòa án tiếp tục xem xét tội ác của Putin.

Trái đất đang quay, mặt trời đang mọc, những quy luật nhân quả sẽ tiếp tục vận hành. Hussein, Gaddafi cũng từng có công lý, lẽ phải được xây dựng trên nòng súng, lẻ phải, công lý được nhuộm đỏ bằng máu và nước mắt của người dân.

Theo cách nghĩ man rợ ấy, trong thể chế hiện nay, tuy không còn công khai giết dân lành bằng súng đạn nhưng với chiến lược chống Covid bằng pháo đài, bằng các trại tập trung mang tên mỹ miều là bệnh viện dã chiến, rút tiền ngân sách, tiền túi dân bằng các chiến dịch ngoáy mũi đại trà, thần tốc, Phạm Minh Chính là tác nhân quan trọng đưa đến cái chết oan khốc của hàng vạn người.

Guồng máy nhà nước Việt Nam đang thể hiện rõ là tập đoàn tội tham nhũng từ trung ương đến địa phương đang tồn tại nhờ bạo quyền của công an, quân đội.

Công lý, lẽ phải của Putin, Phạm Minh Chính là lẽ phải của thế lực cầm quyền độc tài chuyên chế không thể đồng hóa, úp chụp cho người dân Việt và của nhân loại nói chung.

Người Việt có lương tri trong ngoài nước hãy ghi nhớ và lên tiếng bảo vệ công lý, lẽ phải của mình.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 29/04/2023

0. https://tuoitre.vn/no-lon-o-hang-loat-thanh-pho-tren-khap-ukraine-202304...

1. https://tuoitre.vn/van-phong-cao-uy-nhan-quyen-lien-hiep-quoc-gan-8-500-...

2. https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230225-chi%E1%BA%BFn-tra...

3. https://www.bbc.com/vietnamese/world-65115438

4. https://www.eeas.europa.eu/hrvp-oped-ukraine_en?page_lang=vi&s=184

5. https://www.google.com/search?q=cu%E1%BB%99c+xung+%C4%91%E1%BB%99t+Nga-U... "

6. https://sputniknews.vn/20230408/viet-nam-khong-di-theo-su-dat-mui-cua-ta...

Published in Diễn đàn

Doanh nhân gửi "tâm thư" cho Tổng bí thư : Gây rối vì lẽ gì ?

RFA, 26/04/2022

Không còn niềm tin vào Chính quyền ?

Công an thành phố Hải Phòng hôm 25/4/2022 đã khởi tố ông Tạ Quyết Thắng – Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường – để điều tra về tội "gây rối trật tự công cộng" xảy ra tại bến xe Thượng Lý.

niemtin1

Ông Tạ Quyết Thắng – Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường – bị khởi tố về tội gây ri trt t công cng

Trước đó, vào ngày 10/10/2021, gần 100 người dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Sơn Trường đã đến bến xe Thượng Lý ở số 52 đường Hùng Vương, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng – Hải Phòng để khống chế lực lượng bảo vệ tại đây, nhằm cưỡng chế lấy lại đất cho thuê vì bến xe không thanh toán tiền thuê, nhưng cũng không trả đất theo yêu cầu của công ty Sơn Trường.

Ông Tạ Quyết Thắng là doanh nhân, người được nhiều người biết đến khi ông này trong năm 2018 đã gửi ‘tâm thư’ đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh về việc doanh nghiệp bị ‘hành’ các thủ tục hành chính.

Khi đó ông Thắng cho rằng nếu im lặng, mọi việc sẽ trì trệ và mong muốn Tổng bí thư suy nghĩ tới việc nên bắt đầu bằng những cải cách về thủ tục hành chính.

Ngoài ra, theo thông tin chúng tôi có được từ truyền thông Nhà nước, ông Tạ Quyết Thắng cũng là người từng góp nhiều tiền, của cho thành phố Hải Phòng để xây dựng nhiều công trình dân sinh.

Vì lẽ gì một người từng có những tâm huyết với địa phương và đất nước như vậy lại phải hành xử "không theo pháp luật" đến nỗi bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng ?

Nhà báo Võ Văn Tạo, từng nhiều năm làm hội thẩm nhân dân, nhận định với RFA về việc này hôm 26/4 :

"Ông Thắng ở Hải Phòng, một người có nhân ang tốt, từng đóng góp nhiều cho đất nước, thậm chí từng viết tâm thư cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để hiến kế làm lợi cho quốc tế dân sinh, nhưng khi có tranh chấp đất đai mà phải đưa người của mình cưỡng chế thì rõ ang theo pháp luật thì doanh nghiệp của ông Thắng sai. Đúng ra phải thông qua chính quyền, nhưng trên thực tế hiệu năng làm việc của bộ máy công quyền thì vô cùng trì trệ ai cũng biết. Do đó người ta ngại va chạm, hoặc đối tác bên kia cũng có tiền lo lót chạy chọt. Và do bê bối của chính quyền làm người ta không tin tưởng nữa, phải tự làm mới giải quyết được vấn đề…".

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, những năm gần đây bộ máy công quyền cũng có tiến bộ nhất định, nhưng vẫn không theo kịp yêu cầu công việc cũng như nguyện vọng của người dân. Dù theo ông Tạo, không một nước nào có số lượng công chức nhiều so với số dân như ở Việt Nam, nhưng công việc hành chính vẫn không hiệu quả. Ông Tạo lý giải tiếp :

"Một quốc gia mà nguồn thu hạn chế, nuôi bộ máy khổng lồ như thế thì làm sao có thu nhập thỏa đáng cho người công chức. Bất cứ ngành nào trong bộ máy Nhà nước thì đồng lương đều không đủ sống. Do đó họ làm đủ cách để có tiền, từ tham nhũng cho đến làm khó dân khi đến làm thủ tục để có tiền chạy chọt bù đắm đồng lương chết đói, để có thể nuôi được gia đình, đó là cái dở của nhà nước hiện nay. Ở Việt Nam có thành ngữ vui từ lâu : Chủ nghĩa xã hội là gì ? Là hình thái kinh tế xã hội mà ‘Ai cũng có việc làm, nhưng không ai làm việc. Ai cũng không làm việc, nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương, nhưng không ai đủ sống. Không ai đủ sống, nhưng ai cũng sống. Ai cũng không đồng ý, nhưng ai cũng giơ tay’. Tổng kết lại nó là như thế".

niemtin2

Ngày 10/10/2021, gần 100 người dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Sơn Trường đã đến bến xe Thượng Lý ở số 52 đường Hùng Vương, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng – Hải Phòng để khống chế lực lượng bảo vệ tại đây

Chính sách pháp luật có vấn đề ?

Nhiều luật sư cho rằng, luật pháp ở Việt Nam chưa hoàn hảo mà người thừa hành cũng chưa có tinh thần tuân thủ pháp luật, đẩy vấn đề pháp lý vào tình trạng hết sức bấp bênh. Ngoài ra, do có nhiều án oan và những bản án chính trị bỏ túi khiến người dân hầu như mất lòng tin rất nhiều vào hệ thống xét xử và tình trạng thực thi luật pháp nói chung.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí cộng sản nói với RFA hôm 26/4 :

"Thường thường dân nghèo, hay dân không có thế lực gì, thì hầu như người ta không tin tưởng gì luật pháp và sự ngay thẳng của chính quyền hiện nay. Nhưng ông này từng là người giúp đỡ thành phố Hải Phòng, có góp ý. Tức là người có thế lực là người theo đường hướng của đảng mà không làm theo cái đấy. tức là chính sách pháp luật có vấn đề…".

Ở Việt Nam, giới chức lãnh đạo thường hay hô hào khẩu hiệu ‘do dân, nghe dân, vì dân’ nhưng thực tế hoàn toàn khác. Nhiều chuyên gia quan sát tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam nhận định, thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân và người dân cũng ít có cơ hội hay phương tiện để biểu đạt ý nguyện của họ với chính quyền như ở các nước dân chủ. Thậm chí nếu ai nói gì trái ý người có chức quyền có thể bị trả thù, trù dập hoặc thậm chí bị bị chụp mũ cho là phản động…

Chia sẻ ý kiến của mình với câu chuyện ở Hải Phòng như nêu trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai hôm 26/4 nhận định :

"Việc này xuất phát từ thực tế là luật của chúng ta hiện nay là luật rừng, xử thế nào cũng được, không thể bảo đảm được cái gọi là văn minh, công bằng dân chủ. Sửa được cái này thì may ra dân mới yên ổn. Tôi nói thật trong năm năm tới mà không sửa tới nơi tới chốn thì không thể chọn ra người tử tế để làm việc. Bởi vì hiện nay, chỉ một hệ thống xấu mới làm việc với nhau được. Do đó bây giờ dân không tin vào luật pháp, không tin vào thể chế, không tin vào đội ngũ cầm quyền, nên mới tự phát Cái này rất nguy hiểm đối với xã hội. (Hội nghị) Trung ương 5 tới đây mà không bàn vấn đề này cho thiết thực, chỉ nói huyên thuyên trên trời dưới đất thì sẽ có lỗi lớn với dân tộc".

Dù pháp luật Việt Nam chưa hoàn hảo, nhưng luật sư Đặng Đình Mạnh khi trả lời RFA trước đây cho rằng, nếu muốn người dân tin tưởng thì các cán bộ công nhân viên chức tại Việt Nam cần có một tinh thần chấp pháp tốt, tuân thủ theo luật hiện có, và nhà nước phải là cơ quan đứng ra đảm bảo công chức thực thi đúng pháp luật.

Nguồn : RFA, 26/04/2022

***********************

Vụ Việt Á : "Hoa hồng" đi đâu ?

RFA, 26/04/2022

Không ai chịu nhận…

Cơ quan điều tra vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Lưu - giám đốc CDC tỉnh Nam Định - để điều tra về những sai phạm liên quan việc mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Việt Á. Trước đó, khi vụ án kit xét nghiệm Việt Á bị khởi tố, ông Lưu từng khẳng định với truyền thông nhà nước rằng ông không nhận một đồng "hoa hồng" nào trong cả bốn hợp đồng mà CDC Nam Định ký kết với Công ty Việt Á liên quan mua kit xét nghiệm.

niemtin3

Xét nghiệm Covid-19 ở Việt Nam - Reuters

Tuy vậy hôm 25/4, cơ quan điều tra xác định ông Lưu có một số vi phạm liên quan đến việc địa phương mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Cụ thể là lãnh đạo, cán bộ của CDC tỉnh Nam Định đã nhận "hoa hồng" 1,25 tỉ đồng từ Công ty Việt Á sau khi ký một số hợp đồng mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 với giá cao.

Với vụ bắt tạm giam giám đốc CDC Nam Định, Bác sĩ Đinh Đức Long bình luận với RFA :

"Ông ta không phải là người đầu tiên. Giám đốc CDC Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước cũng nói không nhận. Có ông nào nói có nhận tiền hoa hồng đâu nhưng cuối cùng vẫn bị bắt. Nhận hay không thì chỉ họ biết nhưng công an đã bắt là họ phải có chứng cứ. Một là nhận tiền, hai là vai trò quản lý nhà nước sai.

Tại sao không mua của thằng giá rẻ mà lại mua của thằng giá đắt ? Ít nhất là chức năng quản lý nhà nước của anh đã sử dụng đồng ngân sách nhà nước không hiệu quả, không đúng mục đích. Thứ hai, về tâm lý mà nói, nếu anh không được lợi gì trong đó tại sao anh lại chịu mua với giá cao ? Chuyện này trẻ con cũng biết dù anh có nhận hay không. Chỉ có bị lộ hay chưa bị lộ mà thôi".

Đúng như nhận định của bác sĩ Đinh Đức Long, tại thời điểm vụ án nâng giá kit xét nghiệm Covid-19 bị khởi tố, một số giám đốc CDC như ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang hay ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế cũng từng khẳng định với truyền thông "không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á".

Trong khi đó, theo lời khai của ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á với Bộ công an, doanh nghiệp này đã chi gần 800 tỷ đồng tiền "hoa hồng" cho các "đối tác" trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm lên khoảng 45%.

Nói một đàng, làm một nẻo

Theo nhận định của một số người trong ngành y tế, người đầu tiên chịu trách nhiệm trong vụ mua kit test của Việt Á với giá cao ở cả 62 tỉnh thành phải là Bộ trưởng Bộ Y tế. Người thứ hai là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chịu trách nhiệm mảng văn hóa xã hội y tế. Ông Vũ Đức Đam có thời làm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, Ủy viên trung ương Đảng, quyền còn to hơn Bộ trưởng Bộ Y tế. Thực chất ông Vũ Đức Đam là người quyết định về ngành y tế vì trong cơ cấu quyền lực ở Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế là người quyết định hết.

Qua câu chuyện Việt Á bị phanh phui nhiều tháng qua và vẫn còn diễn biến khó lường, nhiều người dân Việt Nam hiện chia sẻ câu nói nửa đùa nửa thật rằng : "Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ" để "bàn" về các vị lãnh đạo ở các bộ, ngành đang trong "tầm ngắm" của cơ quan điều tra.

Góp thêm ý kiến về vụ giám đốc CDC tỉnh Nam Định mới bị bắt mà trước đó khẳng định không ăn một đồng ‘hoa hồng’ nào, blogger Nguyễn Ngọc Già nói :

"Theo tôi, cái thứ nhất là nó phản ánh chủ trương học và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh từ năm 2005. Chủ trương này đã hoàn toàn phá sản. Nó tự chứng minh đó chỉ là loại đạo đức giả mà thôi. Thứ hai, qua sự việc này nó bộc lộ bản chất người cộng sản Việt Nam là ‘nói một đàng làm một nẻo’. Thứ ba, với tư cách của một giám đốc CDC Nam Định, ông Đỗ Đức Lưu đã tự tố cáo việc nhận hoa hồng là điều bình thường chứ ông ta không coi đó là một hành vi tham nhũng. Tức là ông ta không thức được bổn phận và trách nhiệm của một đảng viên cũng như của một công bộc đối với dân.

Ông ta coi đó là việc mua bán bình thường nên mới dám dùng chữ "hoa hồng" như một sự trong sạch. Vì vậy, tham nhũng tại Việt Nam hiện nay nó đã trở thành điều bình thường. Chỉ có phát hiện hay chưa phát hiện mà thôi".

Blogger Nguyễn Ngọc Già kết luận, mong muốn chống tham nhũng ở Việt Nam hoàn toàn bất khả thi bởi tính duy ý chí và phương pháp chống tham nhũng cũng bất khả thi khi họ muốn sử dụng thuật "đức trị" và "kỹ thị" vốn không thể tồn tại ở thể chế này từ hàng chục năm qua. 

Đại dịch Covid-19 khiến người dân Việt Nam, nhất là người nghèo lâm cảnh khốn cùng khi hàng chục triệu lao động mất việc làm. Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến người dân thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ những mất mát về sức khỏe, tính mạng của người dân thành phố trong đại dịch Covid-19. Ông Phúc khẳng định "gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân", đồng thời kêu gọi tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn giữa chính quyền với nhân dân.

Hai tháng sau phát biểu của ông Phúc, một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam phê bình cách đối phó dịch Covid-19 của Chính phủ tăng rất cao trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối tháng 10, trùng với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2021.

Dịch bệnh vừa bớt thì vụ Việt Á bùng lên, người dân lại phẫn nộ khi biết mình bị các vị lãnh đạo ‘móc túi một cách hợp pháp’.

Nguồn : RFA, 26/04/2022

Published in Việt Nam

Ông Nguyn Đc Chung, y viên Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, cu Ch tch kiêm Phó Bí thư Thành y Hà Ni va b pht năm năm tù vì "chiếm đot tài liu bí mt nhà nước" (1). Hiếm có v án hình s nào liên quan đến mt nhân vt quan trng trên chính trường Vit Nam được x lý… nhanh như thế ! Ch trong vòng ba tháng rưỡi là kết thúc qui trình khi t - tng giam (28/8/2020) - xét x sơ thm và công b hình pht (11/12/2020) !

congly1

Đinh La Thăng trong phiên tòa ngày 29 tháng Ba, 2018.

Sáng 14/12/2020, Đinh La Thăng, cu y viên B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam, cu Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh, li phi hu tòa ln th ba (2) khi đang b buc thi hành hai bn án hình s (cùng v ti "c ý làm trái") vi mc hình pht chung là 30 năm tù. Ln này, ông Thăng b xét x vì "vi phm quy đnh v qun lý, s dng tài sn nhà nước gây tht thóa t, lãng phí". Nếu Tòa xác đnh ông Thăng có ti thì thi gian th án vn không thay đi vì hình pht tù có thi hn đã được lut khng chế mc 30 năm.

Ông Chung, ông Thăng s còn tiếp tc ra Tòa vì liên quan đến mt s v án khác. Chng hn ông Chung s b truy t, xét x vì dính líu ti hot đng phm pháp ca Công ty Nht Cường và nhng sai phm ca UBND thành ph Hà Ni trong vic t chc đu thu, chn thu cho mt s d án ca thành ph này. Ông Thăng s tiếp tc tr giá cho nhng ch đo, quyết đnh liên quan đến Nhà máy Nhiên liu sinh hc Phú Th (Ethanol Phú Th), ngn ca công kh 2.400 t, không nhng không sinh li mà còn to thêm n

Thi đim trung tun tháng này không ch có ông Chung, ông Thăng hu Tòa. Ngày 16/12/2020, ông Dip Dũng cu Ch tch Hi đng qun tr ca Liên hip Hp tác xã Thương mi Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) b khi t và b tng giam vì "lm quyn trong khi thi hành công v" (3). Cũng trong ngày 16 tháng 2, ông Tt Thành Cang, cu y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh b khi t và b tng giam vì "vi phm quy đnh v qun lý, s dng tài sn nhà nước gây tht thóa t, lãng phí" (4).

***

Cn lưu ý là chng phi gn đây thiên h mi biết ông Chung, ông Thăng, ông Dũng, ông Cang có… sai phm nghiêm trng. Thm chí, thiên h tng bàn lun không ch v… sai phm nghiêm trng là lý do nhng nhân vt va đ cp phi đi din vi công lý (b khi t, b tng giam, b truy t, b pht tù) mà còn phân tích v mt s… sai phm nghiêm trng khác ca nhng nhân vy y t lâu, song h thng chính tr, h thng công quyn không thèm bn tâm.

Ti sao công lý đt nhiên xut hin khi chuyn sp đt nhân s lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam nhim k ti, nhm phân công lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam bước vào giai đon chung kết ? Nếu công lý tht s là… công lý, chc chn ông Chung, ông Thăng, ông Cang và nhiu ông, bà khác không th tr thành y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhim k này, thm chí b qua toàn b nhng… sai phm nghiêm trng ca ông Thăng thi còn là B trưởng Giao thông và vận tải đ đt ông vào v trí y viên B Chính tr ?

Công lý đúng nghĩa không ph thuc vào thi thế. Chuyn "bo v pháp lut - thc thi lut pháp" theo tình thế không phi là công lý, đó là tn dng cái gi là… "công lý" làm công c. Thành ra mi có chuyn tóm ly ông Chung, lôi ông ra Tòa, pht tù, hoc đưa ông Thăng ra Tòa ln th ba, bt ông Dũng, ông Cang, ngay trước và trong khi Ban chấp hành trung ương đng nhim k này (khóa 12) đang hp k th 14 đ la chn sp đt nhân s lãnh đo khóa 13 ca đng.

Trung tun tháng này thi đim các đi biu ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đang hp k th 14 và có th s có thêm k hp th 15 vì bt đng v nhân s ngoài vic đưa ra xét x, pht tù hay khi t, tng giam mt s cá nhân như ông Chung, ông Thăng, ông Dũng, ông Cang, còn có c vic bt giam Trương Châu Hu Danh, tng là nhà báo chuyên nghip, sau đó là mt trong nhng facebooker thường xuyên thu thp gii thiu nhng thông tin sau hu trường, cũng như bình lun v nhiu vn đ rt nóng (5).

Trương Châu Hu Danh đã đeo đui, "chc ngóa y" vào nhiu ung nht thuc nhiu lĩnh vc khác nhau t kinh tế, xã hi, đến tư pháp, giáo dc (BOT, H Duy Hi,), thm chí không ngn ngi tn công trc din nhiu cá nhân có thế lc như Bùi Văn Cường (y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư tnh Đk Lk, b t cáo "gian ln hc thut" đ có hc v Tiến sĩ, hai người t cáo ông Cường đu đã b tng giam), Tuy trước nay, thông tin, ý kiến ca Danh đã đt "sinh mng chính tr" ca mt s y viên Ban chấp hành trung ương đng đang lãnh đo ngành hay lãnh đo đa phương vào tình trng nguy him và Danh có th sai nhưng ti sao bây gi mi bt và không bch hóa sai phm ?

Có phi vì xung đt trong la chn sp đt nhân s lãnh đo đng nhim k ti đã lên đến đnh, mt s "ming" t vic tn công mt s cá nhân mà công chúng cùng tin rng tht s bt ho như ông Bùi Văn Cường, có th s văng trúng, gây nguy hi đến "sinh mng chính tr" ca mt s ng c viên cho v trí lãnh đo hàng đu ca đng như ông Trn Quc Vượng (y viên B Chính tr, Thường trc Ban Bí thư), vì ông Vượng tng chp nhn đ ông Cường "nâng đ không trong sáng" quý t ca mình thi ông Cường là Ch tch Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam, ging như thiên h đang cũng như s còn đn đóa n, ch trích (6) ? Thc thi "công lý" kiu đó khác gì xin dương phi luân, bi lý !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/12/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/cuu-chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-lanh-5-nam-tu-20201211115522512.htm

(2) https://plo.vn/phap-luat/ong-dinh-la-thang-deo-kinh-den-va-khau-trang-den-tand-tphcm-955650.html

(3) https://vnexpress.net/ong-diep-dung-bi-bat-4207188.html

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/ong-tat-thanh-cang-bi-khoi-to-bat-tam-giam-503717.html#inner-article

(5) https://nld.com.vn/phap-luat/truong-chau-huu-danh-bi-bat-20201217162143832.htm

(6) https://dlb.collateral-freedom.org/2018/05/mot-goc-ma-lanh-cua-bui-van-cuong.html

Published in Diễn đàn

Điều tra tài chính tổng thống Mỹ có thể mở rộng sang điều tra gian lận thuế (RFI, 04/08/2020)

Tổng thống Trump tiếp tục đối mặt với các cuộc điều tra tài chính. Tuy nhiên, trong tài liệu được đệ lên Tòa ngày 03/08/2020, cuộc điều tra tài chính nhắm vào tổng thống đương nhiệm có thể mở rộng sang cả điều tra về gian lận thuế.

congly1

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi các cuộc điều tra nhắm vào ông là "cuộc săn đuổi phù thủy" của phe Dân Chủ.  AFP

Thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York giải thích :

Trong những tài liệu được đệ lên Tòa ngày 03/08, chưởng lý tòa sơ thẩm liên bang vùng Manhattan nêu rõ hơn một chút về những cuộc điều tra được ông tiến hành từ hơn 2 năm nay liên quan đến vấn đề tài chính của tổng thống Trump. Văn bản 28 trang nêu lên khả năng có những hành vi gian lận ngân hàng và gian lận thuế liên quan đến tập đoàn Trump.

Đối với tổng thống Donald Trump, đó là những cáo buộc vô căn cứ. Ông nói :

"Đây là bước tiếp theo của vụ truy đuổi phù thủy tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đó là những chiêu trò của phe Dân Chủ. Họ đã thất bại với vụ Mueller điều tra. Họ thất bại với tất cả, kể cả với Nghị Viện. Họ đã thua trong mọi trò. Tình trạng này đã kéo dài từ 3 đến 4 năm, kể cả từ khi tôi chưa được bầu làm tổng thống !".

Chưởng lý Manhattan điều tra về các khoản tiền được chuyển cho hai phụ nữ được cho là có quan hệ tình cảm với ông Trump trong quá trình ông vận động tranh cử. Michael Cohen, luật sư riêng của tổng thống, đã bị kết án trong vụ này. Ông Cohen thú nhận đã mua chuộc hai phụ nữ trên để họ im lặng.

Trong khuôn khổ điều tra, chưởng lý yêu cầu được tiếp cận các tài liệu tài chính của ông Donald Trump, trong đó có các bản khai thuế. Thế nhưng đây là điều mà tổng thống đương nhiệm vẫn từ chối.

Cho dù gần đây Tòa Án Tối Cao đã ra lệnh chuyển cho chưởng lý Manhattan những lưu trữ kế toán trên, nhưng Tòa cũng cho phép Donald Trump có quyền chất vấn ngược lại về sự cần thiết của các tài liệu này trong cuộc điều tra. Đó là điều mà các luật sư của ông Trump vẫn đang làm.

Một số người cáo buộc tổng thống Trump muốn kéo dài thời gian cho tới kỳ bầu cử tháng 11 hoặc chờ cho vụ việc hết thời hiệu.

Thu Hằng

********************

Tây Ban Nha : Bị tố tham nhũng, cựu hoàng Juan Carlos lưu vong

Dân chúng Tây Ban Nha bàng hoàng. Chiều thứ Hai 03/08/2020, triều đình loan báo cựu hoàng Juan Carlos sắp lưu vong. Người được vinh danh mang lại nền dân chủ cho Tây Ban Nha bị nghi ngờ là tham nhũng, nhận hàng chục triệu đô la hối lộ của Saudi Arabia.

congly2

Trong thư gửi con trai là đương kim quốc vương Filipe đệ lục (trái), cựu hoàng Tây Ban Nha Juan Carlos (phải) giải thích ông ra đi để cho con trai làm việc dễ dàng hơn.  Pool/AFP/File

Theo thông tín viên François Museau, trong thư gửi con trai là quốc vương Filipe đệ lục, cựu hoàng Juan Carlos giải thích là "cha ra đi để cho con làm việc dễ dàng hơn và để không tiếp tay làm ô quế danh dự của định chế hoàng triều".

Từng được tôn vinh là cha đẻ của nền dân chủ Tây Ban Nha, cựu hoàng có nhiều tai tiếng pháp luật. Gần đây nhất ông chịu nhiều sức ép của công tố Tây Ban Nha và tư pháp Thụy Sĩ.

Cựu hoàng Juan Carlos bị nghi ngờ nhận tiền hối lộ của Saudi Arabia lúc còn tại vị, liên quan đến một hợp đồng xây hệ thống xe lửa cao tốc. Một người bạn lâu năm của Juan Carlos khai là có nhận được 65 triệu euro của quốc vương ký thác qua các ngân hàng ở Thụy Sĩ và ở các thiên đường thuế. Luật sư của cựu vương không chứng minh đuợc xuất xứ của món tiền khổng lồ này.

Cựu vương lưu vong nhưng vẫn là thành viên chính thức của hoàng gia. Có điều người ta chưa biết ông sẽ chọn nước nào ? Ông sẽ sống với nguồn tiền nào sau khi tuyên bố từ chối 200.000 euro trợ cấp mỗi năm.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hình hài của công lý ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 27/04/2020

Công lý vốn không có hình hài. Nó ở lương tri thẩm phán, không làm oan sai hay bỏ lọt tội là đúng tinh thần ‘công lý’ rồi.

congly2

Công lý có hình hài hay không có hình hài ? Tượng nữ thần công lý (trái) và vua Lý Thái Tông - Ảnh minh họa 

Còn nếu như đã quả quyết chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng cho công lý ở các trụ sở tòa án, thì tại sao không thử xem xét để chọn vị vua nào đó của triều Hậu Lê (đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI) ?

Triều Hậu Lê có đời sống pháp luật phong phú nhất ?

Trong khảo cứu "Tư tưởng đề cao pháp luật trong các triều đại phong kiến Việt Nam" của nhóm tác giả Phan Thị Lan Phương và Phạm Thị Duyên Thảo, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có đoạn đánh giá như sau :

"Triều Hậu Lê được xem là triều đại có đời sống pháp luật phong phú nhất. Ngay từ thời Lê Thái Tổ, cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước, việc xây dựng pháp luật đã rất được chú trọng. Pháp luật chính là thứ "để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiểm chế nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay. Thành thói quen theo đạo giữ phép, không có lỗi trái nghĩa phạm hình" (1).

Pháp luật được phát huy vai trò một cách tối đa trong đời sống, hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành chiếm số lượng đáng kể, hình thức đa dạng, như : Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức, 1428), bộ Luật thư do Nguyễn Trãi biên soạn (1440), Bộ Lê triều quan chế (1471), Thiên Nam dư hạ tập (1483), Hồng Đức thiện chính thư (1470), Quốc triều khám tụng điều lệ (1777), cùng hàng trăm văn bản pháp luật đơn hành như chiếu, chỉ, dụ, sắc, lệnh của nhà vua được ban hành.

Pháp luật, trong đời sống pháp lý của nhà Lê đã thực sự trở thành công cụ để quản lý đất nước, là phương tiện cao nhất để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người, trật tự xã hội. Việc tuân thủ và thực thi pháp luật nghiêm minh được xem là thước đo đối với chất lượng của hệ thống quan chức thừa hành công vụ nhà Lê.

Hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng đều được nhà Lê quy tắc hóa. Trong đó, nhiều quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hướng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người. Pháp luật thời kỳ này còn dung hòa được các quy tắc quản lý xã hội với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc.

Pháp luật hình sự dù có hệ thống các hình phạt nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo khi đã bước đầu phân biệt được lỗi cố ý, vô ý trong quá trình xác định tính chất của hành vi cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự ; đề cao nguyên tắc "vô luật bất hình" ; nhân đạo với nhóm người yếu thế trong xã hội, như miễn giảm trách nhiệm đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật ; trường hợp quan lại bạo hành, tra tấn, ngược đãi tù nhân bị nghiêm trị.

Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật triều Lê đã thể hiện những điểm tiến bộ khi quy định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng. Trong thừa kế, pháp luật đã ghi nhận cả quyền thừa kế của con gái, con nuôi, người vợ ; trong lao động, phụ nữ được trả công ngang bằng với đàn ông : "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà" - Điều 23 Quốc triều hình luật. Đây được xem là những điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật Hậu Lê, khi đã vượt ra khỏi định kiến Nho giáo "trọng nam khinh nữ" thông thường.

Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, pháp luật Hậu Lê đã đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ : họ được đảm bảo quyền về tài sản, có quyền có tài sản riêng ; có quyền được bảo vệ hôn nhân ; quyền được ly dị khi quyền lợi chính đáng bị xâm hại…

Trong lĩnh vực tố tụng, pháp luật Hậu Lê có sự phát triển vượt bậc. Các quy định tố tụng không chỉ được quy định tại hai chương Bộ vong và Đoán ngục của Bộ Quốc triều hình luật, mà còn được quy định trong riêng một bộ luật tố tụng là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ.

Khẳng định liêm chính tư pháp : điều rất cần cho thể chế chính trị hôm nay

Ở góc độ tích cực nhất, pháp luật tố tụng Hậu Lê, đặc biệt trong là Bộ Quốc triều Khám tụng điều lệ, đã có những tư tưởng cơ bản về liêm chính tư pháp. Thể hiện ở việc, Bộ luật đề cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý như : yêu cầu cán bộ tư pháp giải quyết các vấn đề tố tụng phải trên tinh thần bảo vệ được cao nhất các lợi ích hợp pháp của các bên liên quan ; các hành vi xâm hại đến quyền con người từ phía cán bộ tư pháp đều bị nghiêm trị (Lệ về khám tụng).

Bộ luật cũng chứa đựng tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, bảo đảm sự trong sạch của tư pháp khi quy định rõ ràng các vấn đề liên quan đến các loại án phí, có nhiều quy định nhằm hạn chế sự nhũng nhiễu từ phía cán bộ tư pháp (Lệ về tróc bắt, Lệ về tiền tạ đảm).

Đặc biệt, đã có những đảm bảo cho liêm chính tư pháp khi bước đầu có cơ chế bảo đảm sự độc lập của các chủ thể tham gia tố tụng ; bước đầu có cơ chế đảm bảo năng lực tiếp cận công lý cho người dân nhằm thúc đẩy trách nhiệm của cơ quan tư pháp. Cụ thể, đã có những quy định về thời hạn, thời hiệu khởi kiện, cách thức nộp đơn, cách thức khởi kiện, chống án, cách thức kiểm tra, ghi bản án, cách thức công khai bản án, quyết định sau khi xét xử ; cách thức soát tụng của cơ quan tư pháp cấp trên với cấp dưới (Lệ soát tụng, Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Lệ về tróc bắt)…

Pháp luật tạo cơ chế kiểm soát bộ máy nhà nước, quy định trách nhiệm của quan lại trong thừa hành công vụ. Việc kiểm soát, hạn chế lạm quyền, tiếm quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước là tư tưởng chủ đạo của pháp luật thời Hậu Lê, nhất là ở triều đại Lê Thánh Tông. Kiểm soát quyền lực vừa là phương tiện, vừa là mục đích trong tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước.

Nhà Hậu Lê đã xây dựng một cơ chế người đứng đầu nhà nước trực tiếp điều hành, kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế khâu trung gian bằng cách bỏ các chức như tể tướng, đại hành khiến. Các cơ quan quản lý được chuyên môn hóa và luôn có sự giám sát, kiểm soát, ràng buộc quyền lực hữu hiệu với nhau. Điển hình có thể kể đến hai thiết chế cơ bản là Lục Khoa giám sát Lục Bộ và Ngự sử đài giám sát quan lại cùng phong hóa pháp độ của triều đình.

Trong quá trình áp dụng pháp luật, đề cao trách nhiệm cá nhân và đạo đức công vụ của người áp dụng pháp luật, đảm bảo thẩm quyền, thời hạn và trình tự áp dụng pháp luật, đề cao tính chính đáng và hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật thông qua việc quy định chặt chẽ thời hạn, cách thức áp dụng, cách thức ghi bản án… Đặc biệt, nhà Hậu Lê có cơ chế hạn chế quyền lực của chính nhà vua - bằng các hình thức như lập cơ quan can gián, quy định không sử dụng các quyết định nhất thời của vua như tiền lệ…

Mục tiêu tối thượng là vì dân, chứ không phải vì vương triều !

Trong các bộ luật cơ bản của nhà Hậu Lê, trách nhiệm quan lại luôn được quy định dưới hai hình thức : một là, trách nhiệm công vụ ; hai là, trách nhiệm pháp lý. Quan lại luôn phải có sự chính trực, mẫn cán, vô tư trong quá trình thực thi công vụ, đồng thời luôn phải chịu dự liệu sẵn các hậu quả pháp lý bất lợi và sẽ bị áp dụng nếu như vi phạm.

Tư tưởng đề cao vai trò của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền lợi Nhân dân. Theo Lê Thánh Tông : "Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp ấy của chính sự là chức trách của các thú mục…" (2). Các chính sách của nhà nước do đó đều trực tiếp, gián tiếp phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nhân dân no ấm, yên bình.

Trách nhiệm của các thừa hiến phủ, huyện Châu các xứ là "phải bỏ hết tệ trước, phàm sắc lệnh của triều định phải một lòng vâng làm, Nhân dân bị đói rét phải nhiều cách kinh lý". Nhà nước phải nhận thức được "Để dân được no ấm, cần bớt sự trưng thuế và cung ứng" ; phải khuyến khích dân việc canh nông, đắp đê, giữ nước, bồi bổ ruộng đất, định lệ bồi đắp ruộng đất phù hợp với đồng chiêm, đồng mùa để "tiện cho dân", để cho dân khỏi đói khổ…

Nhà nước chính là chủ thể phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của pháp luật : "Từ nay về sau, phàm có các chỉ, các lệ về việc lớn nhỏ thì bộ phụ trách, xứ ty và các nha môn phủ huyện Châu đều biên ra bảng treo dán lên, để cho nhân dân tuân theo mà làm". Pháp luật phải được xây dựng phù hợp với đạo đức, phải là công cụ để bảo vệ đạo đức : "Lấy pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy phép mà bảo trước", "Người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ để phong giữ. Nếu không có lễ thì bừa bãi tình dục, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm".

Để pháp luật phát huy được các giá trị tự thân của nó, các hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý thật thích đáng, bất kể kẻ vi phạm pháp luật ở địa vị nào, và nhiệm vụ đó nhà nước phải đảm bảo : "Đặt luật là để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật", "Quân pháp chỉ có một chứ không có hai".

Thực tế chứng minh, vua Lê Thánh Tông đã cho xử lý rất nặng đối với các vụ việc mà người vi phạm là các quan chức của nhà nước. Người thi hành pháp luật là cần phải tuân thủ pháp luật trước tiên, cho nên, thời hạn phải đưa một vụ việc vi phạm pháp luật ra xử lý được quy định rất cụ thể ; đặc biệt, đối với những trường hợp các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây ra oan ức cho người bị áp dụng đều có quy định hướng dẫn cách giải quyết và chế tài xử lý nghiêm khắc.

Nhà Hậu Lê cũng thường đề cập đến tính công khai, minh bạch cần phải có của pháp luật : "Từ nay về sau, phàm có các chỉ, các lệ về việc lớn nhỏ thì bộ phụ trách, xứ ty và các nha môn phủ huyện Châu đều biên ra bảng treo dán lên, để cho nhân dân tuân theo mà làm". Pháp luật còn phải phù hợp với đạo đức, phải là công cụ để bảo vệ đạo đức : "Lấy pháp luật mà trị tội, sao bằng lấy phép mà bảo trước"[19], "Người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ để phong giữ. Nếu không có lễ thì bừa bãi tình dục, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm". Việc tôn trọng pháp luật được nhà Hậu Lê yêu cầu trở thành một thói quen, lối sống của mọi người.

Đáng chú ý là trong khảo cứu nhóm tác giả Phan Thị Lan Phương và Phạm Thị Duyên Thảo, cho thấy triều Hồ (1400 - 1407) có nhiều điểm tương tự với nền pháp luật hiện tại.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 27/04/2020

Chú thích :

(1) Viện Sử học, Lê triều quan chế, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997, tr. 13-14

(2) Tham khảo Đại Việt Sử Ký toàn thư.

******************

Khi ‘kiếm’ và ‘lá chắn’ cứ mãi ‘trao lầm nhân sự’

Trân Văn, VOA, 25/04/2020

Những s kin liên quan đến hot đng ca công an Vit Nam trong vài tun gn đây lp li mt câu hi ln : Thanh kiếm và lá chn - biu tượng ca "công an nhân dân" - đâm ai và đ cho ai, ti sao lãnh đo cao nht ca lc lượng "công an nhân dân" tiếp tc vô can khi chuyn đâm và đ… lm "đi tượng" xy ra khp nơi trong mt thi gian dài ?

congly3

Thanh kiếm và lá chn - biu tượng ca "công an nhân dân" - đâm ai và đ … lm "đi tượng" xy ra khp nơi trong mt thi gian dài - Ảnh Vợ chng Đường Nhu. Hình minh họa .

***

Trách nhiệm pháp lý mà h thng bo v pháp lut tnh Thái Bình đang cht lên vai ông Nguyn Xuân Đường (Đường Nhu) càng lúc càng nhiu và nng. Ngày 22/4, "Đường Nhu" va b khi t thêm v hành vi "cưỡng đot tài sn" (1) thì ngày 23/4, ông trùm du đãng ở Thái Bình đi din vi mt "tình tiết tăng nng" na v hành vi "c ý gây thương tích" : Phc hi điu tra v xông vào tr s Công an phường Trn Lãm, thành ph Thái Bình hi cui năm 2014, đánh trng thương m con bà Đinh Th Lý (2).

Tại sao "Đường Nhuệ" có th đng ra phân chia công vic cho nhng cơ s cung cp dch v mai táng tnh Thái Bình và thu mi trường hp cn đem thi th sang Nam Đnh ha táng 500.000 đng sut t năm 2017 đến gn đây (3) và bây gi h thng bo v tnh Thái Bình mi nhìn tới ? Hơn hai năm - t cui năm 2017 đến tháng 3 năm 2020 - lc lượng "công an nhân dân" Thái Bình ct "kiếm" đâu mà không "đâm" ? C "thính lc" ln "th lc" ca B Công an ra sao mà không nghe, không thy ?

Tương t, ti sao "Đường Nhu" có th t chc bo kê nhiu loi dch v, k c cho vay nng lãi, s dng du đãng bao vây, truy đui, tn công nhiu người, đp phá, tước đot tài sn ca h trong hàng chc năm đ khng đnh thế lc, khng chế vô s cơ s sn xut, kinh doanh Thái Bình, thm chí xông vào trụ s Công an đánh m con bà Đinh Th Lý trng thương nhưng gn hai tháng sau mi khi t và sáu tháng sau thì "đình ch điu tra" vì không xác đnh được b can ? Trong nhng trường hp tương t như đã biết, ti sao công an t đa phương đến trung ương không dùng "lá chn" ch che cho dân lành ?

***

Cũng tuần này, B Công an công b quyết đnh cách chc ba thượng tá : Bùi Thanh Sơn, Hoàng Liên Sơn, Đng Thế Trung là ch huy ba phòng ca Công an Đng Nai : Cnh sát Điu tra ti phm v trt t xã hi, An ninh Điu tra và Cnh sát giao thông (4). Quyết định vừa k ch là th tc (nơi nào la chn, b nhim thì nơi đó cách chc). Tháng trước, da vào kết lun ca y ban Kim tra Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra ca Tnh y Đng Nai đã tước b tt c chc v trong đng ca ba sĩ quan này (5).

Cứ đc li nhng thông tin liên quan đến đ loi sai phm ca c Giám đc, ba Phó Giám đc, nhiu trưởng phòng, trưởng Công an huyn (Long Thành, Xuân Lc) thuc Công an tnh Đng Nai, t s thy ngay, nhng sĩ quan bng ta" k lut, B Công an cách chc, tng có đ loi sai phạm trong mt thi gian dài (5) nhưng vn được la chn, b nhim vào nhng v trí cao hơn, quyn hành ln hơn. Ti sao trước đây, lãnh đo B Công an không dùng "kiếm" mà ch dùng "lá chn" đi vi nhng sĩ quan này ?

Càng ngày càng nhiều nhng câu chuyn liên quan đến tình trng "công an nhân dân" dùng "kiếm" hay cho thuê "kiếm" đâm, chém dân lành và dùng "lá chn" che ch cho nhau, cho du đãng cũng như các loi ti phm khác lũng đon t kinh tế đến trt t xã hi ! Cp bc, chc v càng cao thì nhiu sĩ quan thuộc lc lượng "công an nhân dân" càng càn r, táo tn ! Không ch tướng cnh sát mà ngay c tướng an ninh, tình báo cũng đem "kiếm", đem "lá chn" ra bán s, bán l !

Liệu có th xem vic x lý mt s trường hp đin hình như đã k là "nghiêm" ? "Nghiêm" nhưng tha cho nhng cá nhân lãnh đo B Công an "quy hoch"… nhm, dung dưỡng sâu b, giao "kiếm" và "lá chn" cho sâu b đc khoét t trên xung dưới, t trong và ngoài vn có th xem là "minh" ? Chng l Điu l Đảng cộng sản Việt Nam và lut pháp Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam có nhng khon được son riêng cho các đng viên và công dân lãnh đo lc lượng đeo "kiếm", cm "lá chn" ?

Có phải cam kết "truy cu trách nhim người đng đu" ca h thng chính tr, h thng công quyn ch áp dng t "tht lưng tr xung", Tổng Bí thư và các y viên B Chính tr cùng vô can khi "quy hoch"… nhm, la chn - sp đt nhiu cá nhân có vô s tì vết làm "cán b cp chiến lược" nên lãnh đo B Công an phi… vô s khi giao "kiếm" và "lá chn" cho thành phn bt ho ? C như thế thì bao giờ mi chm dt được tình trng bán "kiếm", cho thuê "lá chn" đ xã hi Vit Nam tht s "công bng, dân ch, văn minh" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 25/04/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/khoi-to-duong-nhue-them-toi-cuong-doat-tai-san-20200422161712189.htm

(2) https://tuoitre.vn/duong-nhue-bi-khoi-to-danh-nguoi-tai-don-cong-an-vi-co-tinh-tiet-moi-20200423111528187.htm

(3) https://baophapluat.vn/phap-luat/muon-dua-nguoi-chet-tu-thai-binh-sang-nam-dinh-hoa-tang-phai-cat-phe-cho-bang-nhom-duong-nhue-509213.html

(4) https://nld.com.vn/thoi-su/3-truong-phong-cong-an-dong-nai-bi-cach-chuc-20200422222352824.htm

(5) https://tuoitre.vn/cach-het-chuc-vu-trong-dang/4-lanh-dao-cap-phong-cong-an-dong-nai-202003070921222.htm

Published in Diễn đàn