Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/05/2020

Nga sẽ thua cuộc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ?

Dimitri Alexander Simes

Nga sẽ là kẻ thua cuộc thực sự trong Chiến tranh Lạnh mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ?

Sau đàn áp tàn bạo cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Bắc Kinh vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phương Tây, và Mỹ – Âu đã nhanh chóng áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia này.

russia1

Cho dù trước đây Moscow đã hưởng lợi từ những căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng sau những diễn biến gần đây những cơ hội đó sẽ không còn nữa.

Những năm sau đó, Bắc Kinh đã tìm thấy đối tác bất ngờ ở Xô-Viết hậu cộng sản. Sự sụp đổ của Liên Xô đã phá hủy kinh tế ngành công nghiệp vũ khí của Nga, khiến Moscow rất háo hức làm ăn với nền kinh tế đang phát triển – Trung Quốc. Mười năm sau đó, Trung Quốc đã mua các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa của Nga như một phần của việc hiện đại hóa quân sự, và từ đó trở thành khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.

Hơn ba mươi năm sau, một cuộc khủng hoảng mới có thể một lần nữa đưa Trung – Nga đến gần hơn. Trong những tháng gần đây, dịch corona mới xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Vũ Hán, đã biến thành đại dịch toàn cầu và suy thoái kinh tế, gây ra phản ứng quốc tế đối với Bắc Kinh.

Trong cuộc khủng hoảng này, Nga là một trong số ít các quốc gia ủng hộ Trung Quốc chống lại các lời chỉ trích. Khi tình hình địa chính trị của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hiện nay đang thay đổi, Moscow và Bắc Kinh đang tìm kiếm sự hỗ trợ lẫn nhau.

Đại dịch corona đã làm hỏng hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc và lợi ích kinh doanh của Bắc Kinh ở nước ngoài. Hoa Kỳ dẫn đầu các cáo buộc chống lại Bắc Kinh, chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc về dịch bệnh, và ngày càng nhiều thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đe dọa sẽ thông qua luật trừng phạt chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiều chính phủ châu Âu cáo buộc Trung Quốc cố gắng sử dụng cuộc khủng hoảng vì lợi ích chính trị và gửi cho họ thiết bị xét nghiệm (virus) bị lỗi. Thậm chí, một số đối tác châu Phi, vốn thân thiết với Bắc Kinh cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về nạn phân biệt đối xử với công dân của họ tại Trung Quốc.

Mặt khác, một số nền kinh tế lớn châu Á đã quyết định giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhật Bản đã công bố đầu tháng này rằng họ sẽ cung cấp các ưu đãi kinh tế cho các công ty Nhật chuyển nhà máy từ Trung Quốc về nước. Ấn cũng đã áp đặt các hạn chế mới đối với đầu tư nước ngoài nhằm ngăn chặn tình trạng mua lại cơ hội của Trung Quốc đối với các công ty của nước này.

Trong hoàn cảnh như vậy, Nga đã trở thành một trong số ít những người bảo vệ trung thành và kiên định nhất của Trung Quốc trên trường thế giới. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố các quan điểm tố cáo và kêu gọi Trung Quốc bồi thường thiệt hại do đại dịch gây ra là "không thể chấp nhận được", và điều này gây sốc. Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga nói : "Khi tôi nghe thấy những điều như vậy, tóc của tôi đã dựng đứng".

Trong một cuộc gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 16 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cạnh những lời chỉ trích, người đứng đầu nước Nga đã ca ngợi "các biện pháp hiệu quả của chính quyền Trung Quốc trong việc chống lại víu" và tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng này là "chứng tỏ bản chất đặc biệt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga – Trung".

Ngoài ra, mặc dù các quốc gia khác gần đây đã cắt đứt quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, thì Moscow đã quyết định tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Điện Kremlin tuyên bố hôm thứ Tư rằng họ đang ủy quyền cho Quỹ phúc lợi xã hội của Nhà nước Nga bắt đầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc.

Sau khi đại dịch lắng xuống, chính phủ Nga cũng đang xem xét các dự án lớn mới với Trung Quốc, bao gồm các đường ống dẫn khí mới đến đến Trung Quốc và các tuyến đường sắt mới đầy tham vọng nối liền khu vực Bắc Cực và Ấn Độ Dương.

Về phía Bắc Kinh, khi giá dầu thế giới giảm, Bắc Kinh đã quyết định mua thêm dầu của Nga. Theo Reuters, nhập khẩu dầu thô Nga của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Do corona, nhu cầu châu Âu đối với mặt hàng này giảm và sự gia tăng lượng dầu mua từ Trung Quốc đã giúp các công ty dầu khí của Nga sống sót.

Mối quan tâm của Nga trong việc xây dựng quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc không phải là mới mẻ. Từ năm 2014, Moscow đã tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bắc Kinh để giúp bù đắp áp lực của phương Tây. Alexey Maslov, lãnh đạo Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết dịch bệnh đã thuyết phục Nga rằng Trung Quốc là tương lai.

Ông nói : "Trung Quốc không chỉ vượt qua corona, mà còn khắc phục thành công những khó khăn kinh tế". Ngoài ra, nhiều người kỳ vọng rằng một khi Trung Quốc vượt qua những thách thức nội bộ, Trung Quốc sẽ bắt đầu tích cực mở rộng ảnh hưởng và thúc đẩy địa chính trị mới.

Maslov tin rằng Bắc Kinh sẽ cần một đối tác mạnh mẽ như Nga để giúp nước này đạt được tham vọng toàn cầu sau đại dịch, đặc biệt là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang suy tàn. Ông bày tỏ với National Interest, Moscow có thể lần lượt sử dụng ảnh hưởng này để giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh cho các sáng kiến ​​địa chính trị của mình.

Trung Quốc cũng đang xem xét tăng cường hợp tác với Nga. Zhang Xin, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nga tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, dự đoán rằng nếu quan hệ với Washington tiếp tục xấu đi, Bắc Kinh sẽ chú ý hơn đến việc phát triển quan hệ kinh tế với Moscow.

"Nếu [việc phân ly giữa Mỹ và Trung Quốc" trở thành hiện thực, không chỉ là một từ trên bàn đàm phán, thì Trung Quốc sẽ xem Nga và Eurasia làm điểm đến tiềm năng cho việc tái tổ chức chuỗi sản xuất công nghiệp của mình, ông nói.

Xin chỉ ra rằng một khu vực đặc biệt nơi Nga và Trung Quốc có thể tăng tốc hợp tác sau corona là Đô-la hóa. Trong những năm gần đây, hai nước đã thực hiện các biện pháp sơ bộ để giảm sự phụ thuộc vào đồng Đô-la Mỹ, nhưng sự thiếu quan tâm của Bắc Kinh đối với quá trình này đã làm chậm tiến độ. Xin nói rằng căng thẳng ngày càng tăng với Hoa Kỳ sẽ thay đổi tình trạng này.

Tuy nhiên, một số người ở Moscow lo ngại rằng Nga sẽ thất bại trong Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ – Trung. Dmitry Suslov, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Đại học kinh tế (thành viên Đại học Quốc gia Nga) cảnh báo rằng mặc dù trước đây Nga đã được hưởng lợi từ căng thẳng ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, những phát triển gần đây có nguy cơ đi quá xa.

Ông nói : "Việc tiếp tục tăng cường đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mang đến những thách thức nghiêm trọng cho Nga, bởi vì cuộc thách đấu này càng nghiêm trọng, Nga sẽ càng buộc phải chọn phe, điều mà họ không muốn làm", ông nói.

Suslov nói thêm rằng chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc là một vấn đề quan tâm khác đối với Moscow. Trong đại dịch corona, Bắc Kinh đã áp dụng "ngoại giao sói", một phương pháp cho phép đại sứ Trung Quốc tham gia các vụ tấn công [ngôn từ] cấp cao đối với nước chủ nhà.

"Đối với nhiều nhà quan sát Nga, corona dường như đã phá vỡ một hạn chế tâm lý chính trị khác đối với chính sách đối ngoại của Bắc Kinn, khiến Trung Quốc không thể tự quảng bá nước này như một hình mẫu và tự khẳng định là nhà lãnh đạo toàn cầu, Suslov nói.

Trong thập kỷ qua, cả Nga và Trung Quốc đều kêu gọi "nguyên tắc không can thiệp" vào các vấn đề nội bộ của nhau. Thật vậy, ác cảm chung của họ đối với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nền dân chủ toàn cầu là một điểm tập hợp quan trọng của hai nước. Tuy nhiên, Suslov cảnh báo rằng một Trung Quốc táo bạo cuối cùng cũng có thể sai khiến Nga làm theo yêu cầu của nước này.

Cho đến nay, Nga đã theo dõi trận chiến giữa Trung Quốc và corona với sự ngưỡng mộ. Có thể chiến thắng quá mức của Bắc Kinh sẽ biến những cảm xúc háo hức này thành sự phẫn nộ ?

Dimitri Alexander Simes

Nguyên tác : Will Russia Be the Real Loser in the New US-China Cold War, The National Interest, 02/05/2020

Khánh An dịch

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Dimitri Alexander Simes, Khánh An
Read 517 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)