Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/05/2020

Tư pháp Việt Nam có còn xứng đáng với tên gọi hay không ?

Nhiều tác giả

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang vỡ vụn

Hiền Lương, VNTB, 13/05/2020

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang dần đổ sụp theo một hiệu ứng của những quân cờ domino, thì trách nhiệm lớn nhất ở đây của đảng cầm quyền, không ai khác ngoài người đang ngồi ghế Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương.

tuphap1

Khi niềm tin vào nền tư pháp đang vỡ vụn - Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác cải cách Tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.

Ban Chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 39-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 19 tháng 9 năm 2011. Chủ tịch nước giữ chức vụ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương. Và theo quy định này, trọng trách khôi phục lại niềm tin vào nền tư pháp của cái gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa, chính là ông Nguyễn Phú Trọng – người đang đồng thời đứng đầu đảng cộng sản.

Trong bài báo có tựa "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong Chiến lược cải cách tư pháp" đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 13/12/2019, tác giả Nguyễn Hòa Bình viết với tư cách đương nhiệm Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (*), có các tiểu đoạn rút tít phụ về ba cơ chế : "Một là, Đảng hoạch định và lãnh đạo thực hiện chiến lược, đường lối cải cách tư pháp. Hai là, Đảng bố trí cán bộ của Đảng làm nòng cốt trong các cơ quan tư pháp và lãnh đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp. Ba là, Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp".

Bài viết khá dài với viện dẫn lý thuyết quen thuộc văn phong tuyên huấn của Tạp chí Cộng sản.

Nội dung bài báo cho thấy nếu đúng như những gì tác giả đã viết, thì ở bản án giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải với sự đồng thuận của 17 vị thẩm phán trong Hội đồng xét xử, cho thấy đây không phải chuyện đòi hỏi chuyên sâu vấn đề nghiệp vụ, mà là tuân thủ đúng quan điểm chỉ đạo.

Vì một khi đã khẳng định ba cơ chế như nói ở trên, thì không thể có oan sai xảy ra được ở phiên giám đốc thẩm, khi ngồi ghế Chủ tọa là đương nhiệm Bí thư Trung ương Đảng – tức cũng đồng thời là thành viên cốt cán của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 13/05/2020

Chú thích :

(*)http://www.tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/815637/view_content

******************

Công lý bất toàn

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 12/05/2020

Mong muốn nắm bắt bản chất hay sự thật khách quan của một vụ án để phân xử đúng người, đúng tội quả thật là đẹp.

tuphap2

Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ ?

Vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không hàm oan người vô tội, có gì hoàn mỹ hơn thế ?

Tuy nhiên, đẹp là một chuyện, khả thi hay không lại là chuyện khác.

Vì lẽ biết một sự việc hoàn toàn đúng như nó xảy ra có lẽ là đặc quyền của duy nhất Đấng Toàn Năng, nên công lý toàn hảo như trên chỉ có thể đến từ quyền năng của Ngài.

Rất tiếc con người không nhờ cậy được Đấng Toàn Năng, mà phải tự mình kiến tạo công lý, thông qua thiết chế nhân tạo là Nhà nước, với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Do không có quyền năng nắm giữ sự thật khách quan, con người chỉ xoay sở để tái hiện những gì thực sự đã xảy ra trong một vụ án.

Cũng khiếm khuyết như chính con người, quá trình tái hiện này tiềm ẩn vô số những thiếu sót có thể khiến kết quả lạc mất sự thật và gây ra oan sai.

Ý thức được khoảng cách giữa một sự-thật-được-tái-hiện và chính bản thân sự thật cùng những hậu quả nếu cố chấp đồng nhất chúng, con người, trên đà văn minh, tìm cách rút ngắn khoảng cách này.

Họ phân chia quyền lực điều tra, truy tố, xét xử cho các cơ quan nhà nước khác nhau để kiểm chứng lẫn nhau.

Họ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ hàng loạt quyền của bị cáo để cân bằng trước quyền lực ưu trội của nhà nước.

Quan trọng nhất, họ áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.

Nguyên tắc này đòi hỏi rằng chỉ khi không còn bất kỳ nghi ngờ hợp lý (reasonable doubt) nào tồn tại, bị cáo mới bị coi là có tội.

Đây chính là lời nhắc nhớ con người về cái khoảng cách có thể được rút ngắn nhưng luôn luôn tồn tại giữa sự-thật-được-tái-hiện và chính bản thân sự thật.

Cũng là lời nhắc nhở rằng con người không phải Đấng Toàn Năng nên luôn phải khiêm cung và tuyệt đối thận trọng trước mọi phán quyết liên quan đến người khác.

Bằng không, rất có thể tội ác vừa không bị trừng phạt mà còn nhân đôi, và công lý chẳng những không tựu thành mà còn bị sỉ nhục đến hai lần.

Nếu hàm oan người vô tội.

Lẽ dĩ nhiên, làm như vậy sẽ không thể tránh khỏi có những lúc chẳng tìm được ai để ràng buộc cho một tội ác. Khi mà mọi phiên bản sự thật đưa ra đều không thể vượt qua những nghi ngờ hợp lý. Khi mà con người, dù cố gắng đến đâu, cũng chỉ đang tái hiện sự thật chứ không phải nắm trong tay sự thật.

Công lý trở nên bất toàn.

Nhưng chính thứ công lý bất toàn này lại đang là thứ công lý tốt nhất mà con người từng có, chừng nào con người vẫn là con người.

Ít nhất, vẫn tốt hơn nhiều lần thứ công lý toàn hảo giả hiệu của những kẻ phán xử luôn dương dương tự đắc rằng mình nắm giữ sự thật, bất chấp mọi nghi ngờ hợp lý, mà điển hình là 17 thẩm phán phiên xử vụ Hồ Duy Hải vừa rồi. 

Thứ công lý vốn không để lại gì khác sau lưng nó ngoài hàng hàng lớp lớp những mộ địa oan khiên.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 12/05/2020 (nguyenanhtuan's blog)

**********************

Cơ hội sống sót…

Viết từ Sài Gòn, RFA, 11/05/2020

Tưởng đây là câu hỏi thuộc về người rành rõi điều tra và hơn hết, đây phải là một câu hỏi dành cho chuyên gia thẩm vấn, điều tra án. Nhưng, nghiệt nỗi, tại Việt Nam, câu hỏi này không dành cho các chuyên gia đó. Hơn nữa, may lắm thì hiện tại mới có được số lượng tương đối ít ỏi các chuyên gia điều tra và những người có nghiệp vụ trong lực lượng công an đã phân bổ đều khắp các tỉnh thành. Nó khác với lực lượng trước đó, rặt những kẻ rúc rừng và có thành tích chiến đấu, một kiểu chuyên gia cầm dao mổ heo đi làm án. Nói một cách không ngoa là vậy ! Và nếu như vụ Hồ Duy Hải diễn ra chậm chừng mười năm thôi, Hải sẽ không dính án oan. Còn ở thời điểm của Hải, chuyện thoát án tử là gần như không có, vì sao ?

tuphap3

Vì ít nhất là từ mười lăm năm trở lại đây, các trường nghiệp vụ an ninh tại Việt Nam đã có những chuyên gia đứng lớp, và các môn đồ của họ sẽ không rơi vào tình trạng làm việc bắt quờ như các đồng nghiệp của họ ở các cơ quan công an, tòa án và viện kiểm sát. Cách đây hơn hai mươi năm, cả 64 tỉnh thành, có không quá 50 chuyên gia an ninh có nghiệp vụ điều tra, phá án và thẩm vấn, nếu nói không ngoa. Trước đó nữa, năm 1987 đến 1990, có đến hơn 300 suất cán bộ tòa án, an ninh và viện kiểm sát cấp tỉnh được đưa sang Liên Xô để đào tạo nghiệp vụ. Hầu hết trong số họ là không biết tiếng Nga và cũng không có trình độ phổ thông, họ là những cán bộ miền Bắc, học hết i tờ, chuyển sang chuyên tu, tại chức. Nên việc sang Liên Xô để học chuyên môn trong sáu tháng có vẻ như là để đi chơi, để ăn uống theo tiêu chuẩn cao hơn và khi trở về, ai cũng mập ú, trắng trẻo, nhưng nghiệp vụ cũng không có gì mới.

Sau khóa này, có nhiều khóa đưa sang Cu Ba, nhưng hầu hết trở về Việt Nam đổi nghề, chuyển sang buôn bán, kinh doanh hoặc làm thơ, như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là một ví dụ. Thiều vào nghề công an, được đưa sang Cu Ba đào tạo nghiệp vụ nâng cao, ông sang đó nghiên cứu về thơ ca và khi trở về thành một thi sĩ, làm quan chức hội nhà văn. Nhưng dù sao, trong khóa sau này, tức là khóa của lớp Nguyễn Quang Thiều, thành phần được cử đi có trình độ đại học, có chuyên môn hơn so với lớp trước.

Và đồng thời với các khóa được đưa đi nước ngoài (thành phần xuất sắc), ở trong nước, các huyện cử cán bộ vào Đà Lạt để đào tạo nâng cao, sau này về đảm nhận chức chánh án ở các tòa án huyện mới tách. Thành phần này có thể nói là dốt một cách đáng sợ bởi không có trình độ, không có chuyên môn, nguy cơ rớt khỏi ngành công an, tòa án là thấy trước mắt nhưng lại khéo luồn lách để được học và giữ ghế, nâng ghế.

Đương nhiên là chuyên môn của lớp này cũng được đào tạo bởi các khóa bên ngoài, riêng các khóa về thẩm vấn và điều tra án theo lối truyền thống từ thời lực lượng công an hình thành tại Việt Nam là không có gì đáng bàn. Nên nhớ, theo lối truyền thống thì công an Việt Nam chỉ giỏi sở trường bu bám đối tượng, điểm mặt từng đối tượng và có thể biết được nhiều thông tin xã hội nhờ lực lượng vệ tinh dày đặc của họ.

Xin mở rộng về chuyện vệ tinh, nói tới lực lượng vệ tinh thì công an Việt Nam tinh khôn ngoài mức tưởng tượng, chính lực lượng cảnh sát giao thông là cái lò đào tạo lực lượng vệ tinh chứ không phải lực lượng nào. Lực lượng cảnh sát giao thông được bật đèn xanh để nhũng nhiễu, làm khó với bất kì người đi đường nào và quyền hô biến thành mọi thứ lỗi cho người đi đường, họ thành hung thần, hắc thần của bất kì lực lượng lao động vận tải, vận chuyển nào. Chính vì thứ uy lực này, họ có cái quyền ưu tiên cho lực lượng xe thồ, xe ôm có thể phạm lỗi mà được tha, họ nuôi lực lượng xe ôm, xe thồ bằng cách không bắt bớ, mở cho sinh đạo để chở ba hoặc vi phạm nhẹ… Thậm chí, thi thoảng còn cho các xe thồ, xe ôm vài ký gạo, vài chục ngàn đồng… Và bù vào đó, khi cần, chính các cảnh sát giao thông sẽ đến gọi các xe ôm, xe thồ cầm dùi cui, cầm gậy gộc đi trấn áp, đi đập phá, gọi là giải tỏa đền bù… Và những ngày trấn áp, đập phá này, các xe ôm, xe thồ (gồm cả cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa) được trả lương hậu hĩ. Ngoài ra, lực lượng này còn được đưa vào bán chính qui và có khen thưởng.

Và chính lực lượng cảnh sát giao thông cũng mở cửa, ưu tiên cho giới giang hồ, đầu gấu được đi lại một cách thoải mái (đừng nghĩ họ sợ), không đội nón bảo hiểm, nẹt pô, chạy ngược chiều… để thị uy với đám đàn em tép riu. Mà nhờ thị uy được như vậy nên đám đầu gấu dễ thâu nạp đàn em và mở rộng địa bàn. Còn cấp cao hơn của chúng thì làm việc với lực lượng hình sự, lực lượng chống tội phạm. Đương nhiên là đôi bên có ăn chia và chẳng bao giờ là liên kết bền vững, có thể hôm nay khoác tay nhau vào quán, ngày mai hốt nhau, bắn nhau là chuyện bình thường.

Trở lại chuyện các lớp đào tạo, nếu như các lớp trước 1990 học tập và làm việc chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, khả năng phá án của họ chỉ dựa vào thông tin từ các vệ tinh và dựa vào sở trường đeo bám đối tượng của lực lượng trinh sát dày đặc… Thì các lớp sau, việc đào tạo bài bản hơn, họ không dựa hoàn toàn vào khả năng truyền thống như lớp trước mà dựa vào tư duy phán đoán, phân tích, dựa vào các kĩ năng học được từ các nền tư pháp tiến bộ để phá án. Có lẽ nhờ vậy mà khoảng một thập niên trở lại, án oan ít hơn so với trước. Nhưng bù vào đó, vấn đề toa rập và bắt tay làm ăn với xã hội đen của các lớp sau lại tinh vi và đáng sợ hơn. Nhưng đây là một khía cạnh khác.

Trở lại vụ án Hồ Duy Hải hay Nguyễn Thanh Chấn và những người chịu án oan trước đó, họ không may mắn bởi lực lượng thẩm vấn là những đồ tể, những kẻ không có nghiệp vụ điều tra thẩm vấn nhưng lại có thừa hung bạo và tàn ác, chỉ cần nốc vài cốc rượu vào là mọi thứ án đều được giải quyết nhanh chóng. Nghĩa là gặp họ, nếu không khai thì họ đánh cho khai, đánh bằng mọi kiểu, tra tấn bằng mọi kiểu, từ việc treo lên đổ nuớc xà phòng, treo lơ lửng trên rừng dao nhọn, thả một trái dưa hấu chẻ đôi để hù dọa chết khiếp, trói gô, mở từng bàn tay ra để lăn đũa, bắt đứng sám hối trước cây nến bao giờ quị ngã thì tạc nước cho tỉnh mà đứng, nếu không đứng thì đánh thừa sống thiếu chết… Với tất cả những kiểu tra tấn như vậy cùng với lời dọa "mày đã vào đây thì chỉ có chết, không có đường ra !" thì "phạm nhân" trong cơn đau đớn sẽ nghĩ đến chuyện đằng nào cũng chết, thôi thì gật đầu nhận đại cái tội cho được cái án tử, hoàn tất thủ tục hồ sơ cho cán bộ để họ xếp án lại, cho vào biệt giam, đợi ngày ra pháp trường. Dù sao chết như vậy cũng đỡ đau đớn thể xác và khỏi bị lôi tới lôi lui đánh lên đánh xuống mà đằng nào cũng không thoát chết…

Chính cái kiểu điều tra án đầy tính chất man rợ trung cổ của một lớp cán bộ vốn không có kĩ năng điều tra án, không có nghiệp vụ thẩm vấn nhưng lại có thừa máu hung tợn để đánh đập, để đạt mục đích là hoàn tất hồ sơ vụ án. Nói cho cùng thì nhóm cán bộ điều tra, hay nhóm cán bộ tòa án của giai đoạn này đều là thành phần bất hảo ngay trong hệ thống nhà nước, nghĩa là họ không có trình độ nhưng khéo lạng lách để học chuyên tu, tại chức, chạy chọt cho có bằng cấp để ngồi lại ghế, mà ghế cao hơn, từ chánh án cho đến viện trưởng, viện phó viện kiểm sát đều là các thành phần rúc rừng, từng có thành tích giết người, ám sát trong chiến tranh… Ngay cả Chánh án tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng vậy, ông này, nếu xét về thành tích học tập hay thành tích xuất sắc của tư duy trong quá trình công tác thì có thể nói là không có gì. Ngay cả thời ông còn làm quan chức cấp cao ở Quảng Ngãi, lúc đó, Quảng Ngãi và Bình Định gộp chung là tỉnh Nghĩa Bình, khi tách tỉnh, một cái bàn dài được cắt làm đôi, Bình Định chở nửa cái bàn về làm củi, Quảng Ngãi giữ nửa cái bàn để nướng bánh, nói như vậy để thấy cái thời mông muội, tư duy đầy lông lá của một lớp cán bộ.

Rồi sau đó, lạn lách, chạy chọt, Hòa Bình cũng lên được chức cao, và ngồi ghế Chánh án tối cao như hiện tại (nhưng để rồi xem ông này còn lạng lách được bao lâu nữa khi mà cái dù của ông ta gãy cách đây vài năm, ông lại làm con phò dưới trướng của người khác nhưng người này xem ông là một kiểu Phạm Văn Dồng mờ nhạt, giỏi dùng vũ lực, tàn bạo nhưng bất tài…). Và Nguyễn Hòa Bình là người liên quan xuyên suốt vụ án Hồ Duy Hải, hệ thống dưới trướng của ông ta, có thể nói nhanh một tiếng là rất dốt nghiệp vụ điều tra, phá án và rất giỏi toa rập, bè phái. Trong hệ thống tay chân bộ hạ của Nguyễn Hòa Bình, nếu tìm ra một người giỏi luật thật sự và một nhân tài phá án, có lẽ là thắp đuốc giữa ban ngày cũng không gặp. Nghiệt nỗi, cơ cấu của đảng và bề dày phục vụ đảng đã giúp cho nhóm này tồn tại. Bởi bây giờ nhân tài không thiếu nhưng lại không có tuổi đảng hoặc chống đảng, nên cuối cùng, hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay rơi vào tình trạng "không có chó bắt mèo ăn cứt". Và không có gì đáng sợ cho dân tộc, nhân dân bằng việc đưa một đám dốt nát, tham lam, léo hánh lên nắm cán cân công lý !

Chính vì vậy mà cơ hội sống sót của Hồ Duy Hải hoặc cơ hội có một phiên tòa theo đúng trình tự tố tụng, đúng khoa học pháp lý (và giả sử Hồ Duy Hải có thực tội) để người dân tâm phục khẩu phục là chuyện không thể có ngay lúc này, bởi đội ngũ có chuyên môn thực sự vẫn còn ở thớt dưới, vẫn không có cơ hội mở miệng. Và chắn chắn là họ bị đè nén lâu như vậy, không chừng tới khi ngồi ghế cao thì mất hết khả năng mở miệng cho công lý, rồi đâu cũng lại vào đó ! Bi kịch của các oan sai tại Việt Nam lại nằm ở chỗ này. Thật là cay đắng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 11/05/2020 (VietTuSaiGon's blog)

*****************

Còn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đừng mơ công lý

Trân Văn, VOA, 11/05/2020

Phán quyết ca Hi đng Thm phán Tòa án Ti cao sau khi giám đc thm v án H Duy Hi "giết người" và "cướp tài sn" đã cũng như đang làm nhiu triu người căm phn. Rt nhiu người hoc lên tiếng đòi công lý cho H Duy Hi hoc bày t s nghi ng v cái gi là "công lý" Vit Nam.

tuphap4

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đc thm H Duy Hi, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Có một đim đáng lưu ý nhưng chưa được chú ý đúng mc là ti nhng quc gia theo th chế xã hi ch nghĩa như Vit Nam, vic duy trì quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca các đng cng sn đ dn dt toàn dân xây dng ch nghĩa xã hi đã loi b công lý. Nói cách khác, còn xây dựng ch nghĩa xã hi thì đng mơ công lý…

***

Nhiều triu người chưng hng, bt bình khi 17 thm phán ca Hi đng Thm phán Tòa án Ti cao đng thanh tha nhn, tiến trình điu tra – truy t - xét x H Duy Hi có "thiếu sót" và "sai sót" nhưng "không làm thay đi bn cht v án" thành ra gi nguyên quyết đnh "t hình" mà tòa cp sơ thm và tòa cp phúc thm tng tuyên (1).

Phán quyết va k b nhiu triu người lên án là man r vì tiếp tc cho phép tước b sinh mng ca H Duy Hải, bất k tiến trình điu tra – truy t - xét x không nhng phơi bày vô s yếu t phi lý mà còn vi phm nghiêm trng nhiu quy đnh trong Lut T tng hình s, b lut đt đnh các th tc, bin pháp nhm ngăn nga oan sai.

Tên tuổi, din mo ca 17 thm phán Tòa án Tối cao tham gia giám đc thm v án H Duy Hi "giết người" và "cướp tài sn" đang được lưu chuyn trên mng xã hi Vit ng như nhng hung th đã th tiêu công lý và làm nhiu triu người băn khoăn v "tư pháp xã hi ch nghĩa" và công lý.

***

Qua phán quyết v v án H Duy Hi, Hi đng Thm phán ca Tòa án Ti cao đã tr thành mi bn tâm chung ca công chúng v "tư pháp xã hi ch nghĩa", thành ra cn nhìn qua đc đim ca b máy xét x - h thng tòa án các cp - ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Việt Nam.

Cách nay khoảng chín năm, vào ngày 10/3/2011, khi điu trn trước y ban Tư pháp ca Quc hi Vit Nam vcông tác đào tạo, bi dưỡng cán b có chc danh tư pháp, Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là ông Hà Hùng Cường khng đnh : Chất lượng đào to thm phán, thư ký tòa án, kim sát viên, chp hành viên chưa đng đu, chưa đáp ng được yêu cu cơ quan s dng đ ra. Phn ln là các cán b được c đi hc ch chưa thc hin được vic tuyn sinh rng rãi đ chn được người tht s có năng lc...

Chánh án Tòa án Tối cao lúc đó là ông Trương Hòa Bình tha nhn : Sự yếu kém ca đi ngũ thm phán đang là vn đ khiến dư lun xã hi bc xúc. Mt trong nhng nguyên nhân là vic đào to nghip v, k năng xét x chưa đt yêu cu ca ci cách tư pháp và hi nhp quc tế. Cả Chánh án Tòa án Ti cao ln Vin trưởng Vin Kim sát Ti cao lúc đó là ông Trn Quc Vượng cùng đòi phi đ Tòa án và Vin Kim sát t chc đào to riêng ch không đ B Tư pháp đm nhn (2).

Sáu năm sau, vào ngày 14/1/2017, tại Hi ngh Trin khai công tác tòa án năm 2017, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án mi ca Tòa án Ti cao, tha nhn, mt trong nhng bt cp ca b máy xét x - nhân danh Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam đ đưa ra các phán quyết – là các bn án có quá nhiu sai sót, t "viết một đng, tuyên mt no" cho tới… sai chính tả ! Do vậy, ngành tòa án hsẽ t chc tp hun viết bn án theo mu và mi giáo viên đến dy v chính t, ng pháp, đt du chm, du phy (3) !..

Đội ngũ thm phán và nhân viên h thng tòa án các cp không chỉ cần được bi dưỡng thêm v nhng yếu t liên quan đến hc vn mc… căn bn nhưchính tả, ng pháp, đt du chm, du phđể các bn án – nhng phán quyết nhân danh Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam phân x đ loi tranh chp t hành chính, kinh tế, dân sự đến thc thi pháp lut hình s - không làm thiên h mc… cười, đi ngũ này còn gây nghi ngi v tư cách.

Tháng 8 năm ngoái, tại mt cuc ta đàm v phòng – chng tham nhũng trong lĩnh vc tư pháp, ông Trn Văn Đ, cu Phó Chánh án Toà án Ti cao, đng thời là người đng đu Nhóm nghiên cu v hoàn thin th chế pháp lut, phòng - chng tham nhũng trong h thng toà án, cho biết : Mỗi năm có khong mười cán b toà án các cp b x lý k lut vì có liên quan đến tham nhũng, tiêu cc nhưng s liu đó chưa phản ánh đúng thc cht v tiêu cc, tham nhũng trong hot đng ca h thng toà án.

Ông Độ gii thích : Chuỗi các hot đng ca toà án, t tiếp nhn đơn khi kin hoc yêu cu gii quyết v vic dân s. Xem xét, phân công thm phán ph trách xét x, gii quyết v vic dân s, gii quyết v án quá hn lut đnh. Lp h sơ, thu thp chng c và xét x v án. Áp dng các bin pháp khn cp, tm thi… đu có nguy cơ cao xy ra tham nhũng. Tham nhũng vt, nhn tin vt ca đương s thì không thiếu, dù là vt nhưng đều nh hưởng đến tính khách quan ca quá trình x lý, gii quyết v vi(4)...

Đến tháng 9 năm ngoái, khi thay mt Chánh án Tòa án Ti cao gii trình vi y ban Thường v ca Quc hi Vit nam v vic gii quyết khiếu ni, t cáo ca ngành tòa án năm 2019, ông Lê Hồng Quang, Phó Chánh án Tòa án Ti cao, thú nhn : Tình hình khiếu ni v tư pháp vn din biến phc tp, vn còn mt s v khiếu ni gay gt, kéo dài, đã qua nhiu cp gii quyết nhưng đương s vn tiếp tc khiếu ni gây áp lc rt ln cho các cơ quan nhà nước nói chung và ngành tòa án nói riêng.

Theo giải trình va đ cp, chỉ trong mười tháng đu năm 2019, có ti 20.888 đơn, thư t cáo, khiếu ni v hot đng ca tòa án các loi. Trong s này, có 6.668 đơn, thư đ ngh giám đc thm, tái thẩm (đề ngh xem xét li nhng bn án có giá tr chung thm, v nguyên tc ch còn thi hành không xem xét na). 4.193 đơn, thư khiếu ni các quyết đnh t tng và hành vi t tng ca các Chánh án, Phó Chánh án và Thm phán. 48 đơn, thư t cáo tiêu cc, tham nhũng (5)...

***

Vì sao từ trên xung dưới, t trong ra ngoài đã nhn ra h thng tòa án các cp ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam yếu kém v năng lc mà vkhông thể chn được người tht s có năng lc ? Vì sao tham nhũng vặt, nhn tin vt ca đương s không thiếdù ảnh hưởng đến tính khách quan ca quá trình x lý, gii quyết v vinhưng không th ngăn chn hu hiu, thành ra vài năm gn đây, tham nhũng trong lĩnh vc tòa án đt nhiên ln mnh, càng ngày càng nhiều thm phán, viên chc tòa án b x lý hình s ?

Những câu hi này đã được nhiu cá nhân có liên quan đến hot đng tòa án tr li t lâu : H thng xét x Vit Nam chưa đc lp ! Đu thp niên 2010, h thng chính tr Vit Nam tuyên b s "ci cách tư pháp" đ ngành tòa án nói riêng và các ngành khác trong h thng "tư pháp xã hi ch nghĩa" nói chung, có th đc lp, không l thuc vào đơn v hành chính. Tuy nhiên làm sao có th… đc lp khi la chn, b nhim, x lý thm phán và các viên chc tòa án vẫn do đng quyết đnh ?

Đảng chn ông Nguyn Hòa Bình, Thiếu tướng, Phó Tng cc trưởng Tng cc Cnh sát, Phó Th trưởng Cơ quan Cnh sát điu tra B Công an làm Vin trưởng Vin Kim sát Ti cao – cơ quan tng bác đ ngh kháng ngh v án H Duy Hi theo thủ tc giám đc thm. Sau đó, đng chn ông Bình làm thành viên Ban Bí thư ca Ban chấp hành TƯ, điu chuyn ông Bình làm Chánh án Tòa án Ti cao và v trí này, chính ông là ch ta phiên giám đc thm v án H Duy Hi.

Tại sao 16/17 thm phán còn li là thành viên Hội đng Thm phán Tòa án Ti cao tham gia giám đc thm v án H Duy Hi phi nhìn vào tương quan gia h sơ v án và các qui đnh pháp lut hin hành (?), phi ngm nghĩ v công lý (?) khi c s an toàn ln cơ hi thăng tiến v mt ngh nghip ca chính họ ph thuc hoàn toàn vào đng chí Nguyn Hòa Bình – người đi din đng ch huy toàn b b máy xét x ti Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam ?

Khi "tư pháp xã hi ch nghĩa" vn được đt dưới s lãnh đo toàn din, tuyt đi ca đng đ bo đm yêu cu "xây dng thành công ch nghĩa xã hi", khi đng vn xác đnh, h thng "tư pháp xã hi ch nghĩa" nói chung, b máy xét x các cp nói riêng vn hành theo ý chí ca đng là ưu tiên hàng đu, cho nên vn ch la chn, b nhim đng viên làm thm phán, k c khi các đng viên y cn được bi dưỡng v chính t ln ng pháp, bày t khát vng v công lý có khác gì mơ bình minh s đến t hướng… Tây !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/05/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-phan-bac-khang-nghi-vu-an-ho-duy-hai-20200508144802024.htm

(2) https://tuoitre.vn/xa-hoi-buc-xuc-vi-tham-phan-yeu-kem-428375.htm

(3) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nganh-toa-an-se-moi-giao-vien-den-day-cau-chu-chinh-ta-1112444.tpo

(4) https://vov.vn/chinh-tri/co-the-chan-tham-nhung-trong-hoat-dong-tu-phap-943847.vov

(5) https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/1-tham-phan-bi-xu-ly-hinh-su-48-don-to-cao-can-bo-toa-an-duoc-thu-ly-954510.vov#ref

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: hyl, Nguyễn Anh Tuấn, Viết từ Sài Gòn, Trân Văn
Read 608 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)