Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/05/2020

Livestream-Wikipedia có gì đáng sợ mà Hà Nội muốn cấm và chiếm ?

Lan Anh - Bùi Thư

Tại sao Đảng cấm ‘livestream’ trên Facebook ?

Lan Anh, Thoibao.de, 13/05/2020

Nhà hoạt động Việt Nam đánh giá rằng chính phủ siết chặt ‘livestream’ trên Facebook để tiếp tục ‘độc quyền’ truyền thông, đặc biệt là truyền hình.

live1

Livestream trên mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng như Facebook và YouTube

Trong những động thái mới nhất nhằm kiểm soát mạng xã hội, Bộ Thông tin và truyền thông đã đưa ra các đề xuất siết chặt quản lý hoạt động livestream (phát truyền hình trực tuyến).

"Đối với các chính phủ chuyên chế, một trong các lĩnh vực mà họ muốn độc quyền là truyền thông. Và trong truyền thông thì các thể loại nghe nhìn có sức ảnh hưởng rất lớn", nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 11/5.

"Do đó, nếu kiểm soát được các phương tiện truyền thông nghe nhìn, khả năng chính phủ thao túng xã hội, bắt xã hội vâng lời sẽ trở nên dễ dàng".

Qui định mới yêu cầu Livestream ‘Phải có giấy phép’

Báo Pháp luật Việt Nam hồi đầu tháng 5/2020 đưa tin Bộ Thông tin và truyền thông đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Một trong những điểm mới được đề xuất là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Việc bắt buộc các mạng xã hội phải có giấy phép được coi là một nỗ lực nhằm kiểm soát các nền tảng như Facebook, YouTube tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 8/2019, trong bản báo cáo gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết sẽ chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp, tức livestream trên Facebook.

Phân tích những bước đi này, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn (FB hiện có gần 80.000 người theo dõi) nhận định với BBC News tiếng Việt hôm 11/5 :

"Khi một chính quyền bị cạnh tranh bởi những mạng xã hội không nằm trong tầm kiểm soát của mình và họ cũng không thể dẹp bỏ hoàn toàn được do cân nhắc về lợi ích và chi phí, thì họ có thể tiến tới một giải pháp thỏa hiệp. Đó là họ có thể ra các quy định, các điều kiện về hoạt động livestream trên các nền tảng này để dễ dàng kiểm soát".

Trong đề nghị của Bộ Thông tin và truyền thông, điều kiện để một mạng xã hội có thể triển khai dịch vụ livestream là phải có giấy phép do Việt Nam cấp. Do đó, các mạng xã hội sẽ đối mặt với các lựa chọn : từ bỏ tính năng livestream tại Việt Nam ; hoặc xin giấy phép hoạt động mạng xã hội tại Việt Nam để tiếp tục duy trì tính năng này.

"Xét theo nhãn quan quản lý của chính quyền, theo tôi, họ có lý do để thực hiện việc siết chặt quản lý livestream".

"Có nhiều hình thức để kiểm soát các nội dung mà chính quyền không thích. Chẳng hạn họ có thể tác động để các nền tảng kiểm soát mức độ tiếp cận đối với các bài viết đó, tức là các bài viết đó không thể đến được với đông đảo người đọc, đến với công chúng có thể tới hàng chục triệu người ; hoặc họ can thiệp để gỡ nội dung. Đối với các nội dung livestream, tức truyền hình trực tiếp vốn có tác động rất lớn đối với người xem, việc hạn chế này sẽ giúp chính quyền ngăn chặn được sự lan tỏa rộng", ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định.

Sức mạnh của livestream

Livestream trên mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng như Facebook và YouTube, đang ngày một phổ biến, trở thành phương tiện đầy sinh động và hữu hiệu cho người dân biểu đạt ý kiến, tường thuật các sự việc mà mình chứng kiến, hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh, từ thiện.

Chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 11/5, doanh nhân Trương Văn Hoàng, người thường xuyên sử dụng livestream để huấn luyện nhân viên, quảng bá sản phẩm, chia sẻ :

"Đầu tiên, sức mạnh của công cụ livestream trên facebook đến từ việc nó là công cụ miễn phí, dễ sử dụng cho bất kỳ người nào".

"Không chỉ các công ty mà mỗi một cá nhân, những người bán hàng online nhỏ lẻ đều có thể sử dụng nó để tiếp cận khách hàng".

Ông Hoàng dẫn ví dụ :

"Có một chị trong hệ thống phân phối của tôi, khi phát hiện hàng của mình bị làm giả, chị đã livestream để giúp khách hàng phân biệt hàng thật, hàng giả ngay tức thì. Hình thức này rất trực quan, sinh động và tức thời. Nếu phản ánh lên báo, đài truyền hình thì sẽ phải chờ rất lâu, khi đó có thể khủng hoảng đã trở nên trầm trọng, không giải quyết được. Vì thế, livestream còn là hình thức xử lý khủng hoảng tốt, kịp thời cho các doanh nghiệp".

Một khía cạnh khác của livestream, nhà báo Trương Châu Hữu Danh (hiện có khoảng 125.000 người theo dõi trên trang FB cá nhân) đánh giá đây là một công cụ tác nghiệp báo chí quan trọng :

"Cái hay của hình thức này là mọi việc đều công khai. Anh làm đúng, làm sai đều được phản ánh trên đó", ông chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 12/5.

live2

Cảnh live stream của nhà báo Trương Châu Hữu Danh với dòng trạng thái ghi rằng "Phiên tòa công khai xử Huệ Như, cấm mọi người bước vào cổng tòa" – có gần 42.000 lượt xem và 427 lượt chia sẻ

Từ thực tế tác nghiệp của mình, nhà báo Hữu Danh cho biết thêm :

"Khi mình tác nghiệp bằng hình thức livestream, những kẻ quấy phá cũng phải kiêng dè. Như có lần mình làm ở trạm BOT, có những kẻ đeo khẩu trang xuất hiện, mình gọi đó là những người ‘đeo khẩu trang ngành’. Họ đeo khẩu trang để không bị thấy mặt khi mình đang livestream".

"Tuy nhiên, đôi khi việc livestream cũng bị lạm dụng. Chẳng hạn có tai nạn giao thông xảy ra, không thấy ai tới hỗ trợ nạn nhân, trong khi lại có một chục, hai chục máy điện thoại được lôi ra để quay. Hiện nay thì có kiểu đó, khi các Facebooker, YouTuber bất chấp mọi thứ chỉ để có được cảnh quay mà họ muốn", ông nói thêm.

Nhà báo Hữu Danh cho rằng cần có các biện pháp quản lý để tránh những phiền nhiễu mà một số người sử dụng hình thức livestream gây ra, chẳng hạn có những người livestream mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân của người khác. "Không cần phải cấm livestream mà chỉ nên quản lý các khía cạnh như bảo đảm quyền nhân thân, siết chặt các tiêu chuẩn cộng đồng", ông đề xuất.

Trong khi đó, doanh nhân Trương Văn Hoàng cho rằng việc quy định các thủ tục đăng ký phức tạp cần phải được xem xét một cách thận trọng, tránh làm khó những người đang sử dụng công cụ này để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.

"Nếu việc đăng ký, cấp phép mà kèm theo sự bảo vệ của nhà nước đối với người dùng, thì điều này có thể là tốt", ông nói thêm.

Mối nguy cho người sử dụng

Kiểm soát chặt Facebook và các mạng xã hội nước ngoài cùng người sử dụng các nền tảng này là nỗ lực xuyên suốt của chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua.

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cùng nhiều quy định khác là sự cụ thể hóa ý chí ấy của chính quyền.

Chính phủ Việt Nam từng nhiều lần cho biết họ đã yêu cầu các mạng Facebook, YouTube gỡ bỏ các "nội dung xấu", chống chính quyền. Trong khi đó, đại diện các mạng xã hội nói trên không chính thức xác nhận các tuyên bố đó.

Tuy nhiên, vào tháng 4/2020, Reuters dẫn nguồn tin riêng cho biết Facebook đã đồng ý kiểm duyệt các nội dung được người dùng đăng tải sau khi phía Việt Nam hạn chế tốc độ truy cập vào mạng này tại Việt Nam.

Đánh giá về sự thỏa hiệp và kiểm soát trên, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng đó là những diễn biến đáng lo ngại.

"Sở dĩ người dân ở Việt Nam được hưởng một chút gì đó gọi là tự do biểu đạt, một phần nhờ vào việc các nền tảng như Facebook nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Dù nhiều người phát ngôn xong, tức là được tự do phát ngôn, sau đó mất tự do sau phát ngôn, nhưng ít ra họ đã có cơ hội lên tiếng", ông đánh giá.

live3

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cùng nhóm Báo Sạch đã live stream buổi Thực nghiệm điều tra tại Bưu Điện Cầu Voi nơi xảy ra án mạng bị tòa quy kết cho Hồ Duy Hải. Thời gian đi bộ từ Bưu Điện Cầu Voi cùng trong buổi tối ra chỗ bán trái cây, vừa tiếp chuyện với hai người khác rồi quay lại Bưu điện chỉ mất đúng 5 phút rưỡi. Từ đó nhóm thực nghiệm kết luận rằng không có ai kịp lên kế hoạch hiếp dâm khi khoảng trống chỉ có 5 phút và quy kết này đối với Hồ Duy Hải là không có giá trị

"Nhưng với những diễn biến mới, chẳng hạn có những thỏa hiệp như vậy, thì nó gây ra quan ngại lớn".

"Khi đó quyền tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế. Ví dụ bài viết họ đăng lên bị gỡ đi, hoặc bị hạn chế hiển thị. Đó là những nguy cơ thấp, vì mình có thể tìm các nền tảng khác để biểu đạt", ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

"Nguy cơ lớn hơn, đó là việc nhân thân của người dùng có thể bị tiết lộ, chia sẻ với chính quyền. Khi đó an toàn cho bản thân người dùng sẽ bị đe dọa. Đó là nguy cơ rất lớn".

Liên quan đến Việt Nam tắt máy chủ Facebook và sự nhượng bộ của Facebook đối với áp lực từ chính phủ Việt nam, ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) có bài viết trên BBC News Việt nam phân tích rõ hơn hệ lụy của sự việc này.

"James Pearson, trưởng đại diện Reuters ở Việt Nam, dẫn lời hai nguồn tin cho biết máy chủ của Facebook đặt ở Viettel và VNPT đã bị tắt trong vòng 7 tuần, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm nay. Các máy chủ này chỉ được mở lại sau khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ".

Theo VietnamNet, khi người dân than phiền vào Facebook chập chờn, VNPT và Viettel đã giải thích như sau :

Trước những phàn nàn của người dùng Internet, mới đây một số nhà mạng lớn trong nước đã lên tiếng để trấn an người dùng.

Chia sẻ trên fanpage của mình, nhà mạng VNPT đưa ra lời giải thích, hiện tượng đường truyền Facebook không ổn định là do vấn đề kết nối tới máy chủ quốc tế. Đây cũng là cách lý giải được đưa ra bởi nhà mạng Viettel.

Cả VNPT và Viettel đều cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị đối tác liên quan để kiểm tra nhằm khác phục triệt để. Trên fanpage của mình, hai đơn vị này cũng ngỏ lời mong người sử dụng thông cảm.

Tại sao Facebook lại đặt máy chủ ở Việt Nam ? Tôi không rõ thiết kế của Facebook, nhưng để tối ưu tốc độ phục vụ người dùng các công ty sẽ muốn đặt máy chủ càng gần người dùng càng tốt. Cách tốt nhất là thuê chỗ ở trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

live4

Dòng trạng thái trên Facebook của nhà hoạt động Trịnh Bá Tư với lời kêu cứu rằng các thông tin của anh từ 31/12/2019 cho đến 09/02/2020 về vụ tấn công của Bộ Công an Việt nam vào làng Đồng Tâm đã bị Facebook ẩn khỏi trang cá nhân mà không có bất cứ thông báo nào

Các máy chủ này thường sẽ không có chứa dữ liệu riêng tư của người dùng, mà chỉ chứa những nội dung mà ai cũng xem được. Khi các máy chủ này bị tắt đi, Facebook vẫn hoạt động được, nhưng tốc độ sẽ giảm xuống vì lúc này người dùng sẽ phải kết nối thẳng đến trung tâm dữ liệu của Facebook đặt ở Singapore, Đài Loan hay Hong Kong.

Nếu thông tin Reuters đưa là chính xác, việc Facebook đồng ý kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận mà Mark Zukerberg đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu ở Georgetown University hồi tháng 10/2019. Tôi hi vọng Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ sẽ sớm có phiên điều trần về việc này.

Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook phải kiểm duyệt nội dung "chống chính phủ" mà không thể tự làm, chứng tỏ Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tự ý xóa nội dung hay truy cập dữ liệu người dùng Facebook để xác định ai đã gửi bài gì, rồi dùng "các biện pháp nghiệp vụ" để ngăn chặn họ. Đây có thể xem là một tin vui cho những ai vẫn đang còn kỳ vọng về một môi trường Internet tự do cho Việt Nam.

Tin Việt Nam tắt máy chủ của Facebook để tăng cường kiểm duyệt sẽ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam đang rất đẹp giữa đại dịch Cúm Vũ Hán. Quyết định này cho thấy rõ bản chất của Luật An ninh mạng. Luật này yêu cầu các công ty Internet quốc tế phải đặt máy chủ và dữ liệu người dùng ở Việt Nam và bây giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao những người tạo ra luật này muốn như vậy". Kỹ sư Dương Ngọc Thái nhận định.

Kể từ đây về sau, có công ty Internet quốc tế nào còn muốn đầu tư lâu dài hay mở văn phòng ở Việt Nam ? Máy tính tắt thì thôi, chứ có công ty nào muốn nhân viên của mình trở thành con tin. Tôi đã từng hỏi chính sách của Việt Nam như thế nào để rồi chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà Facebook vẫn không muốn vào Việt Nam ? Hôm nay chúng ta đã có câu trả lời.

Nếu các công ty Internet quốc tế không mở văn phòng, không đầu tư, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ người Việt Nam tốt hơn, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại này của người dân ? Bao nhiêu người đang kiếm sống nhờ vào Facebook. Việc tắt máy chủ Facebook cũng đặt dấu chấm hết cho hi vọng thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon đem công nghệ vào Việt Nam. Không ai ngu đến nỗi đầu tư vài trăm triệu USD để rồi người khác muốn tắt là tắt. Thiếu một hạ tầng điện toán đám mây hiện đại sẽ khiến những nghị quyết 4.0 mãi vẫn còn nguyên giá trị.

Vai trò của Facebook ở Việt Nam không chỉ là nơi người ta gặp gỡ, trao đổi, kinh doanh, mua bán mà còn là nơi người dân tìm kiếm tự do và bình đẳng.

Người Mỹ có thành ngữ "san phẳng sân chơi" (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.

Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe :

Thứ nhất hậu duệ

Thứ nhì quan hệ

Thứ ba tiền tệ

Đứng chót trí tuệ

Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam.

Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập". "Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra người Việt chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng". Ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) đưa ra kết luận.

Lan Anh (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 13/05/2020

**********************

Tại sao chính quyền Việt Nam muốn siết chặt 'livestream' trên Facebook ?

Bùi Thư, BBC, 12/05/2020

Nhà hoạt động Việt Nam đánh giá rằng chính phủ siết chặt 'livestream' trên Facebook để tiếp tục 'độc quyền' truyền thông, đặc biệt là truyền hình.

live5

Chính quyền Việt Nam đẩy mạnh kiểm soát mạng xã hội, thắt chặt quản lý hình thức livestream - Ảnh minh họa

Trong những động thái mới nhất nhằm kiểm soát mạng xã hội, Bộ Thông tin và truyền thông đã đưa ra các đề xuất siết chặt quản lý hoạt động livestream (phát truyền hình trực tuyến).

"Đối với các chính phủ chuyên chế, một trong các lĩnh vực mà họ muốn độc quyền là truyền thông. Và trong truyền thông thì các thể loại nghe nhìn có sức ảnh hưởng rất lớn", nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 11/5.

"Do đó, nếu kiểm soát được các phương tiện truyền thông nghe nhìn, khả năng chính phủ thao túng xã hội, bắt xã hội vâng lời sẽ trở nên dễ dàng".

'Phải có giấy phép'

Báo Pháp luật Việt Nam hồi đầu tháng 5/2020 đưa tin Bộ Thông tin và truyền thông đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Một trong những điểm mới được đề xuất là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.

Việc bắt buộc các mạng xã hội phải có giấy phép được coi là một nỗ lực nhằm kiểm soát các nền tảng như Facebook, YouTube tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 8/2019, trong bản báo cáo gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết sẽ chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp, tức livestream trên Facebook.

Phân tích những bước đi này, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn (FB hiện có gần 80.000 người theo dõi) nhận định với BBC News tiếng Việt hôm 11/5 :

"Khi một chính quyền bị cạnh tranh bởi những mạng xã hội không nằm trong tầm kiểm soát của mình và họ cũng không thể dẹp bỏ hoàn toàn được do cân nhắc về lợi ích và chi phí, thì họ có thể tiến tới một giải pháp thỏa hiệp. Đó là họ có thể ra các quy định, các điều kiện về hoạt động livestream trên các nền tảng này để dễ dàng kiểm soát".

Trong đề nghị của Bộ Thông tin và truyền thông, điều kiện để một mạng xã hội có thể triển khai dịch vụ livestream là phải có giấy phép do Việt Nam cấp. Do đó, các mạng xã hội sẽ đối mặt với các lựa chọn : từ bỏ tính năng livestream tại Việt Nam ; hoặc xin giấy phép hoạt động mạng xã hội tại Việt Nam để tiếp tục duy trì tính năng này.

"Xét theo nhãn quan quản lý của chính quyền, theo tôi, họ có lý do để thực hiện việc siết chặt quản lý livestream".

"Có nhiều hình thức để kiểm soát các nội dung mà chính quyền không thích. Chẳng hạn họ có thể tác động để các nền tảng kiểm soát mức độ tiếp cận đối với các bài viết đó, tức là các bài viết đó không thể đến được với đông đảo người đọc, đến với công chúng có thể tới hàng chục triệu người ; hoặc họ can thiệp để gỡ nội dung. Đối với các nội dung livestream, tức truyền hình trực tiếp vốn có tác động rất lớn đối với người xem, việc hạn chế này sẽ giúp chính quyền ngăn chặn được sự lan tỏa rộng", ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định.

Sức mạnh của livestream

Livestream trên mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng như Facebook và YouTube, đang ngày một phổ biến, trở thành phương tiện đầy sinh động và hữu hiệu cho người dân biểu đạt ý kiến, tường thuật các sự việc mà mình chứng kiến, hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh, từ thiện.

Chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 11/5, doanh nhân Trương Văn Hoàng, người thường xuyên sử dụng livestream để huấn luyện nhân viên, quảng bá sản phẩm, chia sẻ :

"Đầu tiên, sức mạnh của công cụ livestream trên facebook đến từ việc nó là công cụ miễn phí, dễ sử dụng cho bất kỳ người nào".

"Không chỉ các công ty mà mỗi một cá nhân, những người bán hàng online nhỏ lẻ đều có thể sử dụng nó để tiếp cận khách hàng".

Ông Hoàng dẫn ví dụ :

"Có một chị trong hệ thống phân phối của tôi, khi phát hiện hàng của mình bị làm giả, chị đã livestream để giúp khách hàng phân biệt hàng thật, hàng giả ngay tức thì. Hình thức này rất trực quan, sinh động và tức thời. Nếu phản ánh lên báo, đài truyền hình thì sẽ phải chờ rất lâu, khi đó có thể khủng hoảng đã trở nên trầm trọng, không giải quyết được. Vì thế, livestream còn là hình thức xử lý khủng hoảng tốt, kịp thời cho các doanh nghiệp".

Một khía cạnh khác của livestream, nhà báo Trương Châu Hữu Danh (hiện có khoảng 125.000 người theo dõi trên trang FB cá nhân) đánh giá đây là một công cụ tác nghiệp báo chí quan trọng :

"Cái hay của hình thức này là mọi việc đều công khai. Anh làm đúng, làm sai đều được phản ánh trên đó", ông chia sẻ với BBC News tiếng Việt hôm 12/5.

Từ thực tế tác nghiệp của mình, nhà báo Hữu Danh cho biết thêm :

"Khi mình tác nghiệp bằng hình thức livestream, những kẻ quấy phá cũng phải kiêng dè. Như có lần mình làm ở trạm BOT, có những kẻ đeo khẩu trang xuất hiện, mình gọi đó là những người 'đeo khẩu trang ngành'. Họ đeo khẩu trang để không bị thấy mặt khi mình đang livestream".

"Tuy nhiên, đôi khi việc livestream cũng bị lạm dụng. Chẳng hạn có tai nạn giao thông xảy ra, không thấy ai tới hỗ trợ nạn nhân, trong khi lại có một chục, hai chục máy điện thoại được lôi ra để quay. Hiện nay thì có kiểu đó, khi các Facebooker, YouTuber bất chấp mọi thứ chỉ để có được cảnh quay mà họ muốn", ông nói thêm.

Nhà báo Hữu Danh cho rằng cần có các biện pháp quản lý để tránh những phiền nhiễu mà một số người sử dụng hình thức livestream gây ra, chẳng hạn có những người livestream mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân của người khác. "Không cần phải cấm livestream mà chỉ nên quản lý các khía cạnh như bảo đảm quyền nhân thân, siết chặt các tiêu chuẩn cộng đồng", ông đề xuất.

Trong khi đó, doanh nhân Trương Văn Hoàng cho rằng việc quy định các thủ tục đăng ký phức tạp cần phải được xem xét một cách thận trọng, tránh làm khó những người đang sử dụng công cụ này để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.

"Nếu việc đăng ký, cấp phép mà kèm theo sự bảo vệ của nhà nước đối với người dùng, thì điều này có thể là tốt", ông nói thêm.

Mối nguy cho người sử dụng

Kiểm soát chặt Facebook và các mạng xã hội nước ngoài cùng người sử dụng các nền tảng này là nỗ lực xuyên suốt của chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua.

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 cùng nhiều quy định khác là sự cụ thể hóa ý chí ấy của chính quyền.

Chính phủ Việt Nam từng nhiều lần cho biết họ đã yêu cầu các mạng Facebook, YouTube gỡ bỏ các "nội dung xấu", chống chính quyền. Trong khi đó, đại diện các mạng xã hội nói trên không chính thức xác nhận các tuyên bố đó.

Tuy nhiên, vào tháng 4/2020, Reuters dẫn nguồn tin riêng cho biết Facebook đã đồng ý kiểm duyệt các nội dung được người dùng đăng tải sau khi phía Việt Nam hạn chế tốc độ truy cập vào mạng này tại Việt Nam.

Đánh giá về sự thỏa hiệp và kiểm soát trên, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng đó là những diễn biến đáng lo ngại.

live6

Giám đốc Điều hành Facebook, bà Sheryl Sandberg khẳng định trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 9/2018 không đặt máy chủ ở Việt Nam và luôn giữ giá trị của Facebook.

"Sở dĩ người dân ở Việt Nam được hưởng một chút gì đó gọi là tự do biểu đạt, một phần nhờ vào việc các nền tảng như Facebook nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Dù nhiều người phát ngôn xong, tức là được tự do phát ngôn, sau đó mất tự do sau phát ngôn, nhưng ít ra họ đã có cơ hội lên tiếng", ông đánh giá.

"Nhưng với những diễn biến mới, chẳng hạn có những thỏa hiệp như vậy, thì nó gây ra quan ngại lớn".

"Khi đó quyền tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế. Ví dụ bài viết họ đăng lên bị gỡ đi, hoặc bị hạn chế hiển thị. Đó là những nguy cơ thấp, vì mình có thể tìm các nền tảng khác để biểu đạt", ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

"Nguy cơ lớn hơn, đó là việc nhân thân của người dùng có thể bị tiết lộ, chia sẻ với chính quyền. Khi đó an toàn cho bản thân người dùng sẽ bị đe dọa. Đó là nguy cơ rất lớn".

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 11/05/2020

*********************

Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt ?

RFA, 11/05/2020

Theo thông tin được ghi nhận, hiện đang có cuộc bầu cử cộng đồng đối với thành viên ThiênĐế98 cho vị trí CheckUser, kiểm định viên, trên Wikipedia tiếng Việt, trang bách khoa toàn thư tự do trực tuyến và có thông tin cho rằng thành viên này là người của nhà nước Việt Nam. Điều này đã được báo cáo tới Wikimedia Foundation, tổ chức có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của trang Wikipedia và phát triển các phiên bản đa ngôn ngữ.

live7

Logo của trang Wikipedia. AFP

Một trong những dấu hiệu đáng ngờ được chỉ ra là việc thành viên ThiênĐế98 đã góp phần tạo ra Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt với nội dung có nhiều điểm tương đồng với một mẫu văn bản pháp lý của chính phủ Việt Nam. Đồng thời, trong bản báo cáo này còn có đề ra những hành động xóa hoặc chỉnh sửa thông tin các bài viết với nội dung liên quan đến tham nhũng, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, hay thời bao cấp theo chiều hướng có lợi cho nhà nước Việt Nam.

live8

Thành viên ThiênĐế98. Ảnh chụp màn hình trang Wikipedia

Trước sự việc trên, nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết theo quan sát của anh khi sử dụng trang Wikipedia tiếng Việt để tra thông tin, việc nhà nước Việt Nam tìm cách khống chế và kiểm soát các nội dung được đăng trên trang này là có thật :

"Khi mà mình tra vấn đề lịch sử về Đảng cộng sản Việt Nam, một số vấn đề về an sinh xã hội, mình thấy rằng là trang Wikipedia Việt Nam đã tuyên giáo bị Đảng cộng sản Việt Nam khống chế rồi. Thông tin đã được sửa đổi và sai lệch đi rất nhiều. Mình nghĩ đầu tiên là cái cơ chế mở của Wikipedia, mọi người đều có thể đóng góp vào đó. Cái thứ hai, những nhà hoạt động ở Việt Nam thì thường họ cũng không để ý tới cập nhật thông tin trên Wikipedia lắm, đấy là chính quyền Việt Nam đã chiếm dụng gần như cái không gian mạng Wikipedia".

Theo anh Dũng, Wikipedia là trang tra cứu rất được ưu dùng và phổ biến trong giới học thuật ở Việt Nam, khi người dùng muốn tra cứu các khái niệm hay lịch sử của một nhân vật, sự kiện họ quan tâm. Vì thế mà chính quyền Việt Nam ra sức khống chế các nội dung được đăng :

"Về vấn đề quan trọng giữa Wikipedia và an ninh mạng, mình nghĩ mỗi cái nó có một vai trò khác nhau. Vấn đề về học thuật, lịch sử thì Wikipedia vẫn là một kênh tra cứu tốt ; chính quyền Việt nam họ đã, đang và sẽ tiếp tục khống chế kênh đó".

Wikipedia mang tính cộng đồng cao ; các nội dung đăng tải đều được đóng góp và bảo trì bởi các thành viên trên trang này. Chính vì lý do đó, những thành viên đóng góp các thông tin chỉ trích chính quyền Việt Nam thường bị đe dọa bắt bớ bởi thành viên khác được xưng là công an Việt Nam, theo thư báo cáo về cuộc bầu cử kiểm định viên của thành viên ThiênĐế98 được gửi đến Wikimedia Foundation.

live9

Nội dung về tham nhũng ở Việt Nam đã bị thành viên ThiênĐế98 chỉnh sửa. Chụp màn hình trên trang Wikipedia

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Quảng Ngãi khi được hỏi về thông tin vừa nêu cho rằng điều đó phù hợp với quy định về an ninh mạng của nhà nước Việt Nam :

"Cứ nói thông tin sai, không đúng theo quy định của luật an ninh mạng, thì người ta sẽ xử theo luật thôi. Luật này khi người ta thông qua góp ý ở Quốc hội, giờ đã trở thành luật của Việt Nam rồi. Ăn thua luật quy định tùy theo mức, xử lý hành chính cho đến hình sự ; nhất là các tội liên quan đến chuyện chống chế độ. Nếu không đồng ý, (có thể) tham gia góp ý, phản kháng, nhưng nếu luồng lách, chống phá thế này, thế nọ gây hại cho vấn đề an ninh trật tự an toàn xã hội của nhà nước, thì người ta sẽ trị thôi, tùy theo mức độ".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết khi đăng hoặc viết thông tin trên trang Bách khoa trực tuyến như Wikipedia mà bị cho không đúng sự thật, có tính chất xuyên tạc lịch sử, người đăng đó nếu ở Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho hành vi vu khống :

"Người mà viết một thông tin mà không đúng sự thật, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Tức là về lịch sử, một trang, cuốn bách khoa về lịch sử, nhưng mà nó có tính chất xuyên tạc lịch sử, hoặc vu khống thì trong Bộ luật Hình sư Việt Nam có cái tội gọi là tội vu khống và người nói không đúng sự thật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có thể bị phạt tù từ 3 tháng cho đến 7 năm về tội vu khống".

Theo ý kiến của nhà hoạt động Lã Việt Dũng, anh nghĩ việc đòi truy tố người viết trên Wikipedia của chính quyền Việt Nam cho hành vi đăng tải thông tin sai sự thật là không khả thi, vì trang này được thiết kế với một không gian mở, tức mọi nội dung được đóng góp và quản lý với cộng đồng cùng các nguồn bằng chứng được liệt kê rõ.

Tuy nhiên, nếu sự thật thành viên ThiênĐế98 là người của nhà nước Việt Nam và trở thành CheckUser, hoặc kiểm định viên, của trang Wikipedia, ngoài việc có thể sửa đổi thông tin trên các bài đăng về nhà nước Việt Nam trên trang Wikipedia tiếng Việt, các cá nhân đóng góp nội dung nhạy cảm về chính phủ nước này có thể gặp nguy hiểm, vì CheckUser sẽ được quyền truy cập công cụ kiểm định để thu thập và kiểm tra thông tin IP (Internet Protocol) của các thành viên đăng tải thông tin trên trang này. Đây là việc có thể gây ra nhiều rủi ro bảo mật cho các thành viên đăng những thông tin trên Wikipedia mà chính phủ Việt Nam thấy bất lợi.

live10

Nội dung về thời bao cấp bị chỉnh sửa bởi ThiênĐế98. Ành chụp màn hình trang Wikipedia

Anh S.H., một chuyên viên phần mềm làm việc tại tập đoàn điện toán VMWare, cho RFA biết nếu một ai đó có thông tin IP đích thực của người dùng, việc xác định vị trí máy chủ và ISP (Internet Service Provider, tức Nhà cung cấp Dịch vụ Internet) là việc rất dễ dàng. Từ đó, chính quyền có thể điều tra và xác minh danh tín của người dùng đăng tải thông tin.

Hiện tại, ngoài thư báo cáo về thành viên ThiênĐế98 đến Wikimedia Foundation, các cảnh báo về những hành động khả nghi của thành viên này cũng được thông báo trên mục Tin nhắn cho các bảo quản viên của trang Wikipedia tiếng Việt. Với số phiếu bầu hiện tại cho vị trí kiểm định viên CheckUser, thành viên này đã gần đạt được mục tiêu để nắm quyền hành này trong cộng đồng theo quy định.

RFA đã liên lạc với Wikimedia Foundation về sự việc trên qua email, điện thoại và đang chờ hồi âm cho vấn đề cụ thể vừa nêu.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lan Anh, Bùi Thư
Read 603 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)