Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/05/2020

Phán quyết giám đốc thẩm chuyển sang tranh chấp phe nhóm

Nhiều tác giả

Trường hợp Hồ Duy Hải không còn là vụ án hình sự

Trân Văn, VOA, 16/05/2020

Tuần này, quyết đnh ca Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao khi Giám đc thm v án H Duy Hi b cáo buc "giết người", "cướp tài sn" vn là vn đ nóng nht c trên mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc Vit Nam.

vuan1

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đc thm H Duy Hi, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, mt trong nhng thành viên ca Hội đồng thẩm phán, b phiếu bác kháng ngh ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao v v án H Duy Hi, quyết đnh gi nguyên hình pht t hình mà hai tòa án cp dưới đã dành cho Hi – đã châm thêm xăng vào la khi dùng h thống truyền thông chính thc răn đe ba đi biu quc hi hành x "nguy hiểm" (dựa vào nhng thông tin trên mng xã hi, đưa ra nhng nhn xét ch quan, phát biu không đúng vi ni dung v án, làm tình hình thêm… phc tp).

Các ông : Trương Trng Nghĩa, Lê Thanh Vân, Lưu Bình Nhưỡng, đi din cho dân chúng ti Quc hi Vit Nam – nhng người đã tng bày t s bt bình v phán quyết Giám đc thm v án H Duy Hi – đã đáp tr. Ông Nghĩa cho biết : Trước đây, ông ch nhn xét v v án nhưng bây gi, khi ông Tuệ đã nhn đnh như vy v mt s đi biu Quc hi thì vấn đề đã tr thành chuyn khác. Ông Nghĩa khẳng đnh, ông s có ý kiến riêng về chuyn răn đe này vi Quốc hội.

Ông Lê Thanh Vân cho biết nhng nhn xét v v án H Duy Hi mà gn đây ông nêu ra với báo gii, nht quán vi nhng gì ông đã báo cáo với Quốc hội, thành ra ông đang ch xác đnh thế nào là "nguy hiểm". Ông Lưu Bình Nhưỡng thì bt bình vì ông Tu đã xúc phạm đại biểu Quốc hội. Ông sẽ gi văn bn cho các cá nhân hữu trách (Tổng bí thư – Ch tch nước, Ch tch quc hi…) đ ngh xem xét ông Tu có cản trở hoạt động của Quốc hội hay không (1) ?

Ông Nghĩa, ông Vân, ông Nhưỡng đu tng hc lut, làm nhng công vic liên quan đến nghiên cu, vn dng và thực thi pháp lut. Ông Nghĩa là mt lut sư kỳ cu, Phó Ch tch Liên đoàn Lut sư Vit Nam. Ông Vân tng làm vic ti Vin Nghiên cu Lp pháp và có chng… 20 năm làm vic trong nhng cơ quan liên quan đến lp pháp, giám sát thi hành pháp lut. Ông Nhưỡng có chng… 20 năm ging dy ti Đi hc Lut Hà Ni. Chng đó chưa đ đ bàn v v án H Duy Hi và phán quyết Giám đc thm ?

Ngoài tư cách công dân, kiến thc – kinh nghim trong lĩnh vc pháp lý, c ba còn đi din cho ý chí, nguyn vng ca dân chúng Việt Nam ti cơ quan cao nht ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam (Quc hi). Nếu bình lun v v án H Duy Hi trái vi phán quyết Giám đc thm ca Tòa án nhân dân tối caolà "nguy hiểm", chẳng l câm nín, bt k ý chí – nguyn vng ca công chúng thuc đủ mi gii mi chng t thin chí duy trì… an n. Bt chp dân ý, nhân tâm, k c lương tâm thì làm sao có th… an n ?

***

Ngoài ông Nguyễn Trí Tu, Công Lý –cơ quan ngôn lun ca Tòa án nhân dân tối cao– cũng đang "t xung, hu đt" đ bo v phán quyết Giám đc thm v vụ án H Duy Hi, k c mượn ming mt ông đi tá công an, lên án vic cung cp nhng du hiu bt thường, trái qui đnh pháp lut hin hành trong điu tra – truy t - xét x H Duy Hi t trước đến nay là… "truyền thông bn". Chẳng l mng xã hi và đa số cơ quan truyn thông chính thc đu… bn ?

Ông đại tá đã ngh hưu này còn gom tt c nhng ý kiến liên quan đến các oan án mà h thng tư pháp Vit Nam tng to ra là âm mưu gây… nhiễu thông tin, khiến dân chúng hoài nghi chế đ và cơ quan thc thi pháp lut. Tất c nhng n lc có tính cnh báo, góp ý đ chm dt oan, sai được ông gom hết, b chung vào gi " hi chính tr", gây sức ép vi công an, Vin Kim sát, Tòa án, thm chí vi c lãnh đo đng, nhà nước. Lên tiếng trước oan, sai là kích động dư luận, chống phá nhà nướ(2).

Hệ thng tư pháp nói chung và Tòa án nhân dân tối cao nói riêng có th ngăn nga, tránh được oan, sai khi suy nghĩ và chia s nhng nhn đnh kiu đó, k c khi đã t chc xin li và dùng nhiu t ca công kh đ bi thường cho nhng người b kết án oan, giam giữ sai như : Nguyn Thanh Chn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đc Long... Nhiu người s dng mng xã hi như Nguyn Lân Thng, không thèm tr li ông Tu, báo Công Lý và nhng người như ông đi tá công an đã k.

Thắng gii thiu mt video clip ca VnExpress, ghi li din biến bui xin li ông Hàn Đc Long hi tháng 4/2017. Thân nhân nn nhân la ó, ling dép, giày vào mt ông Trn Văn Tuân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cp cao ti Hà Ni – người thay mt h thng tư pháp xin lỗi ông Long (3). Tương t, Nguyn Văn Đ gii thiu mt video clip ghi li cnh ông Bùi Mnh Giáp Qung Ninh, liên tc ch vào mt các thành viên Hi đng Xét x, ra : Bc hi dân lành (4).

Ai ? Nơi nào ?... có th kích đng s căm phn ca công chúng, nghi ngờ bn cht th chế hin ti Vit Nam hiu qu hơn hot đng ca h thng tư pháp, đc bit là phán quyết v v án H Duy Hi mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công b tun trước ? Khó đếm xu có bao nhiêu người nng li vi ông Nguyn Trí Tu nói riêng (5), Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nói chung (6). Cũng rất khó trích dn nhng nhn đnh v báo Công Lý hay phn hi v "cnh báo" ca nhng người như ông đi tá ngh hưu vì chng d nghe chút nào (7).

Không phải nhng cá nhân bày t s bt bình và các cơ quan truyn thông chính thc b quy chụp là "truyn thông bn", cũng không phi ba đi biu quc hi b cáo buc là "nguy him", chính cách hành x ca Tòa án nhân dân tối cao, báo Công Lý và kiu quy chp thô thin nhm bin bch cho Tòa án nhân dân tối cao đã to ra tình thế mà nhiu người như Neo Nguyen nhn đnh : Trường hợp H Duy Hi không còn là v án hình s mà đã tr thành vn đ chính tr. Mt nn chính tr thi nát dn đến h ly mi mt trong xã hi (8).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/05/2020

Chú thích

(1) https://www.baogiaothong.vn/ba-dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-ve-phat-ngon-nguy-hiem-vu-an-ho-duy-hai-d465049.html

(2) http://congly.vn/xa-hoi/doi-song/vu-an-ho-duy-hai-nhieu-thong-tin-truyen-thong-ban-da-lam-anh-huong-den-chinh-tri-va-ca-nen-tu-phap-342922.html

(3) https://vnexpress.net/hon-loan-tai-buoi-toa-an-xin-loi-ong-han-duc-long-3575525.html

(4) https://www.facebook.com/ghet.congsan.9/videos/1515061632006483/

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=970631880064079&id=100013518285955

(6) https://www.facebook.com/baochisach/photos/a.100322217999624/259829325382245/ ?type=3&theater

(7) https://www.facebook.com/bssonexson/posts/1161576314204610

(8) https://www.facebook.com/nguyenhuuvinh.basam/posts/249571039625132

*****************

Vụ Hồ Duy Hải : 10 sai sót của hội đồng thẩm phán

Nguyễn Hùng, VOA, 16/05/2020

Vụ ông H Duy Hi b bt ri kết án t hình trong nghi án giết hai n nhân viên bưu đin Cu Voi Long An xy ra đã được 12 năm. ViHội đng Thm phán đồng lobác kháng nghị ca Vin trưởng Vin kim sát nhân dân ti cao, khiến hành trình tìm công lý ca gia đình ông H Duy Hi đang đi vào ngõ cụt. Quyết đnh đng lot ca toàn b 17 thm phán cũng gây ra hàng lot các câu hi v tư cách ca các thm phán và h lu ca quyết đnh h đưa ra vi nn công lý vn đã què qut sn Vit Nam. Dưới đây là 10 vn đ trong đó có nhng điu mà người có duy bình thường là đã không phm phi và nó cho thy suy nghĩ bt thườvuan2: Verdana, sans-serif;">ng ca c 17 thm phán.

vuan2

Trang Kiểm Sát Online ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hôm 05/05/2020 đăng hình bà Nguyn Th Loan, m ca t tù H Duy Hi liên tc kêu oan cho con. Photo Kiem Sat.

1. Chủ tọa phiên giám đc thchính là người tng quyết đnh gi nguyên bn án sơ thm và phúc thm đi vi ông Hi khi lên làm viện trưởng Vin kim sát hi năm 2011. K t năm 2016 ti nay ông Nguyn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân ti cao và là người ch trì trong ba ngày xét xử giám đc thm v án H Duy Hi hi đu tháng 5/2020. Các lut sư đã nói lut pháp không cho phép làm vy vì điu ông Bình bác hi năm 2011 li vn là cùng vn đ mà ông đng ra ch trì quyết đnh trong phiên giám đc thm. Mt người có suy nghĩ và đạo đc trung bình cũng đã phi t t chi ngi vào ghế ch tọa vì như vy là va đá bóng va thi còi. Nhưng gi s mt người khác ngi vào ghế đó và ra quyết đnh hủy án sơ thm và phúc thm thì v trí chánh án ca ông Bình có lung lay không khi ông từng có quyết đnh ngược li ?

2. Lý do nữa càng khiến ông Bình phi t chi tham gia hi đng thm phán là v trí mà ông có không nhng ch trong Ban chp hành trung ương đng mà còn c trong Ban bí thứ trung ương khóa XII. Trong chế đ đng tr như Vit Nam, mt người có nh hưởng chính tr như vy mà không chi phi công lý mi là điu l. Dĩ nhiên đòi hi này cũng là lạ trong môi trường hin nay Vit Nam.

3. Không chỉ ông Bình mà toàn b 16 thm phán khác cũng đu giơ tay ng h khiến tòa án thng áp đo vin kim sát, cơ quan mun hủy các bn án và điu tra li. Đây chng khác gì mt cuc b phiếu tín nhim ca 16 vị thm phán vi sếp nhiu quyn năng ca mình. Và t l phiếu ng h cao, nhiu khi ti 100% như trong trường hp này, không phi là điu gì l Vit Nam. Nhưng nó cũng cho thy tình trng c nước cái gì cũng tưởng là nhiu nhưng chung quy li mi ngành cũng chỉ có mt ông hét ra la mà thôi. Và các ông lm khi cũng ch là "ln con" trong mt các ủy viên B Chính tr.

4. Sự xo ngôn ca các thm phán trong phiên giám đc thm đã lên ti trình đ ti cao. V vic có nhng vi phm tày tri trong quá trình điều tra như không thu gi tang chng quan trng, không x lý kp thi nhng gì phát hin được ti hin trường trong đó có vết máu đ trong nhiu tháng không xét nghim hay nhiu du vân tay có th đã b b sót. Nhưng nhng sai phm nghiêm trng này được nói giảm xung thành "sai sót" bi vì nếu nói đó là nhng vi phm nghiêm trng thì h s phi có quyết đnh khác đi.

5. Hành xử đúng mc và đúng quy trình pháp lut là điu cn thiết đ đm báo nim tin vào h thng công lý. Ngay c ch là nhng sai sót thông thường đáng ra cũng đ đ mt v án phi b hủy vì chính nhng người thc thi pháp lut mà còn sai thì làm sao đ tư cách đ điu tra. Ti Anh hàng trăm vụ điu tra đã phi hủy b trong năm 2017 chỉ vì cảnh sát không thông báo cho lut sư ca các b can nhng bng chng có li cho b can. Trong những v vic đc bit nghiêm trng như v H Duy Hi, người ta thm chí có th phi sa lut nếu lut không đm bo mang li công lý.

6. Người Vit nói sai mt ly đi mt dm. Trong v H Duy Hi, quá trình điu tra có nhiu sai sót ti mc có th nói sai vn ly đi vn dm nên k c ch là sai sót nhưng s lượng quá nhiu trong mt v án vô cùng nghiêm trng cũng đ đ phi điu tra li.

7. Trong các vụ án có án t hình, các bng chng phi được coi trng hơn li khai ca b cáo và các nhân chng. Điu này càng đúng hơn khi tình trng bc cung, mm cung, mm li khai không còn là điu gây bt ng trong quá trình điu tra và xét x Vit Nam. Các thẩm phán đu coi trng li khai ca H Duy Hi t buc ti chính mình đ phán rng H Duy Hi có ti. Tư duy u trĩ này hoàn toàn khó chp nhn khi Vit Nam đã công nhận quyn không buc phi khai báo và không buc phi nhn ti.

8. Viện kim sát khẳng đnh các cơ quan thc thi công lý đã "có nhiu vi phm t tng nghiêm trng". Hchỉ ra mt s vi phm nghiêm trng đó như "b sót những chng c v án, không trưng cu giám đnh vết máu, không đưa ra mt s li khai ca H Duy Hi và người làm chng vào h sơ". Không rõ vì lý do gì ông Bình không thy nhng vn đ này khi chính ông là lãnh đo cao nht Vin kim sát trong giai đoạn 2011-2016 trước khi tr thành lãnh đo cao nht ngành tòa án như hin nay.

9. Không có bất c mu ADN nào như du vân tay, tóc, máu… ca H Duy Hi được phát hin ti hin trường. Đây hin nhiên là nhng chng c rõ ràng nht và không phi là không có lý do để cho rng có các mu ADN đó ti hin trường, ít nht là du vân tay. Trong các nh chp hin trường người ta đã nhìn thy cái tht được dùng đ đánh nn nhân cũng như chiếc ghế "hung th" tng cm. Nhng đ vt này và thm chí c con dao xut hin hin trường đu không được cơ quan công an đã không thu gi. Sau này h phi đi mua dao, thớt thế vào cũng như ly mt chiếc ghế khác làm tang vt. Đây là những sai lm chết người trong quá trình điu tra mà ch có nhng điu tra viên không có nghip v mi mc phi. Nhng mu ADN thu được t hin trường t hàng chc năm trước cách đây hai năm đã giúp cảnh sát Hoa Kỳ bt được nghi phm ln trn trong nhiu năm sau khi giết 12 người và hãm hiếp 45 ph n bang California trong giai đoạn 1976-1986.

10. Hội đng Thm phán rõ ràng thà đ ông H Duy Hi cùng gia đình đi vào ngõ ct thay vì chính ngành tòa án ca h đi vào ngõ ct. Điu này th hin một câu hi mà h đưa ra vi đi din Vin kim sát trong phiên giám đốc thm trong ba ngày xét x : "Vin kim sát cho rng vic không thu gi vt chng, không rõ mu máu, nhóm máu... là nhng vi phm nghiêm trọng. Vy nếu gi s hi đng chp nhn hy bn án đó đi thì nhng ni dung này có khc phc được không ?". Đây có l chính là mu cht ca vn đ. Nếu hủy án và điu tra li, v án có nhiu kh năng s khép li mà không có ai phi chu trách nhim cho vụ giết hai ph n. Và có l các thm phán cho rng x oan đ t hơn là không có ai đ xét x vì các điu tra viên đã làm vic kém ci ti mc nếu phi xét x li t đu người ta s không đ bng chng đ kết ti bt c ai. Đây có l cũng là điu khiến ngành công an trước đó cũng khng đnh h đã điu tra đúng người đúng ti. Điu này có khác gì các điu tra viên khiến ông Nguyễn Thanh Chn, người cũng tng nhn giết người, b kết án oan khẳng đnh cho ti cùng rng "không biết mình sai ch nào". Cả 17 v thm phán giờ cũng đang khng đnh như thế thôi dù v lý thuyết trình đ ca h cao hơn nhiu.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 16/05/2020

******************

Chủ tọa Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải : 3 mà là 1 !

Cao Nguyên, RFA, 15/05/2020

Phiên xử vụ án tử tù Hồ Duy Hải theo thủ tục Giám đốc thẩm kết thúc hôm 8 tháng 5 sau ba ngày làm việc. Nhưng kết quả của phiên tòa này lại mở ra cuộc tranh cãi, phản đối mạnh mẽ từ giới luật sư, cũng như những người quan tâm đến vụ án.

vuan3

Phiên Giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải ở Hà Nội - Photo : RFA

Nhiều ý kiến cho rằng bản án không công tâm, khách quan bởi chủ tọa phiên tòa này giữ cả 3 vai trò tố tụng trong vụ án này.

Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình vi phạm nguyên tắc tố tụng

Ông Nguyễn Hòa Bình, hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, vào thời điểm xảy ra vụ án là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đến thời điểm ra quyết định không kháng nghị vụ án thì ông là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và khi xét xử Giám đốc thẩm ông lại ngồi ghế chủ tọa.

Vì vậy, ngay khi phiên tòa kết thúc, Đại biểu quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng trả lời báo chí trong một video clip rằng người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ về tính công minh, vô tư của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình :

"Khi đồng chí Chánh án tối cao từng là Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, là người trực tiếp không kháng nghị vụ việc này. Bây giờ, lại ngồi để xét xử thì liệu có hay không có mang cái định kiến tư pháp này vào ghế chủ tọa. Đương nhiên, xã hội, nhân dân và cử tri người ta có quyền nghi ngờ cái tính công minh, nghi ngờ cái không thiên vị, nghi ngờ cái tính vô tư của một Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trước phiên xử, người ta đã đặt câu hỏi rồi, liệu Chánh án Nguyễn Hòa Bình có vượt qua được chính bản thân mình hay không".

Phân tích dưới khía cạnh pháp lý, luật sư Trần Đình Dũng từ Sài Gòn nói với RFA rằng việc ông Nguyễn Hòa Bình từng kinh qua 3 vị trí trong cùng một vụ án là vi phạm nguyên tắc tố tụng :

"Trong tố tụng hình sự, năm 2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã có hành vi tố tụng hình sự trong vụ án Hồ Duy Hải là ra một văn bản xác định không có căn cứ kháng nghị đối với vụ án.

Cho đến ngày 6/5 vừa rồi, ông tham gia trong hội đồng của phiên Tòa giám đốc thẩm. Như thế là không đảm bảo nguyên tắc khách quan trong khi tiến hành tố tụng của vụ án hình sự. Nguyên tắc này được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự của nhà nước Việt Nam".

Đồng quan điểm, luật gia Phạm Lê Vương Các viện dẫn điều 53, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để chứng minh kết quả phiên Giám đốc thẩm vừa rồi là không đủ công tâm.

Điều 53 về vấn đề thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm : Khoản c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án :

"Ở trong bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định rằng trong trường hợp này, thẩm phán sẽ phải từ chối tham gia xét xử, hoặc là phải để cho một thẩm phán khác đứng ra xét xử nếu như người thẩm phán này đã từng tham gia vào vụ án này trước đây.

Như vậy, trường hợp của ông Nguyễn Hòa Bình, làm Chánh án của phiên xử Hồ Duy Hải và trước đây ông cũng đã từng tham gia vào quá trình tố tụng trong tư cách là Viện trưởng Viện Kiểm sát, đã bác kháng nghị, nếu đối chiếu vào bộ luật trong trường hợp này, đó rõ ràng là phán quyết của ông ấy sẽ không khách quan, không công tâm".

"Kết quả phiên Giám đốc thẩm không có giá trị"

Theo luật sư Trần Đình Dũng, một khi đã vi phạm các nguyên tắc tố tụng thì kết quả Giám đốc thẩm phải bị hủy bỏ :

"Khi mà đã vi phạm các nguyên tắc về tố tụng hình sự thì kết quả của việc của quyết định Giám đốc thẩm là không có giá trị theo luật pháp tố tụng hình sự Việt Nam.

Thủ tục Giám đốc thẩm không phải như một phiên tòa bình thường. Do đó cái tuyên bố đó không phải là một bản án mà nó chỉ là một cái quyết định mà thôi. Nếu như nó là một bản án thì bản án đó sẽ bị cấp trên tuyên hủy".

Tuy nhiên, trong trường hợp này, điều khó khăn là Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân Tối cao ra phán quyết. Đây là cấp tòa cao nhất ở Việt Nam nên sẽ không có cấp tòa nào cao hơn để xét lại quyết định Giám đốc thẩm vừa qua. Luật gia Phạm Lê Vương Các nói :

"Trong trường hợp này, cơ quan ra phán quyết là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây là cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam rồi, nên không có một cơ quan xét xử nào để mà xem xét lại bản án này được.

Chỉ có một số cơ quan bên Quốc hội đề nghị xem xét lại vụ án thì khi đó Hội đồng Thẩm phán mới mở cuộc họp để xem xét lại chính cái phán quyết trước đây mà họ đã ban hành".

Luật sư Dũng cho biết theo điều 404 bộ luật tố tụng hình sự, nếu có một trong các điều kiện sau : Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó. Như vậy, bây giờ vẫn còn nhiều cơ quan có thể yêu cầu xem xét lại vụ án :

"Ở Việt Nam chưa từng có tiền lệ lập một hội đồng thủ tục đặc biệt để xem xét các quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nhưng tôi nghĩ lần này, với nhiều đại biểu Quốc hội ý kiến, thì chắc cũng có khả năng sắp tới đây sẽ có một thủ tục đặc biệt theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là xem lại quyết định của Hội đồng thẩm phán".

Bất kỳ ai cũng có quyền yêu cầu xem xét lại vụ án

Như vậy, phải làm sao để các quan chức Quốc hội gởi kiến nghị xem xét lại vụ án này ? Luật gia Phạm Lê Vương Các cho rằng bất kỳ ai là người Việt Nam, nếu quan tâm và nhận thấy kết quả bản án là chưa thuyết phục, đều có thể gởi đơn yêu cầu Quốc hội phải kiến nghị với Tòa án nhân dân Tối cao :

"Cụ thể là trong trường hợp của Hồ Duy Hải, những người thân trong gia đình của Hồ Duy Hải, luật sư như hoặc bất kỳ một người nào quan tâm mà phát hiện việc ra các phán quyết của Tòa án nhân dân tối cao là sai thì đều có thể gửi đơn tới các cơ quan Quốc hội yêu cầu xem xét.

Sau đó, người ta sẽ trả lời là có đồng ý chuyển kiến nghị tới Hội đồng Thẩm phán tòa án tối cao để xem xét lại hay không".

Theo luật sư Trần Đình Dũng, không chỉ riêng vụ án này, người dân có quyền gởi kiến nghị tới Quốc hội về bất cứ vấn đề nào của đất nước, Quốc hội có nhiệm vụ phải lắng nghe, và tạo điều kiện cho người dân trình bày ý kiến :

"Bất kỳ công dân nào cũng đều có quyền gửi văn bản kiến nghị đối với Quốc hội về bất kỳ một vấn đề gì tư pháp, hành pháp, lập pháp hoặc bất kỳ vấn đề gì của đất nước. Tôi cũng thấy có một số người họ đã gửi kiến nghị.

Điều 28 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ : Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị tới các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở ở địa phương và cả nước. Nhà nước phải tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội công khai minh bạch, tiếp nhận mọi kiến nghị của công dân".

Một bản kiến nghị kêu gọi mọi người ký tên đòi công lý cho Hồ Duy Hải được đăng tải trên mạng xã hội từ ngày 13/5. Đến tối ngày 15/5, đã có gần 3000 người tham gia ký tên ủng hộ.

Bản kiến nghị này sẽ được gởi đến 4 người lãnh đạo chủ chốt, một số Đại biểu quốc hội quan tâm đến vụ án này cùng các Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, ngày 15/5, thêm một bản kiến nghị khác của một số luật sư yêu cầu xem xét lại quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 15/05/2020

**********************

"Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" : Sự thật cay đắng !

Diễm Thi, RFA, 15/05/2020

Hôm 14 tháng 5, tại phiên sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi Trung học phổ thông năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, cựu trưởng phòng khảo thí Diệp Thị Hồng Liên nói rằng có nhiều trường hợp gian lận, mình không làm theo sẽ khó vì : "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".

vuan4

Các bị cáo tươi cười rời tòa trong vụ án gian lận điểm thi Trung học phổ thông năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình. Photo : plo.vn

Câu nói này lập tức gây nhiều phản ứng trong xã hội. Người ta tin bà Liên nói thật và thấy cay đắng cho thực trạng xã hội Việt Nam.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người từng bị trù dập do lên tiếng tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục kể lại câu chuyện của ông tại hội đồng thi trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A, Hà Tây năm 2006 :

"Cả một hội đồng thi ăn tiền của thí sinh nên họ tổ chức giải bài tập thể, chia bài cho học sinh và làm ngơ cho nó chép, nó cóp. Một mình tôi quay video làm chứng cứ đưa lên các cấp xử lý. Điều đấy là bất thường đối với hội đồng. Tôi kiên quyết đưa sự việc ra dư luận. Rất tiếc sau đó ngành giáo dục Hà Tây trù dập tôi tàn bạo. Bảy năm họ không nâng lương cho tôi".

Vì từng chứng kiến những chuyện như vậy nên khi nghe câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên, thầy Khoa không bất ngờ. Thầy chỉ thấy chua xót khi câu nói ấy được hiểu như là lẽ sống, như một lời ‘khuyên’ cho các thế hệ khác học theo việc sống ‘gù lưng’ để hưởng lợi. Thầy nêu quan điểm của mình :

"Báo chí và mạng xã hội sôi sục lên với phát ngôn của bà cựu trưởng phòng khảo thí của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình. Theo quan điểm của tôi thì đây là một phát ngôn dại dột của một người quản lý trong ngành giáo dục. Dại dột thứ nhất là bà ấy đã bóc trần sự thật của đất nước, của ngành giáo dục thối nát của tỉnh Hòa Bình. Người người đều như thế thì bà ấy không thể khác được. Đấy là nói thật !

Còn về mặt đạo đức xã hội và đạo đức của nhà giáo thì bà này vi phạm nghiêm trọng ở chỗ, một người từng là nhà giáo và là một nhà quản lý giáo dục thì đứng trước cái xấu, cái ác không được phép gù lưng xuống mà phải thẳng lưng lên".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng giảng dạy tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì không muốn nhìn nhận vấn đề qua sự phát biểu của một cá nhân. Phải nhìn căn nguyên từ đâu mà trong xã hội phải ‘gù’ mới tồn tại ?

Theo ông, trong một xã hội tốt đẹp thì đa số người dân quay lưng với cái xấu. Nhưng với xã hội Việt Nam, nếu nói ‘không’ với cái xấu thì lại bị coi là bất thường. Đó thật sự là điều đáng lo và giáo dục không là ngoại lệ. Ông giải thích :

"Khó lòng mà đòi hỏi giáo dục như một ốc đảo khác biệt trong khi xã hội thì như vậy. Giáo dục có thể ở mức độ nào đó ít ‘kinh tởm’ hơn, nó còn có chỗ tử tế hơn nhưng nó không hoàn toàn miễn nhiễm với những cái xấu xa trong xã hội. Tôi ở trong nghề giáo hơn 40 năm tôi thấy vậy".

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng hiện ở Pháp, từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến của mình về câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên :

"Thật sự mà nói, khi đọc xong bài báo tôi rất ngỡ ngàng. Tôi biết tình trạng giáo dục ở Việt Nam nhưng tôi không ngờ một người có thể nói một câu như thế. Nhưng đối với tôi thì bà này nói thật. Bà này nói lên hiện trạng của đất nước. Tôi nghĩ là không nhất thiết phải là một người thầy, một người trong ngành giáo dục mà ai cũng thấy chua xót và đau đớn khi nghe câu này !"

Ngoài câu nói của bà cựu trưởng phòng khảo thí tỉnh Hòa Bình, một hình ảnh được cho là phản cảm gây sự phẫn nộ trên cộng đồng mạng, là hình ảnh các bị cáo rời phiên tòa với thái độ tươi cười, được báo chí trong nước đăng tải.

Cô Trần Lệ Cam, một người tự nhận là giáo viên đã viết trên facebook cá nhân của cô rằng, "Em cũng là giáo viên, em đại diện cho em, xin lỗi những người xem tấm ảnh này. Một tấm ảnh thể hiện sự thất bại của giáo dục !

Những người đã từng là thầy, là cô, họ nghĩ gì khi tay vẫn còn đeo còng số 8 nhưng mặt thì hớn hở như ‘địa chủ được mùa’ ?

Họ không sợ các em - những người từng là được họ dạy - nhìn thấy cảnh này ?"

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cho rằng, phía sau hình ảnh này là sự thật đáng sợ của những thầy cô giáo trẻ hiện nay, dù không phải là tất cả :

"Một hình ảnh đi kèm với lời phát biểu của bà này là hình ảnh của các thầy cô bị xử ở trong phiên tòa. Khi ra khỏi tòa họ cười tươi. Tôi chưa thấy một người nào ra khỏi tòa mà cười được như vậy. Những thầy cô này tuổi đời còn rất trẻ mà có phản ứng vậy thì theo tôi nghĩ, có lẽ họ nghĩ chuyện đó là bình thường. Có thể chịu vài năm tù rồi ra. Đó là điều đáng sợ. Họ coi thường tội lỗi đã phạm. Tôi nghĩ nếu điều kiện cho phép thì họ sẽ tái phạm. Họ không phải là cái gương cho các thầy cô khác thấy mà tránh".

Phó Giáo sư Hoàng Dũng thì cho đây là hình ảnh đáng xấu hổ, bởi họ cho những cái xấu mà họ đã làm và đang bị xét xử là chuyện bình thường. Thâm tâm họ không thấy xấu hổ. Đó thực sự là những người ‘gù’ về nhân cách.

Cuối tháng 5 năm 2019, thông tin Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ công khai nhận trách nhiệm trong vụ gian lận điểm thi Phổ thông trung học năm 2018 tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình được truyền thông trong nước loan tải rộng rãi. Người dân đặt câu hỏi rằng, liệu ông Nhạ nhận trách nhiệm như thế có giúp chấm dứt tệ nạn này hay không ?

Lúc bấy giờ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói với RFA rằng, việc nhận trách nhiệm này không phải xảy ra lần đầu, những ông Bộ trưởng ai cũng nhận trách nhiệm hết nhưng cuối cùng chẳng giải quyết được. Ông lý giải :

"Bởi vì nó từ bản chất, từ cơ chế của thể chế này như vậy nên dù ông có nhận, có quyết tâm, có giải pháp này, giải pháp nọ nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Ở Việt Nam nó thế rồi, chả ai từ chức cả".

Bộ Giáo dục & Đào Tạo Việt Nam hơn 10 năm qua, cứ vào đầu năm học lại gửi công văn đến các cơ sở Giáo dục Đào Tạo với nội dung phải tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo ; rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhằm đảm bảo trong nhà trường không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 15/05/2020

***************

Góc tối sau những phiên tòa tại Việt Nam

RFA, 15/05/2020

Theo ghi nhận của giới luật sư tại Việt Nam thì rất nhiều những vụ án oan sai, trong đó có những vụ án giết người được cơ quan tố tụng dàn xếp bằng hình thức thỏa hiệp nhận tội để bị can được tòa tuyên án bằng thời gian đã bị tạm giam.

vuan5

Bị can Phạm Duy Lăng (áo sơ mi trắng), tại phiên tòa 29/4/2020, nhận tội "giết người" sau hơn 11 năm kêu oan. Courtesy : baobinhphuoc.com.vn

Đài RFA ghi nhận thông tin vừa nêu qua trường hợp Phạm Duy Lăng nhận tội "giết người" sau 11 năm kêu oan, cũng như tìm hiểu xem liệu rằng sẽ có một sự dàn xếp nào phía sau phiên tòa trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải ?

Phạm Duy Lăng nhận tội sau 11 năm kêu oan

Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, vào ngày 29/4, mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị can Phạm Duy Lăng (30 tuổi) trong một vụ án giết người và bị can đã kêu oan hơn 11 năm qua.

Theo cáo trạng, vụ án mạng xảy ra ngày 23/3/2009 trong cuộc ẩu đả giữa hai nhóm thanh niên do có nảy sinh gây hấn tại một đám cưới, ở huyện Bù Đăng. Nạn nhân là Trương Thanh Thức (sinh năm 1990) đã bị Phạm Duy Lăng mang giày da đá mạnh vào đầu khoảng 2,3 cái trong lúc bị ngã xuống đường do đánh nhau và được đưa đi cấp cứu ; tuy nhiên đã bị tử vong 3 ngày sau đó.

Vụ án này được nói là đã kéo dài trong nhiều năm do bị can Phạm Duy Lăng liên tục kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội giết người của mình trong các phiên tòa.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, hồi tháng 10/2018, ra quyết định bản án hình sự phúc thẩm, tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên trước đó vào tháng 7/2016 để giải quyết theo thủ tục chung.

Luật sư Phạm Công Út, một trong các luật sư tham gia bào chữa cho bị can Phạm Duy Lăng, cho biết Tòa án tỉnh Bình Phước đã tuyên án 14 năm tù giam đối với Phạm Duy Lăng, với cáo buộc gây ra cái chết cho Trương Thanh Thức. Luật sư Phạm Công Út nhấn mạnh tội giết người là rất nặng. Tuy nhiên, bởi do chứng cứ phạm tội của Phạm Duy Lăng không đủ mạnh nên Hội đồng xét xử đã tuyên mức án như thế. Mặc dù vậy, Phạm Duy Lăng cùng gia đình một mực kêu oan và kháng cáo phúc thẩm.

Phạm Duy Lăng bị bắt lúc 19 tuổi. Bây giờ 11 năm rồi, đã mất tuổi thanh xuân trong tù mà còn tiếp tục kêu oan nữa là chỉ có chết thôi. Thế nên nhận tội và khi ra tòa thì Phạm Duy Lăng, thứ nhất phải từ chối hết tất cả gần 10 luật sư bào chữa thiện nguyện miễn phí và thứ hai là nhận tội mặc dù trước đó gia đình quyết liệt kêu oan-Luật sư Phạm Công Út

Luật sư Phạm Công Út kể lại cuộc gặp gỡ với Phạm Duy Lăng, khi ông nhận tham gia bào chữa thiện nguyện cho bị can trong thời gian kháng cáo phúc thẩm bị kéo dài quá thời hạn tố tụng nhiều năm.

"Khi tôi vào trong trại giam gặp Phạm Duy Lăng, thanh niên mới 21-22 tuổi mà giống như ông cụ già tức tai lãng mắt mờ, không nhìn thấy rõ luật sư của mình. Bảo ký tên thì Lăng nói mắt bị mờ lắm. Để trả lời thì Lăng nghe cũng không rõ luôn vì bị lãng tai. Hỏi vì sao bị mắt mờ tai lãng, mà phải hỏi nhiều lần thì Lăng mới trả lời là Lăng bị biệt giam trong 4 bức vách của phòng tối, không thấy ánh sáng mặt trời. Thành ra khi ra ngoài khỏi cửa buồng giam để gặp luật sư thì bị chóa ánh sáng nên Lăng nhìn không được rõ. Còn tai bị lãng là do bị giam lâu ngày trong phòng biệt giam và không được rái tai, giống mấy người bị lãng tay bởi rái tai đóng dày đặc, nên Lăng cũng nghe không rõ. Lúc đó phải nói rằng tôi rất là phẫn nộ và tôi đã đăng vụ việc này lên Facebook. Sau khi thông tin được tôi đăng lên, Lăng được chuyển phòng, không bị biệt giam nữa".

Sau 11 năm 25 ngày kêu oan, bị can Phạm Duy Lăng thừa nhận hành vi phạm tội giết người trong phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, được mở lại vào hôm 29/4/2020. Truyền thông trong nước tường thuật rằng bị can Phạm Duy Lăng đã lý giải về việc kêu oan, chối bỏ tội lỗi gây ra là do sợ nhận mức án tử hình.

Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên án 11 năm và 25 ngày tù giam sau khi Phạm Duy Lăng nhận tội giết người. Thời hạn tuyên phạt tù bằng với thời gian đã tạm giam bị can Phạm Duy Lăng trước đó.

vuan6

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, kêu oan cho con trai ngay sau phiên tòa giám đốc thẩm ngày 8/5/2020. Courtesy : Facebook Trương Châu Hữu Danh

Những sự dàn xếp "thầm kín" phía sau phiên tòa

Luật sư Phạm Công Út, vào tối ngày 15/5 xác nhận với RFA rằng Phạm Duy Lăng đã nhận tội sau hơn 11 năm kêu oan là do bị áp lực bởi sự thỏa hiệp. Luật sư Phạm Công Út trình bày chi tiết :

"Phạm Duy Lăng ra tòa kêu oan. Kêu oan xong rồi họ biệt giam. Biệt giam cho đến giai đoạn phúc thẩm, kéo dài trong nhiều năm đến bây giờ mới xử. Và có một sự thỏa hiệp rằng đừng kêu oan nữa mà ra tòa hãy nhận tội và tòa sẽ xử bằng thời hạn tạm giam 11 năm 25 ngày.

Phạm Duy Lăng bị bắt lúc 19 tuổi. Bây giờ 11 năm rồi, đã mất tuổi thanh xuân trong tù mà còn tiếp tục kêu oan nữa là chỉ có chết thôi. Thế nên nhận tội và khi ra tòa thì Phạm Duy Lăng, thứ nhất phải từ chối hết tất cả gần 10 luật sư bào chữa thiện nguyện miễn phí và thứ hai là nhận tội mặc dù trước đó gia đình quyết liệt kêu oan".

Luật sư Phạm Công Út lưu ý, theo hồ sơ cáo trạng của vụ án thì nguyên nhân dẫn đến nạn nhân Trương Thanh Thức bị tử vong là do bị chấn thương sọ não bởi một cái chày đâm tiêu đập vào đầu. Do đó, bị can Phạm Duy Lăng thừa nhận tại phiên tòa hôm 29/4 về hành vi đá vào đầu nạn nhân 2,3 cái gây ra tử vong cho nạn nhân hoàn toàn không giống như ghi trong cáo trạng.

Theo quy định pháp luật, bản án được tuyên tại phiên tòa ngày 29/4/2020 sẽ có hiệu lực, nếu như trong vòng 15 ngày bị can Phạm Duy Lăng không kháng cáo.

Thế nhưng, Đài RFA nhận được tin báo rằng gia đình của Phạm Duy Lăng đã liên lạc với các luật sư để nhờ giúp đỡ pháp lý về kháng cáo liên quan bản án mới nhất vừa được tuyên hôm cuối tháng 4.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, vào tối ngày 14/5 cho RFA biết thông tin liên quan.

"Trước ngày tuyên phán quyết đối với Hồ Duy Hải, mẹ của Phạm Duy Lăng đã thống nhất với tôi là ký vào đơn kháng cáo phúc thẩm. Tuy nhiên đến ngày cuối cùng sau khi tòa giám đốc thẩm đó tuyên bố phán quyết (đối với Hồ Duy Hải) thì gia đình họp lại và quyết định không kháng cáo và không chống án nữa. Vì họ sợ rằng sẽ bị bắt. Sự lo sợ này là có thực vì trên thực tế nếu như Phạm Duy Lăng kháng cáo và Viện Kiểm sát kháng nghị thì có thể trong quá trình xử họ sẽ bắt lại".

Không phải ngẫu nhiên Luật sư Ngô Anh Tuấn đề cập đến thời điểm xét xử giám đốc thẩm vụ án "giết người", "cướp tài sản" của Hồ Duy Hải. Tại vì, gia đình của Phạm Duy Lăng cũng trông đợi công lý được thực thi qua phiên giám đốc thẩm đối với tử tù Hồ Duy Hải và cũng là động lực cho gia đình của Phạm Duy Lăng theo đuổi, tìm công lý cho con trai của họ. Kết quả phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã làm họ nản lòng và chùn bước.

Luật sư Phạm Công Út khẳng định với RFA rằng không chỉ trường hợp của Phạm Duy Lăng mà tại Việt Nam, những sự thoả hiệp phía sau phiên tòa như thế xảy ra rất nhiều và việc kháng cáo, kháng nghị không hề đơn giản.

"Còn có nhiều vụ nữa và nếu cần thiết thì thân chủ của tôi đứng ra lên tiếng rằng tôi phải thỏa hiệp, nếu không thì tôi sẽ bị thế này thế nọ…Bởi vì họ hăm dọa. Tôi có rất nhiều thân chủ kêu oan rồi cuối cùng phải chấp nhận thỏa hiệp. Nhiều lắm. Không phải là ít đâu".

Số phận của Hồ Duy Hải sẽ ra sao ?

Vào hôm 7/5, ngày thứ hai diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Luật sư Phạm Công Út nhận định với RFA rằng việc xét xử vụ án Hồ Duy Hải là "một bài toán nan giải". Vị luật sư này lập luận không loại trừ khả năng vụ án Hồ Duy Hải cũng được dàn xếp, thỏa hiệp cách nào đó tương tự trường hợp Phạm Duy Lăng.

Sau một tuần Tòa án nhân dân Tối cao tuyên bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Đài RFA nêu câu hỏi với Luật sư Phạm Công Út rằng sẽ có một sự dàn xếp hay thỏa hiệp nào đối với vụ án Hồ Duy Hải, sau khi luật sư đại diện Trần Hồng Phong, vào hôm 14/5, trưng ra thêm chứng cứ mới của vụ án Hồ Duy Hải ? Luật sư Phạm Công Út trả lời RFA :

"Nếu vụ án bình thường có 100 tình tiết mới để minh oan thì người ta cũng không thèm ngó tới. Họ chỉ trả lời với một văn bản rằng không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Dập tắt mọi hy vọng. Nhưng riêng vụ Hồ Duy Hải thì chỉ cần một tình tiết mới thôi và người ta chờ đợi một tình tiết mới nào đó thuyết phục để người ta xét xử lại.

Bây giờ không thể nào giám đốc thẩm lần thứ hai, để xoa dịu bằng cách lật ngược lại bản án giám đốc thẩm ngày 8/5 vừa rồi, thì họ sẽ dùng biện pháp khác và tôi nghĩ rằng họ sẽ tái thẩm".

Luật sư Phạm Công Út bày tỏ trước áp lực gay gắt và dữ dội của công luận liên quan phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ông có niềm tin rằng Quốc hội sẽ kháng nghị tái thẩm và trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII sắp diễn ra, Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ can thiệp qua yêu cầu giám sát vụ án Hồ Duy Hải.

Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng từng chia sẻ với RFA về niềm tin tương tự. Tuy nhiên, Luật sư Ngô Anh Tuấn vào tối hôm 14/5 thừa nhận rằng niềm tin đó của ông đã bị rơi rụng nhiều và hiện tại ông chỉ dám hy vọng vào sự can thiệp của Quốc hội, trước kiến nghị của các Đại biểu quốc hội, của cử tri và cả công luận trong và ngoài nước liên quan sự sống chết của thanh niên Hồ Duy Hải.

Trong khi số phận của tử tù Hồ Duy Hải chưa biết sẽ ra sao, nhiều người dân tại Việt Nam lo ngại rằng họ không biết "sống và làm theo pháp luật" như thế nào khi mà những vị thẩm phán của Tòa án nhân dân Tối cao tuyên bố kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và phát biểu của các Đại biểu quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải không đúng luật.

*********************

Kiến nghị đòi công lý cho Hồ Duy Hải và cho cả nền tư pháp Việt Nam !

Diễm Thi, RFA, 14/05/2020

Một bản kiến nghị đòi công lý cho Hồ Duy Hải vừa được công khai trên mạng xã hội tối 14/5/2020. Bản kiến nghị không chỉ lên tiếng cho sinh mạng một con người, mà còn lên tiếng cho cả nền tư pháp Việt Nam hiện nay.

vuan7

Biểu tượng cán cân công lý AFP

Lên tiếng cho Hồ Duy Hải…

Kiến nghị được gởi đến ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước ; bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội ; bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cùng các Đại biểu quốc hội.

Ngoài ra, kiến nghị được gửi đến đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các vị đại sứ nước ngoài tại Việt Nam.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, một trong những người tham gia soạn thảo kiến nghị cho biết, bản kiến nghị được gửi tới tay các vị lãnh đạo cùng lúc bằng email và bản cứng qua đường bưu điện. Ngoài ra, bản kiến nghị được công bố trên không gian mạng kèm đường link ký tên để đánh động dư luận, để mọi người bày tỏ thái độ của mình. Đây chính là sức mạnh của xã hội dân sự. Ông nói thêm :

"Chúng tôi gửi như vậy vì Việt Nam bây giờ mở cửa, mà việc mở cửa làm ăn với các nước khác, đặc biệt ở Âu Mỹ thì việc tuân thủ pháp luật không chỉ trong nước mà còn những nguyên tắc luật pháp phổ quát là hết sức quan trọng. Chúng tôi nhìn vụ án Hồ Duy Hải trong chiều hướng như vậy. Do đó, đối tượng để chúng tôi gửi kiến nghị đến rộng hơn rất nhiều.

Trước đây đã có một kiến nghị và tôi cũng đã ký, nhưng kiến nghị đó thực chất chỉ phản đối bản án mà thấy là không tuân thủ pháp luật nhưng không đề ra cách giải quyết. Kiến nghị ấy chỉ gửi đến Nhà nước Việt Nam".

Những người soạn thảo và ký tên trên kiến nghị kêu gọi sự chú ý đặc biệt và hành động khẩn cấp về một án tử hình đang diễn ra tại Việt Nam, vụ án Hồ Duy Hải, bởi quá trình điều tra và xét xử vụ án đã đặt ra nhiều nghi vấn và gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Sau khi trình bày các mốc chính vụ án Hồ Duy Hải từ năm 2008 đến nay, kiến nghị nêu ra bốn đề nghị. Trong đó hai đề nghị đầu tiên gồm : Thứ nhất, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải ; thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm. Nếu phát hiện sai sót nghiêm trọng, Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các thành viên Hội đồng thẩm phán, bầu chánh án và phê chuẩn các thẩm phán mới.

Tiến sĩ Hoàng Dũng giải thích :

"Nếu theo khuôn khổ luật pháp Việt Nam thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu tòa tối cao xử lại. Nhưng thế thì cũng triệu tập mấy ông cũ xử lại. Khó mà tưởng tượng mấy ông đó thay đổi quan điểm trong một sớm một chiều.

Phải bầu chánh án mới, phê chuẩn các thẩm phán mới thì phiên tòa mới mới thoát khỏi cái ám ảnh của vụ cũ. Họ mới có đủ điều kiện khách quan để cân nhắc chứng cứ và xử lại.

Để làm chuyện đó thì đầu tiên chúng tôi kiến nghị Chủ Tịch nước cho tạm dừng thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải. Điều đó nằm trong quyền hạn của Chủ tịch nước, sau đó thì xử lại.

Xin lưu ý, chúng tôi không hề nói Hồ Duy Hải có tội hay vô tội mà là do họ vi phạm rõ ràng các nguyên tắc tố tụng hình sự, tức là pháp luật hình thức".

vuan8

Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải Photo : Nguoiviet

Năm 2014, chỉ một ngày trước khi bản án tử hình được thi hành, Chủ tịch nước khi đó là ông Trương Tấn Sang đã ra lệnh tạm dừng tử hình Hồ Duy Hải. Dư luận cho rằng đó là do áp lực từ cả công chúng ở Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Tối 14 tháng 5 năm 2020, chị Nguyễn Hoàng Ánh, một người trong nhóm lên tiếng cho Hồ Duy Hải lúc đó, cũng là một trong những người nêu ý tưởng thành lập kiến nghị lần này nói với RFA từ Hà Nội :

"Lúc đó bọn mình có làm cái petition online. Mình cũng có một số liên lạc với các cơ quan bảo vệ nhân quyền để yêu cầu giúp đỡ. Lần trước chúng tôi cũng yêu cầu là ngưng án tử hình và phải xử lại. Chúng tôi không chấp nhận phiên tòa đấy.

Lúc đó không hẳn chỉ có nhóm bọn tôi. Có khá nhiều nhóm lên tiếng. Chúng tôi chỉ khác là có ‘yếu tố nước ngoài’, tức là có sự tham gia của các Việt kiều và chúng tôi có gửi đến Ân xá Quốc tế, đại diện EU ở Việt Nam…

Chúng tôi nghĩ chắc chắn lúc đó có tác động của dư luận. Nếu không thì không có kết quả như vậy".

…cũng là cho nền tư pháp Việt Nam

Ngay sau phiên giám đốc thẩm, dư luận trong và ngoài nước lên tiếng không chỉ vì sinh mạng Hồ Duy Hải mà còn vì nền tư pháp Việt Nam.

Hôm 14 tháng 5, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện và đại biểu Lê Thanh Vân đã gửi báo cáo kiến nghị Quốc hội giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải.

Theo ông Nhưỡng, việc làm của ông là nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước, giữ gìn uy tín của đảng, Nhà nước và hoạt động xét xử, bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân và quán triệt quan điểm, thái độ của tòa án nhân dân, các cơ quan hoạt động tư pháp đối với việc thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu nhận định của mình :

"Trong những vị Đại biểu quốc hội lên tiếng thì ông Lưu Bình Nhưỡng là luật sư, ông Trương Trọng Nghĩa cũng là luật sư. Họ lên tiếng phản đối tức họ đứng không chỉ với nhiệm vụ Đại biểu quốc hội mà họ còn đứng ở góc độ luật sư, họ hiểu chuyên môn. Pháp luật văn minh phải là "thà tha lầm còn hơn giết oan".

Nếu vụ xử này mà họ bất chấp pháp luật, bất chấp luật tố tụng hình sự mà kết án tử hình một người như thế, có nghĩa mọi người dân Việt Nam đều là những tử tù dự bị. Nhận thức vấn đề như vậy mà chúng ta cần phải lên tiếng.

Lên tiếng cho sinh mạng một người đã đành mà là cả nền tư pháp Việt Nam tác động đến toàn dân thì càng cần phải lên tiếng"

Ông nói thêm rằng, với hệ thống tư pháp hiện nay, muốn xét xử lại vụ án Hồ Duy Hải một cách công minh thì phải bãi nhiệm các vị trong Hội đồng thẩm phán để thay các vị khác. Đó là suy luận logic. Nhưng trong tình hình chính trị Việt Nam hiện nay thì đó là chuyện kinh thiên động địa chứ không dễ.

Cũng với quan điểm phải thay đổi nền tư pháp Việt Nam hiện nay với những phiên tòa bị coi như trò hề, như vở kịch tồi…chị Nguyễn Hoàng Ánh nhận xét :

"Chúng tôi nghĩ rằng nền tư pháp của Việt Nam đang cần rất nhiều sự cải tiến. Phía chính quyền chỉ cần lắng nghe thì sẽ có những động thái nhất định nào đó. Tức là chúng tôi muốn góp ý để cho hệ thống tư pháp phải sửa sai. Những bản án khác thì có cơ hội sửa sai chứ án tử hình thì không có cơ hội sửa sai nữa.

Tòa án xử vậy chúng tôi thấy có bất công, không hẳn chỉ vì số phận của Hải mà nó vì nền tư pháp nói chung của Việt Nam. Mình chỉ muốn một phiên tòa công bằng cho trường hợp này cũng như những trường hợp sau này".

Chị cho biết nhóm của chị khá kỳ vọng với kết quả của bản kiến nghị lần này, ít nhất là với đề nghị tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải, như năm 2014. Theo chị, chính quyền Việt Nam hiện nay cũng khá là nghe dân. Những vấn đề không liên quan đến chính trị thì ý kiến của người dân được lắng nghe hơn so với trước.

[Link để ký tên vào Kiến nghị : https://tinyurl.com/petitionhoduyhai]

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 14/05/2020

******************

Nền tư pháp Việt Nam bị lung lay nếu Quốc hội không lắng nghe đại biểu và cử tri về vụ án Hồ Duy Hải

RFA, 14/05/2020

Nền tư pháp Việt Nam bị lung lay nếu Quốc hội không lắng nghe đại biểu và cử tri về vụ án Hồ Duy Hải

vuan9

Hai Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng gửi văn bản kiến nghị đến Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải. RFA Edited

Đề nghị và Kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải

Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, vào ngày 12/5 gửi văn bản kiến nghị Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân Tối cao trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.

Trong văn bản vừa nêu, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân xác nhận kiến nghị này được đưa ra bởi do ông nhận thấy phiên giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 6 đến ngày 8/5, có "dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng".

Tiếp theo đó, vào ngày 13/5, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi văn bản đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với đề nghị bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo vụ việc Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội ; đồng thời tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với vụ án này.

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, trong văn bản kiến nghị, cho rằng Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tự đặt ra một quyền năng trên cả luật do Quốc hội ban hành, qua trưng dẫn Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2015). Ông Lưu Bình Nhưỡng ghi rõ "Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng cả về chính trị và pháp lý", và không có quy định nào cho phép Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phán quyết về việc kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng hay không đúng pháp luật.

Truyền thông trong nước cũng loan tin cử tri quận 9 và quận Thủ Đức, tại cuộc tiếp xúc với tổ Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong hai ngày 12 và 13/5 đã kiến nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm, can thiệp, xem xét lại một cách thấu đáo, đúng pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Quốc hội sẽ lắng nghe ?

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại, lên tiếng với RFA rằng kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải của các vị Đại biểu quốc hội cho thấy họ đã làm đúng chức năng thể hiện tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội. Ông Lê Văn Triết bày tỏ :

"Khi nghe Đại biểu quốc hội phát biểu và tôi cũng được nghe những tiếng nói của dư luận chung thì tôi thấy họ rất là quan tâm. Tôi cũng nhìn thấy ngay trong những người lãnh đạo Quốc hội, hay những người trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, họ cũng có những chuyện bàn tán với nhau và có vẻ đồng tình. Nhưng giải pháp như thế nào thì đó là vấn đề thuộc về pháp lý, thuộc về luật pháp. Tôi không có điều kiện nghiên cứu nên tôi không nắm chắc được ra sao hết. Nhưng tôi biết là nhiều người quan tâm lắm, làm dấy lên dư luận xã hội làm cho cả nước quan tâm, chứ không phải trong hội trường Quốc hội".

Từ Hà Nội, vào tối hôm 14/5, Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ quan điểm của ông trước những kiến nghị và đề nghị của Đại biểu quốc hội cùng cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh :

"Tôi nghĩ là những lời nói của Đại biểu Quốc có giá trị nhất định. Có thể trong tình huống này thì ngay cả Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chú tâm đến. Tôi nghĩ rằng sắp tới bên Ủy ban Tư pháp Quốc hội họ cũng sẽ có kiến nghị về việc này. Vụ án này sẽ được lật lại. Tôi nói rằng niềm tin của tôi bị rơi rụng khá là nhiều, cho nên tôi nói là tôi chỉ hy vọng thôi. Hy vọng rằng điều này sẽ được xem xét".

Trước ngày thứ 3 là ngày cuối cùng của phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Luật sư Ngô Anh Tuấn từng khẳng định với RFA rằng ông có niềm tin bản án sẽ được tuyên hủy bỏ. Tuy nhiên, vào lúc này thì Luật sư Ngô Anh Tuấn nhấn mạnh rằng dù niềm tin không còn nhưng ngày nào Hồ Duy Hải còn sống thì vẫn còn hy vọng.

"Trước đây, tôi đã từng nói là tôi tin nhưng mà không đúng. Do đó hôm nay, tôi chỉ nói là tôi hy vọng chứ không dám nói là tôi tin nữa".

Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải được kết thúc với kết quả 17 thẩm phán trong Hội đồng thẩm thán đồng nhất biểu quyết bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Kháng nghị yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội "giết người" và "cướp tài sản" để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

Đài RFA ghi nhận giới luật sư, các nhà báo, giới nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đồng loạt phản biện lại kết quả của phiên tòa giám đốc thẩm đối với bản án tử tù Hồ Duy Hải.

Điển hình, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu vào ngày 10/5 đăng tải trên trang Facebook cá nhân một bài viết với nội dung khẳng định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, qua phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu cho rằng đây là lúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm vì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã coi thường pháp luật tố tụng hình sự, trình độ kém, không độc lập, không công tâm, phá bỏ các chuẩn mực nền tảng của giáo dục và làm phương hại đến uy tín của nền tư pháp Việt Nam.

Luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định rằng uy tín của nền tư pháp Việt Nam sẽ bị lung lay một cách dữ dội, nếu như Quốc hội không lắng nghe và xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải.

"Đó sẽ là một sư lung lay lớn đối với niềm tin pháp lý, đặc biệt đối với những người có am hiểu và kiến thức về mặt pháp lý. Bởi vì họ nhận thấy có những sai phạm rất lớn mà không được xem xét một cách khách quan và đầy đủ tại một phiên tòa công khai ở tầm cao nhất của quốc gia. Thế thì việc đó khiến cho giới trí thức, giới tinh hoa trong xã hội bị mất niềm tin và người dân nhìn vào đó càng mất niềm tin hơn".

Nhà văn Phạm Đình Trọng cảm thấy thật sự rất thất vọng về kết quả phiên giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải. Vào ngày 9/5, ông viết trên trang Facebook cá nhân rằng phiên tòa này là một phiên tòa nhục nhã, với kết luận "chính quyền không vì người dân, pháp luật không vì công lý, một cuộc chiến tranh đang âm thầm và khốc liệt diễn ra trong đạo đức xã hội sẽ còn gây ra nhiều cái chết oan cho người dân mang thân phận con ong cái kiến, thấp cổ bé họng".

Mặc dù vậy, vào tối ngày 14/5, qua những diễn tiến liên quan vụ án Hồ Duy Hải như Luật sư Trần Hồng Phong trưng ra bằng chứng mới của vụ án, hay kiến nghị của Đại biểu quốc hội và cử tri về vụ án này, Nhà văn Phạm Đình Trọng nói với RFA rằng ông chắc chắn Quốc hội phải thực hiện trách nhiệm, bởi vì như thế là cứu lấy chính nền tư pháp, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà văn quả quyết nếu như Quốc hội làm ngơ, không vào cuộc thì hệ quả thật sự là nghiêm trọng :

"Nếu Quốc hội mà lại tối tăm mà không can thiệp thì ảnh hưởng sẽ rất nặng nề. Bởi vì, vụ án này là vụ án không chỉ giết Hồ Duy Hải. Nếu tuyên án tử hình Hồ Duy Hải thì chính là tuyên án tử hình công lý, công bằng của chế độ này. Và một chế độ mà nền công lý, nền công bằng đã bị tuyên án tử hình thì tức là tuyên án cả chế độ, cả xã hội, cả thế chế rồi".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Nguyễn Hùng, Cao Nguyên, Diễm Thi, RFA tiếng Việt
Read 578 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)