Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/06/2020

Covid-19 và Nhân quyền ở Châu Á : Liên Hiệp Quốc lo ngại về quyền con người

Tú Anh, OHCHR - RFA - VOA

Liên Hiệp Quốc khuyến cáo Việt Nam và 12 nước Châu Á

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý 12 nước Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt và nhất là Việt Nam nơi có ít nhất 600 công dân bị bắt hay bị công an tra hỏi vì các phát biểu hay thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19.

onu1

Bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp về vấn đề nhân quyền ở Venezuela tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 18/12/2019. AFP - Fabrice Coffrini

Theo bản tin Công giáo Asia News ngày Chủ Nhật 07/06/2020, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet cho biết trong thời đại dịch, tại 12 nước Châu Á có chính sách ngăn cấm người dân theo dõi, trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề y tế với lý do "ngăn chận thông tin thất thiệt".

Hàng loạt vụ bắt bớ đã xảy ra mà nạn nhân là công dân mạng, là những người sử dụng Facebook, blogger bày tỏ quan điểm bất đồng hay bị cáo buộc loan tin giả. Trong danh sách 12 quốc gia Châu Á này, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ còn có sáu nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Cam Bốt, Thái Lan, Indonesia, Miến Điện.

Điểm gây lo ngại là tại một số quốc gia này, luật chống tin đồn về đại dịch đã từng được sử dụng trong bối cảnh khác để ngăn cấm người dân tham gia tranh luận chính trị hay phê bình nhà nước .

Vẫn theo Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet, tại Việt Nam, có hơn 600 công dân sử dụng mạng xã hội đã bị công an triệu mời thẩm vấn chỉ vì những công dân này chia sẻ trên mạng các thông tin về dịch siêu vi corona. Đa số bị phạt vạ nhưng ít nhất có hai người lãnh án tù đến 9 tháng và 1.000 đô la tiền phạt.

Trong bối cảnh đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam, ngày 03/06 vừa qua, Nhà xuất bản Tự Do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải thưởng Voltaire 2020.

Tú Anh

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

*********************

Liên Hiệp Quốc báo động tình trạng trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

OHCHR, 05/06/2020

Liên Hiệp Quốc lên tiếng báo động về trình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt ở Châu Á- Thái Bình Dương.

Trong một thông cáo được phát hành ngày 3/6/2020, bà Michelle Bachelet, Trưởng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho biết các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng bắt bớ một cách tùy tiện khi người dân lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền "thông tin sai lệch" trên mạng xã hội.

bachelet0

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet Reuters

Luật xử lý "tin giả" và mạng xã hội của nhiều quốc gia trong vùng khiến mối lo ngại về quyền con người gia tăng. Các luật này được sử dụng để ngăn chặn phát ngôn hợp pháp, như công khai tranh luận, chỉ trích chính sách chính phủ và đàn áp tự do ngôn luận.

Bà Bachelet cho biết đại dịch Covid-19 cho thấy ở một số quốc gia đã áp dụng kiểm duyệt chặt chẽ hơn, cùng với việc bắt và giam giữ người dân tùy tiện chỉ vì họ chỉ trích phản ứng của Chính phủ hoặc đơn giản là chia sẻ thông tin hoặc quan điểm về đại dịch.

Các vụ bắt giữ vì bày tỏ sự bất bình hoặc bị cáo buộc đưa thông tin sai lệch đã khiến nhiều người dân bị bắt ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Cao ủy nhận thấy cần phải hạn chế thông tin sai lệch hoặc thông tin có hại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hoặc bất kỳ sự kích động thù hận nào đối với các nhóm thiểu số ; tuy nhiên việc hạn chế đó không nên dẫn đến kiểm duyệt dù có chủ đích hay không sẽ sụt giảm lòng tin của dân chúng.

"Trong khi các Chính phủ có thể có lợi ích chính đáng trong việc kiểm soát sự lan truyền thông tin sai lệch trong bối cảnh đầy biến động và nhạy cảm, điều này phải tương xứng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận", bà Bach Bachet nói.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các nhà chức trách ở Việt Nam đã báo cáo rằng hơn 600 người dùng Facebook đã được triệu tập để thẩm vấn liên quan các bài đăng trực tuyến về dịch corona.

Nhiều người trong số đó đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa đi khỏi mạng xã hội.

Đến nay, ít nhất hai người dùng Facebook đã bị tuyên án hình sự vì đăng tin tức được cho là giả mạo về Covid-19. Họ nhận mức án chín tháng tù giam và phạt tiền hơn 1.000 đô la Mỹ (*).

Từ lâu đã có lo ngại về mức độ hạn chế và tuyên án nặng các vụ án liên quan đến quyền tự do ngôn luận trực tuyến và ngoại tuyến.

"Trong những thời điểm không chắc chắn này, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền và công chúng phải được phép bày tỏ ý kiến ​​về các chủ đề cực kỳ quan trọng liên quan đến công ích, như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xử lý khủng hoảng y tế, xã hội, và kinh tế, cũng như phân phối các mặt hàng cứu trợ", Bachelet nói.

"Không nên sử dụng cuộc khủng hoảng này để hạn chế bất đồng chính kiến ​​hoặc luồng thông tin và tranh luận tự do. Sự đa dạng về quan điểm sẽ thúc đẩy sự hiểu biết sâu về những thách thức mà chúng ta gặp phải và giúp chúng ta vượt qua các thách thức đó tốt hơn.

Các uộc tranh luận sôi nổi về nguyên nhân gốc rễ và những gì cần thiết nhằm khắc phục các tác động kinh tế - xã hội dài hạn cũng như các tác động khác. Việc tranh luận là không thể thiếu trong việc tái thiết quốc gia tốt hơn sau cuộc khủng hoảng".

Nguồn : Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

--------------------

(*) Tung tin sai về dịch Covid-19, nữ Facebooker lãnh 9 tháng tù ; Bắt giữ đối tượng sử dụng mạng xã hội chống phá Đảng, Nhà nước

*********************

Liên Hiệp Quốc cảnh báo Việt Nam về việc trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

VOA, 04/06/2020

Hôm 3/6, Liên Hiệp Quc lên tiếng báo đng v trình trng vi phm quyn t do biu đt trong mùa dch Covid-19 12 quc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam và Trung Quc.

lhq1

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR).

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cho biết trong mt thông cáo rng các quc gia này đã gia tăng vic bt b người dân mt cách tùy tin khi họ lên tiếng ch trích chính ph, hoc chia s thông tin, quan đim cá nhân v đi dch, vi cáo buc là loan truyn "thông tin sai lch" trên mng xã hi.

"Kể t khi bt đu đi dch, nhà chc trách Vit Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tp, thm vn liên quan đến vic chia s thông tin v dch bnh trên mng xã hi. Nhiu người trong s h đã b x pht hành chính và nhiu bài viết đã b xóa", thông cáo viết.

Văn phòng OHCHR cho biết thêm rng tính đến thi đim này, có ít nht 2 người Vit Nam b tuyên án hay khi t hình s vi mc án 9 tháng tù giam và pht hành chính hơn 1.000 đôla vì đăng ti thông tin b cho là "sai lch" v dch Covid-19.

lhq2

Mã Phùng Ngọc Phú tại phiên tòa ngày 11/05/2020. Photo VietnamNet

Trước đó, truyền thông Vit Nam cho biết vào ngày 11/5, mt toà án Cn Thơ đã tuyên pht 9 tháng tù đi vi Mã Phùng Ngc Phú, 28 tui, v ti "Li dng các quyn t do dân ch", vì đã đăng ti, chia s, bình lun nhiu bài viết "xúc phm, bôi nh lãnh đo Đng, nhà nước và thông tin sai lch" v dch Covid-19.

Tương t, vào ngày 19/4, Công an tnh Hu Giang đã bt giam bà Đinh Th Thu Thy, 38 tui, vi cáo buc li dng dch Covid-19 đ "tuyên truyn chng Nhà nước".

Trong khi đó, Bộ Công an Vit Nam cho rng : "Các thế lc thù đch, phn đng trong và ngoài nước đã li dng tình hình dch bnh Covid-19 đ phát tán trên không gian mng nhiu thông tin sai s tht, xuyên tc tình hình dch bnh và công tác ch đo, điu hành ca Chính ph, B Y tế và các b, ngành, địa phương trong n lc phòng chng dch bnh".

Liên Hiệp Quốc ghi nhận ti Trung Quc có hơn mt chc trường hp chuyên gia y tế, hc gi và công dân bình thường dường như đã b giam gi, và trong mt s trường hp b buc ti, vì công b quan đim ca h hoc chia s thông tin khác vi quan đim ca nhà nước v tình hình Covid -19, hoặc nhng người lên tiếng ch trích phn ng ca Chính ph v s bùng phát ca dch bnh.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc viết : "Trong thi đim khó khăn do đi dch gây ra, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bo v nhân quyn và công chúng phi được phép bày t ý kiến v ch đ cc kỳ trng yếu này đi ca li ích công chúng".

******************

Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đáng báo động trong mùa dịch Covid-19

RFA, 03/06/2020

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch Covid-19.

Theo thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch Covid-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.

ngonluan1

Chính quyền Việt Nam vừa bắt giữ nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). Photo : RFA

Cụ thể, các báo cáo từ nhà chức trách ở Việt Nam cho thấy đã triệu tập hơn 600 người dùng Facebook vì các bài đăng trực tuyến thông tin về dịch bệnh Covid-19. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và bị đề nghị xóa bài viết. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người bị tuyên án hình sự vì đăng thông tin bị cho là sai lệch về dịch Covid-19 với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1,000 USD.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc nêu những lo ngại về mức độ nghiêm trọng trong việc đàn áp thông tin và việc tuyên án đối với các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện tự do ngôn luận trực tuyến và ở đời thực.

Bà Michelle Bachelet kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy để cho dân nước mình như các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà hoạt động và người dân nói chung được tự do bày tỏ ý kiến về các chủ đề quan trọng đối với lợi ích công cộng.

********************

Ai bảo vệ những nhà báo chống tiêu cực tại Việt Nam ?

RFA, 02/06/2020

Đe dọa, khủng bố nhà báo

Phóng viên Nguyễn Vương của Báo VTC News, thường trú tại Huế, vào hôm 1/6 cho biết nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An. Ông Hải đã đe doạ phóng viên Nguyễn Vương do viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

ngonluan2

Nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung phải nhập viện ngày 26/9/19. RFA

Trong cùng ngày 1/6, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng, bà Vũ Thị Hải gửi đơn đến công an địa phương và các cơ quan báo chí phản ánh bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà rạng sáng ngày 31/5. Bà Vũ Thị Hải cho rằng việc làm này của kẻ lạ mặt nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình, vì thời gian gần đây bà và đồng nghiệp đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương.

Đài RFA ghi nhận đây là hai vụ việc mới nhất được truyền thông quốc nội loan tin.

Trong năm 2019, vụ việc nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung hồi cuối tháng 9 gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Nhà báo Kiều Đình Liệu bị nhóm 3 thanh niên đánh tại một quán cà phê đến mức phải nhập viện, sau khi ông phát hiện hai xe ô tô chở gỗ hộp lớn và đã gọi điện cho Hạt trưởng cùng Hạt phó Hạt kiểm lâm Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để thông báo sự vụ.

Mặc dù, ngay sau vụ việc này xảy ra, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo báo chí thúc giục giới chức Việt Nam phải tìm và trừng phạt những kẻ đã hành hung nhà báo Kiều Đình Liệu ; đồng thời mặc dù Công an thành phố Pleiku được nói là nhanh chóng vào cuộc điều tra nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố nào đến với công luận liên quan vụ việc được điều tra đến đâu.

Bên cạnh đó, hai vụ nhà báo bị thiệt mạng mà không rõ nguyên nhân là nhà báo Tôn Phúc của Tạp chí Dạy và Học Ngày nay và nhà báo Hải Đường của Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa được cơ quan chức năng thông báo về kết quả điều tra. Nhà báo Tôn Phúc được phát hiện chết, khi thi thể của ông được thấy trôi dạt gần khu vực bến phà Cát Lái, ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2019. Còn nhà báo Hải Đường được tìm thấy xác trên sông Hồng hồi tháng 6/2018.

Từ Đà Nẵng, nhà báo Lê Hải lên tiếng với RFA về những vụ việc như vừa nêu xảy ra cho giới phóng viên, nhà báo tại Việt Nam :

"Thật ra việc đó ở Việt Nam là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày. Bây giờ người bảo vệ quan trọng nhất là người có tiền".

"Thế lực ngầm" khống chế truyền thông trung thực

Về cái chết của nữ nhà báo Hải Đường, Đài RFA từng được người trong giới xã hội cho biết là do doanh nghiệp gây ra và đút tiền cho chính quyền để làm ém nhẹm vụ việc, xác định nạn nhân chết là do ngạt nước và không phải điều tra.

Nhà báo Lê Hải nêu dẫn chứng về những thế lực khống chế truyền thông ở Việt Nam là những doanh nghiệp, là những nhóm lợi ích mà ông gọi là "người có tiền" có thể định đoạt số phận của nhà báo và thậm chí cả các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam.

"Ví dụ như vừa rồi Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin về Tập đoàn Sun Group thì sau đó bị Bộ Thông tin và truyền thông phạt 55 triệu và đình bản báo online 1 tháng. Dư luận cho rằng khi bài báo ra đời thì Tập đoàn Sun Group hoàn toàn không có ý kiến gì phản đối hết. Nếu như nói sai thì dứt khoát họ phải lên tiếng rồi, thậm chí họ kiện. Nhưng mà họ không kiện. Vậy lý do gì mà Bộ Thông tin và truyền thông lại phạt ? Việc này không theo một kiểu gì hết".

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Ngọc Già tiếp lời liên quan vụ việc Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh :

"Câu chuyện của Tòa soạn Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi bị đình bản và bị phạt tiền vì đã dám động chạm đến Tập đoàn Sun Group thì nó vẽ lên cảnh chung của những người làm báo hiện nay ở một tình thế có thể nói rằng xã hội không còn phân biệt về lẽ phải, về đạo đức mà nó chỉ quan tâm đến tình trạng đó là sự thắng thua trên mặt trận thông tin truyền thông".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhấn mạnh giới lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam thao túng truyền thông, đặc biệt vào những dịp trước thềm Đại hội Đảng nhằm mục đích đấu đá quyền lực và lợi ích.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định tình hình của giới làm báo tại Việt Nam càng ngày càng tội tệ và trở nên càng nguy hiểm hơn :

"Báo chí của Việt Nam không tuân theo chuẩn mực của báo chí quốc tế. Thứ hai là không có luật pháp và thứ ba là bị chính trị hóa trầm trọng để phục vụ cho sự đấu đá của nội bộ người cộng sản Việt Nam, chứ cũng không phải phục vụ cho chế độ nữa. Bởi vì báo chí phục vụ cho chế độc độc đảng toàn trị thì nó cũng còn một chuẩn mực tối thiểu. Hiện nay báo chí bị dẫn đến một tình trạng hỗn loạn, hỗn mang và có thể nói là tình trạng hỗn độn. Người ta không biết một cái lề nào hết. Hồi trước còn gọi là ‘lề trái’, ‘lề phải’. Còn bây giờ coi như những nhà báo còn lương tri thì cảm thấy bế tắc và như là đi vào trong rừng rậm mà không có lối ra trong nghề làm báo".

Nhà báo được bảo vệ bởi ai ?

Nhà báo Lê Trung Khoa, Chủ bút của tờ Thoibao.de ở Đức từng phải trình báo với Sở Cảnh sát Berlin về việc ông bị dọa giết do đưa tin Chính quyền Việt Nam đứng phía sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về nước hồi năm 2018. Nhà báo Lê Trung Khoa cho RFA biết sau khi làm việc với phía Cảnh sát Đức thì ông được thông báo biện pháp bảo vệ cá nhân ông được nâng lên.

Còn tại Việt Nam, nhà báo Đỗ Cao Cường, từng bị dọa giết do đưa tin không qua kiểm duyệt về các vấn đề ô nhiễm môi trường, khẳng định nhà báo cất tiếng nói trung thực, phản ánh tiêu cực xã hội thì gọi nôm na là "một mình chống mafia" :

"Mình đang đấu tranh với sự thật thì mình có thể chống lại với tất cả, bao gồm cả nơi làm việc, cả doanh nghiệp, cả đồng nghiệp cho tới tất cả các mối quan hệ nữa. Để đi đến sự thật và bảo vệ những người yếu thế thì đôi khi mình chống lại tất cả đấy".

Hồi tháng 2 năm nay, gia đình ký giả Lê Hà, chủ kênh Tiếng Dân Tivi, một kênh Youtube độc lập lên tiếng đòi quyền lợi cho người dân, bị truy sát khiến mẹ và vợ ông phải nhập viện điều trị.

Vào tối ngày 2/6, Đài RFA liên lạc với ký giả Lê Hà để hỏi thăm thông tin về diễn tiến vụ việc vừa nêu và được ông cho biết :

"Tiến trình vụ án đó thì cơ quan điều tra của Công an tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định. Sắp tới đây chuẩn bị thực nghiệm điều tra để làm theo các bước tố tụng đó. Đối với gia đình của Lê Hà thì cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện tiến trình đúng quy định".

Ký giả Lê Hà chia sẻ rằng tuy vụ việc gia đình ông bị truy sát được công an điều tra đúng quy định nhưng ông không thể phủ nhận tình trạng các nhà báo kể cả làm việc trong cơ quan báo chí quốc doanh hay nhà báo độc lập đều không được bảo vệ. Thậm chí, theo quan điểm cá nhân ông thì Chính quyền Việt Nam đã không tôn trọng và thực thi theo pháp luật và Hiến pháp Việt Nam lẫn những điều quy định về báo chí của Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ và cầm tù giới cầm bút, như mới nhất là bắt giữ nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Những nhà báo cất lên tiếng nói trung thực ở Việt Nam, đất nước bị xếp vào vị trí thấp trong bảng tự do truyền thông thế giới, cùng khẳng định rằng dù bị đe dọa, hành hung, bắt bớ, tù đày thì họ vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một nhà báo, như nhà báo Đỗ Cao Cường khẳng khái tuyên bố rằng "Giết tôi rồi hãy bắt tôi im lặng !".

Nguồn : RFA, 02/06/2020

*****************

Nhà báo liên tục bị đe dọa vì viết bài chống tiêu cực

RFA, 01/06/2020

Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe dọa vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương.

ngonluan3

Hình nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trên trang đầu báo Thanh Niên hôm 13/5/2008 ở một sạp báo ở Hà Nội. Đây là hai nhà báo bị bắt giữ vì có bài viết phản ánh tham nhũng - AFP

Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe dọa phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

Theo VTC, sân golf do công ty Cổ phần Thiên An xây dựng ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được khởi công hôm 30/5. Lễ khởi công sân golf có sự tham dự của lãnh đạo UBND thị xã Hương Thuỷ ; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và nguyên lãnh đạo một số bộ ngành.

VTC đã phỏng vấn một lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên - Huế và được cho biết việc khởi công này là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Cũng trong ngày 1/6, báo Thanh Niên cho biết một nhà báo khác là bà Vũ Thị Hải, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng đã bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà.

Theo Thanh Niên, vào sáng ngày 1/6, bà Vũ Thị Hải đã có đơn gửi Công an Quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc kẻ xấu vào rạng sáng ngày 31/5 đã đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa căn nhà ở Hải Phòng mà bà Hải vừa chuyển nhượng cho người khác trong tháng 5.

Trong đơn của mình, bà Hải cho rằng kẻ lạ mặt đổ chất bẩn vào cửa nhà bà vào rạng sáng ngày 31/5 nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình.

Bà Hải cho biết, thời gian gần đây, bà và đồng nghiệp ở Hải Phòng đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương. Ngoài ra, bà cũng viết trên trang Facebook cá nhân phản ánh một số chủ trương của chính quyền Hải PHòng như định giao 99 ha đất để thanh toán dự án BT, chi tiền hàng trăm tỷ đồng mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tú Anh, OHCHR, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 653 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)