Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Ukraine : "Quyền phủ quyết" của Nga khiến Liên Hiệp Quốc "bế tắc"

Trọng Thành, RFI, 21/09/2023

Hôm 20/09/2023, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên có bài phát biểu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga. Lãnh đạo Ukraine tố cáo "quyền phủ quyết trong tay Nga" khiến Liên Hiệp Quốc rơi vào "bế tắc".

zelensky1

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về khủng hoảng Ukraine tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2023. Reuters – Mike Segar

Trước mặt đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassili Nebenzia, tổng thống Zelensky nhấn mạnh, cho dù "đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhìn nhận sự thật về cuộc chiến tranh này", "một cuộc gây hấn tội phạm và không thể biện minh được của nước Nga", nhưng "cộng đồng quốc tế đã bất lực trong việc ngăn chận cuộc chiến tranh này, bởi mọi cố gắng đều vấp phải quyền phủ quyết nằm trong tay kẻ xâm lược hoặc những kẻ ủng hộ họ".

Theo TV5 Monde, một dấu hiệu cho thấy không khí căng thẳng trong cuộc họp là khi đại sứ Nga khiếu nại về việc tổng thống Ukraine được xếp phát biểu trước các thành viên khác của Hội Đồng Bảo An. Đại sứ Nga lên án định chế quốc tế này bị biến thành một "sân khấu" cho lãnh đạo Ukraine độc diễn. Đáp lại chỉ trích của đại sứ Nga, thủ tướng Edi Rama của Albani, hiện là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An, lưu ý : "Các vị hãy chấm dứt chiến tranh, thì khi đó tổng thống Zelensky sẽ không còn cần phải lên tiếng nữa".

Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Ukraine cũng kêu gọi cải cách Hội Đồng Bảo An. Theo ông Zenlensky, "việc hàng tỉ dân cư trên hành tinh, với Liên Hiệp Châu Phi, Nhật Bản, Đức và khối Hồi giáo, không có đại diện tại định chế này là điều bất công".

Trọng Thành

**********************

Tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Ukraine Zelensky tố cáo Nga phạm "tội ác diệt chủng"

Minh Anh, RFI, 20/09/2023

Kỳ họp thường niên 2023 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã khai mạc hôm qua, 19/09/2023, với những bài phát biểu mạnh mẽ từ các nước thành viên trong bối cảnh có nhiều cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới. Trên diễn đàn, tổng thống Ukraine đã tố cáo Moskva phạm "tội diệt chủng" khi đưa hàng chục ngàn trẻ em Ukraine sang Nga. 

lhq1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 19/09/2023. AP - Richard Drew

Theo AFP, đây là lần đầu tiên ông Volodymyr Zelensky đến New York kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine tháng 02/2022. Trước Đại hội đồng, nguyên thủ Ukraine khẳng định là Kiev biết rõ tên tuổi và có bằng chứng về hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bắt cóc tại những vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga chiếm đóng.

Trước sự hiện diện của phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Polyanskiy, tổng thống Zelensky còn tố cáo Nga "dạy những đứa trẻ đó lòng thù hận đối với Ukraine và cắt đứt liên lạc của số trẻ này với gia đình", và xem đây như là "một hành động diệt chủng". 

Cùng với sự hiện của vợ là bà Olena Zelenska, tổng thống Ukraine lên án các hành động cưỡng hiếp của binh lính Nga đối với trẻ em Ukraine, đồng thời khẩn cầu cộng đồng quốc tế trợ giúp để hồi hương số trẻ vị thành niên bị cưỡng bức đưa sang Nga.

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông Zelensky kêu gọi quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nga và hậu thuẫn kế hoạch hòa bình 10 điểm do Kiev đề xuất. Tuy nhiên, lời kêu gọi vẫn vấp phải sự do dự từ nhiều nước phương Nam, đi đầu là Brazil.

Đặc phái viên đài RFI, Aabla Jounaïdi, từ New York tường thuật : 

"Lần đầu tiên có mặt trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, ông Volodymyr Zelensky biết rõ là trong phòng họp, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng xoay lưng lại với Nga. Dù vậy, tổng thống Ukraine nhấn mạnh, cuộc chiến này cũng là cuộc chiến của họ.

Ông nói : "Nga dùng mức giá lương thực cao như là một vũ khí. Từ những vùng duyên hải bờ Đại Tây Dương của Châu Phi đến tận vùng Đông Nam Á đang hứng chịu tác động". 

Nhưng làm thế nào để chấm dứt điều đó ? Tổng thống Ukraine đề nghị các quốc gia hậu thuẫn kế hoạch hòa bình của Ukraine nhằm bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ông. 

Tuy nhiên, lập trường của các nước vẫn còn rất khác nhau. Bằng chứng là tổng thống Brazil Lula Da Silva biện hộ cho việc đàm phán với Moskva.

Nguyên thủ Brazil phát biểu : "Chúng tôi không đánh giá thấp những khó khăn để có được hòa bình. Nhưng không một giải pháp nào bền vững nếu như giải pháp đó không được dựa trên đối thoại. Tôi xin nhắc lại, cần phải làm việc này để tạo ra không gian đối thoại. Rất nhiều tiền của đã được đổ vào vũ khí, nhưng lại rất ít cho phát triển". 

Brazil, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sẽ chủ trì một cuộc họp về Ukraine hôm nay." 

Tổng thống Ukraine đối mặt với Nga tại Hội đồng Bảo an

AFP cho biết thêm tổng thống Ukraine hôm nay, 20/09/2023, sẽ có bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và do vậy, đây sẽ là lần đầu tiên ông Zelensky phải đối mặt với Nga – thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. 

Minh Anh

************************

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc vào lúc thế giới bị "chia năm xẻ bảy" và vắng mặt nhiều lãnh đạo nước lớn

Minh Anh, RFI, 19/09/2023

Hôm 19/09/2023, nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ từ 145 nước cùng với khoảng 50 bộ trưởng trên thế giới tề tựu về trụ sở của Liên Hiệp Quốc, tại New York, Hoa Kỳ, tham dự khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thường niên.

lhq2

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại một diễn đàn về phát triển bền vững tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 18/09/2023. AP - Richard Drew

Khóa họp năm nay, dù lấy lại được nhịp độ thông thường sau ba năm họp trực tuyến do đại dịch Covid-19, diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, thế giới bị chia rẽ sâu sắc do cạnh tranh Mỹ - Trung gay gắt và Nga xâm lược Ukraine. 

Theo lịch trình, Đại hội đồng sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận về những chủ đề mà các nước phương Nam đòi hỏi, tìm cách thúc đẩy giải quyết các cuộc khủng hoảng tại Haiti, Sudan, nối lại đối thoại ở Cận Đông cũng như là cuộc chiến ở Ukraine.

Chương trình nghị sự năm nay cũng sẽ bao gồm các chủ đề tái thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững ODD đã được thông qua năm 2015 hướng đến việc xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn từ đây đến năm 2030. 

Điều đáng chú ý là khóa họp Đại hội đồng năm nay lại vắng mặt lãnh đạo cao cấp 4 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an : chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Anh Rishi Sunak, vì nhiều lý do chính trị, đối nội hay đối ngoại.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của thông tín viên Carrie Nooten, từ New York, mọi sự chú ý sẽ dồn vào bài phát biểu của tổng thống Ukraine lần đầu tiên tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc : 

"Đây là lần đầu tiên tổng thống Ukraine đến New York và có mặt ở Liên Hiệp Quốc. Volodymyr Zelensky sẽ phải thực hiện một thế cân bằng ngoại giao thực sự : Nếu ông có một giọng điệu quá hung hăng chống lại Moskva, điều đó sẽ làm chuyển hướng sự ủng hộ của một số nước. Ngược lại, nếu ông tập trung bài phát biểu của mình vào việc bảo vệ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và nền hòa bình, điều mà nhiều nước đang phát triển yêu cầu, ông có thể thu hút nhiều đồng minh mới. 

Theo truyền thống, bài diễn văn của tổng thống Mỹ rất được lắng nghe. Là vị tổng thống duy nhất trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an hiện diện ở Liên Hiệp Quốc tuần này, Joe Biden sẽ tự do hành động và không có đối đầu trực diện Mỹ - Trung. 

Nguyên thủ Mỹ cũng có thể đề cập đến cải cách Hội đồng Bảo an, mà ông đã từng hé mở dự án này hồi năm 2022. Và ông cũng sẽ phải chìa tay thân thiện với các nước phương Nam. 

Tuy nhiên, theo truyền thống, ngay trước nguyên thủ Mỹ, người phát biểu mở màn khóa họp là tổng thống Brazil. Ông Lula sẽ bắt nhịp cho tiếng nói của các nước đang phát triển. Cuối cùng, bài phát biểu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng được trông đợi, do Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm lĩnh không gian địa chính trị thời gian gần đây." 

Lula và Zelensky có cuộc gặp đầu tiên ở New York

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí phủ tổng thống Brazil hôm qua, 18/09/2023, cho biết, tổng thống Lula da Silva sẽ có cuộc gặp với đồng nhiệm Ukraine vào thứ Tư 20/9 tại New York. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nguyên thủ sau lần "lỡ hẹn" tại thượng đỉnh G7 tổ chức ở Hiroshima Nhật Bản hồi tháng 5/2023. Cuộc gặp lần này giữa hai lãnh đạo Brazil và Ukraine sẽ diễn ra ngay sau cuộc gặp song phương giữa tổng thống Lula và đồng nhiệm Mỹ Joe Biden, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. 

Minh Anh

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Quốc tế

Trung Quốc và 50 năm gia tăng ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương, RFI, 25/10/2021

Cách đây đúng 50 năm, ngày 25/10/1971, một nghị quyết do Albani đề nghị đã được thông qua, chính thức thâu nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hiệp Quốc, đồng nghĩa với việc Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan, bị loại ra khỏi tổ chức quốc tế này, sau khi đã là đại diện của Trung Quốc suốt từ năm 1950. Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong Liên Hiệp Quốc, kiểm soát ngày càng nhiều cơ quan chuyên trách của tổ chức quốc tế này. 

tqdl1

Phái đoàn Liên Hiệp Quốc nhân diễn đàn Một Vành Đai Một Con Đường ngày 26/04/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.  Andrea Verdelli/Pool via Reuters

Như tờ nhật báo kinh tế của Pháp Les Echos ấn bản ngày 25/10/2021 nhắc lại, từ năm 2003 và kể từ khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền, Trung Quốc, từ vai trò một quan sát viên khiêm tốn, đã đầu tư ngày càng nhiều phương tiện tài chính và nhân lực vào Liên Hiệp Quốc. Với tư cách một quốc gia đang trỗi dậy, Trung Quốc đã tự đặt mình vào vị trí người bảo vệ các nước nghèo, mạnh mẽ lên án chủ nghĩa thực dân và kiên quyết bảo vệ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Bắc Kinh ngày càng xem Liên Hiệp Quốc là một công cụ rất hữu hiệu để bày tỏ những mối quan ngại của họ, dập tắt những tiếng nói chỉ trích và quảng bá những quan điểm của Trung Quốc. 

Nền kinh tế càng phát triển, vị thế quốc tế của Trung Quốc càng lớn mạnh, và Bắc Kinh đã chứng tỏ tham vọng bên trong Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc hiện là nước đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho ngân sách hoạt động của Liên Hiệp Quốc, với 3,2 tỷ đôla cho năm 2021, kể từ nay chiếm 12% tổng đóng góp tài chính. Trung Quốc cũng hiện là nước đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho các chiến dịch duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Việc chính quyền Donald Trump trước đây gần như tẩy chay các định chế đa phương càng giúp cho Trung Quốc gia tăng kiểm soát các cơ quan Liên Hiệp Quốc phục vụ cho các lợi ích của Bắc Kinh. Trang mạng Foreign Policy vào năm 2019 đã kể lại làm cách nào mà Bắc Kinh áp đặt được ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã không ngần ngại xóa một món nợ cho Yaoundé để nước này rút lại ứng viên của Camroun. Bắc Kinh còn đe dọa ngăn chận xuất khẩu của các nước Achentina, Brazil và Uruguay để ba nước này bỏ phiếu ủng hộ ứng viên Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) lên lãnh đạo FAO.

Theo ghi nhận của Les Echos, trong tổng số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện đang đứng đầu đến 4 cơ quan (FAO, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc) trong khi Pháp , Anh và Hoa Kỳ mỗi nước chỉ lãnh đạo một cơ quan (UNESCO, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới). Bắc Kinh cũng đã cài được đến 7 phó giám đốc, một con số kỷ lục, vào nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

Cũng theo nhận định của Les Echos, ảnh hưởng của Trung Quốc trong Liên Hiệp Quốc còn được nhận thấy rõ qua việc nước này đã ngăn chận được Đài Loan tham gia các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới và qua việc tổ chức này đã tỏ ra rất khoan dung với Bắc Kinh khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lây lan từ Trung Quốc ra khắp thế giới. 

Bên trong Hội đồng Bảo an, mà Trung Quốc là một trong những thành viên thường trực, Bắc Kinh không còn kín đáo như trước nữa, mà sử dụng ngày càng nhiều quyền phủ quyết để ngăn chận mọi nghị quyết hay tuyên bố bất lợi. Trung Quốc cũng đã thắt chặt quan hệ với một thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an là Nga, bởi vì hai nước có cùng quan điểm là không chấp nhận mọi can thiệp từ bên ngoài và chống lại các biện pháp trừng phạt của quốc tế.

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc khi khai thác tối đa vai trò của nước này trong Liên Hiệp Quốc có lẽ là nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới, cũng mang tính đa phương, nhưng là đa phương theo sự áp đặt của Bắc Kinh, đối lại với trật tự thế giới của phương Tây. 

Thanh Phương

********************

Kỷ niệm 50 năm thay Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình thế giới

Thanh Phương, RFI, 25/10/2021

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 50 ngày Trung Quốc giành được chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc từ tay Đài Loan, hôm 25/10/2021, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Bắc Kinh sẽ luôn "duy trì hòa bình thế giới và trật tự quốc tế", trong bối cảnh Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang rất quan ngại về những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên toàn cầu. 

tqdl2

50 năm Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết tiếp tục "duy trì hòa bình thế giới".  © AFP

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại một hội nghị tại Bắc Kinh đánh dấu 50 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc, thay thế Đài Loan. Hội nghị có sự tham dự của các nhà ngoại giao và đại diện các tổ chức quốc tế tại Trung Quốc, cũng như có sự tham dự trực tuyến của của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. 

Theo hãng tin Reuters, trích dẫn Tân Hoa Xã, trong bài phát biểu hôm nay, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ luôn là "một người xây dựng hòa bình thế giới" và "một người bảo vệ trật tự và luật lệ quốc tế".

Rõ ràng là ám chỉ Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố các luật lệ và trật tự quốc tế "không thể do một cường quốc duy nhất hay một khối nào áp đặt".

Lãnh đạo họ Tập còn khẳng định Bắc Kinh "kiên quyết chống lại mọi hình thức bá quyền và chính sách dựa trên vũ lực, chống lại chủ nghĩa đơn phương và chính sách bảo hộ mậu dịch". Chủ tịch Trung Quốc còn kêu gọi đẩy mạnh hợp tác toàn cầu trên những vấn đề như các xung đột khu vực, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng và an ninh sinh học.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố như trên vào lúc Đài Loan báo động căng thẳng quân sự với Trung Quốc trong tháng này đang lên đến mức cao nhất từ hơn 40 năm qua, gây càng nhiều lo ngại là Bắc Kinh có thể sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo mà Trung Quốc luôn cho là một bộ phận không thể tách rời.

Trung Quốc cũng ngày càng có những hành động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền trong các tranh chấp biển đảo với một số nước Đông Nam Á trên Biển Đông, với Nhật Bản trên biển Hoa Đông và tranh chấp biên giới trên bộ với Ấn Độ.

Vào trước ngày kỷ niệm 50 năm Trung Quốc thay thế Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ và Đài Loan hôm thứ Sáu 22/10/2021 đã có một cuộc họp trực tuyến để thảo luận về những cách thức có thể giúp Đài Loan tham gia "đáng kể" vào các công việc của Liên Hiệp Quốc.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Thanh Phương,
Published in Châu Á

Vit Nam li có vua như thi Trung c ?

Trân Văn, VOA, 19/02/2021

H thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang hi h sa chi tiết ông Nguyn Phú Trngdâng hương tưởng nim các tiên đế(1) thành dâng hưởng tưởng nim các bc tin nhân (2).

vua000

Ngày đầu xuân mới, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với nước và trồng cây tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Hình : Vietnamnet.vn, 17/02/2021

V ng nghĩa, ch có Thiên t ca mt triu đi mi gi ông, cha ca mình, vn cũng tng làmđế như mình là tiên đế ! Chuyn nhiu cơ quan truyn thông nhà nước loan báo ông Trng dâng hương tưởng nimtiên đế không phi là li kiến thc. Đó là vn đ v nhn thc nên không có cá nhân nào trong h thng truyn thông chính thc dám t tin sa hai ttiên đếkhi loan tin v s kin ông Trngdâng hương tưởng nim, trng cây lưu nim ti Hoàng thành Thăng Long nhân dp đu Xuân Tân Su !

Vic h thng truyn thông sau đó satiên đế thành các bc tin nhân ch là chuyn chng đng đng sau khi dân chúng đng lot ch trích và điu đó làm méo mó c hình nh ca Hoàng thượng ln triu đình.

Trong mt xã hi tht s dân ch, chc chn s không có chuyn h thng truyn thông đưa tin ging nhau, sau đó được lnh cùng sa mà không xin li, không gii thích vì sao li thế ! Hin tượng này ch có th xy ra nhng quc gia theo th chế quân ch.

Cn phi nói thêm, vào thi đim này vn còn mt s quc gia có vua. Tuy nhiên v trí, vai trò, hot đng ca nhng v vua các x y phi theo Hiến pháp, pháp lut (quân ch lp hiến). Ch có thi Trung c, vua mi đng trên tt c và tr thành cá nhân toàn quyn đnh đot đúng sai, phi trái (quân ch chuyên chế). V lý thuyết, Vit Nam đã t b chế đ quân ch cách nay 76 năm sau khi Hoàng đế Bo Đi thoái v hi 1945 nhưng trên thc tế, Vit Nam đang có vua và bn cht th chế là mt kiu quân ch chuyên chế !

Đó là lý do không có bt k đng viên nào ca Đảng cộng sản Việt Nam hay công dân nào ca Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam có quyn tư ngh v phát biu hay hành vi ca Tổng bí thư kiêm Ch tch nước Nguyn Phú Trng. Đó cũng là lý do c h thng chính tr, ln h thng công quyn ti Vit Nam không nhng không dám can gián, điu chnh mà va phi răm rp tuân theo, va phi tán dương tt c các ch đo, hành đng ca ng chí" Tổng bí thư kiêm Ch tch nước !

***

Cách nay ba năm, vào dp Tết Mu Tut (2018), khi toàn b h thng chính tr, h thng công quyn tiếp tc thc hin truyn thng Tết trng cây, ông Trng tng phát biu đi loi thế này :

…Chúng tôi nêu ý đnh năm nay là mt cái Tết trng cây bo v rng vì phá rng nhiu quá nhưng phi làm sao cho thiết thc ! C cm cái xng nghêu ngao. Cm ra mút cán người ta trông là biết ông này không trng cây. Gy gy tí đt, chân thì đi giy, xong li đưa cái khăn vi chu nước phn cm quá ! Ri cây thì to đùng xây sn my vòng xung quanh ri ! Điu đó đã nói ri nhưng dưới đa phương nó’ không chu chuyn. Nó’ c chun b sn ! Thm chí cái cán xng - tôi nói nhiu ln lm ri mà nó’ c qun xanh xanh, đ đ ri trng cây phi đi găng tay này, xong ri có người đưa cho cái khăn lau tay Tôi bo ‘không’, t nông dân quen ri phi cái là sch ri(3).

Năm nay - Tết Tân Su (2021) đích thân ông Trng thn nhiên làm đúng nhng gì ông đã ln tiếng phê phán : Cũngđi giày, cũng cm xng gy gy tí đt đ trng mt cái cây to đùng. Không có bt kỳ ai trong h thng chính tr, h thng công quyn, h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam dám gi đó là phn cm và không thiết thc.Tt c cùng hoan h xem vic ông Trngdâng hương tưởng nim các tiên đế, trng câylà s kin chính tr quan trng.

Xét theo logic v nhn thc, nếu không t xem mình là b trên ca h thng chính tr, h thng công quyn, ông Trng s không phô bày s trch thượng, gi nhng h thng này các đa phương là "nó". Càng không d dãi ch trích "nó" đã làm đúng nhng gì chính ông cũng làm ! Ch có t xem minh như vua, t tin vì được trng kính như vua mi va ln tiếng đ caođo đc, buc nêu gương, tuyên b tiến hànht chnh đn,va chà đp các qui đnh ca Hiến pháp và pháp lut. Chng hn, tuy thường xuyên tham d các s kiên qui t nhiu người song ông không mang khu trang dù hành vi này vi phm các qui đnh phòng dch hin hành.

Bi h thng chính tr, h thng công quyn, h thng truyn thông chính thc mc đnh ông Trng là vua nên không ai dám nhc, nói gì đến vic lp hay yêu cu lp biên bn vi phm hành chính, pht ông bao nhiêu trong mc pht t mt đến ba triu đng (4) !

***

Tiếng là mt quc gia theo th chế cng hòa nhưng vic r theo hướng xã hi ch nghĩa đã to ra cho Vit Nam nhng ông vua như ông Trng. Xã hi Vit Nam có khác gì xã hi trong "B qun áo mi ca Hoàng đế" mà Andersen tng k vi thiếu nhi (5).

Trong tiến trình xây dng ch nghĩa xã hi, Vit Nam tuyên b th tiêu nhiu th, bao gm c phong kiến nhưng khi công khai xác đnh, t din biến, t chuyn hóa – vn là qui lut có tính nn tng ca tiến hóa, tiến b và văn minh thì làm sao Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam có th có h thng chính tr, h thng công quyn, cũng như nhng công dân đúng nghĩa ca mt nn cng hòa ? Còn tin, còn chp nhn kiu tuyên truyn, t din biến, t chuyn hóa, t điu chnh cho phù hp vi tiến trình phát trin chung ca nhân loi là thù đch và phn đng, đng nghĩa vi đng tình chp nhn thân phn thn dân ! Chp nhn đt hin ti và tương lai vào tay nhng ông vua thi Trung c.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/02/2021

Chú thích :

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trong-cay-tai-hoang-thanh-thang-long-713412.html

(2) http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Tong-Bi-thu-Chu-tich-nuoc-Nguyen-Phu-Trong-trong-cay-tai-Hoang-thanh-Thang-Long/423335.vgp

(3) https://www.youtube.com/watch?v=6bfs2JY8L1o&ab_channel=NguyenMinh

(4) https://tuoitre.vn/do-hoa-vi-pham-phong-chong-dich-covid-19-bi-phat-the-nao-20210217155739501.htm

(5) https://vi.wikipedia.org/wiki/B_qun_áo_mi_ca_hoàng_đế

***********************

Vit Nam dn dt ti Liên Hip Quc ?

Trân Văn, VOA, 18/02/2021

Vit Nam phát huy vai trò dn dt ti Liên Hip Quckhông phi làý kiến hay nhđnh kiu x xiên. Đó là tuyên b công Đng Đình QuýĐi s Vit Nam ti Liên Hip Quc ! Tuyên b nàđượông Quýđưa ra trong bài viết có ta là Vit Nam phát huy vai trò dn dt, đ xuý tưởng ti Liên Hip Quc,được t Quâđi nhân dâđăng trang trng c trên báo in ln báđin t hôm 15 tháng 2 !

vua2

Đi s Vit Nam ti Liên Hip Quc, Đng Đình Quý,

Theo ông Quý thì Vit Nam đã thc hin phát huy vai trò dn dt ti Liên hip Quc thông qua victham d hàng nghìn cuc hp các cp, thc hin khong 500 bài phát biu thay mt quc gia và c ASEAN trên rt nhiu lĩnh vc t hòa bình, an ninh đến các vn đ phát trin, xã hi, thúc đy - bo v nhân quyn tham gia vào quá trình xây dng hàng trăm văn kin ca Hi đng Bo an sau khi đm nhn vai trò y viên không thường trc nhim k 2020 2021 ca cơ chế này ti Liên Hip Quc.

Đáng lưu ý là nếu ông Quý nói thit, thì t chc Liên Hip Quc đã và đang được dn dt theo ch đo ca Ban Bí thư thuc Ban Chp hành Trung ương ca Phái đoàn Vit Nam ti Liên Hip Quc t năm ngoái đến nay đu bám sát Ch th s 25-CT/TW "V đy mnh và nâng tm đi ngoi đa phương đến năm 2030", phát huy vai trò dn dt, đ xut ý tưởng ca Vit Nam ti các cơ chế đa phương, th hin vai trò ca Vit Nam trong cng đng quc tế (1) !

***

Chc chn tuyên b ca ông Quý s làm nhiu người hoài nghi nhưng may mn là các viên chc ngoi giao đi din cho 192 quc gia còn li Liên Hip Quc không rành tiếng Vit, càng không đc báo Quân đội nhân dân. Thm chí nếu có nhiu người Vit là đng bào ca ông Quý dè bu thì ông cũng không màng. Trước gi, h thng chính tr, h thng công quyn và ngay c h thng truyn thông chính thc Vit Nam luôn cn nhng tuyên b kiu như thế.

Cách nay ba năm, s kin đi tuyn U23 Vit Nam giành được vé d trn bán kếtGii Vô đch Bóng đá Tr Châu Á 2018, không ít cơ quan truyn thông chính thc tán : "Vit Nam đã đt c Châu Á dưới chân" (2) ! Khi đi tuyn U23 Vit Nam giành được quyn d trn chung kết vi đi tuyn U23 Uzbekistan, t Nhân Dân cơ quan ngôn lun ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tuyên b, đó chính là bng chng "thế nước mnh, vn nước lên, lòng dân đng thun, nước nhà hưng thnh" và chc chn "vic gì cũng thành công" (3) !

Khi thc trng chính tr, kinh tế, xã hi như đã biết, song Tổng bí thư kiêm Ch tch nước vn dõng dc bo rng : Vit Nam chưa bao gi có được cơ đ, tim lc, v thế và uy tín như ngày nay(4) thì chuyn có nhng người như ông Quý hoan h báo công :Vit Nam đang phát huy vai trò dn dt ti Liên Hip Quc là tt yếu ! Đng ngc nhiên khihàng nghìn cuc hp các cp, khong 500 bài phát biu v rt nhiu lĩnh vc, tham gia xây dng hàng trăm văn kin được đng hóa thành vai trò dn dt ti cơ quan dn dt cng đng quc tế !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 18/02/2021

Chú thích

(1) https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-phat-huy-vai-tro-dan-dat-de-xuat-y-tuong-tai-lien-hop-quoc-651652

(2) http://soha.vn/khong-the-tin-noi-u23-viet-nam-dat-ca-chau-a-duoi-chan-bang-chien-thang-de-doi-20180120194211057.htm

(3) http://www.nhandan.com.vn/thethao/tin-tuc/item/35368102-the-nuoc-manh-van-nuoc-len.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Mỹ-Trung : Trump-Tập đối đầu qua diễn đàn Liên Hiệp Quốc

Đối đầu Trung-Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh loan báo mục tiêu chống biến đổi khí hậu, quan hệ căng thẳng Úc-Trung, số phận di dân nhập cư đến cửa Liên Hiệp Châu Âu sẽ ra sao ? Pháp từng bước tái phong tỏa chống dịch là các đề tài tràn ngập báo Pháp hôm nay.

mytrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 75, New York, Mỹ, ngày 22/09/2020  via Reuters - UNITED NATIONS

Di dân đến cửa Liên Hiệp Châu Âu rồi sẽ ra sao ? Đó là câu hỏi của các nhật báo Pháp. Châu Âu muốn chỉnh đốn chính sách nhập cư, tựa trên trang nhất của Le Monde. Sau vụ trại di dân ở Moria, Hy Lạp, cháy rụi, một số diễn biến xảy ra : Châu Âu trình dự án nhập cư để vượt qua những bất đồng đùn đẩy. Thành phố Köln của Đức (1,1 triệu dân) tuyên bố sẵn sàng đón thêm di dân. Ủy Ban Châu Âu kỳ vọng vào "cú gây sốc" của ngọn lửa để lay động tình người, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đặc trách nhập cư, Margaritis Schinas, kiến trúc sư của dự án kêu gọi "phe mị dân ở Châu Âu cho giải pháp".

Trung Quốc là vấn đề hay giải pháp của thế giới ?

Đối đầu Mỹ-Trung tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc qua trung gian video thu trước là chủ đề thuộc loại "nóng" của Le Monde. Ngay tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng lo ngại "một rạn nứt lớn giữa hai đại cường kinh tế, tín hiệu sắp xảy ra chiến tranh lạnh".

Năm 2019, Bắc Kinh lãnh đợt tấn công đầu tiên của Donald Trump, khi lên án Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Lần nầy, tổng thống Mỹ tố cáo "siêu vi Trung Quốc" là cội nguồn của khủng hoảng y tế và kinh tế thế giới. Trong bài phát biểu, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định "Trung Quốc là thủ phạm gieo rắc siêu vi. Trong những ngày đầu, họ phong tỏa lưu thông trong nước nhưng vẫn để cho máy bay rời Trung Quốc để lây nhiễm cho thế giới". Donald Trump cũng không chừa Tổ chức Y tế Thế giới mà ông cáo buộc bị Bắc Kinh kiểm soát nên đưa ra những lời tuyên bố không đúng với sự thật về khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Như một bản cáo trạng, Donald Trump quy cho Trung Quốc là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường biển và không khí với đội thương thuyền vận tải lúc nhúc. Như để làm nổi bậc chế độ độc tài của Trung Quốc, Donald Trump nhấn mạnh đến vai trò "lãnh đạo nhân quyền thế giới" của Hoa Kỳ, một công thức hiếm khi ông sử dụng.

Tham luận của tổng thống Mỹ rất ngắn cũng thể hiện sự xem thường Liên Hiệp Quốc, theo nhận định của Le Monde. Một cách gián tiếp, nhưng rõ ràng ông trách Liên Hiệp Quốc không quan tâm đến các vấn đề cốt lõi của thế giới như khủng bố, chà đạp phụ nữ, lao động cưỡng bách, ma túy, buôn người, mãi dâm, đàn áp tôn giáo, thanh lọc sắc tộc…".

Vì diễn văn của Donald Trump được thu trước nên Tập Cận Bình không thể phản bác từng điểm một. Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hợp tác chống Covid-19 trước khi ca tụng điều được gọi là "cộng đồng chia sẻ tương lai trong đó mọi người phụ thuộc lẫn nhau". Tiếp theo, ông tấn công vào nỗ lực của Mỹ "ngăn chận Trung Quốc phát triển, qua các biện pháp đánh phá kinh tế nhất là kỹ thuật số". Theo nhận định của Le Monde, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ "đóng góp kinh nghiệm kiểm dịch, chẩn bệnh và điều trị, nghiên cứu nguồn gốc siêu vi corona nhưng tuyệt nhiên tránh né đề cập đến trách nhiệm của Trung Quốc.

Trong phần kết luận của bài tường thuật, Le Monde nêu lên thái độ mâu thuẫn của lãnh đạo Trung Quốc khi ông cam kết chia sẻ vac-xin, tài sản chung của nhân loại, một cách miễn phí cho các nước đang phát triển nhưng lại từ chối tham gia vào chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới và Alliance du Vaccin.

Tập Cận Bình cũng khẳng định là không có ý đồ bành trướng, bá quyền, gây chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng với bất kỳ nước nào". Nhật báo độc lập khéo léo mời độc giả nhìn ra Biển Đông.

Trung Quốc cam kết : 2060 sẽ "trung hòa" khí thải CO2

Bắc Kinh loan báo quyết định quan trọng chống biến đổi khí hậu. Cam kết của ông Tập Cận Bình tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc được La Croix ghi nhận : Trung Quốc muốn đạt mức "zero" CO2 vào năm 2060. Vấn đề là bằng cách nào ? Nhật báo Công Giáo đặt câu hỏi. Theo các chuyên gia, phương án đầu tiên là bỏ các nhà máy nhiệt điện thay bằng hạt nhân. Các biện pháp khác như "khống chế CO2" đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Les Echos gọi quyết định này là một "hành động chính trị" của Bắc Kinh trong bối cảnh xung khắc với nước Mỹ của Donald Trump. Từ nay, Hoa Kỳ là nước thải CO2 nhiều nhất trên thế giới không có mục tiêu giảm tiêu dùng năng lượng gây ô nhiễm. Tuy nhiên, mục tiêu của Trung Quốc đề ra, phải đến 2060, còn quá khiêm tốn và chậm hơn Châu Âu đến 10 năm. Mặt khác, nếu Trung Quốc nói thật làm thật thì phải đầu tư một khối tiền khổng lồ để biến đổi mô hình kinh tế và xã hội một cách triệt để.

Quan hệ Trung-Úc thời băng giá 

Trong khi La Croix tập trung vào chủ đề "Đài Loan, miền đất hứa của dân Hồng Kông lưu vong tìm tự do", Libération đưa độc giả xuống Nam Thái Bình Dương với hai bài phóng sự : "Quan hệ Trung-Úc thời băng giá" và "Liệu các đại học học Úc bị Trung Quốc chi phối ?".

Từ mùa xuân đến nay, quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra tiếp tục suy thoái. Trung Quốc nâng thuế nhập khẩu, Úc tăng ngân sách quốc phòng, Trung Quốc trục xuất nhà báo, Úc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19. Tiếp theo, Canberra đình chỉ luật dẫn độ và thông báo đón dân Hồng Kông muốn được sống tự do… Thủ tướng Scott Morrison còn nỗ lực vận động các nhà lãnh đạo trên thế giới điều tra cội nguồn đại dịch tại Hoa lục. Ông còn đề xuất trao cho thanh tra của Tổ chức Y tế Thế giới quyền hạn rộng rãi như thanh tra giải trừ vũ khí của Liên Hiệp Quốc. Theo chuyên gia James Laurenceson, giám đốc viện quan hệ Úc-Trung ở Sydney, các tuyên bố của thủ tướng Úc làm Bắc Kinh tức giận vì cho là Úc không hành động một mình mà do Mỹ ủy nhiệm. Cáo buộc này là sai. Phản ứng tức giận này chứng tỏ Trung Quốc lui về thế thủ : suy yếu trong cuộc chiến thương mại với Donald Trump, Bắc Kinh còn bị điểm mặt vì thái độ dối trá trong vụ Covid.

Trung Quốc còn căm tức thủ tướng Morrison vì một lý do khác nữa. Cũng theo chuyên gia James Laurenceson, đạo luật chống ngoại nhân can thiệp mà thực chất là nhắm vào Đảng cộng sản Trung Quốc được ban hành từ năm 2017, thủ tướng Morrison giữ nguyên đường lối khi lên nắm quyền. Mối đe dọa của Trung Quốc có thật nhưng thủ tướng Úc có lời lẽ và hành động "không mấy ngoại giao" và không cần thiết. Canberra còn đi xa hơn nữa, không những cấm Hoa Vi tham gia mạng lưới 5G mà còn gửi các phái bộ chuyên viên cảnh báo Anh và Mỹ về những bất trắc nếu hợp tác với Hoa Vi. Một dấu hiệu cho thấy mối đe dọa này có thật : Quốc hội Úc và các chính đảng bị tin tặc tấn công trong mùa bầu cử 2019.

Tuy nhiên, căng thẳng thì căng thẳng, Trung Quốc do nhu cầu quặng mỏ quá lớn, tiếp tục là bạn hàng số một của Úc.

Sinh viên Trung Quốc ở các đại học Úc lấy thịt đè người ?

Các đại học học Úc, với 260.000 sinh viên Trung Quốc có bị Bắc Kinh chi phối ? Để trả lời câu hỏi này, Canberra sử dụng một vũ khí của chế độ dân chủ : trao cho Quốc hội điều tra. Libération cũng tìm hiểu với một số sinh viên Trung Quốc và giáo sư Úc. Hai trường hợp tiêu biểu : Drew Pavlou, một sinh viên Úc vì ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã làm sinh viên Trung Quốc trong đại học Queensland căm tức. Drew Pavlou bị đe dọa giết và còn bị hội đồng kỷ luật đuổi học. Vụ việc đang được tư pháp điều tra. Drew Pavlou xem đây là một chiến thắng. Matt, một sinh viên Duy Ngô Nhĩ, đại học Brisbane, cũng chia sẻ : được gia đình cho đi du học năm 2010 sau khi xem video nói về các vụ thảm sát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nhưng mỗi lần về thăm nhà, Matt đều phải "uống trà" với công an và được yêu cầu cung cấp thông tin về những người bạn ở đại học. Matt từ chối. Hậu quả là cha mẹ bị "đưa vào trại cải tạo". Thỉnh thoảng anh nhận được những cú điện thoại nặc danh yêu cầu thận trọng và cám ơn đảng vì nhờ đảng mới được sang Úc.

Theo phân tích của Jane Golley, đại học quốc gia Úc, đúng là có nhiều sinh viên Trung Quốc phản bác những điều giảng dạy về Đài Loan và Tây Tạng nhưng không một sinh viên nào ngăn cản bà nói những gì bà muốn nói. Do vậy, hay nhất là nên thuyết phục những người trẻ này hơn là đuổi họ về Trung Quốc.

Còn theo Alex Joske, sinh viên Trung Quốc tuy là điểm xung khắc giữa hai nước, thực chất điểm mấu chốt là ở quan hệ đối tác nghiên cứu giữa các đại học. Từ 2008 đến 2016, "chế độ cộng sản Trung Quốc đã tuyển dụng 60.000 chuyên gia, trong những điều kiện mờ ám và thường là qua các hiệp hội sinh viên". Trong số này, có nhiều khoa học gia Úc về các ngành công nghệ sinh học, công nghệ nano, pin điện tử… Bây giờ Úc mới hiểu là cần tự vệ chống gián điệp, đánh cắp bằng phát minh và xung đột quyền lợi. Libération dự đoán là quan hệ Úc-Trung sẽ căng thẳng thêm. Ủy ban điều tra của Quốc hội Úc sẽ khui hồ sơ này để xử lý tận gốc.

Cũng liên qua, đến thời sự Trung Quốc, Le Monde cũng dành một bài dài về vụ tỷ phú Nhậm Chí Cường, 69 tuổi, cựu bộ trưởng Thương mại, cựu đảng viên, bị lãnh án 18 năm tù cộng thêm hơn 600.000 đôla tiền phạt vì tội tham nhũng.

Nhậm Chí Cường cho biết không kháng cáo có lẽ để đánh đổi an nguy cho con trai. Thực chất, nhân vật có biệt danh là "khẩu đại bác" đã nhiều lần vuốt râu hùm : gọi Tập Cận Bình là hoàng đế trần truồng và phải dừng tay tiêu pha tiền thuế của dân vào những chuyện không lợi ích gì cho họ. Vụ này đã được nhiều tờ báo loan tin. Le Monde hôm nay trích nhận định của một vài người am tường tình hình nhân quyền Hoa lục : Tập Cận Bình đang biến Trung Quốc thành một nhà tù lớn, nơi mà một lời nói hợp lý cũng có thể bị kết án 18 năm tù. Le Monde nhắc lại là trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tập chủ tịch, tháng 7 năm 2015, khoảng 200 luật sư và nhà hoạt động nhân quyền bị bắt trong một đợt đàn áp. Phần đông đã được thả nhưng một số luật sư bị cấm hành nghề. Trong ba năm sau này, những nhà báo bất đồng chính kiến hay nhà hoạt động bạo gan lập đảng chính trị thường lãnh án từ 12 cho đến 15 năm.

Hết chữ đặt tên bão

Về thiên tai, những trận bão lớn liên tục làm đau đầu Liên Hiệp Quốc. Le Monde giải thích : bão nhiệt đới gia tăng từ tháng 5 nhiều đến mức chuyên gia Liên Hiệp Quốc không đủ chữ để đặt tên. Với 24 mẫu tự la tinh mà chưa hết tháng 9 đã có 23 trận bão. Trận bão mới nhất được đặt tên là Wilfred. Thôi thì, mượn mẫu tự Hy Lạp vậy. Liên Hiệp Quốc quyết định. 

Covid-19 : Pháp ban hành nhiều biện pháp đối phó tăng cường

Về tình hình Địa Trung Hải, các báo Pháp đều nhấn mạnh đến sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang xung khắc, tuyên bố đàm phán với Hy Lạp. Les Echos cho biết chính miệng tổng thống Erdogan thông báo tin này sau khi gặp thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel.

Liên quan đến khủng hoảng Belarus, nhật báo kinh tế nhận định "phong trào biểu tình tiếp diễn, số phận tổng thống Lukachenko ngày càng tùy thuộc vào Matxcơva. Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu, như thông lệ, chưa thống nhất được lập trường, Les Echos thất vọng.

Diễn biến Covid-19 tại Pháp theo chiều hướng xấu được đăng tải với các tựa : Biện pháp "siết bù loong" ở các thành phố lớn (Les Echos) và cuộc chiến đấu chống đại dịch tăng tốc (Le Monde) kèm theo bản đồ mà màu đỏ đậm, đỏ và cam áp đảo, theo vận tốc lây lan.

La Croix thể hiện tình trạng đáng lo này qua bài phóng sự ở một bệnh viện : Giới y tế cho biết họ đã lao vào cuộc chạy đua bền sức.

Cũng để chuẩn bị lâu dài cho giáo dục, tuần này, chính phủ Pháp phát động chiến dịch thí điểm dạy học từ xa. Ngân sách đầu tiên gần 30 triệu euro trang bị máy vi tính cầm tay cho 15.000 học sinh tiểu học thiếu phương tiện, phóng sự của Les Echos.

Về nghệ thuật, tin nữ ca sĩ Juliette Greco từ trần, thọ 93 tuổi, trang trọng nằm trên trang nhất. Một huyền thoại vừa tắt lịm, La Croix gói ghém lời tiễn biệt "một người phụ nữ tự do, ý thơ của bao thi sĩ và nhạc sĩ". Libération nuối tiếc "khu phố Saint Germain từ nay vắng bóng người ca sĩ áo đen, thanh lịch".

Nước Pháp cũng vừa mất một đầu bếp huyền thoại Pierre Troisgros. Ông ra đi ở tuối 92.

Trong không khí căng thẳng của dịch Covid toát lên một tin vui. Trang văn hóa của Les Echos cho biết thị trường sách khởi sắc, ở Pháp cũng như ở bên Anh, chứng tỏ là một hiện tượng chung . Ở Pháp chẳng hạn : sau khi bị tuột dốc 92% trong tháng Tư, thương vụ sách tăng 14% từ tháng Năm đến tháng Tám. Hơn 3,8 triệu quyển được bán đi trong tháng Sáu. Một trong những lý do chính là vì đại dịch, lần đầu tiên giới trẻ không còn thú tiêu khiển nào khác nên tập trung vào sách.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Covid-19 và bất ổn : Liên Hiệp Quốc lo ngại tác động dây chuyền (RFI, 04/08/2020)

Đại dịch siêu vi corona làm cho khủng hoảng kinh tế và nhân đạo trên thế giới nghiêm trọng thêm, các cuộc xung đột đẫm máu hơn. Trên đây là báo động của các chuyên gia và nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc với giới truyền thông vào hôm nay 04/08/2020.

covi1

Một trại tị nạn tại Idleb, Aleppo, miền tây bắc Syria, ngày 11/07/2020.  Omar Haj Kadour / AFP

Theo AFP, Liên Hiệp Quốc rất lo ngại sẽ có nhiều cuộc xung đột và bạo động dữ dội hơn trong thời gian tới. "Chúng ta chỉ mới ở màn đầu tiên trong thảm kịch khá dài", theo nhận định của chuyên gia Richard Gowan cũng như giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc.

Các cường quốc Tây phương, vì bận tâm và huy động tài lực chống đại dịch Covid tại nước mình nên nguồn tài trợ nhiều chương trình viện trợ nhân đạo và kinh tế bị cắt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 còn làm cho kinh tế thế giới suy thoái và có thể gây thêm tình trạng bất ổn và xung đột.

Do vậy, hồi tháng 3, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi ngưng bắn toàn cầu. Thế nhưng, cho đến nay tại Yemen, Syria và Libya vẫn còn tiếng súng. Tại Syria và Libya, chính quyền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hậu thuẫn quân sự cho các phe đối nghịch tấn công lẫn nhau. Tại Yemen, chiến sự vẫn tiếp diễn, nạn đói kéo dài trong khi các tổ chức nhân đạo can kiệt ngân sách.

Từ nay, các quốc gia hào phóng tại Châu Âu, điển hình là Đức, đều tập trung vực dậy kinh tế Châu Âu. Giới chuyên gia cũng quan ngại cho Lebanon, nằm sát cạnh Châu Âu. Lebanon đã lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và tài chính khủng khiếp nhất từ những thập niên gần đây.

Toàn cảnh thế giới được một nhà ngoại giao mô tả trong hai từ "bi thảm và chán nản".

Tú Anh

*********************

Covid-19 : WHO thông báo hoàn tất chuẩn bị nghiên cứu nguồn gốc virus (RFI, 04/08/2020)

Kể từ khi xuất phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối tháng 12/2019, virus corona chủng mới đã khiến gần 690.000 người chết trên khắp thế giới, tính đến tối 03/08/2020 và hơn 18 triệu ca nhiễm được thông báo chính thức. Nhóm chuyên gia được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cử đến Trung Quốc ngày 10/07 đã hoàn thành "nhiệm vụ tạo dựng nền móng cho nỗ lực xác định nguồn gốc của virus".

covi2

Ảnh minh họa : Ống xét nghiệm virus corona Reuters/Dado Ruvic

Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 03/08, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết bước tiếp theo là "những nghiên cứu dịch tễ học sẽ được bắt đầu ở Vũ Hán để xác định khả năng nguồn gốc lây nhiễm của những ca đầu tiên".

AFP nhắc lại, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng loài dơi là nguồn gốc của virus corona chủng mới, được gọi là SARS-CoV-2, nhưng được truyền qua một vật chủ trung gian trước khi lây sang người. Vật chủ trung gian này là điều bí ẩn mà cộng đồng khoa học quốc tế cũng như Tổ Chức Y Tế Thế Giới hy vọng khám phá ra được để hiểu về nạn dịch đang xảy ra, tránh những rủi ro cũng như khả năng phòng ngừa một đại dịch mới.

Cũng trong buổi họp báo trực tuyến, tổng giám đốc WHO cảnh báo nguy cơ dịch kéo dài và khả năng sẽ không bao giờ có liệu pháp thần kỳ. Ông cho rằng "những thử nghiệm lâm sàng cho chúng ta hy vọng. Nhưng điều đó không hẳn có nghĩa là chúng ta sẽ có một loại vac-xin hiệu quả, kể cả về lâu dài".

Hiện đang có khoảng 200 loại vac-xin chống Covid-19 đang được thử nghiệm trên thế giới. Sau thông báo của Mỹ và Trung Quốc về khả năng chuẩn bị sản xuất đại trà vac-xin, Moskva cũng thông báo có ba công ty Nga có thể sản xuất hàng trăm triệu liều vac-xin chống Covid-19 trong một tháng kể từ tháng Chín, và ngay từ đầu năm 2021 trở đi sẽ là vài triệu liều mỗi tháng.

Thu Hằng

******************

Covid-19 : Nam Mỹ vượt ngưỡng 5 triệu ca, Hoa Kỳ vẫn có số ca tăng mạnh

Virus corona vẫn tiếp tục hoành hành dữ dội tại Châu Mỹ. Số ca nhiễm Covid-19 đã vượt quá 5 triệu tại Nam Mỹ và vùng Caribê, theo thống kê ngày 03/08/2020 của AFP, dựa trên số liệu chính thức. Trong khi đó, số ca nhiễm mới hàng ngày tại Mỹ vẫn ở mức cao, thêm hơn 46.300 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ.

covi3

Nhân viên xét nghiệm Covid-19 lấy mẫu, tại một trung tâm xét nghiệm PCR, tại Los Angeles, Hoa Kỳ, tháng 07/2020. AFP/File

Từ đầu mùa dịch Covid-19 tới nay, đã có 202.000 người thiệt mạng tại Nam Mỹ, trong đó gần một nửa số nạn nhân là ở Brazil (95.000 người), trong bối cảnh hệ thống y tế nước này ngày càng lộ rõ những điểm yếu do không được đầu tư thỏa đáng. Mêhicô có số ca tử vong cao thứ hai tại Châu Mỹ Latinh (sau Brazil), gần 48.000 người tính từ đầu dịch. Nước Guatemala nhỏ bé ở Trung Mỹ cũng có tổng cộng hơn 2.000 người chết và hơn 51.500 ca nhiễm. Bolivia có thêm bộ trưởng thứ 10 bị nhiễm Covid-19.

Còn tại Hoa Kỳ, virus corona vẫn chưa có dấu hiệu giảm tốc độ lây lan. Với hơn 46.300 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, theo số liệu tối 03/08 của đại học John Hoppins, hiện Mỹ có 4,7 triệu ca nhiễm Covid-19 và 154.860 ca tử vong (thêm 532 ca).

Trái ngược với số liệu chính thức, ngày 03/08, tổng thống Donald Trump tuyên bố có "những dấu hiệu rất đáng khích lệ" dù ông khẳng định virus lây lan tại nhiều ổ dịch ở miền nam và tây Hoa Kỳ.

Trước tình hình đó, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ kêu gọi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép lưu hành bộ xét nghiệm nhanh, chỉ có giá 1 đô la. Michael Mina, giáo sư dịch tễ học tại đại học Harvard, người vận động cho sáng kiến này từ nhiều tuần nay, cho rằng dù bộ xét nghiệm đại trà này ít chính xác (chỉ cho kết quả chính xác đối với những người có tỉ lệ virus cao trong cơ thể), nhưng người dân có thể thực hiện nhiều lần trong tuần, thay vì phải chờ xếp hàng trong nhiều giờ để được xét nghiệm PCR, chính xác hơn, nhưng phải chờ nhiều ngày mới có kết quả.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Xung quanh lời kêu gọi 'loại Trung Quốc' khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Một sáng kiến cá nhân, đưa ra lời kêu gọi loại Trung Quốc khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau một tháng, tới nay đã thu hút gần 35.000 chữ ký.

keugoi1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự tiệc chào mừng Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/5/2017

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, tác giả bức thỉnh nguyện thư  cho hay, tính đến ngày 15/5/2020, số người ký từ nước ngoài thậm chí vượt trội số người ký tại Việt Nam.

Anh, Mỹ và Hong Kong là ba nơi đứng đầu bảng về số người tham gia ký thỉnh nguyện thư. Việt Nam đứng thứ năm trong danh sách này, sau Ấn Độ.

Ngoài ra còn có nhiều người đến từ Nhật Bản, Pakistan, Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan, Phần Lan, Ma cao, Thụy Điển, Mexico, Singapore, Ấn Độ...

Thỉnh nguyện thư được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hoạt động trên các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

'Xuất phát từ vấn đề Biển Đông'

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, hiện đang sống và làm việc tại Vương Quốc Anh, tác giả bức thỉnh nguyện thư song ngữ Anh, Việt, cho hay :

"Lý do tôi soạn thỉnh nguyện thư này và kêu gọi cộng đồng tham gia ký là do Trung Quốc cho thấy họ là quốc gia liên tục vi phạm các nguyên tắc và mục đích cơ bản nhất của Hiến chương Liên Hiệp Quốc".

"Việc họ lâu nay nắm vị trí cầm cân nảy mực trong Liên Hiệp Quốc đi ngược lại mong muốn và cách thức vận hành tổ chức này của nhân loại. Do đó việc Trung Quốc bị loại khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện ý nguyện của cộng đồng dân cư yêu hòa bình trên thế giới, những người coi trọng công lý quốc tế".

"Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng đã nhiều lần vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, gây thương vong cho nhiều binh sĩ hải quân Việt Nam. Trung Quốc càng ngày càng mạnh bạo hơn trong việc sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Ví dụ gần đây nhất là việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam".

"Trung Quốc làm tất cả các điều này khi đang đóng vai trò là Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Điều này cho thấy rằng, họ ỷ quyền cậy thế hơn là tôn trọng các nguyên tắc và trách nhiệm của vị trí họ đang có để hành xử đúng mực".

"Việc loại Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ cho thấy nếu họ không cư xử đúng mực, họ có thể bị loại. Điều này sẽ khiến Trung Quốc cư xử chừng mực hơn, sống đàng hoàng với Việt Nam và các nước láng giềng hơn".

Thỉnh nguyện thư có giá trị thực tiễn thế nào ?

Cho tới nay, đã từng có nhiều thỉnh nguyện thư được đưa ra, thu hút đông đảo ủng hộ từ công chúng. Gần đây nhất, thỉnh nguyện thư kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros từ chức đã tập hợp được hơn 1 triệu chữ ký. Tuy nhiên cho tới nay, ông Tổng giám đốc WHO vẫn tại vị.

Vậy thỉnh nguyện thư có đóng góp được tiếng nói gì vào các quyết định thực tế hay không ?

Trước câu hỏi này, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho rằng ngoài thể hiện mong muốn của cộng đồng, thỉnh nguyện thư còn là "một cách truyền thông, đánh động suy nghĩ, lương tri của mọi người".

"Tác dụng thông tin là vô cùng lớn. Trong số những người ký thỉnh nguyện thư, có nhiều người là người Anh, Mỹ, Nhật, Ấn Độ... Họ biết việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, biết đến đường chữ U ngang ngược và vô pháp, và biết đến khả năng và cách thức có thể buộc Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Bảo an. Điều này cho thấy đây là vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ mạnh của nhiều nước, người trên thế giới".

"Dĩ nhiên là khó khăn để thực sự làm được điều này nhưng không có gì là không thể thay đổi trong thế giới ngày nay càng mở hơn với những thách thức mới, những vấn đề xuyên quốc gia đòi hỏi mọi nước, đặc biệt là nước lớn, cần phải cư xử có trách nhiệm".

"Thảm họa đại dịch Covid 19 là một ví dụ. Các trật tự cũ từ những năm sau Thế chiến thứ hai có thể được xem lại. Việc Trung Quốc nắm vị trí Hội đồng Bảo an không phải là sự mãi mãi hiển nhiên mọi người cần phải chấp nhận. Đặc biệt là khi họ cư xử không đúng mực".

"Điều 6 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc ghi rõ : "Một thành viên của Liên Hiệp Quốc vi phạm liên tục các Nguyên tắc trong Điều lệ hiện tại có thể bị Đại hội đồng trục xuất khỏi Tổ chức theo đề nghị của Hội đồng Bảo an". Như vậy dù khó nhưng không phải không thể".

Các kịch bản để loại Trung Quốc khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Theo một tờ báo Ấn Độ, The Hills Times , quy định hiện hành của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (hiện có 5 thành viên thường trực và 10 không thường trực) khiến việc loại Trung Quốc khỏi tổ chức này gần như là không thể.

Cụ thể, khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc được ban hành vào năm 1945, không có điều khoản nào về việc làm thế nào để loại một thành viên khỏi nhóm. Trong khi đó, hầu hết các vấn đề của Liên Hiệp Quốc phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng Bảo an.

Bài 'Will China be dismissed from Security Council ?' của Kumar Ramesh hồi giữa tháng 4/2020 nói rằng, đối với Trung Quốc, giống như tất cả các thành viên thường trực, quyền lực lớn nhất của nước này là quyền phủ quyết, theo Điều 27C của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Trong đó quy định bất cứ nghị quyết nào được thông qua cần đạt 9 phiếu trong đó có phải có sự đồng thuận của 5 thành viên thường trực.

Do không nơi nào trong hiến chương đề cập đến việc loại bỏ các thành viên của Hội đồng Bảo an, có thể có những cách như sau để loại Trung Quốc, theo The Hills Times.

Cách pháp lý : Sửa đổi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, thêm vào điều khoản loại bỏ một thành viên. Nhưng thách thức lớn nhất ở đây là việc sửa đổi bắt buộc phải có sự đồng ý của 5 thành viên thường trực với hai phần ba thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng Trung Quốc sẽ không bỏ phiếu để tự loại mình. Ngoài ra, dù Điều 06 của Hiến chương quy định rằng sẽ có 'hành động' nếu một quốc gia thành viên vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương. Nhưng việc này cũng vấp phải thách thức vừa nêu.

Không pháp lý : Các nước cùng tẩy chay Trung Quốc do sự bất cẩn dẫn đến làm bùng phát đại dịch virus corona toàn cầu, và việc truyền bá tin thất thiệt. Nhưng điều này quả là thách thức lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khi mọi quốc gia đều cần Trung Quốc, do đó không chắc họ sẽ ủng hộ việc cô lập Trung Quốc.

Cách cuối cùng : Cải tổ hoàn toàn Liên Hiệp Quốc. Qua đó, thêm thành viên thường trực và bổ sung điều khoản trục xuất thành viên. Tuy nhiên, điều này khó có thể thực hiện được trong vòng 50-100 năm tới, theo phân tích của The Hills Times.

'Cánh cửa hi vọng'

Ông Lê Trung Tĩnh nói điều ông cho là 'cánh cửa hi vọng'.

"Ví dụ Đức nêu vấn đề cần phải bàn về tư cách thành viên thường trực của Trung Quốc lên Hội đồng Bảo an, 9 nước khác đồng ý (ví dụ Anh, Pháp, Mỹ và 6 nước thành viên không thường trực) thì vấn đề có thể được đưa ra phiên đặc biệt của Đại hội đồng để quyết định".

"Đúng là quy trình sẽ không đơn giản và sẽ có nhiều mặc cả chính trị, nhưng không phải là không thể. Đặc biệt là trong tình hình hiện giờ nước nào cũng muốn gửi hóa đơn các thiệt hại kinh tế do Covid-19 đến Trung Quốc".

"Tổ chức nào cũng do con người đặt ra và cũng có thể thay đổi để phục vụ lợi ích và hạnh phúc của con người. Tất cả tùy thuộc vào việc chúng ta có lên tiếng mạnh mẽ đủ hay không, và với Thỉnh nguyện thư này đó là thông qua chữ ký của các bạn".

'Vì sao tôi ký' ?

Trong phần nêu lý do ký thỉnh nguyện thư, có rất nhiều ý kiến khác nhau đến nhiều người, nhiều quốc gia.

Đáng chú ý là một số lượng lớn người Hong Kong nhân dịp ký thỉnh nguyện thư đã bảy tỏ chính kiến của mình về Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bruce Wong (Hong Kong) : "Tôi là người Hong Kong, không phải người Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hành động tàn bạo chống lại loài người đối với người Hong Kong bằng cách sử dụng Lực lượng Cảnh sát Hong Kong".

Guruprit Singh (Hong Kong) : "Tôi ký vì Trung Quốc không xứng đáng ở trong hội đồng đó. Họ đang cố gắng để đàn áp tiếng nói của người Hong Kong".

James Lee (Hong Kong) : "Đảng cộng sản Trung Quốc rất độc đoán. Tập Cận Bình, lãnh đạo chuyên chế của chế độ Đảng cộng sản Trung Quốc, cai trị đất nước theo cách độc tài tuyệt đối. Ở trong nước, ông ta đàn áp tự do của người dân và cướp tài sản, đất đai của họ. Ông ta đánh đập tất cả những người bất đồng chính kiến và đối xử tàn nhẫn với họ. Phần lớn người dân ở đây không có tự do và sống một cuộc sống hỗn loạn. Người dân tộc thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương có tôn giáo, văn hóa và lối sống riêng. Nhưng ông Tập buộc họ phải rút lại truyền thống của mình và phải theo người Hán chiếm đa số. Đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách đưa ra những cáo buộc về tội khủng bố đối với họ. Về mặt quốc tế, Đảng cộng sản Trung Quốc đã liên tục xâm chiếm hải phận của các nước Đông Nam Á. Đe dọa chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Trục lợi từ đầu tư quốc tế tại Trung Quốc của các quốc gia trên toàn thế giới bằng cách sao chép nhãn hiệu và thâm nhập vào tất cả các khía cạnh bao gồm giáo dục, chính trị, công nghệ, kinh doanh và bầu cử v.v.".

Benjamin Kyou (California, Mỹ) :Trung Quốc đã vi phạm tất cả các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc và quyền con người".

May Taraphaisal (Bangkok, Thailand) : Trung Quốc đang thúc đẩy giá trị của Đảng Cộng sản để thống trị thế giới. Trung Quốc cũng vi phạm nhân quyền".

Vinh Nguyen (Việt Nam) : "Tôi ký bởi Trung Quốc là kẻ man rợ của thế giới loài người".

David Trinh (Việt Nam) : "Có lý khi loại bỏ một kẻ bắt nạt".

Các diễn biến mới tại Trung Quốc

Luật an ninh về Hong Kong mà Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua đã gây ra các làn sóng biểu tình trên đường phố Hong Kong.

Tuy thế, về phía Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), trong vòng 8 ngày qua, "Mặt trận chung của các giới Hong Kong" đã ký gần 3 triệu chữ ký thông qua trang web và các trạm đặt bên đường phố ủng hộ luật này.

CRI hôm 01/06 đưa tin về sự kiện "bày tỏ nguyện vọng của người dân Hong Kong, kiên quyết ủng hộ Hong Kong, bảo vệ nhà nước thông qua luật an ninh quốc gia tại Hong Kong".

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 05/06/2020

Additional Info

  • Author Mỹ Hằng
Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Quốc khuyến cáo Việt Nam và 12 nước Châu Á

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý 12 nước Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt và nhất là Việt Nam nơi có ít nhất 600 công dân bị bắt hay bị công an tra hỏi vì các phát biểu hay thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19.

onu1

Bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong một cuộc họp về vấn đề nhân quyền ở Venezuela tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 18/12/2019. AFP - Fabrice Coffrini

Theo bản tin Công giáo Asia News ngày Chủ Nhật 07/06/2020, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet cho biết trong thời đại dịch, tại 12 nước Châu Á có chính sách ngăn cấm người dân theo dõi, trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề y tế với lý do "ngăn chận thông tin thất thiệt".

Hàng loạt vụ bắt bớ đã xảy ra mà nạn nhân là công dân mạng, là những người sử dụng Facebook, blogger bày tỏ quan điểm bất đồng hay bị cáo buộc loan tin giả. Trong danh sách 12 quốc gia Châu Á này, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ còn có sáu nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Cam Bốt, Thái Lan, Indonesia, Miến Điện.

Điểm gây lo ngại là tại một số quốc gia này, luật chống tin đồn về đại dịch đã từng được sử dụng trong bối cảnh khác để ngăn cấm người dân tham gia tranh luận chính trị hay phê bình nhà nước .

Vẫn theo Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet, tại Việt Nam, có hơn 600 công dân sử dụng mạng xã hội đã bị công an triệu mời thẩm vấn chỉ vì những công dân này chia sẻ trên mạng các thông tin về dịch siêu vi corona. Đa số bị phạt vạ nhưng ít nhất có hai người lãnh án tù đến 9 tháng và 1.000 đô la tiền phạt.

Trong bối cảnh đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam, ngày 03/06 vừa qua, Nhà xuất bản Tự Do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải thưởng Voltaire 2020.

Tú Anh

Tú Anh, RFI, 07/06/2020

*********************

Liên Hiệp Quốc báo động tình trạng trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

OHCHR, 05/06/2020

Liên Hiệp Quốc lên tiếng báo động về trình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt ở Châu Á- Thái Bình Dương.

Trong một thông cáo được phát hành ngày 3/6/2020, bà Michelle Bachelet, Trưởng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho biết các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng bắt bớ một cách tùy tiện khi người dân lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền "thông tin sai lệch" trên mạng xã hội.

bachelet0

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet Reuters

Luật xử lý "tin giả" và mạng xã hội của nhiều quốc gia trong vùng khiến mối lo ngại về quyền con người gia tăng. Các luật này được sử dụng để ngăn chặn phát ngôn hợp pháp, như công khai tranh luận, chỉ trích chính sách chính phủ và đàn áp tự do ngôn luận.

Bà Bachelet cho biết đại dịch Covid-19 cho thấy ở một số quốc gia đã áp dụng kiểm duyệt chặt chẽ hơn, cùng với việc bắt và giam giữ người dân tùy tiện chỉ vì họ chỉ trích phản ứng của Chính phủ hoặc đơn giản là chia sẻ thông tin hoặc quan điểm về đại dịch.

Các vụ bắt giữ vì bày tỏ sự bất bình hoặc bị cáo buộc đưa thông tin sai lệch đã khiến nhiều người dân bị bắt ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Cao ủy nhận thấy cần phải hạn chế thông tin sai lệch hoặc thông tin có hại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hoặc bất kỳ sự kích động thù hận nào đối với các nhóm thiểu số ; tuy nhiên việc hạn chế đó không nên dẫn đến kiểm duyệt dù có chủ đích hay không sẽ sụt giảm lòng tin của dân chúng.

"Trong khi các Chính phủ có thể có lợi ích chính đáng trong việc kiểm soát sự lan truyền thông tin sai lệch trong bối cảnh đầy biến động và nhạy cảm, điều này phải tương xứng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận", bà Bach Bachet nói.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các nhà chức trách ở Việt Nam đã báo cáo rằng hơn 600 người dùng Facebook đã được triệu tập để thẩm vấn liên quan các bài đăng trực tuyến về dịch corona.

Nhiều người trong số đó đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa đi khỏi mạng xã hội.

Đến nay, ít nhất hai người dùng Facebook đã bị tuyên án hình sự vì đăng tin tức được cho là giả mạo về Covid-19. Họ nhận mức án chín tháng tù giam và phạt tiền hơn 1.000 đô la Mỹ (*).

Từ lâu đã có lo ngại về mức độ hạn chế và tuyên án nặng các vụ án liên quan đến quyền tự do ngôn luận trực tuyến và ngoại tuyến.

"Trong những thời điểm không chắc chắn này, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền và công chúng phải được phép bày tỏ ý kiến ​​về các chủ đề cực kỳ quan trọng liên quan đến công ích, như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xử lý khủng hoảng y tế, xã hội, và kinh tế, cũng như phân phối các mặt hàng cứu trợ", Bachelet nói.

"Không nên sử dụng cuộc khủng hoảng này để hạn chế bất đồng chính kiến ​​hoặc luồng thông tin và tranh luận tự do. Sự đa dạng về quan điểm sẽ thúc đẩy sự hiểu biết sâu về những thách thức mà chúng ta gặp phải và giúp chúng ta vượt qua các thách thức đó tốt hơn.

Các uộc tranh luận sôi nổi về nguyên nhân gốc rễ và những gì cần thiết nhằm khắc phục các tác động kinh tế - xã hội dài hạn cũng như các tác động khác. Việc tranh luận là không thể thiếu trong việc tái thiết quốc gia tốt hơn sau cuộc khủng hoảng".

Nguồn : Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

--------------------

(*) Tung tin sai về dịch Covid-19, nữ Facebooker lãnh 9 tháng tù ; Bắt giữ đối tượng sử dụng mạng xã hội chống phá Đảng, Nhà nước

*********************

Liên Hiệp Quốc cảnh báo Việt Nam về việc trấn áp mạng xã hội trong dịch Covid-19

VOA, 04/06/2020

Hôm 3/6, Liên Hiệp Quc lên tiếng báo đng v trình trng vi phm quyn t do biu đt trong mùa dch Covid-19 12 quc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam và Trung Quc.

lhq1

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR).

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc (OHCHR), cho biết trong mt thông cáo rng các quc gia này đã gia tăng vic bt b người dân mt cách tùy tin khi họ lên tiếng ch trích chính ph, hoc chia s thông tin, quan đim cá nhân v đi dch, vi cáo buc là loan truyn "thông tin sai lch" trên mng xã hi.

"Kể t khi bt đu đi dch, nhà chc trách Vit Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tp, thm vn liên quan đến vic chia s thông tin v dch bnh trên mng xã hi. Nhiu người trong s h đã b x pht hành chính và nhiu bài viết đã b xóa", thông cáo viết.

Văn phòng OHCHR cho biết thêm rng tính đến thi đim này, có ít nht 2 người Vit Nam b tuyên án hay khi t hình s vi mc án 9 tháng tù giam và pht hành chính hơn 1.000 đôla vì đăng ti thông tin b cho là "sai lch" v dch Covid-19.

lhq2

Mã Phùng Ngọc Phú tại phiên tòa ngày 11/05/2020. Photo VietnamNet

Trước đó, truyền thông Vit Nam cho biết vào ngày 11/5, mt toà án Cn Thơ đã tuyên pht 9 tháng tù đi vi Mã Phùng Ngc Phú, 28 tui, v ti "Li dng các quyn t do dân ch", vì đã đăng ti, chia s, bình lun nhiu bài viết "xúc phm, bôi nh lãnh đo Đng, nhà nước và thông tin sai lch" v dch Covid-19.

Tương t, vào ngày 19/4, Công an tnh Hu Giang đã bt giam bà Đinh Th Thu Thy, 38 tui, vi cáo buc li dng dch Covid-19 đ "tuyên truyn chng Nhà nước".

Trong khi đó, Bộ Công an Vit Nam cho rng : "Các thế lc thù đch, phn đng trong và ngoài nước đã li dng tình hình dch bnh Covid-19 đ phát tán trên không gian mng nhiu thông tin sai s tht, xuyên tc tình hình dch bnh và công tác ch đo, điu hành ca Chính ph, B Y tế và các b, ngành, địa phương trong n lc phòng chng dch bnh".

Liên Hiệp Quốc ghi nhận ti Trung Quc có hơn mt chc trường hp chuyên gia y tế, hc gi và công dân bình thường dường như đã b giam gi, và trong mt s trường hp b buc ti, vì công b quan đim ca h hoc chia s thông tin khác vi quan đim ca nhà nước v tình hình Covid -19, hoặc nhng người lên tiếng ch trích phn ng ca Chính ph v s bùng phát ca dch bnh.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc viết : "Trong thi đim khó khăn do đi dch gây ra, các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà bo v nhân quyn và công chúng phi được phép bày t ý kiến v ch đ cc kỳ trng yếu này đi ca li ích công chúng".

******************

Tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đáng báo động trong mùa dịch Covid-19

RFA, 03/06/2020

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bày tỏ lo ngại trước tình trạng đáng báo động về đàn áp tự do ngôn luận ở các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong mùa dịch Covid-19.

Theo thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc phát đi ngày 3 tháng 6, trong mùa đại dịch Covid-19, bà Bachelet cho biết đã chứng kiến sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng việc bắt giam người dân khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch với cáo buộc cho việc loan truyền thông tin sai lệch thông qua báo chị và mạng xã hội.

ngonluan1

Chính quyền Việt Nam vừa bắt giữ nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). Photo : RFA

Cụ thể, các báo cáo từ nhà chức trách ở Việt Nam cho thấy đã triệu tập hơn 600 người dùng Facebook vì các bài đăng trực tuyến thông tin về dịch bệnh Covid-19. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và bị đề nghị xóa bài viết. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 2 người bị tuyên án hình sự vì đăng thông tin bị cho là sai lệch về dịch Covid-19 với mức án 9 tháng tù giam và phạt hành chính hơn 1,000 USD.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc nêu những lo ngại về mức độ nghiêm trọng trong việc đàn áp thông tin và việc tuyên án đối với các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện tự do ngôn luận trực tuyến và ở đời thực.

Bà Michelle Bachelet kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy để cho dân nước mình như các chuyên gia y tế, nhà báo, nhà hoạt động và người dân nói chung được tự do bày tỏ ý kiến về các chủ đề quan trọng đối với lợi ích công cộng.

********************

Ai bảo vệ những nhà báo chống tiêu cực tại Việt Nam ?

RFA, 02/06/2020

Đe dọa, khủng bố nhà báo

Phóng viên Nguyễn Vương của Báo VTC News, thường trú tại Huế, vào hôm 1/6 cho biết nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An. Ông Hải đã đe doạ phóng viên Nguyễn Vương do viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

ngonluan2

Nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung phải nhập viện ngày 26/9/19. RFA

Trong cùng ngày 1/6, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng, bà Vũ Thị Hải gửi đơn đến công an địa phương và các cơ quan báo chí phản ánh bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà rạng sáng ngày 31/5. Bà Vũ Thị Hải cho rằng việc làm này của kẻ lạ mặt nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình, vì thời gian gần đây bà và đồng nghiệp đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương.

Đài RFA ghi nhận đây là hai vụ việc mới nhất được truyền thông quốc nội loan tin.

Trong năm 2019, vụ việc nhà báo Kiều Đình Liệu bị hành hung hồi cuối tháng 9 gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Nhà báo Kiều Đình Liệu bị nhóm 3 thanh niên đánh tại một quán cà phê đến mức phải nhập viện, sau khi ông phát hiện hai xe ô tô chở gỗ hộp lớn và đã gọi điện cho Hạt trưởng cùng Hạt phó Hạt kiểm lâm Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để thông báo sự vụ.

Mặc dù, ngay sau vụ việc này xảy ra, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo báo chí thúc giục giới chức Việt Nam phải tìm và trừng phạt những kẻ đã hành hung nhà báo Kiều Đình Liệu ; đồng thời mặc dù Công an thành phố Pleiku được nói là nhanh chóng vào cuộc điều tra nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố nào đến với công luận liên quan vụ việc được điều tra đến đâu.

Bên cạnh đó, hai vụ nhà báo bị thiệt mạng mà không rõ nguyên nhân là nhà báo Tôn Phúc của Tạp chí Dạy và Học Ngày nay và nhà báo Hải Đường của Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa được cơ quan chức năng thông báo về kết quả điều tra. Nhà báo Tôn Phúc được phát hiện chết, khi thi thể của ông được thấy trôi dạt gần khu vực bến phà Cát Lái, ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2019. Còn nhà báo Hải Đường được tìm thấy xác trên sông Hồng hồi tháng 6/2018.

Từ Đà Nẵng, nhà báo Lê Hải lên tiếng với RFA về những vụ việc như vừa nêu xảy ra cho giới phóng viên, nhà báo tại Việt Nam :

"Thật ra việc đó ở Việt Nam là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày. Bây giờ người bảo vệ quan trọng nhất là người có tiền".

"Thế lực ngầm" khống chế truyền thông trung thực

Về cái chết của nữ nhà báo Hải Đường, Đài RFA từng được người trong giới xã hội cho biết là do doanh nghiệp gây ra và đút tiền cho chính quyền để làm ém nhẹm vụ việc, xác định nạn nhân chết là do ngạt nước và không phải điều tra.

Nhà báo Lê Hải nêu dẫn chứng về những thế lực khống chế truyền thông ở Việt Nam là những doanh nghiệp, là những nhóm lợi ích mà ông gọi là "người có tiền" có thể định đoạt số phận của nhà báo và thậm chí cả các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam.

"Ví dụ như vừa rồi Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin về Tập đoàn Sun Group thì sau đó bị Bộ Thông tin và truyền thông phạt 55 triệu và đình bản báo online 1 tháng. Dư luận cho rằng khi bài báo ra đời thì Tập đoàn Sun Group hoàn toàn không có ý kiến gì phản đối hết. Nếu như nói sai thì dứt khoát họ phải lên tiếng rồi, thậm chí họ kiện. Nhưng mà họ không kiện. Vậy lý do gì mà Bộ Thông tin và truyền thông lại phạt ? Việc này không theo một kiểu gì hết".

Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Ngọc Già tiếp lời liên quan vụ việc Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh :

"Câu chuyện của Tòa soạn Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi bị đình bản và bị phạt tiền vì đã dám động chạm đến Tập đoàn Sun Group thì nó vẽ lên cảnh chung của những người làm báo hiện nay ở một tình thế có thể nói rằng xã hội không còn phân biệt về lẽ phải, về đạo đức mà nó chỉ quan tâm đến tình trạng đó là sự thắng thua trên mặt trận thông tin truyền thông".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhấn mạnh giới lãnh đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam thao túng truyền thông, đặc biệt vào những dịp trước thềm Đại hội Đảng nhằm mục đích đấu đá quyền lực và lợi ích.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định tình hình của giới làm báo tại Việt Nam càng ngày càng tội tệ và trở nên càng nguy hiểm hơn :

"Báo chí của Việt Nam không tuân theo chuẩn mực của báo chí quốc tế. Thứ hai là không có luật pháp và thứ ba là bị chính trị hóa trầm trọng để phục vụ cho sự đấu đá của nội bộ người cộng sản Việt Nam, chứ cũng không phải phục vụ cho chế độ nữa. Bởi vì báo chí phục vụ cho chế độc độc đảng toàn trị thì nó cũng còn một chuẩn mực tối thiểu. Hiện nay báo chí bị dẫn đến một tình trạng hỗn loạn, hỗn mang và có thể nói là tình trạng hỗn độn. Người ta không biết một cái lề nào hết. Hồi trước còn gọi là ‘lề trái’, ‘lề phải’. Còn bây giờ coi như những nhà báo còn lương tri thì cảm thấy bế tắc và như là đi vào trong rừng rậm mà không có lối ra trong nghề làm báo".

Nhà báo được bảo vệ bởi ai ?

Nhà báo Lê Trung Khoa, Chủ bút của tờ Thoibao.de ở Đức từng phải trình báo với Sở Cảnh sát Berlin về việc ông bị dọa giết do đưa tin Chính quyền Việt Nam đứng phía sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về nước hồi năm 2018. Nhà báo Lê Trung Khoa cho RFA biết sau khi làm việc với phía Cảnh sát Đức thì ông được thông báo biện pháp bảo vệ cá nhân ông được nâng lên.

Còn tại Việt Nam, nhà báo Đỗ Cao Cường, từng bị dọa giết do đưa tin không qua kiểm duyệt về các vấn đề ô nhiễm môi trường, khẳng định nhà báo cất tiếng nói trung thực, phản ánh tiêu cực xã hội thì gọi nôm na là "một mình chống mafia" :

"Mình đang đấu tranh với sự thật thì mình có thể chống lại với tất cả, bao gồm cả nơi làm việc, cả doanh nghiệp, cả đồng nghiệp cho tới tất cả các mối quan hệ nữa. Để đi đến sự thật và bảo vệ những người yếu thế thì đôi khi mình chống lại tất cả đấy".

Hồi tháng 2 năm nay, gia đình ký giả Lê Hà, chủ kênh Tiếng Dân Tivi, một kênh Youtube độc lập lên tiếng đòi quyền lợi cho người dân, bị truy sát khiến mẹ và vợ ông phải nhập viện điều trị.

Vào tối ngày 2/6, Đài RFA liên lạc với ký giả Lê Hà để hỏi thăm thông tin về diễn tiến vụ việc vừa nêu và được ông cho biết :

"Tiến trình vụ án đó thì cơ quan điều tra của Công an tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định. Sắp tới đây chuẩn bị thực nghiệm điều tra để làm theo các bước tố tụng đó. Đối với gia đình của Lê Hà thì cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện tiến trình đúng quy định".

Ký giả Lê Hà chia sẻ rằng tuy vụ việc gia đình ông bị truy sát được công an điều tra đúng quy định nhưng ông không thể phủ nhận tình trạng các nhà báo kể cả làm việc trong cơ quan báo chí quốc doanh hay nhà báo độc lập đều không được bảo vệ. Thậm chí, theo quan điểm cá nhân ông thì Chính quyền Việt Nam đã không tôn trọng và thực thi theo pháp luật và Hiến pháp Việt Nam lẫn những điều quy định về báo chí của Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ và cầm tù giới cầm bút, như mới nhất là bắt giữ nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Những nhà báo cất lên tiếng nói trung thực ở Việt Nam, đất nước bị xếp vào vị trí thấp trong bảng tự do truyền thông thế giới, cùng khẳng định rằng dù bị đe dọa, hành hung, bắt bớ, tù đày thì họ vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một nhà báo, như nhà báo Đỗ Cao Cường khẳng khái tuyên bố rằng "Giết tôi rồi hãy bắt tôi im lặng !".

Nguồn : RFA, 02/06/2020

*****************

Nhà báo liên tục bị đe dọa vì viết bài chống tiêu cực

RFA, 01/06/2020

Trong các ngày qua, một số nhà báo trong nước đã lên tiếng phản ánh việc họ và gia đình bị đe dọa vì đã có những bài viết phản ánh tiêu cực tại địa phương.

ngonluan3

Hình nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trên trang đầu báo Thanh Niên hôm 13/5/2008 ở một sạp báo ở Hà Nội. Đây là hai nhà báo bị bắt giữ vì có bài viết phản ánh tham nhũng - AFP

Cụ thể, VTC hôm 1/6 cho biết phóng viên của báo này là Nguyễn Vương, thường trú tại Huế, cho biết nhà báo đáo nhận cuộc gọi điện thoại từ ông Hồ Văn Hải, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Thiên An, đe dọa phóng viên này vì đã viết bài phản ánh việc công ty làm lễ khởi công dự án sân golf khi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý được phê duyệt.

Theo VTC, sân golf do công ty Cổ phần Thiên An xây dựng ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế được khởi công hôm 30/5. Lễ khởi công sân golf có sự tham dự của lãnh đạo UBND thị xã Hương Thuỷ ; nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và nguyên lãnh đạo một số bộ ngành.

VTC đã phỏng vấn một lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên - Huế và được cho biết việc khởi công này là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Cũng trong ngày 1/6, báo Thanh Niên cho biết một nhà báo khác là bà Vũ Thị Hải, Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông thôn Ngày nay ở Hải Phòng đã bị kẻ xấu khủng bố bằng cách đổ chất bẩn vào nhà.

Theo Thanh Niên, vào sáng ngày 1/6, bà Vũ Thị Hải đã có đơn gửi Công an Quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc kẻ xấu vào rạng sáng ngày 31/5 đã đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa căn nhà ở Hải Phòng mà bà Hải vừa chuyển nhượng cho người khác trong tháng 5.

Trong đơn của mình, bà Hải cho rằng kẻ lạ mặt đổ chất bẩn vào cửa nhà bà vào rạng sáng ngày 31/5 nhằm mục đích đe doạ, khủng bố tinh thần, cản trở tác nghiệp báo chí của mình.

Bà Hải cho biết, thời gian gần đây, bà và đồng nghiệp ở Hải Phòng đã viết các bài phản ánh tiêu cực, sai trái ở một số đơn vị tại địa phương. Ngoài ra, bà cũng viết trên trang Facebook cá nhân phản ánh một số chủ trương của chính quyền Hải PHòng như định giao 99 ha đất để thanh toán dự án BT, chi tiền hàng trăm tỷ đồng mua ấm chén tặng người dân nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

Additional Info

  • Author Tú Anh, OHCHR, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Công hàm của Hoa Kỳ và thế trận Biển Đông

Nguyên Sa, RFA, 03/06/2020

"Cuộc chiến công hàm" tiếp diễn

Ngày 1/6/2020, Đại sứ Kelly Craft - Trưởng phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối các luận điệu sai trái của Trung Quốc khi ban hành công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019.

congham1

Công hàm của Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc về Biển Đông và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kerry Craft - Photo : RFA

Chúng ta còn nhớ, ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một Báo cáo về thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (viết tắt là CLCS) để yêu sách một phần thềm lục địa mở rộng của họ tại phía Bắc Biển Đông, theo quy định tại Điều 76 (8) của Công ước Luật biển 1982 (viết tắt là UNCLOS).

Cũng trong ngày này, Trung Quốc đã gửi ngay công hàm CML/14/2019 để phản đối Báo cáo của Malaysia, đồng thời lặp lại các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.

Công hàm của Hoa Kỳ có nội dung gì ?

Phần mở đầu, công hàm của Hoa Kỳ khẳng định, văn bản này không nhằm đáp lại Báo cáo lên CLCS của Malaysia. Trong khi đó, văn bản này tập trung vào các "yêu sách biển quá đáng" của Trung Quốc, các yêu sách này không phù hợp với luật biển quốc tế, vốn được quy định trong UNCLOS.

Chính các "yêu sách biển quá đáng" của Trung Quốc đã "can thiệp một cách phi lý" tới các quyền và sự tự do trên biển của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do đó, Hoa Kỳ thấy cần phải thể hiện sự phản đối thông qua công hàm này.

Tiếp theo, công hàm của Hoa Kỳ cũng liệt kê các khẳng định về yêu sách của Trung Quốc, bao gồm :

  • Trung Quốc có chủ quyền tại Nam Hải Chư Đảo, bao gồm Pratas, Hoàng Sa, Bãi Macclefield và Trường Sa.
  • Trung Quốc có nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải đối với Nam Hải Chư Đảo.
  • Trung Quốc có Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) đối với Nam Hải Chư Đảo.
  • Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng đã đưa ra quan điểm này, ngay sau Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đã phản đối quan điểm này của Trung Quốc trong công hàm ngày 28/12/2016 của mình, (mà Hoa Kỳ gửi kèm cùng với văn bản ngày 1/6/2020 này).

congham2

 Bản đồ Biển Đông có đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra - AFP

Phần tiếp theo, công hàm của Hoa Kỳ phân tích rõ từng vấn đề mà Hoa Kỳ phản đối các yêu sách của Trung Quốc.

Thứ nhất, Hoa kỳ phản đối yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc tại Biển Đông mà Trung Quốc mở rộng yêu sách này đối với các quyền lợi biển mà Trung Quốc khẳng định là phù hợp với luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Hoa Kỳ nhắc lại rằng trong Phán quyết năm 2016 - Phán quyết này là chung thẩm và ràng buộc pháp lý với Trung Quốc. Theo đó, yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông không thể vượt quá các vùng biển của mỗi quốc gia, được quy định trong UNCLOS.

Thứ hai, Hoa Kỳ phản đối việc Trung Quốc áp dụng một cách phi lý trong việc tự ý tuyên bố đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc nằm rải rác tại Biển Đông như trong trường hợp một quốc gia quần đảo. Theo đó, đường cơ sở này biến các vùng nước bên trong đường cơ sở (được thiết lập một cách phi lý) này trở thành vùng nội thuỷ của Trung Quốc.

Chúng ta còn nhớ, năm 1996, Trung Quốc đã tự ý tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam đã phản đối điều này. Trong công hàm ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng đã phản đối nội dung này.

Thứ ba, Hoa Kỳ cũng phản đối các yêu sách về các quyền lợi biển mà Trung Quốc tuyên bố dựa trên các cấu trúc tại Biển Đông. Trong khi các cấu trúc này không đáp ứng được yêu cầu là "đảo" như quy định tại Điều 121 (1) của UNCLOS. Theo đó, các cấu trúc này vì không đáp ứng được yêu cầu là "đảo" cho nên sẽ không thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) kèm theo. Trung Quốc cũng không thể yêu sách chủ quyền hay các vùng biển kèm theo đối với các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển như Bãi Macclefield hay là Bãi James Shoal. Tương tự, Trung Quốc cũng không thể yêu sách chủ quyền và các vùng biển kèm theo đối với các cấu trúc lúc chìm lúc nổi như Bãi Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây. Các cấu trúc này không thể tạo thành một phần của lãnh thổ đất liền của một quốc gia. Do đó, các cấu trúc này không thể là đối tượng yêu sách chủ quyền và có các vùng biển kèm theo như Trung Quốc đã tuyên bố được. Tất cả các vấn đề này đã được Tòa Trọng tài giải thích rõ ràng trong Phán quyết năm 2016.

Thứ tư, khi khẳng định các "yêu sách biển quá đáng" của mình, Trung Quốc đã hàm ý hạn chế các quyền và sự tự do, bao gồm quyền hải hành và tự do hải hành cho tất cả các quốc gia khác. Hoa Kỳ phản đối các yêu sách biển dẫn đến sự mở rộng các quyền lợi biển này của Trung Quốc, mà Trung Quốc luôn khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Tương đồng quan điểm

Hoa Kỳ cũng lưu ý thêm là các chính phủ, bao gồm : Philippines, Việt Nam và Indonesia đã có các công hàm riêng rẽ cũng để phản đối các yêu sách biển của Trung Quốc được thể hiện trong công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019. Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện các yêu sách phù hợp với luật quốc tế, trong đó có UNCLOS và Trung Quốc cần tuân thủ Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài, cũng như dừng lại các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông.

Philippines đã gửi công hàm ngày 6/3/2020 ; Việt Nam gửi công hàm ngày 30/3/2020.

Mới đây, ngày 26/5/2020, Indonesia cũng đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách biển của Trung Quốc.

Cho đến nay, cả 4 quốc gia Philippines, Việt Nam, Indonesia, Hoa Kỳ đã chính thức thể hiện quan điểm về vấn đế này. Theo đó, cả 4 quốc gia trên đều tập trung phản đối cái gọi là "yêu sách đường lưỡi bò" của Trung Quốc được thể hiện dưới dạng "quyền lịch sử" và quyền đối các vùng biển dựa trên các nhóm cấu trúc trên Biển Đông.

congham3

Công hàm của Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc về Biển Đông tháng 4 năm 2020 Photo : RFA

Ngoài ra, cả 4 quốc gia này đều tỏ ý thừa nhận và viện dẫn các giải thích từ Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Malaysia dù chưa đưa ra quan điểm chính thức, nhưng với Báo cáo thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019 cũng mang hàm ý tuân thủ Phán quyết năm 2016.

Với việc đưa ra quan điểm vào thời điểm này, Hoa Kỳ dường như gửi đi một thông điệp quan trọng đó là Hoa Kỳ ủng hộ và sát cánh cùng các quốc gia ASEAN để chống lại các yêu sách quá đáng của Trung Quốc, các yêu sách này đi ngược lại luật biển quốc tế, bao gồm cả UNCLOS và Phán quyết năm 2016.

Việt Nam cần làm gì ?

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ lên tiếng chính thức thông qua việc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để ủng hộ lập trường của các quốc gia ASEAN trong việc chống lại các yêu sách biển phi lý cũng như các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đây cũng có thể hiểu là một tín hiệu từ Hoa Kỳ thể hiện, đặc biệt đối với Việt Nam - quốc gia đã gặp rất nhiều sự khiêu khích, quấy rối từ Trung Quốc trên Biển Đông, rằng Hoa Kỳ sẽ và muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam lên một tầm cao mới. Chúng ta còn nhớ, gần đây, Mỹ đã mời Việt Nam tham dự vào cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương". Ngoài ra, báo chí cũng cho biết Việt Nam đã được đánh tiếng mời vào nhóm "The Quad Plus" (Bộ Tứ mở rộng). Một chuyên gia cũng cho biết, Mỹ muốn cho máy bay P8 được xuất hiện trên bầu trời Việt Nam như một chỉ dấu cho việc tăng cường quan hệ "ngoại giao quốc phòng" đối với Việt Nam. Tuy nhiên, thái độ của Việt Nam vẫn còn chần chừ vì "sợ oai hùm" từ Bắc Kinh.

Nếu Việt Nam thực sự muốn thoát khỏi "sự đe doạ" từ Trung Quốc, thì đây chính là một thời điểm thật sự thích hợp để Việt Nam có thể chuyển mình, tạo những bước đi và thế đứng mới trước một Trung Quốc "hung hăng và xấu xí".

Nguyên Sa

Nguồn : RFA, 03/06/2020

*********************

Biển Đông : Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc

Thụy My, RFI, 03/06/2020

Hoa Kỳ đã góp tiếng nói đầy sức nặng của mình cùng với các nước Đông Nam Á, phản đối các yêu sách quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông. Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc hôm 02/06/2020 đã gởi công hàm cho tổng thư ký Antonio Guterres, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết La Haye năm 2016.

congham4

Quần đảo Hoàng Sa fr.wikipedia.fr

Công hàm do đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký, nhằm đáp trả công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh ngày 12/12/2019 đã gởi công hàm này lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) để phản đối việc Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng bên ngoài phạm vi 200 hải lý.

Hoa Kỳ bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tái khẳng định rằng Bắc Kinh không thể yêu sách các đường căn bản hay vùng nội thủy giữa các đảo, và các thực thể dưới nước không thể coi như đất liền. Đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

Một lần nữa Washington kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, và ngừng các hành động khiêu khích ở Biển Đông.

Indonesia gởi công hàm phản đối yêu sách Trung Quốc về Biển Đông

Tại Đông Nam Á, Indonesia cũng hợp sức với các nước láng giềng. Jakarta Post hôm 01/06 cho biết, tuần trước Indonesia đã đệ trình một công hàm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, bác bỏ các yêu sách đường 9 đoạn "rõ ràng không có cơ sở pháp lý" của Trung Quốc trên Biển Đông. Công hàm nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 khẳng định các yêu sách về "quyền lịch sử" của Trung Quốc là vô căn cứ.

Indonesia là quốc gia duy nhất không yêu sách chủ quyền tại Biển Đông gởi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc, với từ ngữ khá mạnh mẽ. Động thái này được các nhà quan sát chú ý.

Thụy My

Nguồn : RFI, 03/06/2020

Additional Info

  • Author Nguyên Sa, Thụy My
Published in Diễn đàn

Covid-19 : "Liên Hiệp Quốc là hiện thân cho sự rối loạn của thế giới"

Con đường ra khỏi phong tỏa tại Pháp tiếp tục là chủ đề lớn của các nhật báo Pháp ngày 30/04/2020, với nhiều góc độ khác nhau, sau kế hoạch vừa được thủ tướng đưa ra. Báo chí nói nhiều đến vấn đề quyền của người lao động, trước ngày 1/5, ngày Quốc tế Lao động nhưng sẽ không có tuần hành trên đường phố, do phong tỏa. Về quan hệ quốc tế, đáng chú ý có hồ sơ của Le Monde với chủ đề "Liên Hiệp Quốc, biểu tượng cho một thế giới hỗn loạn". 

lhq1

Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, New York, ngày 26/02/2020, trước khi Liên Hiệp Quốc tạm đóng cửa vì đại dịch Covid-19. AFP/Archivos

Hồ sơ của Le Monde bắt đầu với nhận định : đến cả Hollywood cũng không dự đoán trước được một tình trạng tê liệt đến mức như vậy. Trong bộ phim Contagion năm 2011, của đạo diễn Steven Soderbergh, với kịch bản một đại dịch tương tự như đại dịch hiện nay, các lãnh đạo thế giới đã phối hợp với nhau nhờ một hệ thống cầu truyền hình với công nghệ tân tiến, phản ứng kịp thời với đại dịch. 

Ai cũng biết, ngay từ khá sớm, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại kể từ năm 1945. Từ nhiều tuần trước đó, toàn bộ hành tinh đã rơi vào tình trạng náo loạn, virus corona mới khiến hàng chục nghìn người chết, hàng tỉ người phải sống trong tình trạng phong tỏa. Tuy nhiên, phải đến ngày 09/04, một cuộc họp qua cầu truyền hình đầu tiên về Covid-19 mới được tổ chức tại Hội đồng Bảo an. Không hề có bức ảnh nào về cuộc họp đựợc công bố ngoài một bức chụp lại từ màn hình đăng trên Tweeter của đại sứ Đức, người đã nỗ lực vận động để tổ chức cuộc họp này.

Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an tháng 4/2020 là Cộng hòa Dominica. Kết quả của cuộc họp đầu tiên về Covid-19 của Hội đồng Bảo an là một thông cáo báo chí, được đại diện của Cộng hòa Dominica đọc trong vòng 70 giây. "Hình ảnh mờ nhạt, đứt đoạn" của thông báo báo chí từ Hội đồng Bảo an hôm đó là "một biểu hiện sống động cho tình trạng chắp vá của cơ chế điều hành toàn cầu hiện nay". 

Trung Quốc ngăn chặn thảo luận về Covid-19

Vì sao Hội đồng Bảo an lại phản ứng chậm trễ như vậy ? Một điều rất rõ ràng là ngay từ đầu tháng 3/2020, Trung Quốc, với tư cách chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng, đã tuyên bố sẽ không tổ chức bất cứ thảo luận nào về đại dịch. Đại sứ Trung Quốc Zhang Jun giải thích : không cần thiết phải tổ chức thảo luận, vì thế giới đang sắp sửa vượt qua dịch, "khi mùa xuân đến". Kết cục là trong tháng 3, Hội đồng Bảo an đã thảo luận về nhiều xung đột trên thế giới, nhưng lại không hề đả động đến đại dịch đang khiến toàn cầu chao đảo. Bắc Kinh đã tìm mọi cách đến ngăn cản các cường quốc "nhúng mũi vào dịch Covid-19 tại Trung Quốc, và những bê bối của nước này trong việc xử lý dịch bệnh này".

Việc Trung Quốc làm chủ tịch luân phiên vào tháng 3 là yếu tố quyết định, nhưng lịch trình chủ tịch luân phiên là điều ngẫu nhiên trùng hợp. Le Monde lưu ý là sự bất đồng sâu xa khiến Hội đồng Bảo an bị tê liệt lại là điều không khó dự đoán, nếu nhìn vào xu thế suy yếu kéo dài của định chế tối cao của Liên Hiệp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ an ninh toàn cầu. 

Thành phần hiện nay của Hội đồng Bảo an hiện nay không còn thể hiện cho sự cân bằng sức mạnh của thế giới như ba phần tư thế kỷ trước, "Hoa Kỳ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo" trong lúc "Trung Quốc chỉ coi cơ chế đa phương quốc tế, như một công cụ thống trị". Trong bối cảnh này, cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ là "chiếc kính phóng đại" làm cho toàn bộ thế giới thấy rõ hơn các bế tắc, mâu thuẫn xưa cũ như phân tích của nhà luật học Serge Sur, Đại học Panthéon - Assas, Paris. 

Theo nhà chính trị học Thomas Gomart (IFRI), kể từ khi xung đột Syria quốc tế hoá, từ năm 2014, Hội đồng Bảo an đã thể hiện rõ sự bất lực, với việc Trung Quốc và Nga liên tục sử dụng quyền phủ quyết. Định chế tối cao bảo vệ an ninh toàn cầu chỉ còn là nơi đối đầu giữa các đại cường. Sự tê liệt của Hội đồng Bảo an, sự rút lui của Mỹ, để lại nhiều khoảng trống cho Bắc Kinh. Nhà chính trị học Gomart chỉ ra sự mâu thuẫn của Hoa Kỳ và phương Tây nói chung, một mặt khẳng định vai trò của Liên Hiệp Quốc, mặt khác lại rút dần các đóng góp về tài chính.

Nỗ lực cứu vãn cơ chế đa phương

Chính trong bối cảnh này, Le Monde nhấn mạnh đến các nỗ lực ngoại giao của Pháp và một số ít quốc gia, cố gắng duy trì một số hợp tác tối thiểu. Trong hậu trường, tổng thống Pháp Macron đã nỗ lực vận động 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an ủng hộ sáng kiến của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngừng bắn toàn cầu, để tập trung vào dịch bệnh. Một nghị quyết không mang tính cưỡng chế, kêu gọi bảo vệ cơ chế đa phương, đoàn kết toàn cầu trước đại dịch, theo sáng kiến của 6 nước, trong đó có Na Uy, Ghana và Thuỵ Sĩ, đưa ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, được thông qua với 193 phiếu vào ngày 02/04, một tuần trước khi Hội đồng Bảo an nhóm họp về Covid-19. 

Hội đồng Bảo an hoàn toàn bất lực, Bắc Kinh ngăn chặn quốc tế tập hợp nỗ lực chung đối phó với đại dịch, nhưng tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới rất cần đến một cơ chế hợp tác đa phương. Cơ chế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề rất cần đến sự chung tay của các thế lực đang trỗi dậy, để phục hồi và cải thiện. Theo Le Monde, không thể trông chờ ở việc cải tổ Hội đồng Bảo an, khả năng hành động hiện nay đang nghiêng về phía các thế lực khu vực, như Liên Âu, Ấn Độ, Nam Phi hay Brazil, với sự tham gia mạnh mẽ của xã hội dân sự. Thiết lập được các liên minh đa dạng như vậy mới hy vọng có thể trả lời được các thách thức lớn của nhân loại hiện nay : Khí hậu, quyền con người, y tế.

Trung Quốc muốn "sang trang khủng hoảng"

Về Trung Quốc, Le Figaro hôm nay có hai bài viết đáng chú ý. Bài "Trung Quốc muốn sang trang khủng hoảng" cho biết Bắc Kinh vừa công bố sẽ họp Quốc hội thường niên vào ngày 22/05 tới, cuộc họp đầu tháng Ba bị dời lại do đại dịch. Tại Trung Quốc, nhiều người nhìn nhận đây là dấu hiệu tình hình đã trở lại bình thường. Việc Bắc Kinh triệu tập họp Quốc hội, sau nhiều thảo luận nội bộ, cho thấy chính quyền Trung Quốc tin tưởng là khống chế được dịch, và có thể bắt tay vào công cuộc chấn hưng kinh tế. 

Tuy nhiên, theo một nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh, không khí trong nội bộ chính quyền Trung Quốc vẫn "rất căng thẳng". Việc bắt giữ viên thứ trưởng Công an Tôn Lập Quân (Sun Lijun), được thông báo hôm Chủ Nhật 26/4, tiếp theo vụ bắt giam Nhậm Chí Cường, một thành viên nổi tiếng về các ý kiến khác biệt trong Đảng, cho thấy lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình không dễ dàng duy trì quyền lực độc tôn. 

Theo Le Figaro, vấn đề hàng đầu đối với lãnh đạo nhiều địa phương Trung Quốc hiện nay là không để bị Trung ương áp đặt chỉ tiêu tăng trưởng quá cao, rất khó đạt được, do nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh, và sự thận trọng của người tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại, mà Hắc Long Giang là một ổ dịch mới. Toàn bộ người từ bên ngoài vào Trung Quốc hiện vẫn phải cách ly. Hoạt động tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn còn chưa trở lại bình thường, với giao thông hiện chỉ bằng phân nửa so với trước.

Phương Phương : "Nạn nhân mới nhất của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc"

Nhà văn Phương Phương (Fang Fang), nạn nhân mới nhất của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là một bài viết đáng chú ý khác trên Le Figaro. Nhà văn Phương Phương, trở nên nổi tiếng, được ngưỡng mộ khắp nơi, cách nay ít tuần, với các ghi chép mô tả cuộc sống hàng ngày trong thời gian hai tháng phong tỏa tại Vũ Hán. Giờ đây, cũng nhà văn này đang trở thành đối tượng của các dòng Tweet đầy thù hận, đe dọa giết hại tại Trung Quốc. Những người lên án bà, gọi bà là "kẻ phản bội tổ quốc". 

Tại sao lại là phản bội tổ quốc ? Những dòng ghi chép thuật lại cuộc sống tại thành phố Vũ Hán bị phong toả của Phương Phương đi ngược lại với quan điểm mà chính quyền Trung Quốc đang muốn biến thành chính thức : đó là chính quyền đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh, và không hề có trách nhiệm gì về các thảm họa tại Vũ Hán, tại Hồ Bắc. Một blogger viết : "Chính quyền đã hết sức cố gắng với bên ngoài để khiến cho người dân Trung Quốc được trắng án, thế mà bà, với ngòi bút của bà, bà đã lôi cả đất nước xuống vực thẳm". 

Riêng việc tác phẩm của Phương Phương được dịch ra tiếng nước ngoài đã bị nhiều người lên án là phản bội. Hiện giờ nhà văn phải từ chối các phỏng vấn của mọi đài báo nước ngoài, để không cho những người thù hận có cớ để tiếp tục tấn công. Theo Le Figaro, từ nhiều tháng nay, chính quyền Trung Quốc đã để cho trỗi dậy một làn sóng dân tộc chủ nghĩa đầy thù hận nhắm vào phương Tây. 

Theo một giáo sư chính trị học Trung Quốc xin ẩn danh, thì để phủi bỏ nguyên nhân để dịch Covid-19 bùng phát là do Đảng, chính quyền Trung Quốc phải tìm mọi cách chĩa mũi ra bên ngoài. Theo ông, "chủ nghĩa dân tộc thù hận như vậy không phải là mới tại Trung Quốc, cái đặc biệt hiện nay là quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình phải được bảo vệ bằng mọi giá. Ông ta phải là người không được mắc sai lầm".

"Ba điều kiện để ra khỏi phong tỏa thành công"

Trở lại tình hình nước Pháp, với việc giai đoạn ra khỏi phong tỏa đầy gian nan, nhật báo Le Monde chú ý đến việc thủ tướng Edouard Philippe đưa ra hàng loạt các điều kiện để bảo đảm một làn sóng dịch thứ hai không xuất hiện. Xã luận Le Monde có bài "Ba điều kiện để ra khỏi phong tỏa thành công" nhấn mạnh đến ba chủ thể chính : Chính quyền, đại diện dân cử địa phương và các công dân.

Về phía chính quyền, cần bảo đảm cung cấp các phương tiện thiết yếu bảo đảo an toàn, khẩu trang, xét nghiệm, việc sử dụng xét nghiệm cũng như việc truy tầm người nhiễm virus, tổ chức cách ly phải tuân thủ các khuyến cách của giới khoa học. Các dân biểu địa phương có vai trò hỗ trợ rất lớn, đặc biệt trong việc tổ chức mở lại các trường học. Các công dân bình thường có vai trò quyết định trong việc tuân thủ các khuyến cáo về bảo đảm an toàn y tế, những người bị nhiễm virus thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp. Tóm lại, tất cả phải cùng nỗ lực, không thể trông đợi mọi thứ từ Nhà nước. 

Bất bình vì bị chính quyền coi nhẹ

Trong khi đó, bài xã luận của Le Figaro, với tựa đề "Trách nhiệm tập thể", tỏ ra rất bất bình với thái độ bị coi là khinh thường của chính quyền đối với 60 triệu người dân Pháp, với rất nhiều khuyến cáo, khuyến nghị, trong lúc bản thân chính quyền không chuẩn bị và cung cấp các phương tiện cần thiết, đặc biệt là khẩu trang, xét nghiệm, phương tiện định vị người nhiễm virus.

Theo Le Figaro, chính quyền không cần phải dạy khôn người dân, không cần phải nhắc đi nhắc lại là cần học cách sống chung với virus, bởi từ 45 ngày nay, cả ngày lẫn đêm, trên tất cả các phương tiện truyền thông, mọi người "đã phải sống chung với thực tế đáng nguyền rủa này".

Tóm lại, Le Figaro kết luận, công dân Pháp là "những người tự do và có trách nhiệm", và họ chắc chắn "sẽ chung sống được với virus, trong cuộc sống kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo". Vẫn Le Figaro dẫn kết quả thăm dò dư luận do Odoxa-Dentsu Consulting thực hiện, cho biết 55% không tin vào chính phủ sẽ dẫn dắt thành công việc ra khỏi phong tỏa (giảm 7% so với tuần trước).

Về phần mình, La Croix, trong bài xã luận "Đức tin sau ngày 11/05", phàn nàn về việc chính phủ sẽ chỉ cho phép các hoạt động tín ngưỡng nối lại từ ngày 02/06. Nhật báo công giáo phê phán thái độ thiếu coi trọng của chính quyền đối với các tôn giáo, cụ thể là với những tín đồ Công giáo mộ đạo, "hiện chỉ còn là một thiểu số nhỏ trong xã hội Pháp".

Tuy nhiên, La Croix cũng nhấn mạnh là các tín đồ Công giáo, thay vì phẫn nộ, hãy coi đây là dịp để chứng tỏ đức tin. Không nhất thiết phải tổ chức thánh lễ trong thời gian trước 02/06. Đây cũng là một cơ hội để bày tỏ tình huynh đệ, sự chia sẻ, với những người đang trong cảnh ngộ khó khăn, những ai đang phải sống cô đơn. 

Ngày Quốc tế Lao động : "Hỡi những người lao động từ xa… !" 

La Croix chạy tựa trang nhất : "Sự trở lại của lao động và vai trò của các nghiệp đoàn". Hồ sơ chính của nhật báo công giáo chú ý đến việc hôm nay, các nghiệp đoàn gặp thủ tướng để thảo luận về các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn y tế cho người lao động, một khi các hoạt động sản xuất được nối lại kể từ ngày 11/05.

Trang nhất nhật báo thiên tả Libération chạy tựa "Ngày mùng Một tháng 5 phong tỏa. Hỡi các nam nữ lao động từ xa…" như một lời hiệu triệu (mang âm hưởng "Quốc tế ca") trên nền đỏ rực, với cánh tay vung lên, bàn tay nắm chặt bàn phím, như một vũ khí tranh đấu. Libération đặc biệt chú ý đến việc chế độ làm việc từ xa trở nên phổ biến, nhờ các tiến bộ công nghệ mang lại nhiều lợi thế, nhưng cũng tạo ra nhiều lạc hướng gây bất lợi cho người lao động.

Bài xã luận của Libération và chùm bài đầu số báo dành trọn vẹn cho chủ đề này. Trong số báo hôm nay có bài phỏng vấn nhà xã hội học lao động Danièle Linhart, về nguy cơ lao động từ xa "có thể tạo nên bầu không khí lo sợ, bất lợi cho các hoạt động sáng tạo, vốn cần đến không khí tập thể". 

Pháp tăng cường bảo vệ các doanh nghiệp chiến lược

Tựa trang nhất của Les Echos là "Sự trở lại của chủ nghĩa yêu nước kinh tế". Chủ đề chính của nhật báo kinh tế hôm nay là "Bảo vệ các doanh nghiệp chiến lược của nước Pháp" trước các đe dọa thôn tính của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định mới của chính phủ Pháp, đưa ra hôm 29/4, ngưỡng tối đa của đầu tư nước ngoài, không thuộc các nước Châu Âu, giảm từ 25% trước đây xuống còn 10%, tính cho đến cuối năm nay. Các doanh nghiệp công nghệ sinh học cũng được xếp vào nhóm chiến lược. 

Trên cấp độ Châu Âu, chủ thuyết về đầu tư nước ngoài cũng đang thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh đại dịch. Cuối tháng trước, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên gia tăng bảo vệ "an ninh và chủ quyền kinh tế". Tuy không nói rõ, nhưng Trung Quốc là đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, siết chặt quy định với đầu tư nước ngoài không có nghĩa là rơi vào tình trạng bảo hộ chủ nghĩa, chống lại toàn cầu hoá. Hôm qua, bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nhấn mạnh là cuộc khủng hoảng này không khiến toàn cầu hóa chấm dứt, mà vấn đề là "điều chỉnh" tiến trình này. Hiện tại có khoảng 2 triệu người làm công ăn lương tại Pháp làm việc cho các công ty nước ngoài.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Phúc đáp Kháng thư của Liên Hiệp Quốc về nhà báo Phạm Chí Dũng

VNTB, 03/04/2020

Phúc đáp kháng thư của Báo cáo viên đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu lộ ; Tổ công tác về giam giữ tùy tiện ; Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội ôn hòa ; và Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền.

lhq1 

Các cáo buộc được đưa ra trong kháng thư nêu trên là không chính xác, chủ yếu được đưa ra từ thông tin không có căn cứ và không phản ánh bản chất của vụ án. Ở Việt Nam, không ai bị truy tố, đưa ra xét xử, giam giữ hoặc quấy rối vì làm "người bảo vệ nhân quyền", vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận hoặc hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

1. Khung pháp lý và thực thi quyền tự do ý kiến và bày tỏ ở Việt Nam

Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do ý kiến và bày tỏ và tự do báo chí. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã bảo đảm rõ ràng rằng Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội và quyền biểu tình. Việc thực hiện các quyền đó sẽ được quy định bởi pháp luật (Điều 25) và rằng Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội : công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. điều 28.

Bên cạnh đó, khung pháp lý của Việt Nam củng cố thêm các nguyên tắc này bằng nhiều luật khác nhau liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chương II của Luật Báo chí năm 2016 đưa ra các quy định cụ thể về quyền tự do báo chí và quyền của công dân được tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chương XV của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các quy tắc xử lý hành vi xâm phạm các quyền tự do cơ bản và quyền tự do dân chủ của công dân, bao gồm Điều 167, quy định về tội vi phạm quyền của công dân đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin và biểu tình ôn hòa. Hơn nữa, luật khiếu kiện năm 2011 và luật tố cáo của 2018 và nhiều luật khác có liên quan bảo vệ quyền của công dân khi quyền của họ bị xâm phạm, bao gồm các hành vi quấy rối hoặc đe dọa.

Trong thực tế, người Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và truy cập thông tin có thể được chứng thực bởi sự tăng trưởng nhanh chóng và đa dạng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cả nước. Người Việt Nam có thể tiếp cận các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, NHK, EU Network… Tất cả các cơ quan và báo chí quốc tế lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo… có các phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều tạp chí và tờ báo nước ngoài được phân phối rộng rãi trong cả nước và nhân dân có thể tự do truy cập báo trên Internet.

Báo chí đã trở thành diễn đàn cho các tổ chức xã hội và nhân dân và đường lối quan trọng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ và quyền tự do cơ bản. Báo chí cũng đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm tra và theo dõi thực hiện các chính sách và luật pháp của chính phủ, đặc biệt là những người liên quan đến nhân quyền. Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông chủ động vạch trần tham nhũng, các vi phạm nhân quyền hoặc quyền công dân và hành động bất hợp pháp. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người có thể kiến nghị, bày tỏ quan điểm chính trị, và đóng góp công khai cho tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế-xã hội và chính trị.

Trên mạng, ai cũng có thể truy cập tất cả các loại thông tin và thường xuyên bày tỏ ý kiến và quan điểm về nhiều vấn đề xã hội. Tính đến 2019, Việt Nam có 64.000.000 người sử dụng Internet (66% dân số), 62.000.000 người sử dụng mạng xã hội (64% dân số). Trong bối cảnh của sự tăng trưởng internet nhanh chóng, mạng xã hội và các ứng dụng, cho đến nay nhà nước đã không chặn cũng không can thiệp luồng thông tin trong khi đảm bảo các quyền của người dân về tự do thông tin.

Các cuộc tranh luận và thảo luận tại Quốc hội về chính sách quốc gia ; Hội thảo, thảo luận và báo cáo đa chiều về các vấn đề kinh tế-xã hội và chính trị với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị… diễn ra hàng ngày. Ở bất kỳ quốc gia pháp quyền nào, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận đi kèm với trách nhiệm và tôn trọng pháp luật của đất nước và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội. Những điều này phù hợp với các công ước quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền mà Việt Nam là thành viện kể cả ICCPR. Việt Nam chỉ truy tố và đưa ra xét xử những người vi phạm pháp luật, chứ không phải những người thực hiện các quyền hợp pháp của họ đối với quyền tự do ngôn luận và hội họp. Việc tạm giam và xét xử vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy trình pháp luật Việt Nam.

Trường hợp Phạm Chí Dũng
a) thông tin cơ bản về Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng bị tạm giam với cáo buộc "làm, lưu trữ, phân phối hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và vật phẩm chống lại nhà nước Việt Nam" theo điều 117 của Bộ luật Hình sự. Sức khỏe của ông là trong điều kiện bình thường.

b) Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ

Tháng 8 năm 2019, các cuộc điều tra ban đầu của công an cho thấy Phạm Chí Dũng đăng 63 bài viết bóp méo sự thật, kích động các cá nhân nổi loạn và lật đổ chính quyền nhân dân, gây lòng hận thù và cực đoan, gây hiểu lầm cho người dân về tình hình kinh tế-xã hội với quan điểm gây lo âu chung và bất ổn xã hội.

Ngày 18 tháng 11 năm 2019, cơ quan điều tra công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố hình sự, phát lệnh tạm giam và lệnh khám xét nhà Phạm Chí Dũng vì tội làm, lưu trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và vật phẩm chống lại nhà nước Việt Nam theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê lệnh tạm giam và khám xét này. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện những lệnh này. Việc bắt giữ và giam giữ Phạm Chí Dũng và khám nhà của ông được giám sát theo quá trình tố tụng hình sự được quy định theo luật Việt Nam ; các biên bản thủ tục tố tụng đã được tất cả các bên có liên quan như công an, nhân chứng và chính Phạm Chí Dũng ký kết. Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra.

Những thủ tục tố tụng hình sự này là bình thường và cần thiết để điều tra vụ án và thu thập bằng chứng bổ sung để thiết lập bản chất và mức độ nghiêm trọng của phạm nhân và xử án.

Điều 117 của bộ luật hình sự : Điều 117 nêu rõ người vi phạm sẽ bị trừng phạt theo pháp luật và thiết lập ranh giới rõ ràng giữa các hành vi phạm tội và thực hiện quyền tự do ngôn luận. Điều này chỉ là với cố ý bóp méo sự thật nhằm phản đối các nhà nước và không có hạn chế nào về quyền tự do ngôn luận hoặc các quyền tự do cơ bản khác. Vì vậy, điều 117 là tương thích với điều 19 của ICCPR. cụ thể, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải đảm bảo nhiệm vụ đặc biệt và trách nhiệm, bao gồm cả tôn trọng các quyền hoặc danh tiếng của người khác cũng như bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng và đạo đức.

Quyền được tư vấn pháp lý : Theo điều 74 của bộ luật thủ tục hình sự của 2015, cho các tội phạm an ninh quốc gia, Chủ tịch Viện Kiểm sát Nhân dân có thẩm quyền cho phép các luật sư tham gia tố tụng pháp lý sau khi giai đoạn điều tra hoàn tất. quy tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo bí mật cần thiết trong tiến trình điều tra vụ án.

Bên cạnh đó, Phạm Chí Dũng đã bày tỏ nguyện vọng tự bào chữa mà không cần luật sư biện hộ.

Quyền thăm nuôi của gia đình : khi giai đoạn điều tra vụ án, luật chỉ cho phép gia đình tiếp tế cho bị cáo ; yêu cầu gặp mặt gia đình trong giai đoạn này không thể đáp ứng để đảm bảo tính bí mật của các cuộc điều tra đang diễn ra.

Trong thời gian điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh nghiêm chỉnh làm theo điều 183 của luật tố tụng hình sự 2015 quy định rằng việc thẩm vấn ở các cơ sở giam giữ hoặc các cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình. Ngoài ra, Phạm Chí Dũng có quyền nộp đơn khiếu nại trong trường hợp có vi phạm trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở này, chính phủ Việt Nam khẳng định rằng Phạm Chí Dũng không chịu bất kỳ sự giam giữ, tra tấn, đánh đập hoặc đối xử khắc nghiệt nào.

Hiện nay, sức khỏe của Phạm Chí Dũng vẫn bình thường. Ông Dũng được cung cấp thức ăn, chỗ ở, và được chăm sóc sức khỏe theo Luật thi hành giam giữ và tạm giam phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là một thành viên.

____________________

Tham khảo :

Thư phúc đáp

*******************

Chính phủ Việt Nam trả lời chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng

VNTB, 01/04/2020

Ngày 20/3/2020, chính phủ Việt Nam đã trả lời kháng thư chất vấn về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập của nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 22/1/2020.

pcd1

Chính phủ Việt Nam cho biết các quyền tự do báo chí tự do biểu đạt cũng như nhân quyền không bị giới hạn tại Việt Nam.

"Người Việt Nam có thể truy cập các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, NHK, Mạng EU… Tất cả các hãng thông tấn và báo chí quốc tế lớn như Reuters, AP, AFP, Kyodo… đều có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều tạp chí và báo nước ngoài được phân phối rộng rãi trong nước và người dân có thể tự do truy cập các tạp chí này trên internet.

Báo chí đã trở thành diễn đàn cho các tổ chức xã hội và nhân dân và là một lộ trình quan trọng để bảo vệ lợi ích hợp pháp và các quyền tự do cơ bản. Báo chí cũng đóng một vai trò tích cực trong việc kiểm tra và giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Nhiều cơ quan báo chí và truyền thông chủ động vạch trần tham nhũng, vi phạm nhân quyền hoặc dân quyền, và hành vi trái pháp luật. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi người có thể kiến ​​nghị, bày tỏ quan điểm chính trị và đóng góp vào diễn ngôn công khai về tất cả các vấn đề văn hóa, kinh tế xã hội và chính trị".

Chính phủ khẳng định việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng không phải là lạm quyền hay bắt giam vô cớ mà đó là dưa vào kết quả điều tra ban đầu vào tháng 8 năm 2019 của công an. Theo đó phía an ninh cho rằng ông Phạm Chí Dũng đã "đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội".

Tuy nhiên nếu theo dõi những bài viết của ông Dũng sẽ nhận thấy đó là những bài phản biện ôn hòa về các vấn đề chính trị, xã hội và không kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân. 

Trong thư cũng nêu rõ các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã thi hành các lệnh khám xét và bắt giữ ông Phạm Chí Dũng vào ngày 20/11/2019 sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn lệnh khám xét và bắt giữ. 

Bức thư khẳng định "việc bắt giữ và giam giữ và khám xét nhà của riêng ông Phạm Chi Dũng theo dõi quá trình tố tụng hình sự được quy định trong luật pháp của Việt Nam ; biên bản tố tụng được tất cả các bên liên quan như cảnh sát, nhân chứng và chính ông Phạm Chí Dũng ký".

Tuy vậy theo các biên bản khám xét và giao nhận được lập vào ngày 21/11/2019 mà chúng tôi được biết, ông Phạm Chí Dũng không ký vào văn bản nào theo như cáo buộc của chính phủ Việt Nam.

Bản phúc đáp cho biết lý do luật sư không được tiếp cận ông Dũng là "để đảm bảo tính bảo mật cần thiết cho việc điều tra một vụ án đang diễn ra". 

Bên cạnh đó còn có thông tin chỉ được phía chính quyền đưa ra mà không có sự xác nhận của ông Dũng về việc " ông Phạm Chí Dũng bày tỏ nguyện vọng tự bào chữa mà không cần luật sư". 

Thư phúc đáp xác nhận việc không Dũng không được phép gặp mặt gia đình "vì vụ án đang trong giai đoạn điều, luật chỉ cho phép gia đình gửi đồ tiếp tế và quà tặng cho bị cáo ; yêu cầu gặp mặt gia đình trong giai đoạn này không thể được đáp ứng để đảm bảo tính bảo mật của các cuộc điều tra đang diễn ra".

Chính phủ Việt Nam xác nhận rằng ông Phạm Chí Dũng không bị giam giữ tùy tiện, tra tấn, đánh đập hay đối xử tàn bạo vì vì" việc thẩm vấn tại các cơ sở giam giữ hoặc các cơ quan điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình".

Thư cho biết tình trạng sức khoẻ ông Phạm Chí Dũng hiện trong tình trạng bình thường mà không đề cập đến việc ông bị mất ngủ và phải yêu cầu gia đình gởi thuốc an thần vào theo toa bác sĩ trại giam.

Trong khi đó các tổ chức nhân quyền thế giới liên tục lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam xóa bỏ các điều 117 Bộ luật Hình sự, Chính phủ Việt Nam khẳng định điều 117 Bộ luật Hình sự tương thích với tương thích với Điều 19 của ICCPR trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận.

Vào ngày 18/11/2019, cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố hình sự, ban hành lệnh tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Phạm Chí Dũng về việc tạo, lưu trữ, phân phối hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và tài liệu chống lại Nhà nước Việt. Nam theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 22/1/2020 đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập.

Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự quan ngại về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Phạm Chí Dũng và thực tế là ông có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư.

Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc cáo buộc việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng "là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông".

Các luật sư bày tỏ sự lo ngại rằng "việc giam giữ lâu dài nhưng không được tiếp xúc với bên ngoài khiến ông Phạm Chí Dũng có nhiều nguy cơ bị tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo".

Các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi trong vòng 60 ngày về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Chính phủ Việt Nam cũng được yêu cầu phải cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.

Kháng thư viết rằng các chuyên viên nhân quyền quan ngại rằng những hành vi của chính phủ Việt Nam dường như có mối quan hệ chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận và các hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông Dũng.

Nguồn : VNTB, 01/04/2020

Tham khảo :

(1) Thư phúc đáp

(2) Kháng thư

Additional Info

  • Author VNTB
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 4