Bằng tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên một diện tích lớn hơn so với Địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập kỷ của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.
Bài phát biểu của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á ông David R.Stilwell.
Ông David R.Stilwell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á
Giới thiệu
Cảm ơn, Greg. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh. Tôi đánh giá CSIS cao vì thường xuyên mời những học giả hàng đầu về Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Biển Đông nói riêng. Các công trình của CSIS là một nguồn lực vô cùng quý giá cho tất cả chúng ta.
Đây là một cuộc thảo luận kịp thời và quan trọng. Trong những tháng gần đây, trong khi thế giới tập trung vào cuộc chiến chống lại Covid-19, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã tăng mạnh mẽ chiến dịch áp đặt một trật tự "sức mạnh tạo ra quyền" ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nỗ lực làm suy yếu các quyền theo chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và ngăn họ tiếp cận nguồn tài nguyên ngoài khơi -nguồn tài nguyên thuộc về những quốc gia đó, chứ không phải Trung Quốc. Bắc Kinh muốn giành vùng lãnh hải này cho riêng họ. Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế với việc cai trị bằng các mối đe dọa và ép buộc.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, đã gửi một biên đội chiến hạm để quấy rối việc thăm dò ngoài khơi Malaysia, và sử dụng dân quân hàng hải để bao vây lực lượng đồn trú của Philippine. Bắc Kinh gia tăng việc quân sự hóa các đảo nhân tạo của nó trong quần đảo Trường Sa với việc triển khai máy bay mới. Họ đã đơn phương đưa ra lệnh cấm khai thác hải sản. Họ đã tiến hành các cuộc tập trận tại vùng biển xung quanh các đảo, bãi đá ngầm và rặng san hô đang bị tranh chấp. Và gia tăng việc sử dụng các đảo nhân tạo của nó như căn cứ cho các hoạt động quấy rối-để cản trở khả năng tiếp cận của các nước Đông Nam Á ven biển tới nguồn tài nguyên dầu khí và hải sản.
Chúng ta đều biết tại sao vấn đề này quan trọng. Bằng tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên một diện tích lớn hơn so với địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập kỷ của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.
Gần 4.000 tỷ USD hàng hóa thương mại quá cảnh Biển Đông mỗi năm. Hơn 1.000 tỷ USD trong số đó liên quan trực tiếp đến thị trường Hoa Kỳ. Biển này chứa một trữ lượng dầu khí có thể khai thác được trị giá khoảng 2.600 USD. Nó cũng là một vùng biển có nhiều hải sản nhất thế giới. Vùng biển này giúp tạo công việc cho khoảng 3,7 triệu người ở các quốc gia Đông Nam Á ven biển.
Những nguồn tài nguyên này là quyền tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á, là nguồn sống của các cộng đồng ven biển, và sinh kế của hàng triệu công dân của họ. Chúng là tài sản thừa kế của các thế hệ sau tại mỗi quốc gia. Hành vi của Bắc Kinh là một cuộc tấn công vào người dân Đông Nam Á ngày nay, và các thế hệ sau này.
Kỷ niệm phán quyết của Tòa Trọng Tài
Tuần này đánh dấu kỷ niệm của một tuyên bố lịch sử về luật pháp quốc tế ở Biển Đông : Phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Quốc tế.
Vụ yêu cầu trọng tài phân xử theo hướng hòa bình này đã được Philippines yêu cầu, với tinh thần thực sự can đảm. Và phán quyết đã được đưa ra với sự nhất trí hoàn toàn : Đòi hỏi lãnh thổ theo đường Chín-Đoạn của Bắc kinh không có cơ sở luật pháp quốc tế. Tòa án thẳng thắn ủng hộ lập trường của Philippines trong phần lớn các khiếu nại pháp lý của họ.
Bắc Kinh kể từ đó đã bỏ qua và cố làm mất tính hợp pháp bản án, bất chấp nghĩa vụ tuân theo phán quyết này với tư cách là một thành viên công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Bắc Kinh thích tuyên bố rằng họ là một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa đa phương và các thể chế quốc tế, nhưng họ đã bác bỏ bản án, xem nó là "không có giá trị hơn một mảnh giấy".
Chỉ có người cả tin hoặc cả tin mới có thể vẫn tin vào vẻ bề ngoài là một công dân toàn cầu có trách nhiệm của Bắc Kinh. Ngày nay chúng tôi đang nghe ngày càng nhiều những tiếng nói lớn lên chống lại các động thái hung hăng và đơn phương của Bắc Kinh.
Chúng tôi hoan nghênh lập trường rõ ràng của các nhà lãnh đạo từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được tuyên bố vào tháng trước, rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.
Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lên tiếng và hành động, thừa nhận rằng hành động của Bắc kinh gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với tự do hàng hải ở bất cứ nơi nào trên hành tinh. Các vấn đề liên quan đến Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp trong tương lai đến Bắc cực, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, và các hải trình quan trọng khác. Những gì đang bị đe dọa ở Biển Đông có tác động trực tiếp đến những quốc gia và những người người dựa vào tự do hàng hải và tự do lưu thông thương mại hàng hải để đảm bảo sự thịnh vượng của quốc gia của họ.
Chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông
Hoa Kỳ đã tăng cường cách tiếp cận riêng của chúng tôi cho Biển Đông.
Chính sách của chúng tôi là ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do và trong đó tất cả các quốc gia khác nhau trong khu vực có thể sống và thịnh vượng trong hòa bình. Chính sách của chúng tôi là trân trọng sự đa dạng của các quốc gia đó. Chúng tôi bảo vệ chủ quyền, độc lập, và đa nguyên. Một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở có nghĩa là một khu vực mà các quốc gia được bảo đảm chủ quyền và được sử dụng phần ngang nhau của họ trong các vùng chung trên toàn cầu. Không có nước bá quyền lấn át các nước khác hay biến vùng biển quốc tế thành một khu vực loại trừ.
Cách tiếp cận của chúng tôi tiếp tục phát triển dựa trên truyền thống bảo vệ hòa bình, duy trì quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo đảm lưu thông thương mại không bị cản trở, và hỗ trợ giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đây là những lợi ích quan trọng và lâu dài mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đồng minh và đối tác của mình.
Trong những năm gần đây chúng tôi đã phát triển việc hợp tác của chúng tôi trên toàn khu vực. Chúng tôi đã tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực hàng hải cho các đối tác Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh, và duy trì một nhịp độ mạnh mẽ của các hoạt động quân sự để giữ gìn hòa bình. Chúng bao gồm các hoạt động tự do hàng hải, bao gồm năm đợt ở Biển Đông cho đến nay năm nay ; hoạt động hiện diện, bao gồm các hoạt động của nhóm hai hàng không mẫu hạm vào đầu tháng này ; hoạt động tuần tra của máy bay ném bom chiến lược ; và kết hợp các hoạt động và các cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác của chúng tôi.
Hoa Kỳ tiếp tục là nguồn đầu tư thương mại lớn nhất trong khu vực, hơn nhiều so với nguồn kế tiếp. Giao dịch thương mại của chúng tôi với 650 triệu người dân ASEAN trị giá gần 300 tỷ USD giúp đảm bảo sự thịnh vượng ngày càng tăng của khu vực năng động này. Các quốc gia ASEAN hiện đạt mức GDP gần 3.000 tỷ USD mỗi năm. Tiêu chuẩn sống đã được cải thiện rất nhiều, nhờ năng lượng đáng kinh ngạc của ASEAN, và một hệ thống toàn cầu giúp duy trì sự ổn định, an ninh, và thịnh vượng.
Hôm qua, Ngoại trưởng Pompeo đã thông báo một bước quan trọng để củng cố chính sách của chúng tôi, và ủng hộ cách mạnh mẽ với các đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ các quyền của họ. Ngoại trưởng đã ban hành một tuyên bố về chính sách tuyên bố hàng hải ở Biển Đông, nhân dịp kỷ niệm của phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Quốc Tế. Kể từ phán quyết đó, chúng tôi đã nói rằng nó có tính "chung thẩm và ràng buộc pháp lý" trên cả hai bên, Trung Quốc và Philippines. Thông báo này đi xa hơn, để làm cho rõ ràng rằng : Trung Quốc không có quyền bắt nạt các quốc gia Đông Nam Á để giành nguồn tài nguyên ngoài khơi cho họ.
Đặc biệt, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ba điều chính :
Đầu tiên, Trung Quốc không có yêu sách hàng hải hợp pháp đối với vùng biển được Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định là Vùng Kinh Tế Đặc Quyền của Philippines hoặc vùng thềm lục địa của nước này. Trong các khu vực này, các hoạt động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt thủy sản và thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi của Philippines, cũng như các hoạt động đơn phương khai thác các tài nguyên này của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trung Quốc cũng không có quyền pháp lý đối với rặng san hô Mischief Reef hay Bãi Đá Ngầm Second Thomas, cả hai thuộc quyền của Philippines.
Thứ hai, bởi vì Bắc Kinh đã không đưa ra được các yêu cầu hợp pháp và chặt chẽ liên quan đến hải phận ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu cầu nào của Trung Quốc liên quan đến vùng biển nằm ngoài 12 hải lý kể từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa. Điều này có nghĩa rằng Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia), hoặc trong vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Bất kỳ hành động quấy rối nào đối với các hoạt động đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí của quốc gia khác của Trung Quốc - hoặc đơn phương thực hiện các hoạt động này-là trái pháp luật. Chấm hết.
Thứ ba, Trung Quốc không có quyền lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp đối với Bãi James Shoal, ngoài khơi Malaysia. Điều này đáng được xem xét một chút. Bãi James Shoal là một vùng nằm ở độ sâu khoảng 20 mét dưới mặt nước biển. Nó cũng chỉ cách Malaysia 50 hải lý - và cách Trung Quốc đại lục hơn 1.000 hải lý. Tuy vậy, Bắc Kinh khẳng định đó là điểm cực nam của Trung Quốc" ! Các yêu cầu lãnh thổ là ngớ ngẩn -xuất hiện để từ một bản đồ cũ Anh Quốc và một lỗi dịch thuật sau đó, cho rằng bãi ngầm là một cồn cát trên mặt nước biển. Nhưng nó không phải như vậy. Và hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao rằng Bãi James Shoal là lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tàu hải quân Trung Quốc được triển khai đến đó để thực hiện những nghi thức tuyên thệ hoành tráng. Luật pháp quốc tế rõ ràng : các cấu trúc tự nhiên dưới nước tạo quyền. James Shoal không phải và không bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không thể khẳng định bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp từ những tuyên bố vô lý như vậy.
Trong tất cả các trường hợp này, Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và các đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc họ bảo vệ chủ quyền của họ, và ủng hộ phần còn lại của thế giới tuân thủ pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải. Như Bộ trưởng Ngoại giao đã nói, thế giới không thể-và sẽ không-cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông là Đế chế hàng hải của họ.
Chiến thuật của Bắc Kinh
Hãy để tôi nêu ngắn gọn bốn khía cạnh quan trọng khác của vấn đề Biển Đông :
1) vai trò của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) của Bắc Kinh ;
2) các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ;
3) Sự thúc đẩy của Bắc Kinh đối với "sự phát triển chung" tài nguyên trong khu vực Đông Nam Á ; và
4) Chiến dịch của Bắc Kinh nhằm giành một vị trí trong Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS).
Thứ nhất, về các doanh nghiệp nhà nước : Ở Biển Đông, cũng như các nơi khác, Bắc Kinh sử dụng các doanh nghiệp nhà nước làm công cụ cưỡng chế kinh tế và lạm dụng quốc tế.
Họ sử dụng chúng để nạo vét, xây dựng và quân sự hóa các pháo đài đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa, nơi Bắc Kinh hiện đang vi phạm các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
Một trong những nhà thầu cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh hiện đang hoạt động khắp thế giới - Tập đoàn Xây dựng & Truyền thông Trung Quốc, hay CCCC - đã đi đầu trong việc nạo vét các căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, với những tác động tàn phá khủng khiếp đối với môi trường biển và sự ổn định khu vực.
Các doanh nghiệp nhà nước đã được sử dụng nhằm thực thi yêu sách Đường chín đoạn bất hợp pháp của Bắc Kinh. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc, hay CNOOC, đã sử dụng giàn khảo sát HD-981 nhằm đe dọa Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Được biết giám đốc điều hành của CNOOC tuyên bố rằng giàn khoan dầu là "lãnh thổ quốc gia di động". Ý nghĩa của tuyên bố như vậy sẽ khiến các quốc gia dựa vào tự do hàng hải vì sự thịnh vượng và an ninh nghi ngờ.
Các tàu và giàn khoan khảo sát thương mại khác của Trung Quốc đã được đưa liên tục vào vùng biển Đông Nam Á, nơi Trung Quốc không có quyền. Nhiều công ty du lịch, viễn thông, ngư nghiệp và ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc tham gia đầu tư nhằm phục vụ cho việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và bắt nạt của Bắc Kinh. Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông làm nhiệm vụ dân quân hàng hải dưới sự chỉ đạo của quân đội Trung Quốc, quấy rối và đe dọa những tàu thuyền khác như một công cụ cưỡng chế nhà nước bạo lực.
Các doanh nghiệp nhà nước này là công cụ lạm dụng của Trung Quốc và chúng ta nên nêu bật hành vi không đúng đắn của họ. Chúng ta cũng nên làm sáng tỏ việc các công ty này hoạt động trên khắp thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á và Hoa Kỳ ra sao. Trong xã hội của chúng ta, công dân xứng đáng được biết sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thương mại và các công cụ của quyền lực nhà nước ngoại bang. Các doanh nghiệp nhà nước này giống như Công ty Đông Ấn thời hiện đại.
Thứ hai, về các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) : Ý định của Bắc Kinh rất đáng ngờ. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã khẳng định rằng các quốc gia ASEAN giữ im lặng trong quá trình tố tụng. Báo chí đã nêu ra lý do : Đằng sau cánh cửa đóng kín, Trung Quốc đã thúc ép các quốc gia ASEAN chấp nhận giới hạn đối với các vấn đề cốt lõi vì lợi ích quốc gia.
Các giới hạn đó bao gồm việc các quốc gia ASEAN có thể hợp tác với các cuộc tập trận quân sự và hoạt động dầu khí ngoài khơi với ai. Bắc Kinh cũng đang gây sức ép buộc các quốc gia ASEAN phải cắt đứt quan hệ với các quốc gia "bên ngoài" và làm loãng các tài liệu tham khảo về luật pháp quốc tế. Đây là những yêu cầu của một kẻ bắt nạt, không phải là hàng xóm thân thiện. Bắc Kinh có thể đã lùi lại thời hạn 2021 tùy tiện để kết thúc các cuộc đàm phán, nhưng các mục tiêu bá quyền vẫn còn.
Lợi ích của Hoa Kỳ rõ ràng đang bị đe dọa trong quy trình CoC, cũng như các quốc gia coi trọng tự do hàng hải. Một bộ quy tắc ứng xử hợp pháp hóa việc khai hoang, quân sự hóa hoặc yêu sách hàng hải bất hợp pháp của Bắc Kinh sẽ gây thiệt hại nặng nề và không thể chấp nhận được đối với nhiều quốc gia. Chúng tôi đề nghị cần minh bạch hơn nữa trong quy trình Quy tắc ứng xử để đảm bảo kết quả tích cực hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Thứ ba, về thoả thuận "phát triển chung" : Trung Quốc tìm cách thống trị các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Để đạt được điều này, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch không cho phép các quốc gia Đông Nam Á tiếp cận với các nguồn tài nguyên dầu khí tối cần thiết ngoại trừ thông qua các thỏa thuận "phát triển chung" vốn gây bất lợi cho các nước nhỏ.
Trung Quốc đã mở đường theo cách tích cực triển khai lực lượng quân sự, dân quân hàng hải, giàn khoan dầu của nhà nước, Bắc Kinh cố gắng gia tăng nguy cơ cho các công ty năng lượng muốn hoạt động ở Biển Đông, với hy vọng đẩy lùi và loại bỏ các công ty cạnh tranh nước ngoài. Một khi đã đạt được, Bắc Kinh ép buộc các quốc gia khác chấp nhận "phát triển chung" với các công ty thuộc sở hữu nhà nước họ tuyên bố rằng "nếu muốn khai thác các tài nguyên ngoài khơi, thì lựa chọn duy nhất là hợp tác với chúng tôi". Đây là kiểu xã hội đen.
Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia đứng lên bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ, và chống lại áp lực phải chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó Trung Quốc tự cho phép hưởng lợi một phần tài nguyên ngoài khơi mà họ không có quyền yêu cầu.
Thứ tư, về Tòa án quốc tế về Luật biển : Bắc Kinh đang là một ứng cử viên chưa được kiểm chứng cho vị trí thẩm phán tại tòa án này trong một cuộc bầu cử diễn ra vào cuối tháng 8 - đầu tháng 9.
Giống như Tòa án Trọng tài phán quyết chống lại Bắc Kinh năm 2016, Tòa án Quốc tế được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bầu một quan chức Trung Quốc vào cơ quan này giống như thuê một kẻ chủ mưu đốt nhà để giúp điều hành Sở cứu hỏa.
Chúng tôi đề nghị tất cả các quốc gia tham gia bầu cử Tòa án quốc tế sắp tới đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán Trung Quốc trong Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ Bắc Kinh, câu trả lời đã rõ.
Ăn hiếp toàn cầu
Có những bài học ở đây áp dụng tốt ở khắp nơi. Khi Bắc Kinh cưỡng ép, đưa ra những lời hứa suông, thông tin sai lạc, khinh thường các quy tắc, ngoại giao sai trái và các chiến thuật ngầm khác ở Biển Đông, họ đã đưa ra chiến thuật sẽ áp dụng trên toàn cầu.
Chúng ta thấy chiến thuật đó ở Biển Hoa Đông và xung quanh Đài Loan, nơi Bắc Kinh đã mở rộng các hành động khiêu khích trên biển và các loại đe dọa. Chúng ta nhìn thấy nó hiện hữu ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi Bắc Kinh gần đây đã có hành động gây hấn ở biên giới Trung-Ấn. Chúng ta thấy chiến thuật đó trên khắp sông Mê Kông, nơi Bắc Kinh đã xây một loạt đập lớn để ngăn nước xuống các nước láng giềng ở hạ lưu ở Đông Nam Á, góp phần vào đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử sông Mê Kông. Tôi kêu gọi quý vị đọc báo cáo gần đây từ Trung tâm Stimson, "Bằng chứng mới : Trung Quốc cắt nước trên sông Mê Kông ra sao"…
Nhưng động thái hung hăng của Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua các tranh chấp khác về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên.
Động thái đó cũng có thể nhìn thấy ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh cho áp dụng luật an ninh quốc gia mới vi phạm các cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 - một thỏa thuận mà hiện được các quan chức Trung Quốc chế giễu chỉ là mảnh giấy lộn. Cũng như lời họ nói về phán quyết của Tòa án Trọng tài năm 2016 về Biển Đông.
Hành vi hung hăng là cách tiếp cận chung của Bắc Kinh đối với các tổ chức quốc tế. Khi vấn đề Biển Đông được đề cập đến tại một cuộc họp ASEAN năm 2010, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh đã vỗ vào mặt các đối tác Đông Nam Á của mình : "Sự thật là Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là chỉ là nước nhỏ". Kiểu khinh miệt này lý giải cho việc lật đổ Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế từ Tổ chức Y tế Thế giới sang Interpol, Tổ chức Thương mại Thế giới, …
Một vài năm trước, nhiều người tin rằng Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông là một hiện tượng khu vực, một loại đam mê hạn chế cho một cường quốc đang tìm đường xâm nhập thế giới. Ngày nay, chúng ta biết rằng đường lối tân đế chế của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên nhưng là một đặc điểm chủ yếu của tư duy dân tộc và chủ nghĩa Mác-Lênin. Bắc Kinh muốn thống trị ngay khu vực lân cận - và cuối cùng áp đặt ý chí và quy tắc của họ lên ở các quốc gia láng giềng ở bất kỳ nơi nào có thể.
Bạn có thể là một sinh viên đại học ở Úc, một nhà xuất bản sách ở Châu Âu hoặc tổng giám đốc của một nhượng quyền thương mại NBA ở Houston. Bạn có thể làm việc cho một chuỗi khách sạn quốc tế, một công ty xe hơi của Đức hoặc một hãng hàng không của Hoa Kỳ. Bạn có thể là khách hàng 5G ở Anh - hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Dù bạn ở đâu, Bắc Kinh ngày càng muốn đưa ra yêu sách, cưỡng chế và kiểm soát. Từ trong bản chất, Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa nguyên với các quyền tự do cơ bản về lựa chọn và lương tâm.
Biển Đông, là một ngoại lệ xa hơn và là một dấu hiệu và mối đe dọa về việc Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ hành động ra sao - trừ khi nó phải đối mặt với sự đối kháng. Vì vậy, thật tốt khi thấy một loạt các quốc gia ngày càng chống lại sự lạm dụng của Bắc Kinh, ở khắp các mặt trận kể cả Biển Đông.
Tại Liên Hiệp Quốc, một loạt các tuyên bố chính thức của các quốc gia ven Biển Đông Nam Á cho thấy quyết tâm rõ ràng để duy trì luật pháp quốc tế và từ chối áp lực chấp nhận các yêu sách bất hợp pháp của Bắc Kinh của Việt Nam, Indonesia và Malaysia trong những tháng qua.
Tương tự như vậy, lần đầu tiên Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã tỏ thái độ quan ngại tại Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về sự nguy hiểm của các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Úc, Anh, Pháp, Đức và Ấn Độ gần đây đã đưa ra những tuyên bố chưa từng có đối với các hoạt động trên Biển Đông của Bắc Kinh, gây nguy cơ cho ổn định khu vực và luật pháp quốc tế. Trong khi đó, chúng ta thấy các thỏa thuận quốc phòng và an ninh mới đầy hứa hẹn giữa các đồng minh và đối tác từ Úc đến Đông Nam Á, Nhật Bản và Ấn Độ.
Như đã đề cập, tất cả các nhà lãnh đạo của ASEAN hồi tháng trước đều khẳng định rằng các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.
Tôi sẽ kết thúc với trích dẫn tuyên bố của Philippines đưa ra hôm Chủ nhật nhân ngày kỷ niệm lần thứ tư của phán quyết của Tòa án Trọng tài. "Vụ kiện ra tòa trọng tài do Cộng hòa Philippines khởi xướng và giành chiến thắng áp đảo so với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một đóng góp có ý nghĩa to lớn và hiệu quả cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông và cho hòa bình và ổn định của khu vực nói chung… Phán quyết của hội đồng trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 đại diện cho một chiến thắng, không chỉ đối với Philippines, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng của các quốc gia tuân thủ luật pháp".
Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của chúng tôi và của các đồng minh và bạn bè của chúng tôi. Chúng tôi đang xây dựng khả năng quân sự của chúng tôi. Chúng tôi cảnh giác. Chúng tôi đang thực hiện và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi đang tăng cường mối quan hệ với bạn bè của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giúp củng cố khả năng quân sự của các quốc gia liên quan. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực ngoại giao đa phương để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Và chúng tôi đang cung cấp các lựa chọn kinh tế để nhấn mạnh rằng các quốc gia không cần phải phụ thuộc vào các sáng kiến từ kẻ săn mồi Bắc Kinh.
Cộng đồng của các quốc gia tuân thủ pháp luật sẽ thực sự sát cánh cùng nhau. Vì một Biển Đông tự do và cởi mở, một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, và một thế giới tự do và cởi mở.
Cảm ơn quý vị. Tôi hoan nghênh câu hỏi của quý vị.
A Speech by Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs David R. Stilwell
David Stilwell
Nguyên tác : The South China Sea, Southeast Asia’s Patrimony, and Everybody’s Own Backyard, State government, 14/07/2020
Anh Khoa dịch
Nguồn: VNTB, 16/07/2020
https://www.state.gov/the-south-china-sea-southeast-asias-patrimony-and-everybodys-own-backyard/