Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/07/2020

Tình hình Biển Đông ngó bộ không yên : Mỹ Trung dàn trận

Nhiều tác giả

Biển Đông: Mỹ bác bỏ đa số yêu sách của Bắc Kinh để thúc đẩy đàm phán COC

Trọng Thành, RFI, 17/07/2020

Ngày 13/07/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo về "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông", bác bỏ đa số cáùc đòi hỏi chủ quyền tn tn bn bn bn của như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đúng 4 năm về trước. Washington có ý đồ gì khi khẳng định lập trường cứng rắn hơn nhiều với Trung Quốc vào thời điểm này?

bd1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và trích đoạn "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông", công bố ngày 14/07/2020. © Ảnh chụp màn hình Twitter.

Thông cáo "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông" (U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea), đi kèm với nhiều cuộc tập trận của Mỹ ở Biển Đông diễn ra cùng thời điểm, khiến nhiều người lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung sẽ leo thang, đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế phải dứt khoát chọn phe, căng thẳng với Trung Quốc gia tăng gây bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực. Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng "kiên quyết bác bỏ", đồng thời lên án Washington làm tình hình nóng lên.

Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát và chính bản thân giới chức Hoa Kỳ, mục tiêu của bản Tuyên bố lập trường về Biển Đông nói trên của Washington, trước hết nhằm thúc đẩy các đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), giữa ASEAN và Trung Quốc, hiện đang lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ, một phần do đại dịch Covid-19, nhưng phần chủ yếu do khác biệt lập trường giữa Bắc Kinh với nhiều nước ASEAN là quá lớn. Nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và tìm cách giảm bớt áp lực của Trung Quốc lên các nước láng giềng ven Biển Đông là nỗ lực ngoại giao chủ yếu của Washington. Đây là chủ đề mục "Theo dòng thời sự" của RFI hôm nay.

***

1. Vì sao nói mục tiêu của Hoa Kỳ, khi đứng hẳn về phía phán quyết của Tòa La Haye, là nhằm thúc đẩy đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc ?

Jakarta Post, nhật báo hàng đầu của Indonesia, hôm 16/07/2020, có bài tổng thuật đáng chú ý mang tựa đề "US calls for more transparency in South China Sea dispute » (Hoa Kỳ đòi hỏi minh bạch về tranh chấp ở Biển Đông). Bài viết nhấn mạnh đến thông cáo của một quan chức cao cấp Hoa Kỳ đưa ra ngày 14/07, tức một hôm sau thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông". Tác giả của thông cáo này là trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông David Stilwell.

Quan chức ngoại giao Mỹ vạch ra "thủ thuật" của Trung Quốc để các thành viên ASEAN, tham gia đàm phán, giữ im lặng về tiến trình thương thuyết COC, hiện đã có "một số tín hiệu báo động" về hành xử này của phía Bắc Kinh. Theo trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Mỹ, nhiều thông tin từ báo chí cho biết " trong các phòng họp kín, chính quyền Trung Quốc đã thúc ép các quốc gia thành viên ASEAN chấp nhận những nhân nhượng, trong các vấn đề đụng đến lợi ích cốt lõi của quốc gia", như khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa nước mình, hay tham gia tập trận với các quốc gia bên ngoài Biển Đông.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có liên hệ mật thiết với lợi ích của Hoa Kỳ, và Washington sẽ không thể nào chấp nhận để Bộ Quy tắc COC, "bằng cách này hay cách khác, hợp thức hóa các hành động xâm chiếm, quân sự hóa hay các đòi hỏi về chủ quyền bất hợp pháp trên biển". Quan chức ngoại giao Mỹ nói rõ : "Chúng tôi yêu cầu minh bạch hơn trong quá trình đàm phán về COC, để Bộ Quy tắc ứng xử này bảo đảm có được kết quả tích cực, hoàn toàn tuân thủ với các nguyên tắc của Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".

Nhà nghiên cứu Collin Koh, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Institute of Defence and Strategic Studies, trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore (trong một nhận định trên South China Morning Post ngày 16/07), cũng xác nhận mục tiêu này của Mỹ. Theo vị chuyên gia này, với Tuyên bố nói trên, Hoa Kỳ muốn thúc đẩy ít nhất cũng là một số thành viên khối ASEAN có quan điểm dứt khoát hơn với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Singapore lưu ý là "đối với các thành viên ASEAN, lo ngại trước thế đối đầu Mỹ - Trung, cũng như căng thẳng ở Biển Đông gia tăng, đồng nghĩa với việc cần nỗ lực hành động khẩn cấp để ra được COC".

Giới quan sát cũng chú ý đến sự kiện một tuần lễ trước Tuyên bố về Biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, lãnh đạo Quốc Phòng ba nước Mỹ, Nhật và Úc (ba thành viên trong bộ Tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương), trong lần họp thứ 9, đã ra một tuyên bố chung. Biển Đông - cùng với Hồng Kông, biển Hoa Đông, hạt nhân Bắc Triều Tiên - là hồ sơ trọng tâm của tuyên bố này. Về Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - Nhật - Úc cũng đặc biệt nhấn mạnh đến các đàm phán xây dựng "Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt với UNCLOS, và không được phép xâm hại đến lợi ích của các bên thứ ba, hay quyền của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế, cũng như củng cố kiến trúc an ninh khu vực mang tính rộng mở hiện nay".

2. Đàm phán về COC hiện đang tình trạng nào ?

Đàm phán về một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) là mục tiêu được đưa ra trong Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông (DOC) (ra đời năm 2002) nhằm thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án xây dựng COC lâm vào bế tắc trong hơn 10 năm. Tháng 7/2016, Trung Quốc bị xử thua trong vụ kiện Biển Đông, Philippines khiếu nại lên Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ít tháng sau, năm 2017, Bắc Kinh đột nhiên muốn thúc đẩy đàm phán COC.

Về mặt chính thức, phía Trung Quốc khẳng định luôn mong muốn sớm hoàn tất COC. Tuy nhiên, theo giới quan sát tại khu vực, có rất ít thông tin để biết tiến trình đàm phán diễn ra như thế nào. Tháng 8/2019, ngoại trưởng 10 nước ASEAN và Trung Quốc thông qua lần đọc thứ nhất Văn bản dự thảo sơ bộ duy nhất làm cơ sở cho đàm phán (tên chính thức là "Single Draft COC Negotiating Text", gọi tắt là Văn bản SDNT).

Đầu năm nay, ngày 15/01/2020, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, đại diện cho quốc gia đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN, đã tỏ ý nóng ruột về việc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông tiến triển quá chậm. Theo báo chí Trung Quốc, tại thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, tháng 11/2019, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết dự kiến hai bên sẽ thống nhất được về lần đọc thứ hai đối với văn bản SDNT trong năm 2020. Trong phát biểu đầu năm nay, ngoại trưởng Việt Nam tỏ ý lo ngại phải chờ đến năm 2021 các cuộc đàm phán mới kết thúc thì sẽ "chậm hơn dự kiến".

Cuối 2019, đầu năm 2020, nhiều nước ASEAN, ven Biển Đông, tỏ ra kiên quyết hơn với Trung Quốc. Việt NamMalaysia và Indonesia lần lượt gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, đi ngược lại luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, tại Biển Đông. Đàm phán rất có khả năng sẽ thêm căng thẳng, chưa kể bối cảnh đại dịch. Đầu tháng 5, một vị tướng Pháp, ông Daniel Schaeffer, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam, khẳng định là ASEAN nên "dừng đàm phán COC", nếu Trung Quốc không từ bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" (đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ).

3. Tại sao Hoa Kỳ chọn thời điểm này để đưa ra Tuyên bố bác bỏ hầu hết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ?

Một điểm đáng chú ý là việc Hoa Kỳ đưa ra Tuyên bố về Biển Đông diễn ra vào thời điểm Trung Quốc vừa tổ chức cuộc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 01 đến ngày 05/07, tập trận bị một số nước ASEAN (Việt Nam và Philipines) lên án là gây bất ổn cho khu vực. Quyết định tập trận được phía Trung Quốc thông báo ngày 28/06, ngay sau khi Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 kết thúc hôm 26/06/2020. Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần này nhấn mạnh đến các tranh chấp, bất đồng phải được giải quyết trên cơ sở Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), gián tiếp lên án các hoạt động quân sự hoá, gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông nói chung, cũng như trong thời gian gần đây.

Việc Trung Quốc một mặt chọn đúng thời điểm này để tổ chức tập trận, mặt khác chấp nhận đề nghị nối lại đàm phán COC với ASEAN, nhưng "không nói rõ thời gian", có thể là phương thức thể hiện thái độ đàm phán gây áp lực của Bắc Kinh, dựa trên sức mạnh để lấn át khối ASEAN, bao gồm cả các quốc gia bên bờ Biển Đông cũng như các nước khác. Việc Hoa Kỳ chọn thời điểm này để đưa ra Tuyên bố nói trên - bên cạnh ý nghĩa về dài hạn của bản Tuyên bố - về mặt trước mắt, rất có thể là một cách để Washington trấn an các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, với các cam kết dứt khoát và rõ ràng của Mỹ tại Biển Đông.

Trọng Thành

**********************

Mỹ tổng lực tấn công "mối đe dọa chiến lược" Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 17/07/2020

Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh "đụng" với quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Quốc giờ trở thành "mối đe dọa chiến lược" trong chính sách của Hoa Kỳ.

bd2

Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trở nên đối kháng trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Ảnh minh họa : chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump AFP/File

Tầu sân bay của Mỹ tuần tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là "hổ giấy" mà "hỏa lực" của Trung Quốc có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương ? Thế nhưng "Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền", theo phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng Kông để cản đường phát triển của Trung Quốc ? Nhưng "âm mưu này đã bị thất bại" và Mỹ phải "sửa sai", theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald Trump ban hành ngày 14/07.

Đằng sau những lời lẽ hùng hồn, cứng rắn đó là sự lo lắng ngày càng gia tăng trong chính quyền Trung Quốc, theo nhận định của Ken Moritsugu trên trang AP (ngày 16/07/2020). Ở một góc độ nào đó, những đòn tấn công dồn dập của Washington nhắm vào Trung Quốc được cho là phục vụ mục đích tái tranh cử của đương kim tổng thống và đánh lạc hướng công luận Mỹ về cách xử lý dịch Covid-19 và những hệ quả kinh tế-xã hội.

Liệu tình hình có khả quan hơn sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 ? Giáo sư quan hệ đối ngoại Shi Yinhong, trường đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định với AP rằng cơ hội "đối thoại nghiêm túc" có khả năng mở ra, nhưng "tình hình chung sẽ không thay đổi". Còn hiện tại ông vẫn chưa thấy được một chiến lược khả quan nào mà hai nước có thể chấp nhận để xoa dịu căng thẳng.

Thực vậy, mối quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương năm 1979, mà nguyên nhân là giữa hai nước tồn tại sự khác biệt sâu sắc về tư tưởng.

Hoa Kỳ luôn hy vọng Trung Quốc trở nên dân chủ hơn khi mở rộng hợp tác với thế giới. Thế nhưng, Bắc Kinh, thông qua phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị, nhắc lại rằng hai bên cần tôn trọng những sự khác biệt nội bộ, không tìm cách "điều chỉnh" đặc thù của mỗi bên, mà nên "tìm ra những biện pháp chung sống hòa bình".

Luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông, đặc khu hành chính được hưởng quy chế "một quốc gia, hai chế độ" đến năm 2047 có lẽ đặt dấu chấm hết cho mong muốn "Trung Quốc dân chủ hơn" mà Mỹ từng kỳ vọng, trong khi đó, hồ sơ nhân quyền ở Tân Cương cũng gần như bế tắc : Bất chấp thế giới phản đối và trừng phạt, trấn áp vẫn diễn ra và trại cải tạo vẫn được duy trì. Đối với Bắc Kinh, mọi phản đối hay trừng phạt của nước ngoài đều là "can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc".

Dưới thời ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy mạnh "xuất khẩu" mô hình lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội của Đảng cộng sản Trung Quốc ra khắp thế giới, mở rộng mạng lưới đồng minh đối tác, áp đặt luật riêng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, y tế đến cơ sở hạ tầng, phát triển thành một cường quốc quân sự. Có lẽ chiến lược trỗi dậy được chính quyền của ông Tập Cận Bình thực hiện một cách hung hăng hơn khiến nhiều nước lo ngại. Liên Hiệp Châu Âu "thức tỉnh", vẫn coi Trung Quốc là một đối tác, nhưng cũng là một đối thủ. Còn Mỹ sẽ không dễ dàng để Trung Quốc trở thành "mối đe dọa chiến lược" và vươn lên vị trí cường quốc số 1.

Bao giờ cho đến tháng 11 ? Có lẽ Bắc Kinh còn phải nếm mật nằm gai từ giờ đến ngày bầu cử Mỹ. Biện pháp trừng phạt mới nhất đang được Washington cân nhắc : Cấm nhập cảnh đối với toàn bộ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc và gia đình họ.

Thu Hằng

*********************

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông

RFA, 19/07/2020

Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, loan tin này hôm 19/7.

bd3

Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020 Photo : Science and Technology Daily

Theo Global Times, tàu được đóng có vốn đầu tư là 74 triệu đô la, chiều dài là 90,6 mét, rộng 17 mét, cao là 8 mét và có thể mang theo 60 thuyền viên.

Tàu có khả năng tự hoạt động một mình ngoài biển tối đa lên đến 60 ngày.

Dự kiến, Shiyan - 6 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021.

Theo Global Times, Trung Quốc hiện có khoảng hơn 60 tàu khảo sát hải dương đang hoạt động. Trong số này 37 tàu đã tham gia vào đội tàu nghiên cứu hải dương quốc gia.

Trung Quốc hiện là quốc gia có nhiều tàu khảo sát hải dương nhất thế giới.

Những năm qua, Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của mình ở Biển Đông bằng cách điều các tàu khảo sát hải dương vào vùng nước của các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia bất chấp những phản đối của các nước trong khu vực và Hoa Kỳ.

Trung Quốc khẳng định hoạt động của các tàu hải dương và hải cảnh là trong vùng nước thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong dường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ trên biển. Tòa Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của toà.

Trong các tháng qua, Trung Quốc cũng điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Malaysia và Việt Nam. Gần đây nhất là vào đầu tháng 7, khi tàu Hải Dương 4 vào sát lô dầu khi 06.1 của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Nguồn : RFA, 19/07/2020

********************

Mỹ điều oanh tạc cơ B-1 đến Guam ngay sau khi cho tàu sân bay trở lại Biển Đông

Trọng Nghĩa, RFI, 18/07/2020

Không quân Mỹ vào hôm qua, 17/07/2020 đã triển khai hai máy bay ném bom B-1B tới đảo Guam ở miền tây Thái Bình Dương, vào lúc hai hàng không mẫu hạm Mỹ ít lâu sau khi Hải quân tiếp tục các hoạt động diễn tập phối hợp tác chiến trong khu vực Biển Đông.

bd4

Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ và chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản tập trận trên Biển Hoa Đông, ngày 09/09/2017. Reuters/Defense Ministry of Japan

Trong một bản thông báo, lực lượng Không Quân Mỹ cho biết là 2 oanh tạc cơ B-1B Lancer thuộc Phi Đoàn Oanh Tạc Viễn Chinh số 37, đóng tại căn cứ không quân Ellsworth ở tiểu bang South Dakota (Hoa Kỳ) được biệt phái đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thực hiện các hoạt động trong khu vực.

Hai chiếc B-1B này sẽ tham gia huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác, cũng như với các lực lượng khác của Mỹ, và nhất là "hỗ trợ các nhiệm vụ răn đe chiến lược, củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong khu vực".

Khoảng 170 phi công cũng được điều động từ căn cứ Ellsworth đến đảo Guam để hỗ trợ cho nhiệm vụ của hai chiếc oanh tạc cơ. Tuy nhiên, Không Quân Mỹ không cho biết thời hạn biệt phái

Như để cho thấy rõ nhiệm vụ của đội oanh tạc cơ, trước khi bay tới Guam, 2 chiếc B-1B đã tham gia huấn luyện đánh chặn trên Biển Nhật Bản cùng với các chiến đấu cơ F-15J của Không Quân Nhật Bản.

Oanh tạc cơ B-1B được biệt phái đến đảo Guan vào lúc hai chiếc tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng nhóm tác chiến đi theo, chở theo 12.000 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến, tiếp tục các hoạt động diễn tập trở lại trên Biển Đông.

Hải Quân Mỹ nhắc lại : "Các nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Reagan đang hoạt động ở Biển Đông, tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép" để nhấn mạnh cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và "một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp".

Cho dù cả Hải Quân lẫn Không Quân Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây chỉ là những nhiệm vụ thường xuyên, nhưng giới quan sát đã ghi nhận đà gia tăng của các hoạt động như thường lệ, ngay sau tuyên bố cứng rắn của ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm thứ Hai xác định tính chất phi pháp của hầu hết các yêu sách chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Hoàng Sa

Việc Mỹ tăng cường lực lượng trong khu vực cũng diễn ra vào lúc ảnh vệ tinh phát hiện nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa.

Theo tạp chí Mỹ Forbes ngày 17/07, ảnh vệ tinh chụp được cho thấy ít nhất 4 chiến đấu cơ Trung Quốc trên phi đạo trên đảo Phú Lâm. Forbes cho rằng các phi cơ này có hình dạng của loại tiêm kích J-11B, tương ứng với loại F-15 Eagle của Mỹ.

Trọng Nghĩa

****************

Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Hoàng Sa

RFA, 17/07/2020

Trung Quốc vừa triển khai các chiến đấu cơ đến khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở Biển Đông.

bd5

Hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 cho thấy 8 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa Planet Labs

Động thái này của Bắc Kinh được nói là thực hiện hai ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo, vào hôm 13/7 tuyên bố về lập trường của Washington rằng tuyên bố của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên xa bờ tại hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn phi pháp và chiến dịch bắt nạt của Bắc Kinh nhằm kiểm soát những nguồn tài nguyên đó cũng phi pháp.

Các hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 mà RFA có được cho thấy có ít nhất 8 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa từ ngày 15/7. Các chiến đấu cơ này được cho là thuộc mẫu J-11B, phiên bản của tiêm kích Flanker do Trung Quốc hế tạo, có chức năng tương ứng với F-15 Eagle của không lực Mỹ.

Tin cho biết ban đầu các chuyên gia phân tích tình báo nguồn mở đã phát hiện các chiến đấu cơ của Trung Quốc bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh thương mại độ phân giải thấp. Những hình ảnh đầu tiên được đăng trên tài khoản twitter của Duan Deng vào ngày 15/7. Hiện tại, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao từ Airbus xác nhận thực trạng này.

Thời điểm Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ, USS Ralph Johnson tiến hành hn tng ếng ng ng ng ng ng ng ng ng ng n ng n ng n ng n n ng n n ng n ng một tuần sau cuộc tập trận hải quân quốc tế, với sự tham gia của hai hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ.

Giới chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Biển Đông có thể liên quan đến tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Ngọai trưởngeo hoặcu cũ nng cêa Ngọai trưởngeo Hoặcu cũ nng cêng là Pompn Pompo. Thế nhưng, Bắc Kinh có ý định gửi dấu hiệu, hay thậm chí chuẩn bị sẵn sàng nếu có xung đột quân sự xảy ra.

Nguồn: RFA, 17/07/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Thành, Thu Hằng, Trọng Nghĩa, RFA tiếng Việt
Read 1105 times

1 comment

  • Comment Link Hoàng Trường Sa mardi, 21 juillet 2020 21:43 posted by Hoàng Trường Sa

    Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị một đề nghị mới theo tôi là rất tuyệt vời của tác giả Jeff Becker về cách thức mà thế giới có thể sử dụng để ngăn cản Trung Quốc hoàn thành việc chiếm đọat Biển Đông (South China Sea) qua bài viết có tên “Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc hoàn thành việc chiếm đoạt Biển Đông” của ông do Annette Nguyen (Dân Làm Báo) phỏng dịch:
    https://danlambaovn.blogspot.com/2020/07/lam-nao-e-ngan-chan-trung-quoc-hoan.html

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)