Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/07/2020

Ngăn chặn Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông

Jeff Becker

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc hoàn thành việc chiếm đoạt Biển Đông

Trung Quốc đang đẩy nhanh chiến dịch kiểm soát Biển Đông và Quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Điều này càng tạo thêm những bất lợi cho các yêu sách mang bản chất mơ hồ của Trung Quốc trong khu vực. Đường lưỡi bò chín đoạn vốn bị lên án bởi quốc tế đã thể hiện qua những vu nhận của Bắc Kinh đối với những hòn đảo nằm trong khu vực. Đáng ngại hơn, Bắc Kinh đôi khi còn ám chỉ đường chín đoạn như là một phân định hàng hải, xác định sự kiểm soát chủ quyền của Trung Quốc trên biển cũng như không phận của vùng biển đó.

stop1

Trung Quốc biến những rạn san hô và đá trong quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự - Ảnh minh họa

Nỗ lực của Trung Quốc trong việc tiếp tục quân sự hóa các cơ sở nhân tạo ở vùng biển tranh chấp đã được thế giới biết đến. Tuy nhiên, một điều ít được biết đến nhưng có hệ quả rất lớn của việc quân sự hóa này là khả năng gia tăng mạnh mẽ sức mạnh của Trung Quốc, không chỉ để kiểm soát các rạn san hô và đá của Biển Đông, mà trong tương lai sẽ khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên biển và không phận của Biển Đông. Bắc Kinh đã rất ồn ào phản đối những phê phán của thế giới đối với những chuyển động hải quân mà Bắc Kinh cho là vô tội cũng như các hoạt động quân sự khác của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Bắc Kinh đã nỗ lực để những giải quyết tranh chấp tập trung vào các cuộc đàm phán song phương nhằm phá vỡ một phản ứng thống nhất của ASEAN. Sự chống lại của các quốc gia trong khu vực chỉ mới bắt đầu. Các vu nhận của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài khu vực Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có cùng lợi ích quan trọng trong việc sử dụng biển Đông cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Khẩn cấp hơn là nhu cầu duy trì một hệ thống giao thông hàng hài mở, tự do và trong tương lai ở ngoài vũ trụ rất là quan trọng.

Việc Tòa án Hình sự Quốc tế phủ quyết các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2016 chỉ thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục những nỗ lực phi lý như xây dựng các tính năng, quân sự hóa và mở rộng kiểm soát hành chính đối với sự hiện diện và hoạt động của các quốc gia khác nhằm với xa hơn trong đường chín đoạn. Trên thực tế, phán quyết của tòa đã bác bỏ cả hai yêu sách của Trung Quốc đối với nhiều bãi đá và căn cứ hàng hải cũng như khái niệm cho rằng những hòn đảo nhân tạo có thể tạo ra lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Những chiến lược mơ hồ của Trung Quốc (cũng được phơi bày trên các mặt trận khác) phải là yếu tố thúc đẩy cộng đồng quốc tế đối mặt với sự lựa chọn và cùng nhau tìm lời giải cho hành vi của Bắc Kinh đang xây dựng lực lượng và vị trí trong khu vực để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông trên đường dài.

Cách giải thích này về các hành động của Trung Quốc, mặc dù khó chấp nhận nhưng cần được xem là một trong các nỗ lực hoạch định chiến lược và quân sự trên toàn thế giới nhằm tránh kết cục tồi tệ nhất có thể xảy ra. Điều quan trọng cần nhớ là phạm vi và quy mô của các yêu sách của Trung Quốc là chưa từng có trong luật pháp quốc tế và không xảy ra tương tự ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Thái độ không sẵn sàng đối đầu với kịch bản này sẽ dẫn đến nguy cơ Bắc Kinh kiểm soát vĩnh viễn các hoạt động kinh tế và quân sự đối với một khu vực rộng lớn và quan trọng của thế giới Đại Dương.

Biển Đông có diện tích lớn hơn Địa Trung Hải một phần ba và gấp đôi Vịnh Mexico. Việc thừa nhận các vu nhận trải rộng của Trung Quốc trên biển sẽ làm tăng khả năng những môi trường quốc tế lớn hơn sẽ bị cắt đứt và bị kiểm soát bởi các quốc gia riêng lẻ trong tương lai.

Cộng đồng quốc tế hoặc là tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do, cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế hay là không. Nếu không, thì việc sáp nhập tiềm năng của Trung Quốc trong không gian rộng lớn này sẽ bảo đảm cho các yêu sách tương tự đối với các đại dương khác trên thế giới. Để ngăn ngừa viễn ảnh đó đòi hỏi một phản ứng tích cực bằng việc mở rộng tối đa sự liên kết giữa các quốc gia. Bất kể các khiếu nại riêng lẽ đối với chủ quyền ở Biển Đông sẽ được giải quyết như thế nào, toàn bộ thế giới đều có phần trong tự do hàng hải của khu vực.

Vì lý do này, Hoa Kỳ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác cần kết nối hành vi của Bắc Kinh tại Biển Đông với việc tiếp cận của Trung Quốc vào cộng đồng thế giới. Thông báo của Washington từ chối các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh, được nhấn mạnh bởi các cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, là một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, các hoạt động ở Biển Đông sẽ vô hình chung rơi vào thế mạnh của Trung Quốc. Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác trong cộng đồng quốc tế cần bắt đầu áp dụng và gia tăng các hạn chế lên Trung Quốc trong lãnh vực hành chính và kỹ thuật trên toàn cầu đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải hàng không trong các khu vực kinh tế trên thế giới của các nước tham gia.

Hạn chế về vận chuyển kinh tế, quân sự và thăm dò khoa học nên được lên kế hoạch trước và có thể mở rộng để chúng tương tự như các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Bản đồ dưới đây minh họa các hoạt động đối đầu của các đồng minh sẽ đem lại vấn đề như thế nào đối với Bắc Kinh; Nó sẽ tăng cao chi phí và sự phức tạp cho việc Trung Quốc tiếp cận khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hơn xa hơn. Ví dụ, các khu vực liền kề của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines hạn chế giao thông trực tiếp của Trung Quốc vào Tây Thái Bình Dương. Khả năng này nên được thông báo cho Bắc Kinh nếu Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền ở Biển Đông thông qua vũ lực.

Bảo đảm mức độ tự do và quyền giao thương trên khắp thế giới sẽ là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực quốc tế này. Các biện pháp đối phó với Trung Quốc tại các vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới cần được đi kèm với cam kết rằng những vùng đặc quyền này vẫn được rộng mở cho tất cả các quốc gia tham gia. Hơn nữa, những hạn chế đối với Trung Quốc cần có thể được đảo ngược dễ dàng và nhanh chóng. Khi Bắc Kinh nhận thức được những sai trái của họ tại Biển Đông, việc tiếp cận các tuyến hàng hải toàn cầu của Trung Quốc cần được khôi phục và khuyến khích.

Mặc dù cách tiếp cận chiến lược này để chống lại các hoạt động hung hăng nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông có vẻ khá quyết liệt, các quốc gia có cùng chí hướng trên thế giới nên sẵn sàng gây ra một cú sốc quyết định đối với các tính toán của Bắc Kinh về bất kỳ lợi ích nào mà Bắc Kinh có thể đạt được bằng cách hạn chế quyền đi qua Biển Đông và ngăn chận tự do hàng hải chung của thế giới. Ngay cả việc chỉ cần gợi ý về một phản ứng toàn cầu ở quy mô này là có thể làm cho Bắc Kinh phải tập trung tâm trí vào sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào cộng đồng thế giới nếu Trung Quốc muốn đạt được các mục tiêu thế kỷ đã đề ra. Cùng nhau, các quốc gia đồng minh nên khuyến khích Trung Quốc hỗ trợ một cộng đồng toàn cầu mở và tự do ở Biển Đông.

Jeff Becker

Nguyên tác : How to stop China completing its takeover of the South China Sea, ASPI The Strategic, 21/07/2020

Annette Nguyen lược dịch

Nguồn : Danlambao, 20/07/2020

Jeff Becker là một nhà tư vấn quốc phòng làm việc về các khái niệm và tương lai của quân đội Hoa Kỳ.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Jeff Becker, Annette Nguyen
Read 707 times

1 comment

  • Comment Link Hoàng Trường Sa mercredi, 22 juillet 2020 11:22 posted by Hoàng Trường Sa

    Ý kiến của ông Jeff Backer là khá táo bạo. Tuy nhiên, nếu các nước chống lại việc TQ âm mưu từng bước tiệm tiến hoàn thành việc độc chiếm Biển Đông, như Hoa Kỳ, Nhật, Hàn, Ấn, Úc, Liên Âu và ASEAN mà chịu chung tay thực hiện kế sách ăn miếng trả miếng, “hòn đá liệng qua, hòn chí ném lại” như sau cho TQ, thì sớm muộn gì TQ cũng phải nhận thấy cái sai của họ và chùn bước, không còn hung hăng cưỡng chiếm Biển Đông như hiện nay:
    Tuyên bố Biển Đông là một biển mở, là gia tài của nhân loại, không thuộc riêng của bất cứ quốc gia nào. Nó cũng như Địa Trung Hải ở châu Âu hay các vùng biển khác trên toàn thế giới. Ngoại trừ các đặc quyền quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 cho các nước tiếp giáp với biển, phần còn lại là vùng biển quốc tế, tàu thuyền mọi nước được tự do lưu thong, các nước tự do thực hiện khảo sát khoa học, hay đánh bắt hải sản, v.v... TQ tuyệt đối không được ngăn cản, gây khó dễ với lý do đây là vùng biển thuộc nước CHND Trung Hoa. Nếu TQ không thực hiện điều này, thì bất kỳ tàu thuyền nào của TQ khi vào các vùng biển gần các nước nói trên sẽ được đối xử bằng y như cách TQ đã đối xử với các tàu thuyền các nước khác ở Biển Đông. Điều này được nhân rộng ra cho việc du lịch, chuyển vận hay hành chính của TQ trên toàn thể các khu vực thuộc khối liên minh chống TQ cưỡng chiếm Biển Đông.

    Tác giả nhận định rằng lần đầu tiên trong lịch sử thế giới tự cổ chí kim đã có một quốc gia mưu toan dùng vũ lực để chiếm đoạt nguyên một vùng biển rộng lớn làm của riêng. Đó là nước CHND Trung Hoa đối với Biển Đông. Điều này, theo tác giả, nếu không chặn lại thì sẽ khuyến khích các nước khác chiếm giữ những vùng biển rộng lớn hay đại dương trên toàn thế giới. Do đó, mọi nước cần đoàn kết thành một liên minh, thẳng thừng lên tiếng cho TQ thấy rõ mọi hành động phi pháp của TQ trên Biển Đông sẽ được đáp trả lại cùng một cách cho chính họ tại những nơi khác gần khu vực các nước thuộc liên minh. Biện pháp này cũng dự trù lối thoát danh dự cho TQ. Một khi TQ ý thức sự sai lầm của mình và ngừng hẳn các hành vi phi pháp này thì họ sẽ được hoan nghênh gia nhập lại vào cộng đồng thế giới và được đối xử bình đẳng như mọi quốc gia khác.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)