Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/08/2020

Làm thế nào để buộc Bắc Kinh nhận trách nhiệm về đại dịch virus corona

Jamie Metzl

Tại sao Trung Quốc che giấu sai lầm liên quan đến dịch bệnh ? Cách giải thích hợp lý nhất liên quan đến một phòng thí nghiệm Vũ Hán.

cov1

Nếu một quốc gia vô tình phóng tên lửa hạt nhân giết chết hơn 650.000 người, các nhà lãnh đạo thế giới ít nhất sẽ yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện và ngay lập tức về những gì đã xảy ra để đảm bảo rằng điều đó không lập lại. Nhưng khi có bằng chứng cho thấy đại dịch Covid-19 nguy hiểm không kém có thể xuất phát từ một phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán bị rò rỉ do tai nạn và sau đó là nỗ lực che giấu sai lầm của chính phủ Trung Quốc, hầu hết các chính trị gia trên toàn cầu đều im lặng một cách kỳ lạ. Trừ khi các nhà hoạch định chính sách hiểu được nguồn gốc của chủng virus corona mới này, thế giới sẽ dễ bị tổn thương trước những đại dịch thậm chí còn nguy hiểm hơn trong tương lai.

Chủng virus gần nhất với SARS-CoV-2 được biết đến là một loại virus được các nhà nghiên cứu Trung Quốc lấy mẫu từ sáu người thợ mỏ bị nhiễm bệnh khi làm việc trong một hang động có dơi ở miền nam Trung Quốc vào năm 2012. Những người này đã có những triệu chúng mà chúng ta thấy ở những người nhiễm Covid-19. Một nửa trong số họ đã chết. Những mẫu virus này sau đó đã được đưa đến Viện Virus học Vũ Hán, cơ sở duy nhất ở Trung Quốc, có phòng thí nghiệm đạt độ an toàn sinh học cấp 4, mức an toàn cao nhất có thể. Các phòng thí nghiệm cấp này được dành riêng cho các cơ sở xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất. Vũ Hán cách tỉnh Vân Nam hơn 1.000 dặm về phía bắc, nơi có các hang động nêu trên.

Nếu virus đã lây lan sang người thông qua một loạt các tiếp xúc giữa người và động vật trong tự nhiên hoặc ở các khu chợ thịt hoang dã, như Bắc Kinh đã tuyên bố, chúng ta có thể đã thấy bằng chứng về việc người ta bị nhiễm bệnh ở các nơi khác ở Trung Quốc trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán. Chúng ta chưa thấy điều này.

Hướng giải thích thay thế, một vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm, là hợp lý hơn nhiều. Chúng tôi biết rằng Viện Vi-rút Vũ Hán đã sử dụng các kỹ thuật gây tranh cãi để làm cho vi-rút có độc lực cao hơn để phục vụ việc nghiên cứu. Một bức điện mật của Bộ Ngoại giao 2018 được công khai trong tháng này nhấn mạnh hồ sơ an toàn đáng báo động của phòng thí nghiệm này nên làm chúng ta lo lắng hơn.

Gợi ý rằng một đợt lây lan virus nguy hiểm chết người từ dơi đã tình cờ xảy ra gần viện virus học cấp 4 duy nhất ở Trung Quốc, nơi nghiên cứu chủng virus gần nhất với chủng virus COVID-19 được biết đến là điều có thể tin được.

Hơn hết, Việc Trung Quốc che giấu làm người ta nghi ngờ. Trong những tuần đầu tiên cực kỳ quan trọng sau khi dịch bắt đầu bùng phát, Bắc Kinh đã chủ động ngăn chặn các thông tin tối quan trọng và ngăn các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới vào nước này để điều tra trong khi các mẫu nghiên cứu bị phá hủy. Khi một nhà sinh vật học người Trung Quốc can đảm đăng bộ gen của virus lên mạng, phòng thí nghiệm của anh ta đã ngay lập tức "bị đóng cửa để sửa chữa".

Chính phủ Trung Quốc đã cấm các nhà khoa học thảo luận công khai về nguồn gốc của đại dịch. Các nhà báo công dân điều tra dịch bệnh đã biến mất. Nội dung trong một báo cáo của Liên minh châu Âu đã bị xóa khỏi phiên bản cuối cùng theo cách gây tranh cãi, "Trung Quốc đã tiếp tục thực hiện một chiến dịch tạo thông tin giả trên toàn cầu để lái cáo buộc nguyên nhân gây đại dịch sang hướng khác.

Vào tháng 5, 120 quốc gia có mặt trong Hội đồng Y tế Thế giới đã đồng ý tiến hành "đánh giá một cách vô tư, độc lập và toàn diện", để "đánh giá kinh nghiệm và rút ra những bài học trong nỗ lực ứng phó với đại dịch do WHO phối hợp".

Từ ngữ kỳ lạ và có khả năng hạn chế này thể hiện sự thỏa hiệp cho phép Bắc Kinh né tránh mọi cuộc điều tra nghiêm túc về nguồn gốc của đại dịch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm cho sự ngoan cố này trở nên rõ ràng hơn khi nói rõ rằng chỉ nên bắt đầu điều tra sau khi đại dịch được ngăn chặn. Mặc dù một nhóm tiền trạm của WHO đã đi Trung Quốc vào ngày 10 tháng 7, nhưng nhiều khả năng bất kỳ cuộc điều tra quốc tế nào sẽ bị chính phủ Trung Quốc ngăn chặn đáng kể.

Thật dễ hiểu vì sao Bắc Kinh sẽ không vui mừng với việc điều tra kỹ lưỡng nguồn gốc của đại dịch. Nếu cái chết của rất nhiều người trên khắp thế giới bắt nguồn từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm và sự che đậy, thì hậu quả ở Trung Quốc và trên toàn cầu sẽ rất lớn.

Điều khó hiểu hơn là tại sao rất nhiều người bên ngoài Trung Quốc đang thận trọng như vậy.

Một phần của điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên toàn cầu. Khi Thủ tướng Úc Scott Morrison đề nghị một cuộc điều tra, Bắc Kinh đã ngay lập tức trừng phạt Úc bằng cách giảm các hoạt động thương mại. Với nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trong khi Hoa Kỳ đang gặp khó khăn, nhiều quốc gia lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho tương lai kinh tế của họ hoặc làm cho việc cung cấp vật tư y tế quan trọng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người tiến bộ dường như cũng đang tự kiểm duyệt vì sợ làm gia tăng tính chính đáng của việc Tổng thống Trump đổ lỗi cho Trung Quốc.

Nhưng không điều tra đến tận cùng là một điều hết sức vô lý. Rủi ro trong tương lai là rất lớn.

Để đảm bảo an toàn cho mọi người, các nhà điều tra của WHO và bên ngoài phải được trao quyền vô hạn để khám phá tất cả các nghi vấn có liên quan về nguồn gốc của đại dịch. Cuộc điều tra pháp y toàn diện này phải bao gồm quyền tiếp cận đầy đủ với tất cả các nhà khoa học, mẫu sinh học, hồ sơ phòng thí nghiệm và các tài liệu khác từ các viện virus học Vũ Hán và các tổ chức Trung Quốc có liên quan khác.

Việc Bắc Kinh không cho tiếp cận nên được coi là thừa nhận lỗi.

Nhưng có một cách thậm chí tốt hơn để giải quyết vấn đề. Bằng cách làm việc cùng nhau để tìm hiểu đầy đủ nguồn gốc của đại dịch, làm thế nào chúng ta không ứng phó thích hợp và chúng ta phải làm gì để ngăn chặn dịch bệnh tiếp theo, chúng ta có thể xây dựng một thế giới an toàn hơn cho mọi người.

*Ông Metzl phc v trong Hi đng An ninh Quc gia và B Ngoi giao trong chính quyn ca bà Clinton. Ông là thành viên cao cp ca Hi đng Đi Tây Dương, thành viên cy ban c vn quc tế ca WHO v chnh sa b gen người và là tác gi ca cun Hacking Darwin : K thut di truyn và Tương lai ca loài người.

Jamie Metzl

Nguyên tác : How to Hold Beijing Accountable for the Coronavirus, The Wall Street Journal, 28/07/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 02/08/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Jamie Metzl, Anh Khoa
Read 678 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)