Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/10/2020

Nhân sự chủ chốt hai thành phố lớn nhất nước đã sẵn sàng ...

Trân Văn , BBC tiếng Việt

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ‘kìm cương’ Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 19/10/2020

Ông Nên ‘kín lịch công vụ’ nên đã đi học thời gian nào ?

Ông Nguyễn Văn Nên sinh ngày 14/7/1957, quê ở Tây Ninh. Chưa 18 tuổi và có thể coi là cũng chưa kết thúc niên khóa học đường, từ tháng 4/1975 đến 9/1985, ông Nguyễn Văn Nên là chiến sĩ cảnh sát hình sự, rồi Đội trưởng hình sự Công an huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

tphcm2

Nhìn vào lý lịch trích ngang của tân Bí thư Nguyễn Văn Nên, dễ đồng ý một điều là có thể ông sẽ giúp Trung ương ‘kìm cương yêu sách’ từ Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 10/1985 đến 12/1987, ông Nên là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ, Phó trưởng Công an huyện Gò Dầu. Tháng 1/1988 đến 2/1989, ông giữ chức Quyền Trưởng Công an huyện Gò Dầu. Tháng 3/1989 tới 12/1991, ông Nên là Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Công an huyện Gò Dầu.

Tháng 1/1992 đến 4/1996, ông làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gò Dầu. Tháng 4/1996 đến 8/1999, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gò Dầu.

Từ tháng 8/1999 đến 1/2001, ông là Tỉnh ủy viên, Trưởng ban, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Tây Ninh. Tháng 2/2001 đến 5/2004, ông Nên là Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh.

Tháng 6/2004 tới 1/2005, ông là Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe.

Tháng 2/2005 đến 3/2006 ông là Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh. Tháng 3/2006 tới 8/2010, ông Nên giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Tháng 9/2010 đến 7/2011, ông Nguyễn Văn Nên làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Rồi từ tháng 7/2011 tới 2/2013, ông Nên là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Bước sang tháng 3/2013, ông Nên là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngày 14/11/2013, ông Nên được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Nên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 2/2016, ông được Bộ Chính trị quyết định phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Không thấy tin tức về mặt trình độ học vấn, ông Nguyễn Văn Nên được đào tạo chuyên ngành hẹp gì ? Khả năng về quản lý hành chính của ông Nên có được trải qua những cập nhật từ các khóa tu nghiệp nào hay không ? Thế mạnh cụ thể trong công việc của ông Nguyễn Văn Nên đã được chứng minh ra sao ?

Ông tân Bí thư sẽ là lực đẩy hay sức trì đối với Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ?

Thời gian ông Nguyễn Văn Nên ‘sắm vai’ người đứng đầu cả về mặt Đảng lẫn Chính quyền ở tỉnh Tây Ninh, người ta chưa tìm thấy dấu ấn nào nổi trội kiểu như một Chủ tịch Út Phương của tỉnh Bình Dương ; hay một Chủ tịch Võ Thành Thống của thành phố Cần Thơ ; hoặc gần hơn, là mang tầm của một người chuẩn bị là ‘cựu Bí thư’ của tỉnh Đồng Tháp là ông Lê Minh Hoan.

Rất có thể ông Nguyễn Văn Nên lâu nay thuộc trường hợp ‘chưa có đất dụng võ’. Nay về với Thành phố Hồ Chí Minh, biết đâu nhờ mối quan hệ gần 5 năm ròng rã ngồi ghế Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, sắp tới đây tân Bí thư Nguyễn Văn Nên sẽ giúp Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ‘lobby’ được chuyện Ban Bí thư chấp nhận chuyện cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được quyền sử dụng nhiều hơn chút ở số tiền mà chính Thành phố Hồ Chí Minh tự tay làm ra. Đây là điều mà lúc còn ngồi ghế Bí thư Thành ủy, ông Nguyễn Thiện Nhân – người từng giữ chức Phó Thủ tướng, đã không thể xoay chuyển được.

Hồi cuối tháng 7/2020 tại Hà Nội, Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bộ ngành góp ý cho đề án "Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022/2025 và giai đoạn 2026/2030". Hội nghị do ông Nguyễn Thiện Nhân, và ông Nguyễn Thành Phong chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành Trung ương.

Theo đề án mà hai ông Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thành Phong thống nhất đưa ra, thì cứ 5 năm dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 1 triệu người, hiện nay dân số khoảng 9 triệu người, trong đó đã có 17/19 quận có mật độ dân số ở mức mất an toàn, kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, ngập nước ngày càng tăng, ô nhiễm không khí, nước sông ngày tăng, nhà ở thiếu, diện tích nhà bình quân đầu người thấp hơn diện tích cả nước, bệnh viện, trường học quá tải.

Trong lúc đó thì Thành phố Hồ Chí Minh lại là nền kinh tế lớn nhất cả nước với việc chiếm gần ¼ GDP cả nước, song việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa vượt trội và tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước ngày càng giảm.

Tỷ lệ vốn FDI của Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được so với cả nước năm 2011 – 2013 có sự sụt giảm đáng kể, sau đó có sự tăng trưởng lại nhưng cũng không đều. Điều này khiến đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất khẩu cả nước ngày càng giảm. Từ chỗ chiếm 56,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2000, đến năm 2019 chỉ còn chiếm 15,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù vậy, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước, khoảng 27% tổng thu ngân sách cả nước ; năm 2019 tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất cả nước, khoảng 83,9% tổng thu trên địa bàn, nhưng nghịch lý thay là lại có tỷ lệ chi ngân sách trên tổng thu ngân sách trên địa bàn thấp nhất cả nước (17,1%)…

Với bức tranh toàn cảnh như trên, đáng tiếc là ở hội nghị lấy ý kiến các bộ ngành góp ý cho đề án "Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022/2025 và giai đoạn 2026/2030", đã không đi đến kết quả mong muốn của Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về chuyện giảm phần trăm tỷ lệ đóng góp ngân sách Trung ương.

Liệu ông tân Bí thư sẽ bằng mối quan hệ gần 5 năm ‘gần gũi’ các bề trên Bộ Chính trị, sẽ giúp Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sớm có được điều đã cam kết tại đề án : "Khi tỷ lệ điều tiết tăng từ 18% lên 23%, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước chuyển Trung ương bình quân giai đoạn 2022 – 2025 sẽ tăng thêm 1,41%. Khi đó, tổng thu ngân sách nhà nước chuyển Trung ương sẽ tăng thêm 39.599 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 1,7 tỷ USD. Khi tỷ lệ điều tiết tăng từ 18% lên 26%, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước chuyển Trung ương bình quân giai đoạn 2026 – 2030 sẽ tăng thêm 3%. Khi đó, tổng thu ngân sách nhà nước chuyển Trung ương sẽ tăng thêm 343.861 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 14,76 tỷ USD"… ?

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 19/10/2020

************************

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ‘mặc cả’ với các ấn định chỉ tiêu ngân sách ?

Trung ương tiếp tục yêu cầu của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nếu làm ra được 100 đồng, thì phải chuyển lên Trung ương 82 đồng, chỉ được quyền giữ lại 18 đồng mà thôi.

tphcm1

"Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất tỷ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại là 23% trong năm 2021, nhưng tình hình chung của cả nước còn khó khăn nên đề xuất này chưa được Quốc hội thông qua. Có thể đến năm 2022 đề xuất này mới được xem xét. Vì thế, việc xem xét điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn, viết tắt của Gross Regional Domestic Product) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 8% là khả thi".

Đó là giải thích của ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh khi diễn giải vào sáng ngày 17/10 tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Nguyễn Thành Phong theo học và tốt nghiệp Cử nhân tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, và được giữ lại làm giảng viên tại trường này một thời gian trước khi ông chuyển sang làm một chính khách. Với xuất thân đó nên trong diễn giải của ông Nguyễn Thành Phong vào sáng ngày làm việc thứ ba của đại hội, đã lập luận bài bản cho chuyện mặc cả ngân sách.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có độ mở kinh tế lớn, do đó sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thành phố sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới.

Hiện nay, dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, một số quốc gia đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2, thứ 3. Các tổ chức thế giới đánh giá sự phục hồi kinh tế thế giới vẫn kéo dài, nhanh nhất cũng hết năm 2021. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức âm, và hạ mức tăng trưởng năm 2021 từ 5,4% xuống còn 5,2%. Từ đó – theo nhấn mạnh của ông Nguyễn Thành Phong, có thể thấy tình hình kinh tế thế giới sẽ phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Việt Nam, đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, song dịch Covid-19 tại Việt Nam còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, chưa xác định được thời điểm tiếp cận vaccine. Dự báo kinh tế sẽ còn khó khăn trong những năm tiếp theo và Việt Nam đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2020.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thông tin, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ từ 8,3% – 8,5%. Nhưng thực tế 9 tháng đầu năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 0,77%. Dự báo, đến cuối năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng trưởng 1,3%. Bên cạnh đó, cơ cấu dịch vụ chiếm 62% GRDP, là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19 nên sự phục hồi của khu vực này cần nhiều thời gian.

Trong khi đó, mặc dù đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 53% so với cùng kỳ, nhưng tổng đầu tư toàn xã hội lại giảm 4,5%. Ông Phong phân tích, trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 thì vốn đầu tư của Nhà nước chỉ chiếm 13%, còn lại phần lớn là tư nhân, từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). "Mà đầu tư từ tư nhân, từ FDI do tác động của dịch Covid-19, nên tổng đầu tư xã hội giảm. Đây là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tiếp theo", Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đánh giá.

Ông Nguyễn Thành Phong nhắc lại là Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất tỷ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại là 23% trong năm 2021, nhưng phía Chính phủ nói rằng vì tình hình chung của cả nước còn khó khăn nên đề xuất này chưa được Quốc hội thông qua. Có thể đến năm 2022 đề xuất này mới được xem xét. "Vì thế, việc xem xét điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 8% là khả thi", ông Nguyễn Thành Phong biện luận.

Trước đó trên nhiều diễn đàn, người đứng đầu Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần lên tiếng việc Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tự bảo đảm cân đối ngân sách và tỉ lệ số thu nộp về ngân sách trung ương cao nhất trong 63 tỉnh, thành.

Tuy nhiên, số thu ngân sách thực tế thành phố được hưởng ngày càng giảm do tỉ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố có xu hướng giảm qua từng thời kỳ ổn định ngân sách : năm 2003 là 33% và đến giai đoạn 2017 – 2020 chỉ còn được hưởng 18%. Đây là thời kỳ có tỉ lệ điều tiết giảm mạnh so với các giai đoạn trước…

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 19/10/2020

*********************

Ông Nguyễn Văn Nên đã là ‘tân bí thư’ ở Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Nam, VNTB, 18/10/2020

Vậy là đồn đoán từ tối ngày 16/10 đã đúng : ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục làm thủ lĩnh của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ; và ông Nguyễn Văn Nên là ‘tân bí thư’.

thanhpho1

Cuối giờ chiều ngày 16/10, ban truyền thông của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tin là trong phiên họp vào sáng ngày 17/10 sẽ bất ngờ có mặt ông Trần Quốc Vượng – người được đồn đoán là ứng viên số một của ghế Tổng bí thư Đảng khóa 13.

Sáng 17/10, trên các báo điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh khi đưa tin về đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, không thấy đăng hình ông Nguyễn Văn Nên, mà hầu hết góc máy đều ghi hình ảnh của những nhân sự cấp cao quen thuộc lâu nay của thành phố.

Liệu có tái diễn kịch bản như khóa 12 của Đảng ?

Ngày 17/10/2015, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã công bố danh sách Ban thường vụ Thành ủy ; các phó Bí thư Thành ủy. Theo đó có 4 đại biểu được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh : Ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ; Ông Nguyễn Thành Phong – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy ; Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố ; Ông Tất Thành Cang – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy.

Ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thành Phong và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tái cử làm phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng ông Tất Thành Cang, được bầu làm phó Bí thư trong đợt này.

Đáng chú ý là Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X khi ấy không có ai là Bí thư Thành ủy, ông Võ Văn Thưởng được phân công điều hành công tác Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Thanh Hải chịu trách nhiệm chung về Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 4/2/2016, ông Thưởng thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 – 2020, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Bí thư. Ngày 5/2/2016, ông Thưởng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngay sau khi ông Thưởng "về Trung ương", thì ngày 5/2/2016, ông Đinh La Thăng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng từ thời gian đó, ông Lê Thanh Hải chính thức về hưu.

Đường hoạn lộ của ‘tân Bí thư" Nguyễn Văn Nên sắp tới đây sẽ như thế nào tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi mà người đồng hương của ông là Trần Lưu Quang vẫn ngồi tiếp ghế Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh, và ‘cựu Bí thư’ Nguyễn Thiện Nhân vẫn là ‘thủ lĩnh’ với nhiệm vụ "tiếp tục theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đến hết Đại hội XIII của Đảng".

Phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Trần Lưu Quang chính là người đã công bố thông báo của Ban Tổ chức trung ương về việc Bộ Chính trị và Ban Bí thư phân công Bí thư Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi kết thúc Đại hội thứ XIII của Đảng. Ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh rằng đây là chủ trương đưa ra dựa trên cơ sở đề xuất của Ban Tổ chức trung ương.

Xét về mặt học hành tử tế thì ‘cựu Bí thư’ Nguyễn Thiện Nhân hơn rất xa ‘tân Bí thư’ Nguyễn Văn Nên ; về các quan hệ ngoại giao quốc tế, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng ưu thế vượt xa ông Nguyễn Văn Nên.

Tuy nhiên thế mạnh dễ nhận thấy nhất của ông Nguyễn Văn Nên mà ông Nguyễn Thiện Nhân không gì có thể so bì, đó là ông Nên trẻ hơn ông Nhân 4 tuổi. Ông Nên có kinh nghiệm ‘theo hầu các cụ trung ương’ hơn hẳn ông Nhân, vì ông Nên có đến 4 năm 254 ngày (từ 4/2/2016 đến 15/10/2020) làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Theo Quyết định số 171-QĐ/TW ngày 16/01/2019 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng, thì đây là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng ; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng ; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng ; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

Người xứ Bắc trào lộng nói rằng ông chánh văn phòng như trên, nói gọn đó là nghề chăm lo điếu đóm cho các cụ. Trong chuyện đó, rõ ràng ‘tuổi nào’ mà ‘cựu Bí thư’ Nguyễn Thiện Nhân dám mang ra đọ với ‘tân Bí thư’ Nguyễn Văn Nên…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 18/10/2020

**************************

Cái mới sẽ tốt hơn cái cũ ?

Tam Bình, 17/10/2020

Bên lề hành lang, nhiều tin đồn đoán, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ không còn ngồi ghế Bí thư Thành ủy, mà sẽ được thay thế bởi một người khác có học vị, học hàm thua xa ông Nhân…

thanhpho2

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ có kết quả ai sẽ là tân Bí thư Thành ủy vào tối ngày 17/10. Bên lề hành lang, nhiều tin đồn đoán, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ không còn ngồi ghế Bí thư Thành ủy, mà sẽ được thay thế bởi một người khác.

Theo lời của một người làm nghề sửa khóa lề đường như ông Bằng, thì người nào làm Bí thư cũng không quan trọng, miễn sao cho dân một đời sống tốt là được : "Người mới, người cũ gì lên nếu mà lo cho dân được đầy đủ, biết được nguyện vọng của người dân cái gì thì cái người lãnh đạo, bí thư đó giỏi, kiểu như theo sát dân thì người đó mới là giỏi. Còn không có theo sát dân là không thể nói giỏi được hết đó. Phải theo sát thì mới biết người ta có túng thiếu hay là có dư dã, mới kịp thời giúp đỡ. Còn không theo sát dân, tối ngày cứ ở trong phường không à, đâu có đi hay là ở trong quận, không có đi đâu hết đó thì sao biết đời sống của người dân như thế nào".

Tuy đúng là Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời ông Nguyễn Thiện Nhân, chưa xuất hiện nhiều dấu son đặc sắc. Vấn đề ở Thủ Thiêm hay Lộc Hưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Song, dầu sao đi chăng nữa, dưới con mắt của một người được ăn học đàng hoàng, ông Nhân đã phối hợp với những người khác, giúp cho thành phố chống dịch hiệu quả.

Tuy hai gói hỗ trợ từ chính phủ, rồi gói của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, đúng là vẫn còn nhiều trường hợp chưa nhận được. Song, đáng ghi nhận, cũng có một bộ phận những người nghèo đã nhận được hỗ trợ từ chính quyền thành phố. Dù sao đi chăng nữa, với quỹ thời gian ông ngồi ở Bí thư không nhiều, để có thể làm thêm nhiều việc khác.

"Cũng mong cho bí thư lên phải giúp đỡ cho dân mình khỏi dịch bệnh, là mong muốn, ngoại mừng lắm đó. Ngoại mong muốn cho bí thư lên, mà không biết là bí thư nào, nhưng mà ngoại thấy là ở Việt Nam mình đây là vừa rồi đó, là qua dịch bệnh đó rất nhiều người mình nói là bí thư giỏi", bà Sương, mưu sinh bằng nghề buôn bán chia sẻ suy nghĩ đầy mộc mạc về đại hội Đảng bộ thành phố.

"Đồng ý là những cái ông Nhân có thể chưa quá đặc sắc hay nó mang tầm vóc lâu dài mà người dân nhìn chưa ra. Song không thể không ghi nhận công của ông trong việc chống dịch ở thành phố. Có ý kiến cho rằng, cùng quỹ thời gian, tổng thống Mỹ đã làm được quá trời chuyện. Đó là câu chuyện của nửa vòng trái đất, đó là chưa kể Mỹ với Việt Nam là không giống nhau. Chuyện cũ, chuyện mới, có lẽ với quỹ thời gian hạn hẹp, muốn thành phố phát triển, ông Nhân cũng khó lòng thực hiện", một người dân ngại nêu tên nhận xét.

Nếu nói ông Nhân đã quá tuổi để ngồi lại, nếu ông Nhân cùng những lãnh đạo khác của thành phố làm việc có hiệu quả, tại sao không có một quy định khác để ông có thể tiếp tục làm tiếp – có thể là một nửa nhiệm kỳ 2 năm. Xét về tuổi tác, so với ông Tổng bí thư, thì ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chẳng là gì. Vậy thì sao không để cho ông Nhân tiếp tục ở lại, biết đâu thành phố sẽ được chuyển mình ?

Tổng thống Mỹ Trump còn bị nhiều dư luận, có người ủng hộ cũng như phản đối. Huống gì là ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân.

Người mới sắp về, hiệu quả tới đâu, có tốt hơn ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân hay không, cũng khó mà phán xét. Thành phố sẽ đi về đâu, có lẽ, thời gian sẽ trả lời tất cả…

Tam Bình

Nguồn : VNTB, 17/10/2020

**********************

Tất cả cũng vì đảng ‘nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm’

Trân Văn, VOA, 17/10/2020

Hà Ni đã hoàn tt Đi hi đng. 71 người đã được bu vào Ban Chp hành Đng b nhim k 2020 2025, trong đó có 16 người được bu vào Ban Thường v Thành y Hà Ni. Ông Vương Đình Hu va… tái đc c Bí thư Hà Ni cho dù trước đó ông được ch đnh ch chng có ai bu ông làm Bí thư Hà Ni !

dang1

Ông Vương Đình Hu va tái đc c Bí thư Hà Ni cho dù trước đó ông được ch đnh ch chng có ai bu ông làm Bí thư Hà Ni !

Thành phố Hồ Chí Minh thì sp hoàn tt Đi hi đng. Tuy đến ngày 18 tháng này, Thành phố Hồ Chí Minh mi có Ban chấp hành Đng b và Ban Thường vụ Thành y mi cho giai đon t 2020 đến 2025 nhưng có th khng đnh, ông Nguyn Văn Nên s là Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh vì ông được B Chính tr ch đnh tham gia Ban chấp hành Đng b, Ban Thường vụ Thành y và gii thiu làm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

Ging như các đi hi đng ln trước, các đi hi đng ln này Hà Ni và Thành phố Hồ Chí Minh cũng din ranghiêm túc, dân ch, đoàn kết và trách nhim.Nhìn mt cách tng quát thì trước nay, đi hi đng cp nào, đâu cũng thế. Chưa có đi hi đng nào, đâukhông nghiêm túc, dân ch, đoàn kết và trách nhim !

***

Vì hết scnghiêm túc, đoàn kếtnên Ban chấp hành Đng b, Ban Thường vụ Thành y Hà Ni khóa trước (2015 2020) mi nht trí cao vi vic B Chính tr thc hànhdân ch - phân công ông Hi làm Bí thư và quy hoch ông Nguyn Đc Chung làm Phó Bí thư kiêm Ch tch Hà Ni. Vì trách nhim nên B Chính tr tước b chc v Bí thư ca ông Hi do nhng sai phm t thưở B Chính tr phân công ông làm Bí thư Hà Ni và khn trương bt, tước b tt c các chc v ca ông Chung.

Tương t, nhnghiêm túc, đoàn kết nên Ban chấp hành Đng b, Ban Thường vụ Thành y Thành phố Hồ Chí Minh khóa trước mi nht trí cao vi vic B Chính tr thc hành… dân chphân công ông Đinh La Thăng làm Bí thư, quy hoch ông Tt Thành Cang làm Phó Bí thư Thường trc và không có bt k ai ngoái nhìn li phía sau xem hai ông này có xng đáng hay không. Gi, nh B Chính tr có trách nhim, ông Thăng đang g lch, còn ông Cang thì đã thôi làm Phó Bí thư Thường trc !

***

Đi hi đng ln này ti Hà Ni, B Chính tr tiếp tc thc hànhdân ch,phân công ông Vương Đình Hu làm Bí thư, quy hoch ông Chu Ngc Anh làm Ch tch thành ph Hà Ni. Thành phố Hồ Chí Minh thì ông Nguyn Văn Nên tr thành Bí thư cũng do phân công. Trước ông Nên, B Chính tr đã b nhim ông Trn Lưu Quang (Bí thư Tây Ninh) v làm Phó Bí thư Thường trc Thành y Thành phố Hồ Chí Minh. Hai nhân vt quyn lc nht Thành phố Hồ Chí Minh hin nay đu có gc gác Tây Ninh !

Tháng 5/2018, Ban chấp hành Trung ương đng ban hành mt ngh quyết (Ngh quyết 26-NQ/TW) xác đnh, trong quy hoch nhân s lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn cp huyn và cp tnh phi đy mnh vic b trí bí thư cp u ca cp huyn, cp tnh không phi là người đa phương.

Không phi t nhiên mà Ngh quyết 26-NQ/TW minh đnh như vy.Nghiêm túc, đoàn kết trong t chc đng các cp đã biến nhiu đa phương tr thành lãnh đa nơi các lãnh chúa nhng viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn - ban tng chc v, chia chác bng lc, tài nguyên vi nhau.

Quy hoch nhân s (la chn sp đt cá nhân lãnh đo các ngành, các cp) liên tc biến đng thành trò cười khi các cơ s đng ra sc chng ttrách nhim mt cáchnghiêm túc và hết scđoàn kết như Tnh y Bc Ninh đng thun cao trong la chn trưởng nam ca Bí thư tnh làm Bí thư thành ph Bc Ninh. Hoc Thành y Thành phố Hồ Chí Minhnht trí chphê bình ông Tt Thanh Cang dù sai phm nghiêm trng trong D án Khu đô th mi Th Thiêm dohết thi hiu x lý k lut đng. Hoc ngm tăm đ ông Chung lũng đon h thng công quyn thành ph Hà Ni trong mt thi gian như Thành y Hà Ni Đáng ngc nhiên là đng vn bám vào quy hoch nhân s như phao cu sinh !

Không có quy hoch nhân s, làm gì có chuyn ông Vương Đình Hu tr thành Bí thư Hà Ni, ông Chu Ngc Anh tr thành Ch tch Hà Ni, ông Nguyn Văn Nên tr thành Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trn Lưu Quang tr thành Phó Bí thư Thường trc và nhng ông, bà khác chng hiu vì sao li xng đáng làm lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn các ngành, các cp.

Dù thc hànhdân ch (phân công, ch đnh thay vì bu chn đúng nghĩa) như đng đã và đang thc hin to ra hàng lot bi kch kiu như Đinh La Thăng, Tt Thành Cang, Nguyn Đc Chung nhưng kiu thc hànhdân ch l đi y vn còn đt sng ngay trong lòng đng t chc vn không ngng hướng tidân ch trong ni b. Tuy nhiên đó chưa phi là bi kch ln nht, bi kch ln nht là không có cá nhân nào phi chu trách nhim khi thc hànhdân ch kiu đó.

Bt k thc ti thế nào thì đng vntài tình, vnsáng sut, vnquang vinh và vn xng đángmuôn năm. Sp ti nếu có cá nhân nào do đng phân công, ch đnh, x khám, rũ tù thì đó ch là nh đngnghiêm minh trong t chnh đn. C thế này thì s ti lúc nghe rn rng nhng nghiêm túc, dân ch, đoàn kết, trách nhim,thiên h mun khóc !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/10/2020

**********************

Nhân vật quan trọng nào không có ở Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI ?

BBC, 17/10/2020

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI trong chiều thứ Bảy 17/10.

nhanvat1

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh minh họa 

Những người có mặt trong danh sách sẽ là các cán bộ chủ lực của thành phố 5 năm tới.

Đề án nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI đã được báo cáo Bộ Chính trị xem xét cho ý kiến.

Giới thạo tin chính trị Thành phố Hồ Chí Minh cho BBC biết một số cán bộ được biết nhiều ở thành phố đã không có trong danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ mới này. Trong số này có những người bị kỷ luật hay sắp nghỉ hưu nên không có gì lạ, và cũng có những gương mặt được cho là còn trẻ, triển vọng nhưng lần này chưa được bầu.

Có thể kể tên một số cán bộ vắng bóng :

  • Tất Thành Cang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công trình Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Vĩnh Tuyến. Phó Chủ tịch UBND Thành phố, gần đây bị khởi tố
  • Lê Văn Thinh, Bí thư Quận ủy Bình Tân
  • Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12
  • Võ Khắc Thái, Bí thư Quận ủy quận 7
  • Huỳnh Văn Hạnh, Giám Đốc Sở Tư Pháp
  • Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND Huyện Nhà Bè
  • Dương Hồng Thắng, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn

Ông Lê Trương Hải Hiếu là con trai cả của cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.

Ông Hiếu có tên trong Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2015-2020, nhưng đã không có tên trong danh sách khóa mới.

Tân Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

Trong diễn biến nhân sự liên quan, ông Nguyễn Văn Nên được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu 100% (62/62 phiếu).

Các ông, bà : Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa X ; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, Chủ tịch UBND Thành phố ; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy khóa X, Chủ tịch HĐND Thành phố ; Nguyễn Hồ Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa X, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI.

Trên cơ sở đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đồng ý chủ trương phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa X tiếp tục theo dõi chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trước đó, ngày 11/10 Bộ Chính trị công bố quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng Trung ương Đảng tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh để bầu Bí thư Thành ủy thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh năm 1953, quê quán Trà Vinh. Trình độ chính trị cao cấp, trình độ chuyên môn Đại học Magdeburg Cộng hòa Dân chủ Đức, chuyên ngành điều khiển học, Giáo sư Kinh tế, Tiến sĩ điều khiển học, Thạc sĩ Quản lý hành chính công.

Bí thư và các Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

1. Bí thư Thành ủy Thành phố Nguyễn Văn Nên

2. Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Nguyễn Hồ Hải

3. Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Nguyễn Thị Lệ

4. Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Nguyễn Thành Phong

5. Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Trần Lưu Quang

Nguồn : BBC, 17/10/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam, Tam Bình, Trân Văn, BBC tiếng Việt
Read 470 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)