Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/11/2020

Nhìn lại di sản của Donald Trump để lại ở Châu Á-Thái Bình Dương

Nhiều tác giả

Những "di sản" của Trump mà Biden không thể gạt bỏ và 2 lựa chọn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Phạm Quang Vinh, Tổ Quốc, 09/11/2020

Một trong số đó là cạnh tranh Mỹ - Trung sau 4 năm đã trở thành cạnh tranh chiến lược, không chỉ gói gọn trong khoa học công nghệ, ý thức hệ và chiến lược.

disan1 (2)

Cử tri hiện nay đã nhìn nhận về một giá trị rất khác, thực dụng hơn rất nhiều - Ảnh minh họa

Kỳ vọng cử tri thay đổi

Cuộc bầu cử này, cho thấy, một nước Mỹ vốn đã khác, nay càng thay đổi rất khác. Đó là một nước Mỹ vừa phân cực, phân hóa chính trị xã hội lại vừa chìm trong khủng hoảng đa chiều bao gồm cả khủng hoảng về y tế, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội.

Với tư cách là Tổng thống mới của nước Mỹ, Joe Biden bắt buộc phải xử lý vấn đề cấp bách nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu là vấn đề nội trị. Nhất là câu chuyện giải bài toán kiểm soát đại dịch, mở cửa phục hồi kinh tế, đi đôi với chuyện hàn gắn trở lại nước Mỹ đã phân cực rất nhiều.

Do vấn đề ưu tiên cấp bách là vấn đề nội trị nên ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại trong thời gian tới.

Nhìn chung, một nước Mỹ về mặt đối ngoại mà ta gọi là một nước Mỹ đã khác, là câu chuyện không chỉ của Donald Trump, mà là của Obama và sắp tới là của ông Biden.

Đó là, nước Mỹ ngày càng phải coi trọng kỳ vọng của cử tri. Mà cử tri hiện nay đã nhìn nhận về một giá trị rất khác, thực dụng hơn rất nhiều.

Cử tri nước Mỹ không nhìn nhiều vào giá trị nước Mỹ ở bên ngoài, mà tập trung vào lợi ích nước Mỹ, thoát khỏi đại dịch và phục hồi kinh tế.

Cho nên, một mặt nước Mỹ vẫn phải coi trọng lợi ích nước Mỹ, vẫn phải thúc đẩy các giá trị, vai trò toàn cầu của nước Mỹ nhưng cũng phải tiếp tục điều chỉnh theo xu hướng giảm chi phí, cam kết, can dự ở bên ngoài. Đó là xu hướng mà dù là Obama, Trump hay sắp tới là Biden cũng phải theo hướng đó.

Ngoài ra, Hạ viện khả năng của Dân chủ nhưng khoảng cách giữa Dân chủ và Cộng hòa thu hẹp lại. Còn Thượng viện khả năng vẫn do Cộng hòa nắm giữ. Mà Thượng viện quyết định rất nhiều chính sách đối ngoại và nhân sự đối ngoại của nước Mỹ. Trong khi Hạ viện lo ngân sách.

Thêm vào đó, Tòa án Tối cao nghiêng về bảo thủ, thiên Cộng hòa nhiều hơn. Cấu trúc quyền lực này buộc ông Biden không thể một mình làm được mà phải dàn xếp giữa 2 đảng Dân chủ, Cộng hòa ít nhất là trong thời gian trước mắt khi bắt đầu nhiệm kỳ.

Những di sản của ông Trump

Về mặt đối ngoại, Tổng thống Mỹ nào, đều phải tập trung vào lợi ích và vai trò toàn cầu của nước Mỹ. Trong bối cảnh nước Mỹ do thay đổi so sánh tương quan lực lượng, do nhu cầu nước Mỹ đã khác, khả năng nước Mỹ đã khác nên phải tiếp tục theo chiều hướng giảm cam kết, giảm chi phí đối với bên ngoài.

Trong khi đó, thế giới đã thay đổi lại càng thay đổi sâu sắc hơn sau đại dịch. Và tương quan so sánh trong cuộc cạnh tranh với các nước lớn khác cũng đã có thay đổi.

Trong khi nước Mỹ của ông Joe Biden vừa phải thúc đẩy lợi ích nước Mỹ thiết thực hơn, thúc đẩy vai trò toàn cầu, nhưng trong xu hướng giảm cam kết, ông sẽ phải tập trung vào cái gì ? Đấy là câu chuyện lớn mà ông Joe Biden sẽ phải thừa kế và xử lý.

Trong khi thúc đẩy lợi ích nước Mỹ và vai trò toàn cầu của Mỹ, Biden thúc đẩy nhiều hơn hệ giá trị, bao gồm dân chủ, nhân quyền, môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, tiêu chuẩn lao động ; thứ 2 là khôi phục và tăng cường tham vấn với đối tác, đồng minh mà trước đây Trump sử dụng nhiều hơn câu chuyện song phương và có đi có lợi.

Trump sử dụng nhiều hơn câu chuyện song phương thì Biden nhấn vào đồng minh và đối tác, tức là kênh đa phương nhiều hơn

Cái nhìn thấy dễ nhất là Joe Biden sẽ quay trở lại ngoại giao truyền thống, dễ đoán định hơn Donald Trump. Hai việc Biden có thể làm ngay là quay trở lại Hiệp ước chống biến đối khí hậu Paris và quay trở lại WHO. 

disan2 (2)

Cái nhìn thấy dễ nhất la Joe Biden sẽ quay trở lại ngoại giao truyền thống, dễ đoán định hơn Donald Trump - Ảnh minh họa

Nhưng cũng có những việc sẽ phải tính toán. Đó là câu chuyện cạnh tranh nước lớn, trong đó có cạnh tranh Trung - Mỹ đã chuyển sang cạnh tranh chiến lược. Cái này không chỉ là di sản của ông Trump mà được sự đồng thuận của cả 2 đảng nước Mỹ.

Cạnh tranh Mỹ - Trung sau 4 năm đã trở thành cạnh tranh chiến lược và cạnh tranh cao hơn, không chỉ gói gọn trong khoa học công nghệ, ý thức hệ và chiến lược. Không chỉ do thay đổi nhận thức về Trung Quốc ở phía Mỹ mà còn nằm ở sự thay đổi của Trung Quốc, bỏ chính sách "ẩn mình chờ thời".

Ngoài ra, nước Mỹ với đồng minh không còn dễ dàng trong việc kiềm chế Trung Quốc nữa vì lợi ích của Mỹ và đồng minh ngày càng đan xen trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy quan hệ Mỹ - Trung sắp tới tiếp tục là cạnh tranh chiến lược, vừa có hợp tác nhưng mặt cạnh tranh cũng gia tăng. Vậy thì ông Joe Biden sẽ phải quản trị quan hệ nước lớn, đặc biệt là quan hệ Mỹ - Trung vừa cạnh tranh nhưng vẫn hợp tác như thế nào ?

Một di sản nữa dưới thời Trump không chắc xóa bỏ được, dù không thích, hay có cách tiếp cận mới. Chẳng hạn tình hình Trung Đông, cục diện đã đặc biệt khác trong 4 năm qua. Việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Isreal với 1 số nước vùng Vịnh là không thể gạt bỏ được. Quản trị và điều chỉnh điều này với đảng Dân chủ không phải là dễ.

2 lựa chọn chiến lược với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho ông Biden

Cái chung nhất của nước Mỹ, dù là dưới thời ông Donald Trump, hay trước đó là Obama và sau đây là Joe Biden thì, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực địa chiến lược của nước Mỹ, tiếp tục coi trọng, can dự và hợp tác sâu sắc với khu vực này.

disan3 (2)

Cái chung nhất của nước Mỹ, dù là dưới thời ông Donald Trump, hay trước đó là Obama và sau đây là Joe Biden thì, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực địa chiến lược của nước Mỹ (Đại sứ Phạm Quang Vinh).

Nhưng trải qua đại dịch, nước Mỹ thay đổi, tình hình thế giới cũng thay đổi, quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi, đặt ra nhiều yếu tố mới mà Joe Biden phải đối diện.

Có 2 lựa chọn đã có : Đó là ở khu vực này, đã có Tái cân bằng của Obama, dựa trên cam kết và hợp tác của nước Mỹ ở khu vực, coi trọng quan hệ cả về kinh tế và an ninh, dựa trên quan hệ đồng minh và đối tác, trong đó có cả ASEAN và các đồng minh trong khu vực và quản trị quan hệ nước lớn.

Chính sách Tái cân bằng của ông Obama dựa trên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm tạo ra chuỗi cung ứng và giá trị ở khu vực này ở chất lượng và tiêu chuẩn cao hơn, để định hình cả về địa kinh tế, địa chính trị ở khu vực, vừa thúc đẩy thịnh vượng khu vực nhưng đồng thời cũng để quản trị nước lớn. 

Thế nhưng nhìn lại nửa sau 2016, TPP đã không được người dân và chính trị Mỹ chấp nhận vì tính toán về chi phí và lợi ích của Mỹ. Nếu không phải là ông Trump chiến thắng mà là bà Hillary Clinton thì cũng khó có thể thông qua TPP. 

Vậy nếu như dưới thời ông Obama, Mỹ dựa rất nhiều vào TPP và hệ thống đồng minh và đối tác trong đó có ASEAN thì nay, TPP không được nước Mỹ chấp nhận, cái gì sẽ thay thế TPP để gắn kết địa kinh tế, địa chiến lược ?

Lựa chọn thứ 2 là chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn và cởi mở dưới thời Tổng thống Trump. Hai chính sách này vẫn có điểm chung là lợi ích nước Mỹ, quan hệ với đối tác, đồng minh và quản trị nước lớn và trật tự dựa trên luật lệ.

Câu chuyện Châu Á - Thái Bình Dương được mở ra thành Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn còn giá trị địa chiến lược của nó.

Trong thời gian vừa qua, Mỹ triển khai một loạt hoạt động gắn kết đồng minh với các đối tác, gắn kết chính trị, an ninh, trong đó có câu chuyện Biển Đông, cũng như gắn kết kinh tế, bắt đầu manh nha những dự án kinh tế, trong đó có đạo luật BUILD ACT, huy động ngân sách cả nhà nước cả tư nhân để đầu tư cho hạ tầng ở khu vực này, củng có quan hệ với các đồng minh nhưng cũng tạo ra sự chọn lọc và khác biệt với Vành đai - Con đường.

Nhưng câu chuyện này là của Donald Trump và đảng Cộng hòa, chưa chắc đã được thừa kế và ưa thích bởi Dân chủ và Biden.

TPP và QUAD : 2 điểm nhấn khác biệt giữa Biden và Trump

Khái niệm Bộ tứ (QUAD) được chính quyền Tổng thống Trump thúc đẩy trong thời gian vừa qua không phải vấn đề mới, từ thời Obama đã có nhưng Trump đẩy mạnh hơn ở mấy khía cạnh là duy trì hoạt động và tham vấn và đẩy lên cấp cao là cấp Bộ trưởng.

Khái niệm này dường như đã có sự đáp ứng nhất định của các nước trong QUAD, đặc biệt là Ấn Độ, Úc, Nhật, tạo ra vành đai không phải thuần túy để chống Trung Quốc mà tạo ra quản trị sự vươn lên của Trung Quốc nhưng không bất lợi cho các nước trong khu vực, không bất lợi cho bảo đảm trật tự dựa trên luật lệ.

disan4 (2)

Tạo ra vành đai không phải thuần túy để chống Trung Quốc mà tạo ra quản trị sự vươn lên của Trung Quốc nhưng không bất lợi cho bảo đảm trật tự dựa trên luật lệ (Đại sứ Phạm Quang Vinh)

Để bảo đảm trật tự dựa trên luật lệ mà các nước hợp tác cùng có lợi thì bất kỳ là Tổng thống nào cũng phải tạo được luật chơi mà dù nước lớn, nước nhỏ muốn hòa bình, ổn định và có lợi thì phải ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, thúc đẩy khu vực dựa trên đa cực để các nước nhỏ có tiếng nói, gắn kết cả về kinh tế và địa chiến lược, đan xen lợi ích cùng có lợi, tận dụng cơ chế đa phương trong khu vực để dù có cạnh tranh, khu vực này cũng không bị bắt buộc chọn bên.

Nếu nhìn nhận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về mặt chiến lược được đa phần các nước ủng hộ nhưng thời Trump xử lý thiên quá nhiều về kiềm chế Trung Quốc nhưng không có cái gắn kết đồng minh ở đây, ngắm nhiều về chiến lược mà không có kinh tế.

Trong khi đó, Xoay trục của Obama và Biden lại dựa vào hợp tác và có phần chưa thể hiện được Mỹ có thể đi đầu trước những hành vi của Trung Quốc như vấn đề Biển Đông hay Mekong.

Như vậy, đây là 2 bài toán mà Biden phải điều chỉnh.

disan5

Đại sứ Phạm Quang Vinh

Nguồn : Tổ Quốc, 09/11/2020

**********************

Việt - Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác đa diện, giảm ảnh hưởng của Trung Quốc

Benoît de Tréglodé, N.T., RFI, 09/11/2020

Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á từ thời cựu tổng thống Barack Obama. Tổng thống Donald Trump đã thắt chặt và mở rộng thêm quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tác chủ chốt trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á.

disan6

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo nhân chuyến công du Hà Nội của ông ngày 30/10/2020.  AP - Bui Lam Khanh

Tuy nhiên, người dân Việt Nam sẽ cần thêm một chút thời gian để hiểu hơn về ông Joe Biden, trái ngược với ông Trump rất nổi tiếng ở Việt Nam. "Lập trường đối đầu trực diện với Trung Quốc từ hai năm nay (của ông Trump) dĩ nhiên đã giúp Hà Nội đối thoại với Bắc Kinh ở tầm mức mà họ chưa từng có thể nghĩ đến", theo nhận định với RFI tiếng Việt của nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực Châu Phi - Châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Mối quan hệ Hà Nội - Washington sẽ như thế nào trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Joe Biden ? RFI tiếng Việt lần lượt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Pháp Benoît de Tréglodé và N. T., một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt - Mỹ (qua thư điện tử).

Tiếp tục chiến lược an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương

RFI :Thưa nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, với chính quyền mới của Hoa Kỳ, liệu sẽ có thay đổi trong chính sách an ninh của Mỹ ở Châu Á, cũng như với Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Một chính quyền mới đứng đầu nước Mỹ sẽ dẫn đến việc các nhân tố ở Châu Á, trước tiên là Trung Quốc, cũng như là Việt Nam và các quốc gia khác ở Đông Nam Á, một cách nào đó xem xét lại đối thoại và quan hệ đối tác với những nhà lãnh đạo mới của Mỹ. Dĩ nhiên là trong những tháng tới, đối thoại sẽ được nối lại, không tập trung và dựa trên những căng thẳng như trong những tháng gần đây dưới thời tổng thống Trump.

Tôi không nghĩ là chính quyền mới sẽ xem xét lại toàn bộ những hồ sơ chiến lược được thông qua dưới thời tổng thống Trump, trong đó có chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây sẽ vẫn là đường lối trong chính sách quốc phòng của Mỹ ở Châu Á, trong đó có Đông Nam Á, nhưng đúng là có thể sẽ có nhiều đối thoại hơn, để Trung Quốc và Mỹ cùng làm việc với nhau và hiểu nhau hơn. Do đó, nếu nhìn theo quan điểm này, căng thẳng chắc sẽ giảm bớt trong những tháng tới ở Châu Á.

Về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sẽ không có việc xem xét lại hoàn toàn những nguyên tắc lớn đang chi phối quan hệ song phương. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Vấn đề Việt Nam vẫn thường được nhìn nhận, chú ý và đôi khi, theo một số người vẫn nói, bị khai thác trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

Trong bối cảnh này, nếu Biden đi theo hướng giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc, thì tất nhiên sẽ thấy được hệ quả trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng những bước tiến của Mỹ trong vấn đề bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế ở Biển Đông chẳng hạn, là những điều về cơ bản sẽ vẫn được theo đuổi, nhưng có thể với ngôn từ mang tính ngoại giao hơn một chút, hòa dịu hơn một chút. Chúng ta có thể trông đợi những thay đổi sâu sắc trong quan điểm của Mỹ về khu vực, trên thực tế không chắc rằng chính quyền mới sẽ có thể thay đổi bất cứ điều gì.

RFI :Có thể thấy là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ít được chú ý trong nhiệm kỳ tổng thống Trump để tránh cản trở những dự án hợp tác song phương, mà Trung Quốc là mục tiêu sâu xa. Vấn đề này sẽ được đề cập như nào trong chính quyền Joe Biden ?

Benoît de Tréglodé : Trong những năm gần đây, các nhà quan sát nhận thấy vấn đề nhân quyền không phải là một ưu tiên của chính quyền Trump. Những thách thức nằm ở chỗ khác. Chính những thách thức đó giúp Hoa Kỳ tập hợp quanh mình những quốc gia sẵn sàng ủng hộ chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương và hình thành mặt trận chung ở Châu Á chống Trung Quốc. Chắc chắn vấn đề nhân quyền không phải là ưu tiên lớn, ngoài Đối thoại Nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà cuộc họp gần đây nhất là vào tháng 10/2020.

Với chính quyền mới ở Mỹ, thông thường đảng Dân chủ vẫn được cho là có khuynh hướng thúc đẩy nhân quyền và dân chủ trên thế giới, nhưng cần nhắc lại là ưu tiên trước mắt của chính quyền mới sẽ là chính trị trong nước và tiếp tục các hồ sơ quốc phòng lớn trên thế giới. Do đó, tôi không chắc là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trở thành một ưu tiên rõ ràng trong chính sách của Mỹ.

Mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực phi quân sự

RFI :N. T. là nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Việt được RFI tiếng Việt đặt câu hỏi qua thư điện tử. Ngoài vấn đề an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông, những lĩnh vực nào được Việt Nam quan tâm hợp tác với Mỹ ?

N. T. : Theo tôi, có hai lĩnh vực chính mà Việt Nam sẽ quan tâm hợp tác với Mỹ ngoài hợp tác an ninh hàng hải. Thứ nhất là quản lý nguồn nước ở sông Mêkông. Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với tình trạng thiếu nước từ đầu nguồn và nước biển xâm nhập, với nguyên nhân chính là các hoạt động xây đập do Trung Quốc đầu tư ở thượng nguồn và biến đối khí hậu. Đây là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam khi đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chính, cung cấp sinh kế cho hàng chục triệu người.

Hợp tác trong lĩnh vực này có thể bao gồm hỗ trợ nông dân ứng phó với ngập mặn và thiếu nước từ thượng nguồn, chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững hơn, hỗ trợ nông dân tìm kiếm sinh kế mới… Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác yêu cầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ hơn thông tin về các hoạt động xây đập ở thượng nguồn và tác động của chúng đối với các quốc gia ở hạ nguồn như Việt Nam. Sáng kiến Quan hệ đối tác Mỹ-Mêkông đóng vai trò điều phối các hoạt động hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực thứ hai là cơ sở hạ tầng. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, tạo sức ép rất lớn lên cơ sở hạ tầng vừa thiếu và vừa yếu. Nhu cầu này càng bức thiết trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam và Việt Nam cũng muốn đóng một vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy Trung Quốc là nhà đầu tư cơ sở hạ tầng hàng đầu trong khu vực, Việt Nam tỏ ra thận trọng hơn với đầu tư trong lĩnh vực này của Trung Quốc, đặc biệt là các khoản đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Nguyên nhân một phần vì lý do an ninh và một phần vì các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc thường vướng nhiều vấn đề như tiến độ thi công chậm, đội vốn và chất lượng công trình kém. Do đó, nếu chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân của Mỹ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này, đây là điều có lợi cho cả Việt Nam lẫn khu vực. Sự hiện diện của Mỹ, cùng cộng tác với Nhật Bản, sẽ đem lại nhiều lựa chọn cho Việt Nam và các nước trong khu vực, tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà đầu tư duy nhất mà có thể dẫn đến các nguy cơ cả về kinh tế và an ninh.

Các thỏa thuận hợp tác mới ký kết gần đây giữa Mỹ và Việt Nam về cải thiện hệ thống thông tin lưới điện, phát triển điện từ khí hóa lỏng (LNG) và xây dựng kho cảng chứa LNG cho thấy cả hai bên đều đang chú trọng tới lĩnh vực này.

RFI :Liệu "Mạng lưới Điểm Xanh" (Blue Dot Network, BDN) gồm Mỹ, Nhật Bản và Úc là một lựa chọn giúp Việt Nam đa dạng hóa đối tác cơ sở hạ tầng ? Liệu BDN có "cạnh tranh" được với các tập đoàn Trung Quốc khi phía Trung Quốc không đặt nhiều điều kiện để cho vay vốn ?

N. T. : Theo quan điểm của tôi, Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) không nhất thiết phải "cạnh tranh" với đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Trước hết đây là một sáng kiến đa phương nhằm chứng nhận các dự án cơ sở hạ tầng đảm bảo các điều kiện về minh bạch tài chính, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Việc triển khai sáng kiến này vẫn đang diễn ra, vẫn còn nhiều câu hỏi như tiêu chí chứng nhận, giám sát cũng như các quốc gia nào có thể tham gia. Có thể coi sáng kiến Mạng lưới Điểm Xanh là giúp đem lại cho Việt Nam, cũng như các quốc khác trong khu vực, một lựa chọn nữa cho đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài đầu tư của Nhật Bản và Trung Quốc.

Một điều cần quan tâm là gần đây, nhiều dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, nhất là các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích do không đáp ứng được các tiêu chuẩn minh bạch tài chính, phát triển bền vững và đem lại nhiều nguy cơ an ninh địa chính trị. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hủy hoặc xem xét lại nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư. Ví dụ, Miến Điện đã cho tạm dừng dự án đập thủy điện Myitsone vào năm 2011 và Malaysia đã hủy 3 dự án thuộc BRI vào năm 2018.

Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam từ trước tới nay có cách tiếp cận khá thận trọng với đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc so với các nước khác trong khu vực. Do đó, tôi cho rằng Việt Nam sẽ duy trì cách tiếp cận này trong tương lai, nhất là với các dự án có tầm quan trọng về an ninh chiến lược.

RFI : Phải chăng Việt Nam muốn dần giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc khi mở rộng hợp tác với Mỹ ? Việt Nam sẽ phải cân nhắc rủi ro như nào với Trung Quốc khi tăng cường hợp tác với Mỹ ?

N. T. : Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ không nhất thiết chỉ vì lý do tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn là duy trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Do đó, Việt Nam đã mở rộng và tăng cường hợp tác không chỉ với Mỹ, mà còn với các cường quốc khác trong khu vực như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và các nước khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Về những rủi ro Việt Nam có thể phải đối mặt với Trung Quốc khi mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ, điều này còn phụ thuộc vào bản chất của hoạt động hợp tác và tác động của nó tới lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Các rủi ro có thể bao gồm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và khả năng Trung Quốc đơn phương áp đặt một số biện pháp hạn chế trao đổi thương mại, như nước này đã làm đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây nhất là Úc.

Tuy nhiên, ngoại trừ tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam chưa phải đối mặt với các biện pháp hạn chế thương mại của Trung Quốc. Lý do thứ nhất là vì Việt Nam đã khéo léo xử lý quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Thứ hai là vì hợp tác Mỹ-Việt chủ yếu tập trung vào trao đổi thương mại song phương và các lĩnh vực phi quân sự. Tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt trong giai đoạn gần đây cũng thiên về nâng cao năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam, như tăng cường nhận thức khu vực trên biển (maritime domain awareness) và thực thi pháp luật trên biển (maritime law enforcement). Đây là những lĩnh vực hợp tác ít gây tranh cãi và giúp hai bên từng bước xây dựng lòng tin và sự hiểu biết về quan điểm của mỗi bên.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn hai nhà nghiên cứu N. T., chuyên về quan hệ Việt-Mỹ và Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 09/11/2020

***********************

Kỳ vọng gì ở Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 2020 và bang giao Mỹ - Việt ?

BBC, 09/11/2020

Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Việt Nam về an ninh, chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời hỗ trợ tiến bộ cho Việt Nam về cả dân chủ, nhân quyền lẫn kinh tế và phát triển, là một số kỳ vọng được một số nhà quan sát thời sự, chính trị và bang giao Mỹ - Việt chia sẻ với BBC sau khi ông Joe Biden được loan tin thành Tổng thống đắc cử mới đây.

disan7

Thượng nghị sĩ Joe Biden trao đổi với nhân chứng chiến tranh, bà Kim Phúc, hôm 06/05/2003 tại Hoa Kỳ, sau một họp báo mà ông thuyết trình về bảo vệ phụ nữ, trẻ em trong chiến sự

"Chắc chắn rằng tôi cũng như rất nhiều người đã rất kỳ vọng, trước hết là đã mong muốn Tổng thống Donald Trump thắng cử lần này trong kỳ bầu cử 2020, nhưng trường hợp kết quả sau cùng cho thấy ông Donald Trump không thắng cử, thì một chính quyền Mỹ khác ngoài ông Donald Trump dù có lên cầm quyền ở Mỹ, thì tôi vẫn tin rằng đường lối của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có lẽ vẫn còn tiếp tục", Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển từ Hà Nội nói với BBC hôm 08/11.

"Về nhận thức của mối nguy cơ, nguy hiểm của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và an ninh quốc tế, khu vực, tôi nghĩ rằng nhận thức đó ở cả hai đảng lớn ở Hoa Kỳ cũng như ở các nhà lãnh đạo mới vẫn như nhau, tuy nhiên, tôi vẫn lưu ý rằng nếu không phải là ông Donald Trump lãnh đạo tiếp, thì rất có thể chính quyền khác, với một cách tiếp cận có thể nhẹ nhàng hơn với Trung Quốc, không quyết liệt và không quyết đoán như Tổng thống Donald Trump đã thể hiện và hành động, thì điều đó sẽ tạo điều kiện câu giờ về thời gian cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ lên hơn nữa và đó là một mối nguy đối với bang giao và an ninh quốc tế.

"Còn riêng đối với Việt Nam, tôi nghĩ dù bất kỳ chính quyền nào lên ở Mỹ tới đây, thì chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cũng sẽ không thay đổi gì nhiều, tuy nhiên, có bước đi những bước mạnh mẽ hơn nữa hay không thì nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ của chính quyền mới này, mà không phải là chính quyển của Tổng thống Donald Trump nữa, với Trung Quốc như thế nào.

"Có mạnh mẽ hơn với Việt Nam hay không, thì đó lại còn phụ thuộc vào yếu tố quan hệ của chính quy mới đó với Trung Quốc cụ thể như thế nào, họ xử lý vấn đề khủng hoảng ở Biển Đông ra sao và đấy là chính là cái mà có lẽ là tôi và cũng rất nhiều đồng nghiệp của tôi lo ngại", ông Hoàng Ngọc Giao, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói với BBC News tiếng Việt.

"Đề cao dân chủ và thúc đẩy hợp tác kinh tế rất quan trọng"

disan8

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng trước bữa tiệc trưa với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 07/7/2015 tại Washington, Dân chủ

Từ Hà Nội, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh, một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại thương có nhiều năm giảng dạy tại các đại học ở Hà Nội và Việt Nam nói với BBC :

"Chúng tôi nghĩ là cũng mong Hoa Kỳ giữ được những giá trị như dân chủ và sẽ là thế lực đứng ra đảm bảo cho hoạt động dân chủ không bị gây quá nhiều khó khăn ở Việt Nam.

"Là một người nghiên cứu về kinh tế, chúng tôi rất mong mỏi quan hệ kinh tế Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển.

"Chúng ta biết hiện nay Mỹ là nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới, nhưng đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam chỉ đứng thứ 11 và Mỹ cũng không phải là một đối tác thương mại lớn nhất.

"Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2020, một điều mà mọi người không để ý, bởi vì mọi người thường nghĩ Mỹ gây khó khăn cho Trung Quốc thì Trung Quốc yếu đi, nhưng mọi người không hề theo dõi được rằng trong thời gian Mỹ gây khó khăn với Trung Quốc, thì thương mại của Trung Quốc vào Việt Nam lại tăng lên và vị thế của Trung Quốc ở Việt Nam lại tăng lên.

"Nói cách khác là sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc lại tăng lên nữa, cho nên điều mong mỏi của tôi là làm thế nào để cho Mỹ có thể phát triển một quan hệ thương mại lành mạnh với không chỉ Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực", bà Hoàng Ánh nói với một hội luận Bàn tròn Thứ Năm của BBC News tiếng Việt.

Quan ngại nếu chính quyền Biden trở nên "mềm mỏng"

disan9

Có một số ý kiến đặt vấn đề và quan ngại liệu chính quyền sắp tới ở Mỹ có 'mềm mỏng' với Trung Quốc, điều có thể gây ra bất lợi cho Việt Nam, hay không

Từ Sài Gòn hôm 08/11, nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC :

"Quan hệ Việt - Mỹ trong 4 năm qua theo tôi không tiến bộ, rất mờ nhạt. Tổng thống Donald Trump còn áp thuế cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đó là điểm lo chứ không có gì đáng mừng. Nhưng có lẽ do ông Trump dành tổng lực tấn công Trung Quốc quá nên cũng không chú ý gì đến Việt Nam mấy.

"Vừa qua Trung cộng đã lũng loạn thế giới, nhưng qua dịch virus Vũ Hán cũng làm các nước tỉnh ra. Để Trung cộng làm công xưởng sản xuất thuê cho các nước thì đã là phụ thuộc kinh tế, nên khi dịch xảy ra trở tay không kịp, thiếu thốn từ khẩu trang cho đến thiết bị y tế. Do đó nếu Tổng thống Donald Trump mà thắng cử và khống chế được Trung cộng thì sẽ ổn định kinh tế không chỉ ở nước Mỹ mà còn cho cả Thế giới.

"Nhưng nếu ông Biden thắng cử, với chính sách mềm mỏng, bắt tay với Trung cộng thì tôi e rằng Bắc Kinh sẽ có thêm sức mạnh. Và điều lo ngại nhất cho Việt Nam là Trung cộng sẽ chiếm lĩnh biển Đông, kinh tế VN vốn đã phụ thuộc vào Trung Quốc, tới đây có thể sẽ càng phụ thuộc hơn, trong khi ở nhiều nơi khác, Đài Loan, Hong Kong chẳng hạn, sẽ càng ngày càng nguy ngập nhiều hơn và có khả năng mất độc lập, tự chủ".

Cũng từ Sài Gòn, cùng hôm Chủ Nhật, cựu phóng viên và đạo diễn phim thuộc báo Thanh Niên, ông Trần Đình Thu nói với BBC :

"Nếu Ủy ban bầu cử quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố ông Biden là tổng thống kế tiếp, có lẽ tôi hoàn toàn không có bất cứ sự mong đợi nào cho nước Mỹ và cho đất nước Việt Nam của tôi cả. Tôi tin rằng giai đoạn "Obama kéo dài" sẽ trở lại nước Mỹ và chẳng bao lâu nữa dân Mỹ sẽ phải đi học tiếng Trung quốc như ông Trump đã từng nói. Khi đó Chiến tranh thương mại với Trung quốc sẽ dịu dần rồi ngưng hẳn. Chính sách hòa hoãn với Iran, với Cuba, với Venezuela sẽ trở lại như thời Obama.

"Tôi không có kỳ vọng gì nếu ông Biden đắc cử cả. Không phải là tôi cực đoan nhưng quả thật cuộc bầu cử của nước Mỹ vừa qua thực chất là cuộc chọn lựa của người dân Mỹ để cho nước Mỹ trở nên vỹ đại hay là một nước Mỹ ngủ quên trước thời tổng thống Trump".

Giá trị biểu tượng của ngôi vị Tổng thống ở Mỹ "rất quan trọng"

Nêu quan điểm riêng tại hội luận Bàn tròn thứ Năm (05/11/2020) của BBC News tiếng Việt từ California, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, đồng thời là một học giả về triết học, nhấn mạnh điều mà ông muốn bất cứ ai đắc cử cần thể hiện như một kỳ vọng :

"Biểu tượng ngôi vị Tổng thống ở Mỹ rất là quan trọng cho một số đông người và chính tôi cũng quan niệm như vậy.

"Là vì định danh và chức vụ Tổng thống Mỹ không phải chỉ là vấn đề chính sách mà thôi, mà còn là một biểu tượng và giá trị dân chủ, mà trong đó, định chế đó thiết lập một đầu cầu và một vai trò lãnh đạo cho thế giới trên phương diện đạo đức về chính trị.

"Nếu người Mỹ và đất nước Mỹ không còn uy tín để mà đại diện cho giá trị dân chủ, đa dạng và đa nguyên như hiện nay, mà nhất là vấn đề tôn trọng uy tín, danh dự của nhau, và nhất là trong hòa giải sự khác biệt, thì nước Mỹ sẽ đi vào những nguy khốn khác.

"Tôi cũng mong rằng nếu ông Biden đắc cử, có vẻ như ông Biden đang thắng thế, thì ông Biden cũng nên cẩn trọng, đừng có đi về phía bên tả quá nhiều để làm cho khối bên hữu, khối mà ủng hộ ông Trump, càng ngày càng bị giống như là đặt ra khỏi lề của xã hội, thành ra tất cả những cái đó tạo ra những cái phân cực càng lớn hơn nữa...

"Cá nhân ông Biden hay ông Trump chẳng qua chỉ là những biến số về nhân cách của con người mà thôi, nhưng mà có một nguyên lý thông suốt trong nền chính trị của Mỹ, đó là giá trị của con người và giá trị của định chế đại diện cho một giá trị lớn hơn mà văn minh nhân loại đang hướng đến.

"Thì tôi nghĩ là nước Mỹ dù dưới ông Trump hay ông Biden trong 4 năm tới đừng làm cho thế giới và nhất là những người như chúng ta thất vọng", Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Hữu Liêm nói với Bàn tròn của BBC.

Sẽ không có thay đổi gì lớn trong thời gian trước mắt ?

Trở lại với chính sách tới đây mà Hoa Kỳ có thể có liên quan bang giao Mỹ - Việt và an ninh Biển Đông, hôm 08/11, từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một sử gia và nhà phân tích chính trị, bang giao quốc tế, nói với một chương trình bình luận chuyên đề hậu Bầu cử Mỹ 2020 của BBC :

"Trong thời gian trước mắt, quan hệ của Mỹ với Việt Nam sẽ không thay đổi, đặc biệt là trong vấn đề quân sự và an ninh, bởi vì vấn đề này đã tiến triển từ lâu rồi.

"Về sau, về dài, nó sẽ có thay đổi, nhưng tôi nói về sau về dài là ít nhất 2 năm nữa.

"Lý do là bởi vì ông Joe Biden phải dọn "rác" ở nước Mỹ trước, rồi sau ông mới lo các vấn đề đối với nước ngoài.

"Việt Nam lẽ dĩ nhiên là một chỗ quan trọng, nhưng Việt Nam không phải là quan trọng nhất, nên tôi nghĩ đối với Việt Nam, quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam vẫn tiếp tục như thế".

"Sẽ tụ hợp lại lực lượng và quan tâm Hiệp định xuyên Thái Bình Dương ?"

Từ tiểu bang Georgia, chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa Mỹ, ông Vũ Nguyễn Bảo Kỳ bình luận :

"Trong 20/15 năm qua, từ thời của chính quyền của ông Bill Clinton mà có bình thường hóa quan hệ ngoại giao đối với Việt Nam, sự liên hệ giữa hai nước càng ngày càng tiến triển, riêng tôi, tôi đã thấy vào thời gian 2015, 2016, lúc chính quyền của ông Barack Obama đưa ra và cố làm sao thông qua được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì tôi đã đặt hy vọng làm sao Hoa Kỳ có thể lãnh đạo được một khối Châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn.

"Và riêng nguyện vọng của Hiệp định TPP lúc đó là để làm sao đẩy mạnh sự liên hệ mậu dịch của 12/13 nước, trong đó có ở vùng Đông Nam Á và đồng thời thúc đẩy đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc, sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, tôi thấy nó tạo ra một số mâu thuẫn đối với một số nước như là Việt Nam đối với Trung Quốc còn hơn cả trước đây nữa.

"Là bởi vì Trung Quốc rất giỏi để chia rẽ mọi quốc gia khác nhau, và như là Đài Loan đã biết lâu nay là họ khó tạo ra tư thế, vị thế cho những nước nhỏ, nên tôi thấy như Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu, trong thời gian ngắn hạn, chính sách của chính quyền mới của ông Joe Biden sẽ không thay đổi đối với các nước ở Đông Nam Á.

"Và những tháng gần đây chính một số nhà cựu lãnh đạo quân nhân ở Bộ Quốc phòng Mỹ từ xưa đến nay và đồng thời một số nhân sự trong chính quyền từ thời ông George W. Bush qua đến những nhóm ủng hộ ông Mitt Romney và ông John McCain, họ chuyên là lãnh đạo gia của thành phần quốc phòng và quốc tế, đã có những lời ủng hộ vì họ thấy ông Biden là người đã tụ hợp thêm những người là những tiếng nói chung (hai đảng) mà có kinh nghiệm để đối phó với Trung Quốc và đối phó với những phe chống Hoa Kỳ và đồng thời chống lại khối dân chủ trên khắp thế giới".

"Không có Voi, bắt Lừa gánh thay và liệu có giữa đường đứt gánh ?"

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh từng làm việc trong Bộ Công an Việt Nam, bình luận thêm với BBC :

"Nếu muốn đoán đường lối của ông Joe Biden thế nào, liên quan Việt Nam và Biển Đông, chúng ta cứ nhìn ngược lại chính quyền của ông Barack Obama.

disan10

Ông Joe Biden ngay sau cuộc phát biểu trước cử tri và quốc dân cả nước Mỹ từ Wilmington, tiểu bang Delawarey, trong buổi tối 07/11/2020 sau khi ông được truyền thông Mỹ loan bố thắng cử

"Và ông Biden có mặt trong đó và người ta nói rất ngắn gọn thôi là chính quyền của ông Obama là nhu nhược với Trung Quốc.

"Và thứ hai là liệu bây giờ ông Biden phải cố gắng hơn thời đó, hơn ông Obama không ?

"Thì đó là một câu hỏi và tôi xin nhắc lại là nếu như ông Joe Biden thắng thì thôi thì không có Voi, đành phải bắt Lừa vác nặng.

"Có nghĩa là ông Biden phải cố gắng để lãnh một gánh nặng của một con voi và có thể giữa chừng ông ấy bị đứt gánh", ông Nguyễn Hữu Vinh bình luận từ góc nhìn cá nhân, cùng tính cách quan điểm riêng như của các ý kiến khác ở trên khi các nhà bình luận trao đổi với BBC News tiếng Việt.

*********************

Đi s Shear : Vit Nam là đi tác mnh trong chính sách đi ngoi ca Biden

VOA, 09/11/2020

Gia lúc các nhà lãnh đo nhiu nước, trong đó có Anh, Pháp, Đc, Canada, n Đ, Đài Loan gi li chúc mng ông Joe Biden tr thành tng thng đc c ca M, nhiu người Vit Nam bày t trên mng xã hi rng h mun biết Vit Nam s có v trí thế nào trong chính sách đi ngoi ca ông Biden khi ông chính thc nm quyn.

disan11

Phó Tng thng M Joe Biden nâng cc vi Tổng bí thư Đng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng M hôm 7/7/2015

Nói vi VOA v vn đ này hôm 8/11, cu Tr lý B trưởng Quc phòng M, cu Đi s M ti Vit Nam David Shear nhn đnh rng Vit Nam là đi tác mnh trong chính sách ngoi giao ca ông Biden liên quan đến các vn đ Bin Đông, cnh tranh vi Trung Quc, nhân quyn và biến đi khí hu.

Chính sách đi ngoi ca ông Biden được trình bày trong s tháng 3/tháng 4 ca tp chí uy tín Foreign Affairs, khi ông còn là ng c viên tng thng ca đng Dân ch.

Theo tìm hiu ca VOA, bài viết dưới ta đ "Vì sao nước M phi lãnh đo tr li" ca ông Biden nêu ra ngh trình đi ngoi quan trng, tuy không nhc đến Vit Nam hay Bin Đông mt ln nào, song có 4 vn đ liên quan đến Vit Nam.

Dân ch, nhân quyn

Ông Joe Biden đt vn đ nhân quyn làm ưu tiên s 1 trong chính sách đi ngoi ca mình, theo bài viết ca ông trên Foreign Affairs.

"Trong năm đu tiên nm quyn, Hoa K s t chc và làm ch nhà mt Hi ngh Thượng đnh Dân ch toàn cu đ mang li sc sng mi cho tinh thn và mc đích chung ca các quc gia thuc thế gii t do", ông Biden viết.

Chính tr gia ca đng Dân ch cho hay trong chính sách đi ngoi ca ông, Hoa K s ưu tiên thúc đy các cam kết ca các quc gia trong ba lĩnh vc : chng tham nhũng, phòng v chng li ch nghĩa đc tài, và thúc đy nhân quyn các quc gia.

v trí ng c viên tng thng khi đó, ông Joe Biden ch trích chính quyn ca Tng thng Trump vì đã xem thường nhng người thuc phe dân ch trong khi công nhn các chính ph bt lương, tham nhũng.

disan12

Đi thoi Nhân quyn Vit Nam - Hoa K ln th 22 ti th đô Washington, Hoa K, ngày 17/5/2018. Twitter EAP US Department of State

So sánh 2 cách tiếp cn vi dân ch, nhân quyn gia ông Trump và ông Biden, cu Đi s M David Shear, mt quan chc thuc chính quyn thi Tng thng Obama, nói vi VOA :

"Tôi nghĩ có s khác bit to ln gia chính quyn ca ông Trump và chính quyn ca ông Biden v vn đ nhân quyn. Tôi tin chc rng khi ông Biden nm quyn tng thng, ông s khôi phc mi quan tâm ca M vào dân ch, nhân quyn, không ch M mà c nước ngoài. Ông s thc hin mt chính sách mnh m v vn đ này".

Cu Đi s Shear đim li rng dưới thi Tng thng Obama, M và Vit Nam có đi thoi rt xây dng v nhân quyn, và ông tiên liu dưới thi Tng thng Biden, hai nước cũng s tiến hành đi thoi mang tính xây dng tương t.

Cnh tranh vi Trung Quc

Nêu tm nhìn chiến lược v Trung Quc, ông Joe Biden viết trong s tháng 3/tháng 4 ca Foreign Affairs rng "Hoa K chc chn cn phi cng rn vi Trung Quc".

ng c viên ca đng Dân ch khi đó mà nay là tng thng đc c đánh giá nn kinh tế s 2 thế gii vi dân s 1,4 t người "là mt thách thc đc bit" đi vi M và đng minh.

Vì vy, ông Joe Biden xác đnh rng "cách tt nht đ x lý thách thc đó là xây dng mt mt trn thng nht bao gm các đng minh và đi tác ca M" đ đi đu vi Trung Quc, k c trong các vn đ v cách hành x xu và nhng vi phm nhân quyn ca Bc Kinh.

Cu Đi s M David Shear nhn xét rng thông đip k trên ca ông Biden th hin s nht quán ca chiến dch tranh c, nhn mnh đến vic M cn làm vic cht ch hơn vi các đng minh và đi tác, mà theo ông Shear, bao gm c Vit Nam. Ông Shear nói :

"Vit Nam chc chn là mt đi tác mnh. Tôi hình dung rng chính quyn mi [ca ông Biden] s mun tăng cường quan h song phương, cũng như m rng và cng c hp tác đa phương. Tôi nghĩ chính quyn mi s nhm đến làm vic cht ch hơn vi Vit Nam v mt ngoi giao c Hi ngh Thượng đnh Đông Á ln Din đàn An ninh Khu vc thuc ASEAN".

T kinh nghim khi gi chc v cp cao v ngoi giao ln quc phòng vào thi Tng thng Obama, ông Shear nói thêm vi VOA rng nếu ông là quan chc cp cao thuc chính quyn mi, ông chc chn s thúc gic tân tng thng tiếp cn vi Vit Nam và Đông Nam Á "càng sm càng tt".

Theo dõi dư lun trên mng xã hi, VOA nhn thy nhiu người Vit t ý lo ngi rng ông Biden trên cương v tng thng M s không cng rn bng Tng thng đương nhim Donald Trump trong vic đi phó vi Trung Quc, đc bit là trong vic chng Trung Quc đánh cp công ngh và thúc đy các công ty M ri khi Trung Quc.

V vn đ này, cu Đi s David Shear, cũng tng là cu Tr lý B trưởng Quc phòng M chuyên trách An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, đưa ra nhn đnh vi VOA :

"Chính quyn ông Biden s tiếp tc nhiu vic ca chính quyn ông Trump đi vi kim soát công ngh, s cn thiết phi kim soát dòng chy công ngh sang Trung Quc. Có s đng thun mnh m gia các đng viên Cng hòa và Dân ch v vn đ này. Tôi nghĩ ta s thy Tng thng Biden s nhm đến tăng cường n lc ca M nhm ngăn chn Trung Quc đánh cp tài sn trí tu và làm biến cht mng internet".

Lưu ý rng bc tranh ln v quan h M-Trung là "va hp tác va đu tranh", song cu Đi s Shear tiên liu rng chính quyn ông Biden s nhn mnh vào phn u tranh" nhiu hơn.

disan13

Đi s M David Shear cùng các phóng viên Vit Nam ti tư dinh Hà Ni, theo dõi bu c tng thng M, 6/11/2012

n Đ Dương-Thái Bình Dương

Trong chiến lược ngoi giao mà ông Biden đăng lên tp chí Foreign Affairs, ông nói nước M s tái đu tư vào các đng minh theo hip ước gm Australia, Nht Bn và Hàn Quc, đng thi làm sâu sc thêm các quan h đi tác vi n Đ và Indonesia, nhưng không nhc đến Bin Đông.

Tt c các nước k trên đu trong khu vc có gn bó cht ch vi li ích ca M là n Đ Dương-Thái Bình Dương, cha đng c Bin Đông nơi M can d ngày càng nhiu trong nhng năm gn đây đ phn bác các yêu sách ch quyn b M gi là "phi pháp" và "quá đáng".

Cu Đi s Shear nói vi VOA rng vic Bin Đông không được đ cp không đng nghĩa là ông Biden xem nh tuyến đường thy chiến lược này :

"Tôi nghi ng chuyn chính quyn ông Biden li tng l Vit Nam và Bin Đông. Tôi nghĩ đó là vn đ quan trng đi vi h. Có th h s có cách tiếp cn hơi khác v vn đ này. Tôi d báo là Bin Đông, mi quan h vi các nước ASEAN có tuyên b ch quyn vùng bin, trong đó có Vit Nam s là điu quan trng đi vi chính quyn ca ông Biden".

Cu Đi s, cu Tr lý B trưởng Quc phòng M David Shear cho rng nhiu công vic t thi Tng thng Obama, khi ông Biden tham gia vai trò Phó Tng thng, s được tiếp tc trong thi gian sp ti khi ông Biden là tng thng M. Ông Shear nói thêm :

"V Bin Đông, tôi nghĩ tân Tng thng [Biden] s nhm đến tăng cường quan h ngoi giao và an ninh vi Vit Nam, đng thi cũng s tìm cách cng c quan h kinh tế".

Ông Shear tiên liu rng tính ni tiếp v chính sách còn được th hin qua vic nhiu kh năng là trong s nhng quan chc cao cp trong chính quyn ông Biden s có mt s khuôn mt quen thuc vi Vit Nam, là bn ca Vit Nam, như Tony Blinken, cu Th trưởng Ngoi giao ; Michelle Flournoy, cu Phó Tr lý B trưởng Quc phòng ; hay Susan Rice, cu Đi s M ti Liên Hip Quc.

Biến đi khí hu

Ông Joe Biden viết trên Foreign Affairs rng Hoa K phi lãnh đo thế gii đ đương đu vi mi đe da đến s sng còn ca con người là biến đi khí hu.

Ông cho biết vào ngày đu tiên nm quyn, ông s đưa nước M tham gia tr li vào Hip đnh Paris v khí hu và sau đó t chc cuc hp thượng đnh gm các nước phát thi CO2 nhiu nht trên thế gii, nhm đến vn đng các nước đt ra các mc tiêu tham vng hơn và đt nhiu tiến b hơn, vi tc đ nhanh hơn.

Bình lun v mi liên quan ca Vit Nam đến tm nhìn k trên ca người sp tr thành tng thng mi ca M, cu Đi s Shear lưu ý đến Đng bng Sông Cu Long ca Vit Nam là mt trong nhng nơi s chu nh hưởng nng n nht t tình trng nước bin dâng cao do biến đi khí hu.

Nước bin dâng cao và phn ln Đồng bằng sông Cửu Long s b ngp lt trong vòng 30-50 năm na, cu đi s M nhc li li cnh báo ca gii khoa hc, tiếp đến ông nhn đnh :

"Đó là điu s thu hút s quan tâm ca chính quyn ông Biden và s là mt lĩnh vc Vit Nam và M hp tác được vi nhau, tìm tòi xem hai bên có th làm gì cùng nhau đ gim nh tác đng ca biến đi khí hu, không ch Đồng bằng sông Cửu Long mà c các nơi khác ca Vit Nam và trong khu vc".

Hà Ni chưa chúc mng

Tính đến sáng 9/11, gi Hà Ni, Vit Nam chưa chính thc gi li chúc mng đến ông Joe Biden dù nhiu lãnh đo khác trên thế gii đã nhìn nhn ông là tng thng đc c ca M.

Trước đó, hôm 5/11, khi kết qu bu c M còn chưa rõ ràng, Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Dương Hoài Nam nói Hà Ni "tin tưởng rng Tng thng M nào cũng s ng h" mi quan h đã kéo dài 25 năm gia M và Vit Nam.

Ông Dương Hoài Nam cũng lp li khng đnh ca các lãnh đo Vit Nam gn đây rng "Vit Nam coi M là mt trong nhng đi tác quan trng hàng đu trên cơ s tôn trng đc lp ch quyn, toàn vn lãnh th và th chế chính tr ca nhau, cùng có li".

Nguồn : VOA, 09/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Quang Vinh, Benoît de Tréglodé, N.T., Thu Hằng, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 567 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)