Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/11/2020

RCEP & FOIP : Mỹ-Trung lôi kéo thành viên gia nhập

Nhiều nguồn tin

Vit Nam hưởng li trước mt t RCEP ; Trung Quc ‘thng’, M ‘thua’ ?

VOA, 16/11/2020

Hip đnh Đi tác Kinh tế Toàn din Khu vc (RCEP) được 15 nước Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Vit Nam, ký kết qua mng hôm 15/11 trong khuôn kh mt hi ngh quc tế do Hà Ni làm ch nhà.

rcep1

Th tướng và B trưởng Thương mi Vit Nam ti l ký RCEP qua mng hôm 16/11

Các thành viên RCEP gm Trung Quc, Nht Bn, Hàn Quc, Australia, New Zealand và 10 nước thuc Hip hi Các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Hai chuyên gia kinh tế nhn đnh vi VOA rng hip đnh mang li nhng li ích trước mt cho Vit Nam song đi kèm theo đó là nguy cơ Vit Nam l thuc nhiu hơn vào Trung Quc. H cũng đánh giá rng RCEP giúp Trung Quc tăng v thế lãnh đo và nh hưởng đa-chính tr, trong khi M chu bt li.

RCEP được xem là tha thun thương mi t do ln nht thế gii, vi tng dân s ca các nước thành viên lên đến 1/3 dân s trên thế gii , và chiếm khong 30% tng sn phm quc ni (GDP) toàn cu.

Hip đnh này dn ct gim thuế quan trong vòng 20 năm, chng li ch nghĩa bo h, đy mnh đu tư và cho phép hàng hóa lưu chuyn t do bên trong khu vc.

Hai tiến sĩ Nguyn Hoàng Ánh và Nguyn Trí Hiếu nói vi VOA rng trong thi gian trước mt, hip đnh s có tác đng tích cc cho Vit Nam.

Bà Nguyn Hoàng Ánh, mt ging viên đi hc Hà Ni vi chuyên môn sâu v thương mi quc tế, ch ra thc tế rng mi khi Vit Nam tham gia hip đnh thương mi t do, như vi ASEAN hoc EU, GDP ca Vit Nam và đi tác đu tăng lên.

Ông Nguyn Trí Hiếu, mt chuyên gia tài chính-ngân hàng người M gc Vit, khng đnh RCEP m rng thêm th trường xut khu cho Vit Nam cũng như mang li các li thế v thuế quan cho Vit Nam khi xut khu sang các nước thành viên.

Vit Nam tăng ph thuc vào Trung Quc

Nhưng c hai chuyên gia đu cnh báo v nguy cơ Vit Nam ngày càng l thuc nhiu hơn vào Trung Quc, nn kinh tế ln th hai trên thế gii hin nay. Ông Hiếu nói:

"T trước đến nay Vit Nam đã l thuc ri. V xut khu, M là th trường xut khu ln nht ca Vit Nam. V nhp khu, Trung Quc là th trường nhp khu ln nht ca Vit Nam. Vi RCEP, Vit Nam l thuc vào kinh tế toàn cu và nht là kinh tế Trung Quc ngày càng nhiu. Do đó, điu gì tiêu cc xy ra trên thế gii và Trung Quc cũng s có tác đng tiêu cc đến Vit Nam".

rcep2

Ca khu biên gii Hu Ngh gia Vit Nam và Trung Quc. Photo CafeF

Con s thng kê ca Vit Nam cho thy trong 10 tháng đu năm 2020, tng kim ngch xut nhp khu ca đt nước đt gn 440 t đô la, vi xut siêu lên đến gn 19 t đô la, cao gp đôi mc xut siêu cùng k năm ngoái.

Tuy nhiên, trong cán cân thương mi vi Trung Quc, Vit Nam nhp siêu rt ln t nước láng ging phương bc khi s liu tính đến tháng 10/2020 cho thy Vit Nam xut sang Trung Quc 37,6 t đô la và nhp khu 65,78 t đô la.

Vi kinh nghim ging dy v thương mi quc tế, bà Ánh lưu ý rng vic ct gim thuế theo RCEP có nhiu kh năng mang li thêm li thế cho Trung Quc trong buôn bán ni khi, riêng vi Vit Nam, hàng Trung Quc s tràn vào nhiu hơn. Bà nói:

ến nay, Vit Nam luôn trong tư thế nhp siêu. Bây gi, tiếp tc có hip đnh này, kh năng là nhp siêu ca Vit Nam càng tăng lên, s ph thuc ca kinh tế Vit Nam vào Trung Quc cũng tăng lên".

Bên cnh đó, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyn Hoàng Ánh ch ra rng RCEP không quan tâm nhiu đến thương mi công bng (fair trade) khi nó không cha đng các điu khon v bo v quyn ca người lao đng, môi trường, và s hu trí tu.

Hip đnh cũng không gii quyết các vn đ v tr cp công nghip, doanh nghip nhà nước, vn áp đt thuế vi thương mi đin t xuyên biên gii, v.v, theo li bà Ánh.

Đ so sánh, bà nêu ra các hip đnh thương mi t do vi M và Liên hip Châu Âu thường có các điu khon đòi hi phi bo v nhân quyn, người lao đng, môi trường và mt s vn đ khác.

Vì vy, PGS-TS Ánh cho rng RCEP không giúp gì cho Vit Nam trong vic ci tiến nn thương mi và sn xut theo hướng tích cc. Bà nói:

"Vit Nam s thiên v đi tìm mt th trường xut nhp khu đơn gin như Trung Quc và chúng ta s b ph thuc ngày càng nhiu hơn. V lâu v dài s không có li".

Mu cht vn đ nm ch, theo li Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Hoàng Ánh, nhng li ích trước mt t hip đnh không phc v cho mc tiêu phát trin bn vng ca Vit Nam.

"GDP tăng lên nhưng không đ bù đp ni các mt mát v môi trường hay quyn li ca người lao đng, đó là nhng điu không tính hết bng tin được", bà Ánh nói vi VOA.

rcep3

Nhiu hàng Trung Quc nhp vào M qua cng Seattle

Trung Quc thng, M thua?

Như VOA đã đưa tin, RCEP được khi xướng vào năm 2012 và được coi là mt cách đ Trung Quc, nước nhp khu và xut khu ln nht khu vc, kim chế nh hưởng đang tăng ca M Châu Á-Thái Bình Dương dưới thi Tng thng Obama.

RCEP ch ly đà sau khi Tng thng Trump rút Hoa K ra khi Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào năm 2017, trong khi Hoa K là kiến trúc sư chính ca TPP.

Là ngun hàng xut nhp khu chính đi vi đa s các thành viên RCEP, Trung Quc v thế có th hưởng li và un nn các quy đnh thương mi, ni rng nh hưởng trong khu vc Châu Á-Thái Bình Dương, điu mà cu Tng thng Obama đã tìm cách ngăn chn.

Tiến sĩ Nguyn Trí Hiếu đánh giá vi VOA rng tuy Tng thng Trump trong 4 năm qua tìm cách làm suy yếu thế lc ca Trung Quc vi phương châm "Nước M trên hết" và tiến hành chiến tranh thương mi gây nh hưởng khá nng đến Bc Kinh, song trên thc tế, v thế ca Trung Quc v đa-chính tr không lung lay, nếu không nói là còn mnh hơn.

Theo tiến sĩ Hiếu, RCEP đi vào thc thi lúc này là mt bước tiến na ca Trung Quc khi h nm vai trò dn đu trong khi kinh tế ln nht toàn cu, giành được li thế trong cnh tranh vi M. Ông Hiếu nói thêm:

"Trong cnh tranh toàn cu gia M và Trung Quc, khi Trung Quc mnh hơn, có th là v trí ca M s b tác đng, không có li cho M. V lý thuyết, khi Trung Quc tăng cường sc mnh kinh tế thông qua hp tác vi nhiu thành viên trong khi RCEP, đây là mt đi trng rt đáng k vi M".

Cũng v vn đ này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Hoàng Ánh có chung suy nghĩ. Bà nói:

"Vi thc tế Trung Quc là nn kinh tế ln th hai thế gii, có nhiu kh năng Trung Quc s chiếm mt v thế lãnh đo trong RCEP. Điu đó giúp Trung Quc có không gian kinh tế kh thi và nó ging như mt công c đ Trung Quc đi đu vi M trong cuc xung đt đa-chính tr đang din ra vi M hin nay".

Bà Ánh bình lun rng 4 năm ca Tng thng Trump vi vic ông rút khi các hip đnh quc tế quan trng, lnh nht vi các đng minh và đi tác đã làm M tht lùi, suy yếu. Bà mong rng nước M s có mt tng thng mi vi cái nhìn dài hn hơn.

Sau cuc bu c hôm 3/11, ông Joe Biden ra tuyên b đã giành chiến thng và nhn được li chúc mng t nhiu nhà lãnh đo nước ngoài trong đó có các nước Anh, Pháp, Đc, Trung Quc, v.v và Giáo hoàng Phanxicô. Đến nay, Tng thng đương nhim Donald Trump chưa chp nhn tht bi.

Tiến sĩ Nguyn Trí Hiếu nói vi VOA rng nếu ông Biden nm quyn, có l ông s khôi phc li chính sách xoay trc ca Tng thng Obama, nước M s tiếp tc đi đu vi Trung Quc nhưng s không có các hành đng trng pht hoc đe da trc tiếp ging như ông Trump đã làm.

"M s làm gì đ duy trì sc mnh và v trí s mt trên thế gii trong cnh tranh vi Trung Quc, chúng ta phi ch xem", ông Hiếu nói.

Nguồn : VOA, 16/11/2020

***********************

RCEP : Vùng mậu dịch tự do tại Châu Á hình thành

Tú Anh, RFI, 15/11/2020

Mười lăm nước Châu Á và Thái Bình Dương ký kết hiệp định đối tác thương mại do Trung Quốc khởi xướng từ năm 2012, nhân thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào Chủ nhật, 15/11/2020, dưới sự chủ tọa của Việt Nam, chủ tịch luân lưu Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

rcep1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Công thương, Trần Tuấn Anh, trong lễ ký trực tuyến hiệp định RCEP, ngày 15/11/2020.  Reuters - Kham

Thượng đỉnh ASEAN, qua truyền hình trực tuyến, kết thúc vào Chủ nhật với sự kiện hình thành khối mậu dịch tự do quan trọng nhất thế giới : Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership).

Hiệp định này thành lập một vùng thương mại tự do giữa 10 nước Đông Nam Á, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở phía bắc xuống tận nam Thái Bình Dương với Úc và New Zealand.

Với tư cách chủ tịch luân lưu ASEAN, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố là ông "hài lòng" đạt được kết quả sau 8 năm đàm phán phức tạp.

Do Bắc Kinh đề xuất, để đáp trả một sáng kiến thành lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership – TPP) của Washington đã bị Donald Trump bỏ rơi, RCEP của Trung Quốc bao trùm một vùng kinh tế năng động liên quan đến 2 tỷ người và chiếm 30% tổng sản lượng (GDP) toàn cầu.

RCEP còn phục vụ cho tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh trong khu vực, qua một chiến lược phát huy ảnh hưởng bao quát hơn, dưới tên gọi "một vành đai một con đường".

Theo AFP, các nước khu vực kỳ vọng vào RCEP để tăng cường phát triển kinh tế nhờ vào quy định giảm hàng rào thuế quan, hài hòa thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện sinh hoạt dễ dàng hơn cho xí nghiệp.

Ấn Độ từ chối tham gia

Hiệp định có những quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng thiếu hai lãnh vực quan trọng là "tôn trọng môi trường và quyền lợi người lao động".

Lo ngại hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, Ấn Độ không tham gia vào RCEP.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 15/11/2020

**********************

RCEP : 15 nước Châu Á Thái Bình Dương ký hiệp định thương mại lớn nhất thế giới

BBC, 15/11/2020

10 thành viên ASEAN cùng 5 nước ký hiệp định thương mại tự do qui mô hứa hẹn tăng tốc kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

rcep2

RCEP được ký kết theo hình thức trực tuyến do đại dịch Covid-19.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán.

RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

"Tôi tin tưởng hiệp định sẽ sớm đước các nước phê chuẩn và đưa vào thực thi, góp phần đưa vào phục hồi kinh tế sau đại dịch và góp phần phát triển các nước thành viên trong thời gian tới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Các thành viên chiếm gần một phần ba dân số thế giới và chiếm 29% GDP toàn cầu.

Khu thương mại tự do mới sẽ lớn hơn cả Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada và Liên Hiệp Châu Âu.

Ấn Độ cũng từng tham gia đàm phán, nhưng đã rút vào năm ngoái, do lo ngại rằng mức thuế thấp hơn có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước.

Lý do chính khiến Ấn Độ quyết định không tham gia RCEP là do lo ngại rằng một lượng lớn hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc có thể gây tổn hại thêm cho các ngành công nghiệp nội địa của Ấn Độ.

Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc lên tới khoảng 50 tỷ USD trong năm tài chính 2019.

Mặt khác, Trung Quốc được cho là đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách dẫn đầu việc tạo ra khuôn khổ thương mại đa phương trong bối cảnh rạn nứt ngày càng lớn với Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc cho biết thương mại với các nước ASEAN từ tháng 1 đến tháng 10 đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 540 tỷ đô la, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh.

rcep3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : "Tôi tin tưởng hiệp định sẽ sớm đước các nước phê chuẩn và đưa vào thực thi..."

Khuôn khổ RCEP

RCEP dự kiến sẽ loại bỏ một loạt thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm.

Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp.

Nhưng có thể "quy tắc xuất xứ" mới - quy định chính thức xác định nguồn gốc sản phẩm - sẽ có tác động lớn nhất.

Nhiều quốc gia thành viên đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau, nhưng vẫn còn có những hạn chế.

"Các FTA hiện tại có thể rất phức tạp để sử dụng so với RCEP", Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại Châu Á cho biết.

Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phải đối mặt với thuế quan ngay cả trong một FTA vì sản phẩm của họ chứa các thành phần được sản xuất ở nơi khác.

Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất tại Indonesia có chứa các linh kiện của Úc có thể phải đối mặt với thuế quan ở những nơi khác trong khu vực thương mại tự do ASEAN.

Theo RCEP, các linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được đối xử bình đẳng, điều này có thể mang lại cho các công ty ở các quốc gia RCEP động lực để tìm kiếm nhà cung cấp trong khu vực thương mại của khối này.

Mặc dù RCEP là một sáng kiến của ASEAN, hiệp định được nhiều người coi là một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Trung Quốc hậu thuẫn.

TPP không có Trung Quốc tham gia nhưng bao gồm nhiều nước Châu Á. 12 hai quốc gia thành viên đã ký TPP vào năm 2016 trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút nước Mỹ ra vào năm 2017.

Các thành viên còn lại tiếp tục hình thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 thành viên.

Mặc dù bao gồm ít quốc gia thành viên hơn, nhưng CPTPP cắt giảm thuế quan nhiều hơn và bao gồm các điều khoản về lao động và môi trường so với RCEP.

RCEP tập hợp các quốc gia thường có mối quan hệ ngoại giao bị trục trặc - đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản.

Cả Australia và Trung Quốc đều ký thỏa thuận này, bất chấp các báo cáo rằng Trung Quốc có thể tẩy chay một số mặt hàng nhập khẩu của Australia vì nhiều khác biệt chính trị.

Thương mại quốc tế nằm thấp hơn nhiều trong nghị trình trong cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ và Tổng thống đắc cử Joe Biden đã nói tương đối ít về việc liệu chính sách thương mại của ông sẽ thay đổi đáng kể hay liệu ông sẽ xem xét lại việc gia nhập TPP hay không.

Nguồn : BBC, 15/11/2020

***************************

Mỹ kêu gọi ASEAN phát huy vùng Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP)

Trọng Nghĩa, RFI, 14/11/2020

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37, vào hôm 14/11/2020 đã diễn ra Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ 8, cũng theo hình thức trực tuyến, với trưởng đoàn phía Mỹ là cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, thay mặt cho tổng thống Donald Trump, và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đại diện ASEAN. Tại hội nghị, ông O’Brien đã lên tiếng thúc đẩy các nước Đông Nam Á tích cực phát huy một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở (Free and Open Indo-P acific-FOIP), một khu vực đang phải chịu các hành vi bành trướng của Trung Quốc.

rcep4

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien (màn hình trái) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đồng chủ trì Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội ngày 14/11/2020.  Reuters - Kham

Trong phát biểu tại hội nghi, ông O'Brien đã nhấn mạnh đến lợi ích to lớn mà quan hệ đối tác giữa hai bên mang lại cho sự thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc của hơn một tỷ người ở Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN, đồng thời tái khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở (A Free and Open Indo-Pacific - FOIP).

Ý tưởng về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở đã được Mỹ thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi gây hấn ở Biển Đông, chèn ép các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cản trở các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò khoáng sản của các quốc gia láng giềng trong những năm gần đây, lấy cớ là hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Đại diện Mỹ đã nhấn mạnh trên quan hệ hợp tác ASEAN – Mỹ trong các lĩnh vực, và khẳng định sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để giúp đối phó với dịch Covid-19 thông qua các hỗ trợ tài chính và trang thiết bị với tổng trị giá 87 triệu USD.

Trump không tham dự, uy thế của Mỹ suy giảm

Theo các nhà quan sát, do việc trưởng phái đoàn Mỹ chỉ là cố vấn an ninh chứ không phải là tổng thống, tiếng nói của Hoa Kỳ tại Hội nghị ASEAN lần này sẽ bớt đi tầm quan trọng, một điều đáng tiếc vào lúc Hoa Kỳ và ASEAN kỷ niệm 5 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược

Ông Trump đã tham dự Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2017 ở Philippines, nhưng sau đó đã không dự bất kỳ hội nghị nào.

Lần này, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit - EAS) sắp mở ra, trưởng đoàn Mỹ tiếp tục là ông O'Brien, trong lúc các nước khác đều có đại diện cấp nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ.

Thượng Đỉnh Đông Á được cho là diễn đàn hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, hội nghị đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiến lược, địa chính trị và kinh tế của Đông Á.

Ngoài 10 nước thành viên ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á còn bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Mỹ và Nga.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 14/11/2020

Cấp cao Đông Á quan ngại về Biển Đông và căng thẳng trong vùng

Thu Hằng, RFI, 15/11/2020

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á (East Asia Summit - EAS) tối 14/11/2020 qua hình thức trực tuyến. Các nhà lãnh đạo Châu Á-Thái Bình Dương bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, dù không nêu đích danh Trung Quốc, trong khi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

rcep5

Hội nghị Cấp cao Đông Á trực tuyến dưới sự chủ trì của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ngày 14/11/2020.  AFP - NHAC NGUYEN

Một quan chức của chính phủ Nhật Bản cho hãng tin Kyodo biết, thủ tướng Yoshihide Suga đánh giá những hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông “đi ngược lại với luật pháp và xu thế cởi mở” và chia sẻ những quan ngại này với các nước trong khu vực.

Phía Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại trước những “hành động” và “sự cố” đang phá hủy niềm tin ở Biển Đông, theo trang BC Focus. Phát biểu tại Hội nghị EAS, ngoại trưởng Ấn Độ, S. Jaishankar nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền.

Trung Quốc đòi yêu sách chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, bồi đắp, gia cố và quân sự hóa các đảo trong vùng. Tại biển Hoa Đông, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với quần đảo Sekaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát. Đòi hỏi này bị thủ tướng Suga bác tại Hội nghị EAS vì xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng hối thúc các nước ASEAN hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, song song với tiến độ, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh đến một bộ quy tắc ứng xử “hiệu quả và thực chất” và “vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Theo trang ASEAN 2020, một lần nữa, lãnh đạo 18 nước Châu Á-Thái Bình Dương tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á kêu gọi kiềm chế, giải quyết mâu thuẫn dựa trên cơ sở pháp lý, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đây cũng là quan điểm của Việt Nam, được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong Hội nghị Cấp cao Đông Á. Bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đi ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) gồm 10 nước ASEAN, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 15/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Tú Anh, Trọng Nghĩa, BBC tiếng Việt
Read 659 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)