Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/11/2020

Bắc Kinh tính toán gì trên Biển Đông : chuẩn bị chiến tranh ?

Đinh Trần Quân - Hoàng Trung

Phải chăng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh ?

Đinh Trần Quân, RFA, 20/11/2022

Tập trận và bắn tên lửa

Mùa Hè 2020 đã chứng kiến hoạt động mạnh mẽ của cả hải quân Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động cùng nhau ở Biển Đông ít nhất 2 lần trong tháng 7/2020 trong một động thái tập trung lực lượng hiếm hoi của hải quân Mỹ. Các nhóm tàu sân bay này sau đó đã hoạt động độc lập tại Biển Đông và các khu vực lân cận trong suốt mùa Hè. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông vào tháng 7 và tháng 8/2020.

bd1

Hình chụp hôm 2/1/2017 : Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông - AFP

Mới đây, tờ South China Morning Post vừa dẫn lời một chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan Trung Quốc tiết lộ hai tên lửa của "sát thủ tàu sân bay" mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắn trên Biển Đông trong cuộc tập trận vào tháng 8/2020 đã bay hàng nghìn cây số trúng vào mục tiêu giả định là một con tàu đang di chuyển ở vị trí gần quần đảo Hoàng Sa. Thông tin này được đưa ra gần 3 tháng sau khi diễn ra cuộc tập trận.

Hai tên lửa đạn đạo DF-26B và DF-21D được phóng đi từ tỉnh Thanh Hải ở Tây Bắc và tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc. Theo lời cựu sĩ quan Vương Tương Tuệ, hiện là giáo sư của Đại học Bắc Hàng ở Bắc Kinh, hai tên lửa này đã trúng vào một con tàu đang di chuyển ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vương Tương Tuệ nói : "Ngay sau đó, một tùy viên quân sự Mỹ tại Geneva đã phàn nàn với chúng tôi và nói rằng điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu như tên lửa bắn trúng một tàu sân bay Mỹ. Họ xem đây là sự phô trương lực lượng. Nhưng chúng ta đang làm điều này vì sự khiêu khích của họ".

Tiết lộ của Vương Tương Tuệ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra thông tin chi tiết về vụ phóng hai tên lửa DF-26B và DF-21D trên Biển Đông hồi tháng 8. Đề cập này được cho là có liên quan đến tuyên bố của Bắc Kinh về việc một máy bay do thám U-2 của Mỹ đi vào vùng cấm bay mà không được phép trong cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc ở Biển Bột Hải ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước này.

bd2

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 Reuters

Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Mỹ) cho rằng việc tiết lộ thông tin của cựu đại tá Trung Quốc "để dọa các nước trong khu vực thôi chứ không phải để dọa Mỹ. Muốn vận động tàu sân bay thì cần thời gian rất lâu và phải có bao nhiêu tàu chiến khác xung quanh. Trung Quốc mới có hai tàu sân bay gần đây nên không thể so sánh với Mỹ. Mỹ đã có tàu sân bay từ lâu và liên tục sử dụng các tàu sân bay này".

Cuộc tập trận đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc trình diễn khả năng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa thực tế được xác nhận, trong khi hiện vẫn chưa rõ nhiều chi tiết như về tàu mục tiêu giả định, cấu tạo, tốc độ di chuyển của nó hay cách quân đội Trung Quốc điều khiển tên lửa bắn tới mục tiêu như thế nào.

Ngôn ngữ chiến tranh trong Văn kiện đại hội

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (Hội nghị trung ương 5) đã kết thúc theo dự kiến vào tháng 10 vừa qua – sau 4 ngày họp kín ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, với một thông cáo chung chứa đầy biệt ngữ xã hội chủ nghĩa nhằm vạch ra những ưu tiên phát triển của nước này trong tương lai. Tuy nhiên, trong số hơn 6.000 chữ của thông cáo đó lại có cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh". Cụm từ này xuất hiện trong phần nói về việc tăng cường quân đội và đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội.

Cụ thể, thông cáo cho biết tại Hội nghị trung ương 5, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường một cách toàn diện công tác huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh, nâng cao khả năng chiến lược của quân đội để bảo vệ chủ quyền, an ninh và những lợi ích liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh" một lần nữa xuất hiện trong một loạt đề xuất của Ban chấp hành trung ương được công bố mới đây. Những đề xuất này đã bổ sung chi tiết cho thông cáo về kế hoạch 5 năm và tầm nhìn 15 năm của Trung Quốc. Các nhà quan sát về Trung Quốc đã chỉ rõ rằng đây là lần thứ hai trong hơn nửa thế kỷ qua cụm từ "chuẩn bị cho chiến tranh" mới lại xuất hiện trong một bản Quy hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc.

Lần xuất hiện gần đây nhất của cụm từ này là trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1966-1970) của Trung Quốc khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông kêu gọi nước này chuẩn bị cho chiến tranh và nạn đói. Những năm 1960 là giai đoạn căng thẳng, khi quan hệ Trung Quốc-Liên Xô bị cắt đứt và Trung Quốc cũng đang có xung đột biên giới với Ấn Độ.

bd3

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 12/2016 Reuters

Sự xuất hiện của cụm từ này trong văn kiện Hội nghị trung ương 5 lần này – cùng với điều mà một số nhà phân tích đang nhắc tới là thời hạn mới để hiện đại hóa PLA trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2027 – cũng là dấu hiệu cho thấy có sự thừa nhận rộng rãi trong số các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc về mức độ xấu đi của môi trường bên ngoài và việc PLA cần khẩn trương chuẩn bị cho chiến tranh.

Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã phát triển các vũ khí và nền tảng hiện đại, bao gồm tên lửa siêu thanh DF-17, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và tàu sân bay Type 001A được chế tạo trong nước. Đặc biệt, Hải quân PLA đã và đang đóng nhiều tàu mới với tốc độ ấn tượng. Một nghiên cứu, Dự án sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết : "Từ năm 2014 đến năm 2018, Trung Quốc đã hạ thủy tàu ngầm, tàu chiến, tàu đổ bộ và tàu hỗ trợ với số lượng nhiều hơn số tàu hiện đang phục vụ trong hải quân mỗi nước Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh".

Đe dọa an ninh khu vực

Một trong những mục tiêu chính của Bắc Kinh là tăng cường lực lượng sẵn sàng tác chiến và có khả năng đánh bại kẻ thù như Mỹ trong các cuộc xung đột tiềm tàng ở biển Đông hay Đài Loan. Để làm được như vậy, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu cho quân đội từ năm 2021, cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của nước này ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, một nước Trung Quốc hung hăng hơn cũng sẽ gây lo ngại cho các nước láng giềng. Năm 2019, Tokyo đã xác định Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Nhật Bản, và đề ra các kế hoạch để tăng chi tiêu cho quốc phòng trước công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và để mua vũ khí của Mỹ.

Tháng 7 vừa qua, Washington đã thông qua thỏa thuận bán 105 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Tokyo. Không chỉ Nhật Bản mà các nước thuộc khu vực ngoại vi của Trung Quốc như Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á có thể đáp trả bằng hình thức tương tự và tự trang bị vũ khí cho mình. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại đây.

Washington có một số đồng minh hiệp ước ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Theo Luật quan hệ với Đài Loan, Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho hòn đảo này. Và đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia Nghê Lạc Hồng của Trung Quốc đánh giá : "Việc Trung Quốc nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự và thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn hiện nay sẽ khiến các nước khác lo sợ và hy vọng Mỹ tăng cường sự hiện diện của họ. Điều này trái với những gì Trung Quốc mong muốn. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, việc không hiện đại hóa quân đội không phải là một lựa chọn".

Việc tăng cường quân sự hóa khu vực cũng làm gia tăng khả năng xảy ra các cuộc trạm chán giữa các lực lượng khác nhau hoạt động ở biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực dọc biên giới trên bộ của Trung Quốc. Lo ngại chính của các nhà quan sát quân sự là một xung đột ở mức thấp có thể leo thang và vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn như xung đột ở thung lũng Galwan vừa qua và vụ máy bay do thám EP-3 của Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu F-8 của Trung Quốc ở đảo Hải Nam năm 2001.

Việt Nam có là mục tiêu ?

Trong một bài viết của mình từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã cho rằng, nếu như xảy ra một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công. Dựa trên các phân tích của các chuyên gia mà David Hutt trích dẫn, Việt Nam sẽ được Trung Quốc chọn để đánh như là một cách để "khởi động - làm nóng" trước khi lao vào một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng Biển Đông.

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của RAND, một nhóm tư vấn tại Washington, cũng đưa ra lập luận tương tự rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam bởi vì Việt Nam chỉ là một quốc gia có sức mạnh cỡ trung bình, nên quân đội Trung Quốc dễ dàng chiến thắng, chứ Trung Quốc không dễ dàng gì chiến thắng quân đội Mỹ trên biển được.

Chính vì vậy, Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương án để có thể đối phó, cho dù đó là tình huống chiến tranh.

Đinh Trần Quân

Nguồn : RFA, 20/11/2020

**********************

Thừa cơ "nước đục thả câu" – Tập liền "tác quái" trên bờ Biển Đông

Hoàng Trung, Thoibao.de, 20/11/2020

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vừa kết thúc hôm 14/11 với việc Tuyên bố Hà Nội được ký kết mà không hề đề cập đến tranh chấp Biển Đông thì hôm 16/11 Trung Quốc đã thông báo tập trận, cấm tàu bè vào Biển Đông.

bd4

Ảnh chụp màn hình Trung Quốc thông báo tập trận tại Biển Đông trên tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh hôm 16/11/2020

Tài khoản Twitter của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh hôm 16/11/2020 đã đăng tải tấm ảnh đảo Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa) kèm thông báo tập trận ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và lệnh cấm tàu bè qua lại.

Thông báo số GD039 của Cục An toàn hàng hải Quảng Đông cho biết, Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Nam Trung Hoa, khu vực phía tây bán đảo Lôi Châu, tức vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ từ ngày 17/11 đến ngày 30/11. Vị trí cụ thể là khoảng 21,23 độ vĩ Bắc và 109,54 độ kinh Đông.

Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông cho biết việc tàu thuyền sẽ bị cấm đi lại trong khu vực có bán kính 5km.

Hiện Việt Nam vẫn chưa phản ứng với thông tin này.

Một thông báo khác của cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cũng thông báo về cuộc tập trận ở ngoài khơi Hồng Kông ở phía Bắc Biển Đông, gần đảo Đông Sa của Đài Loan bắt đầu vào ngày 17/11.

Theo các thông báo của hai cơ quan gồm Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông và Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thì từ đầu năm đến nay, Quân đội Trung Quốc tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận tại Biển Đông, trong đó có 5 cuộc xung quanh khu vực Quần đảo Hoàng Sa.

Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 14/11/2020 báo South China Morning Post dẫn lại nguồn tin từ một cựu sĩ quan Quân đội Trung Quốc cho biết lần đầu tiên phía Trung Quốc tiết lộ chi tiết về vụ tập trận tên lửa diệt tàu sân bay ở Biển Đông hồi tháng 08. Theo nguồn tin này, các tên lửa DF-26B et DF-21D đã bắn trúng mục tiêu đang chuyển động gần quần đảo Hoàng Sa. Người cung cấp thông tin cho biết đây là "một tín hiệu để cảnh báo Hoa Kỳ không có các hành động phiêu lưu quân sự".

Thông báo tập trận được đưa trong bối cảnh các cuộc họp cấp cao quan trọng giữa ASEAN trong vai trò là vị trí trung tâm với các đối tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vừa mới kết thúc với "nhiều niềm vui" cho Trung Quốc.

Tuyên bố Hà Nội là tuyên bố chung được 18 quốc gia thành viên ký kết nhân dịp Thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức tại Hà Nội qua hình thức trực tuyến tối 14/11.

EAS là diễn đàn gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và các quốc gia khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), cũng như Úc, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ, và Nga. EAS được coi là diễn đàn hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, hội nghị đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiến lược, địa chính trị và kinh tế của Đông Á.

Tuyên bố Hà Nội nhấn mạnh đến cam kết giữa các quốc gia trong khối trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh, trong bối cảnh đại dịch virus corona vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới. Ngoài các hợp tác khác, tuyên bố cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong việc tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên trong Tuyên bố Hà Nội, các tranh chấp Biển Đông, đặc biệt tăng cao trong năm nay với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc giữa bối cảnh đại dịch, không được đề cập. Tuyên bố chỉ nói rằng các quốc gia thành viên sẽ "tăng cường các hành động thực tiễn và sự phối hợp toàn diện trong những lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Thượng đỉnh Đông Á, và các ứng phó đối với các thách thức cùng quan tâm".

bd5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Đông Á lần thứ 15 dưới hình thức trực tuyến tại Hà Nội ngày 14/11

Điều đặc biệt là ngay trước đó tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 hay tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần thứ 8 cũng như tại chính Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung đều bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra tại Hà Nội hôm 12/11, Việt Nam và Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông để yêu cầu một giải pháp hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.

Với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN, lại là nước bị Trung Quốc lấn lướt dữ dội nhất trong thời gian gần đây, Việt Nam không thể không nêu bật vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc tranh chấp một cách trái phép ra trước công luận khu vực và thế giới, nhân hội nghị lần này. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị của lãnh đạo 10 nước ASEAN hôm 12/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông và các hành động hung hăng áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời ca ngợi quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN trong việc xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn.

Một ngày trước đó, hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm 11/11 đã kết luận : "Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên trong tình hình quốc tế và khu vực" với "nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung".

Điều đáng chú ý là Philippines đã bất ngờ trở thành nước lên tiếng mạnh nhất trên vấn đề Biển Đông, cho dù lãnh đạo nước này thường được cho là có xu hướng hòa hoãn với Bắc Kinh.

Sau phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, trong diễn văn của mình, Tổng thống Philippines đã bất ngờ lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tổng thống Philippines cũng đã gợi lại diễn văn mà ông đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 vừa qua nhấn mạnh phán quyết trọng tài năm 2016 là một thực tế "mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua, cho dù nước đó có mạnh đến đâu chăng nữa".

bd6

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn khai mạc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37, Hà Nội, ngày 12/11

Còn tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần thứ 8, cũng theo hình thức trực tuyến, trưởng đoàn phía Mỹ là cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, thay mặt cho tổng thống Donald Trump, đã lên tiếng thúc đẩy các nước Đông Nam Á tích cực phát huy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở, một khu vực đang phải chịu các hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi gây hấn ở Biển Đông, chèn ép các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như cản trở các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò khoáng sản của các quốc gia láng giềng trong những năm gần đây, ông O’Brien đã nhấn mạnh đến lợi ích to lớn mà quan hệ đối tác giữa hai bên mang lại cho sự thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc của hơn một tỷ người ở Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN, đồng thời tái khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở.

Còn tại chính Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tối 14/11, các nhà lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, dù không nêu đích danh Trung Quốc.

Một quan chức của chính phủ Nhật Bản cho hãng tin Kyodo biết, Thủ tướng Yoshihide Suga đánh giá những hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông "đi ngược lại với luật pháp và xu thế cởi mở" và chia sẻ những quan ngại này với các nước trong khu vực. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Sekaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát đã bị Thủ tướng Suga bác bỏ tại Hội nghị EAS vì xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản.

Phía Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại trước những "hành động" và "sự cố" đang phá hủy niềm tin ở Biển Đông, theo trang BC Focus. Phát biểu tại Hội nghị EAS, Ngoại trưởng Ấn Độ, S. Jaishankar nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng hối thúc các nước ASEAN hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, song song với tiến độ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh đến một bộ quy tắc ứng xử "hiệu quả và thực chất" và "vẫn còn nhiều việc phải làm".

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, khi đề nghị tăng tốc đàm phán, Bắc Kinh muốn thúc ép ASEAN chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc, không chấp nhận để Hoa Kỳ can thiệp vào Biển Đông.

Lý giải cho việc mặc dù diễn biến các cuộc họp thượng đỉnh đều đề cập đến tranh chấp Biển Đông nhưng văn kiện quan trọng nhất được thông qua tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) là Tuyên bố Hà Nội lại không nhắc đến vấn đề nhạy cảm này, giới quan sát đã đưa ra một số nguyên nhân.

bd7

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thương mại Chung San (Zhong Shan) trong lễ ký Hiệp định tự do mậu dịch RCEP, ngày 15/11/2020

Các nhà phân tích cho rằng những chủ đề về ứng phó với đại dịch COVID-19 và việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP được chờ đợi từ lâu đã "nâng cao tâm trạng của mọi người" tại cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội trong khi không ai có bất cứ một đề xuất gì mới để nới lỏng tranh chấp hàng hải sau một năm đầy biến động với sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ trước các hoạt động của Trung Quốc trên biển.

Việt Nam cùng 14 quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, hôm 15/11 ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP. RCEP được Trung Quốc hậu thuẫn từ khi được khởi xướng vào năm 2012 và được cho là một công cụ để Trung Quốc tăng sức mạnh địa chính trị ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Oh Ei Sun, thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế của Singapore, nói với phóng viên Ralph Jennings của VOA rằng : "Giữa tâm trạng ăn mừng này, tôi không nghĩ rằng họ sẽ làm gì để giảm bớt điều đó bằng một điều gì đó rất khắc nghiệt trên Biển Đông".

Theo nhà nghiên cứu Oh, các nước Đông Nam Á đang gác lại tranh chấp hàng hải trong năm nay để chờ Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết quan điểm của ông về vấn đề này.

Ông Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao về chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo cũng nhận định : "Tôi nghĩ khủng hoảng COVID có lẽ sẽ làm cho (các nước ASEAN) khó khăn trong việc đặt ưu tiên vào một bộ quy tắc ứng xử trong khi họ đang lo ngại nhiều hơn về việc phục hồi kinh tế trong nước và nối lại thương mại, du lịch cùng mọi thứ khác".

Hơn nữa, theo các nhà quan sát, do việc trưởng phái đoàn Mỹ chỉ là cố vấn an ninh chứ không phải là tổng thống, tiếng nói của Hoa Kỳ tại Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN cũng như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần này bớt đi tầm quan trọng, một điều đáng tiếc vào lúc Hoa Kỳ và ASEAN kỷ niệm 5 năm Quan hệ Đối tác chiến lược

Ông Trump đã tham dự Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2017 ở Philippines, nhưng sau đó đã không dự bất kỳ hội nghị nào.

Lần này, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS, trưởng đoàn Mỹ là ông O’Brien, trong lúc các nước khác đều có đại diện cấp nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 20/11/2020

**********************

Đi s EU : Không bao gi tuân theo quy tc ‘l phi thuc v k mnh’ v Bin Đông

VOA, 20/11/2020

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti va phát biu ti mt hi tho v Bin Đông rng EU s không bao gi tuân theo nguyên tc "l phi thuc v k mnh", đng thi tái khng đnh s cn thiết bo v mt trt t da trên nguyên tc và thúc đy gii quyết tranh chp mt cách hòa bình.

bd8

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti phát biu ti Hi tho Quc tế v Bin Đông ln th 12 Hà Ni hôm 17/11/2020. Twitter South China Sea Connect

Ti Hi tho Quc tế v Bin Đông ln th 12 Hà Ni hôm 17/11, Đi s Aliberti nói rng EU đang phát trin mt hot đng mi được gi là S hin din Hàng hi Phi hp (CMP), theo đó các lc lượng hi quân s luân phiên tun tra mt khu vc, có th bao gm c Bin Đông "trong mt tương lai không xa".

Ngoài ra, đi s EU cũng tiết l rng EU hin đang trin khai các c vn quân s cho các Phái đoàn ca mình ti nhiu nước Châu Á, và iu này s cho phép EU đóng mt vai trò ln hơn" trong các vn đ an ninh "cng rn" trong khu vc.

bd9

Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn phát biu ti Hi tho. Photo TTXVN via DAV

Trang thông tin ca Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam hôm 18/11 cho biết trong bài phát biu ca mình, Đi s Aliberti đã nhc li quan đim ca EU v "s cn thiết bo v mt trt t da trên nguyên tc và thúc đy gii quyết tranh chp mt cách hòa bình" tuân th theo Lut pháp Quc tế và quan trng hơn là Công ước Quc tế và Lut Bin (UNCLOS).

Ti bui hi tho vi ch đDuy trì Hòa bình và Hp tác trong bi cnh có nhiu biến đng, nhà ngoi giao Châu Âu nhc li phát biu ca Đi din Ngoi giao cp cao - Phó Ch tch y ban EU Josep Borrell ti Hi ngh Ngoi trưởng ASEAN EU vào tháng 9 năm ngoái : "Liên Hiệp Châu Âu không cho phép các quc gia đơn phương phá hoi lut pháp quc tế và an ninh hàng hi Bin Đông, theo đó to ra mt mi nguy hi ti s phát trin hòa bình trong khu vc".

bd10

Đi s Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam Giorgio Aliberti. Photo Zing News

Trong bài phát biu được đăng trên trang web ca Hc vin Ngoi giao Vit Nam (DAV) - mt trong các đơn v đng t chc cuc hi tho kéo dài hai ngày, Đi s Aliberti nói : "Ch đ này không mi, nhưng tình hình căng thng li gia tăng mi ngày, trong bi cnh các s c trên bin lp đi lp li, quân s hóa ngày càng tăng và vi phm lut pháp quc tế mc thường xuyên, nơi có v như quy tc ph biến là "l phi thuc v k mnh" đang tn ti. Nhưng vi tư cách là Đi s ca Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam, tôi ch có th nhc li vi các bn Vit Nam và các đi tác trong khu vc rng EU s không bao gi tuân th quy tc này".

Tr li phng vn trang Zing News hôm 19/11, Đi s Aliberti cho biết "các hành đng c th hơn v vn đ Bin Đông cũng ph thuc nhiu vào tng nước thành viên EU".

Đi s EU cho biết "nếu Anh, Pháp điu tàu thuyn ti tun tra Bin Đông, có th các nước khác cũng làm tương t".

"Chúng tôi không có hi quân chung ca Châu Âu, nên không th đưa tàu EU ti đây... Nhưng quy tc quc tế thì chúng tôi tiếp tc tôn trng và gi vng", ông Aliberti khng đnh.

Phát biu khai mc hi tho quc tế v Bin Đông ln th 12, Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn nói : "Vit Nam hy vng các bên s tích cc, sáng to tìm các bin pháp thu hp bt đng, kim soát và gii quyết hòa bình các tranh chp hin nay thông qua đàm phán và các cơ chế khác phù hp vi lut pháp quc tế hin hành".

Nguồn : VOA, 20/11/2020

************************

C vn Nhà Trng thăm Vit Nam nhm tăng cường hp tác an ninh khu vc

VOA, 19/11/2020

Hôm 19/11, C vn An ninh Quc gia M Robert O'Brien đã lên đường ti thăm Vit Nam đ tho lun v hp tác an ninh khu vc.

bd11

C v n An ninh Qu c gia M Robert O'Brien phát bi u tr c tuy ế n t i H i ngh ASEAN ngày 14/11/2020.

Hi đng An ninh Quc gia M thông báo trên Twitter rng C vn An ninh Quc gia O'Brien hôm 19/11 bt đu chuyến công du đến Vit Nam và Philippines. Ông s gp lãnh đo hai nước đ "tái khng đnh sc mnh trong quan h song phương, cũng như tho lun v hp tác an ninh khu vc".

Ông Robert O'Brien s thăm chính thc Vit Nam t ngày 20 đến 22/11, nhân k nim 25 năm thiết lp quan h ngoi giao gia hai nước, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng cho biết trong cuc hp báo hôm 19/11.

Truyn thông Vit Nam dn li bà Hng cho biết rng ông O'Brien s gp lãnh đo mt s b, ngành "đ trao đi v quan h song phương, cũng như các vn đ khu vc và quc tế mà hai nước cùng quan tâm".

Hãng tin M Bloomberg hôm 18/11 cho biết ông O’Brien s có cuc gp vi lãnh đo B Công an Vit Nam ti Hà Ni vào th By (21/11) và s có bài phát biu vi các sinh viên ti Đi hc Quc gia Vit Nam vào Ch nht (22/11).

Trang South China Morning Post (SCMP) hôm 19/11 loan tin rng d kiến ti Hà Ni ông O’Brien s có cuc gp vi Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Ngoi trưởng Phm Bình Minh, B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch và B trưởng B Công an Tô Lâm.

Trang này dn li các chuyên gia phân tích nói chuyến thăm này nhm cng c di sn ca Tng thng Donald Trump trong vic chng li tham vng lãnh th ca Bc Kinh và đưa Tng thng Đc c Joe Biden vào thế "vic đã ri" v vn đ này.

"Rõ ràng là Tng thng Donald Trump đang và s tiếp tc đưa ra mt s sáng kiến v chính sách đi ngoi đ khc ghi di sn ca mình khi nhim kỳ ca ông y kết thúc sau hai tháng na", giáo sư Carl Thayer thuc Đi hc News South Wales ca Úc nói vi trang SCMP.

Ông Thayer nói rng có th trong chuyến thăm này, C vn O’Brien s ra mt tuyên b chung vi Vit Nam v hp tác khu vc n Đ DươngThái Bình Dương t do và rng m, và rng mt tha thun như thế s khiến vn đ này coi như "vic đã ri" đi vi Tng thng đc c Joe Biden.

Các cam kết kh dĩ có th bao gm tăng cường hp tác gia lc lượng tun duyên ca các quc gia, cũng như vic mua bán thiết b, nhm giúp Vit Nam chng li các tuyên b ch quyn hàng hi ca Trung Quc Bin Đông, cũng theo giáo sư Thayer.

Tuy nhiên, cm giác cp bách này ch phía Hoa Kỳ vì Vit Nam đã kỳ vng rng ông Biden s tiếp qun các mi quan h được tăng cường gia Washington và Hà Ni, ông Thayer nói.

Tiến sĩ kinh kế Lê Đăng Doanh, nói vi trang SCMP rng chuyến thăm này là du hiu ca mi quan h tt đp gia Hoa Kỳ và Vit Nam. Tng là cu thù trong chiến tranh Vit Nam, hai nước đang đánh du k nim 25 năm bình thường hóa quan h ngoi giao trong năm nay và chia s mi quan ngi v nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc Châu Á.

"Tôi thc s hy vng rng chính quyn mi dưới thi ông Joe Biden s tiếp tc mi quan h Đi tác Toàn din này, vì li ích chung vì hòa bình Bin Đông", tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.

Theo thông tin trên Twitter ca Hi đng An ninh Quc gia thuc Nhà Trng, trên đường đến Hà Ni, ông O’Brien s dng li Alaska đ thúc đy các n lc an ninh Bc Cc ca M. Ông cũng s gp các quân nhân đang phc v ti B Tư lnh n Đ Dương-Thái Bình Dương ti Căn c Chung Hickam đ nêu bt nhng cng hiến ca h trong vic bo v người M ti quê nhà.

Nguồn : VOA, 19/11/2020

********************

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đinh Trần Quân, Hoàng Trung, VOA tiếng Việt
Read 659 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)