Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/12/2020

Quyết tâm của Hải quân Mỹ trong những ngày sắp tới sẽ như thế nào ?

Nhiều nguồn tin

Biển Đông : Hải Quân Mỹ sẽ đáp trả thái độ hung hăng của Trung Quốc

Tú Anh, RFI, 18/12/2020

Quân đội Hoa Kỳ cho biết là các chiến hạm của Mỹ từ nay sẽ phản ứng một cách "mạnh mẽ hơn" đối với những nước vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, đang tranh giành biển đảo với các nước láng giềng ở Biển Đông.

haiquan1

Ảnh do Hải Quân Mỹ cung cấp : hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz trong lần hoạt động tại Biển Đông hôm 06/07/2020.  AP - Petty Officer 3rd Class Jason Tarleton

Trong tài liệu về chiến lược mới của Mỹ ở Thái Bình Dương công bố chiều 17/12/2020, ấn định những mục tiêu rõ ràng cho Hải quân, Thủy quân lục chiến và tuần duyên, bộ quốc phòng Mỹ gọi đích danh Nga và Trung Quốc là hai trong số các nước "muốn làm thay đổi tương quan lực lượng tại nhiều khu vực then chốt để làm suy yếu trật tự quốc tế hiện nay".

Tài liệu này cho biết Hải quân Mỹ "chạm trán hàng ngày" với chiến hạm, máy bay của Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc được mô tả là "mối đe dọa khẩn cấp nhất".

Theo AFP, sự cố gần nhất là hồi cuối tháng Tám, khi Bắc Kinh loan báo "đuổi" một chiến hạm Mỹ "xâm nhập quần đảo Hoàng Sa, đang bị Trung Quốc kiểm soát (từ năm 1974)".

Đối diện với tham vọng quá đáng của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, lấn ép bốn nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, chính quyền Washington thường xuyên điều chiến hạm vào vùng để tiến hành điều mà Mỹ gọi là "chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải".

Mỹ thú nhận tránh nghênh chiến với Trung Quốc những năm qua

Theo chiến lược mới, để duy trì ưu thế trước một đối thủ đã gia tăng sức mạnh hải quân gấp ba lần trong 20 năm qua, Hoa Kỳ quyết định canh tân lực lượng hải thuyền : nhiều hơn, nhỏ hơn nhưng nhanh hơn thậm chí có thể điều khiển từ xa.

Điểm đổi mới thứ hai là chiến hạm Mỹ từ nay "chấp nhận rủi ro chiến thuật có tính toán và sẽ ở thế công trong các hoạt động hàng ngày".

Bình luận về chiến lược mới, tướng hải quân Jay Bynum cho biết từ nay các chiến hạm Mỹ sẽ "phản ứng mạnh và sẵn sàng đáp trả". Vị đô đốc này nhìn nhận chiến thuật trước đây là "tìm cách xuống thang, quay thuyền lại và giảm thiểu rủi ro". Vì thế mà Hải quân Mỹ "dần dần bị thu hẹp vùng kiểm soát".

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng hoạt động năng nổ hơn để "phát hiện, ghi nhận những hành động vi phạm luật quốc tế, đánh cắp tài nguyên, xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng".

Tú Anh

Nguồn : RFI, 18/12/2020

*******************

Hải quân Mỹ ‘quyết đoán hơn’ trong việc chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương

RFA, 18/12/2020

Hoa Kỳ, vào ngày 17/12, đưa ra lời cảnh báo rằng tàu chiến của quân đội nước này sẽ "quyết liệt" hơn khi phải đáp trả những vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc trong tham vọng bành trướng tại Biển Đông.

haiquan2

Tuần dương hạm USS Chancellorsville tại hong Kong, ngày 21/11/2018. AFP

AFP, trong ngày 18/12, dẫn nội dung trong một tài liệu cho thấy Ngũ Giác đài khẳng định rằng Nga và Trung Quốc "đang cạnh tranh cân bằng quyền lực ở các khu vực quan trọng cũng như đang làm thay đổi trật tự hiện có của thế giới.

Đây là tài liệu trong đó Quân đội Mỹ đưa ra các ra mục tiêu cho hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên trong những năm tới. Trong đó chỉ rõ rằng "Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ được triển khai khắp toàn cầu để tác chiến với máy bay và tàu chiến của Trung Quốc và Nga hàng ngày". Hoa Kỳ cho rằng "Sự hung hăng của hai nước đó ngày càng gia tăng" và Trung Quốc là "Mối đe dọa chiến lược lâu dài với cấp bách nhất".

Hoa Kỳ thường xuyên gửi các tàu chiến đến khu vực Biển Đông để đối phó với Trung Quốc, mà Hoa Kỳ gọi là thực hiện các hoạt động "tự do hàng hải". Đồng thời, Hải quân Hoa Kỳ lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu nhỏ và nhanh nhẹn hơn, được điều khiển từ xa nhằm duy trì lợi thế chiến lược đối với Hải quân Trung Quốc, là lực lượng chiến đấu được tăng gấp 3 lần trong 2 thập niên.

Tài liệu còn cho biết các tàu của Mỹ cũng sẽ "chấp nhận rủi ro về chiến thuật và sẽ quyết đoán hơn trong các hoạt động hàng hải". Phó Đô đốc Hải quân Jay Bynum giải thích rằng điều này có nghĩa là "phản ứng nhanh hơn, quyết đoán hơn".

Tài liệu của Lầu Năm Góc cũng nêu rõ rằng Hải quân Mỹ sẽ hiện diện nhiều hơn ở Thái Bình Dương, đồng thời sẽ "phát hiện và ghi lại các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, ăn cắp tài nguyên và xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác".

Một vụ việc mới nhất xảy ra giữa Hải quân Mỹ và Trung Quốc vào cuối tháng 8, khi Bắc Kinh cho biết đã yêu cầu một tàu chiến Mỹ rời khỏi quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Nguồn : RFA, 18/12/2020

********************

M đt mc tiêu chng Trung Quc ‘quyết đoán hơn trên Bin Đông năm 2021

VOA, 18/12/2020

Quân đi M va đưa ra cnh báo s "quyết đoán hơn" trong vic đáp tr các hành vi vi phm lut pháp quc tế, đc bit là đi vi Trung Quc, quc gia mà M cáo buc có tham vng bành trướng Bin Đông.

haiquan3

Tàu khu trc tên la dn đường ca M USS Barry (DDG 52) tiến hành các hot đng th hin quyn t do hàng hi trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Truyn thông quc tế hôm 18/12 dn mt tài liu có ni dung v các mc tiêu đt ra cho Hi quân, Thy quân lc chiến và Tun duyên Hoa K năm 2021, Lu Năm Góc nói rng mt s quc gia, đc bit là Nga và Trung Quc ang cnh tranh cân bng quyn lc các khu vc quan trng và tìm cách phá hoi trt t thế gii hin nay".

Cơ quan này t cáo Trung Quc ang áp dng cách tiếp cn theo ch nghĩa bành trướng Bin Đông và tìm cách thiết lp quyn bá ch trong khu vc thông qua các chương trình như Sáng kiến Vành đai và Con đường".

Mc dù tài liu cũng đ cp Nga là mt "mi đe da đi vi quân đi M", nhưng "Trung Quc là đi th duy nht có tim lc kinh tế và quân s tng hp đ đưa ra thách thc lâu dài, toàn din đi vi Hoa Kỳ".

"Các hot đng và thái đ ca Lc lượng Hi quân là s tp trung vào vic chng li các hành vi xu ca CHND Trung Hoa trên toàn cu, và tăng cường kh năng ngăn chn khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương", tài liu ca quân đi M nói.

Theo tài liu này, hi quân ca M trên toàn cu "tương tác vi tàu chiến và máy bay ca Trung Quc và Nga hàng ngày", và lưu ý v "s hung hăng ngày càng tăng "ca Bc Kinh và gi Trung Quc là "mi đe da chiến lược lâu dài và cp bách nht".

"Chúng ta phi hot đng quyết đoán hơn đ giành ưu thế trong cuc cnh tranh hàng ngày khi duy trì trt t da trên quy tc và ngăn chn các đi th theo đui hành đng xâm lược có vũ trang", tài liu nói thêm.

Tài liu được công b trong bi cnh căng thng gia Trung Quc và M đang gia tăng, làm dy lên mi lo ngi v kh năng n ra xung đt vũ trang.

V vic mi nht gia hi quân M và Trung Quc din ra vào cui tháng 8, khi Bc Kinh tuyên b đã đui mt tàu chiến M ra khi qun đo Hoàng Sa, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn song trên thc tế do Trung Quc kim soát.

Trong thi gian này, Trung Quc liên tc t chc tp trn và phóng tên la trên Bin Đông, khiến tình hình càng thêm căng thng.

B Ngoi giao Vit Nam ti thi đim đó đã phi lên tiếng yêu cu Trung Quc hu b tp trn, nói rng hot đng này "vi phm ch quyn ca Vit Nam" và i ngược li tinh thn Tuyên b v ng x ca các bên Bin Đông (DOC)".

Đ chng li tình trng "bành trướng" ca Trung Quc, Hoa K thường xuyên điu tàu đến khu vc đ thc hin quyn "T do hàng hi".

Tài liu ca quân đi M cho biết đ có th duy trì tình trng "trên cơ" chiến lược so vi hi quân Trung Quc (vn đã tăng gp 3 v quy mô trong hai thp niên qua), Hi quân M có kế hoch hin đi hóa vi các tàu nh hơn, nhanh hơn và thm chí được điu khin t xa.

Tàu ca M cũng s "chp nhn ri ro chiến thut đã được tính toán và áp dng thái đ quyết đoán hơn trong các hot đng hàng ngày", tài liu nói thêm.

Ngoài ra, Hi quân M cũng s xut hin nhiu hơn Thái Bình Dương, đng thi "phát hin và ghi li các hành đng vi phm lut pháp quc tế, ăn cp tài nguyên và xâm phm ch quyn ca các quc gia khác".

Đáp li các cáo buc ca M, Bc Kinh thường xuyên ch trích Washington "kích đng xung đt trong khu vc", đng thi đy mnh n lc ngoi giao nhm giành thêm s ng h gia các quc gia Đông Nam Á.

********************

Biển Đông : Trung Quốc sẽ thôn tính quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát ?

Trọng Nghĩa, RFI, 17/12/2020

Ngày 16/12/2020, Trung Quốc một lần nữa lại cho phi cơ quân sự thâm nhập vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan, ở một khu vực nằm giữa hòn đảo và quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông, hiện do Đài Loan kiểm soát.

haiquan4

Ảnh tư liệu : Thủy quân lục chiến Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Đông Sa (Pratas) ở Biển Đông ngày 19/09/1996.  AFP – Tao chuan Yeh

Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết đây là một hành động leo thang rõ nét vì lần đầu tiên có đến 4 phi cơ do thám Trung Quốc cùng lúc tiến vào khu vực từ đầu tháng 12 đến nay, và đó là lần thứ 11 trong không đầy nửa tháng.

Theo giới chuyên gia phân tích, những động thái hù dọa quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan có thể là dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh sẵn sàng tung ra một cuộc tấn công, khiến vùng eo biển Đài Loan mất ổn định.

Trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 10/12/2020, giáo sư Yoshiyuki Ogasawara thuộc Khoa Nghiên cứu Toàn cầu, Đại học Ngoại Ngữ Tokyo cho rằng loại từ ngữ hung hăng mà các phương tiện truyền thông Trung Quốc sử dụng hiện nay khi nói đến các biện pháp "trừng phạt Đài Loan" đã làm dấy lên lo ngại về khả năng Trung Quốc tiến hành ít ra là một loại hành động quân sự nào đó chống Đài Loan.

Vị trí chiến lược của Đông Sa

Theo nhà nghiên cứu Nhật, vào lúc này, quân đội Trung Quốc không thể tung quân đổ bộ đánh chiếm Đài Loan vì không thể bảo đảm được một chiến dịch quân sự thành công với thương vong tối thiểu. Tuy nhiên, Trung Quốc có các lựa chọn khác, một trong số đó là gây áp lực hoặc chiếm đóng quần đảo Đông Sa.

Đối với giới quan sát, dù ít được nói tới, quần đảo Đông Sa nhỏ bé ở phía bắc-đông-bắc Biển Đông, cách Hồng Kông 310 km và cách cảng Cao Hùng ở cực nam Đài Loan 430 km về phía nam, có một tầm quan trọng chiến lược đối với Đài Loan, có vị trí lý tưởng để đưa ra cảnh báo sớm cho Đài Loan về bất kỳ cuộc tấn công nào mà Trung Quốc có thể thực hiện từ phía nam.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại FPRI của Mỹ, Đài Loan duy trì trên quần đảo này một đơn vị Thủy quân lục chiến khoảng 500 người, sống trong một hệ thống boongke ngầm dưới đất. Ngoài ra còn có một số nhân sự của lực lượng Cảnh sát Biển Đài Loan và các nhà nghiên cứu hoạt động trên đảo.

Một phi đạo dài 1.500 m tại Đông Sa cung cấp cho Đài Loan một cơ sở tốt để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm trong trường hợp Trung Quốc cố gắng phong tỏa Cao Hùng. Và dĩ nhiên, Đông Sa là gạch nối duy nhất giữa Đài Loan và một tiền đồn khác trên Biển Đông là đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba, tên tiếng Hoa là Thái Bình), cách đấy khoảng 1.175 km về phía nam.

Với những gì đang diễn ra tại Biển Đông và tại vùng eo biển Đài Loan, với tầm quan trọng của Biển Đông ngày càng tăng, giá trị chiến lược của quần đảo Đông Sa cũng tăng lên. Theo chuyên gia Ogasawara, nếu bị Trung Quốc kiểm soát, quần đảo này có thể đóng vai trò một lính canh giám sát tàu và máy bay của Mỹ và các quốc gia khác đi vào Biển Đông từ Thái Bình Dương.

Kể từ tháng 8, quân đội Trung Quốc đã liên tục tập trận trong khu vực, phi cơ Trung Quốc tuần tra gần như hàng ngày trong một nỗ lực rõ ràng nhằm cắt đứt đường tiếp tế giữa quần đảo Pratas và đảo Đài Loan.

Vào tháng 10, một phi cơ Đài Loan bay từ Cao Hùng chở hàng tiếp tế đến quần đảo Pratas đã bị kiểm soát không lưu Hồng Kông cảnh báo là không được vào không phận do Hồng Kông quản lý và phải quay trở lại Đài Loan.

Lợi ích đối với Trung Quốc khi kiểm soát Đông Sa

Theo giáo sư Ogasawara, những vụ việc này cho thấy Trung Quốc có thể nắm quyền kiểm soát quần đảo Đông Sa bất cứ lúc nào họ muốn, và điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.

1) Chứng tỏ quyết tâm và năng lực của Trung Quốc đối với Đài Loan và các nước láng giềng khác.

2) Trung Quốc có thể quân sự hóa hòn đảo này như là một phần trong kế hoạch biến toàn bộ Biển Đông thành vùng "nội thủy" của họ.

3) Phá hoại những ngày đầu của chính quyền Biden bằng cách giành lại quyền chủ động ​​t Hoa K sau bn năm phải chịu đựng dưới thời tổng thống Donald Trump.

4) Tập Cận Bình đã tại vị được tám năm, nhưng việc thống nhất Đài Loan vẫn xa vời. Việc đánh chiếm quần đảo Pratas có thể nhằm che đậy "sự thật phiền phức" đó, và có thể được sử dụng để kích động cuộc chiến tuyên truyền rằng triển vọng "thống nhất đất nước đang đến gần" ở cả trong và ngoài nước.

Đối với việc giành quyền kiểm soát quần đảo Pratas, Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn.

Họ có thể tiến hành một cuộc đổ bộ bất ngờ, buộc các đơn vị đồn trú của Đài Loan phải đầu hàng. Họ có thể phong tỏa các đảo bằng đường hàng không và đường biển, khiến binh lính Đài Loan bị kiệt quệ. Ngoài ra, họ có thể chỉ cần tuyên bố giáo đầu về một cuộc tấn công hoặc phong tỏa, để buộc các đơn vị đồn trú của Đài Loan phải rút lui.

Trong một cách tiếp cận lâu dài hơn, Trung Quốc có thể sử dụng các hành vi can thiệp ngầm nhằm vào tàu và máy bay Đài Loan để làm tê liệt đường tiếp tế. Hoặc có thể bình thường hóa các cuộc tập trận quanh các đảo để tạo áp lực tâm lý lên người dân Đài Loan.

Đối với ông Tập, người sẽ chủ trì lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2021, Đại hội Đảng lần thứ XX vào năm 2022, và dự kiến ​​kéo dài nhim k ca mình, điu mong mun và thm chí cần thiết là thể hiện một số "tiến bộ" về sự thống nhất Đài Loan.

Các cuộc thăm dò dư luận ​​gn đây cho thy tâm lý chng Trung Quc gia tăng Hoa K, Nht Bn và các nước dân chủ khác. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào Đài Loan vào lúc này chắc chắn sẽ bị phản đối kịch liệt. Ông Tập chắc chắn nhận thức được thiệt hại về uy tín của Trung Quốc mà hành động quân sự sẽ gây ra.

Nhưng về quần đảo Đông Sa, tình hình có thể khác vì rất ít người bên ngoài khu vực biết đến các đảo này. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể tính toán rằng phản ứng quốc tế đối với việc chiếm Đông Sa sẽ không dữ dội như phản ứng chắc chắn xảy ra sau một cuộc tấn công vào chính Đài Loan.

Hơn nữa, Trung Quốc có thể thử nghiệm các phương án khác nhau đã nêu ở trên. Ví dụ, trong khi theo dõi phản ứng ở Washington, Trung Quốc có thể bắt đầu tăng cường các cuộc tập trận, trước khi chuyển sang việc gián đoạn đường tiếp tế.

Nếu chỉ gặp phản ứng im lặng từ chính quyền Biden, Trung Quốc có thể leo thang. Nếu phản ứng của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn, Trung Quốc có thể tránh leo thang và tiếp tục gây áp lực lên Đài Loan bằng việc can thiệp vào đường tiếp tế.

Việc chiếm được quần đảo Pratas, đối với Trung Quốc quả là "nhất cử tam tứ tiện". Nếu thành công, điều đó có thể giúp ông Tập Cận Bình siết chặt quyền khống chế đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Chính vì vậy mà quần đảo này là một điểm nóng tiềm tàng mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước dân chủ khác phải chú ý theo dõi.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 17/12/2020

**********************

Mỹ đồng ý bán cho Đài Loan công nghệ then chốt chế tạo tầu ngầm

Thùy Dương, RFI, 16/12/2020

Mỹ vừa cấp giấy phép xuất khẩu công nghệ chế tạo hệ thống định vị-dò tìm bằng sóng âm kỹ thuật số – digital sonar system, vốn rất quan trọng đối với dự án chế tạo tàu ngầm nội địa của Đài Loan.

haiquan6

Đài Loan tăng tốc công nghệ đóng tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc. Ảnh minh họa tàu ngầm lớp Zwaardvis của Hòa Lan thế hệ 1980 tại cảng Nghi Lan (Yilan)

Theo AFP, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, tướng Trương Quan Quần (Chang Guan Chung), trong một phiên họp tại Nghị Viện hôm 15/12/2020 cho biết, Mỹ đã thông báo cấp phép xuất khẩu công nghệ chế tạo hệ thống định vị-dò tìm bằng sóng âm kỹ thuật số phục vụ dự án đóng tàu ngầm. Hệ thống sonar kỹ thuật số và hệ thống chiến đấu tích hợp là hai bộ phận quan trọng mà Đài Loan cần để tự chế tạo tàu ngầm.

Tuy nhiên, tướng Trương Quan Quần không cho biết thông tin về việc hệ thống chiến đấu tích hợp. Nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump đã bán nhiều vũ khí hiện đại cho Đài Loan, gần đây nhất Nhà Trắng cho phép bán lô vũ khí trị giá 18 tỷ đô la cho Đài Loan, trong đó có nhiều chiến đấu cơ thế hệ mới.

Đài Loan bắt đầu tự đóng tàu ngầm từ tháng 11/2020 và theo dự kiến, tầu ngầm đầu tiên trong số 8 tầu ngầm Đài Loan tự chế tạo sẽ được hoàn tất vào năm 2025. Đây là một bước tiến mới nhất của Đài Bắc để tăng cường năng lực quốc phòng trước sức ép ngày càng lớn của Trung Quốc.

Trong khi đó, theo trang mạng Focus Taiwan, 2 máy bay quân sự Y-8 (1 máy bay tuần tra chống tầu ngầm và một máy bay trinh sát) của Trung Quốc hôm qua 15/12 đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan (ADIZ). Đây là vụ xâm nhập lần thứ 10 tính từ đầu tháng 12 đến nay. Để đối phó, Không quân Đài Loan đã huy động các phương tiện phòng không, không quân, theo dõi máy bay Trung Quốc và đưa ra cảnh báo vô tuyến cho đến khi máy bay Trung Quốc rời khỏi khu vực.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 16/12/2020

*************************

Tổng thống Thái Anh Văn : Đài Loan có thể trở thành nhà cung cấp vũ khí cho phương Tây

Thùy Dương, RFI, 15/12/2020

Đài Loan có khả năng trở thành một nhà cung cấp vũ khí cho các nước dân chủ phương Tây. Tổng thống Thái Anh Văn hôm nay 15/12/2020 ca ngợi khả năng thiết kế vũ khí của Đài Loan, tự tin phát biểu như trên nhân lễ hạ thủy một tàu chiến được trang bị tên lửa và có khả năng phá mìn.

haiquan05

Tổng thống Thái Anh Văn (giữa) chụp ảnh chung tại lễ hạ thủy hộ tống hạm lớp Đà Giang (Tuo Chiang) tại Nghi Lan (Yilan), Đài Loan, ngày 15/12/2020.  Reuters - ANN WANG

Theo Reuters, sau khi trang bị chiến đấu cơ hiện đại F-16 của Mỹ và nâng cấp Không Quân Đài Loan, trọng tâm tiếp theo của tổng thống Thái Anh Văn là Hải Quân. Đài Loan đang chế tạo tàu ngầm. Hôm nay là lễ hạ thủy chiếc tầu đầu tiên trong đội tàu hộ tống tàng hình có khả năng cơ động cao.

Các tàu hộ tống lớp Đà Giang (Tuo Chiang) mới được Hải Quân Đài Loan gọi là "sát thủ tàu sân bay", do có khả năng chống hạm tên lửa và có thể mang tên lửa không đối không Thiên Kiếm (Sky Sword).

Phát biểu từ thành phố cảng Tô Áo (Suao), tổng thống Thái Anh Văn cho biết tàu mới này, cùng với tàu phá mìn, cho phép Đài Loan ngăn chặn được các cuộc tấn công và chứng minh khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Đài Bắc.

Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố : "Chúng ta có quyết tâm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất những con tàu riêng của chúng ta, cho thế giới biết khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng của chúng ta. Trong tương lai, chúng ta có thể trở thành nhà cung cấp các thiết bị và phụ tùng cho các nền dân chủ phương Tây".

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 15/12/2020

************************

Trung Quốc đưa tàu Type 075 đầu tiên đến đóng tại Hải Nam giữa căng thẳng trên Biển Đông

RFA, 10/12/2020

haiquan7

Hải quân Trung Quốc trưng bày mẫu tàu đổ bộ sân bay trực thăng Type 075 giai đoạn mẫu cuối cùng. Ảnh CCTV

Tàu tấn công đổ bộ bằng trực thăng Type 075 đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ được triển khai ở Biển Đông, chứ không phải Biển Hoa Đông. South China Morning Post loan tin vừa nói hôm 10/12.

Các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Washington thu được hồi tháng trước cho thấy tàu tấn công đổ bộ được đặt tại Tam Á trên đảo Hải Nam, ngay ngưỡng cửa Biển Đông.

Tàu Type 075 được thiết kế cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra để cố gắng chiếm Đài Loan, và có thể được vào biên chế Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam của quân đội Trung Quốc (PLA), một cựu sĩ quan PLA đăng tải thông tin vừa nói trên trang War Industry Black Technology hôm 7/12.

Type 075 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm tới sau đó được biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Tàu có thể chở ước tính khoảng 30 máy bay trực thăng và hàng trăm binh sĩ. Đây là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc - và là tàu lớn thứ ba trên thế giới, sau các tàu lớp Wasp của Hoa Kỳ.

Theo nhà bình luận quân sự Song Zhongping, nếu PLA muốn chiếm Đài Loan, các chỉ huy của Chiến khu phía đông và phía nam cần phối hợp trong chiến dịch chung. Còn Biển Đông với điều kiện phức tạp hơn sẽ phù hợp để Type 075 trải qua các cuộc thử nghiệm toàn diện trên biển, trước khi sẵn sàng chiến đấu.

Type 075 có thể được biến thành sàn đáp trên biển, phục vụ chiến dịch không kích đảo Đài Loan nếu PLA phát động chiến dịch quân sự nhằm vào hòn đảo. Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan, cho biết.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sử dụng vũ lực nếu cần.

Trang web của Hải quân Trung Quốc cho biết, nước này vừa tổ chức diễn tập bắn đạn thật 9 ngày tại Biển Đông, kèm theo các bức ảnh cho thấy một trực thăng vũ trang hạ cánh trên boong tàu nhưng không nêu rõ ngày hoặc liệu Type 075 có tham gia hay không. Cục hải sự địa phương trước đó đã thông báo cấm toàn bộ tàu đi vào vùng biển xung quanh bán đảo Lôi Châu, sát đảo Hải Nam, từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 11.

Nguồn : RFA, 10/12/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tú Anh, Trọng Nghĩa, Thùy Dương, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 551 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)