Cho công an thẩm tra hàng trăm nhân sự các cấp, Nguyễn Phú Trọng muốn gì ?
Còn khoảng 3 tháng nữa là đến đại hội 13, ông Nguyễn phú Trọng cho vây bắt, cho xét xử rất nhiều nhân vật vốn là lãnh đạo cấp cao trong chính quyền cộng sản. Đây là một tín hiệu rất bất thường mà nó không giống với bất kỳ tiền đại hội nào cả. Không khí thanh trừng ráo riết làm cho mọi người nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú trọng đang cố hết sức để vét mẻ lưới cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng Bộ công An
Theo thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng Bộ công An cho biết thì hiện nay, Bộ Công an đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ thẩm tra, xác minh hàng trăm nhân sự để điều động bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành.
Việc công an thẩm tra lý lịch, thành tích và kể cả những sai phạm (nếu có) có thể nói rằng, Bộ công An làm không biết bao nhiêu người phải run. Việc điều tra là xử lý những quan tham đã bị lộ như Tất Thành Cang, Nguyễn Đức chung vv…, còn thẩm tra là công an làm việc với các bộ hồ sơ những cá nhân của những quan chức chưa bị lộ, những người mà đường công danh đang rạng ngời. Những người này nếu chẳng may bị phát hiện sai phạm thì xem như sự nghiệp chính trị mất sạch.
Bài báo cho biết Tô Ân Xô sẽ thẩm tra hàng loạt cán bộ cao cấp
Năm 2020 là một năm bước đệm cho đại hội 13 sẽ diễn ra vào đầu năm vì vậy công tác đánh đối thủ, lọc nhân sự diễn ra một cách ác liệt. Theo ông Tô Ân Xô, đối với Đại hội Đảng các cấp diễn ra dày đặc trong suốt năm 2020, ngành công an được Nguyễn Phú Trọng giao trách nhiệm phải trực tiếp rà soát, thẩm tra, xác minh hàng trăm nhân sự để điều động bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành.
Nguyễn Phú Trong yêu cầu một lựng lượng công an hùng hậu vào cuộc
Vì vấn đề kiểm tra và thanh lọc rất quan trọng nên ông Nguyễn Phú Trọng đã cho huy động đến 100 ngàn công an bủa khắp các tỉnh thành để thực hiện nhiệm vụ, trong đó có thực hiện công việc cách li covid, và tiếp tục công việc soi hết tất cả những gương mặt ứng cử vào trung ương. 100 ngàn công an là lực lượng rất đông.
Ông Tô Ân Xô nói với một tờ báo chính thống rằng "với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cùng với các ban, ngành, đoàn thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, lực lượng công an cả nước huy động 100.000 lượt cán bộ, chiến sỹ tổ chức rà soát từng bộ hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt nhiệm vụ. Cùng với đó, công an các đơn vị, địa phương kịp thời phát hiện, xác minh, điều tra làm rõ và báo cáo về Trung ương".
Trong bộ công an có một lực lượng được lập với tên họi "Lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ" họ tiến hành rà soát, thẩm tra, xác minh các tiêu chuẩn chính trị, các vấn đề liên quan đến các vụ án, vụ việc đảm bảo kỹ lưỡng, thận trọng, an toàn, chính xác hàng trăm nhân sự. Không biết việc làm này có dẫn tới phát hiện những sai phạm nghiêm trọng hay không, nhưng chắc chắn rằng nếu sau khi thẩm tra mà hồ sơ nào cũng tốt đẹp thì quả là việc rà soát này có vấn đề.
Ông Tô Ân Xô nói rằng, năm 2020 cũng là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp , tổng Bí thứ xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên ngay từ đầu năm 2020, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành chỉ thị, kế hoạch, chỉ đạo toàn lực lượng công an, tập trung lực lượng, phương tiện để thực hiện. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá đại hội, nắm tình hình quy hoạch cán bộ cấp ủy các cấp ; phục vụ rà soát nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 để tham mưu tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp.
Có thể nói đây là một việc làm bất thường của ông Trọng. Có lẽ ông muốn moi thêm sai phạm các quan chức thông qua việc rà soát thẩm tra này. Thế nhưng liệu rằng có thành công hay không là một chuyện khác.
Liệu công việc thẩm tra nội bộ này đi đến đâu ?
Một lực lượng đông đúc có thể rải khắp mọi nơi, nhưng tính hiệu quả của nó mới là quan trọng. Liệu Bộ Công an chỉ đạo một lực lượng đến 100 ngàn người có xuể không ? Có kiểm soát chặt chẽ để 100 ngàn con người làm việc nghiêm túc không ? Điều này rất khó. Hay là ông Trọng làm việc này tốn kém tiền ngân sách rồi cuối cùng cũng chỉ để vỗ béo những cán bộ tham nhũng ?
Ai cũng biết ngành công an là ngành tham nhũng rất mạnh ở thể chế này. Khi những cán bộ công an bộ xuống địa phương rà soát hồ sơ từng người, thì thế nào cũng xảy ra hiện tượng hối lộ và đó cũng là một cơ hội để tạo điều kiện cho công an kiếm chác. Có thể nói với những quan chức cộng sản ai cũng chất chứa đầy rẫy những sai phạm, không ai là trong sạch cả.
Mà nếu tham nhũng hối lộ xảy ra trên diện rộng thì tính hiệu quả của việc ra soát này không có. Các quan chức được cơ cấu vào cấp tỉnh hoặc cấp trung ương họ không thiếu tiền, họ có thể bỏ ra nhiều tiền để làm đẹp bộ hồ sơ là trong tầm tay của họ. Nếu sau đợt thẩm tra mà không phát hiện được gì thì có thể khẳng định tham nhũng trong ngành công an xảy ra trên diện rộng.
Trả lời báo chí, ông Tô Ân Xô cho biết Bộ Công an đang chỉ đạo phối hợp lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ rà soát, thẩm tra, xác minh các tiêu chuẩn chính trị, các vấn đề liên quan đến các vụ án, vụ việc đảm bảo kỹ lưỡng, thận trọng, an toàn, chính xác hàng trăm nhân sự phục vụ công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phục vụ cho nhân sự cấp ủy, từ cấp cơ sở cho đến Trung ương của Đại hội XIII của Đảng, theo đúng chức năng của ngành công an.
Thật sự ông Nguyễn Phú Trọng làm khá mạnh tay, đợt này, ông có ý định moi ra những ông mà chưa bị lộ nên cho một lực lượng công an hùng hậu vào cuộc học bắt cho sạch những con "lương chạch" luồn sâu leo cao. Nhưng có vẻ như, việc gạn lọc nhân sự của ông theo cách này không khả quan cho lắm.
Vì sao ông Nguyễn Phú trọng không phá những vụ án lớn mà tập trung vào công việc thẩm tra hồ sơ ?
Vụ án lớn nhất gần đây gây xôn xao dư luận nhiều nhất chính là vụ án bắt Tất Thành Cang. Đây là vụ án rất lớn, người ta kỳ vọng rằng từ việc bắt Tất Thành Cang, chính quyền cộng sản sẽ khui ra những nhân vật lớn hơn. Mà nhân vật mà người dân chờ đợi ông ta phải bị bắt đó chính là Lê Thanh Hải. Người dân mong đợi đến mức vào ngày 19/12/2020 trên mạng xã hội có tin đồn bắt Lê Thanh Hải nhưng cuối cùng đó không phải là sự thật. Điều đó thể hiện sự mong ước của người dân về một kịch bản trừng phạt nặng ông quan tham này.
Nhắc đến Cang không thể không nói đến vai trò của đương sự trong vụ chiếm đất Thủ Thiêm. Một người dân Thủ Thiêm, ông Nguyễn Văn Lung, khi nhắc đến "sứ mạng" của Cang khi được đưa về làm Bí thư kiêm Chủ tịch quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012, đã nói : "Tất Thành Cang được đưa về để thực hiện những sai phạm do thành phố chủ trương, gọi là ‘sát thủ’. Bà con chúng tôi gọi là đưa Tất Thành Cang về để đóng vai trò là ‘bàn tay sắt’, nghĩa là ai không chịu di dời thì bị cưỡng chế. Thời kỳ đó rất là nóng, cưỡng chế hủy hoại nhà cửa của chúng tôi là sau khi Tất Thành Cang về đó và gây ra tranh chấp khốc liệt kể từ lúc bấy giờ".
Vụ bắt Tất Thành Cang xảy ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang nhốn nháo công tác chuẩn bị Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1-2021. "Đại hội Đảng" của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất việc ông Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ một nhóm lợi ích mà làm cho ông khó chịu. Sáng ngày 14-12, hai ngày trước khi bắt Cang, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 khóa XII đã khai mạc tại Hà Nội, đây như là một lời nhắn của Nguyễn Phú Trọng với những nhân sự mới sắp được cơ cấu rằng "tôi sẽ làm mạnh như thế này". Và quả thật, ông Trọng đã làm thật, ông huy động một lực lượng công an để thanh lọc.
Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng phải ôm ồm hai tay hai việc ?
Như vậy trên mặt trận bẻ củi đốt lò, ông Nguyễn Phú Trọng đang làm song song 2 việt. Việc thanh trừng nhóm lợi ích Sài Gòn và việc thứ nhì là thanh lọc người trong danh sách cơ cấu cho đại hội 13. Như vậy thì làm sao ông Nguyễn Phú Trọng làm nổi ?
Thực sự thì ông Nguyễn Phú Trọng đã phân công và phân nhiệm người làm thay. Vấn đề đánh vào nhóm lợi ích Sài Gòn thì ông Nguyễn Phú Trọng giao cho tay chân thân tín của ông là Nguyễn Văn Nên thực hiện, và qua mấy ngày qua cho thấy Nguyễn Văn Nên làm tốt. Và việc thứ nhì là rà soát hồ sơ cá nhân của nhân sự cho đại hội 13 sắp tới ông Nguyễn Phú Trọng giao cho Tô Lâm. Viẹc của Nguyễn Văn Nên trông có vẻ ổn nhưng việc của Tô Lâm thì không thấy tính khả thi.Tuy nhiên nhiệm vụ nào cũng có cái khó của nó. Đối với Tô Lâm thì khối lượng công việc rất lớn trong thời gian khá ngắn, còn đối với Nguyễn Văn Nên là thế lực Lê Thanh Hải và thành viên trong nhóm lợi ích của ông ta quá mạnh, liệu ông Nên có làm nên chuyện hay không ?
Đây là một "đại hội" có thể là cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng, ông muốn mọi thứ hoàn hảo theo ý muốn của ông. Ông muốn những nhân sự chưa lộ mà không phải phe cánh của ông không có đường để vào Trung ương, vừa muôbs triệt hạ cánh miền nam. Vụ bắt Tất Thành Cang được chọn ở thời điểm này có thể là một thông điệp gián tiếp cho thấy điều đó. Chẳng phải tự nhiên khi từ năm 2018 Cang đã bị "kỷ luật" mà đến giờ đương sự mới bị bắt. Đó là một tín hiệu cho thấy ông Trọng vừa răn đe vừa làm thật.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/12/2020