Bộ Công an hôm 5/12/2023 đưa ra đề xuất về ba tình huống cho phép lực lượng chức năng nổ súng quân dụng vào phương tiện giao thông khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự…
Cụ thể, công an có quyền bắn khi người điều khiển phương tiện tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác ;được phép nổ súng khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin và cảnh sát được quyền nổ súng khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ, tài liệu phản động, bí mật Nhà nước, ma túy... cố tình chạy trốn.
Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí khi trao đổi với RFA hôm 6/12 qua điện thoại từ Hà Nội cho rằng ông hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Bộ Công an. Bởi vì, theo ông Trí, thực tế tội phạm ở Việt Nam ngày càng có những thủ đoạn hoạt động, với trang thiết bị phương tiện hiện đại và nguy hiểm hơn. Ông nhấn mạnh, đặc biệt hiện nay ở Việt Nam, hình thức tội phạm dùng súng cũng khá phổ biến. Ông Trí nêu ví dụ :
"Ví dụ như cách đây bốn năm, vào tháng 8/2019 ở Nghệ an có một đối tượng tên là Lộc Văn Ổi, dùng phương tiện giao thông để vận chuyển ma túy, khi công an bắt đã dùng súng chống trả. Gần đây vào cuối năm 2022, có một đối tượng lái xe hơi chở 7,5kg heroin và gần 17kg ma túy tổng hợp ở Sơn La, khi công an yêu cầu dừng xe đã bỏ chạy và dùng súng chống trả. Cho nên tôi nghĩ rằng, việc cho phép công an sử dụng súng trong những trường hợp như vậy là cần thiết, để tránh thiệt hại cho xã hội, cũng như lực lượng công an".
Tuy nhiên cựu trung tá Vũ Minh Trí cho biết, ông cũng khá băn khoăn về quy định trên. Ống Trí nói tiếp :
"Tôi thấy băn khoăn vì tôi nhớ lại vụ 11/9 ở Mỹ năm 2001, tôi nghĩ nếu như lực lượng chức năng của Mỹ kịp thời quyết đoán nổ súng hay phóng tên lửa để hạ kịp thời bốn máy bay bị khủng bố kiểm soát, thì đã không xảy ra vụ nổ ở Ngũ Giác Đài và ở Trung tâm Thương mại Quốc tế làm chết 2.331 người và bị thương hơn 6.000 người. Tôi nghĩ rằng, nếu ta (Việt Nam-PV) chủ động thì sẽ đỡ thiệt hại hơn rất nhiều lần, mặc dù có thể những thường dân vô tội, những người bị bắt làm con tin có thể bị chết".
Trong khi đó, với luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hôm 6/12 từ nước Đức, khi nhận định với RFA cùng về đề xuất trên, cho rằng, ông có nhiều lo ngại :
"Luật này trong mục bắn vào phương tiện giao thông, có quy định thứ ba cho rằng được bắn khi trên xe có chở vật liệu nổ và tài liệu phản động… thì đây là điều rất khó xác định. Cảnh sát bắn mà số lượng thuốc nổ lớn thì sẽ gây chết người trên xe và những người xung quanh, tôi không hiểu sao mà công an không lường trước tình huống như vậy. Thứ hai, họ gọi tài liệu phản động trên xe là gì, có quyền bắn là không hoàn toàn phù hợp".
Nhìn ở mặt tích cực, luật sư Đài nhận xét :
"Trước đây, luật chưa cho phép cảnh sát bắn vào phương tiện, cũng như bắn vào những người chống đối họ. Nhưng những năm gần đây có những đối tượng rất hung hãn và sử dụng dao súng… nên việc quy định điều luật như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế".
Tuy nhiên, một chuyện khác mà theo luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài khiến ông lo ngại trong đề xuất trên, đó là, trong khi đối với cảnh sát các nước thì việc luyện tập bắn vũ khí gần như hằng tháng, thì cảnh sát Việt Nam hằng năm chỉ luyện tập vài ngày. Do đó, theo ông Đài, sẽ không đảm bảo kỹ thuật để cho phép cảnh sát bắn vào phương tiện, cũng như đối tượng có hành vi chống lại cảnh sát, vì sẽ không đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Luật sư Nhân quyền từ Đức Quốc cũng quan ngại rằng liệu Việt Nam có đảm bảo những cảnh sát đủ kỹ năng và những điều kiện chặt chẽ để họ sẽ không lợi dụng vào đó, xử lý từng tình huống cụ thể hay không. Ông Đài nêu dẫn chứng :
"Trong thực tế chúng ta đã thấy vụ ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm vào năm 2020, mặc dù lúc đó luật chưa cho phép cảnh sát bắn vào đối tượng chống đối, nhưng họ đã sử dụng vũ khí để bắn vào ông Lê Đình Kình, một người trên 80 tuổi, không đủ sức kháng cự lại một lực lượng cảnh sát đông như vậy, đây là một điều rất bất cập".
Với thực tế trên, luật sư Đài cho rằng, bây giờ nếu đề xuất trên được thông qua, luật lại cho phép nữa thì sẽ dẫn tới việc công an lợi dụng quy định này để xâm phạm, tấn công vào những người chỉ có ý chống đối một cách ôn hòa.
Trước đó vào tháng 7/2020, Bộ Công an ban hành Thông tư số 65/2020 thay thế cho Thông tư số 1/2016. Trong đó, Điều 11 của Thông tư mới này quy định cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8. Lúc bấy giờ nhiều người dân và giới quan sát cũng lên tiếng phản ứng, cho rằng CSGT được trang bị nhiều như vậy sẽ khiến việc lạm dụng quyền lực gia tăng.
Trở lại với đề xuất ba tình huống cảnh sát được nổ súng vào phương tiện giao thông, theo cựu trung tá Quân đội Vũ Minh Trí, quy định càng rõ ràng, càng cụ thể thì càng tốt. Tuy nhiên, theo cựu trung tá Vũ Minh Trí, ngành Công an cũng cần có những chuẩn bị phù hợp :
"Thứ nhất là về phía cảnh sát, người được giao súng phải được huấn luyện đào tạo một cách bài bản, phải được thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở thực hiện đúng pháp luật… và đương nhiên họ phải có những điều kiện và sức khỏe tâm lý tốt. Tóm lại là đầy đủ những tố chất để thực hiện nhiệm vụ, chứ không thể hơi một chút là nhầm, đó là chưa kể những trường hợp sai và lạm quyền".
Ngoài ra theo cựu trung tá Quân đội Vũ Minh Trí, quan trọng hơn chính là sự kiểm tra giám sát của những người dân, của các phóng viên, của các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội… Dưới sức mạnh của những sự giám sát trên, theo ông Trí, bản thân những người thực hiện nhiệm vụ sẽ phải rèn luyện tốt hơn, cân nhắc kỹ càng hơn, trước khi họ rút khẩu súng ra để bắn vào phương tiện giao thông mà họ nghĩ là có tội phạm.
Nguồn : RFA, 06/12/2023
Tuy cả kinh tế lẫn xã hội tiếp tục ngả nghiêng vìđủ loại vấn nạn nhưng Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn dành phần lớn tâm lực, trí lực, sức lực, tài lực cho việc thỏa mãn vôđiều kiện các yêu cầu của Bộ Công an.
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò : 'Xin lỗi bộ trưởng, lực lượng công an quá đông'. Ngày 17/11/2020, 290/393 Đại biểu quốc hội Khóa 14 đã liệng "Dựluậtvề lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở" vào thùng rác.
Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục dành thời gian để xác định nên gọi loại giấy tờ tùy thân giúp xác định danh tính, lai lịch, nhân diện, nhân dạng của một cá nhân ở Việt Nam là"Thẻ căn cước" hay "Thẻ căn cước công dân".
Lần này khác với cách nay hai tháng, dường như các đại biểu quốc hội chuyên trách đã"nhất trí cao" với đề nghị của Bộ Công an :Phải sửa Luật Căn cước công dân hiện hành, trong luật mới và theo đó, phải hồi sinh "Thẻ căn cước", khai tử"Thẻ căn cước công dân".
***
Tuy cả kinh tế lẫn xã hội tiếp tục ngả nghiêng vìđủ loại vấn nạn nhưng Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn dành phần lớn tâm lực, trí lực, sức lực, tài lực cho việc thỏa mãn vôđiều kiện các yêu cầu của Bộ Công an.
Ở Kỳ họp thứ 5 (6/2023) – kỳ họp mới nhất, bất kể tình trạng an ninh – trật tự thế nào, các đại biểu quốc hội khóa 15 vẫn ưu tiên dành thời gian cho việc thông qua Dự luật sửa đổi Luật Công an nhân dân để công an nhân dân có thể nâng số lượng tướng từ 199 lên 205.
Bởi khóa trước, viên tướng quân đội được biệt phái sang Quốc hội làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh mang hàm Thượng tướng, còn khóa này, do quy định của Luật công an nhân dân, viên tướng công an được biệt phái sang Quốc hội làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh chỉ có cấp bậc Trung tướng nên Bộ Công an đãđốc thúc Quốc hội gấp rút sửa Luật công an nhân dân để các viên tướng công an được biệt phái sang Quốc hội làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh cũng phải là Thượng tướng và các đại biểu quốc hội gật đầu ngay(1).
Cũng trong Kỳ họp thứ 5, gần như tất cảđại biểu của Quốc hội khóa 15 đều tán thành với đề nghị của Bộ Công an là phải có luậtvề"Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở".
Cần lưu ý, cách nay khoảng ba năm, hồi tháng 11/2020, có 290/393 Đại biểu quốc hội khóa trước (Khóa 14) đã liệng "Dựluậtvề lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở" vào thùng rác. Khoảng hai phần ba Đại biểu quốc hội cho rằng, ý tưởng dùng luật để thống nhất ba lực lượng : Công an bán chính quy, Bảo vệ dân phố, Dân phòng trên toàn quốc của ông Tô Lâm không những không cần thiết vì nhiệm vụ của lực lượng này chưa rõ ràng mà còn tạo ra gánh nặng tài chính cho quốc gia(2).
Thậm chí tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội khóa 14 còn nhấn mạnh :Lực lượng công an đã quáđông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa ! Chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình(?). Hay khẳng định như tướng Nguyễn Mai Bộ, Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, cũng làỦy viên Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội khóa 14 :Thống nhất ba lực lượng không những không thể giảm 500.000 người mà còn khiến ngân sách phải gánh thêm lương cho chừng 800.000 người (126.000 công an xã bán chuyên trách, 70.000 bảo vệ phường - xã, 500.000 phòng cháy chữa cháy), chưa kể chi phí cho trụ sở, hoạt động,… và các địa phương sẽ không còn tiền đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội (3) Thế thì tại sao tình hình kinh tế xã hội tồi tệ hơn nhưng các đại biểu quốc hội khóa này lại "nhất trí cao" với Bộ Công an rằng vẫn phải có luật về"lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở" ?
Ngẫm nghĩ thì chỉ thấy một lý do khả dĩ : Cách nay ba năm, cho dù tham nhũng lan tràn nhưng làn sóng truy cứu trách nhiệm hình sự những viên chức tham nhũng chưa rộng và chưa sâu như vài năm gần đây. Trong bối cảnh như hiện nay, có viên chức nào dẫu làđại biểu quốc hội chuyên trách hay vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, vừa kiêm nhiệm vai tròđại biểu quốc hộiđủ tự tin là không tì vết để chỉ ra sự phi lý trong các yêu cầu của Bộ Công an và mạnh dạn phủ quyết những yêu cầu ấy ?
***
Trở lại với Dự luật sửa Luật căn cước công dân hiện hành,tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15, rất ít Đại biểu quốc hội khóa này lưu ý các đồng liêu như bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh tại Quốc hội –đại ý : Lý do mà Bộ Công an nại ra để yêu cầu sửa Luật Căn cước công dân hiện hành là không thuyết phục.Nếu thông qua dự luật sửa đổi thì có nghĩa là trong tám năm có tới ba lần thay đổi loại giấy tờ tùy thân này. Điều đó tạo dư luận không tốtvề công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội và quản lý nhà nước (4).
Lý do mà Bộ Công an nại ra để yêu cầu sửa Luật Căn cước công dân hiện hành là không thuyết phục.
Đó không phải làý kiến của riêng bà Hạnh. Đó là nhận thức chung của công chúng và chẳng khó khăn chút nào để tìm hiểu xem công chúng nghĩ gì vềý tưởng khai tử"Thẻ căn cước công dân" để cấp phát "Thẻ căn cước" (5).
Tại sao đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhưng các đại biểu quốc hội lại không bận tâm đến dư luận và dễ dàng lập lại theo ông Tô Lâm :Việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cướcsẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội. Việc đổi tên sẽ bảo đảm tính bao quát hơn và không tác động đến tâm lý người dân (6) ? Ông Tô Lâm không phải là giáo chủ, các đại biểu quốc hội cũng không phải là tín đồ của ông Tô Lâm, thế thì tại sao đa sốđại biểu quốc hội lại tin tưởng vôđiều kiện rằng, chuyển đổi một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng nhất của mỗi cá nhân và là loại giấy tờ phổ quát nhất trên phạm vi quốc gia lại không gây ra bất kỳ sự tốn kém nào, đồng thời không tạo ra bất kỳ tác động nào đến tâm lý dân chúng ? Tại sao không đại biểu quốc hội nào liên tưởng đến những tuyên bố của ông Tô Lâm về hộ chiếu không cần nơi sinh là"xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0" khi yêu cầu thông qua Dự lu ật Xuất nhập cảnh(7) và hậu quả sau đó của sáng kiến này ?
"Thẻ căn cước" là tên gọi loại giấy tờ tùy thân của người Việt trước tháng 8/1945 trên toàn Việt Nam và từ thời điểm này đến trước tháng 5/1975 ở miền Nam. Chỉ có chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới có sáng kiến đổi "Thẻ căn cước" thành "Thẻ công dân" sau tháng 8/1945 và đến năm 1957 thìđổi thành "Giấy chứng minh". Năm 1976, "Giấy chứng minh" được đổi thành "Giấy chứng minh nhân dân" để cấp phát cho người Việt trên toàn Việt Nam rồi năm 1999, "Giấy chứng minh nhân dân" được đổi tên thành "Chứng minh nhân dân". Năm 2016, Bộ Công an đưa ra sáng kiến đổi "Chứng minh nhân dân" thành "Thẻ căn cước công dân", vào thời điểm đó, nhiều người đề nghị nên gọi "Thẻ căn cước công dân" là "Thẻ căn cước" như trước đây ở miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa và trước nữa trên toàn Việt Nam nhưng từ Bộ Công an đến chính phủ, Quốc hội không thèm bận tâm. Giờ, Bộ Công an muốn sửa luật, đổi tên "Thẻ căn cước công dân" vì nhận ra, cần cấp phát loại giấy tờ tùy thân này cho những người vì nhiều lý do không hoặc chưa phải là công dân.
Giống như hộ chiếu không cần nơi sinh - "xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0", Bộ Công an đã yêu cầu thì Chính phủ, Quốc hội phải đáp ứng, phải chiều như chiều vong – biến các yêu cầu thành luật !
Ông Tô Lâm không phải là giáo chủ, các đại biểu quốc hội cũng không phải là tín đồ của ông Tô Lâm, thế thì tại sao đa sốđại biểu quốc hội lại tin tưởng vôđiều kiện ?
Nếu chưa tin, bạn có thể tham khảo thêm chuyện "đấu giá biển số xe ô tô". Bởi Bộ Công an yêu cầu, Quốc hội khóa này đã dành nhiều ngày của Kỳ họp thứ tư (11/2022) để thảo luận về việc tổ chức "đấu giá biển số xe ô tô"được cho là"đẹp". Có lẽ từ cổ chí kim chỉ có Việt Nam dùng thời gian, sức lực, tiền bạc dành cho hoạt động lập pháp vào việc tìm sự thống nhất để bán biển số xe hơi "đẹp" rồi sau đó cơ quan lập pháp ban hành riêng một "nghị quyết" về chuyện này.
Sau khi Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành riêng một "Nghị quyếtthíđiểm đấu giá biển số xe ô tô" (Nghị quyết 73/2022/QH15) [8], tới lượt chính phủ ban hành riêng một "nghịđịnh" cho hoạt động này (Nghịđịnh 39/2023/NĐ-CP) [9]. Cả"nghị quyết" lẫn "nghịđịnh" vừa dẫn đều giao cho Bộ Công an toàn quyền quyết định việc "đấu giá biển số xe ô tô" dù theo luật pháp Việt Nam, chuyện tạo thêm, quản lý các nguồn thu thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Cuối cùng, hoạt động "quan trọng" tới mức cả cơ quan lập pháp lẫn cơ quan hành pháp phải "vào cuộc", phải mởđường cho Bộ Công an "tiến lên" bằng "nghị quyết quốc hội" và "nghịđịnh chính phủ" được Bộ Công an giao cho Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) thực thi. Doanh nghiệp này thành lập năm 2019 và từđóđến 2021, doanh thu nằm trong khoảng từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu đồng/năm. Thậm chí năm ngoái không những không thu được đồng nào mà còn lỗ 200 triệu(10) !
Tại sao Bộ Công an lại chọn một doanh nghiệp vốn liếng, hoạt động kinh doanh èo uột như VPA ? Theo Bộ Công an thì quyết định này dựa vào yếu tố"trang thông tin đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam có sẵn chức năng tích hợp với hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an, có sẵn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo an ninh an toàn, chức năng tích hợp với Hệ thống đăng ký, quản lý xe và Hệ thống quản lýđấu giá biển số xe ô tô của Cục Cảnh sát giao thông".
Tại sao VPA lại có trong tay công cụ tích hợp các nguồn dữ liệu quan trọng nhất không chỉđối với an ninh quốc gia mà còn đối với sự riêng tư của từng cá nhân ? Tất nhiên là thường dân không thể trả lời nhưng khi sự việc vỡ lở (phải hủy phiên đấu giáđầu tiên vì trục trặc kỹ thuật do hệ thống quá tải), cả Quốc hội lẫn chính phủđều làm ngơ, không có bất kỳ ai, nơi nào yêu cầu ông Tô Lâm giải trình. Vì sao yêu cầu của Bộ Công an là"đại sự của quốc gia" kể cả"đấu giá biển số xe ô tô", còn trách nhiệm lại là chuyện nhỏ dù tính chất của nhiều scandal rất nghiêm trọng ? Nếu nhưđã biết vàđang thấy thì có cần duy trì Quốc hội, duy trì chính phủ ? Theo kế hoạch, trong các kỳ họp tới, Quốc hội sẽ tiếp tục sửa luật để giao cho Bộ Công an nắm thêm nhiều chuyện khác vốn thuộc phạm vi trách nhiệm – phạm vi quyền hạn của nhiều bộ khác. Chẳng hạn tách Luật Giao thông đường bộ làm đôi để công an thay Bộ Giao thông Vận tải quả n lý việcđào tạo – sát hạch – cấp Giấy phép lái xelẫn các phương tiện giao thông vận tải...
Chú thích
(4) https://thanhnien.vn/8-nam-ma-3-lan-doi-the-can-cuoc-gay-du-luan-khong-tot-185230622172238794.htm
(8) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=71093
Thời gian gần đây, nhiều tin tức, hình ảnh đẹp về lực lượng công an Việt Nam được đưa lên mặt báo mà khi đọc nó, người ta cảm thấy thật ái ngại.
Ảnh công an giúp bà cụ qua đường gây ấn tượng mạnh – Tuổi Trẻ online, 02/11/2012
Chẳng hạn :
Ngày 22/06/2023, trang tin của Tổng Cục cảnh sát đưa tin : "Ngày 14/6, tổ công tác của Trạm Cảnh sát giao thông cửa ô Ba Láng thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an thành phố Cần Thơ đã phát hiện 01 chiếc ví rơi trên Quốc lộ 1A, có nhiều giấy tờ rất quan trọng, gồm 01 giấy phép lái xe, 01 giấy chứng nhận đăng ký xe, 02 thẻ ngân hàng, cùng một số giấy tờ cá nhân quan trọng khác.
Tổ công tác đã nhanh chóng liên hệ Công an địa phương thông báo, xác minh địa chỉ và đã tìm được chủ nhân của chiếc ví là anh Phan Văn Chương, trao trả chiếc ví và các loại giấy tờ cho anh Chương.
Ngày 03/08/2023, trang báo Công Lý của Tòa án Tối cao đưa tin : Chiều 2/8, Tổ công tác đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Nghĩa Đàn đã phát hiện 1 chiếc ví bị rơi, bên trong có nhiều giấy tờ quan trọng và tài sản có giá trị. Sau đó, thông qua các giấy tờ trong ví, tổ công tác đã xác định được người đánh rơi, đồng thời liên lạc và trao trả lại chiếc ví cho chị Nguyễn Thị Lương.
Tờ Công an Nhân dân của Bộ Công an ngày 04/07/2023 đăng tin : "Sáng 3/7, Thượng úy Huỳnh Yến Linh, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - TT Công an huyện Thới Bình báo cáo lãnh đạo đơn vị về việc nhặt được 1 điện thoại Iphone 13 Pro Max của ai đó bỏ quên trên ghế đá trong Công an huyện. Trưa cùng ngày, trước sự chứng kiến của đại diện Công an huyện Thới Bình, Thượng úy Huỳnh Yến Linh trao lại tài sản cho ông Nguyễn Thanh Ca…".
Người ta ái ngại bởi những tin tức chẳng có gì đáng để chú ý thì cũng đã trở thành sự kiện trọng đại, lớn lao đối với lực lượng công an. Trong khi đó, đây là lực lượng có nhiệm vụ "Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của dân làm lẽ sống của mình" như những lời tuyên truyền xưa nay về lực lượng này.
Vậy mà ba cái chuyện cỏn con như nhặt được mấy đồng bạc, cái điện thoại, cái túi xách rồi đem trả lại… là chuyện mà đứa trẻ con lên năm nó cũng làm thường xuyên và thậm chí chúng còn coi đó là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên thì nay trở thành những sự kiện được báo chí làm to lớn như chuyện động trời.
Điều đó, cũng có nghĩa là với lực lượng công an, chuyện tử tế là chuyện rất hiếm hoi.
Thế nên, thỉnh thoảng người ta thấy lực lượng này bày ra những trò khá cải lương như phát nước cho người đi đường, nhặt rác dọc vệ đường… được quảng cáo và tổ chức rầm rộ hay những việc lặt vặt như dắt cụ già, em nhỏ qua đường. Thậm chí, hầu như năm nào cứ đến kỳ thi đại học, thì y như rằng có câu chuyện thí sinh ngủ quên, thí sinh bị bệnh, lạc đường… được Cảnh sát giao thông đưa đến trường kịp giờ thi.
Tuy nhiên, oái oăm là ngay cả những việc lặt vặt ấy thì nhiều khi vẫn bị cộng đồng mạng vạch rõ là những vở diễn mà là diễn vụng. Chẳng hạn người ta chụp được hình ảnh một đoàn phóng viên được chuẩn bị sẵn để chụp ảnh, quay phim cô cảnh sát dắt cháu bé, cụ già qua đường, hoặc cảnh đoàn máy quay chuẩn bị vở diễn học sinh muộn giờ để rồi cộng đồng mạng vạch rõ rằng nhân vật được coi là thí sinh kia, chắc phải là bà nội thí sinh mới có lý…
Thế nên, những câu chuyện "người tốt, việc tốt" của ngành công an, chừng như không thể xua đi được những ác cảm, những ấn tượng xấu của người dân với lực lượng này qua những việc làm của họ.
Những cái gọi là người tốt, việc tốt ấy sẽ nhanh chóng trở thành hài hước, trở thành chuyện nhố nhăng trước hàng loạt các hành động, hàng loạt các nhân vật chẳng cần nêu cũng thành gương cho người dân soi vào lực lượng này.
Đó là hàng loạt tướng tá ngành công an hoặc từ công an đã đua nhau vào tù vì ăn cắp, vì tham nhũng, hối lộ, trấn lột, lừa đảo và đủ trò khác nhau hơn hẳn đám xã hội đen và tệ nạn xã hội.
Mấy chục tướng công an đang ngồi tù hiện nay và mới đây còn bổ sung thêm như thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng nhận một lúc 35 tỷ đồng để lừa đảo "Chạy án" hay thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công an Hà Nội nhận 61 tỷ đồng để chạy án trong vụ "Chuyến bay giải cứu", v.v…
Và rồi "thượng bất chính, hạ tắc loạn", các tướng tá, thủ trưởng, lãnh đạo đã vậy, thì đám quan chức và lính tráng phía dưới sẽ là hiện tượng :
"Chọc trời, khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai"
(Kiều – Nguyễn Du)
chỉ bởi đó là công an.
Đó là vụ án gần đây nhất là ba sĩ quan công an đi "bắn nhầm" mấy con dê của dân như điển hình của một sự ô nhục mà ngành công an không bao che nổi.
Chuyện lạ : Tước quân tịch kẻ thất nghiệp
Một số tờ báo đã đăng tin rằng thủ phạm là Nguyễn Đức Trung, cấp hàm thượng úy, là cán bộ đang công tác tại Đội Tham mưu phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Vĩnh Phúc và thông tin này ngay lập tức đã bị rút xuống.
Ngày 14/8/2023, tại Hà Nội, một vụ bắt cóc trẻ em làm rung động dư luận, một thanh niên bắt cóc một em bé 7 tuổi để đòi tiền chuộc 15 tỷ đồng. Gia đình cháu bé đã trao 13 tỷ đồng và kẻ thủ ác đã lấy tiền xong bỏ chạy và bị vây đuổi bởi 200 công an. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo vụ giải vây và bắt giữ tên này.
Chiều 15/08/2023, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng tổ chức họp báo. Theo ông Tùng, thì thủ phạm vụ án đã bị bắt và ông ta là người trực tiếp chỉ huy theo đuổi và bắt hắn.
Theo Nguyễn Thanh Tùng, thì tên này là Nguyễn Đức Trung, trú quán tại Vĩnh Phúc, hết sức manh động, táo bạo, tinh vi, trắng trợn, hắn đã chuẩn bị cả súng, cả xe và biển số xe giả trước khi có hành động bắt cóc.
Trước đó, một số tờ báo đã đăng tin rằng thủ phạm là cán bộ của Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc và thông tin này ngay lập tức đã bị rút xuống. Tại cuộc họp báo, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khi được hỏi đã trả lời : "Những thông tin trên mạng thì nhiều nhưng là tin không chính thống", chỉ có ông mới đưa tin "chính thống" và phải tin ông ta. Theo Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội, thì Nguyễn Đức Trung là một tên thất nghiệp, không công ăn việc làm và chưa có tiền án, tiền sự.
Hẳn nhiên đây được coi là nguồn tin "chính thống" bởi công an chính quy nói ra, người nói ra lại là Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội, Thủ đô của cả nước… Vậy thì ai dám nghi ngờ hoặc đặt câu hỏi ngược lại nếu không muốn vào thử xà lim nhà tù.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội
Và người ta phải tin cũng không có gì lạ, bởi ông Thiếu tướng nói rằng chính ông ta là người đã đến tận nơi chỉ đạo và là người đầu tiên trực tiếp gặp thủ phạm, thế nên ông ta đã bảo hắn là thằng thất nghiệp, thì hẳn nhiên phải là thằng không công ăn việc làm.
Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn vì ông thiếu tướng đã không nói là làm sao mà thằng thất nghiệp lại có cả ô tô và súng ? Vậy hóa ra là ở Việt Nam ngày nay ô tô dễ dàng mua đến vậy sao ? Hay anh ta đi mượn hoặc thuê, hay cướp của ai thì ông không nói, ông ta chỉ nói là súng thì anh ta mua trên mạng.
Thế rồi, ngày 16/8, cũng chính Nguyễn Thanh Tùng - Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội nói rằng : Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc và văn bản này gửi trong ngày 15/8, đề nghị Công an Vĩnh Phúc tước quân tịch Nguyễn Đức Trung, cấp hàm thượng úy, là cán bộ đang công tác tại Đội Tham mưu phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Và ngay trong ngày 15/8/2023, Công an Vĩnh Phúc đã tước quân tịch của Thượng úy Nguyễn Đức Trung, Cảnh sát giao thông, công tác tại Phòng tham mưu Cảnh sát giao thông Công an Vĩnh Phúc. Ngày 16/8, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, quyết định tạm giam đối tượng tháng để điều tra.
Và người ta chưng hửng : Sao lại tước quân tich cái thằng thất nghiệp ?
Ngày 15/8/2023, Công an Vĩnh Phúc đã tước quân tịch của Thượng úy Nguyễn Đức Trung, Cảnh sát giao thông, công tác tại Phòng tham mưu Cảnh sát giao thông Công an Vĩnh Phúc.
Và đến đó, thì dư luận bùng nổ. Sự bùng nổ của dư luận không phải với tên tội phạm đã bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc rất lớn với những yếu tố như hết sức manh động, táo bạo, tinh vi, trắng trợn… mà là với chính Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, chức danh, Phó Giám đốc Công an Hà Nội.
Bởi người ta hiểu rất rõ rằng ông ta đã nói dối.
Và sự dối trá này trước toàn thể quốc dân, đồng bào với cả trăm triệu người dân Việt trong và ngoài nước.
Và hành vi nói dối của ông ta được thực hiện một cách trơn tru, không hề ngượng mồm, không hề vấp váp.
Và người ta buộc phải nghi ngờ mọi thứ từ không chỉ ông ta, mà bởi mọi nguồn tin, mọi nhân vật "chính thống" như ông ta đã nói.
Dư luận lại được dịp sôi nổi bàn tán, chì chiết, mai mỉa và kinh tởm với sự dối trá này với những cơ sở vững chắc, rõ ràng. Người ta nói rằng :
Rõ ràng, Nguyễn Thanh Tùng là ngày 15/8/2023, Công an Vĩnh Phúc đã tước quân tịch của Thượng úy Nguyễn Đức Trung, Cảnh sát giao thông, công tác tại Phòng tham mưu Cảnh sát giao thông Công an Vĩnh Phúc. Phó Giám đốc Công an Hà Nội không thể đến 1 ngày sau vẫn không biết tên này là Cảnh sát ở Vĩnh Phúc khi mà báo chí đã biết rõ nhưng vẫn nói rằng hắn là một kẻ thất nghiệp, không công ăn việc làm.
Nếu thật sự ông ta không biết điều mà cả xã hội đã biết, thì trình độ nghiệp vụ của Công an Hà Nội hiện nay thê thảm đến mức nào ? Và hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng tiền dân được công an đưa vào ba cái vụ căn cước gắn chíp, rồi ID điện tử, rồi số định danh xe ô tô… liên quan đến hàng loạt dữ liệu về nhân thân mà cả ngày sau công an Thủ đô vẫn không thể biết được nó là ai, thì hàng đống tiên kia lại đổ sông đổ biển ?
Trường hợp ông ta nhầm thật, thì hành động không hề xin lỗi người dân trước sự nhầm lẫn và đưa thông tin giả này của một Phó Giám đốc Công an Hà Nội, là hành động lỗ mãng và thiếu văn hóa.
Bởi người dân Thủ đô xưa nay vẫn tự hào rằng sự thanh lịch, sự tử tế và kín kẽ vốn là đặc trưng của họ. Chẳng thế mà đã có câu ca dao :
Không thơm, cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An.
Vậy lẽ nào một Phó Giám đốc Công an Thủ đô lại trắng trợn dối trá trước công chúng cả nước mà cái mặt cứ nhơn nhơn trơ tráo như gáo múc dầu vậy sao ?
Phải xin lỗi người dân
Sau khi sự việc xảy ra, sự dối trá của Nguyễn Thanh Tùng thì đã rõ. Ở đó không thể nhầm, không thể không biết, không thể chưa biết khi ông ta phát biểu trước người dân.
Anh ta đã dối trá trước cả trăm triệu người Việt Nam trong nước và không chỉ trong nước.
Thế nhưng, hôm sau ông ta đa liếm lại rất trơn tru, sạch sẽ những điều ông ta đã nhổ ra ngay trước đó mà không hề có một lời nói lại.
Và đến đây, thì người ta biết rằng Cuội cũng phải gọi ông ta bằng cụ.
Bởi lẽ ra, ít nhất thì ông ta cũng phải có một lời nói lại trước thiên hạ.
Ngẫm rằng, tên quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến ngày xưa còn biết giữ thể diện :
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống người ta trông vào.
(Kiều)
Huống hồ, ở đây là đầy tớ nhân dân, ngày ngày tụng niệm rằng : "Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép".
Nhưng không, ở đây thì không. Ông ta đã ngậm tăm và coi việc lừa đảo, dối trá trước nhân dân là chuyện bình thường.
Đó là sự coi thường, sự khinh bỉ đối với người dân cả nước.
Điều đó thì không lạ trong chế độ công an trị.
Mà điều lạ nhất, điều khó hiểu nhất, là họ đã bằng cách nào để sau những vụ việc bị vạch mặt như vậy, họ lại vẫn cứ trơ trơ trước thiên hạ mà không hề xấu hổ.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 22/08/2023
Khó mà kể hết tin, bài, hình ảnh nhằm quảng bá hành động cao đẹp của Công an nhân dân trong mùa thi năm nay với mục đích giống như video clip của "Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước".
Chiều 29/6, sau khi kết thúc môn thi ngoại ngữ, 2 người thợ điện đứng xếp hàng cùng thanh niên tình nguyện tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) để chúc mừng học sinh – Đình Huy
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Việt Nam vừa kết thúc và giống như nhiều năm trước, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức tiếp tục bị khuấy động bởi nhiều vấn đề liên quan tới thi cử, từ nội dung đề thi đến chuyện lộ đề... hay cuộc thảo luận nhiều năm về việc có nên duy trì một kỳ thi khiến cả triệu thí sinh, cả triệu gia đình căng thẳng. Chưa kể còn hết sức tốn kém cho nhiều phía chỉ nhằm chọn ra một, hai phần trăm học sinh đã hoàn tất chương trình giáo dục Trung học phổ thông nhưng không đạt yêu cầu tốt nghiệp. Song nhìn một cách tổng quát, vấn đề được quan tâm và bình phẩm nhiều nhất ở mỗi mùa thi tốt nghiệp vẫn là sự góp mặt của Công an nhân dân.
***
Năm nay, chuyện thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ngủ quên, hư xe... được Công an nhân dân hỗ trợ nên vẫn có thể dự thi, tiếp tục chiếm phần đáng kể trong nội dung của nhiều cơ quan truyền thông chính thức và trên mạng xã hội và có lẽ video clip được giới thiệu trên trang facebook có tên "Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước" thuộc loại được chia sẻ nhiều nhất và kèm theo nhiều bình luận nhất (1). Video clip dài 1 phút 18 giây ấy giúp người xem tận mắt mục kích cảnh vài chục người mặc đồng phục công an, đoàn viên thanh niên cộng sản túc trực quanh và trước cổng trường Trung học phổ thông An Phước thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận để ghi lại cảnh một Cảnh sát giao thông điều khiển mô tô tuần tra chở theo một thiếu niên đồng phục học sinh, vừa mở còi hụ, vừa cho mô tô tuần tra lao như tên bắn vào trong trường(2).
Video clip vừa đề cập được đặt tên là "Cảnh sát giao thông kịpthời chở thí sinh đến tham gia thi Trung học phổ thông 2023" nhưng rất đáng ngẫm nghĩ là trên mạng xã hội, đa số công chúng không những không cảm kích, không khen ngợi mà còn chê "diễn dở". Chẳng hạn, sau khi giới thiệu lại video clip, nhóm điều hành trang Facebook có tên là "Hà Nội News" không bình mà đặt vè : Bao năm đi sớm không ai biết, một hôm đi muộn cả nước hay (3) ! Nói chung, video clip vừa đề cập gây thất vọng cho tất cả các bên, từ công chúng đến công an. Nhóm điều hành trang facebook "Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước" – nơi giới thiệu video clip - không giấu được tức giận nên gọi sự chê bai của công chúng là "luận điệu phản diện" do "bản chất xấu xa của Việt Tân" (4) !
Cho dù không đủ bằng chứng để kết luận nhận thức của "Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước" là nhận thức chung của lực lượng Công an nhân dân nhưng phản hồi của công chúng trên mạng xã hội về nỗ lực "tiếp sức cho thí sinh" của Công an nhân dân trong các mùa thi nói chung và mùa thi này nói riêng không những không đạt được mục tiêu "dân vận" mà còn khiến "dân giận" ! Chẳng lẽ công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quyền bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ thật của họ. Cứ chán ghét là "phản diện" ! Đặc biệt là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nói chung và lực lượng Công an nhân dân nói riêng đã làm gì mà số lượng tiêm nhiễm "bản chất xấu xa của Việt Tân" càng ngày càng đông ?
***
Khó mà kể hết tin, bài, hình ảnh nhằm quảng bá hành động cao đẹp của Công an nhân dân trong mùa thi năm nay với mục đích giống như video clip của "Tuổi trẻ Công an huyện Ninh Phước". Ngoài những tin, bài, hình ảnh trên hệ thống truyền thông chính thức như "Nhiều thí sinh suýt lỡ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nếu không có sự ‘ứng cứu’ của Cảnh sát giao thông" (5), hay "Cảnh sát giao thông dùng xe đặc chủng hỗ trợ thí sinh ngủ quên, thất lạc căn cước công dân" (6),... còn có một số trang facebook đăng tin, bài, hình ảnh loại này trên mạng xã hội như "Tin chính thống về Cảnh sát giao thông Việt Nam" (7), "Sơn Hà hôm nay" (8)... Tuy nhiên nếu cứ theo link được dẫn phía bên dưới bài này để xem tương tác của các tin, bài, hình ảnh nhằm mục đích này với công chúng và so với phản ứng chung của công chúng – đa số theo chiều ngược lại - ắt sẽ thấy nhân dân đang đứng ở phía đối diện với... Công an nhân dân !
Sau khi tờ Tuổi Trẻ công bố bài "Thí sinh ngủ quên may được cảnh sát giao thông giải cứu sao năm nào cũng gặp ?" (9) nhằm nhấn mạnh "sự biểu dương trên mạng xã hội vềhành động của Cảnh sát giao thông và có ý trách móc cha mẹ thí sinh thiếu sự quan tâm với con cái", rất nhiều người đã mổ xẻ bài viết, đặc biệt là hình ảnh mà tờ Tuổi Trẻ dùng để minh họa (một Cảnh sát giao thông chở một phụ nữ mặc đồ đen, đeo khẩu trang che kín mặt). Ví dụ Dac Du Vo nửa đùa, nửa thật : "Quá nhiều phụ huynh vô trách nhiệm, năm sau cao hơn năm trước. Không có Cảnh sát giao thông thì cái xã hội học tập này banh ta lông". Danh Huỳnh – thân hữu của Dac Du Vo – bình thêm :Năm nào cũng có thí sinh ngủ quên. Sau đó sẽ có các cụ già khôngbiết qua đườnghay té xe giữa đường trái cây rớttùm lum được Cảnh sát giao thông hỗ trợ, kế đến nữa là hỗ trợ các cụ già ra khỏi vùng lụt. Không có Cảnh sát giao thông là xã hội này nát bét(10).
Có không ít người thắc mắc như Đinh Thị Ngọc Trâm :Năm nào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, cũngphải có vài cháu ngủ quên để Cảnh sát giao thông phải đến tận nhà đưa đi thi cho kịp giờ. Má ơi, sao người nhà không chở mà phải là Cảnh sát giao thông ?Lạ rứa hè (11) ! Hoặc bỡn cợt như Mai Thanh Mai :Thí sinh gặp sự cố bất thường thì lực lượng công tác đến hỗ trợ là phải đạo rồi. Còn thí sinh nào đến ngày thi mà ngủ quên thì theo em, kệ đi... Thí sinh cứ ngủ quên xong dậy làmmì gói và phát tín hiệu lên vũ trụ là vũ trụ lại gửi ngay một Cảnh sát giao thônghộ giá đi thi... thì ai chẳng thích... ngủ quên (12). Cũng có không ít người sau khi xem ảnh minh họa cho bài đã dẫn của tờ Tuổi Trẻ nêu điều họ phát giác như Lê Huỳnh Phương Thảo :Chú Cảnh sát giao thông có chở nhầm phụ huynh không ? Vớikinh nghiệm mười mấy năm tiếp xúc với họcsinh lớp 12, không thể có em nào 18 tuổi mà nhân dáng lạinhư phụ nữ tầm 50 tuổi thế này được. Không cần phải là chuyêngia nhân chủng học cũng sẽ nghi là chở... nhầm phụ huynh. Mà em họcsinh này làm nail hơi kỹ. Nhiều thân hữu của Lê Huỳnh Phương Thảo phân tích thêm về tấm ảnh vừa đề cập. Chẳng hạn theo Bình Lục :Học trò nào đi thi mà chơi bộ đồ đen như đi đám ma ghê rứa b ây ? Hay Quan Anh : Trường nào mà đồng phục họcsinh kỳ cục vậy ?Tôi sốnghơn 70 nămmà chưa thấy có trường hợp nào như thế này cả ! Hoặc phán đoán như Tuan Hung Tran :Chắc là con ngủ quên mẹ đi thi giùm (13).
***
Giống như lực lượng chuyên bảo vệ trật tự, trị an của các quốc gia khác trên thế giới, Bộ Công an Việt Nam cũng cố gắng thu phục nhân tâm và các hoạt động "tiếp sức cho thí sinh" là một phần của nỗ lực này. Tại sao "ham muốn tột bậc" của Bộ Công an không những không đạt hiệu quả mong muốn mà càng cố gắng càng phản tác dụng ?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/100068114569027/videos/979105763240096/
(3) https://www.facebook.com/watch/?v=296161729513007&ref=sharing
(7) https://www.facebook.com/groups/406720243255591/posts/1315011155759824/
(8) https://www.facebook.com/100075659178807/videos/1218611005524588/
Cụm từ "tù nhân lương tâm" chỉ những người đấu tranh chống lại sự bất công xã hội, hay phản đối thể chế chính trị hiện tại và bị tù đày. Ngành công an trong chế độ cộng sản cũng là những tù nhân lương tâm như thế. Những tù nhân lương tâm bị đánh cướp cuộc đời vì đã hành động theo lương tâm của họ, còn người công an cộng sản bị cầm tù trong chính lương tâm của mình. Hãy nhận diện họ.
Mặt thật
Lịch sử Việt Nam luôn là chiến tranh và nội chiến nên đã tạo ra trong con người Việt Nam phản xạ đặc biệt với bạo lực, khiến nó trở thành thước đo quan trọng để phân tầng và giải quyết vấn đề trong xã hội. Dù đề cao bạo lực cũng là phẩm chất chung của các dân tộc bán khai nhưng Việt Nam vẫn là đất nước xuyên suốt dòng lịch sử hơn 2.000 năm được hình thành và thấm đẫm bản năng sinh tồn bằng bạo lực. Văn hóa Khổng giáo dễ dàng chế ngự tâm hồn người Việt theo chiều hướng hợp pháp hóa sức mạnh vũ lực thành công cụ cai trị của thiên tử. Nếu thiên tử là hiện thân của Trời trong cai quản muôn dân thì lực lượng vũ trang, biểu trưng cho sức mạnh vũ lực là hiện thân của ý chí thiên tử trong đa phần các triều đại của dải đất hình chữ S này. Việt Nam chỉ có những chế độ chính trị cường quyền mà chế độ cộng sản không phải là ngoại lệ.
Khi trật tự xã hội vận hành theo vòng xoáy bạo lực thì đối thoại, hòa bình và hợp tác sẽ biến mất và tất yếu công lý sẽ không được thực thi. Dù hòa bình và thịnh vượng là các giá trị chung mà không quốc gia nào dám phủ nhận thì cường quyền thực tế vẫn tồn tại. Chế độ cộng sản được tinh chỉnh để nắm quyền lực cũng dựa trên lập trường chung là do dân và vì dân. Thực tế trái ngược hoàn toàn khi nhân dân không thể làm gì để phản biện và đấu tranh với Đảng cộng sản, đơn giản vì cái gốc của Đảng cộng sản là tổ chức khủng bố.
Trong các chế độ chuyên chế, lực lượng công an là quan trọng nhất, nó được cụ thể hóa bởi phân bổ ngân sách hoạt động, các đặc quyền trong xã hội, nắm giữ các vị trí trọng yếu ngầm ở những doanh nghiệp quốc doanh lớn và luôn được ưu tiên ở các vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Thậm chí Bộ Công an là ngành mà có thể xử lý sai phạm theo dạng "đóng cửa bảo nhau". Ở Việt Nam, công an cùng quân đội được gắn thêm hai từ "nhân dân" để tăng tính chính danh và để đánh lừa quần chúng rằng hai lực lượng này gắn bó với dân như cá với nước. Khi Đảng cộng sản độc tôn vai trò lãnh đạo đất nước, họ tuyệt đối hóa lực lượng công an thành khối thống nhất trong việc bảo vệ chế độ. Thay vì bảo vệ và thực thi công lý, công an trở thành công cụ bảo vệ công quyền.
Lực lượng công an vừa là công cụ bảo vệ chế độ vừa là nạn nhân của chế độ. Ảnh minh họa Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca một thời hét ra lửa nay đang vào lò
Rồi từ đây, bi kịch sau ngày thống nhất 30/4/1975 bắt đầu, khi công an trở thành kẻ nắm quyền sinh sát đối với đồng bào. Được dẫn dắt bởi tư duy "Còn Đảng còn mình", ngành công an thiết lập một vùng cấm, cũng là luật bất thành văn thời cộng sản : phạm tội gì cũng có thể thỏa thuận, giảm nhẹ hay chạy án nhưng chống đối chế độ thì phải xử. Vậy là những tù nhân lương tâm với đủ các thể loại ra đời, dù có những công dân chỉ giản dị phản đối một chính sách bất cập. Bất cứ lý do gì nhưng nếu động chạm tới uy tín của Đảng thì đều bị trừng phạt ngay lập tức.
Vì trách nhiệm của ngành công an là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ nên tất cả các hoạt động an ninh còn lại đều có thể tùy biến theo thỏa thuận. Công an được trọng dụng làm kinh tế, tham gia chạy án, tham nhũng, vi phạm nhân quyền, triệt hạ nhau… miễn là không đụng tới "vùng cấm". Họ còn có thể tự do tuyển lựa nhân sự không theo tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang hoặc không cần đào tạo miễn là tư tưởng của ứng viên phải biết còn Đảng thì mới còn mình. Một tiêu chuẩn căn bản trong việc thi vào các trường an ninh bậc đại học là thuộc thành phần "con nhà nòi", tức là có bố mẹ làm trong ngành công an.
Cấu trúc
Công thức mà cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu từng đề ra trong bảo vệ an ninh chế độ là "bốn người dân thì có một công an". Tỉ lệ 4:1 là công thức mà các chế độ cộng sản đều mong muốn. Hãy thử hình dung vài hình thức tổ chức an ninh và số lượng cơ bản hiện nay :
- Ở Việt Nam, có khoảng 5 triệu đảng viên, chiếm 5% dân số nên cần một lực lượng đủ để bảo vệ 5% này. Nếu tùy chỉnh công thức Ceausescu cho phù hợp thực tế của Việt Nam ở mô hình 10 đảng viên có 1 công an thì cần 500.000 công an để bảo vệ các đảng viên. Đây là lực lượng chính quy. Nhưng như vậy là chưa đủ an toàn ở các cấp cơ sở.
- Ở cấp tự quản nhỏ nhất, nhưng vẫn có quy chế tổ chức là tổ dân phố, thường một tổ có khoảng 250-450 hộ, trung bình có 1.000 – 1.800 người/tổ. Lấy trung bình 350 hộ/tổ, một hộ 4 người dân, thì một tổ có 1.400 người và sẽ có chừng 71.000 tổ trên 100 triệu dân. Dân số trong độ tuổi lao động Việt Nam chừng 50 triệu dân, nếu lấy tiêu chí này nhằm loại ra trẻ em, người yếu già bệnh tật để "bảo vệ" số còn lại, thì ta có thể giảm 50% số công an phân bổ theo tổ. Như vậy, vẫn theo tỉ lệ 10:1 và giảm đi 50%, một tổ có thể có 70 công an. Giả sử số lượng chính quy chiếm 70%, thì vẫn còn 21 vị trí "chìm", tương đương 21*71.000 = 1.500.000 công an phân bổ theo tỉ lệ các tổ.
- Vậy tổng cộng có trên dưới 2.000.000 công an. (Tạm gọi là X. Vậy công thức Ceausescu có thể theo tỉ lệ 50:1, 50 người dân có 1 công an). Hiện nay, trừ quốc phòng và an ninh, tổng số công chức, viên chức ở Việt Nam gần 2 triệu.
- Tỉ lệ giả thuyết trên cũng không cách biệt nhiều với số liệu công khai mà Bộ công an dự trù sẽ có 1,5 -2 triệu người hoạt động trong lực lượng an ninh các cấp cơ sở.
- Mức lương trung bình ngành công an khoảng 84 triệu VNĐ/năm, vậy ngân sách phải chi ra X*84 triệu, tức 168 nghìn tỉ (10% ngân sách 2023), khoảng 7,2 tỉ USD cho quỹ lương hằng năm của lực lượng công an chính quy.
Con số này khả năng sẽ vượt quá ngân sách được phân bổ nên Đảng sẽ cơ cấu lại lực lượng chính quy và bán chuyên để giảm quỹ lương và bảo hiểm. Nếu thông tin chất vấn công khai trong kì họp Quốc hội là mỗi tỉnh có 3.000-4.000 công an chính quy, lấy trung bình 3.500 người, tổng là 220.500 người trên 63 tỉnh thành, thì ngân sách lương, bảo hiểm, phụ cấp cho khối chính quy này khoảng 20.000 nghìn tỷ. Khối trật tự cơ sở, số này sẽ lãnh phụ cấp, gọi là công an bán chuyên, khoảng 3.000.000 VNĐ/tháng, dự tính 450 tỉ/năm.
Bên cạnh ngân sách cho những hoạt động an ninh đặc thù, mang tính kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, kể cả lực lượng an ninh ngầm trong cộng đồng người Việt nước ngoài và vì luôn được ưu tiên đứng trên luật, ngân sách lương thường chiếm khoảng 20 - 25% ngân sách vận hành, vậy có thể ngành công an sẽ hoạt động với ngân sách từ Bộ và địa phương trên dưới 90.000 nghìn tỉ, khoảng 4 tỉ USD mỗi năm.
Chúng ta sẽ tạm neo lại con số đại cương đó. Ngành công an (Bộ và địa phương) không công khai ngân sách hoạt động vì nhiều lí do, nhưng chỉ riêng ngân sách hoạt động thường xuyên (lương, bảo hiểm, phụ cấp) của ngành này có thể lớn hơn tổng chi của một số bộ như Y tế, Tài nguyên môi trường, Tài chính. Và tổng chi ngân sách ngành công an có thể vượt qua tổng các khoản chi ngân sách trung ương trong các khoản chi về Y tế, dân số và gia đình, bảo vệ môi trường, truyền hình, đào tạo dạy nghề. (Theo số liệu công khai dự toán ngân sách 2022).
Công an là công cụ hành pháp, cũng là công cụ trừng trị người dân và trừng phạt lẫn nhau của các phe phái. Ảnh minh họa hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị hộ tống tới phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 30 tháng 11 năm 2018
Thủ phạm kiêm nạn nhân
Khi tôn vinh sứ mệnh của ngành công an, Đảng cũng gieo hạt giống mà sớm muộn, chính người trong ngành sẽ phải gặt quả. "Không chơi với an ninh" là câu mà không ít thành phần trong nội bộ Đảng bảo nhau. Không chơi nhưng vẫn ám ảnh. Có lẽ trừ quân đội, mọi người, mọi nơi đều ngại công an. Người dân ngại trước bạo quyền, các đảng viên ngại trước thủ đoạn và công an ngại nhau vì cả hai điều đấy. Công an là công cụ hành pháp, cũng là công cụ trừng trị người dân và trừng phạt lẫn nhau của các phe phái. Niềm tin mà Đảng gieo vào tâm hồn lực lượng vũ trang cũng tước đoạt đi niềm tin vào công lý của những người bảo vệ công lý.
Công an ở mọi nơi, ở ngay cả trong các hoạt động tôn giáo, giải trí. Bạo lực len lỏi vào tận ngõ ngách trong tâm hồn người Việt và thể chế hóa thành bạo quyền. Công an là ngành tạo ra nhiều oán hận nhất từ sau năm 1975 với người dân và với nhau. Thể chế này biến công an thành tội phạm và cũng biến họ thành nạn nhân. Bi kịch ở mỗi thân phận an ninh là ở chỗ họ không thể bảo vệ chính bản thân mình và gia đình mình khi việc của họ là ưu tiên bảo vệ Đảng. Còn khi điều tra và chống tham nhũng, chính họ biết hơn ai hết, bắt thì phải bắt hết, chỉ là ai vắn số hay chưa.
Chiến dịch "đốt lò" của Đảng hiện nay đang tạo ra một thị phần mới cho ngành công an. Họ sẽ chiếm lĩnh các thành phần kinh tế và dân sự một cách công khai và lấy được vị thế trong chế độ công an trị. Những nhân sự lãnh đạo của Đảng sẽ quy chuẩn hóa thành những tướng lãnh công an xuất sắc nhất : có ý chí thép, có sự thông minh và bản lãnh, có khả năng chỉ huy và nhạy bén về dân sự và trên hết, có tham vọng về độc quyền đối thoại để đưa Việt Nam chuyển hóa về dân chủ.
Một ám ảnh kỳ lạ nhưng có thể hiểu được. Người an ninh cộng sản có bản năng sinh tồn mạnh, họ biết làn sóng dân chủ không thể đảo ngược, dù trá hình hay thực chất, sự chuyển hóa bắt buộc phải đến, vấn đề chỉ là ai sẽ là người giành công đưa đất nước đến đích đấy. Một tham vọng sâu kín nhưng rõ nét.
Trên hành trình và mục tiêu ấy, sẽ có những nạn nhân không nằm trong diện tham nhũng mà bị bắt, cũng không nằm trong diện trừ khử nhau mà nằm trong diện không đồng tình với tham vọng độc quyền chuyển hóa. Đây là một trong những phân hóa nội bộ Đảng và ngành công an rất sâu sắc. Đến đây, tù nhân lương tâm cấp cao trong ngành cũng sẽ xuất hiện. Không có thành trì nào là bất khả xâm phạm nữa.
Nhưng không cần phải chờ đến quá trình phân hóa này. Tự thân người an ninh cộng sản nào cũng mang trong mình tâm tính của người Việt, cũng duy tình, cũng có sự liên đới tình cảm xung quanh như bất kỳ ai. Cấu trúc xã hội Việt Nam vẫn duy trì những nếp sống chung 3 thế hệ. Vô hình trung sẽ tạo ra sự ràng buộc tình cảm trong ứng xử, và càng đúng hơn khi bố trí quân lực ngầm ở các cấp cũng là cách đồng hóa lẫn nhau trong hành vi và tư tưởng. Một điều có lẽ là lợi bất cập hại trong hình dung của các lãnh đạo ngành và lãnh đạo cộng sản. Đặc quyền trở thành gánh nặng, cả ngân sách lẫn điều phối tư tưởng, khi ngân sách cũng cạn và tư tưởng thì không còn.
Chúng ta vẫn là một dân tộc chưa tìm được phương thức để giải quyết vấn đề ngoài bạo lực. Sự đổi thay với tốc độ quá lớn mang tính thời đại của tư tưởng tự do, kinh tế, cấu trúc xã hội đã tác động đáng kể tới suy nghĩ từng người trong ngành công an. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng là bảo vệ nền tảng tư tưởng của lực lượng vũ trang, bảo vệ họ trước tiền bạc, trước tự diễn biến. Nhưng dù áp dụng kỉ luật khắc nghiệt và với đãi ngộ đặc biệt, trong thâm tâm từng người, sẽ không ai muốn làm điều trái với lương tâm của chính mình, nhất là khi tự tay mình đi bắt đồng đội, bắt cấp trên hay đi bắt người mà mình quen biết. Còn những lúc công an bị dân phản kháng bằng bạo lực, gia đình họ sẽ nghĩ sao khi người con của họ hy sinh. Vì công lý hay công quyền ? Tính duy tình của chúng ta đặt chữ tình trên lý. Tự thân đặc tính đó mâu thuẫn với lí tưởng ngành an ninh mà người Việt hiểu hơn ai hết : khi vi phạm pháp luật, dù dân sự hay hình sự, ai cũng sẽ tìm cách "quen" trong ngành để được xử lý vi phạm theo cấp độ quen biết. Người chiến sĩ công an trong chế độ cộng sản, cũng bị cầm tù trong chính lương tâm của mình.
Công lý ở đâu ?
Chúng ta cũng có một vũ khí chuyển hóa rất đặc biệt là tình cảm. Người viết từng chứng kiến khát khao công lý thực sự trong những người chiến sĩ khi thực hiện các chuyên án lớn. Và cũng cảm nhận được tình người của họ. Hãy tin rằng phần lớn họ sẽ đồng thuận khi thấy chúng ta cũng hiểu họ, sự ngang ngược sẽ dần trở thành chính trực, ngụy tạo sẽ trở thành chân chính và công lý sẽ được thực thi.
Quốc Bảo
(22/03/2023)
Đánh tan rã ngành đăng kiểm, công an được mời đưa người vào thay thế
Trong những nhát đao sát thủ của Tô Đại Tướng từ Kit test Việt Á, Bay giải cứu đến các đại gia bất động sản, lũng đoạn chứng khoán… chưa có nạn nhân nào bị cắt cổ vặt lông triệt để, tốc độ như ngành đăng kiểm xe cơ giới. Chỉ trong gần 5 tháng đã có đến hơn 400 người bị bắt từ Cục Trưởng, nguyên Cục trưởng, Cục phó đến Giám đốc các trung tâm, Đăng kiểm viên. Hoạt động đăng kiểm của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh gần như tê liệt nhưng cuộc truy sát vẫn còn tiếp tục. Bộ Giao thông vận tải bất lực kêu cứu, mời đăng kiểm công an vào giúp sức. Kịch bản công an hóa ngành đăng kiểm theo tinh thần dự thảo Luật đảm bảo an toàn giao thông đường bộ sẽ hoàn thành trước khi luật thông qua.
Lực lượng Cảnh sát giao thông huy động 50 cán bộ giỏi nghiệp vụ hỗ trợ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đăng kiểm phương tiện - Ảnh Kiến Trần
Theo báo Tiền Phong, từ tháng 10/2022 đến nay, cơ quan điều tra đã khám xét 68 trung tâm đăng kiểm, trong đó 55/281 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ngừng hoạt động. Riêng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã có 79 dây chuyền kiểm định xe cơ giới ngừng hoạt động. Hơn 400 lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ bị khởi tố bắt giam đã dẫn đến thiếu hụt trầm trọng lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Đánh điểm huyệt vào hai trung tâm lớn
Độc chiêu của Tô Đại tướng trong lần này là đánh điểm huyệt vào hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhiều xe cộ nhất. Tạo ra hiện tượng ùn tắt trong đăng kiểm và hàng vạn chủ xe bị rơi vào nguy cơ không đi thì lỡ việc mà đi xe thì nguy cơ bị phạt vi phạm chưa đăng kiểm rất cao. Đúng là quan chức đánh nhau dân đen lãnh đủ
Tính đến ngày 10/3, tại Hà Nội chỉ còn 6/31 trung tâm đăng kiểm, với 8/61 dây chuyền hoạt động, công suất kiểm định tối đa 19.500 xe/tháng. Trong tháng 3 và 4/2023, Hà Nội có lần lượt 91.647 và 100.928 xe ô tô đến hạn kiểm định. Với số tàn quân đăng kiểm còn lại (nếu không bị bắt thêm) sẽ có lần lượt 72.147 và 81.428 xe ô tô không kiểm định được. Theo Cục Đăng kiểm, với hệ thống đăng kiểm hiện nay, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 14% vào tháng 3 ; 7% vào tháng 4 ; 7% vào tháng 5 ; 6% vào tháng 6 và 7% vào tháng 7/2023.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ còn 10/19 trung tâm đăng kiểm với 22/48 dây chuyền hoạt động, công suất kiểm định tối đa là 28.600 xe/tháng. Trong tháng 3 và 4, Thành phố Hồ Chí Minh có lần lượt 58.548 và 99.315 xe ô tô đến hạn đăng kiểm trong đó sẽ có 29.948 và 79.715 xe ô tô không kiểm định được. Năng lực đăng kiểm của Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 49% vào tháng 3 ; 22% vào tháng 4 ; 18% vào tháng 5 ; 20% vào tháng 6 và 25% vào tháng 7 (1).
Cuộc bắt bớ càng sôi động hơn
Cuộc điều tra tội phạm trong ngành đăng kiểm vẫn tiếp tục vận hành với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong ngày 10/3, đã có thêm ba vụ khởi tố và nhiều người bị bắt
Tối 10/3, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương xác nhận đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can tại Trung tâm đăng kiểm 61-08D, có trụ sở trên quốc lộ 13, thuộc thị xã Bến Cát. Trước đó, ngày 28/2, Công an tỉnh Bình Dương cùng lực lượng liên quan đã phong tỏa, khám xét trung tâm đăng kiểm này. Một trung tâm đăng kiểm khác tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương hiện tạm ngưng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan chức năng (2).
Cùng ngày, Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố ba bị can về hành vi "nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 34-04D thuộc huyện Kim Thành. Trước đó, Công an tỉnh Hải Dương cũng đã bắt giữ bốn bị can tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 34-05D và các công ty có liên quan để phục vụ công tác điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ tại trung tâm này. Hầu hết các bị can là giám đốc trung tâm và doanh nghiệp có liên quan (3).
Cũng trong ngày 10/3, Cục Đăng kiểm có văn bản đề nghị Công an Thành phố Hải Phòng và Sở Giao thông vận tải Hải Phòng phối hợp xử lý sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm 15-05D, do Công ty trách nhiệm hữu hạn đăng kiểm xe cơ giới 15-05D điều hành tại địa chỉ số 1, đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng có dấu hiệu can thiệp, sửa chữa kết quả kiểm tra phanh, làm thay đổi kết quả từ "không đạt" thành "đạt" (4).
Thực tế chuyện đưa và nhận hối lộ, xứ sở thiên đường chỗ nào chẳng có. Dư luận cứ thắc mắc lương ông Tô Lâm, Vương Đình Huệ mỗi tháng chỉ có hơn 10 triệu, các ông bận bịu trăm công nghìn việc thời gian đâu buôn chổi đót ấy vậy mà quý tiểu thơ của hai ông đều phây phây ngồi học ở các trường danh giá xứ sương mù, chỉ riêng học phí đã hàng tỉ đồng mỗi năm. Nếu cứ đè tội đưa nhận mà bắt thì họa may chỉ có mấy cô tạp vụ của ngành đăng kiểm là thoát tội. Theo tốc độ này thì loáng cái đến hết năm Tô Đại Tướng sẽ hốt sạch ngành đăng kiểm.
Kính mời Công an giúp đở
Thủ tướng anh minh đương nhiên phải biết chuyện đăng kiểm đang thiếu người và sắp tới sẽ hết người nên trong phiên họp thường kỳ tháng 2 vừa qua đã sâu sát đưa ngành này vào nghị quyết tháng ba bằng toa thuốc thập toàn đại bổ rất ư là khái quát và trừu tượng. "Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung khắc phục nhanh nhất tình trạng ách tắc trong hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông ; có giải pháp hiệu quả giải quyết dứt điểm, bảo đảm công tác đăng kiểm trở lại hoạt động bình thường trong tháng 3 năm 2023" (5).
Cha mọa ơi ! Thiếu từng nớ con người, từng nớ dây chuyền ngừng hoạt động, bao nhiêu người sẽ bị bắt, bao nhiêu dây chuyền sẽ phải ngửng thêm còn chưa biết được, bảo khắc phục ngay trong tháng 3 thì chỉ có phép tiên.
Ấy vậy nhưng trong cái khó nó ló cái khôn, đọc qua toa thuốc bí hiểm của nghị quyết chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã tìm ra phương thức cải tử hườn sanh, ve sầu thoát xác cho ngành đăng kiểm. Nghị quyết vừa ra, Bộ Giao thông vận tải liền dâng lên một sớ dài danh sách những đề xuất úm ba la kiến nghị Thủ tướng những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Trong đó, đề xuất đáng chú ý nhất là cho phép sử dụng lực lượng đăng kiểm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia công tác kiểm định xe cơ giới tại các Trung tâm đăng kiểm.
"Các kiến nghị nêu trên nếu được Chính phủ, Thủ tướng xem xét chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân ; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có kế hoạch sử dụng lực lượng đăng kiểm của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tham gia công tác kiểm định xe cơ giới, đồng thời nghiên cứu, cập nhật bổ sung vào nội dung Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 139 của Chính phủ", văn bản của Bộ Giao thông vận tải nêu (6).
Theo tinh thần này, việc mời thỉnh Công an tham gia vào ngành Đăng Kiểm là lâu dài và sẽ được thể chế hóa bằng nghị định.
Thủ tướng chưa ý kiến, Công an đã ra quân !
Được lời như mở tấm lòng, ngay trong ngày 10/3 lịch sử báo chí đồng loạt đưa thông tin kiến nghị của Bô Giao thông vận tải, chưa biết Thủ tướng đồng ý công an hóa ngành đăng kiểm hay không, phía công an đã khẩn trương lên tiếng đáp ứng yêu cầu. Không chỉ nói chung chung mà phía công an công bố cả kế hoạch hỗ trợ tham gia đăng kiểm rất chi tiết chừng như kế hoạch này đã được ấp ủ từ lâu lắm.
Thông tin với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cho biết sẽ có ngay 50 cán bộ công an tham gia hoạt động đăng kiểm, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, con người để hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải thực hiện công tác đăng kiểm.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu đơn vị chức năng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát các trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương, xem trung tâm nào cần đăng kiểm viên thì tăng cường ngay lực lượng đăng kiểm của cảnh sát giao thông.
Đồng thời Cục Cảnh sát giao thông cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương lựa chọn cán bộ chiến sĩ, tập huấn nâng cao, thực hiện nhiệm vụ đăng kiểm khi có yêu cầu.
"Hiện nay, tình trạng quá tải đăng kiểm chủ yếu diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, ngay từ sáng 11/3, cảnh sát giao thông sẽ tăng cường ngay lực lượng để hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải ở hai thành phố này.
Lực lượng công an sẽ hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật, nghiệp vụ để việc đăng kiểm của người dân được thuận lợi, nhanh chóng nhất, không để người dân phải mang chăn chiếu, thay phiên nhau xếp hàng 3-4 ngày tại các trung tâm đăng kiểm.
Quan điểm là không có ngày nghỉ, giờ nghỉ, khi cần lực lượng phải có mặt ngay, chung sức tháo gỡ khó khăn cho người dân" - Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung cho biết.
Theo Cục Cảnh sát giao thông, tính đến chiều 10/3, tại Hà Nội có tám trung tâm đăng kiểm đang hoạt động, dự kiến trong ngày thứ bảy và chủ nhật sẽ đưa thêm ba trung tâm nữa vào hoạt động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có sáu trung tâm đang hoạt động.
Cục Cảnh sát giao thông đánh giá nguyên lý hoạt động dây chuyền đăng kiểm của các trung tâm đăng kiểm thuộc ngành giao thông và công an cơ bản giống nhau, nên có thể đáp ứng ngay được yêu cầu.
Ngay trong tối 10/3, các đơn vị nghiệp vụ chức năng của Cục Cảnh sát giao thông sẽ tìm giải pháp nhanh nhất kết nối dữ liệu, để khi Bộ Giao thông vận tải đề nghị thì các trung tâm thuộc lực lượng công an có thể đăng kiểm phương tiện dân sự được ngay.
Ngoài việc tăng cường 50 đăng kiểm viên thực hiện nhiệm vụ từ ngày 11/3, Cục Cảnh sát giao thông cũng sẽ tổ chức lớp tập huấn cho 167 cán bộ làm công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ để sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu (7).
Công an hóa ngành Đăng kiểm và hơn thế nửa
Số bị bắt hiện nay đã là 400, số sắp bị bắt hẳn còn nhiều tùy theo ý muốn của Bộ Công an, không chóng thì chầy ngành đăng kiểm sẽ được công an hóa.
Nhiệt tình, kỹ năng, đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, chiến sĩ ngành núp lùm, bắn sẻ, kỹ năng sử dụng tay chân là các hiệp sĩ bán sửa để phục vụ người lái xe trên đường thì dân quá rành. Người dân càng yên tâm hơn là khi có công an tham gia thì tình trạng đưa và nhận hối lộ trong đăng kiểm sẽ không còn…. bị xử lý nữa, chi phí tình thương mến thương khi đăng kiểm chắc chắn sẽ cao hơn trước đây nhiều.
Bộ Công an nóng lòng muốn hỗ trợ ngành Giao thông vận tải không chỉ hôm nay mà đã từ lâu lắm, cũng không riêng lĩnh vực đăng kiểm mà cả đến đào tạo, sát hạch lái xe, vất vả nặng nề dễ phát sinh đưa và nhận hối lộ, Bộ Công an cũng muốn hy sinh công sức làm thay. Từ Quốc hội khóa trước, Tô đại tướng đã trình dự thảo Luật đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, tách ra từ Luật giao thông đường bộ, bị Quốc hội gác lại. Đến khóa này, Bộ Công an lại kiên trì trình dự luật vừa kiên trì, vừa sốt ruột đến nỗi trình thẳng lên Bộ Chính trị để cho ý kiến với Quốc hội mà không cần qua Thủ tướng.
Ngày 06/4/2022, tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 4/2022 do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã thông tin một số nội dung mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ… Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết : Liên quan đến nội dung chính sách về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dự thảo Luật cũng có sự đổi mới về quy định điều kiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ… (8).
Giải thích cụ thể những từ ngữ điều kiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng… tham gia giao thông đó là gì nếu không phải là kiểm định, điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là gì nếu không phải là tiêu chuẩn bằng lái ?
Trận truy quét tội phạm ngành đăng kiểm không chỉ là cú phất tay dùng quyền lực để thay người mà còn là là chiêu dạy dỗ ngành Giao thông vận tải phải biết "kính cung chi điểu", dâng nạp tiếp hai lĩnh vực dạy lái xe, cấp bằng lái cho ngành công an theo dự thảo luật mới.
Gió Bấc
Chú thích :
1. https://tienphong.vn/hon-400-lanh-dao-dang-kiem-vien-bi-khoi-to-va-nguy-...
3. https://tuoitre.vn/them-lanh-dao-trung-tam-dang-kiem-tai-hai-duong-bi-kh...
5. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chinh-phu-chi-dao-giai-quyet-dut-di...
6. https://vtc.vn/bo-gtvt-de-nghi-luc-luong-bo-cong-an-quoc-phong-ho-tro-da...
Ảnh công an diễn 'giúp dân'...
Hình ảnh chiến sĩ công an giúp dân gom cá bị đổ xuống đường, đẩy xe lăn giúp người khuyết tật, giúp dân gặt lúa hay dẫn người già qua đường… được báo chí nhà nước ca ngợi rằng đã thể hiện sinh động lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với tổ quốc và nhân dân ; rằng đã lan tỏa hình ảnh đẹp về lực lượng công an trong thời bình.
Lực lượng Công an giúp lợp nhà trên báo công an - Photo : Báo Công an Nhân dân điện tử
Bên cạnh đó, những hình ảnh cảnh sát giao thông đánh người vi phạm cũng được báo chí Nhà nước đưa lên từ mạng xã hội trước đó. Dư luận cho rằng, hàng chục tấm ảnh hay video clip công an giúp dân cũng không thể xóa đi ấn tượng xấu trong dân với chỉ một tấm ảnh hay một video clip công an đánh dân như kẻ thù được lan truyền trên mạng xã hội.
Bà Phương Diên ở Quận Phú Nhuận nhận xét :
"Đối với tôi, những hình ảnh đó chỉ là diễn. Giúp dân thì có nhiều cách giúp. Chẳng hạn khi người dân vi phạm gì đó thì nên nghe giải thích và thông cảm cho dân. Chỉ cần một hình ảnh công an đánh đập người dân được lan truyền trên mạng xã hội đủ phá 100 tấm ảnh công an dẫn bà cụ qua đường hay giúp bà cụ nhặt trái cây…
Báo chí thường nói ‘công an là bạn của dân’ nhưng thực tế, dân rất sợ công an. Trong mắt tôi, công an chỉ ăn hiếp dân, dọa dân, đàn áp dân chứ không là bạn của dân. Đó chỉ là khẩu hiệu để tuyên truyền thôi".
Ông Nguyễn Đăng Quang thì nêu quan điểm của mình với RFA : "Người dân họ biết đây là những cảnh có kịch bản. Điều đó chứng tỏ công an lừa dối dân. Mà lừa dối tức là không tôn trọng dân. Như thế làm sao dân có thể tôn trọng họ được ? Báo chí là công cụ tuyên truyền cho Nhà nước cho nên phải đăng những gì có lợi cho chính quyền thôi. Báo chí không thể nói khác được".
Ông Võ Minh Đức thì cho rằng, từ khi lực lượng cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí như súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, còng tay… dường như lực lượng này trở nên thô bạo hơn, trấn áp dân nhiều hơn chứ không là ‘bạn của dân’ như họ tự nhận. Do đó, báo chí phải tích cực đưa những hình ảnh công an giúp dân với những việc hết sức nhỏ bé lên mặt báo. Ông nói :
"Họ luôn muốn đánh bóng tên tuổi công an trên báo để xóa bớt đi những hình ảnh xấu xí của công an. Họ đang cố vớt vát chút niềm tin trong người dân là ‘công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ’. Thế nhưng không thể xóa được tâm trí của dân về những hình ảnh xấu của công an. Họ đối với dân như kẻ thù. Nhưng thực ra mà nói, ngành công an hiện nay được lẳng lặng trao những quyền không văn bản một cách âm thầm, lặng lẽ để duy trì sự điều hành xã hội. Họ im lặng để công an lộng hành, làm những việc vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình. Mục đích là khi cần, họ sẽ dùng lực lượng này là công cụ để che chắn, bảo vệ họ".
...không giúp xóa mờ cảnh thật đánh dân !
Theo trang tin điện tử "Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh", ngay từ khi lực lượng công an mới được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Công an Nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp, áp bức đa số nhân dân... Công an Nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. Công an Nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân" với khẩu hiệu "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ". Ngoài ra, "công an là công bộc của dân", là "người bạn của Nhân dân" cũng được coi là phương châm của lực lượng này.
Công an, cảnh sát đánh hai thiếu niên. Ảnh cắt từ video
Tuy vậy, chuyện công an, cảnh sát xuống tay tàn bạo với dân đang bị coi là một vấn nạn trong xã hội. Một trường hợp cụ thể xảy ra cách nay đúng một tháng ở Sóc Trăng khiến dư luận phẫn nộ, là vụ bốn công an dí theo hai nam sinh đi xe máy vào góc tường. Ba trong bốn người dùng dùi cui và nón bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu, vai và lưng của hai em học sinh. Ba người này bị tước danh hiệu công an và người còn lại bị kỷ luật do không can ngăn đồng đội đánh dân.
Dù bốn công an đã bị kỷ luật nhưng hình ảnh xấu xí đó không thể phai mờ trong tâm trí người dân, không thể là bạn của dân.
Là một người tu hành, ni cô Diệu Hạnh cảm nhận câu "bạn của dân" như sau :
"Cảm nhận của em thì không biết hình nào giả, hình nào thật nhưng trong suy nghĩ của em, công an là ‘bạn của dân’ là có phần đúng. Vì sao ? Vì khi người dân vi phạm giao thông chẳng hạn, chỉ cần đưa tiền cho công an ‘uống cà phê’ là công an không phạt nữa. Họ lờn rồi. họ chỉ coi công an như ‘bạn’ chứ không phải cơ quan chấp pháp để họ kính nể".
Nhạc sĩ Lê Thiệu thì cho rằng, để tạo thiện cảm với dân thì người công an chỉ cần thực hiện đúng khẩu hiệu trong ngành của họ là đủ, không cần đưa những hình ảnh mà bất cứ ai trong xã hội cũng có thể giúp nhau như thế lên mặt báo. Ông nói :
"Người dân đã quá quen với những hình ảnh tuyên truyền, mị dân như vậy rồi cho nên không còn thấy cảm xúc hay ngưỡng mộ nữa. Người dân cho đó là những hình ảnh giả tạo bởi họ đã mất niềm tin. Thời gian qua cảnh sát sử dụng bạo lực hơi nhiều với dân nên người dân phẫn nộ. Không thể tạo được thiện cảm với dân được nữa. Dân đã hiểu quá rõ nên không thán phục những hình ảnh công an giúp dân như thế đâu".
Mới đây, Bộ Công an Việt Nam đưa ra đề xuất cho cảnh sát giao thông mặc thường phục để sử dụng thiết bị nghiệp vụ giám sát tình hình giao thông, phát hiện người vi phạm. Đề xuất mới này gây tranh cãi với lý do công an lại càng dễ lạm quyền. Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Hậu, lực lượng cảnh sát khi thực thi nhiệm vụ phải có đồng phục, phù hiệu. Phải công khai, minh bạch để người dân có thể giám sát được hành vi của họ.
Một khi dân có quyền giám sát thực sự thì những hình ảnh, hành động phản cảm của công an sẽ giảm và không cần những hình ảnh tuyên truyền nữa.
Nguồn : RFA, 01/11/2022
Còn khoảng 3 tháng nữa là đến đại hội 13, ông Nguyễn phú Trọng cho vây bắt, cho xét xử rất nhiều nhân vật vốn là lãnh đạo cấp cao trong chính quyền cộng sản. Đây là một tín hiệu rất bất thường mà nó không giống với bất kỳ tiền đại hội nào cả. Không khí thanh trừng ráo riết làm cho mọi người nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú trọng đang cố hết sức để vét mẻ lưới cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng Bộ công An
Theo thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng Bộ công An cho biết thì hiện nay, Bộ Công an đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ thẩm tra, xác minh hàng trăm nhân sự để điều động bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành.
Việc công an thẩm tra lý lịch, thành tích và kể cả những sai phạm (nếu có) có thể nói rằng, Bộ công An làm không biết bao nhiêu người phải run. Việc điều tra là xử lý những quan tham đã bị lộ như Tất Thành Cang, Nguyễn Đức chung vv…, còn thẩm tra là công an làm việc với các bộ hồ sơ những cá nhân của những quan chức chưa bị lộ, những người mà đường công danh đang rạng ngời. Những người này nếu chẳng may bị phát hiện sai phạm thì xem như sự nghiệp chính trị mất sạch.
Bài báo cho biết Tô Ân Xô sẽ thẩm tra hàng loạt cán bộ cao cấp
Năm 2020 là một năm bước đệm cho đại hội 13 sẽ diễn ra vào đầu năm vì vậy công tác đánh đối thủ, lọc nhân sự diễn ra một cách ác liệt. Theo ông Tô Ân Xô, đối với Đại hội Đảng các cấp diễn ra dày đặc trong suốt năm 2020, ngành công an được Nguyễn Phú Trọng giao trách nhiệm phải trực tiếp rà soát, thẩm tra, xác minh hàng trăm nhân sự để điều động bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành.
Nguyễn Phú Trong yêu cầu một lựng lượng công an hùng hậu vào cuộc
Vì vấn đề kiểm tra và thanh lọc rất quan trọng nên ông Nguyễn Phú Trọng đã cho huy động đến 100 ngàn công an bủa khắp các tỉnh thành để thực hiện nhiệm vụ, trong đó có thực hiện công việc cách li covid, và tiếp tục công việc soi hết tất cả những gương mặt ứng cử vào trung ương. 100 ngàn công an là lực lượng rất đông.
Ông Tô Ân Xô nói với một tờ báo chính thống rằng "với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cùng với các ban, ngành, đoàn thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, lực lượng công an cả nước huy động 100.000 lượt cán bộ, chiến sỹ tổ chức rà soát từng bộ hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt nhiệm vụ. Cùng với đó, công an các đơn vị, địa phương kịp thời phát hiện, xác minh, điều tra làm rõ và báo cáo về Trung ương".
Trong bộ công an có một lực lượng được lập với tên họi "Lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ" họ tiến hành rà soát, thẩm tra, xác minh các tiêu chuẩn chính trị, các vấn đề liên quan đến các vụ án, vụ việc đảm bảo kỹ lưỡng, thận trọng, an toàn, chính xác hàng trăm nhân sự. Không biết việc làm này có dẫn tới phát hiện những sai phạm nghiêm trọng hay không, nhưng chắc chắn rằng nếu sau khi thẩm tra mà hồ sơ nào cũng tốt đẹp thì quả là việc rà soát này có vấn đề.
Ông Tô Ân Xô nói rằng, năm 2020 cũng là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp , tổng Bí thứ xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên ngay từ đầu năm 2020, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành chỉ thị, kế hoạch, chỉ đạo toàn lực lượng công an, tập trung lực lượng, phương tiện để thực hiện. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá đại hội, nắm tình hình quy hoạch cán bộ cấp ủy các cấp ; phục vụ rà soát nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 để tham mưu tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp.
Có thể nói đây là một việc làm bất thường của ông Trọng. Có lẽ ông muốn moi thêm sai phạm các quan chức thông qua việc rà soát thẩm tra này. Thế nhưng liệu rằng có thành công hay không là một chuyện khác.
Liệu công việc thẩm tra nội bộ này đi đến đâu ?
Một lực lượng đông đúc có thể rải khắp mọi nơi, nhưng tính hiệu quả của nó mới là quan trọng. Liệu Bộ Công an chỉ đạo một lực lượng đến 100 ngàn người có xuể không ? Có kiểm soát chặt chẽ để 100 ngàn con người làm việc nghiêm túc không ? Điều này rất khó. Hay là ông Trọng làm việc này tốn kém tiền ngân sách rồi cuối cùng cũng chỉ để vỗ béo những cán bộ tham nhũng ?
Ai cũng biết ngành công an là ngành tham nhũng rất mạnh ở thể chế này. Khi những cán bộ công an bộ xuống địa phương rà soát hồ sơ từng người, thì thế nào cũng xảy ra hiện tượng hối lộ và đó cũng là một cơ hội để tạo điều kiện cho công an kiếm chác. Có thể nói với những quan chức cộng sản ai cũng chất chứa đầy rẫy những sai phạm, không ai là trong sạch cả.
Mà nếu tham nhũng hối lộ xảy ra trên diện rộng thì tính hiệu quả của việc ra soát này không có. Các quan chức được cơ cấu vào cấp tỉnh hoặc cấp trung ương họ không thiếu tiền, họ có thể bỏ ra nhiều tiền để làm đẹp bộ hồ sơ là trong tầm tay của họ. Nếu sau đợt thẩm tra mà không phát hiện được gì thì có thể khẳng định tham nhũng trong ngành công an xảy ra trên diện rộng.
Trả lời báo chí, ông Tô Ân Xô cho biết Bộ Công an đang chỉ đạo phối hợp lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ rà soát, thẩm tra, xác minh các tiêu chuẩn chính trị, các vấn đề liên quan đến các vụ án, vụ việc đảm bảo kỹ lưỡng, thận trọng, an toàn, chính xác hàng trăm nhân sự phục vụ công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương phục vụ cho nhân sự cấp ủy, từ cấp cơ sở cho đến Trung ương của Đại hội XIII của Đảng, theo đúng chức năng của ngành công an.
Thật sự ông Nguyễn Phú Trọng làm khá mạnh tay, đợt này, ông có ý định moi ra những ông mà chưa bị lộ nên cho một lực lượng công an hùng hậu vào cuộc học bắt cho sạch những con "lương chạch" luồn sâu leo cao. Nhưng có vẻ như, việc gạn lọc nhân sự của ông theo cách này không khả quan cho lắm.
Vì sao ông Nguyễn Phú trọng không phá những vụ án lớn mà tập trung vào công việc thẩm tra hồ sơ ?
Vụ án lớn nhất gần đây gây xôn xao dư luận nhiều nhất chính là vụ án bắt Tất Thành Cang. Đây là vụ án rất lớn, người ta kỳ vọng rằng từ việc bắt Tất Thành Cang, chính quyền cộng sản sẽ khui ra những nhân vật lớn hơn. Mà nhân vật mà người dân chờ đợi ông ta phải bị bắt đó chính là Lê Thanh Hải. Người dân mong đợi đến mức vào ngày 19/12/2020 trên mạng xã hội có tin đồn bắt Lê Thanh Hải nhưng cuối cùng đó không phải là sự thật. Điều đó thể hiện sự mong ước của người dân về một kịch bản trừng phạt nặng ông quan tham này.
Nhắc đến Cang không thể không nói đến vai trò của đương sự trong vụ chiếm đất Thủ Thiêm. Một người dân Thủ Thiêm, ông Nguyễn Văn Lung, khi nhắc đến "sứ mạng" của Cang khi được đưa về làm Bí thư kiêm Chủ tịch quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012, đã nói : "Tất Thành Cang được đưa về để thực hiện những sai phạm do thành phố chủ trương, gọi là ‘sát thủ’. Bà con chúng tôi gọi là đưa Tất Thành Cang về để đóng vai trò là ‘bàn tay sắt’, nghĩa là ai không chịu di dời thì bị cưỡng chế. Thời kỳ đó rất là nóng, cưỡng chế hủy hoại nhà cửa của chúng tôi là sau khi Tất Thành Cang về đó và gây ra tranh chấp khốc liệt kể từ lúc bấy giờ".
Vụ bắt Tất Thành Cang xảy ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang nhốn nháo công tác chuẩn bị Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1-2021. "Đại hội Đảng" của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất việc ông Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ một nhóm lợi ích mà làm cho ông khó chịu. Sáng ngày 14-12, hai ngày trước khi bắt Cang, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 khóa XII đã khai mạc tại Hà Nội, đây như là một lời nhắn của Nguyễn Phú Trọng với những nhân sự mới sắp được cơ cấu rằng "tôi sẽ làm mạnh như thế này". Và quả thật, ông Trọng đã làm thật, ông huy động một lực lượng công an để thanh lọc.
Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng phải ôm ồm hai tay hai việc ?
Như vậy trên mặt trận bẻ củi đốt lò, ông Nguyễn Phú Trọng đang làm song song 2 việt. Việc thanh trừng nhóm lợi ích Sài Gòn và việc thứ nhì là thanh lọc người trong danh sách cơ cấu cho đại hội 13. Như vậy thì làm sao ông Nguyễn Phú Trọng làm nổi ?
Thực sự thì ông Nguyễn Phú Trọng đã phân công và phân nhiệm người làm thay. Vấn đề đánh vào nhóm lợi ích Sài Gòn thì ông Nguyễn Phú Trọng giao cho tay chân thân tín của ông là Nguyễn Văn Nên thực hiện, và qua mấy ngày qua cho thấy Nguyễn Văn Nên làm tốt. Và việc thứ nhì là rà soát hồ sơ cá nhân của nhân sự cho đại hội 13 sắp tới ông Nguyễn Phú Trọng giao cho Tô Lâm. Viẹc của Nguyễn Văn Nên trông có vẻ ổn nhưng việc của Tô Lâm thì không thấy tính khả thi.Tuy nhiên nhiệm vụ nào cũng có cái khó của nó. Đối với Tô Lâm thì khối lượng công việc rất lớn trong thời gian khá ngắn, còn đối với Nguyễn Văn Nên là thế lực Lê Thanh Hải và thành viên trong nhóm lợi ích của ông ta quá mạnh, liệu ông Nên có làm nên chuyện hay không ?
Đây là một "đại hội" có thể là cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng, ông muốn mọi thứ hoàn hảo theo ý muốn của ông. Ông muốn những nhân sự chưa lộ mà không phải phe cánh của ông không có đường để vào Trung ương, vừa muôbs triệt hạ cánh miền nam. Vụ bắt Tất Thành Cang được chọn ở thời điểm này có thể là một thông điệp gián tiếp cho thấy điều đó. Chẳng phải tự nhiên khi từ năm 2018 Cang đã bị "kỷ luật" mà đến giờ đương sự mới bị bắt. Đó là một tín hiệu cho thấy ông Trọng vừa răn đe vừa làm thật.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/12/2020
Ông Đinh La Thăng bị truy tố trong sai phạm cao tốc Trung Lương
RFA, 26/10/2020
Ông Đinh La Thăng, một cựu Ủy viên Bộ Chính Trị và hiện đang phải thụ án tù, tiếp tục bị cáo buộc chủ mưu liên quan đến sai phạm tại cao tốc Trung Lương khi ở cương vị Bộ trưởng Giao thông và vận tải. Trong khi đó đương kim Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể được nói không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự.
Ông Đinh La Thăng bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng là chủ mưu trong vụ án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương - Courtesy of đầu tư
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 26/10 đã ra cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng bộ Giao thông và vận tải, hiện đang chấp hành án trong vụ án khác, ra Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử về tội vi phạm qui định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo điều 219 Bộ luật Hình sự.
Cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Hồng Trường và 5 đồng phạm khác cũng bị truy tố với vai trò đồng phạm.
Ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu cầm đầu và lợi dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Điểm đáng chú ý, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, ông Nguyễn Văn Thể trong thời điểm 2013/2015 là Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải cũng có một phần trách nhiệm nhưng không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ án xảy ra tại Công ty Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương.
Trong khi đó, với cương vị là Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải, ông Thể được ông Thăng chỉ đạo đôn đốc Công ty Yên Khánh thực hiện hợp đồng mua bán quyền thu phí.
Cáo trạng xác định ông Thăng với vai trò Bộ trưởng là người đứng đầu quản lý quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ; tuy nhiên ông đã bị "Út trọc" lợi dụng làm giả hồ sơ mua đấu giá quyền thu phí, chiếm đoạt tài sản nhà nước. Do đó, hành vi của ông Thăng là trái với quy định của Nhà nước và đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát với vai trò chủ mưa, cầm đầu.
Sai phạm của ông Thăng, ông Trường dẫn đến thiệt hại hơn 725 tỉ đồng (bị Út "trọc" chiếm đoạt). Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho rằng ông Thăng thành khẩn khai báo, quá trình công tác có nhiều đóng góp.
Trong năm 2018, ông Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương.
Đầu năm 2020, ông bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng.
Bắt đầu xét xử vụ đại án xảy ra tại ngân hàng BIDV
RFA, 26/10/2020
Sáng ngày 26/10 năm 2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày.
Sáng ngày 26/10 năm 2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Courtesy ĐTCK
Mở đầu phiên xử, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố bản cáo trạng truy tố 8 bị cáo tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" và 4 bị cáo tội "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản".
Cụ thể, theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, việc BIDV Hà Tĩnh và BIDV Hà Thành cho công ty Bình Hà và công ty Trung Dũng vay trái quy định đã gây thất thoát cho BIDV hơn 1.600 tỉ đồng. Trong số đó, có việc ông Trần Bắc Hà cùng con trai lập công ty sân sau để "lách luật" trong việc vay vốn dự án chăn nuôi bò, gây thiệt hại cho BIDV hơn 799 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến năm 2016, ông Trần Bắc Hà, khi đó là Chủ tịch BIDV, là đại diện 40% vốn Nhà nước tại ngân hàng, đã có hàng loạt sai phạm, khi xúc tiến đầu tư tại Hà Tĩnh cho các doanh nghiệp "sân sau" của mình chăn nuôi bò giống và bò thịt ứng dụng công nghệ cao.
Ông Hà đã chỉ đạo BIDV cho các Công ty Bình Hà và Trung Dũng vay tiền dù không đủ điều kiện cấp tín dụng. Hai doanh nghiệp này đã chiếm đoạt tiền để sử dụng cá nhân, đồng thời tiếp tục gian dối vốn tự có - đối ứng, để được BIDV tiếp tục giải ngân.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định, trong quá trình cho vay theo hạn mức, phát hành L/C, BIDV đã có nhiều sai phạm trong việc giải ngân, quản lý vốn vay. Chi nhánh Hà Thành đã giải ngân cho khách hàng vay khi khách hàng không đủ điều kiện cho vay, khi không đủ thế chấp... Dù Hội sở BIDV đã yêu cầu chi nhánh Hà Thành thực hiện nhiều điều kiện tín dụng chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn đối với các khoản vay, nhưng chi nhánh Hà Thành đã không thực hiện theo yêu cầu, dẫn đến hậu quả làm mất vốn của BIDV.
Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra vào mai và dự kiến tiếp tục trong 10 ngày.
Trước đó, vào ngày 18/7/2019, ông Trần Bắc Hà, Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, đã chết trong thời gian bị tạm giam điều tra về tội vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng.
Dưới thời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ông Trần Bắc Hà được nhận định là người có uy quyền vì nắm giữ mảng tài chính riêng cho ông Dũng.
*********************
Bộ trưởng Công an nói tội phạm chống công an tăng mạnh
RFA, 26/10/2020
Dù tình hình chung vi phạm pháp luật giảm, tội phạm chống lại lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ trong năm 2020 lại tăng tới 260%.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại cuộc họp của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ở Hà Nội hôm 13/8/2018 - Screen capture
Đó là số liệu được Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết vào sáng ngày 26/10 trong buổi báo cáo về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2020 trước Quốc hội.
Truyền thông Nhà nước loan tin cùng ngày, cho biết dù tình hình chung vi phạm pháp luật và tội phạm trật tự xã hội đã giảm nhưng một số loại tội phạm tăng như : hiếp dâm trẻ em tăng hơn 30%, gây rối trật tự công cộng tăng hơn 53%, chống công an đang thi hành nhiệm vụ tăng 260%.
Tin nói từ đầu năm đến nay, toàn quốc xảy ra hơn 46 ngàn vụ phạm pháp về trật tự xã hội, giảm 2,76%. Trong đó, đã có hơn 40 ngàn vụ phạm pháp được công an điều tra, đạt tỷ lệ hơn 85%. Hơn 3 ngàn băng, nhóm tội phạm hình sự được triệt phá.
Về vi phạm trật tự, an toàn giao thông, đã có gần 4 triệu trường hợp vi phạm (giảm 114%).
Các loại tội phạm liên quan đến tín dụng đen, cho vay qua mạng tiếp tục diễn ra ; các tội phạm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, trộm cắp, cướp giật diễn ra "phức tạp".
Trong năm 2020, Bộ Công an nói đã phát hiện hơn 30 ngàn vụ phạm tội về ma túy, tăng 30%.
Về an ninh kinh tế, Bộ Công an báo cáo phát hiện hơn 22 ngàn vụ vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tăng hơn 38% ; trong đó có 313 vụ tham nhũng và vi phạm về chức vụ, giảm 2,49%. Đặc biệt là các vụ án tham nhũng liên quan đến công tác chống dịch COVID-19.
Tình hình vi phạm pháp luật liên quan môi trường được báo cáo diễn ra phổ biến và công tác xử lý chưa hiệu quả. Đã có hơn 25 ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tăng hơn 12%.
Trang Facebook chuyên đánh bóng tên tuổi cho công an Hà Nội hôm 18/8có bài viết thu được hơn một vạn phản ứng khác nhau trong đó có hơn 4.000 bình luận và khoảng 1.600 lượt chia sẻ. Nhưng bài viết này, giờ đã được sửa qua loa, chịu nhiều chỉ trích vì công an bị tố đã cướp công của người dân địa phương.
Ảnh cho thấy thông tin đã được chỉnh sửa so với lúc đầu.
Đây là nguyên văn bài đăng ban đầu trên trang Công an thành phố Hà Nội tối 18/8 và hai câu được người viết in đậm sau này đã được chỉnh sửa :
"GIẢI CỨU BÉ TRAI SƠ SINH BỊ BỎ RƠI GIỮA KHE TƯỜNG
"Tối ngày 18-8, Công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong khe tường giữa 02 ngôi nhà.
"Khoảng 17h50’ cùng ngày, người dân phát hiện một cháu bé bị mắc kẹt tại khe tường giữa 2 ngôi nhà trong ngõ 174 Trâu Quỳ, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
"Ngay sau khi nhận được thông tin, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ "Công an huyện Gia Lâm cùng Công an thị trấn Trâu Quỳ đã khẩn trương có mặt tại hiện trường tìm cách giải cứu cháu bé.
"Do khe tường quá hẹp, lực lượng chức năng đã phải đục tường để đưa cháu ra ngoài với nỗ lực bằng mọi cách bảo đảm an toàn cho cháu.
"Đến 18h cùng ngày, Công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công và đưa cháu bé đến trạm y tế thị trấn để chăm sóc sức khỏe.
"Hiện lực lượng chức năng đang xác minh, giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật. #conganhanoi #vinhandanphucvu".
Bản tin kèm ảnh lỗ thủng trên tường được khoan ra để cứu cháu bé, ảnh công an và lực lượng cứu hỏa chụp cùng cháu và ảnh y tá đang chăm sóc cháu.
Chỉ có điều lỗ thủng đó không phải do "lực lượng chức năng" nào đục cả mà là do hai thanh niên trong khu nhà đã nhanh tay khoan để cứu cháu bé ra. Chính người dân cũng đưa cháu bé tới bệnh việnnhư trong một video quay lại chiều tối hôm 18/8. Công an thực ra chỉ tới đứng nhìn người dân cứu cháu rồi tới bệnh viện chụp ảnh tranh công.
https://www.facebook.com/tran.manhtien.965/posts/350481462634994
Một trong những người khoan tường cứu em bé sơ sinh, anh Nguyễn Lương Bằng,nói với Tuổi Trẻ : "Sau khi giải cứu cháu bé xong tối em lên Facebook em thấy các page [trang] lớn đăng là lực lượng và công an giải cứu cháu bé thì em thấy khá là bất bình vì lúc đấy chỉ có bọn em, mấy anh em xung quanh này thôi, là giải cứu cháu bé.
"Bọn em cũng chẳng phải kể công gì cả nhưng mà em muốn các báo đài phải đăng đúng sự thật".
"Công an đến hai ba phút sau là bọn em lôi [bé sơ sinh] ra rồi".
Trước sức ép của dư luận, trang fanpage của công an Hà Nội đành phải sửa bài nhưng cũng chỉ sửa cho có. Bài được chỉnh sửa để thêm câu "cùng người dân" vào câu đầu và câu nói về đục tường thay vì chỉ có "công an Gia Lâm" và "lực lượng chức năng". Nhưng họ vẫn giữ câu : "Đến 18h cùng ngày, Công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công và đưa cháu bé đến trạm y tế thị trấn để chăm sóc sức khỏe". Câu này nên thêm mấy chữ "ngắm người dân" vào trước đoạn "giải cứu thành công" sẽ phản ánh đúng những gì diễn ra.
Thực tế công an Gia Lâm cũng thừa nhận là công của dân cả khi họ đề nghị khen thưởng năm người tham gia cứu em bé trong đó có người phát hiện ra bé, hai người khoan tường và hai người đưa em tới bệnh viện,vẫn theo Tuổi Trẻ.
Báo này thuật lại diễn biến tối 18/8 : "Theo công an, vào khoảng 17h50 ngày 18-8, Chị Giáp Thị Nam Phương xuống tầng 1 để lấy xe đi ra ngoài, thì có nghe thấy tiếng khóc giống tiếng khóc của trẻ sơ sinh ở trong khu vực nhà trọ.
"Chị Phương đi tìm xung quanh khu vực nhà trọ và phát hiện 1 cháu bé sơ sinh bị kẹt trong khe tường giữa hai nhà trọ. Chị Phương đã chạy ra đường nhờ người giúp đỡ cứu cháu bé.
"Lúc đó có anh Nguyễn Lương Bằng, tạm trú gần khu vực nhà trọ, đã chạy đến, phát hiện cháu bé bị bỏ rơi trong khe tường giữa 2 dãy nhà trọ. Tuy nhiên, do khe tường quá hẹp, không thể dùng tay để đưa cháu bé ra ngoài được nên anh Bằng và anh Tuấn đã dùng khoan và búa để phá tường đưa cháu bé ra ngoài an toàn.
"Sau khi đưa cháu bé ra ngoài, lúc này, lực lượng Công an huyện và Công an thị trấn đã có mặt để làm công tác cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo an ninh trật tự xung quanh khu vực hiện trường sự việc.
"Lực lượng Công an huyện đã phối hợp với chị Phạm Thị Quỳnh Thư và anh Vũ Văn Thê đưa cháu bé đến Trung tâm Y tế Trâu Quỳ để sơ cứu.
"Sau đó, anh Thê tiếp tục lái ôtô để đưa cháu bé đến Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, chuyển viện đa khoa St Paul để cấp cứu, điều trị và theo dõi tiếp".
Cho tới ngày 24/8, hơn năm ngày sau khi sự việc diễn ra, hình ảnh của người dân vẫn không hề xuất hiện trong bản tin trên trang fanpage công an. Các chi tiết có trên Tuổi Trẻ và nhiều báo khác cũng không được cập nhật. Nếu ai chỉ đọc bài trên trang fanpage sẽ có cảm giác lực lượng công an và phòng cháy chữa cháy đã cứu em bé là chính còn người dân chỉ phụ giúp không đáng kể.
Nhiều người đã chỉ trích hay châm biếm lực lượng công an trên chính trang fanpage.
Hoàng Thành viết : "Người vứt bỏ cháu xuống là tội ác, còn cái bọn cướp công còn ác hơn".
"Ghi rõ ràng thế còn gì. Công an nhân dân là dân làm công an hưởng. Rõ vậy còn kêu ca", Nguyễn Nhi Quỳnh bình luận.
Nhiều người khác cũng bình luận trong các bài viết được đăng tải trên các nhóm khác nhau gồm cảnhóm Góc nhìn Báo chí – Công dân :
Binh Dao viết : "Không thể hiểu nổi một việc rõ ràng như thế, dân địa phương biết cả mà công an không biết ? Nói lực lượng cứu hộ đến thì người dân đã đục tường đưa được cháu bé ra thì càng làm dân tin yêu công an chứ sao đâu mà phải tranh công ?"
Còn Thao Trần bình luận : "Cách đỡ mất thể diện nhất là chuyển hai anh Công và Bằng [hai người khoan tường] thành cán bộ công an !"
Trên mộtnhóm Facebook khác, Phương Dương viết :
"[Cuộc đời] thật lắm bất công
Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều".
Và trang fanpage Công an Hà Nội vẫn quyết để công an làm Lý Thông thay vì nói lại cho đúng những gì diễn ra. Khi viết dòng cuối này tôi nhớ một chuyện cười đang được phát tán trên mạng : "Cảnh sát Belarussia bắt được tên trộm ở Minsk. Tên trộm nói : "Nhưng tôi bỏ phiếu cho Lukashenko !" Cảnh sát liền cảnh cáo tên trộm : "Đừng dối trá. Chẳng ai bầu cho Lukashenko cả !" Hoá ra cảnh sát biết cả đấy. Chỉ có điều họ ưa nói dối thôi.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 24/08/2020