Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/01/2021

Việt Nam xử Hội Nhà báo độc lập bất chấp khuyến cáo quốc tế

Nhiều tác giả

Thông tin xét xử vụ án Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Đặng Đình Mạnh, VNTB, 05/01/2021 

Vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam : các nhà báo nhận án từ 11 đến 15 năm

Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm đối với các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Tất cả đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ Luật Hình sự.

nhabao1

Luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy. Luật sư Đặng Đình Mạnh bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và ông Lê Hữu Minh Tuấn.

Trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Lúc 12g25, sau phần nghị án, hội đồng xét xử tuyên đọc bản án, trong đó, phần hình phạt như sau :

1. Ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 15 – 16 năm tù).

2. Ông Nguyễn Tường Thụy 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 10 – 11 năm tù).

3. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 12 – 13 năm tù).

Bản án tuyên xong vào lúc 13h25′. Ba người bị xét xử có 15 ngày để quyết định kháng cáo.

Luật sư Đặng Đình Mạnh

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

*********************

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù

Thụy My, RFI, 05/01/2021

Hôm 05/01/2021, tòa án Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên tòa ngắn ngủi đã tuyên án ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập là Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, mỗi người 11 năm tù vì cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước. Đáng chú ý là ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn bị tịch thu toàn bộ số tiền được cho là thu lợi bất chính.

nhabao2

Ba nhà báo (hàng trên, từ trái sang phải) Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn bị kết án từ 11 đến 15 năm tù ngày 05/01/2021. Hàng dưới : Phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch, Đinh Thị Thu Thủy.  © hrw.org

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước". Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

Riêng báo Tuổi Trẻ nêu ra những khoản nhuận bút lớn (ông Dũng nhận được nhiều tỉ đồng, ông Thụy 180 triệu đồng, ông Tuấn 423 triệu đồng) và chạy tựa "Nhận tiền viết bài chống Nhà nước, Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù".

Cơ quan chức năng giám định có 25 bài viết của ông Phạm Chí Dũng, 5 bài của ông Nguyễn Tường Thụy và 6 bài của Lê Hữu Minh Tuấn có nội dung "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ; bịa đặt, xâm phạm uy tín của đảng, chống nhà nước Việt Nam".

Trên Facebook, luật sư Đặng Đình Mạnh (biện hộ cho ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn) cho biết trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập và việc viết báo, là những quyền theo hiến pháp quy định ; nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cũng trên Facebook, luật sư Nguyễn Văn Miếng (bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy) thuật lại lời nói sau cùng trước tòa của ba bị cáo. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng đây là bản án quá nặng, sẽ bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này, đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại. Ông Nguyễn Tường Thụy cũng đề nghị trả hồ sơ, nói rằng trong tương lai, những việc các ông làm hôm nay sẽ là chuyện bình thường. Ông Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Phản đối của các tổ chức nhân quyền và tự do ngôn luận quốc tế

Một ngày trước phiên tòa, ông Phil Robertson, phụ trách Châu Á của Human Rights Watch (HRW) tuyên bố những cáo buộc trên đây là "sai lạc". Ông nói : "Nếu đảng cầm quyền tin chắc vào mình, thì phải chứng tỏ qua việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị, chấm dứt kiểm soát ngặt nghèo báo chí và cho phép các nhà báo độc lập tự do bày tỏ quan điểm, thay vì dập tắt tiếng nói của họ qua việc bắt bớ và tuyên những bản án nặng".

Reuters hôm dẫn lời bà Emerlynne Gil, phó giám đốc khu vực của tổ chức Amnesty International nhấn mạnh : "Ngay cả theo các tiêu chí đàn áp, các bản án nặng nề này cho thấy các nhà kiểm duyệt Việt Nam đã vi phạm trầm trọng như thế nào".

Trong báo cáo mới nhất của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris, Việt Nam nằm trong số 5 nước bỏ tù các nhà báo nhiều nhất thế giới với 28 tù nhân.

Thụy My

Nguồn : RFI, 05/01/2021

***********************

3 nhà báo độc lập Việt Nam bị tuyên 37 năm tù giam

RFA, 05/01/2021

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trưa ngày 5/1/2021 kết thúc phiên tòa sơ thẩm xử 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập, đồng thời tuyên tổng cộng 37 năm tù đối với 3 nhà báo này trong đó có 1 blogger của Đài Á Châu Tự Do là ông Nguyễn Tường Thụy.

nhabao3

Hình chụp của TTXVN hôm 5/1/2021 ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh : Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng (phải), blogger - Phó chủ tịch hội Nguyễn Tường Thụy (trái) và Biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn (thứ ba bên trái) - AFP

Cụ thể, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Chủ tịch Hội bị tuyên 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi), Phó Chủ tịch và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi) - Biên tập viên của Việt Nam Thời Báo cùng mức án 11 năm tù giam với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho 2 ông Dũng và Tuấn cho biết trên trang cá nhân rằng, trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng các ông không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Miếng vào chiều ngày 5/1 nhận xét cho rằng, bản án đối với 3 ông là quá nặng. Ông nói qua điện thoại như sau :

"Đây là lần đầu tiên tòa xử ba nhà báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, mức án đối với ba ông như vậy là quá nặng. 

Mức án này là quá nặng đối với những người chỉ cổ súy cho nền tự do báo chí được ghi trong điều 25 của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận. 

Vụ án này nổi bật nhất là quyền tự do báo chí bị ngăn chặn, thật ra họ không truy tố quyền lập hội của ông Dũng mà truy tố về việc viết bài của 3 bị cáo này". 

Cũng theo luật sư Miếng, phần bào chữa của các luật sư bị vỡ vụn do Thẩm phán phiên tòa liên tục dừng các luật sư lại khi các ông này phân tích các biên bản Giám định tư tưởng các bài viết bị cho là chống nhà nước của các nhà báo. 

Bà Phạm Thị Lân, vợ ông Nguyễn Tường Thụy được tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng nhận xét :

"Tất nhiên những phiên tòa như thế này ở Việt nam chỉ là án bỏ túi và mức độ mà tòa tuyên án là quá cao. Thực tế những việc làm này không ai vi phạm hiến pháp cả, cái điều 25 của Hiến pháp là điều tự do ngôn luận, là quyền lập hội. 

Thế nhưng mà người ta có cần gì đến công lý đâu, người ta cũng chả căn cứ vào luật pháp. Các bản án kiểu này ở Việt Nam chỉ là án bỏ túi thôi".

Mạng báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật diễn biến phiên tòa cho biết, ông Phạm Chí Dũng thừa nhận đã thực hiện hành vi như cáo trạng truy tố nhưng cho rằng mục đích thành lập hội là để cổ xúy tự do báo chí ở Việt nam và cho rằng những hành vi của mình là không vi phạm pháp luật, không phạm tội.

Trong khi đó ông Thụy khai rằng bản thân là Phó chủ tịch của hội, phụ trách chi hội miền Bắc. Ông thừa nhận có nhận tiền và chuyển cho các hội viên, có tham gia viết bài nhưng cho rằng không tham gia vào ban biên tập hay tổ chức.

Trong khi đó, ông Lê Hữu Minh Tuấn cho rằng, tham gia hội viên Hội nhà báo độc lập để cổ súy tự do ngôn luận, những bài viết chỉ là quan điểm cá nhân. Tuấn cho rằng mình là người hỗ trợ kỹ thuật chứ không phải quản trị web như cáo trạng quy kết.

Ngoài các mức án tù, 3 nhà báo này còn bị tòa tuyên phải nộp lại số tiền nhuận bút mà Hội Nhà báo độc lập trả cho các bài viết để xung vào công quỹ. Tòa cho rằng đây là số tiền mà các bị cáo thu lợi bất chính. 

Phản ứng trước bản án dành cho ba nhà báo công dân của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Khu vực của Ân xá Quốc tế tuyên bố :

"Bản án này cho thấy sự coi thường của chính quyền Việt Nam đối với tự do báo chí. Nó một lần nữa đánh vào quyền tiếp cận thông tin độc lập của người dân Việt Nam.

"Sự hà khắc của bản án này vượt xa tiêu chuẩn vốn đã hà khắc của hệ thống kiểm duyệt của nhà nước, trong bối cảnh đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Việt Nam đang đến gần.

"Quyền tự do biểu đạt là nền tảng của bất cứ xã hội tự do nào và nó có tính quyết định đối với sự công nhận của tất cả các quyền con người khác. Tội của những nhà báo này đơn giản là dám thảo luận chính trị và các vấn đề được xã hội quan tâm khác.

"Bằng việc kết án những người này chỉ vì họ đã thực hiện các quyền được hiến pháp Việt Nam đảm bảo, nhà nước đã phản bội lại công lý.

"Thật đáng buồn, nhà nước Việt Nam đã mở đầu năm mới 2021 bằng bầu khí đàn áp và độc đoán vốn có. Những nhà báo này là một phần của 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, một con số đáng báo động, cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của môi trường tự do biểu đạt ở đất nước trong những năm gần đây".

Nguồn : RFA, 05/01/2021

***********************

37 năm tù giam : Món quà đầu năm dành cho các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Chi Mai, VNTB, 05/01/2021

"Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên".

nhabao4

Sáng 5/1, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn (vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam).

Dựa theo cáo trạng, các báo trong nước đồng loạt đưa tin sáng hôm nhà báo Phạm Chí Dũng được xác định là chủ mưu vụ án, là người thành lập "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" để lôi kéo các đối tượng tham gia tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Theo đó những đồng nghiệp của ông trở thành "những đối tượng có tư tưởng bất mãn về chính trị" thường xuyên viết các bài viết "có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Nhà báo Phạm Chí Dũng còn bị cáo buộc "tạo lập quan hệ, ký kết hợp đồng viết bài, trả lời phỏng vấn với các trang tin điện tử, các cơ quan truyền thông nước ngoài với mục đích nhằm "đấu tranh" làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam".

"Viện Kiểm sát nhận định, hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như trên của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước".

Theo đó Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn lần lượt là 15-16 năm, 10-11 năm và 12-13 năm tù giam.

Nhằm khẳng định hơn cho những cáo buộc trên, các nhà báo đã "được" xuất hiện trong những chiếc áo nâu nhàu nhĩ chứ không được mặc những chiếc áo sáng màu thẳng thớm như các bị cáo khác trong các vụ án hình sự của các quan chức được đưa ra xét xử gần đây.

Tuy nhiên trước tòa các nhà báo rất bình tĩnh, ung dung và sắc bén không chấp nhận cáo buộc "hoạt động nhằm thay đổi thể chế chính trị", kêu gọi đa nguyên, đa đảng. Họ ý thức rằng những gì họ viết là thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.

Với việc thể hiện quyền viết báo của công dân trên diễn đàn ngôn luận của Hội nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức xã hội dân sự hoạt động công khai với tiêu chí không đối kháng với nhà nước Việt Nam, các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã có trách nhiệm trong đóng góp các ý kiến phản biện đa chiều về những chính sách quản trị quốc gia.

Các nhà báo mong muốn đảng chính trị duy nhất này, cần luôn được gìn giữ trạng thái ổn định nhất ở vai trò phụng sự nhân dân, luôn tuân thủ chủ trương bất đối kháng của Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Các bài viết của các nhà báo luôn không hướng đến việc công kích chống đối đảng chính trị ở Việt Nam.

Qua bài viết phản biện ôn hòa, các nhà báo mong muốn củng cố uy tín, củng cố sức mạnh quản trị quốc gia, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính thể hiện tại.

Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với các cáo buộc trong cáo trạng của Viện Kiểm sát đưa ra.

Viện Kiểm sát đã bác bỏ mọi luận cứ của các Luật sư bào chữa, thậm chí còn liên tục cắt lời, không cho phép các luật sư phân tích các biên bản Giám định tư tưởng các bài viết bị cho là chống nhà nước của các nhà báo vốn có thể làm thay đổi quyết định của tòa về mức án đã được đề nghị.

Với phiên xử sơ thẩm công khai nhưng lại kín hoàn toàn dự kiến diễn ra trong vòng 1 ngày nhưng đã kết thúc ngay trước đầu giờ chiều. Sau khi nghị án, vào lúc 13g15 ngày 5/1/2021, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án nhà báo Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam và 3 năm quản chế, hai nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người với mức án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Ngoài ra tòa còn yêu cầu các nhà báo phải truy nộp lại khoản tiền nhuận bút đã nhận trong suốt thời gian từ năm 2014 đến cuối năm 2018 với lý do đó là các khoản thu nhập phi pháp.

Các nhà báo có thời hạn 15 ngày để kháng cáo, một bước tiếp theo của quy trình xét xử bỏ túi ; cho dù có kháng cáo, cũng sẽ không đem lại nhiều thay đối gì cho bản án đã được chỉ đạo của Tòa.

Những bản án nặng nề dành cho các nhà báo không phải là một điều lạ trong những năm gần đây khi hầu hết những người bất đồng chính kiến đều phải chịu các bản án vô cùng khắc nghiệt chỉ vì một vài bài viết, một vài câu trạng thái trên Facebook hay thậm chí chỉ vì một bài hát.

Trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp diễn ra vào cuối tháng Giêng này, với những bản án ngày càng khắc nghiệt là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không nương tay với những ai có ý định phản biện, chỉ trích nhà nước và đảng chính trị cầm quyền.

Lời cuối trước tòa

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho đăng những lời cuối trước tòa của ba nhà báo trên Facebook cá nhân.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, đĩnh đạc, hiên ngang ngỏ lời cảm ơn các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán đã quan tâm đến nền báo chí Việt Nam.

Ông nói : "Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền ‘tự do báo chí’ của Việt Nam.

Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này".

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy "đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung". Ông tuyên bố : "Tất cả những bài báo của tôi đều là những trăn trở đối với đất nước và dân tộc. Trong tương lai, những việc chúng tôi làm hôm nay sẽ là những chuyện bình thường".

Lê Hữu Minh Tuấn, ung dung và điềm tĩnh đề nghị "Tòa xem xét lại mục đích của chúng tôi".

"Tôi có niềm tin nhà nước sẽ thực tâm đối với các quyền dân sự.

Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên", ông Tuấn nói.

Chi Mai

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Đưa tin án chính trị : báo Tuổi trẻ "giật lùi" ?

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 05/01/2021

Hôm nay, phiên tòa sơ thẩm xử các nhà báo tự do của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn đã kết thúc, với bản án nặng nề dành cho cả 3 người.

nhabao5

Phiên tòa xử 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 – Báo Lao Động

Nhận tiền, không nhận tội

Báo Tuổi trẻ giật tít rất lạ : "Nhận tiền viết bài chống phá Nhà nước, Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù".

Tại sao "lạ" ? Đó là khi người đọc mới thấy cái tựa bài, dễ nghĩ ngay là có ai đó, "bọn phản động" chẳng hạn, đưa tiền "thuê" ông Dũng viết bài "chống phá".

Nhưng khi xem vào nội dung, hóa ra đó đơn giản chỉ là tiền "nhuận bút".

Có lẽ hiểu như vậy (như chính các nhà báo quốc doanh thôi), nên chưa thấy có báo nào giật tít kiểu đó ; nhiều báo hoàn toàn không đề cập chuyện "nhận tiền", "nhuận bút".

Người có kiến thức sơ đẳng có thể phân biệt việc viết bài báo, rồi được hưởng nhuận bút khác hẳn với người được cho tiền (trước) để thuê viết bài.

Còn nhớ, cách đây 8 năm, ông Phạm Chí Dũng bị bắt lần đầu, cũng có chuyện nhận tiền "nhuận bút" ; sau nhiều tháng bị "tạm giam", ông được tha, rồi đình chỉ điều tra.

Trong bản tin của Tuổi trẻ cũng không nêu chi tiết cả ba người có "thành khẩn nhận tội" hay không (riêng báo Thanh niên có đưa "các bị cáo không thừa nhận hành vi của mình là phạm tội").

Nhớ lại vụ án của bản thân

Năm 2016, phiên tòa phúc thẩm xét xử tôi và một "đồng phạm". Sau đó, đọc bản tin trên báo Tuổi trẻ về phiên tòa, tôi rất ngạc nhiên và cảm động.

Tựa bản tin là "Y án 5 năm tù với blogger Ba Sàm". Việc đưa bút danh – tên blog của tôi đã là một sự "chọc tức" cơ quan chức năng rồi. Nhưng chưa hết !

Nội dung có đoạn : "Tại tòa phúc thẩm ngày 22/9, ông Vinh đã bác bỏ toàn bộ cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm và cho rằng đây là vụ án điển hình về vi phạm nghiêm trọng tố tụng, có nhiều căn cứ gây oan cho bị cáo. Khi tự trình bày bài bào chữa, ông Vinh cho rằng ông đã gửi nhiều khiếu nại nhưng không được xem xét giải quyết".

Theo "mặc định" của làng báo quốc doanh, với các án chính trị là tối kỵ đưa tin bị cáo kêu oan, vô tội. Nếu không thấy nêu chi tiết đó, thì độc giả cứ tự hiểu là bị cáo không nhận tội.

Ấy vậy mà trong vụ này, Tuổi trẻ còn "dám" đưa chi tiết bị cáo "phản pháo", "tố ngược" các cơ quan tố tụng. Thật là chưa từng thấy ! Tôi hơi lo cho nhà báo T.L. và Ban biên tập Tuổi trẻ.

Và như thế làm sao không khỏi xúc động ? Có điều, nay thì hơi tiếc là nó có vẻ "giật lùi" riêng trong những tin bài loại này.

Cảm thông

Tình trạng báo chí bị kiểm soát, bị "chính trị" hóa, mất lòng tin nặng nề nơi độc giả, hóa ra không phải chỉ ở xứ cộng sản.

Tiếng là báo quốc doanh thì phải "hèn", ai cũng thấy rõ. Nhưng một khi, mang tiếng báo "tự do" bậc nhất, mà lại dấu giếm cái "hèn" (hay không công bằng, trung thực ?) đằng sau danh tiếng tự do của mình, thì xem ra còn nặng hơn. Nó như thể là sự lừa phỉnh độc giả !

Nói vậy để cảm thông cho báo quốc doanh xứ Việt ít nhiều.

Cảm thông thứ hai, là giữa cơn "bão" sắp xếp lại báo chí cả nước, lại sắp Đại hội đảng, với vụ án "điểm" thì báo nào cũng phải thật "tỉnh", không khéo "ăn đòn đủ".

Mà Tuổi trẻ thì dính đòn nhiều rồi ; gần đây nhất là "án kép" vụ đưa tin (cố) Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói về Luật biểu tình và về vụ Đồng bằng sông Cửu Long.

Có điều, "con chim đậu phải (lắm) cành cong" này giờ xem ra nhát hơn cả nhiều con chim khác.

Hà Nội, 05/01/2021

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 05/01/2021

*********************

Nhà báo Phm Chí Dũng b kết án 15 năm tù, 3 năm qun chế

VOA, 05/01/2021

Hôm 5/1, ba thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam b kết án tng cng 37 năm tù và 9 năm qun chế, mt lut sư bào cha cho VOA biết. Riêng ông Phm Chí Dũng, Ch tch Hi, b pht 15 năm tù và 3 năm qun chế.

nhabao6

Ông Phm Chí Dũng b kết án 15 năm tù và 3 năm qun chế, ngày 5/1/2021 - Ảnh : TTXVN

Hai thành viên còn li Nguyn Tường Thy và Lê Hu Minh Tun, mi người b pht 11 năm tù và 3 năm qun chế trong v án "Làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam", theo Điu 117 B lut Hình s năm 2015 do Tòa án Nhân nhân Tp. H Chí Minh xét x ngày 5/1.

Ông Nguyn Văn Miếng, mt trong hai lut sư bào cha cho ông Phm Chí Dũng và ông Nguyn Tường Thy, nói vi VOA :

"Đây là mt mc án rt nng n trong giai đon hin nay khi mà Vit Nam đang tranh th s quan tâm ca quc tế.

"Ba người này đã th hin quyn t do báo chí và c vũ cho dân ch và nhân quyn nhưng đã b tòa án kết án "tuyên truyn chng nhà nước", "c xúy cho vic thay đi th chế chính tr thành tam quyn phân lp". Điu này đã b các b cáo bác b".

Lut sư Miếng lp li phát biu sau cùng ca ông Dũng ti tòa :

"Cui phiên tòa ông Phm Chí Dũng nói rng nếu ông b kết án vi mc án nng n là vic vi phm trng trn quyn t do v báo chí, cũng như các quyn v dân ch và nhân quyn khác Vit Nam, và s bt li cho mi bang giao gia Vit Nam và các nước khác trong giai đon hin nay".

Bà Bùi Th Hng Loan, v ca ông Phm Chí Dũng, người được d phiên tòa hôm 5/1, cho VOA biết rng nếu chiếu theo khung hình pht 10-20 năm tù ca khon 2 Điu 117 thì bà không ngc nhiên v bn án đi vi chng bà, nhưng đi chiếu vi bn cáo trng thì bà cm thy buc ti như vy là "mơ h".

T chc Phóng viên Không biên gii (RSF) hôm 5/1 cho VOA biết rng RSF "thc s kinh hãi trước nhng bn án rt nng n này".

"Càng kinh ngc hơn khi biết rng phiên x ch kéo dài chưa đy na ngày. Phiên tòa cho thy gii lãnh đo Đảng cộng sản hin nay coi thường hoàn toàn Hiến pháp ca nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam và điu 25 ca Hiếp pháp này, trong đó tuyên b quyn t do báo chí", ông Daniel Bastard, Trưởng Khu vc Châu Á Thái Bình Dương ca RSF viết.

"Phiên tòa này mt ln na th hin s kém ci ca nn công lý Vit Nam", ông Bastard nhn đnh.

T chc Ân xá Quc tế (AI) cho biết các bn án này cho thy s khinh thường ca chính ph Vit Nam đi vi truyn thông t do, đc bit là trước thm Đi hi Đng XIII.

Bà Emerlynne Gil, Phó giám đc khu vc ca AI cho Reuters biết : "Mc đ nghiêm trng ca các bn án cho thy s khc nghit ca vic kim duyt Vit Nam".

Trước phiên tòa, Phil Robertson, Phó giám đc khu vc Châu Á ca t chc Theo dõi Nhân quyn (HRW), gi các cáo buc này là "không có tht".

"Nếu đng cm quyn t đc trong vai trò lãnh đo ca mình, thì đng này nên th hin s t tin ca mình bng cách tôn trng các quyn dân s và chính tr, chm dt kim soát cht ch báo chí và cho phép các nhà báo đc lp t do phát biu ý kiến ca mình thay vì bt ming bng vic bt gi và b tù dài hn", ông Robertson nói.

Ông Phm Chí Dũng, Ch tch Hi nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAV), đng thi là mt cng tác viên thường xuyên ca VOA, b bt ngày 21/11/2019, vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1 viết : "Phm Chí Dũng còn to lp quan h, ký kết hp đng viết bài, tr li phng vn vi các trang tin đin t, các cơ quan truyn thông nước ngoài vi mc đích u tranh" làm thay đi th chế chính tr Vit Nam".

Nguồn : VOA, 05/01/2021

*********************

Phiên sơ thẩm vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam : cha mẹ, vợ, con trên 16 tuổi sẽ được tham dự phiên tòa ; an ninh thắt chặt 

VNTB, 05/01/2021

Phiên xử sơ thẩm hình sự đối với các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn sẽ được xét xử công khai ngày mai 05/01/2020 vào lúc 8g00 tại Phòng xử án B – Trụ sở Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

nhabao7

Ngày 5/1/2021 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt nam ra xét xử. 

Cho đến ngày hôm 4/1/2021, nhân chứng trong vụ án nói trên vẫn chưa nhận được giấy triệu tập nhân chứng từ Tòa án, trong 5 nhân chứng này đó có bà Phạm Thị Lân là vợ ông Nguyễn Tường Thụy và bà Lê Thị Hoài Na là em gái của Lê Hữu Minh Tuấn. 

Bà Phạm Thị Lân đã từng làm đơn xin thăm gặp chồng là ông Nguyễn Tường Thụy cũng như xin tham dự xét xử vụ án vào ngày 17/12/2020 nhưng cho đến nay vẫn chưa được phúc đáp. Bà Lân cho biết đã làm đơn và đến nộp đơn cho thẩm phán tại phòng tiếp dân của TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đó bà Lân được hướng dẫn sang nộp đơn cho Viện Kiểm sát. 

"Họ chỉ sang viện kiểm sát, viện kiểm sát lại chỉ quay về toà, về tòa lại bảo sang phòng hình sự của toà, hỏi phòng hình sự bảo vệ nói không có lại chỉ phòng tiếp dân, cuối cùng ko ai nhận và bảo gửi bưu điện", bà Lân cho biết. 

Sáng ngày 4/1/2021, bà Lân có đến tòa để hỏi kết quả trả lời đơn xin tham dự phiên tòa sau khi bà đã gửi đến tòa bằng đường bưu điện. Bà Lân được phòng tiếp dân cho biết đơn yêu cầu của bà đã được tiếp nhận nhưng không có văn bản phúc đáp. 

Bà Lân viết trên Facebook cá nhân rằng : "Bàn trả kết quả ở phòng tiếp dân nói tôi liên hệ với thẩm phán. Tôi nói họ tại sao lại bắt tôi liên hệ với thẩm phán mà không trả lời tôi bằng văn bản. Họ cứ im lặng không trả lời, tôi bảo vậy cho tôi số điện thoại để tôi liên hệ chứ không có gì bảo tôi liên hệ kiểu gì. Cuối cùng họ hướng dẫn ra bảo vệ họ sẽ gọi điện cho thẩm phán và tôi ra bảo vệ thì họ gọi cho thẩm phán và trả lời như trong clip". 

Theo clip đăng kèm, bảo vệ tại tòa án cho biết theo nội quy (có treo bảng) và quy định mùa dịch Covid, thân nhân bị cáo gồm cha mẹ, vợ con trên 16 tuổi sẽ được giải quyết tham dự phiên tòa nên sẽ không cung cấp văn bản.

Thông tin từ phía gia đình ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn cho biết họ sẽ đi cùng với luật sư vào tham dự phiên tòa mà không cần làm đơn từ gì. Tuy nhiên chưa ai có thể xác định được khả năng gia đình có được tham dự trực tiếp hay phải ngồi chứng kiến phiên xử sơ thẩm qua màn hình truyền lại trực tiếp diễn biến phiên toà.

Lực lượng an ninh cũng đã được bố trí theo dõi nhất cử nhất động của nhiều thành viên của hội ngay trước những ngày phiên tòa diễn ra. Ông Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho biết ông bị theo dõi gắt gao tại tư gia cũng như nơi làm việc từ hôm Chủ Nhật. 

Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết trên Facebook : "Ngày mai các bạn tui, những nhà báo độc lập : Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tu bị đưa ra tòa với tội danh bị áp đặt phi lý : Tuyên truyền chống nhà nước… bánh canh tràn ngập tại các nhà bạn bè khác tại Sài Gòn".

Trước đó, các trang Facebook "đỏ" của dư luận viên đã lần lượt đăng bài kết án ba nhà báo hiện đang bị giam giữ và công kích các thành viên khác trong hội Nhà báo độc lập Việt Nam. 

Ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị Viện Kiểm sát nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh truy tố về tội : "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2 điều 117 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (bổ sung, sửa đổi năm 2017).

Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt và khởi tố bị can ngày 21/11/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì những bài viết phản biện xã hội đã được đăng trên trang web của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, các trang báo nước ngoài cũng như mạng xã hội. 

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị bắt tại Hà Nội ngày 23/5/2020 và được di lý vào Trại giam Chí Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh cùng ngày. 

Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị bắt ngày 12/6/2020 tại Quảng Nam và được đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ điều tra. 

Vụ án kết thúc điều tra ngày 15/10/2020. 

Các luật sư bào chữa cho các nhà báo nhận được Thông báo bào chữa cho luật sư đối với các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn trong vụ án "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" do Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/11/2020.

Ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự. 

Ngày 12/11/2020 Phó Chánh án Huỳnh Ngọc Ánh đã ký 3 Quyết định tạm giam ba nhà báo, thời hạn 3 tháng 15 ngày, tính từ ngày 12/11/2020.

Trong suốt thời gian điều tra cho đến khi ra cáo trạng, các nhà báo bị giam giữ mà không được tiếp xúc với luật sư cũng như thăm gặp gia đình. Theo như thông lệ bất thành văn, những án an ninh đều không được tiếp xúc với bất kỳ ai trong tiến trình điều tra. 

Các luật sư bào chữa đã lần lượt tiếp xúc với các nhà báo trong khoảng thời gian từ 10/11/2020 cho đến nay. 

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 6326/2020/QĐXXST-HS ngày 15/12/2020 về việc đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. 

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

********************

Dân biểu Đức, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN, đòi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

 VETO ! Human Rights, 05/01/2021

nhabao8

Dân biểu Đức Renate Künast kêu gọi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng 

Thông cáo báo chí

v/v : Dân biểu Đức Renate Künast kêu gọi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Ngày 05 tháng 1 năm 2021

Dân biểu liên bang Đức Renate Künast (*) tuyên bố như sau về bản án đối với các nhà báo Việt Nam : Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 5/1/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hôm tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Hai cộng sự viên của ông cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Cũng trong tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN của Quốc hội Liên bang Đức tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn. Việc bắt họ là độc đoán và phiên xử đã không đáp ứng với nghĩa vụ quốc tế được qui định bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982.

Tiến sĩ Dũng là một nhà báo tự do trong một quốc gia không có tự do báo chí. Từ năm 2012 ông đã viết bài cho các tổ chức truyền thông ở trong và ngoài Việt Nam. Mặc dù đã từng bị bắt giam và hăm dọa nhiều lần, ông vẫn dấn thân bảo vệ nhân quyền. Ngay trước khi bị bắt Tiến sĩ Dũng đã nhiều lần và mạnh mẽ kêu gọi Nghị Viện Châu Âu không bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) nếu Việt Nam không trả tự do cho các tù nhân chính trị và không cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể. Việc bắt giam ông ngay trước khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA đã cho thấy mối liên hệ của vụ việc này với EVFTA. Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) có bổn phận đấu tranh cho ông được tự do và cho tự do báo chí ở Việt Nam với tất cả các phương tiện của EVFTA và Hiệp định Đối tác và Hợp tác giữa EU và Việt Nam (PCA). Những hứa hẹn cải thiện nhân quyền trong tiến trình phê chuẩn EVFTA là chưa đủ mà cần chứng minh bằng hành động thực tế. Thương mại tự do với khối EU không thể diễn ra mà không bảo vệ nhân quyền".

Tiểu sử

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, SN 1966, bị bắt vào ngày 21/11/2019. Cho đến khi phiên xử diễn ra ông bị giam không cho gặp mặt gia đình và không cho gặp luật sư trong một quãng thời gian dài. Ngay trước khi bị bắt ông đã có 5 hoạt động đáng kể cho nhân quyền liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam, trong đó có 2 thỉnh nguyện thư và một video clip gửi cho Nghị viện Châu Âu.

Qua sự thỉnh cầu của tổ chức nhân quyền Veto ! tôi đã nhận lời bảo trợ cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng để cho thấy rằng tôi rất lo lắng về tình trạng tự do báo chí tồi tệ ở Việt Nam. Quyền hiến định về tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam sẽ được đo lường bằng cách đối xử đối với trường hợp của ông. Trường hợp của ông sẽ đại diện cho các công sự viên và nhiều nhà báo, Facebooker and Blogger đang bị giam giữ.

Qua đề nghị của tôi Chương trình Dân biểu Bảo vệ cho Dân biểu (PsP) của Quốc hội Liên bang Đức đã nhận bảo trợ cho ông. 

(*) Thông tin về dân biểu Đức Renate Künast

Vào ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, đã chính thức loan báo nhận việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và đưa ông vào chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội. Trong bài phỏng vấn của Quốc hội liên bang Đức vào ngày 01/12/2020, bà Künast trình bày rõ phương cách đấu tranh cho tự do của Phạm Chí Dũng và cho quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Luật sư Künast, sinh năm 1955, là Dân biểu quốc hội Liên bang Đức từ nhiệm khóa 2002 đến nay. Bà từng là Bộ trưởng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu thụ, Dinh dưỡng và Nông nghiệp (2001-2005), Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu thụ của Quốc hội liên bang Đức (2014-2017), Dân biểu tiểu bang Berlin (1985-1987, 1989-2000), Chủ tịch Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội tiểu bang Berlin (1990-1993, 1998-2000), Chủ tịch đảng Xanh Liên bang (2000-2001) và Chủ tịch Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội Liên bang Đức (2005-2013).

Nguyên văn :

Renate Künast fordert die Freilassung des vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung

Die Bundestagsabgeordnete Renate Künast erklärt zu der Verurteilung der vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan am 5. Januar 2021 in Ho Chi Minh Stadt, Vietnam :

"Mit großer Bestürzung erfahre ich heute, dass der bekannte Journalist Dr. Pham Chi Dung, Vorsitzender der Vereinigung der Unabhängigen Journalisten in Vietnam (IJAVN), vom Volksgericht in Ho Chi Minh Stadt wegen "Propaganda gegen den Sozialistischen Staat" zu 15 Jahren Haft und 3 weiteren Jahren Hausarrest verurteilt worden ist. Zwei seiner Mitstreiter wurden in diesem Prozess zu insgesamt 22 Jahren Haft und 6 Jahren Hausarrest verurteilt. Das ist bislang die höchste Strafe wegen dieser Anschuldigung für Menschenrechtsverteidiger in Vietnam. Auch als Vorsitzende der Parlamentariergruppe ASEAN im Bundestag, fordere ich Vietnam auf, Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan freizulassen. Ihre Verhaftungen waren willkürlich und die Gerichtsverhandlung entsprach nicht der internationalen Verpflichtung nach dem UN Internationalen Pakt für Bürgerliche und Politische Rechte, dem Vietnam 1982 beigetreten ist.

Dr. Dung ist ein freier Journalist in einem Land ohne freie Presse. Er schrieb seit 2012 für Medien in Vietnam und außerhalb. Trotz zahlreicher Verhaftungs- und Einschüchterungsversuche setzte er sich weiter für die Menschenrechte ein. Unmittelbar vor seiner Verhaftung hatte Dr. Dung das Europäische Parlament mehrmals und nachdrücklich dazu aufgerufen, das EU-Vietnam Freihandelsabkommen (EVFTA) nicht ohne Freilassung von politischen Gefangenen und konkrete Verbesserung der Menschenrechtslage in Vietnam zuzustimmen. Seine Verhaftung im Vorfeld der EVFTA Ratifizierung deutete auf diesen Zusammenhang hin. Die EU – Mitgliedstaaten haben die Pflicht, sich für seine Freilassung und die Pressefreiheit in Vietnam mit allen verfügbaren Mitteln des EVFTA und Partnerschaft- und Kooperationsabkommens (PCA) einzusetzen. Versprechungen zur Verbesserung der Menschenrechtslage während des EVFTA Ratifizierungsprozesses reichen nicht aus, es kommt auf Taten an. Freihandel mit der EU darf nicht ohne Einhaltung der Menschenrechte stattfinden".

Hintergrund

Dr. Pham Chi Dung, geboren 1966, wurde am 21.11.2019 verhaftet und bis zum Prozessbeginn in Haft ohne Kontakt zu seiner Familie und zum großen Teil zu seinen Anwälte gehalten. Unmittelbar vor seiner Verhaftung machte er mit fünf bedeutsamen Aktionen für die Menschenrechte auf das EU -Vietnam Freihandelsabkommen aufmerksam, darunter zwei Petitionen und eine Video-Botschaft an das Europäische Parlament.

Auf Bitte der Menschenrechtsorganisation Veto ! habe ich die parlamentarische Patenschaft für Dr. Pham Chi Dung übernommen, um zu zeigen, dass ich um den desolaten Zustand der Pressefreiheit in Vietnam besorgt bin. Das in der vietnamesischen Verfassung verbriefte Recht auf Meinungs- und Pressefreiheit wird auch an der Behandlung seines Falls gemessen. Sein Fall steht stellvertretend für seine inhaftierten Mitstreiter und zahlreiche Journalisten, Facebooker und Blogger, die sich in Haft befinden.

Auf meine Initiative hin wurde Dr. Pham Chi Dung in das Patenschaftsprogramm "Palamentarier schützen Parlamentarier" des Deutschen Bundestages aufgenommen.

Bản dịch tiếng Việt của tổ chức VETO ! Human Rights Defenders‘ Network

(VETO ! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền)

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.,

Web : www.veto-network.org

*********************

Vụ án "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam"

Nguyễn Nam, VNTB, 5/1/2021

Theo lịch xét xử, lúc 8g sáng ngày 5/1/2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra phiên tòa xét xử về tội danh theo Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

nhabao9

"Các bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố, về tội : "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2, Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)" – trích Quyết định 6326/2020/QĐXXST-HS, ngày 15/12/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Cả ba công dân nói trên đều có chung ‘sân chơi’ về báo chí đó là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức dân sự hình thành theo Hiến định, "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" – Điều 25.

Điều 117, "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Bộ luật Hình sự 2015 (tu chỉnh 2017) có nội dung cụ thể như sau :

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm".

Như vậy, hiểu theo nghĩa của từ điển tiếng Việt, nếu "không nhằm chống" một ai đó, một chính thể nào đó, thì các hành vi được đánh thứ tự a, b, c sẽ không được xem là hành vi vi phạm hình sự.

Thắc mắc đầu tiên đặt ra : hành vi được gọi là "nhằm chống" để đưa đến mục đích gì của phía được gọi là "có một trong những hành vi" ?

Băn khoăn kế tiếp : Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì mà người dân riêng lẻ có thể ‘chống’ bằng cách viết các bài báo ?

Giáo trình nhập môn của sinh viên trường luật, diễn giải rằng : "Nhà nước, bản chất nhà nước và quyền lực nhà nước ta được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013), gọi tắt là Hiến pháp năm 2013, quy định như sau :

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

3. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

4. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Như vậy, trên thực tế không có ai, không thế lực nào có thể "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" bằng cách viết các bài báo.

Nếu các bài báo của ba công dân kể tên ở trên, mang những nội dung chuyển tải về yêu cầu cho thực thi liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, về những giải pháp cho thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ…, thì đó dù có thể ‘đụng chạm’ tới quyền lợi phe nhóm chính trị nào đó trong chính nội bộ đảng, cũng không thể gọi là "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Các biện giải ở trên còn được căn cứ từ góc nhìn của Thường trực Ban bí thư, khi ông Trần Quốc Vượng đã có nhận định thế này tại hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 : "Hết sức chú ý công tác nhân sự. Đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" (*).

Ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực ‘thù địch phản động’, thường bị xử phạt theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền, mà ngay trong nội bộ ; và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa ‘chưa trúng’ thế nào là ‘thù địch’ là ‘phản động’…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Ba thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vô tội !

Quang Nguyên, VNTB, 05/01/2021

Phiên tòa kết tội ba nhà báo yêu nước, dũng cảm đáng kính chưa biết sẽ diễn ra với chi tiết thế nào, nhưng tôi tin chắc họ sẽ không khiếp sợ cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng và không ân hận việc họ đã cống hiến cuộc sống cho tự do ngôn luận

nhabao10

Ngày 5/1 chính quyền Việt Nam đưa 3 Hội Viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam ra tòa chắc chắn với các lời buộc tôi ghê gớm, đòi ‘nghiêm trị’ và các bản án nặng nề. Đảng cộng sản VN, thông qua cánh tay thi hành pháp luật của chính quyền sẽ thắng trong trận đánh 3 nhà báo này, nhưng họ thêm trượt dài xuống trên con đường xây dựng lòng tin của người dân đối với chế độ.

Hai nhà báo thuộc hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Phó chủ tịch : Nguyễn Tường Thụy, cộng tác viên Lê Hữu Minh Tuấn đã bị bắt hồi giữa năm 2020. Tiến sĩ Phạm chí Dũng, chủ tịch hội trước đó bị bắt ngày 21/11/năm 2019, cả 3 người đều bị quy tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Án tù có thể lên đến 20 năm.

Sự bắt giữ và đưa ra tòa 3 người trong Hội Nhà báo độc lập Việt Nam khiến dư luận trong và ngoài nước sửng sốt và khơi dậy sự bất bình. 

Những bài viết trên trang mạng Việt Nam Thời Báo phù hợp với tiêu chí của tờ báo thuộc hội Nhà báo độc lập Việt Nam "cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận".

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 20 của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị. 

Những bài viết trên trang mạng Việt Nam Thời Báo mang tính phản biện, cẩn trọng, chân thành xây dựng với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Người viết luôn tin mình phản biện với đầy đủ chứng cứ và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chủ tịch Phạm Chí Dũng, người xét duyệt các bài viết, rất thận trọng và bỏ qua các bài thiếu căn cứ hay có những ngôn từ xúc phạm. Ông lại càng không chấp nhận các bài viết có tính tuyên truyền chống nhà nước, sách động hay mang thuyết âm mưu

Người viết bài này thường có dịp trao đổi với Tiến sĩ Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng và nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch, cả hai ông đều luôn mong muốn Việt Nam có một chính quyền lành mạnh, minh bạch và biết lắng nghe tiếng nói người dân. Tiến sĩ Dũng không ít lần bày tỏ hy vọng có sự đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng giữa người dân và chính quyền.

Việc bắt giữ và đưa ra tòa 3 thành viên hội Nhà báo độc lập Việt Nam kể trên, và liên tiếp là những nhà báo khác sau đó, triệt tiêu lòng tin vào chính quyền còn lại phần nào của một số người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 19/9/2019 mong muốn có người phản biện sắc sảo cho Đảng, chính quyền, 

Tiếp đó ngày 22/10/2019 tờ Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương có bài Sâu sát cơ sở, lắng nghe dân, trong đó viết : "…trọng dân, lắng nghe dân là yêu cầu bắt buộc, có tính quyết định đến công tác xây dựng Đảng, phát triển đất nước".

Những người phản biện công khai xây dựng, thành khẩn và sâu sát của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã bị tống vào tù ngay sau cuộc nói chuyện của ông Phúc và bài báo của ban tuyên giáo trung ương.

Trước khi bị bắt giữ cả 3 hội viên nói trên, cũng giống như các blogger và nhà báo độc lập khác, phải chịu các hình thức khủng bố khắc nghiệt của chính quyền như cấm đi lại, theo dõi, chửi bới, hăm dọa, phá hủy phương tiện di chuyển, gây sức ép với thân nhân, xúi giục hàng xóm lăng mạ, nói xấu… cả bạo lực của cảnh sát mặc thường phục, tấn công thân thể.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ lâu đã xếp hạng VN ở gần cuối bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Năm 2020, việc VN bắt giữ hàng loạt phóng viên, bị xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia trên thế giới.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người luôn rao giảng đạo đức làm người, bị tổ chức này xếp vào danh sách Predators of Press Freedom, tạm dịch : kẻ săn mồi tự do báo chí, cùng với các người khét tiếng vi phạm tồi tệ nhất tự do báo chí như  Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo, Iran, Choummaly Sayasone, Chủ tịch, Lào,  Kim Jong-un, lãnh tụ tối cao, Bắc Triều Tiên, Tổ chức Ma túy Miguel Treviño Morales và Los Zetas, Mexico, Vladimir Putin, tổng thống, Nga, Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông Nguyễn Tường Thụy, trước khi bị bắt có nhận định khi trả lời RFA : ‘có thể có một ‘thông điệp’ mà ‘không tốt và nguy hiểm’ đằng sau vụ bắt giữ và khởi tố hình sự với nhà báo Phạm Chí Dũng, ông nói : "Cái thông điệp của họ là đây là một bước đi tôi nghĩ là không tốt và nguy hiểm trong việc đàn áp báo chí tự do. Cho nên thông điệp của họ bắt Phạm Chí Dũng là cũng răn đe những người viết báo tự do khác".

Bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng như sách nhiễu hàng loạt các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã hoàn toàn làm sai với lời nói của Thủ Tướng Phúc và lời rêu rao của ban Tuyên giáo Trung Ương, đang từng bước trắng trợn xâm phạm, triệt tiêu các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội…

Đồng thời, thông điệp nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra qua việc đàn áp trắng trợn này là nỗ lực của họ nhằm triệt tiêu hoàn toàn việc phản biện ôn hòa của các công dân, tiêu diệt các tổ chức xã hội dân sự.

Thông cáo báo chí của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ngày 13 tháng 6 năm 2020 viết : 

"Việc bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn cùng nhiều blogger và Facebooker là hành vi vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại trong việc thực thi các giá trị phổ quát. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam huỷ bỏ các cáo buộc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà báo độc lập nói trên.

Chúng tôi lên án những hành động đàn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói riêng, các tổ chức xã hội dân sự nói chung cũng như những tiếng nói công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình.

Chúng tôi tố cáo và báo động trước cộng đồng quốc tế việc đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các quyền cơ bản của công dân".

Phiên tòa kết tội ba nhà báo yêu nước, dũng cảm đáng kính chưa biết sẽ diễn ra với chi tiết thế nào, nhưng tôi tin một cách chắc chắn họ sẽ không khiếp sợ cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng và không ân hận việc họ đã cống hiến cuộc sống cho tự do ngôn luận, dù theo cáo trạng số 543 của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết luận hành vi của 3 nhà báo này là : "Đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn cơ hội chính trị làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước do đó cần phải bị xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa chung".

Chủ tịch Phạm Chí Dũng và cựu Phó Chủ tịch Lê Ngọc Thanh là 2 trong số 3 nhà báo và blogger Việt Nam được tổ chức Phóng viên Không Biên giới phong làm ‘Anh hùng Thông tin’ nhân Ngày Tự do Báo chí thế giới 2014.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và kiểm soát quyền lực tại Việt Nam

Phú Nhuận, VNTB, 05/01/2021

Trong bối cảnh quyền lực tập trung như hiện nay, không thực sự xuất hiện nhu cầu bức thiết về một công cụ là tài phán hiến pháp, mà thiên chức của nó là bảo đảm cho sự vận hành một cơ chế kiểu khác – cơ chế phân quyền.

taptrung1

Rạch ròi của phân công, phân quyền ?

Từ Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây đến các bản Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, trong khi quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì đều quy định các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng khác nhau gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này thực chất là thẩm quyền để thực hiện ba chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp của quyền lực nhà nước thống nhất, mặc dù mãi đến khi sửa đổi năm 2001, Hiến pháp 1992 mới ghi ba quyền này, và tiếp tục duy trì ở phiên bản Hiến pháp 2013.

Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, ba thứ quyền lực chính là ba chức năng, hay ba loại hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước theo đường lối chính sách của Đảng, phù hợp ý chí của nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đáng tiếc là Hiến pháp 1992 và sau đó là Hiến pháp 2013 không xác định rõ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là cơ quan nào mà đây lại là điều quan trọng nhất cho thấy sự phân công các quyền.

Một điểm nữa là "con người hành pháp" ở Việt Nam lại là Đại biểu Quốc hội, tức đồng thời là "con người của lập pháp", như thế là "nhập làm một" và "nhúng tay vào cả quyền này và quyền kia", sẽ không khách quan và khó truy xét trách nhiệm.

Tuy nhiên, dường như nhận thức về vấn đề tập trung và phân quyền tại Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và mô hình truyền thống của Xô Viết, dẫn đến những cách hiểu phiến diện, chưa đầy đủ, thống nhất thậm chí là trái ngược nhau.

Điều đó dẫn đến một thực trạng là các học thuyết về tập trung và phân quyền ở Việt Nam đã bị áp dụng một cách lúng túng, sai lệch, hiệu quả của việc sử dụng quyền lực chưa cao.

Trong thực tiễn cuộc sống, hai học thuyết tập quyền và phân quyền hoàn toàn không có tính tuyệt đối hay loại trừ lẫn nhau. Vấn đề ở đây không phải là lý thuyết tập trung quyền lực hay lý thuyết phân chia quyền lực là tốt hay xấu, mà là cách thức vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia, từng hệ thống chính trị.

Cải cách hệ thống chính trị đang quá dè dặt ?

So với cải cách để đổi mới nền kinh tế, thì cải cách hệ thống chính trị, đổi mới chính quyền diễn ra khó khăn hơn nhiều. Sự chậm trễ, lỗi nhịp giữa tự do hóa kinh tế, mở cửa thị trường và các cuộc cải cách chính trị, đổi mới chính quyền một cách cần thiết có thể dẫn tới những trục trặc, đe dọa thành tựu kinh tế.

Vấn nạn thâu tóm tài nguyên quốc gia vào tay "tư bản thân hữu" trong và ngoài nước, bóc lột lao động giá rẻ, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, bộ máy hành chính cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà… làm cho các thành tựu kinh tế như những tượng đài chông chênh, có thể đổ vỡ nhanh chóng khi bất ổn diễn ra trên diện rộng.

Thật hiển nhiên, phát triển nhanh và bền vững cần sự hậu thuẫn của một chính quyền mạnh mẽ, một nhà nước hiệu quả. Bằng chứng cho luận điểm này đã có quá nhiều. Chỉ có điều làm thế nào để xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định, một nhà nước hiệu quả… luôn là một thách thức lớn.

Bất hạnh và tìm cách đổ lỗi khi một nhà nước đổ vỡ thì dễ thấy, song làm thế nào xây dựng được chính quyền quản trị nhà nước hiệu quả, vững bền, luôn là điều bí ẩn. Thông thường, các truyền thống và thói quen quản trị quốc gia tồn tại rất vững bền.

Ở Việt Nam trong hơn 100 năm qua, những người cộng sản dường như đã xem nhẹ những giá trị của nền hành chính cổ truyền. Chế độ khoa cử, chính quyền quân chủ, tự trị làng xã được mặc định là mục ruỗng và sụp đổ tan tành. Chúng đã được xem là thối nát, hủ lậu, không còn đáng quan tâm. Các nhà kiến thiết quản trị quốc gia, dù theo xu hướng chính trị nào, hết thảy đều ngoảnh mặt sang phương Tây để tìm lời giải. Từ nền cộng hòa dân chủ nhân dân, mô hình chính quyền Xô Viết đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nay là chế độ pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời hội nhập, hết thảy các lời giải cho các thách thức quản trị quốc gia đều được vay mượn và nhìn từ các lý thuyết quản trị quốc gia.

Tại sao không đặt vấn đề của việc xây dựng chính quyền cần dựa trên những truyền thống bản địa lâu đời, cần tìm lời giải cho các thách thức hiện tại và trong tương lai từ bài học quá khứ ?

Từ góc nhìn Phạm Chí Dũng

"Tôi nghĩ rằng các bài báo trăn trở trước đây của nhà báo Phạm Chí Dũng là đan xen giữa thói quen lập luận biện chứng của một người có học vị tiến sĩ kinh tế – chính trị học (*).

Thói quen này lại có sự dung hòa của một Phạm Chí Dũng đam mê viết lách chuyện văn chương – ông là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Chí Dũng còn đam mê lịch sử. Hòa nhịp của tất cả điều đó cho thấy bàng bạc ý tứ trong bài báo của Phạm Chí Dũng là những trăn trở của một kẻ sĩ – lắm khi là một tráng sĩ Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn/ Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản

Tôi cho rằng nhà báo Phạm Chí Dũng bằng các bài báo của mình muốn nhắc các nhà quản trị quốc gia rằng hãy tạm gác quyền lợi đảng phái sang một bên, chỉ khi đó mới có thể thấu hiểu việc xây dựng chính quyền cần dựa trên những truyền thống bản địa lâu đời, cần tìm lời giải cho các thách thức hiện tại và trong tương lai từ bài học quá khứ…".

Một người bạn của Phạm Chí Dũng có nhận xét như trên ở trước hôm xét xử hình sự sơ thẩm vụ án liên quan Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

Chú thích :

(*)https://www.voatiengviet.com/z/4579

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đặng Đình Mạnh, Thụy My, Chi Mai, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Nam, Quang Nguyên, Pgus Nhuận, Renate Künast, VETO ! Human Rights, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 604 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)