Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đến ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ 4/7 hàng năm thì cũng có một ngày kỷ niệm nho nhỏ, không ồn ào nhưng sâu lắng. Một ngày kỷ niệm không phải ai cũng biết nhưng những người cầm bút mà có đôi chút tâm huyết với cơ đồ dân tộc Việt Nam thì không khỏi có một thoáng chút nhẹ lòng hay một nhấn lung linh gợi nhớ…

vntb1

Lễ ra mắt Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tại Sài Gòn 4/7/2014

Đó là ngày thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam 4/7/2014. Một tổ chức Hội Đoàn nghề nghiệp bình thường được thành lập bình thường trong một xã hội cởi mở và nhân văn, do những con người hết lòng với nghề nghiệp riêng và với sự tiến thân đa dạng của xã hội nhằm mục đích vận động những điều tốt đẹp cho tất cả. Đó là một việc quá ư là bình thường và có thể nói là một xã hội mà không có những diễn tiến như trên thì mới là lạ.

Nhưng 5 năm qua kể từ ngày thành lập đáng nhớ ấy, tiến sĩ và chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và các đồng sự thân thiết nhất của anh mới là những con người phải chịu đựng, phải thấm tháp mọi nỗi khốn khổ, đủ mọi chiêu trò nặng nhẹ hay đủ các đòn phép lúc ẩn lúc hiện của chính quyền nhắm vào Hội NB và vào cá nhân từng tên tuổi trong Hội.

Thật không thể kể hết được những mỗi khổ nhân gian và thường nhật của các anh chị em khi vừa phải :

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…

Lại vừa phải tả xung hữu đột vung bút bảo vệ cho mình và các giá trị cao đẹp mà mình đeo đuổi, và chiến thắng.

Đó là những người cầm bút trong Hội Nhà báo độc lập Việt Nam mà hôm hay chúng ta vinh dự kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 5. Không chỉ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đang đứng vững độc lập như kiềng ba chân trên vai trò của mình, thậm chí giờ đây khi nhắc đến sự độc lập tự chủ thì Hội Nhà báo độc lập sẽ nổi lên như một tảng đá lầm lì trước mọi nghịch cảnh hơn trước. Không những thế cùng với "oai danh" lừng lững tiến lên mỗi ngày một mạnh mẽ thì từng thành viên cốt cán của Hội Nhà báo độc lập cũng khẳng định các giá trị tên tuổi của mình.

Nhớ những ngày đầu thành lập thì các thế lực chống đối đã luôn miệng hạ thấp giá trị của các anh, gọi họ là những kẻ bất mãn, phản động hay là những kẻ chửi thuê hàng tôm hàng cá ngoài chợ. Nhưng 5 năm đã qua những điều bịa đặt như thế đã vắng bóng dần và khi nhắc đến những hội viên đáng kính của Hội Nhà báo độc lập thì chỉ là nhũng lời lẽ trang trọng dành cho những người trí thức cầm bút đang nặng nợ với núi sông.

Những con người đã tạo nên một phong cách riêng biệt, độc lập và đã đứng vững vàng trong gieo neo, gian khó để tiếp tục dùng cây bút chân chính của mình lan tỏa những điều tốt đẹp đi khắp nhân gian…

Chúc mừng sinh nhật hiệp hội thân thương của chúng ta, và ta yêu Hội như yêu một người tình thủy chung nhất.

Mai Tú Ân

Nguồn : VNTB, 04/07/2021

Published in Diễn đàn

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy xé bỏ đơn kháng cáo trong trại giam

RFA, 29/01/2021

guong0

Blogger Nguyễn Tường Thụy tại phiên tòa sơ thẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một blogger của Đài Á Châu Tự Do đã xé bỏ đơn kháng cáo bản án sơ thẩm ngày 5/1-2021 trong trại tạm giam của An ninh thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị buộc phải viết theo hướng dẫn của viên công an. 

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, Phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị tuyên án 11 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Thụy hôm 29/1 thuật lại lời của 1 bị cáo khác ở trong cùng trại giam cho hay. Ông nói qua điện thoại như sau : 

"Về trường hợp của ông Thụy thì ngay lần đầu tiên... một tuần sau khi phiên tòa thì tôi có vào gặp ông Thụy thì ông cho biết là cái khả năng kháng cáo của ông là dưới 50%.

Tuy nhiên là tôi đã chỉ cho, hướng dẫn cho ông là kháng cáo thì chỉ có lợi chứ không có hại.

Ông ấy nói rằng, tình hình giam giữ ở trong trại giam này khắc nghiệt cho nên ông muốn ra ngoài lao động cho được tự do. 

Sau đó đến gần sát ngày thời hạn kháng cáo, tôi lại vô thì cái khả năng kháng cáo của ông nói rằng là chỉ còn 20%, có nghĩa là càng ngày càng xuống. 

Trong cái ngày thứ 16 tức là 15 ngày là hết hạn kháng cáo thì tôi có vào gặp một bị cáo khác trong một vụ án khác có biết ông Thụy, thì bị cáo ấy thuật lại : Ông Thụy đi ra ngoài ngày thứ 15 để viết đơn kháng cáo, tuy nhiên cán bộ hướng dẫn ông ấy nói rằng là ông phải viết theo ý của họ thì ông Thụy đã không đồng ý. 

Ông Thụy đã xé bỏ cái bản kháng cáo đó và trở về phòng giam. Họ có nói rằng là thứ sáu tuần trước hoặc là thứ hai tuần này sẽ được đi lao động tại trại giam Bố Lá và từ Bố Lá sẽ chuyển ra trại nào nữa thì không biết".

Như vậy, trong vụ xét xử các thành viên Hội Nhà báo Độc Lập mở màn cho năm 2021 của chính quyền Việt Nam, chỉ có 1 người kháng cáo bản án sơ thẩm là ông Lê Hữu Minh Tuấn.

2 nhà báo khác là ông Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Dũng không kháng cáo và đã bị chuyển sang trại giam Bố Lá của Công an thành phố Hồ Chí Minh ở Bình Dương hôm 25/1. 

Bà Nguyễn Thị Lân, vợ ông Thụy hôm 29/1 cũng đi thăm ông ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh nhưng được chỉ sang trại giam Bố Lá. 

Công an quản giáo trại giam này sau đó không cho phép bà Lân gặp blogger của Đài Á Châu Tự Do, viện dẫn là tình hình dịch bệnh phức tạp và chỉ cho gửi quà và tiền lưu ký. 

Như chúng tôi đã thông tin, ngày 5/1/2021, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng buổi sáng đã xét xử xong và kết án 3 lãnh đạo của Hội Nhà Báo Độc Lập VN vì làm công việc báo chí của họ. 

Mức án lần lượt gồm : ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù giam. 

Bản án này ngay lập tức đã vấp phải chỉ trích của hàng loạt tổ chức quốc tế về nhân quyền, các cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ. 

Nghị viện Liên Hiệp Châu Âu vừa qua cũng bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án việc bỏ tù 3 nhà báo, kêu gọi Việt Nam phóng thích và đề nghị xem xét lại Hiệp định thương mại tự do với quốc gia độc đảng này. 

*************************

Dân biểu Đức "bàng hoàng" vì ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo

RFA, 29/01/2021

Một Dân biểu Đức hôm 26/1 cho biết bà "bàng hoàng" khi nghe tin ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam không kháng cáo bản án 15 năm tù.

guong2

Nhà báo Phạm Chí Dũng tại phiên tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Ông Phạm Chí Dũng bị tuyên án 15 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong một phiên tòa hôm 5/1/2021 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông cáo báo chí của bà dân biểu Renate Kunast, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với ASEAN, cho rằng tuyên bố không kháng án của ông Phạm Chí Dũng cho thấy rõ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang thảm hại thế nào.

Bà này kêu gọi cộng đồng quốc tế không được phép ngừng nghỉ trong hoạt động đòi hỏi cho nhân quyền phải được tôn trọng.

Bà dân biểu Đức trong thông cáo đưa ra cũng bày tỏ hoan nghênh việc Nghị Viện Châu Âu vào ngày 21 tháng 1 thông qua Nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, trong đó có yêu cầu Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho ông Phạm Chí Dũng và những người khác phải bị tù chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận.

Sang ngày 27 tháng 1, bà Dân biểu Đức Renate Kunast cùng với hai Dân biểu Đức khác và một Dân biểu Nghị viện Châu Âu gửi một thư ngỏ về việc hai tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực tại Việt Nam.

Thư ngỏ cho biết tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đang phải tuyệt thực tại Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An và tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực tại Trại An Điềm ở Quảng Nam.

***********************

Nhà báo Phm Chí Dũng không kháng cáo, dân biu Đc ‘bàng hoàng’

VOA, 28/01/2021

Sau khi hay tin nhà báo đc lp Phm Chí Dũng quyết đnh không kháng án bn án 15 năm tù và 3 năm qun chế, Dân biu liên bang Đc Renate Künast bày t s bàng hoàng trước nim vô vng ca tù nhân lương tâm vào nn công lý Vit Nam.

guong3

Nhà báo Ph m Chí Dũng t i phiên tòa ngày 5/1/2021 Thành ph H Chí Minh. Photo

"Hôm nay tôi bàng hoàng khi nhn tin ông không mun đòi phúc thm bn án vô nhân đo vì ông không còn chút hy vng nào v mt phiên x công bng ti quc gia Vit Nam này", Dân biu Künast viết trong mt thông cáo bng tiếng Đc hôm 26/1 và được t chc VETO! Mng lưới Người Bo v Nhân quyn dch sang Vit ng và gi cho VOA hôm 27/1.

Dân biu Đc cho biết thêm : "Tuyên b ca ông cho thy rõ tình trng nhân quyn ti Vit Nam đang thm hi thế nào và chúng ta - cng đng Quc tế - không được phép ngng ngh trong vic đòi hi cho nhân quyn phi được tôn trng".

Hôm 24/1, Vit Nam Thi báo, trang tin ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAVN) do ông Phm Chí Dũng làm ch tch, viết : "Tiên liu rng vic kháng cáo cũng s không làm thay hin trng ca bn án đã tuyên, ông Dũng đã tuyên b s không kháng cáo ngay trong bui tiếp xúc đu tiên vi các lut sư bào cha sau phiên x án. Tuy nhiên ông Phm Chí Dũng đã khuyên hai đng s ông Nguyn Tường Thụy và ông Lê Hu Minh Tun nên kháng cáo".

Trước đó, hôm 18/1, t tri giam Chí Hòa, ông Dũng đã ra tuyên b không kháng cáo : "Tôi hiu đây là mt bn án đã được đnh sn cho chúng tôi đ bóp nght t do báo chí Vit Nam".

"Không kháng cáo bn án không phi là chp nhn bn án bt công và rt nng n này Hãy đ bn án này cho thế gii thy cái gi là t do nhân quyn, t do báo chí Vit Nam là như thế nào", theo tuyên b ca ông Dũng được trang Vit Nam Thi báo đăng ti.

T Đc, ông Vũ Quc Dng, Giám đc Điu hành ca t chc nhân quyn VETO! Mng lưới Nhng người Bo v Nhân quyn, nói vi VOA :

"Ông Phm Chí Dũng là mt trường hp đin hình cho vic vi phm quyn t do ngôn lun và t do báo chí Vit Nam".

"Trước khi b bt, ông Dũng đã gi mt s kiến ngh cho Ngh vin Châu Âu trong giai đon Ngh vin Châu Âu đang xét thông qua Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA)".

Ông Vũ Quc Dng cho biết Dân biu Renate Künast đã bo tr cho ông Phm Chí Dũng t tháng 10/2020 và đưa ông Dũng vào chương trình Dân biu bo v cho Dân biu ca Quc hi Đc.

Hôm 28/1, t Hà Ni, bà Phm Th Lân, v ca ông Nguyn Tường Thụy cho VOA biết rng bà s vào thành ph H Chí Minh vào ngày 29/1 đ tìm hiu xem chng bà có quyết đnh kháng cáo bn án 11 năm tù và 3 năm qun chế ca ông hay không.

Trang Vit Nam Thi báo loan báo rng ông Lê Hu Minh Tun, người cũng b kết án 11 năm tù và 3 năm qun chế, s kháng cáo.

Hôm 21/1, Ngh vin Châu Âu thông qua ngh quyết v tình hình nhân quyn ti Vit Nam, bày t quan ngi sâu sc đi vi vic bt gi tùy tin và kết án đi vi ba nhà báo thuc Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam ; kêu gi Vit Nam phi tr t do ngay và vô điu kin cho ba ông, cũng như tt c nhng nhà báo khác - nhng người bo v nhân quyn, môi trường, nhng nhà hot đng công đoàn, các tù nhân lương tâm b bt gi và chu án tù ch vì thc thi quyn t do biu đt.

Thông cáo ca các ngh viên Châu Âu tái khng đnh rng vic tôn trng nhân quyn cu thành mt nn tng chính yếu cho nhng quan h song phương gia Vit Nam và EU và là mt yếu t quan trng ca Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA).

Ngh quyết ca Ngh vin Châu Âu cũng kêu gi Vit Nam sa đi các điu khon mang tính đàn áp trong lut hình s, đáng lưu ý là điu 117, 118 và 331 trong B lut Hình s Vit Nam.

***********************

Dân biu Đc kêu gi tr t do cho ông Phm Chí Dũng

VOA, 05/01/2021

Dân biu liên bang Đc Renate Künast hôm 5/1 kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho nhà báo đc lp Phm Chí Dũng ngay sau khi ông b kết án 15 năm tù và 3 năm qun chế.

guong4

Dân biu Đc Renate Kunast và chân dung ông Phm Chí Dũng. Photo bundestag.dee

"Hôm nay tôi rt bàng hoàng nhn tin nhà báo ni tiếng Tiến sĩ Phm Chí Dũng, Ch tch ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAVN), đã b Tòa án Nhân dân Thành ph H Chí Minh kết án 15 năm tù và thêm 3 năm qun thúc ti gia vi cáo buc "Tuyên truyn chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam", bà Künast viết trong mt thông cáo bng tiếng Đc và được t chc VETO! Mng lưới Người Bo v Nhân quyn dch sang Vit ng và gi cho VOA ngày 5/1.

"Hai cng s viên ca ông cũng b tòa án này kết án tng cng 22 năm tù và 6 năm qun thúc ti gia. Đây là án tù cao nht cho ti nay cho ti danh này đi vi người bo v nhân quyn Vit Nam", Dân biu Đc cho biết.

"Cũng trong tư cách là Ch tch Nhóm Dân biu v Quan h vi Khi ASEAN ca Quc hi Liên bang Đc tôi kêu gi Vit Nam tr t do cho Tiến sĩ Phm Chí Dũng, ông Nguyn Tường Thy và ông Lê Hu Minh Tun", bà kêu gi.

guong5

Tuyên b ca Dân biu Đc Renate Kunast v vic kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho ông Phm Chí Dũng. Photo renate-kuenast.de.

Dân biu Künast, trước đó đã chính thc bo tr cho ông Phm Chí Dũng, cho biết rng ngay trước khi b bt Tiến sĩ Dũng đã nhiu ln và mnh m kêu gi Ngh Vin Âu Châu không b phiếu thông qua Hip đnh Thương mi T do gia EU và Vit Nam (EVFTA) nếu Vit Nam không tr t do cho các tù nhân chính tr và không ci thin tình trng nhân quyn mt cách c th.

"Các quc gia thành viên ca Liên Hiệp Châu Âu (EU) có bn phn đu tranh cho ông được t do và cho t do báo chí Vit Nam vi tt c các phương tin ca EVFTA và Hip đnh Đi tác và Hp tác gia EU và Vit Nam (PCA)", thông cáo viết.

Bà nhn mnh : "Nhng ha hn ci thin nhân quyn trong tiến trình phê chun EVFTA là chưa đ mà cn chng minh bng hành đng thc tế. Thương mi t do vi khi EU không th din ra mà không bo v nhân quyn".

Published in Diễn đàn

Phạm Chí Dũng sẽ không kháng cáo

VNTB, 25/01/2021  

  • Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo
  • Ông Lê Hữu Minh Tuấn quyết định kháng cáo với sự trợ giúp của Luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh.
  • Liệu Ông Nguyễn Tường Thuỵ có kháng cáo hay không vẫn chưa được rõ.

phuctham1

Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo

Lời cuối trước toà hôm 5/1/2021, ông Phạm Chí Dũng đã nói: Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền ‘tự do báo chí’ của Việt Nam.

Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này ".

Tiên liệu rằng việc kháng cáo cũng sẽ không làm thay hiện trạng của bản án đã tuyên, ông Dũng đã tuyên bố sẽ không kháng cáo ngay trong buổi tiếp xúc đầu tiên với các luật sư bào chữa sau phiên xử án. Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng đã khuyên hai đồng sự ông Nguyễn Tường Thuy và ông Lê Hữu Minh Tuấn nên kháng cáo.

Trước khi thời hạn kháng cáo kết thúc vào ngày 20/1/2021, ông Phạm Chí Dũng đã khẳng định không kháng thông qua một bản tuyên bố do chính tay ông ký với sự chứng kiến của hai Luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh.

"Tôi đã chứng kiến việc các luật sư bào chữa cho tôi và các đồng nghiệp của tôi bị toà án Tp HCM đối xử thiếu văn hóa và thô bạo như thế nào.

Tôi hiểu đây là một bản án đã được định sẵn cho chúng tôi để bóp nghẹt tự do báo chí ở Việt Nam.

Nghe kết quả xét xử vụ án nhóm Hiến Pháp ngày 08/01/2021, không có sự thay đổi nào cả. Mà lẽ ra họ phải được trả tự do vì không có tội. Họ chỉ chuẩn bị đi biểu tình để đòi quyền Hiến Pháp chứ không phá rối an ninh.

Chứng kiến nhiều vụ án chính trị xét xử phúc thẩm không thay đổi bản án

Cho nên, tôi quyết định không kháng cáo bản án.

Không kháng cáo bản án không phải là chấp nhận bán án bất công và rất nặng nề này. Số phận của tôi không phải do phiên tòa hay đảng cộng sản quyết định và do chúa quyết định.

Hãy để bản án này cho thể giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào".

Ông Phạm Chí Dũng đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức trong và ngoài được đã bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm cho tình cảnh của ông và các cộng sự.

"Tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến bộ ngoại giao Hoa kỳ, bộ ngoại giao đức, liên minh châu âu, cao uỷ nhân quyền LHQ và các cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã lên tiếng, chia sẻ sự cảm thông về tình cảnh của chúng tôi.

Rất cảm ơn hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh đã nhiệt tâm bào chữa, ủng hộ cho chúng tôi bất luận kết quả không như mong muốn.

Xin cầu nguyên thiên chúa giúp cho gia đình chúng tôi luôn bình an và hi vọng sớm sẽ gặp lại nhau .

Xin cầu nguyện dân chủ và nhân quyền sớm đến với dân tộc Việt Nam".

phuctham2

Bất lợi cho bang giao quốc tế đến mức nào ?

Ngày 21/11/2019, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đã bị bắt sau khi gửi thư cho Liên Âu yêu cầu hoãn phê chuẩn Hiệp định EVFTA cho đến khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết nhân quyền.

Lần lượt sau đó, phó chủ tịch Hội Nguyễn Tường Thuy và hội viên Lê Hữu Minh Tuấn đã bị bắt vào ngày 23/5/2020 và 12/6/2020. Cả ba ông đều bị cáo buộc theo điều 117 của Bộ Luật Hình Sự.

Gần 1 năm sau khi EVFTA được thông qua, ngày 5/1/2021 Việt Nam đã tuyên án ông Phạm Chí Dũng cũng hai đồng sự mức án khắc nghiệt chưa từng có cho những người bị kết án theo khoản 2 điều 117 của Bộ Luật Hình sự.

Mức án 15, 11 và 11 năm chẳng khác gì một cái tát vào mặt Liên Âu, chứng tỏ cho Liên Âu thấy rằng nhân quyền không những không được tôn trọng mà còn bị vi phạm ngày càng trầm trọng.

Nữ Dân biểu Maria Arena  (Liên minh Xã hội & Dân chủ, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu) đã tuyên bố thẳng thừng về việc mất lòng tin đối với chế độ Cộng sản độc tài Việt Nam bởi không còn tin họ muốn tôn trọng nhân quyền" trong buổi họp ngày 22/1/2021.

"Ngày 22 tháng 2 năm 2020, Quốc hội này phê chuẩn Hiệp định EVFTA Liên Âu  Việt Nam. Dù rằng chúng ta có tất cả những báo cáo từ những năm 2018, 2019, 2020 của các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc tế, Human Rights Watch, v.v… tố cáo các tội ác và những vi phạm các quyền cơ bản của người dân Việt.

Báo cáo viên Uỷ ban Thượng mại quốc tế Liên Âu (INTA), Ông Bourgeois nắm giữ các hồ sơ này, ông cũng đã từng đến Việt Nam hồi ông còn làm Bộ trưởng trong Chính phủ Vương quốc Bỉ. Ông phải biết các sự trạng này chứ. Thế mà ông chẳng hề lên tiếng đề cập vấn đề Nhân quyền. Cũng chính ông Báo cáo viên này còn ca hót rằng, nếu chúng ta nhận thấy những vi phạm nhân quyền trầm trọng và quy mô, chúng ta sẽ phải bỏ đi mọi ưu đãi thương mại cho Việt Nam. Vậy sao?

Nay tôi hướng tới ông Bourgeois và hướng tới Uỷ ban Liên Âu. Những vi phạm trầm trọng, vẫn còn hiện hữu đó, chúng đã hiện hữu và còn sẽ tiếp tục hiện hữu.

Cho nên, tôi yêu sách Liên Âu đình chỉ Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam".

Ngày 22/1/2021, Quốc Hội Âu Châu đã ra nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, đặc biệt về trường hợp của ba nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, và Lê Hữu Minh Tuấn  với  592 phiếu thuận, 32 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Nguồn : VNTB, 25/01/2021

*********************

Chuyện kháng cáo…

Trần Lê, VNTB, 25/01/2021

"Kháng cáo là tôi vô tội thì phúc thẩm dễ y án lắm !"

Một luật sư chuyên làm án tranh tụng, giờ vì sức khỏe kém, ông không thể đứng lâu nên chuyển sang nghề luật sư tư vấn. Ông này là bạn của tôi, nên cứ mỗi bận thắc mắc điều gì liên quan tới ‘án – iếc’, tôi cứ hẹn ông bạn cà phê và tha hồ hỏi mà không tốn cắc bạc tiền trả cho ‘chất xám’ luật sư.

phuctham3

Phạm Chí Dũng trong phiên sơ thẩm ngày 5/1/2021 - Ảnh minh họa 

Lần đó, nhân vụ mấy người bạn của tôi bị kết án theo khoản 2, Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, sau đó chỉ có 1 người chắc chắn ‘chống án’ lên cấp tòa phúc thẩm , còn các ‘đồng phạm’ thì chấp nhận ‘đi trường’ ngay sau khi hết hạn kháng cáo. "Phải chăng không kháng cáo là nhìn nhận các tội danh mà cấp sơ thẩm đã tuyên?", tôi thắc mắc.

Ông bạn luật sư nói rằng, rất có thể mấy vị không chống án kia hiểu quá rõ là nếu mình kháng cáo theo hướng không phạm tội, thì với khoản 2, Điều 117, chẳng có cấp tòa phúc thẩm nào giảm án đâu.

"Tôi hiểu bạn đang thắc mắc vụ án gì. Nói vầy, án trong khung cáo buộc của "an ninh quốc gia", chỉ giảm ở mức thấp nhất nếu như người bị buộc tội đồng ý việc làm của mình là đúng như những gì mà công tố ra rả trước tòa. Nhưng bạn ơi, tôi tin rằng chẳng có ai điên khùng để làm một điều mà biết tỏng tòng tong đây là cấm kỵ của pháp luật, chắc chắn phải ở tù ngoài chục năm cả.

Bởi viết báo công khai, đăng công khai, với hẳn hòi mục đích là phản biện đa chiều, theo đúng quyền Hiến định là người dân được trao quyền giám sát mọi chính sách của Đảng ghi tại Điều 4.2 và 4.3, thì làm sao lại là phạm tội cho được kia chứ? Hơn nữa, đây là thuộc cách hiểu của dân chủ.

Nói về dân chủ, tôi còn nhớ trên báo chí vẫn nhắc câu chuyện diễn ra tháng 6/1968, tại buổi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên truyền Trung ương Ðảng về việc làm và xuất bản loại sách "Người tốt, việc tốt", Bác Hồ căn dặn : "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân…".

Vậy thì tại sao Đảng không cảm ơn các bài báo đưa ra những lập luận phản biện về các quyết sách của Đảng, qua đó giúp Đảng hiểu để sửa mình, để Đảng vẫn có thể vĩ đại trở lại trong mắt công chúng ?" – ông bạn luật sư vừa ngồi nói, vừa diễn tả bằng những cái ‘chém tay’ cố hữu như hồi còn đứng trước phiên tòa để tranh tụng.

Phân tích chi tiết, ông bạn của tôi nói giả dụ như ở đây là kháng cáo theo hướng giảm nhẹ, thì thử phân tích Bộ luật Hình sự 2015, Điều 51"Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự".

Theo luật thì các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự :

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm ;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả ;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết ;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội ;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra ;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra ;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn ;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng ;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức ;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra ;

m) Phạm tội do lạc hậu ;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai ;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên ;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết ật đặc biệt nặng ;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình ;

r) Người phạm tội tự thú ;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án ;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội ;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác ;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

"Thử coi ông bạn kháng cáo kia có đáp ứng nội dung nào ở đây không rồi hãy bàn tiếp, ở Điều 54 "Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng", ghi:

"1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".

Tôi tin là có quyền hy vọng phiên phúc thẩm sắp tới, sẽ tuyên ông bạn kháng cáo đó khung hình phạt 5 năm theo khoản 1, Điều 117. Nếu thật sự có điều này, tôi nghĩ trước tiên cần hết sức biết ơn các ‘đồng phạm’ trong vụ án đã chọn việc từ chối kháng cáo.

Tế nhị và có chút lắt léo là chỗ đó" – ông bạn luật sư của tôi đã đưa ra những giả định đầy rối rắm như vậy.

Trần Lê

Nguồn : VNTB, 25/01/2021

*********************

Án bỏ túi… có phúc thẩm thì vẫn y án !

Trúc Chi, VNTB, 21/01/2021

Đã tròn 15 ngày kể từ ngày xét xử vụ án Hội Nhà Báo Độc Lập.

phuctham4

Án bỏ túi 37 năm tù giam chỉ nhằm bóp nghẹt tự do báo chí - 37 năm tù giam và 9 năm quản chế cho Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và hội viên Lê Hữu Minh Tuấn.

Những ngày này có lẽ hơn bao giờ hết mới cảm nhận được sự can trường của những người mẹ, người vợ, người chị, người thân của các nhà báo đang bị giam giữ.

Giữa những lúc mưa bão, lũ lụt hay ngay cả trong thời điểm dịch bệnh nguy hiểm, họ vẫn tất tả ngược xuôi để lo cho người thân của mình mà không một lời ca thán. Rồi đến ngày xử án, họ và những người vợ tù nhân lương tâm khác là những người đã trực tiếp đưa thông tin, hình ảnh ra cho thế giới bên ngoài được biết tin tức về một phiên toà được cho là "xét xử công khai nhưng lại kín".

Thông tin một chiều chỉ có được trên báo chính thống, hình ảnh phiên xử chỉ có trên hệ thống truyền hình nhà nước…

Nếu không có tin từ luật sư bào chữa đăng rất nhanh chóng và hợp xu hướng truyền tải thông tin tất tần tật trên mạng xã hội thì sẽ lại còn mù mờ đến mức nào.

Còn lại thì tất cả chỉ là im ắng… im ắng đến rợn người…

Mà có lẽ ai cũng sợ phải án binh bất động ; thì làm sao có thể thoát xác ve sầu để mạo hiển đến một nơi mà an ninh thường phục, sắc phục đã được bố trí vòng trong vòng ngoài…

Làm sao mà lại không thể sợ được cơ chứ !

Một vụ xét xử đã làm lôi cuốn sự chú ý của truyền thông thế giới vì những bản án nặng nề mà nhà cầm quyền dành cho ba nhà báo độc lập như những phát đại bác bắn vào tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam.

37 năm tù giam và 9 năm quản chế cho Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và hội viên Lê Hữu Minh Tuấn.

6 năm trước, năm 2015, nhà báo Phạm Chí Dũng đã từng lạc quan khi trả lời Thomas Bass rằng có lẽ những tù nhân lương tâm chỉ phải nhận án vài ba năm tù là hết. Những đển hôm nay, với bản án có thể được coi là nặng nhất từng được giáng xuống cho những người bị xét xử theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự, thì ắt sau này sẽ không mấy ai nhận một bản án nhẹ nhàng hơn mà sẽ lại càng tiệm cận về phía kịch khung.

Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gọi đây là thông điệp "lạnh mình" cho giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, James Pearson cũng nhận xét đây là sự đàn áp "ớn lạnh" đối với những ai dám phản biện nhà cầm quyền ngay trước thềm Đại hội Đảng XIII sắp sửa nhóm họp vào thứ Hai tuần tới.

Tình trạng của nhà báo Phạm Chí Dũng và những người hoạt động dường như đều được định đoạt sẵn một khi đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản nhất của con người đó là như "cá nằm trên thớt".

Bản án 37 năm dành cho ba nhà báo có lẽ được nhà cầm quyền sử dụng làm đòn cảnh tỉnh cho những ai dám phản biện xã hội. Dù đã có thể phần nào dự đoán được nhưng vẫn không thể nào không uất ức, phẫn nộ khi nghe toà tuyên án.

Sự phẫn nộ với phiên xét xử lại trở thành sự buồn cười khi Toà truy thu tiền từ các nhà báo mà Toà cho là thu lợi bất chính. Họ lao động trí óc, sử dụng chất xám để sáng tạo chứ không ăn tàn ăn hại vào tiền thuế của người dân.

Số tiền mà họ buộc phải trả lại chưa được tròm trèm 2 tỷ trong thời gian 6 năm lao động lương thiện. Số tiền đó chỉ là là muỗi so với tiền tiêu vặt của một ông quan tỉnh. Số tiền đó đã thấm vào đâu để chạy cho được một cái chứ thơm tho vào thời điểm chạy quyền chạy chức đồng bộ này ?

Con của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ đã thốt lên rằng: "Bố đã 70 tuổi rồi, biết có ở được ngần ấy năm trong tù không !".

Với nhà báo Phạm Chí Dũng, nếu ở hết thời gian thụ án trong tù, khi ra ngoài anh đã là một ông lão ở tuổi thất thập cổ lai hy; con trai út anh giờ mỗi ngày vẫn nói " Ba đi công tác, thứ sáu về", khi anh trở về nó đã là một chàng thanh niên trẻ.

Với Lê Hữu Minh Tuấn, 11 năm là qua hết một thời trai trẻ để có thể tạo dựng một tương lai, sự nghiệp, bỏ lỡ cả độ tuổi nên lập gia đình.

Thế nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu cho đến khi nói lời cuối rằng họ không làm gì sai cả.

Một Phạm Chí Dũng hiên ngang, một Nguyễn Tường Thuỵ bình tĩnh đến lạ thường, một Lê Hữu Minh Tuấn ung dung, tự tại mà tôi chỉ được nhìn qua báo chí khác hẳn những quan chức lừa đảo, tham nhũng ăn của dân không từ thứ gì lại phải khóc lóc, ngất xỉu, xin lỗi đảng, xin lỗi lãnh đạo, xin lỗi cả bố mẹ.

Cái bản án khắc nghiệt dành cho cho việc cầm bút để phản biện thật quá đắt trong một chế độ mà tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bị bóp nghẹt bằng một bản án đã định sẵn như nhà báo Phạm Chí Dũng đã nói.

Hôm này là ngày hạn họ phải nộp đơn kháng cáo … dù có kháng cáo hay không, nhìn những vụ án từng được phúc thẩm từ trước, mà chẳng đâu xa xôi là Nhóm Hiến Pháp được đưa ra xử chỉ 3 ngày sau khi xử 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam phiên sơ thẩm.

Án bỏ túi đã tuyên … có phúc thẩm thì vẫn y án!

Chính phủ Việt Nam đã trả lời chất vấn của các cơ quan thuộc Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng ba nhà báo của hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam.

Nhưng tôi cũng như nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuy, Lê Hữu Minh Tuấn, nhìn khắp hết vẫn không biết họ đã phạm tội gì.

Cái tội duy nhất có lẽ là họ đã sanh ra nhầm ở chế độ không biết trọng dụng người tài, và không được phép buông lời nghịch nhĩ.

Trúc Chi

Nguồn : VNTB, 21/01/2021

Published in Diễn đàn

Việt Nam : Trước tòa, Phạm Chí Dũng khẳng định tự do ngôn luận là quyền của công dân

Đặng Đình Mạnh, Thụy My, RFI, 06/01/2021

Hôm 05/01/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên tòa xử ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập với các bản án nặng nề trong đó chủ tịch hội Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù giam, phó chủ tịch Nguyễn Tường Thụy và nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù, cộng thêm ba năm quản chế vì tuyên truyền chống Nhà nước. 

nhabao01

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng trước tòa án, thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/01/2021  © via Reuters - TTXVN

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Đặng Đình Mạnh đã trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ :

RFI : Kính chào luật sư Đặng Đình Mạnh. Luật sư có nhận xét như thế nào về phiên tòa xử ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập vừa rồi, và tinh thần của những người bị đưa ra xét xử ra sao ?

Đặng Đình Mạnh : Tôi tin rằng cả ba người, ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã phải chịu một bản án hết sức bất công. Các ông ấy chỉ thực hiện những quyền do Hiến pháp Việt Nam quy định : quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội. Nhưng rất tiếc là những điều đó bị đẩy đi quá xa, đến mức ba ông phải ra tòa như những người vi phạm pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi có nhận xét chung là cả ba người có tinh thần rất vững vàng. Họ rất biết điều họ làm, và có thể họ cũng biết trước khả năng sẽ phải gánh những hậu quả, mặc dù họ tin rằng mình làm đúng. Tại tòa, hầu như họ thừa nhận tất cả những việc mà cơ quan tố tụng Việt Nam cho rằng họ làm. Tuy nhiên bên cạnh đó họ vẫn khẳng định những việc làm của mình không vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây là điều hết sức đáng lưu ý trong vụ án này.

Chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Phạm Chí Dũng trong trại giam, vào những ngày trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Tôi thấy ông có thái độ hết sức ung dung, ông rất điềm nhiên về những diễn tiến của vụ án. Qua trao đổi tôi biết rằng ông có đức tin rất lớn đối với Thiên Chúa, mặc dù thật ra gia đình ông không phải là gia đình có đạo Công giáo.

Và như ông đã nói cho chúng tôi biết, năm 2012 ông chợt ngộ ra Thiên Chúa, và từ đó trở đi ông có niềm tin rất lớn đối với Công giáo, đối với Thiên Chúa. Thậm chí ở lần gặp gần đây nhất trong những ngày Giáng Sinh, thì ông cho biết trước lễ Giáng Sinh vài ngày, ông có sáng tác một bài hát tên là "Thánh ca tự do", trong đó có câu "Ngục tối không giam được đức tin". Gần như là đức tin đã giúp cho ông ấy vượt qua được nghịch cảnh, trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù.

RFI : Ông Phạm Chí Dũng có đề nghị điều tra lại phải không ạ, và sẽ có kháng cáo hay không ?

Đặng Đình Mạnh : Ông Dũng có cho biết vụ án được điều tra quá sơ sài, đây là đánh giá của ông. Vì vậy ông đề nghị tòa xem xét điều tra lại vụ án. Trước phiên tòa, các luật sư đã có giải thích về việc kháng cáo, những ưu điểm, khuyết điểm của việc này, và họ đều khẳng định là sẽ kháng cáo. Nhưng chúng ta cũng chưa biết họ có thực hiện điều đó hay không, vì quyền quyết định vẫn thuộc về họ. Sau 15 ngày nữa mới biết được.

RFI : Mà nếu kháng cáo có lẽ cũng không thay đổi được gì nhiều…

Đặng Đình Mạnh : Có lẽ nhận định đó đúng. Tại vì qua thời gian tham gia vào quá trình hoạt động xét xử tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những vụ án thuộc nhóm tội - mà nhóm Hội Nhà báo Độc lập bị cáo buộc là tội xâm phạm an ninh quốc gia, hay gọi tắt là những vụ án về chính trị - thường thì án sơ thẩm như thế nào, thì án phúc thẩm nếu có kháng cáo họ cũng sẽ giữ y những hình phạt như án sơ thẩm. Sự thay đổi hầu như là không có.

RFI : Thưa luật sư, dường như những năm gần đây các vụ án chính trị thường bị xử nặng ?

Đặng Đình Mạnh : Quả đúng là như vậy. Thời gian gần đây với những vụ án chính trị thường thì hình phạt ngày càng nặng thêm. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là đối với những vụ án thuộc nhóm tội, tuy gọi là tội chính trị nhưng nội dung là tuyên truyền chống nhà nước. Nếu nói nôm na, gọi là "vạ miệng" đó mà. Tức là nói những điều không nên nói ! Thế nhưng hình phạt thì rõ ràng ngày càng nặng.

Và dường như ông Phạm Chí Dũng với hình phạt được tuyên là 15 năm tù, có vẻ ông là người đang nắm giữ kỷ lục mức hình phạt cao nhất đối với tội danh theo Điều 117 Luật Hình sự. Những hình phạt phải nói là hết sức nặng nề, khắc nghiệt.

Thật ra cả ba người đều bị truy tổ theo khoản 2 Điều 117, với hình phạt dao động từ 10 đến 20 năm tù. Nhưng so với những người bị truy tố cùng tội danh này, thì cho đến nay tôi thấy hình như chưa có ai chịu hình phạt nặng như ông Dũng. Mười lăm năm tù, theo tôi là cái mức kỷ lục rồi đó !

RFI : Ông Phạm Chí Dũng có chờ đợi một mức phạt nặng như thế này không ?

Đặng Đình Mạnh : Ông Dũng hầu như là không quan tâm đến vấn đề hình phạt, ông nhấn mạnh điều đó rất nhiều lần. Và thậm chí ông cũng nhờ tôi trấn an gia đình là chuyện hình phạt cao hay thấp bao nhiêu không phải là con số ông quan tâm. Gần như đây là điều cơ bản mà ông thường nhắc đi nhắc lại với tôi, rằng "Chúng tôi đã làm điều gì mà phải chịu hình phạt ?".

Cho nên số năm tù đối với ông Phạm Chí Dũng có vẻ không phải là con số mà ông ấy quá bận tâm. Trong phiên tòa, thái độ đó thể hiện rất rõ. Ông ấy hết sức điềm nhiên, không hề có dấu hiệu sợ sệt gì cả.

RFI : Thưa luật sư, có một nhận xét là các bị cáo ra tòa lần này tuy mặc thường phục nhưng rất giống nhau, như một kiểu đồng phục…

Đặng Đình Mạnh : Thật ra thì như thế này. Từ lâu đã có một văn bản của Tòa án Tối cao, miễn cho những người ra tòa khỏi phải mặc bộ đồng phục sọc - tức là đồng phục của những người thụ án, có hình phạt đã có hiệu lực pháp luật rồi. Và cho phép họ được mặc đồ dân sự bình thường, để bảo đảm nguyên tắc một người chỉ được coi là có tội khi đã có bản án xét xử họ có hiệu lực pháp luật. Vì vậy nên khi ra tòa họ là người chưa có tội, được mặc loại áo bình thường.

Tuy nhiên sau đó chúng tôi thấy các trại giam dần dần buộc họ mặc những bộ tuy dân sự nhưng lại mang tính chất như những bộ đồng phục. Tức là những bộ quần áo mang màu sắc y như nhau.

Họ (cơ quan chức nặng) có lý giải rằng điều đó tốt cho việc giữ an ninh và quản lý tại trụ sở tòa án. Theo chúng tôi thật ra điều này không thỏa đáng. Như sáng nay chúng tôi nhận thấy ba người đều mặc chiếc áo màu nâu đen. Bộ quần áo hết sức nhàu nhĩ, trông rất thảm hại. Tôi nghĩ rằng nếu họ có sự chọn lựa, họ sẽ không chọn những bộ quần áo giống như sáng nay họ phải mặc ra tòa.

RFI : Đây là một phiên tòa được thông báo là công khai, như vậy các đại diện ngoại giao có quan tâm, và thân nhân có được dự thoải mái không thưa luật sư ?

Đặng Đình Mạnh : Tôi được biết là sáng nay có bà tổng lãnh sự Hoa Kỳ, tổng lãnh sự Đức và của EU có đến theo dõi phiên tòa. Tôi biết điều này bởi lẽ cuối phiên tòa họ có ra gặp, an ủi gia đình ông Dũng, ông Thụy và cậu Tuấn.

Thân nhân được vào rất hạn chế, mỗi một gia đình chỉ có một người được vào thôi. Thí dụ như ông Thụy có vợ là bà Lân, bà từ Hà Nội vào, sáng nay đến tòa với cậu con trai thì cuối cùng chỉ bà Lân được vào thôi, người con phải ở ngoài chờ đợi.

Phiên tòa này được thông báo là phiên xét xử công khai. Thế nhưng mà với lý do dịch, rồi lý do an ninh vân vân…Thật ra dù không có dịch đi nữa thì trước đây họ nại lý do an ninh. Mà nếu không có lý do an ninh thì chúng tôi được biết là phiên tòa vẫn lấp đầy người.

Như sáng nay chúng tôi thấy có một đoàn, khi họ vào trình giấy tờ thì chúng tôi biết họ là những cán bộ của quận 1, là nơi trụ sở họ đóng ở đó. Họ được sắp xếp vào ngồi kín những dãy ghế của những người dự khán phiên tòa. Vì vậy cho nên nếu những người khác - công chúng hoặc gia đình của các bị cáo - muốn vào tham dự thì có thể cũng chẳng có chỗ để ngồi nữa !

RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Đặng Đình Mạnh.

Thụy My thực hiện

Nguồn : RFI, 06/01/2021

********************

Dân biểu quốc hội Châu Âu lên án việc kết án nhà báo Phạm Chí Dũng

Ỷ Lan, Saskia Bricmont, RFA, 06/01/2021

Ỷ Lan : Thưa bà Saskia Bricmont, bà là thành viên Đảng Xanh tại Quốc hội Châu Âu, và cũng là một trong vài tiếng nói mạnh mẽ cho Nhân quyền nói chung và nhân quyền tại Việt Nam nói riêng. Tin vừa loan tải cho biết ba Nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa bị đem ra xét xử, trong số này có ông Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù, hai người kia mỗi người 11 năm tù. Xin bà cho biết phản ứng của bà trước tin này ?

nhabao02

Dân biểu Quốc hội Châu Âu, bà Saskia Bricmont - Photo : RFA

Saskia Bricmont : Điều này chứng minh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chẳng có chi cải thiện theo hướng chúng ta mong đợi, đó là sự tôn trọng thiết yếu cho nhân quyền, cho các quyền cơ bản, đặc biệt quyền tự do ngôn luận. Ngay từ lúc khởi phát, qua những cuộc thảo luận diễn ra giữa chúng tôi, trước tiên tại Quốc hội Châu Âu rồi với nhà cầm quyền Việt Nam, chúng tôi mong mỏi pháp luật Việt Nam cải thiện, đặc biệt bộ Luật Hình sự – bởi vì Phạm Chí Dũng bị kết án chiếu theo bộ luật này, trong khi ai cũng biết ông Dũng hoạt động cho dân chủ, cho tự do báo chí, cho đa nguyên chính trị, cho một Nhà nước pháp quyền… cho những điều chúng tôi đạt được tại Vương quốc Bỉ, tại Châu Âu, và mong muốn các điều ấy được đối tác Việt Nam thực hiện.

Ỷ Lan : Trường hợp Phạm Chí Dũng mang tính tiêu biểu. Ông ấy gửi một băng Video đến các vị dân biểu Quốc hội Châu Âu yêu cầu hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA) bao lâu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chưa được cải thiện. Hai ngày sau đó, ông bị bắt. Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam vô cùng xúc động trước các bản án nặng nề này : 15 năm tù giam cho Phạm Chí Dũng, 11 năm tù cho Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Ông Thuỵ nay đã 70 tuổi. Bà nghĩ sao về án tù này cho Phạm Chí Dũng ?

Saskia Bricmont : Sự kiện ông Dũng bị bắt vì tự do biểu tỏ quan điểm ông, nhằm kêu gọi nhà cầm quyền Châu Âu lấy trách nhiệm mình áp dụng cho nhân quyền tại Việt Nam và sử dụng đòn bẩy EVFTA để thực hiện, là điều không thể chấp nhận theo quan điểm dân chủ. Không thể nào chấp nhận việc bắt giam và tuyên án 15 năm tù cho việc công khai gửi một băng Video kêu gọi như thế. Cho dù bản án có nhẹ hơn đi nữa, theo quan điểm tôi, cũng không thể chấp nhận, vì tôi đã từng bảo vệ trong khuôn khổ thương thảo để tự do ngôn luận và dân chủ được tôn trọng tại Việt Nam.

Chúng ta thấy rõ, chế độ đang minh chứng trái ngược với các điều cam kết. Bằng cách này hay cách khác, nếu chế độ muốn chứng thực, họ phải ngưng ngay kiểu cách bắt bớ tuỳ tiện chiếu theo bộ Luật Hình sự, và họ phải khởi động ngay những cải cách cần thiết. Đây là một trường hợp tiêu biểu hiển nhiên và bổ khuyết, chứng minh rằng nhà cầm quyền Việt Nam không hề muốn thực thi các điều họ cam kết .

Trên quan điểm này, tôi đoàn kết với các nhà hoạt động Việt Nam, chính vì vậy, mà tôi không thể nào hậu thuẫn và tiếp tay cho loại kết án bất chấp như thế nói theo quan điểm dân chủ. Điều này sẽ thức tỉnh những người đồng viện Châu Âu của tôi, cũng là lúc báo động trước sự kiện thực hữu, một cách đánh chuông cấp báo các Dân biểu về hiện trạng các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà báo tại Việt Nam không được ai quan tâm. Chỉ vì tự do biểu đạt thôi mà phải lãnh ngay án tù 15 năm và 3 năm quản chế như tin tôi nhận được… là điều không thể nào chấp nhận. Nhưng bất hạnh thay, đúng như vậy, tôi có cả một đống những người đồng viện thuộc các nhóm chính trị khác nhắm mắt trước hiện trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Ỷ Lan : Tại Việt Nam, các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự rất thất vọng. Là Dân biểu Quốc hội Châu Âu, bà có thông điệp gì gửi đến họ ? Họ có nên tụ thủ bàng quan chăng ? Cộng đồng quốc tế đã bỏ rơi họ chăng ? Bà muốn tâm sự gì với họ đây ?

Saskia Bricmont : Tôi thông cảm với sự chán chường khi phải đối mặt với những án lệnh dành cho Phạm Chí Dũng. Tôi phải thú nhận tôi có cùng nỗi chán chường trong cuộc đấu tranh tại Quốc hội Châu Âu, khi tôi thấy có một loạt những người đồng viện chẳng liệu kế chủ yếu làm đòn bẩy cải thiện hiện trạng Việt Nam, hay ngay cả gây sức ép lên thể chế Việt Nam.

Nhưng không thể bó tay, phải tiếp tục. Phải tiếp tục vì chúng ta đấu tranh cho công lý, chúng ta đấu tranh cho tự do ngôn luận, chúng ta đấu tranh cho dân chủ… Bản thân tôi, tôi có một số tiện nghi : tôi không đứng đầu tuyến và tôi không là nạn nhân cho những quyết định tuỳ tiện và độc đoán. Tôi có tự do ngôn luận, cho phép tôi biểu đạt tự do quan điểm tôi tại Quốc hội Châu Âu… Tôi có nhiều bạn đồng viện cùng lên tiếng, còn có nhiều tổ chức Phi chính phủ bên cạnh tôi như những đấu sĩ. Như vậy, chúng ta cùng nhau hợp đồng để tiếp tục cuộc đấu tranh, và tôi, tôi cũng sẽ tiếp tục hoạt động, tiếp tục giương cao niềm tin chính trị để mọi người cùng tham gia vận động cho hồ sơ chủ yếu này.

Chúng ta cũng nhìn rõ những hồ sơ khác với các đối tác kinh tế quan trọng khác như Trung quốc, để áp lực cho vấn đề lao động khổ sai, thảm trạng người Uyghurs đang gia tăng. Tôi cũng tin rằng chúng ta cần gia tăng áp lực chính trị lên nhà cầm quyền Việt Nam.

Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Dân biểu Quốc hội Châu Âu Saskia Bricmont.

Ỷ Lan thực hiện

Nguồn : RFA, 06/01/2021

********************

Hoa Kỳ lên tiếng về những bản án đối với 3 nhà báo độc lập Việt Nam

RFA, 06/01/2021

Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 1 ra thông cáo bày tỏ sự thất vọng sau khi biết tin về những bản án nặng tuyên đối với 3 thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong đó có người sáng lập là ông Phạm Chí Dũng.

nhabao03

Ba thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

3 thành viên của hội bao gồm Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch hội Nguyễn Tường Thuỵ và Biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn vừa bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tổng cộng 37 năm tù với cáo buộc " Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông cáo nêu rõ những bản án nặng này là mới nhất trong xu thế đáng lo lắng về tình trạng bắt giữ và kết án những công dân Việt Nam chỉ thực thi quyền được ghi trong hiến pháp Việt Nam.

Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động nhất quán với các quy định về nhân quyền trong chính hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình.

Phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại quyền tự do báo chí là căn bản cho vấn đề minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các nhà văn, bloggers và nhà báo thường thực thi công việc của họ với nguy cơ cao ; chúng tôi thúc giục chính phủ và công dân toàn thế giới, trong đó có chính phủ Việt Nam, bảo đảm sự bảo vệ cho họ.

********************

Liên Âu mong Việt Nam trả tự do cho 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập vừa bị tuyên 37 năm tù

RFA, 06/01/2021

Người Phát ngôn Liên Hiệp Châu Âu EU hôm 6/1/2021 ra thông cáo khẳng định việc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trước đó 1 ngày kết án với 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là "diễn biến tiêu cực".

nhabao04

Lãnh đạo Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tại phiên tòa xét xử ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Thông cáo được đăng tải trên Fanpage Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam và trên website chính thức của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định :

"Quyền tự do biểu đạt được đảm bảo bằng Hiến pháp của Việt Nam, Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia ký kết, bao gồm cả Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự.

Hơn nữa, trong khuôn khổ của Đánh giá Định kỳ Phổ quát, Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị để đảm bảo và dỡ bỏ các hạn chế đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt.

Tuy nhiên, việc gia tăng những vụ bắt bớ, bỏ tù và kết án những nhà báo Việt Nam và những nhà bảo vệ nhân quyền lại đi theo hướng ngược lại.

Liên Hiệp Châu Âu mong các nhà chức trách Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Dũng, ông Thủy và ông Tuấn, cũng như tất cả các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Liên Hiệp Châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam và tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam".

Liên Hiệp Châu Âu cũng cho biết, Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) là một tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do lập hội.

"Các quốc gia phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cuộc tranh luận công khai ngay cả khi các ý kiến được bày tỏ trái ngược với những ý kiến mà chính quyền đưa ra.

Quyền tự do bảy tỏ quan điểm và biểu đạt - cả trực tuyến và trực tiếp - là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng xã hội, phát triển bền vững và bao trùm cũng như thịnh vượng". - thông cáo của người phát ngôn EU thể hiện.

Hôm 5/1/2021, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh kết án 3 nhà báo thuộc Hội Nhà báo độc lập tổng cộng 37 năm tù giam bao gồm ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội - 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch và Biên tập viên Việt Nam Thời Báo Lê Hữu Minh Tuấn cùng 11 năm tù.

Cả 3 đều bị khép tội "Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 117 Bộ uật Hình sự 2015.

********************

RSF tố cáo bản án 37 năm tù dành cho ba lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Thụy My, RFI, 06/01/2021

Sau khi tòa án Thành phố Hồ Chí Minh hôm qua 05/01/2021 tuyên bản án tù nặng nề 15 năm đối với tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và 11 năm nhắm vào hai thành viên khác là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã ra thông cáo lên án đây là một phiên tòa "hoàn toàn mang tính chính trị".

nhabao05

Các bị cáo : Nguyễn Tường Thụy (trái), Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn (hàng sau) tại Tòa Án Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05/01/2021.  © AFP / TTXVN

Thông cáo nhấn mạnh, mục đích duy nhất của các bản án tổng cộng 37 năm tù là nhằm đe dọa những công dân Việt Nam đang đấu tranh để có được thông tin khả tín và độc lập. Ba nhà báo trên bị kết án theo Điều 117 Luật Hình sự thường được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói lệch pha với tuyên truyền của đảng cộng sản, nhưng điều luật này đi ngược lại với Điều 25 Hiến pháp công nhận tự do ngôn luận.

Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Daniel Bastard, phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới nhận định :

"Các bản án được tuyên đối với các nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thực sự gây sốc. Bản án 15 năm tù nhắm vào ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội là hết sức nặng nề. Cần phải biết rằng các thành viên này của hội từng là cựu quân nhân. Người ta buộc họ phải trả giá cho những phát biểu tự do, và những chỉ trích ban lãnh đạo đảng vốn hoàn toàn xơ cứng.

Họ không chống chế độ cộng sản, mà chống lại ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay đang hoạt động như một kiểu phe nhóm, và các đảng viên không thể phê phán về cách điều hành đất nước cũng như các quyết định của chính quyền. Một chế độ độc đảng như Việt Nam rất không ưa điều này vì sợ sẽ nảy sinh tranh luận trong đảng. Vì vậy trước Đại hội Đảng diễn ra 5 năm một lần, tất cả những tiếng nói phản biện hay có thể gây tranh cãi trong xã hội và trong nội bộ đảng đều phải được dập tắt".

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng được Phóng viên Không biên giới tặng danh hiệu "Anh hùng thông tin" năm 2014, bị bắt tại nhà ngày 21/11/2019. Phó chủ tịch hội Nguyễn Tường Thụy bị bắt ngày 23/05 và biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn vào tháng Sáu. Đến tháng 11/2020 cả ba mới được tiếp xúc với luật sư.

Thụy My

Nguồn : RFI, 06/01/2021

**********************

Ba tổ chức nhân quyền Việt Nam lên tiếng về việc kết án 3 nhà báo độc lập

RFA, 06/01/2021

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và hai tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam, Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền vào ngày 6 tháng 1 ra tuyên bố chung về việc tòa án Thành phố Hồ Chí Minh kết án 3 thành viên Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam.

nhabao06

Phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thuỵ tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 - Reuters

Thông cáo báo chí cho rằng phiên tòa kết tội ba ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là bất công, không theo chuẩn mực quốc tế về xét xử công bằng. Cụ thể, việc kết án được thực hiện sau nhiều tháng biệt giam cả 3 người kể từ khi họ bị bắt giữ cho đến tháng 12 năm 2020. Lúc đó họ mới được tiếp xúc lần đầu với luật sư bào chữa. Còn tại phiên xử kéo dài chưa tới 6 tiếng đồng hồ, tất cả mọi lời bào chữa của luật sư và lời khai của 3 nhà báo độc lập không được tòa tôn trọng.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên tổng cộng 37 năm tù đối với 3 thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Ba tổ chức cùng ra tuyên bố chung cho rằng ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và anh Lê Hữu Minh Tuấn bị tuyên những bản án vô cùng nặng chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hiệp hội. Đây là những quyền con người căn bản nhất được ghi trong hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế về nhân quyền mà chính phủ Hà Nội đã ký kết.

Ba tổ chức cho rằng những bản án tuyên cho 3 nhà báo độc lập Việt Nam vừa nêu là hoàn toàn bất công. Do đó họ nêu ra yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ các bản án, xóa bỏ cáo buộc và trả tự do ngay, vô điều kiện cho 3 ông.

Những yêu cầu khác gồm ngưng việc đàn áp Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và những nhà báo độc lập, Facebookers khác ; bảo đảm các quyền tự do cơ bản, đặc biệt quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí và tiếp cận thông tin được tôn trọng ; hủy bỏ điều 117 trong phần An Ninh Quốc gia của Bộ Luật Hình sự vốn được chính phủ Việt Nam dùng nhằm đàn áp người phản biện ôn hòa.

*****************

RFS và CPJ lên tiếng về bản án 37 năm tù đối với 3 thành viên ‘Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam’

RFA, 05/01/2021

Tổ chức phóng viên Không biên giới (RFS) và Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) phổ biến thông cáo báo chí liên quan Tòa án Việt Nam, vào ngày 5/1, tuyên bản án 37 năm tù giam đối với 3 thành viên của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam".

nhabao07

Ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (từ trái qua) : Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Tường Thuỵ và Phạm Chí Dũng - RFA

Giám đốc Văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard nhấn mạnh trong thông cáo báo chí rằng các bản án tù mà Chính quyền Việt Nam tuyên cho 3 nhà báo của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam" gây nên một sự sửng sốt cực độ. Phiên tòa xét xử được tiến hành trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13, sẽ diễn ra vào cuối tháng 1 và các bản án nặng nề rõ ràng cho thấy Chính quyền Việt Nam dập tắt mọi hình thức tranh luận của xã hội dân sự, mà 3 thành viên của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam" từng thực hiện.

RFS cho rằng ba nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã phải chịu đựng những điều kiện kinh khủng. Họ bị giam giữ trong nhiều tháng mà không được tiếp xúc với luật sư đến tận cuối tháng 11, chỉ vỏn vẹn khoảng 1 tháng trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở ra.

Thông cáo báo chí của RSF ghi nhận nhà báo Phạm Chí Dũng, từng là đảng viên Đảng CSVN và được RSF vinh danh "anh hùng thông tin" năm 2014. Ông Phạm Chí Dũng bị bắt giữ tại nhà, ở TP.Hồ Chí Minh hồi tháng 11/2019. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy bị bắt giữ ở Hà Nội ngày 23/5/2020. Và, nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt giữ vào tháng 6/2020.

Cả 3 nhà báo của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam" bị kết tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Theo RSF, đây là một tội danh mà Chính quyền Việt Nam thường sử dụng để bịt miệng những ai lên tiếng khác với đường lối tuyên truyền của Đảng CSVN lãnh đạo, mặc dù điều luật này mâu thuẫn với Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam, hiến định về quyền tư do truyền thông của công dân Việt Nam.

Thông cáo báo chí của CPJ, được phổ biến cùng ngày 5/1, cho biết Bộ Công an Việt Nam đã không phản hồi về email của CPJ liên quan bản án 37 năm tù giam đối với 3 thành viên của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam". CPJ cũng chưa thể xác định được 3 nhà báo này có ý định kháng án hay không.

Đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của CPJ, ông Shawn Crispin, trong thông cáo báo chí, tuyên bố rằng các bản án tù tàn nhẫn dài hơn một thập niên của Chính quyền Việt Nam đối với mỗi nhà báo gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cho thấy Hà Nội không hề có ý định cho phép thậm chí là các yếu tố căn bản nhất của tự do báo chí hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Ông Shawn Crispin kêu gọi Chính quyền Việt Nam nên để cho 3 nhà báo này được kháng án và bảo đảm rằng giới nhà báo cùng với tự do báo chí được thực thi ở Việt Nam.

CPJ ghi nhận Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 15 nhà báo tính đến ngày 1/12/2020, bao gồm 3 nhà báo của "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam".

CPJ xếp hạng Việt Nam là quốc gia thứ nhì sau Trung Quốc về bắt giam nhà báo ở Châu Á.

RSF xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong danh sách 180 nước có tự do báo chí trong năm 2020. 

*********************

Kết án ông Nguyễn Tường Thụy là sự ‘tấn công trực diện’ vào tự do báo chí

RFA, 05/01/2021

Chủ tịch Đài Á Châu Tự Do, ông Stephen Yates, vào ngày 5 tháng 1 ra thông cáo lên án Tòa Thành phố Hồ Chí Minh tuyên 11 năm tù đối với ông Nguyễn Tường Thụy, một blogger từng có bài cộng tác cho Ban Việt Ngữ- Đài Á Châu Tự Do.

nhabao08

Hình minh hoạ : Blogger Nguyễn Tường Thuỵ trong một lần đến Washington DC vào năm 2014 - RFA

 Thông cáo nêu rõ : "Đài Á Châu Tự Do công khai lên án việc kết tội đối với ông Nguyễn Tường Thụy và kêu gọi trả tự do ngay cho ông này. Việc tuyên án nặng nề ông Thụy và hai nhà báo độc lập khác là một sự tấn công trực diện vào các quyền tự do căn bản và nhắm thẳng vào quyền tự do biểu đạt được qui định trong hiến pháp Việt Nam. Mặc dù diễn biến này, Đài Á Châu Tự Do sẽ tiếp tục mang đến cho người dân Việt Nam nền tảng báo chí đáng tin cậy và cung cấp cho họ một diễn đàn bình luận độc lập’.

 Ông Nguyễn Tường Thụy bị buộc tội ‘làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu và vật phẩm nhằm chống Nhà nước’sau một phiên xử kéo dài chưa đầy một ngày và tại tòa ông vẫn tuyên bố bản thân vô tội. Hai nhà báo tự do khác là Lê Hữu Minh Tuấn và Phạm Chí Dũng bị tuyên án tương ứng 11 năm tù và 15 năm tù.

 Trước đây, Đài Á Châu Tự Do từng lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Tường Thụy khi ông bị bắt vào tháng Năm năm ngoái.

 Hiện còn có hai cộng tác viên khác của Đài Á Châu Tự Do hiện đang phải thụ án tù. Đó là ông Trương Duy Nhất, một blogger bị tuyên án 10 năm tù vào tháng 3 năm ngoái ; và anh Nguyễn Văn Hóa, một người quay phim, bị tuyên 7 năm tù vào tháng 11 năm 2017.

Published in Diễn đàn

Thông tin xét xử vụ án Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Đặng Đình Mạnh, VNTB, 05/01/2021 

Vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam : các nhà báo nhận án từ 11 đến 15 năm

Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm đối với các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Tất cả đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ Luật Hình sự.

nhabao1

Luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy. Luật sư Đặng Đình Mạnh bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và ông Lê Hữu Minh Tuấn.

Trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Lúc 12g25, sau phần nghị án, hội đồng xét xử tuyên đọc bản án, trong đó, phần hình phạt như sau :

1. Ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 15 – 16 năm tù).

2. Ông Nguyễn Tường Thụy 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 10 – 11 năm tù).

3. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (Viện Kiểm sát đề nghị 12 – 13 năm tù).

Bản án tuyên xong vào lúc 13h25′. Ba người bị xét xử có 15 ngày để quyết định kháng cáo.

Luật sư Đặng Đình Mạnh

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

*********************

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù

Thụy My, RFI, 05/01/2021

Hôm 05/01/2021, tòa án Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên tòa ngắn ngủi đã tuyên án ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập là Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, mỗi người 11 năm tù vì cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước. Đáng chú ý là ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn bị tịch thu toàn bộ số tiền được cho là thu lợi bất chính.

nhabao2

Ba nhà báo (hàng trên, từ trái sang phải) Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn bị kết án từ 11 đến 15 năm tù ngày 05/01/2021. Hàng dưới : Phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch, Đinh Thị Thu Thủy.  © hrw.org

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước". Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

Riêng báo Tuổi Trẻ nêu ra những khoản nhuận bút lớn (ông Dũng nhận được nhiều tỉ đồng, ông Thụy 180 triệu đồng, ông Tuấn 423 triệu đồng) và chạy tựa "Nhận tiền viết bài chống Nhà nước, Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù".

Cơ quan chức năng giám định có 25 bài viết của ông Phạm Chí Dũng, 5 bài của ông Nguyễn Tường Thụy và 6 bài của Lê Hữu Minh Tuấn có nội dung "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ; bịa đặt, xâm phạm uy tín của đảng, chống nhà nước Việt Nam".

Trên Facebook, luật sư Đặng Đình Mạnh (biện hộ cho ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn) cho biết trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập và việc viết báo, là những quyền theo hiến pháp quy định ; nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cũng trên Facebook, luật sư Nguyễn Văn Miếng (bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy) thuật lại lời nói sau cùng trước tòa của ba bị cáo. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng đây là bản án quá nặng, sẽ bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này, đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại. Ông Nguyễn Tường Thụy cũng đề nghị trả hồ sơ, nói rằng trong tương lai, những việc các ông làm hôm nay sẽ là chuyện bình thường. Ông Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Phản đối của các tổ chức nhân quyền và tự do ngôn luận quốc tế

Một ngày trước phiên tòa, ông Phil Robertson, phụ trách Châu Á của Human Rights Watch (HRW) tuyên bố những cáo buộc trên đây là "sai lạc". Ông nói : "Nếu đảng cầm quyền tin chắc vào mình, thì phải chứng tỏ qua việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị, chấm dứt kiểm soát ngặt nghèo báo chí và cho phép các nhà báo độc lập tự do bày tỏ quan điểm, thay vì dập tắt tiếng nói của họ qua việc bắt bớ và tuyên những bản án nặng".

Reuters hôm dẫn lời bà Emerlynne Gil, phó giám đốc khu vực của tổ chức Amnesty International nhấn mạnh : "Ngay cả theo các tiêu chí đàn áp, các bản án nặng nề này cho thấy các nhà kiểm duyệt Việt Nam đã vi phạm trầm trọng như thế nào".

Trong báo cáo mới nhất của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris, Việt Nam nằm trong số 5 nước bỏ tù các nhà báo nhiều nhất thế giới với 28 tù nhân.

Thụy My

Nguồn : RFI, 05/01/2021

***********************

3 nhà báo độc lập Việt Nam bị tuyên 37 năm tù giam

RFA, 05/01/2021

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trưa ngày 5/1/2021 kết thúc phiên tòa sơ thẩm xử 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập, đồng thời tuyên tổng cộng 37 năm tù đối với 3 nhà báo này trong đó có 1 blogger của Đài Á Châu Tự Do là ông Nguyễn Tường Thụy.

nhabao3

Hình chụp của TTXVN hôm 5/1/2021 ở Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh : Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng (phải), blogger - Phó chủ tịch hội Nguyễn Tường Thụy (trái) và Biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn (thứ ba bên trái) - AFP

Cụ thể, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Chủ tịch Hội bị tuyên 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi), Phó Chủ tịch và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi) - Biên tập viên của Việt Nam Thời Báo cùng mức án 11 năm tù giam với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho 2 ông Dũng và Tuấn cho biết trên trang cá nhân rằng, trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng các ông không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Miếng vào chiều ngày 5/1 nhận xét cho rằng, bản án đối với 3 ông là quá nặng. Ông nói qua điện thoại như sau :

"Đây là lần đầu tiên tòa xử ba nhà báo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, mức án đối với ba ông như vậy là quá nặng. 

Mức án này là quá nặng đối với những người chỉ cổ súy cho nền tự do báo chí được ghi trong điều 25 của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận. 

Vụ án này nổi bật nhất là quyền tự do báo chí bị ngăn chặn, thật ra họ không truy tố quyền lập hội của ông Dũng mà truy tố về việc viết bài của 3 bị cáo này". 

Cũng theo luật sư Miếng, phần bào chữa của các luật sư bị vỡ vụn do Thẩm phán phiên tòa liên tục dừng các luật sư lại khi các ông này phân tích các biên bản Giám định tư tưởng các bài viết bị cho là chống nhà nước của các nhà báo. 

Bà Phạm Thị Lân, vợ ông Nguyễn Tường Thụy được tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng nhận xét :

"Tất nhiên những phiên tòa như thế này ở Việt nam chỉ là án bỏ túi và mức độ mà tòa tuyên án là quá cao. Thực tế những việc làm này không ai vi phạm hiến pháp cả, cái điều 25 của Hiến pháp là điều tự do ngôn luận, là quyền lập hội. 

Thế nhưng mà người ta có cần gì đến công lý đâu, người ta cũng chả căn cứ vào luật pháp. Các bản án kiểu này ở Việt Nam chỉ là án bỏ túi thôi".

Mạng báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật diễn biến phiên tòa cho biết, ông Phạm Chí Dũng thừa nhận đã thực hiện hành vi như cáo trạng truy tố nhưng cho rằng mục đích thành lập hội là để cổ xúy tự do báo chí ở Việt nam và cho rằng những hành vi của mình là không vi phạm pháp luật, không phạm tội.

Trong khi đó ông Thụy khai rằng bản thân là Phó chủ tịch của hội, phụ trách chi hội miền Bắc. Ông thừa nhận có nhận tiền và chuyển cho các hội viên, có tham gia viết bài nhưng cho rằng không tham gia vào ban biên tập hay tổ chức.

Trong khi đó, ông Lê Hữu Minh Tuấn cho rằng, tham gia hội viên Hội nhà báo độc lập để cổ súy tự do ngôn luận, những bài viết chỉ là quan điểm cá nhân. Tuấn cho rằng mình là người hỗ trợ kỹ thuật chứ không phải quản trị web như cáo trạng quy kết.

Ngoài các mức án tù, 3 nhà báo này còn bị tòa tuyên phải nộp lại số tiền nhuận bút mà Hội Nhà báo độc lập trả cho các bài viết để xung vào công quỹ. Tòa cho rằng đây là số tiền mà các bị cáo thu lợi bất chính. 

Phản ứng trước bản án dành cho ba nhà báo công dân của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Khu vực của Ân xá Quốc tế tuyên bố :

"Bản án này cho thấy sự coi thường của chính quyền Việt Nam đối với tự do báo chí. Nó một lần nữa đánh vào quyền tiếp cận thông tin độc lập của người dân Việt Nam.

"Sự hà khắc của bản án này vượt xa tiêu chuẩn vốn đã hà khắc của hệ thống kiểm duyệt của nhà nước, trong bối cảnh đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Việt Nam đang đến gần.

"Quyền tự do biểu đạt là nền tảng của bất cứ xã hội tự do nào và nó có tính quyết định đối với sự công nhận của tất cả các quyền con người khác. Tội của những nhà báo này đơn giản là dám thảo luận chính trị và các vấn đề được xã hội quan tâm khác.

"Bằng việc kết án những người này chỉ vì họ đã thực hiện các quyền được hiến pháp Việt Nam đảm bảo, nhà nước đã phản bội lại công lý.

"Thật đáng buồn, nhà nước Việt Nam đã mở đầu năm mới 2021 bằng bầu khí đàn áp và độc đoán vốn có. Những nhà báo này là một phần của 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, một con số đáng báo động, cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của môi trường tự do biểu đạt ở đất nước trong những năm gần đây".

Nguồn : RFA, 05/01/2021

***********************

37 năm tù giam : Món quà đầu năm dành cho các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Chi Mai, VNTB, 05/01/2021

"Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên".

nhabao4

Sáng 5/1, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn (vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam).

Dựa theo cáo trạng, các báo trong nước đồng loạt đưa tin sáng hôm nhà báo Phạm Chí Dũng được xác định là chủ mưu vụ án, là người thành lập "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" để lôi kéo các đối tượng tham gia tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Theo đó những đồng nghiệp của ông trở thành "những đối tượng có tư tưởng bất mãn về chính trị" thường xuyên viết các bài viết "có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Nhà báo Phạm Chí Dũng còn bị cáo buộc "tạo lập quan hệ, ký kết hợp đồng viết bài, trả lời phỏng vấn với các trang tin điện tử, các cơ quan truyền thông nước ngoài với mục đích nhằm "đấu tranh" làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam".

"Viện Kiểm sát nhận định, hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như trên của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước".

Theo đó Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn lần lượt là 15-16 năm, 10-11 năm và 12-13 năm tù giam.

Nhằm khẳng định hơn cho những cáo buộc trên, các nhà báo đã "được" xuất hiện trong những chiếc áo nâu nhàu nhĩ chứ không được mặc những chiếc áo sáng màu thẳng thớm như các bị cáo khác trong các vụ án hình sự của các quan chức được đưa ra xét xử gần đây.

Tuy nhiên trước tòa các nhà báo rất bình tĩnh, ung dung và sắc bén không chấp nhận cáo buộc "hoạt động nhằm thay đổi thể chế chính trị", kêu gọi đa nguyên, đa đảng. Họ ý thức rằng những gì họ viết là thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.

Với việc thể hiện quyền viết báo của công dân trên diễn đàn ngôn luận của Hội nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức xã hội dân sự hoạt động công khai với tiêu chí không đối kháng với nhà nước Việt Nam, các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã có trách nhiệm trong đóng góp các ý kiến phản biện đa chiều về những chính sách quản trị quốc gia.

Các nhà báo mong muốn đảng chính trị duy nhất này, cần luôn được gìn giữ trạng thái ổn định nhất ở vai trò phụng sự nhân dân, luôn tuân thủ chủ trương bất đối kháng của Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Các bài viết của các nhà báo luôn không hướng đến việc công kích chống đối đảng chính trị ở Việt Nam.

Qua bài viết phản biện ôn hòa, các nhà báo mong muốn củng cố uy tín, củng cố sức mạnh quản trị quốc gia, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính thể hiện tại.

Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với các cáo buộc trong cáo trạng của Viện Kiểm sát đưa ra.

Viện Kiểm sát đã bác bỏ mọi luận cứ của các Luật sư bào chữa, thậm chí còn liên tục cắt lời, không cho phép các luật sư phân tích các biên bản Giám định tư tưởng các bài viết bị cho là chống nhà nước của các nhà báo vốn có thể làm thay đổi quyết định của tòa về mức án đã được đề nghị.

Với phiên xử sơ thẩm công khai nhưng lại kín hoàn toàn dự kiến diễn ra trong vòng 1 ngày nhưng đã kết thúc ngay trước đầu giờ chiều. Sau khi nghị án, vào lúc 13g15 ngày 5/1/2021, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án nhà báo Phạm Chí Dũng 15 năm tù giam và 3 năm quản chế, hai nhà báo Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người với mức án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Ngoài ra tòa còn yêu cầu các nhà báo phải truy nộp lại khoản tiền nhuận bút đã nhận trong suốt thời gian từ năm 2014 đến cuối năm 2018 với lý do đó là các khoản thu nhập phi pháp.

Các nhà báo có thời hạn 15 ngày để kháng cáo, một bước tiếp theo của quy trình xét xử bỏ túi ; cho dù có kháng cáo, cũng sẽ không đem lại nhiều thay đối gì cho bản án đã được chỉ đạo của Tòa.

Những bản án nặng nề dành cho các nhà báo không phải là một điều lạ trong những năm gần đây khi hầu hết những người bất đồng chính kiến đều phải chịu các bản án vô cùng khắc nghiệt chỉ vì một vài bài viết, một vài câu trạng thái trên Facebook hay thậm chí chỉ vì một bài hát.

Trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp diễn ra vào cuối tháng Giêng này, với những bản án ngày càng khắc nghiệt là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không nương tay với những ai có ý định phản biện, chỉ trích nhà nước và đảng chính trị cầm quyền.

Lời cuối trước tòa

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho đăng những lời cuối trước tòa của ba nhà báo trên Facebook cá nhân.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, đĩnh đạc, hiên ngang ngỏ lời cảm ơn các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán đã quan tâm đến nền báo chí Việt Nam.

Ông nói : "Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền ‘tự do báo chí’ của Việt Nam.

Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này".

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy "đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung". Ông tuyên bố : "Tất cả những bài báo của tôi đều là những trăn trở đối với đất nước và dân tộc. Trong tương lai, những việc chúng tôi làm hôm nay sẽ là những chuyện bình thường".

Lê Hữu Minh Tuấn, ung dung và điềm tĩnh đề nghị "Tòa xem xét lại mục đích của chúng tôi".

"Tôi có niềm tin nhà nước sẽ thực tâm đối với các quyền dân sự.

Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên", ông Tuấn nói.

Chi Mai

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Đưa tin án chính trị : báo Tuổi trẻ "giật lùi" ?

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 05/01/2021

Hôm nay, phiên tòa sơ thẩm xử các nhà báo tự do của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn đã kết thúc, với bản án nặng nề dành cho cả 3 người.

nhabao5

Phiên tòa xử 3 lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 – Báo Lao Động

Nhận tiền, không nhận tội

Báo Tuổi trẻ giật tít rất lạ : "Nhận tiền viết bài chống phá Nhà nước, Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù".

Tại sao "lạ" ? Đó là khi người đọc mới thấy cái tựa bài, dễ nghĩ ngay là có ai đó, "bọn phản động" chẳng hạn, đưa tiền "thuê" ông Dũng viết bài "chống phá".

Nhưng khi xem vào nội dung, hóa ra đó đơn giản chỉ là tiền "nhuận bút".

Có lẽ hiểu như vậy (như chính các nhà báo quốc doanh thôi), nên chưa thấy có báo nào giật tít kiểu đó ; nhiều báo hoàn toàn không đề cập chuyện "nhận tiền", "nhuận bút".

Người có kiến thức sơ đẳng có thể phân biệt việc viết bài báo, rồi được hưởng nhuận bút khác hẳn với người được cho tiền (trước) để thuê viết bài.

Còn nhớ, cách đây 8 năm, ông Phạm Chí Dũng bị bắt lần đầu, cũng có chuyện nhận tiền "nhuận bút" ; sau nhiều tháng bị "tạm giam", ông được tha, rồi đình chỉ điều tra.

Trong bản tin của Tuổi trẻ cũng không nêu chi tiết cả ba người có "thành khẩn nhận tội" hay không (riêng báo Thanh niên có đưa "các bị cáo không thừa nhận hành vi của mình là phạm tội").

Nhớ lại vụ án của bản thân

Năm 2016, phiên tòa phúc thẩm xét xử tôi và một "đồng phạm". Sau đó, đọc bản tin trên báo Tuổi trẻ về phiên tòa, tôi rất ngạc nhiên và cảm động.

Tựa bản tin là "Y án 5 năm tù với blogger Ba Sàm". Việc đưa bút danh – tên blog của tôi đã là một sự "chọc tức" cơ quan chức năng rồi. Nhưng chưa hết !

Nội dung có đoạn : "Tại tòa phúc thẩm ngày 22/9, ông Vinh đã bác bỏ toàn bộ cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm và cho rằng đây là vụ án điển hình về vi phạm nghiêm trọng tố tụng, có nhiều căn cứ gây oan cho bị cáo. Khi tự trình bày bài bào chữa, ông Vinh cho rằng ông đã gửi nhiều khiếu nại nhưng không được xem xét giải quyết".

Theo "mặc định" của làng báo quốc doanh, với các án chính trị là tối kỵ đưa tin bị cáo kêu oan, vô tội. Nếu không thấy nêu chi tiết đó, thì độc giả cứ tự hiểu là bị cáo không nhận tội.

Ấy vậy mà trong vụ này, Tuổi trẻ còn "dám" đưa chi tiết bị cáo "phản pháo", "tố ngược" các cơ quan tố tụng. Thật là chưa từng thấy ! Tôi hơi lo cho nhà báo T.L. và Ban biên tập Tuổi trẻ.

Và như thế làm sao không khỏi xúc động ? Có điều, nay thì hơi tiếc là nó có vẻ "giật lùi" riêng trong những tin bài loại này.

Cảm thông

Tình trạng báo chí bị kiểm soát, bị "chính trị" hóa, mất lòng tin nặng nề nơi độc giả, hóa ra không phải chỉ ở xứ cộng sản.

Tiếng là báo quốc doanh thì phải "hèn", ai cũng thấy rõ. Nhưng một khi, mang tiếng báo "tự do" bậc nhất, mà lại dấu giếm cái "hèn" (hay không công bằng, trung thực ?) đằng sau danh tiếng tự do của mình, thì xem ra còn nặng hơn. Nó như thể là sự lừa phỉnh độc giả !

Nói vậy để cảm thông cho báo quốc doanh xứ Việt ít nhiều.

Cảm thông thứ hai, là giữa cơn "bão" sắp xếp lại báo chí cả nước, lại sắp Đại hội đảng, với vụ án "điểm" thì báo nào cũng phải thật "tỉnh", không khéo "ăn đòn đủ".

Mà Tuổi trẻ thì dính đòn nhiều rồi ; gần đây nhất là "án kép" vụ đưa tin (cố) Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói về Luật biểu tình và về vụ Đồng bằng sông Cửu Long.

Có điều, "con chim đậu phải (lắm) cành cong" này giờ xem ra nhát hơn cả nhiều con chim khác.

Hà Nội, 05/01/2021

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 05/01/2021

*********************

Nhà báo Phm Chí Dũng b kết án 15 năm tù, 3 năm qun chế

VOA, 05/01/2021

Hôm 5/1, ba thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam b kết án tng cng 37 năm tù và 9 năm qun chế, mt lut sư bào cha cho VOA biết. Riêng ông Phm Chí Dũng, Ch tch Hi, b pht 15 năm tù và 3 năm qun chế.

nhabao6

Ông Phm Chí Dũng b kết án 15 năm tù và 3 năm qun chế, ngày 5/1/2021 - Ảnh : TTXVN

Hai thành viên còn li Nguyn Tường Thy và Lê Hu Minh Tun, mi người b pht 11 năm tù và 3 năm qun chế trong v án "Làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam", theo Điu 117 B lut Hình s năm 2015 do Tòa án Nhân nhân Tp. H Chí Minh xét x ngày 5/1.

Ông Nguyn Văn Miếng, mt trong hai lut sư bào cha cho ông Phm Chí Dũng và ông Nguyn Tường Thy, nói vi VOA :

"Đây là mt mc án rt nng n trong giai đon hin nay khi mà Vit Nam đang tranh th s quan tâm ca quc tế.

"Ba người này đã th hin quyn t do báo chí và c vũ cho dân ch và nhân quyn nhưng đã b tòa án kết án "tuyên truyn chng nhà nước", "c xúy cho vic thay đi th chế chính tr thành tam quyn phân lp". Điu này đã b các b cáo bác b".

Lut sư Miếng lp li phát biu sau cùng ca ông Dũng ti tòa :

"Cui phiên tòa ông Phm Chí Dũng nói rng nếu ông b kết án vi mc án nng n là vic vi phm trng trn quyn t do v báo chí, cũng như các quyn v dân ch và nhân quyn khác Vit Nam, và s bt li cho mi bang giao gia Vit Nam và các nước khác trong giai đon hin nay".

Bà Bùi Th Hng Loan, v ca ông Phm Chí Dũng, người được d phiên tòa hôm 5/1, cho VOA biết rng nếu chiếu theo khung hình pht 10-20 năm tù ca khon 2 Điu 117 thì bà không ngc nhiên v bn án đi vi chng bà, nhưng đi chiếu vi bn cáo trng thì bà cm thy buc ti như vy là "mơ h".

T chc Phóng viên Không biên gii (RSF) hôm 5/1 cho VOA biết rng RSF "thc s kinh hãi trước nhng bn án rt nng n này".

"Càng kinh ngc hơn khi biết rng phiên x ch kéo dài chưa đy na ngày. Phiên tòa cho thy gii lãnh đo Đảng cộng sản hin nay coi thường hoàn toàn Hiến pháp ca nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam và điu 25 ca Hiếp pháp này, trong đó tuyên b quyn t do báo chí", ông Daniel Bastard, Trưởng Khu vc Châu Á Thái Bình Dương ca RSF viết.

"Phiên tòa này mt ln na th hin s kém ci ca nn công lý Vit Nam", ông Bastard nhn đnh.

T chc Ân xá Quc tế (AI) cho biết các bn án này cho thy s khinh thường ca chính ph Vit Nam đi vi truyn thông t do, đc bit là trước thm Đi hi Đng XIII.

Bà Emerlynne Gil, Phó giám đc khu vc ca AI cho Reuters biết : "Mc đ nghiêm trng ca các bn án cho thy s khc nghit ca vic kim duyt Vit Nam".

Trước phiên tòa, Phil Robertson, Phó giám đc khu vc Châu Á ca t chc Theo dõi Nhân quyn (HRW), gi các cáo buc này là "không có tht".

"Nếu đng cm quyn t đc trong vai trò lãnh đo ca mình, thì đng này nên th hin s t tin ca mình bng cách tôn trng các quyn dân s và chính tr, chm dt kim soát cht ch báo chí và cho phép các nhà báo đc lp t do phát biu ý kiến ca mình thay vì bt ming bng vic bt gi và b tù dài hn", ông Robertson nói.

Ông Phm Chí Dũng, Ch tch Hi nhà báo Đc lp Vit Nam (IJAV), đng thi là mt cng tác viên thường xuyên ca VOA, b bt ngày 21/11/2019, vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1 viết : "Phm Chí Dũng còn to lp quan h, ký kết hp đng viết bài, tr li phng vn vi các trang tin đin t, các cơ quan truyn thông nước ngoài vi mc đích u tranh" làm thay đi th chế chính tr Vit Nam".

Nguồn : VOA, 05/01/2021

*********************

Phiên sơ thẩm vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam : cha mẹ, vợ, con trên 16 tuổi sẽ được tham dự phiên tòa ; an ninh thắt chặt 

VNTB, 05/01/2021

Phiên xử sơ thẩm hình sự đối với các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn sẽ được xét xử công khai ngày mai 05/01/2020 vào lúc 8g00 tại Phòng xử án B – Trụ sở Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

nhabao7

Ngày 5/1/2021 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt nam ra xét xử. 

Cho đến ngày hôm 4/1/2021, nhân chứng trong vụ án nói trên vẫn chưa nhận được giấy triệu tập nhân chứng từ Tòa án, trong 5 nhân chứng này đó có bà Phạm Thị Lân là vợ ông Nguyễn Tường Thụy và bà Lê Thị Hoài Na là em gái của Lê Hữu Minh Tuấn. 

Bà Phạm Thị Lân đã từng làm đơn xin thăm gặp chồng là ông Nguyễn Tường Thụy cũng như xin tham dự xét xử vụ án vào ngày 17/12/2020 nhưng cho đến nay vẫn chưa được phúc đáp. Bà Lân cho biết đã làm đơn và đến nộp đơn cho thẩm phán tại phòng tiếp dân của TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đó bà Lân được hướng dẫn sang nộp đơn cho Viện Kiểm sát. 

"Họ chỉ sang viện kiểm sát, viện kiểm sát lại chỉ quay về toà, về tòa lại bảo sang phòng hình sự của toà, hỏi phòng hình sự bảo vệ nói không có lại chỉ phòng tiếp dân, cuối cùng ko ai nhận và bảo gửi bưu điện", bà Lân cho biết. 

Sáng ngày 4/1/2021, bà Lân có đến tòa để hỏi kết quả trả lời đơn xin tham dự phiên tòa sau khi bà đã gửi đến tòa bằng đường bưu điện. Bà Lân được phòng tiếp dân cho biết đơn yêu cầu của bà đã được tiếp nhận nhưng không có văn bản phúc đáp. 

Bà Lân viết trên Facebook cá nhân rằng : "Bàn trả kết quả ở phòng tiếp dân nói tôi liên hệ với thẩm phán. Tôi nói họ tại sao lại bắt tôi liên hệ với thẩm phán mà không trả lời tôi bằng văn bản. Họ cứ im lặng không trả lời, tôi bảo vậy cho tôi số điện thoại để tôi liên hệ chứ không có gì bảo tôi liên hệ kiểu gì. Cuối cùng họ hướng dẫn ra bảo vệ họ sẽ gọi điện cho thẩm phán và tôi ra bảo vệ thì họ gọi cho thẩm phán và trả lời như trong clip". 

Theo clip đăng kèm, bảo vệ tại tòa án cho biết theo nội quy (có treo bảng) và quy định mùa dịch Covid, thân nhân bị cáo gồm cha mẹ, vợ con trên 16 tuổi sẽ được giải quyết tham dự phiên tòa nên sẽ không cung cấp văn bản.

Thông tin từ phía gia đình ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn cho biết họ sẽ đi cùng với luật sư vào tham dự phiên tòa mà không cần làm đơn từ gì. Tuy nhiên chưa ai có thể xác định được khả năng gia đình có được tham dự trực tiếp hay phải ngồi chứng kiến phiên xử sơ thẩm qua màn hình truyền lại trực tiếp diễn biến phiên toà.

Lực lượng an ninh cũng đã được bố trí theo dõi nhất cử nhất động của nhiều thành viên của hội ngay trước những ngày phiên tòa diễn ra. Ông Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho biết ông bị theo dõi gắt gao tại tư gia cũng như nơi làm việc từ hôm Chủ Nhật. 

Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết trên Facebook : "Ngày mai các bạn tui, những nhà báo độc lập : Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tu bị đưa ra tòa với tội danh bị áp đặt phi lý : Tuyên truyền chống nhà nước… bánh canh tràn ngập tại các nhà bạn bè khác tại Sài Gòn".

Trước đó, các trang Facebook "đỏ" của dư luận viên đã lần lượt đăng bài kết án ba nhà báo hiện đang bị giam giữ và công kích các thành viên khác trong hội Nhà báo độc lập Việt Nam. 

Ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị Viện Kiểm sát nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh truy tố về tội : "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2 điều 117 Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (bổ sung, sửa đổi năm 2017).

Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt và khởi tố bị can ngày 21/11/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì những bài viết phản biện xã hội đã được đăng trên trang web của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam, các trang báo nước ngoài cũng như mạng xã hội. 

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị bắt tại Hà Nội ngày 23/5/2020 và được di lý vào Trại giam Chí Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh cùng ngày. 

Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị bắt ngày 12/6/2020 tại Quảng Nam và được đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ điều tra. 

Vụ án kết thúc điều tra ngày 15/10/2020. 

Các luật sư bào chữa cho các nhà báo nhận được Thông báo bào chữa cho luật sư đối với các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn trong vụ án "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" do Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/11/2020.

Ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự. 

Ngày 12/11/2020 Phó Chánh án Huỳnh Ngọc Ánh đã ký 3 Quyết định tạm giam ba nhà báo, thời hạn 3 tháng 15 ngày, tính từ ngày 12/11/2020.

Trong suốt thời gian điều tra cho đến khi ra cáo trạng, các nhà báo bị giam giữ mà không được tiếp xúc với luật sư cũng như thăm gặp gia đình. Theo như thông lệ bất thành văn, những án an ninh đều không được tiếp xúc với bất kỳ ai trong tiến trình điều tra. 

Các luật sư bào chữa đã lần lượt tiếp xúc với các nhà báo trong khoảng thời gian từ 10/11/2020 cho đến nay. 

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 6326/2020/QĐXXST-HS ngày 15/12/2020 về việc đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. 

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

********************

Dân biểu Đức, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN, đòi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

 VETO ! Human Rights, 05/01/2021

nhabao8

Dân biểu Đức Renate Künast kêu gọi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng 

Thông cáo báo chí

v/v : Dân biểu Đức Renate Künast kêu gọi trả tự do cho nhà báo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Ngày 05 tháng 1 năm 2021

Dân biểu liên bang Đức Renate Künast (*) tuyên bố như sau về bản án đối với các nhà báo Việt Nam : Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 5/1/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hôm tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Hai cộng sự viên của ông cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Cũng trong tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN của Quốc hội Liên bang Đức tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn. Việc bắt họ là độc đoán và phiên xử đã không đáp ứng với nghĩa vụ quốc tế được qui định bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982.

Tiến sĩ Dũng là một nhà báo tự do trong một quốc gia không có tự do báo chí. Từ năm 2012 ông đã viết bài cho các tổ chức truyền thông ở trong và ngoài Việt Nam. Mặc dù đã từng bị bắt giam và hăm dọa nhiều lần, ông vẫn dấn thân bảo vệ nhân quyền. Ngay trước khi bị bắt Tiến sĩ Dũng đã nhiều lần và mạnh mẽ kêu gọi Nghị Viện Châu Âu không bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) nếu Việt Nam không trả tự do cho các tù nhân chính trị và không cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể. Việc bắt giam ông ngay trước khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA đã cho thấy mối liên hệ của vụ việc này với EVFTA. Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) có bổn phận đấu tranh cho ông được tự do và cho tự do báo chí ở Việt Nam với tất cả các phương tiện của EVFTA và Hiệp định Đối tác và Hợp tác giữa EU và Việt Nam (PCA). Những hứa hẹn cải thiện nhân quyền trong tiến trình phê chuẩn EVFTA là chưa đủ mà cần chứng minh bằng hành động thực tế. Thương mại tự do với khối EU không thể diễn ra mà không bảo vệ nhân quyền".

Tiểu sử

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, SN 1966, bị bắt vào ngày 21/11/2019. Cho đến khi phiên xử diễn ra ông bị giam không cho gặp mặt gia đình và không cho gặp luật sư trong một quãng thời gian dài. Ngay trước khi bị bắt ông đã có 5 hoạt động đáng kể cho nhân quyền liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam, trong đó có 2 thỉnh nguyện thư và một video clip gửi cho Nghị viện Châu Âu.

Qua sự thỉnh cầu của tổ chức nhân quyền Veto ! tôi đã nhận lời bảo trợ cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng để cho thấy rằng tôi rất lo lắng về tình trạng tự do báo chí tồi tệ ở Việt Nam. Quyền hiến định về tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam sẽ được đo lường bằng cách đối xử đối với trường hợp của ông. Trường hợp của ông sẽ đại diện cho các công sự viên và nhiều nhà báo, Facebooker and Blogger đang bị giam giữ.

Qua đề nghị của tôi Chương trình Dân biểu Bảo vệ cho Dân biểu (PsP) của Quốc hội Liên bang Đức đã nhận bảo trợ cho ông. 

(*) Thông tin về dân biểu Đức Renate Künast

Vào ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, đã chính thức loan báo nhận việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và đưa ông vào chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội. Trong bài phỏng vấn của Quốc hội liên bang Đức vào ngày 01/12/2020, bà Künast trình bày rõ phương cách đấu tranh cho tự do của Phạm Chí Dũng và cho quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Luật sư Künast, sinh năm 1955, là Dân biểu quốc hội Liên bang Đức từ nhiệm khóa 2002 đến nay. Bà từng là Bộ trưởng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu thụ, Dinh dưỡng và Nông nghiệp (2001-2005), Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu thụ của Quốc hội liên bang Đức (2014-2017), Dân biểu tiểu bang Berlin (1985-1987, 1989-2000), Chủ tịch Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội tiểu bang Berlin (1990-1993, 1998-2000), Chủ tịch đảng Xanh Liên bang (2000-2001) và Chủ tịch Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội Liên bang Đức (2005-2013).

Nguyên văn :

Renate Künast fordert die Freilassung des vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung

Die Bundestagsabgeordnete Renate Künast erklärt zu der Verurteilung der vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan am 5. Januar 2021 in Ho Chi Minh Stadt, Vietnam :

"Mit großer Bestürzung erfahre ich heute, dass der bekannte Journalist Dr. Pham Chi Dung, Vorsitzender der Vereinigung der Unabhängigen Journalisten in Vietnam (IJAVN), vom Volksgericht in Ho Chi Minh Stadt wegen "Propaganda gegen den Sozialistischen Staat" zu 15 Jahren Haft und 3 weiteren Jahren Hausarrest verurteilt worden ist. Zwei seiner Mitstreiter wurden in diesem Prozess zu insgesamt 22 Jahren Haft und 6 Jahren Hausarrest verurteilt. Das ist bislang die höchste Strafe wegen dieser Anschuldigung für Menschenrechtsverteidiger in Vietnam. Auch als Vorsitzende der Parlamentariergruppe ASEAN im Bundestag, fordere ich Vietnam auf, Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan freizulassen. Ihre Verhaftungen waren willkürlich und die Gerichtsverhandlung entsprach nicht der internationalen Verpflichtung nach dem UN Internationalen Pakt für Bürgerliche und Politische Rechte, dem Vietnam 1982 beigetreten ist.

Dr. Dung ist ein freier Journalist in einem Land ohne freie Presse. Er schrieb seit 2012 für Medien in Vietnam und außerhalb. Trotz zahlreicher Verhaftungs- und Einschüchterungsversuche setzte er sich weiter für die Menschenrechte ein. Unmittelbar vor seiner Verhaftung hatte Dr. Dung das Europäische Parlament mehrmals und nachdrücklich dazu aufgerufen, das EU-Vietnam Freihandelsabkommen (EVFTA) nicht ohne Freilassung von politischen Gefangenen und konkrete Verbesserung der Menschenrechtslage in Vietnam zuzustimmen. Seine Verhaftung im Vorfeld der EVFTA Ratifizierung deutete auf diesen Zusammenhang hin. Die EU – Mitgliedstaaten haben die Pflicht, sich für seine Freilassung und die Pressefreiheit in Vietnam mit allen verfügbaren Mitteln des EVFTA und Partnerschaft- und Kooperationsabkommens (PCA) einzusetzen. Versprechungen zur Verbesserung der Menschenrechtslage während des EVFTA Ratifizierungsprozesses reichen nicht aus, es kommt auf Taten an. Freihandel mit der EU darf nicht ohne Einhaltung der Menschenrechte stattfinden".

Hintergrund

Dr. Pham Chi Dung, geboren 1966, wurde am 21.11.2019 verhaftet und bis zum Prozessbeginn in Haft ohne Kontakt zu seiner Familie und zum großen Teil zu seinen Anwälte gehalten. Unmittelbar vor seiner Verhaftung machte er mit fünf bedeutsamen Aktionen für die Menschenrechte auf das EU -Vietnam Freihandelsabkommen aufmerksam, darunter zwei Petitionen und eine Video-Botschaft an das Europäische Parlament.

Auf Bitte der Menschenrechtsorganisation Veto ! habe ich die parlamentarische Patenschaft für Dr. Pham Chi Dung übernommen, um zu zeigen, dass ich um den desolaten Zustand der Pressefreiheit in Vietnam besorgt bin. Das in der vietnamesischen Verfassung verbriefte Recht auf Meinungs- und Pressefreiheit wird auch an der Behandlung seines Falls gemessen. Sein Fall steht stellvertretend für seine inhaftierten Mitstreiter und zahlreiche Journalisten, Facebooker und Blogger, die sich in Haft befinden.

Auf meine Initiative hin wurde Dr. Pham Chi Dung in das Patenschaftsprogramm "Palamentarier schützen Parlamentarier" des Deutschen Bundestages aufgenommen.

Bản dịch tiếng Việt của tổ chức VETO ! Human Rights Defenders‘ Network

(VETO ! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền)

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.,

Web : www.veto-network.org

*********************

Vụ án "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam"

Nguyễn Nam, VNTB, 5/1/2021

Theo lịch xét xử, lúc 8g sáng ngày 5/1/2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra phiên tòa xét xử về tội danh theo Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

nhabao9

"Các bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố, về tội : "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 2, Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)" – trích Quyết định 6326/2020/QĐXXST-HS, ngày 15/12/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Cả ba công dân nói trên đều có chung ‘sân chơi’ về báo chí đó là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức dân sự hình thành theo Hiến định, "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" – Điều 25.

Điều 117, "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Bộ luật Hình sự 2015 (tu chỉnh 2017) có nội dung cụ thể như sau :

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm".

Như vậy, hiểu theo nghĩa của từ điển tiếng Việt, nếu "không nhằm chống" một ai đó, một chính thể nào đó, thì các hành vi được đánh thứ tự a, b, c sẽ không được xem là hành vi vi phạm hình sự.

Thắc mắc đầu tiên đặt ra : hành vi được gọi là "nhằm chống" để đưa đến mục đích gì của phía được gọi là "có một trong những hành vi" ?

Băn khoăn kế tiếp : Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì mà người dân riêng lẻ có thể ‘chống’ bằng cách viết các bài báo ?

Giáo trình nhập môn của sinh viên trường luật, diễn giải rằng : "Nhà nước, bản chất nhà nước và quyền lực nhà nước ta được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013), gọi tắt là Hiến pháp năm 2013, quy định như sau :

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

3. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

4. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Như vậy, trên thực tế không có ai, không thế lực nào có thể "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" bằng cách viết các bài báo.

Nếu các bài báo của ba công dân kể tên ở trên, mang những nội dung chuyển tải về yêu cầu cho thực thi liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, về những giải pháp cho thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ…, thì đó dù có thể ‘đụng chạm’ tới quyền lợi phe nhóm chính trị nào đó trong chính nội bộ đảng, cũng không thể gọi là "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Các biện giải ở trên còn được căn cứ từ góc nhìn của Thường trực Ban bí thư, khi ông Trần Quốc Vượng đã có nhận định thế này tại hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 : "Hết sức chú ý công tác nhân sự. Đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu, chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" (*).

Ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực ‘thù địch phản động’, thường bị xử phạt theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền, mà ngay trong nội bộ ; và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa ‘chưa trúng’ thế nào là ‘thù địch’ là ‘phản động’…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Ba thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vô tội !

Quang Nguyên, VNTB, 05/01/2021

Phiên tòa kết tội ba nhà báo yêu nước, dũng cảm đáng kính chưa biết sẽ diễn ra với chi tiết thế nào, nhưng tôi tin chắc họ sẽ không khiếp sợ cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng và không ân hận việc họ đã cống hiến cuộc sống cho tự do ngôn luận

nhabao10

Ngày 5/1 chính quyền Việt Nam đưa 3 Hội Viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam ra tòa chắc chắn với các lời buộc tôi ghê gớm, đòi ‘nghiêm trị’ và các bản án nặng nề. Đảng cộng sản VN, thông qua cánh tay thi hành pháp luật của chính quyền sẽ thắng trong trận đánh 3 nhà báo này, nhưng họ thêm trượt dài xuống trên con đường xây dựng lòng tin của người dân đối với chế độ.

Hai nhà báo thuộc hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Phó chủ tịch : Nguyễn Tường Thụy, cộng tác viên Lê Hữu Minh Tuấn đã bị bắt hồi giữa năm 2020. Tiến sĩ Phạm chí Dũng, chủ tịch hội trước đó bị bắt ngày 21/11/năm 2019, cả 3 người đều bị quy tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Án tù có thể lên đến 20 năm.

Sự bắt giữ và đưa ra tòa 3 người trong Hội Nhà báo độc lập Việt Nam khiến dư luận trong và ngoài nước sửng sốt và khơi dậy sự bất bình. 

Những bài viết trên trang mạng Việt Nam Thời Báo phù hợp với tiêu chí của tờ báo thuộc hội Nhà báo độc lập Việt Nam "cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận".

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 20 của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị. 

Những bài viết trên trang mạng Việt Nam Thời Báo mang tính phản biện, cẩn trọng, chân thành xây dựng với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Người viết luôn tin mình phản biện với đầy đủ chứng cứ và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chủ tịch Phạm Chí Dũng, người xét duyệt các bài viết, rất thận trọng và bỏ qua các bài thiếu căn cứ hay có những ngôn từ xúc phạm. Ông lại càng không chấp nhận các bài viết có tính tuyên truyền chống nhà nước, sách động hay mang thuyết âm mưu

Người viết bài này thường có dịp trao đổi với Tiến sĩ Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng và nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch, cả hai ông đều luôn mong muốn Việt Nam có một chính quyền lành mạnh, minh bạch và biết lắng nghe tiếng nói người dân. Tiến sĩ Dũng không ít lần bày tỏ hy vọng có sự đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng giữa người dân và chính quyền.

Việc bắt giữ và đưa ra tòa 3 thành viên hội Nhà báo độc lập Việt Nam kể trên, và liên tiếp là những nhà báo khác sau đó, triệt tiêu lòng tin vào chính quyền còn lại phần nào của một số người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 19/9/2019 mong muốn có người phản biện sắc sảo cho Đảng, chính quyền, 

Tiếp đó ngày 22/10/2019 tờ Tuyên Giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương có bài Sâu sát cơ sở, lắng nghe dân, trong đó viết : "…trọng dân, lắng nghe dân là yêu cầu bắt buộc, có tính quyết định đến công tác xây dựng Đảng, phát triển đất nước".

Những người phản biện công khai xây dựng, thành khẩn và sâu sát của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã bị tống vào tù ngay sau cuộc nói chuyện của ông Phúc và bài báo của ban tuyên giáo trung ương.

Trước khi bị bắt giữ cả 3 hội viên nói trên, cũng giống như các blogger và nhà báo độc lập khác, phải chịu các hình thức khủng bố khắc nghiệt của chính quyền như cấm đi lại, theo dõi, chửi bới, hăm dọa, phá hủy phương tiện di chuyển, gây sức ép với thân nhân, xúi giục hàng xóm lăng mạ, nói xấu… cả bạo lực của cảnh sát mặc thường phục, tấn công thân thể.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ lâu đã xếp hạng VN ở gần cuối bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Năm 2020, việc VN bắt giữ hàng loạt phóng viên, bị xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia trên thế giới.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người luôn rao giảng đạo đức làm người, bị tổ chức này xếp vào danh sách Predators of Press Freedom, tạm dịch : kẻ săn mồi tự do báo chí, cùng với các người khét tiếng vi phạm tồi tệ nhất tự do báo chí như  Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Hồi giáo, Iran, Choummaly Sayasone, Chủ tịch, Lào,  Kim Jong-un, lãnh tụ tối cao, Bắc Triều Tiên, Tổ chức Ma túy Miguel Treviño Morales và Los Zetas, Mexico, Vladimir Putin, tổng thống, Nga, Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông Nguyễn Tường Thụy, trước khi bị bắt có nhận định khi trả lời RFA : ‘có thể có một ‘thông điệp’ mà ‘không tốt và nguy hiểm’ đằng sau vụ bắt giữ và khởi tố hình sự với nhà báo Phạm Chí Dũng, ông nói : "Cái thông điệp của họ là đây là một bước đi tôi nghĩ là không tốt và nguy hiểm trong việc đàn áp báo chí tự do. Cho nên thông điệp của họ bắt Phạm Chí Dũng là cũng răn đe những người viết báo tự do khác".

Bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng như sách nhiễu hàng loạt các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã hoàn toàn làm sai với lời nói của Thủ Tướng Phúc và lời rêu rao của ban Tuyên giáo Trung Ương, đang từng bước trắng trợn xâm phạm, triệt tiêu các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội…

Đồng thời, thông điệp nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra qua việc đàn áp trắng trợn này là nỗ lực của họ nhằm triệt tiêu hoàn toàn việc phản biện ôn hòa của các công dân, tiêu diệt các tổ chức xã hội dân sự.

Thông cáo báo chí của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ngày 13 tháng 6 năm 2020 viết : 

"Việc bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn cùng nhiều blogger và Facebooker là hành vi vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại trong việc thực thi các giá trị phổ quát. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam huỷ bỏ các cáo buộc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà báo độc lập nói trên.

Chúng tôi lên án những hành động đàn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói riêng, các tổ chức xã hội dân sự nói chung cũng như những tiếng nói công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình.

Chúng tôi tố cáo và báo động trước cộng đồng quốc tế việc đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các quyền cơ bản của công dân".

Phiên tòa kết tội ba nhà báo yêu nước, dũng cảm đáng kính chưa biết sẽ diễn ra với chi tiết thế nào, nhưng tôi tin một cách chắc chắn họ sẽ không khiếp sợ cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng và không ân hận việc họ đã cống hiến cuộc sống cho tự do ngôn luận, dù theo cáo trạng số 543 của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết luận hành vi của 3 nhà báo này là : "Đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn cơ hội chính trị làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước do đó cần phải bị xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa chung".

Chủ tịch Phạm Chí Dũng và cựu Phó Chủ tịch Lê Ngọc Thanh là 2 trong số 3 nhà báo và blogger Việt Nam được tổ chức Phóng viên Không Biên giới phong làm ‘Anh hùng Thông tin’ nhân Ngày Tự do Báo chí thế giới 2014.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

**********************

Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và kiểm soát quyền lực tại Việt Nam

Phú Nhuận, VNTB, 05/01/2021

Trong bối cảnh quyền lực tập trung như hiện nay, không thực sự xuất hiện nhu cầu bức thiết về một công cụ là tài phán hiến pháp, mà thiên chức của nó là bảo đảm cho sự vận hành một cơ chế kiểu khác – cơ chế phân quyền.

taptrung1

Rạch ròi của phân công, phân quyền ?

Từ Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây đến các bản Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, trong khi quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thì đều quy định các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng khác nhau gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này thực chất là thẩm quyền để thực hiện ba chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp của quyền lực nhà nước thống nhất, mặc dù mãi đến khi sửa đổi năm 2001, Hiến pháp 1992 mới ghi ba quyền này, và tiếp tục duy trì ở phiên bản Hiến pháp 2013.

Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, ba thứ quyền lực chính là ba chức năng, hay ba loại hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước theo đường lối chính sách của Đảng, phù hợp ý chí của nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đáng tiếc là Hiến pháp 1992 và sau đó là Hiến pháp 2013 không xác định rõ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là cơ quan nào mà đây lại là điều quan trọng nhất cho thấy sự phân công các quyền.

Một điểm nữa là "con người hành pháp" ở Việt Nam lại là Đại biểu Quốc hội, tức đồng thời là "con người của lập pháp", như thế là "nhập làm một" và "nhúng tay vào cả quyền này và quyền kia", sẽ không khách quan và khó truy xét trách nhiệm.

Tuy nhiên, dường như nhận thức về vấn đề tập trung và phân quyền tại Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và mô hình truyền thống của Xô Viết, dẫn đến những cách hiểu phiến diện, chưa đầy đủ, thống nhất thậm chí là trái ngược nhau.

Điều đó dẫn đến một thực trạng là các học thuyết về tập trung và phân quyền ở Việt Nam đã bị áp dụng một cách lúng túng, sai lệch, hiệu quả của việc sử dụng quyền lực chưa cao.

Trong thực tiễn cuộc sống, hai học thuyết tập quyền và phân quyền hoàn toàn không có tính tuyệt đối hay loại trừ lẫn nhau. Vấn đề ở đây không phải là lý thuyết tập trung quyền lực hay lý thuyết phân chia quyền lực là tốt hay xấu, mà là cách thức vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia, từng hệ thống chính trị.

Cải cách hệ thống chính trị đang quá dè dặt ?

So với cải cách để đổi mới nền kinh tế, thì cải cách hệ thống chính trị, đổi mới chính quyền diễn ra khó khăn hơn nhiều. Sự chậm trễ, lỗi nhịp giữa tự do hóa kinh tế, mở cửa thị trường và các cuộc cải cách chính trị, đổi mới chính quyền một cách cần thiết có thể dẫn tới những trục trặc, đe dọa thành tựu kinh tế.

Vấn nạn thâu tóm tài nguyên quốc gia vào tay "tư bản thân hữu" trong và ngoài nước, bóc lột lao động giá rẻ, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, bộ máy hành chính cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà… làm cho các thành tựu kinh tế như những tượng đài chông chênh, có thể đổ vỡ nhanh chóng khi bất ổn diễn ra trên diện rộng.

Thật hiển nhiên, phát triển nhanh và bền vững cần sự hậu thuẫn của một chính quyền mạnh mẽ, một nhà nước hiệu quả. Bằng chứng cho luận điểm này đã có quá nhiều. Chỉ có điều làm thế nào để xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định, một nhà nước hiệu quả… luôn là một thách thức lớn.

Bất hạnh và tìm cách đổ lỗi khi một nhà nước đổ vỡ thì dễ thấy, song làm thế nào xây dựng được chính quyền quản trị nhà nước hiệu quả, vững bền, luôn là điều bí ẩn. Thông thường, các truyền thống và thói quen quản trị quốc gia tồn tại rất vững bền.

Ở Việt Nam trong hơn 100 năm qua, những người cộng sản dường như đã xem nhẹ những giá trị của nền hành chính cổ truyền. Chế độ khoa cử, chính quyền quân chủ, tự trị làng xã được mặc định là mục ruỗng và sụp đổ tan tành. Chúng đã được xem là thối nát, hủ lậu, không còn đáng quan tâm. Các nhà kiến thiết quản trị quốc gia, dù theo xu hướng chính trị nào, hết thảy đều ngoảnh mặt sang phương Tây để tìm lời giải. Từ nền cộng hòa dân chủ nhân dân, mô hình chính quyền Xô Viết đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nay là chế độ pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời hội nhập, hết thảy các lời giải cho các thách thức quản trị quốc gia đều được vay mượn và nhìn từ các lý thuyết quản trị quốc gia.

Tại sao không đặt vấn đề của việc xây dựng chính quyền cần dựa trên những truyền thống bản địa lâu đời, cần tìm lời giải cho các thách thức hiện tại và trong tương lai từ bài học quá khứ ?

Từ góc nhìn Phạm Chí Dũng

"Tôi nghĩ rằng các bài báo trăn trở trước đây của nhà báo Phạm Chí Dũng là đan xen giữa thói quen lập luận biện chứng của một người có học vị tiến sĩ kinh tế – chính trị học (*).

Thói quen này lại có sự dung hòa của một Phạm Chí Dũng đam mê viết lách chuyện văn chương – ông là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Chí Dũng còn đam mê lịch sử. Hòa nhịp của tất cả điều đó cho thấy bàng bạc ý tứ trong bài báo của Phạm Chí Dũng là những trăn trở của một kẻ sĩ – lắm khi là một tráng sĩ Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn/ Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản

Tôi cho rằng nhà báo Phạm Chí Dũng bằng các bài báo của mình muốn nhắc các nhà quản trị quốc gia rằng hãy tạm gác quyền lợi đảng phái sang một bên, chỉ khi đó mới có thể thấu hiểu việc xây dựng chính quyền cần dựa trên những truyền thống bản địa lâu đời, cần tìm lời giải cho các thách thức hiện tại và trong tương lai từ bài học quá khứ…".

Một người bạn của Phạm Chí Dũng có nhận xét như trên ở trước hôm xét xử hình sự sơ thẩm vụ án liên quan Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 05/01/2021

Chú thích :

(*)https://www.voatiengviet.com/z/4579

Published in Diễn đàn

Phản đối thể chế chính trị ‘xã hội chủ nghĩa’ đồng nghĩa với "chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" ?

Nguyễn Nam, VNTB, 11/11/2020

Quan sát các bài báo được viết với tư cách nhà báo tự do của ông Phạm Chí Dũng, đăng rải rác trên các báo điện tử ‘có đóng thuế’ như VOA, Người Việt tại Mỹ ; hoặc qua trả lời phỏng vấn báo chí của BBC (Anh quốc), RFI (Pháp quốc). Bài viết của ông Phạm Chí Dũng còn được đăng tải thường xuyên trên trang web mang tên Việt Nam Thời Báo.

pcd1

Dường như Điều 117, Bộ luật Hình sự của Việt Nam đang có cách hiểu như vậy trong quy chụp về tội danh "chống Nhà nước".

Công bằng mà nói, tác giả Phạm Chí Dũng với trải nghiệm là một cựu sĩ quan an ninh chuyên ngành tài chính, ông có những góc nhìn hậu trường với tâm thế của người trong cuộc. Điều đó khiến bài viết của ông tạo nên sức lôi cuốn, bao gồm cả sự tò mò.

Như đề cập ở trên, xuất thân là một sĩ quan an ninh được đào tạo bài bản trong nước và tu nghiệp nước ngoài, khi viết báo, ông Phạm Chí Dũng thừa hiểu lằn ranh sinh tử khi lựa chọn đeo đuổi phản biện các chính sách của nhà nước, và của đảng cầm quyền.

Rất có thể trục pháp lý mà ông Phạm Chí Dũng ‘bám’ theo để giữ độ ‘cân bằng’ trong các lập luận phản biện, là hiến định công dân được quyền đóng góp ý kiến với cơ quan công quyền - miễn là những ý kiến đó minh bạch, không phải trò ném đá giấu tay (Điều 28, Điều 30, Hiến pháp 2013).

Ông Phạm Chí Dũng từng là đảng viên. Ông Phạm Chí Dũng có học vị tiến sĩ, với người thầy hướng dẫn ông trong luận văn tiến sĩ là giáo sư Trần Trung Hậu, một trí thức hàng đầu trong chuyên ngành hẹp "Quản lý kinh tế" ở Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trước đây.

Ông Phạm Chí Dũng từ nền tảng học vấn, ông hiểu là "xã hội chủ nghĩa" trong bối cảnh Việt Nam, đến nay vẫn là trên con đường đi tìm các lập luận biện chứng thích hợp trước hiện thực toàn cầu hiện chỉ còn vài quốc gia là đeo đuổi con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản, với bước quá độ mang tên "xã hội chủ nghĩa".

Lằn ranh chê - khen về một thể chế, trong vài hoàn cảnh nào đó, dễ bị lợi dụng từ các nhóm quyền lực chính trị ngay trong nội bộ của đảng cầm quyền. Ông Phạm Chí Dũng lại từng là trợ lý của Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang, người về sau là Chủ tịch nước. Ông Trương Tấn Sang là người quê Long An. Quê nội của ông Phạm Chí Dũng là Đồng Tháp. Có lẽ ít nhiều ở đây nghi ngại về phe nhóm chính trị miền Nam.

Trở lại với các bài báo của ông Phạm Chí Dũng đang bị cáo buộc là một dạng tài liệu của gây chiến tranh tâm lý. Nếu cáo buộc ấy là đủ cơ sở, cho thấy đây chính là một lỗ thủng rất đáng lo ngại của nhà chức trách. "Chiến tranh tâm lý" không thể là hành vi đơn lẻ, một ngày một bữa.

Vậy thì trong thời gian dài với các bài báo của tác giả Phạm Chí Dũng đăng tải công khai trên các kênh truyền thông hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ (trường hợp VOA, Người Việt), hay của chính phủ Anh (trường hợp BBC), hoặc của chính phủ Pháp (trường hợp RFI), người ta dễ nhận thấy từ chủ trương của những cơ quan truyền thông này là "tự do thông tin rất quan trọng", thì với việc minh bạch nội dung luôn là điều mà tác giả Phạm Chí Dũng muốn nhấn đến, là phù hợp tiêu chí chung của quyền tự do báo chí.

Hơn nữa, mục đích chính khi ông Phạm Chí Dũng chọn viết báo tư cách người quan sát tự do, là nhằm phản biện bằng lập luận đa chiều về các chính sách, qua đó góp phần kiến thiết lại đất nước mà thân phụ của ông đã đổ xương máu cho ngày thống nhất Bắc - Nam.

Rất có thể việc ông Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý, còn là câu chuyện của khi thương củ ấu cũng tròn…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

************************

"Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam"

Vân Khanh, VNTB, 11/11/2020

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, kể :

"Hôm nay ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Hình sự :

pcd02

Truyền hình VOA 4/12/19: Video Phạm Chí Dũng kêu gọi hoãn EVFTA được trình chiếu tại Châu Âu

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

Câu hỏi đặt ra : pháp luật Việt Nam có những quy định gì gọi là "nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ?

Trước tiên về mặt từ điển tiếng Việt, động từ "nhằm" được hiểu là "hướng vào một cái đích nào đó".

Theo Điều 2, Hiến pháp 2013, thì "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân".

Từ cách hiểu qua từ ngữ văn bản pháp luật, thì "nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là đồng nghĩa với "nhằm chống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân".

Tuy nhiên cho đến nay cần phải hiểu cụ thể như thế nào là "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", thì chưa có bất kỳ văn bản dưới luật nào giải thích.

Lý thuyết hàn lâm nói rằng "Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ".

Vậy thì đã là chế độ dân chủ song được ‘đính kèm’ thêm cụm từ "xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", sẽ mang ý nghĩa gì cho ưu thế lựa chọn của người dân ? Rất tiếc điều này vẫn đang trong các bước hoàn thiện về cơ sở lập luận tại những văn kiện qua các lần đại hội đảng, bao gồm cả dự thảo đại hội đảng lần thứ 13.

Dẫn chứng : trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Lý luận Trung ương, hôm 05-08-2019 có bài "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế" (*), tác giả là GS.TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phần kết của bài viết, tác giả Trần Văn Phòng đề xuất :

"Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đồng bộ hoàn thiện pháp luật về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, đổi mới hoàn thiện quy trình lập pháp theo hướng : chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật".

Với đề xuất trên, cho thấy cách hiểu về "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" vẫn đang giai đoạn tìm kiếm sự hoàn thiện.

Do đó, nếu gọi ai đó là "chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", thì điều ấy là khiên cưỡng - thậm chí có thể là suy diễn cho hình sự hóa một quan hệ dân sự, vì luật Hiến pháp bảo hộ quyền đóng góp ý kiến của công dân trong xây dựng "nhà nước pháp quyền" ; hơn nữa, Hiến pháp cũng bảo hộ "quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" :

"Điều 14.1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".

"Điều 28.

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội ; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".

Với những góc nhìn pháp lý cụ thể kể trên, cho thấy có cơ sở cho dòng ghi "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam" của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Vân Khanh

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

Chú thích :

(*)http://hdll.vn/vi/nghien-cuu—trao-doi/xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-trong-boi-canh-phat-trien-kinh-te-thi-truong-hoi-nhap-quoc-te.html

*********************

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm

Quang Nguyên, VNTB, 11/11/2020

Tin từ Luật sư Nguyễn Văn Miếng :

Hôm nay ngày 10/11/2020, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự :

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sĩ Phạm Chí Dũng ghi : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam".

pcd3

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị truy tố theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật hình sự

Trên thế giới, ngoài Việt Nam không biết còn xứ sở nào khác có một thứ luật vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận trắng trợn như vậy.

Hành động bắt giữ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam chỉ vì lên tiếng phản biện một cách đứng đắn, chừng mực, văn minh và hợp với hiến pháp Việt Nam của chính quyền Việt Nam là một hành vi vi phạm hiến pháp. Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng Việt Nam có lần rêu rao cần lắm những tiếng nói phản biện, chỉ là những lời dối trá. 

Trong chế độ độc tài, mỗi hành vi của người dân đều bị theo dõi sát sao. Gương những người bị buộc tội phản đảng, phản tổ quốc trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn đó. Người bình thường, không có cái dũng của trí thức, sĩ phu trước vận mệnh của đất nước dám lên tiếng không ? 

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam không nhằm lật đổ chính quyền như cáo trang vu khống, họ chỉ muốn có một xã hội tốt hơn, ở đó, nhà nước biết tôn trọng nhân quyền, trong đó đảng cộng sản phải tôn trọng quyền làm chủ đất nước của họ, biết đặt quyền lợi của đảng dưới quyền lợi của dân tộc. Đó có phải là tội ? 

cộng sản Việt Nam đã nhiều lần bị quốc tế liên tục lên án vi phạm nghiêm trong nhân quyền, quyền tự do ngôn luận. Trong những phiên điều trần của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bị cáo buộc bởi nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc, họ nhiều lần cúi đầu nhận thiếu sót và xin sửa sai. 

Nhưng chứng nào, tật nấy. Việt Nam nhận lỗi trước công luận thế giới, nhưng không hề thay đổi. Bắt Phạm Đoan Trang mới đây và đưa ra các bản án dự trù lên đến 20 năm tù đối với các thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, chính quyền cộng sản Việt Nam lại một lần nữa tự lột mặt nạ cho nhân nhân Việt Nam và toàn thế giới thấy rõ bộ mặt thật của họ.

Chính quyền Việt Nam đã nhầm khi muốn bẻ gẫy ý chí của những nhà lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Trong suốt một năm bị tra cung, thẩm cung, không ngoại trừ khả năng bị dụ dỗ, mớm cung, ép cung, làm áp lực tinh thần trên gia đình và cá nhân các ông, cuối cùng cả hệ thống chính quyền nhận được lời tuyên bố đanh thép của Chủ tịch Phạm Chí Dũng : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam". 

Tôi tin Phó chủ tịch Hội Nguyễn Tường Thụy, và người vô tội Lê Tuấn cũng đường hoàng, chững chạc trả lời như vậy : "Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam". 

Các thành viên còn lại và các cộng tác viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, các chính phủ trên khắp thế giới và người Việt Nam trong, ngoài nước đều cùng lên tiếng : "Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Họ vô tội". 

Chính quyền Việt Nam cũng đã nhầm khi họ có ý định dùng những bản án nặng nề để ‘răn đe’ người trong nước. Người Việt không hèn như đảng cộng sản nghĩ. Sẽ ngày càng có nhiều người đi lên lãnh trách nhiệm tiếp tục phản biện với Đảng cộng sản Việt Nam, bước theo con đường của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vẫn trân trọng địa vị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội khi họ vắng mặt, và hội vẫn không ngừng lớn mạnh. 

Hành động đè nén nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của bằng cách đưa ra các bản án cao cho những người bênh vực các quyền này bao nhiêu lại càng hạ thấp uy tín và phẩm chất của cộng sản bấy nhiêu.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 11/11/2020

Published in Diễn đàn

Cách đây gần 6 năm, ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được thành lập.

hoi1

Việc thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một sự kiện gây chú ý trong dư luận xã hội Việt Nam trên các diễn đàn cũng như với báo chí nhà nước cộng sản.

Báo chí tự do : Nhu cầu cấp thiết

Điểm qua tình hình báo chí Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 21, điều ai cũng nhận thấy, nếu so với ngay thời thực dân nô lệ, quyền tự do báo chí và xuất bản ở Việt Nam đã tụt hậu rất nhiều lần, chưa cần nói đến so sánh với thế giới hiện tại.

Không cần nói nhiều hoặc tìm đâu cho mất công, chỉ cần so sánh tính chất và số lượng báo chí cũng như chính sách kiểm duyệt và quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam hiện nay với thời kỳ đó, chúng ta đã thấy rất rõ ràng.

Trên thế giới, ngay giữa lòng thủ đô Paris của nước Pháp, nơi mà chính quyền cộng sản sau này cho là sào huyệt của bọn đế quốc, thực dân nhưng nhóm những người mang tên Nguyễn Ái Quốc vẫn cứ làm báo, phát hành kêu gọi lật đổ, bạo động và xúi giục lật đổ chế đô thực dân là chuyện rất bình thường.

Tại Việt Nam, hơn 150 năm trước, khi tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15/04/1865 tại Sài Gòn, được coi là tờ báo đầu tiên Lịch sử báo chí Việt Nam đến nay đó là tờ báo tự do do tư nhân kiểm soát và phát hành bởi sự cho phép của Thực dân Pháp.

Ở thời kỳ thực dân, báo chí tư nhân được tự do đăng ký và phát hành. Nhiều tờ báo đã ra đời và tồn tại những tiếng nói độc lập cho đến mấy chục năm sau.

Tiếp nối giai đoạn đó, thời kỳ của báo chí tự do còn được tồn tại ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày chính quyền này sụp đổ năm 1975.

Ở miền Bắc, báo chí tự do chỉ được tồn tại cho đến ngày người cộng sản cướp được chính quyền tại miền Bắc năm 1945 và những năm sau đó khi mà người cộng sản chưa chiếm được quyền lãnh đạo đất nước. Sau 1954, nhà cầm quyền dựng lên vụ án "Nhân văn – Giai phẩm" để trừng trị những tiếng nói "không chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" thì báo chí tự do, báo chí tư nhân chỉ còn là một khái niệm.

Ngày nay, với cả ngàn tờ báo đủ mọi hình thức từ báo giấy, báo nói, báo điện tử, báo hình… nhưng tất cả đều chung một Tổng biên tập là Ban Tuyên giáo trung ương. Tất cả báo chí đều dưới cây gậy điều khiển của chính quyền cộng sản.

Điều ai cũng thấy, là mọi thông tin cuộc sống, xã hội từ hiện thực cuộc sống cho đến tư tưởng nền tảng xã hội đều được tất cả báo chí nhà nước nhào nặn theo đúng ý đảng, mặc kệ lòng dân.

Do vậy điều không lạ, là dàn báo chí nhà nước khi đã là công cụ của đảng, thì chuyện đưa ra những thông tin nhiều khi trái ngược lòng dân, trái ngược sự thật là điều rất bình thường, nếu những sự thật đó, lòng dân đó không đúng với ý đảng.

Mà ý đảng, thì lại hoàn toàn không nhằm phục vụ người dân, chủ yếu là phục vụ việc chiếm giữ chiếc ghế quyền lực, chia chác lợi ích phe nhóm trong đảng và điều "cao cả" hơn, cơ bản hơn là phụng sự chủ nghĩa Quốc tế cộng sản.

Thế nên, theo đúng lý thuyết của chủ nghĩa Mác – Lenin, khi có mâu thuẫn giữa lợi ích của Phong trào cộng sản quốc tế và lợi ích đất nước, dân tộc, nhân dân, thì đảng phải hy sinh lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân cho lợi ích của Quốc tế cộng sản.

Chính vì thế, dựa trên tinh thần, tư tưởng cộng sản mà những năm gần đây, khi chủ nghĩa cộng sản thi nhau sụp đổ trên toàn thế giới, những người cộng sản Việt Nam chỉ còn biết bấu víu vào đàn anh cộng sản là Đảng cộng sản Trung Quốc.

Nhưng, điều oái oăm, là Đảng cộng sản Trung Quốc lại là một tổ hợp kết hợp từ hai yếu tố : Tư tưởng bành trướng Đại Hán, chủ nghĩa sô vanh (chauvin) nước lớn kết hợp với sự tàn bạo và dối trá của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn là thực hiện tham vọng bành trướng từ ngàn đời để lại bằng nhiều phương pháp và hình thức.

Và khi Đảng cộng sản Việt Nam gắn kết, coi Đảng cộng sản Trung Quốc là quan thầy, thì việc coi nhẹ lãnh thổ, quyền tự chủ của đất nước, quyền con người của người dân không có gì là lạ.

Ngược lại với những nhu cầu của người dân, cần sự đoàn kết, yêu thương và gắn bó, hàn gắn những vết thương lịch sử nhằm xây dựng một cơ đồ vững mạnh, báo chí nhà nước đã bằng mọi cách nêu cao chính sách bạo lực và dối trá của nhà nước độc tài.

Oái oăm thay, chính sách bạo lực và dối trá lại chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho đời sống xã hội.

Đời sống người dân được tô hồng, đánh bóng mà quên đi những thân phận nghèo khổ, những giai cấp lao động bị bỏ quên khi đảng đã nắm chắc cái ghế cai trị. Mặc dù, đó là những tầng lớp, những giai cấp đã "theo đảng đến cùng" để giành thành quả cai trị về cho đảng và đã từng được coi là giai cấp tiên phong, là liên minh vững chắc của đảng với những lời lẽ ca tụng, hứa hẹn đến ngất trời.

Những mảnh đời bất hạnh hầu như biến mất để thay vào đó những thành công, những thắng lợi, những điển hình thực hiện đường lối và chính sách của đảng. Những điều đó có nói đến, cũng lại chỉ để kể công lao và ru ngủ những người dân đồng cảnh về "sự quan tâm của đảng" đến họ nhằm lừa bịp dân chúng.

Những luân lý, đạo đức xã hội, những nét văn hóa được xây dựng từ ngàn đời đã bị phá nát, thay thế bằng những cuộc "đấu tố", "cách mạng" mà thực chất là những cuộc cướp tập thể để thay thế vào đó là những khát vọng về vật chất, hưởng thụ bất chấp giá trị tinh thần.

Những tôn giáo bị tận diệt hoặc bị khuynh loát trở thành tay sai của đảng, những giá trị tâm linh có tác dụng gìn giữ đạo đức con người, xây dựng đạo đức cộng đồng, xã hội… bị xóa bỏ để thay vào đó những trò mị dân, những thứ hổ lốn giữa vô thần và hữu thần vốn đã như nước với lửa chỉ có tác dụng phục vụ sự thống trị của một đảng vô thần.

Từ đó, đạo đức xã hội suy đồi, con người với con người khi đã quan niệm "đồng chí vợ, đồng chí chồng, đồng chí con và đồng chí bố" thì mọi giá trị đời sống văn hóa đã trở về con số âm.

Người dân được hướng đến những giá trị vật chất, coi nhẹ những giá trị tinh thần, học vấn. Nền giáo dục bị tha hóa đến tận cùng, sự gian dối trở thành "quốc giáo" đã tạo nên một xã hội mù lòa về nhận thức, yếu kém về khả năng.

Hơn trăm năm trước Phan Châu Trinh đã viết : "Than ôi ! Nước Nam bây giờ dân khí yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước Châu Âu, Châu Á cách xa không biết bao nhiêu dặm đường…". Ngày nay, những điều kêu than đó vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống xã hội Việt Nam.

Vì những lẽ trên, là những người cầm bút có lương tri, nặng lòng với đất nước và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc, đau nỗi đau của người dân lao động, thấm đẫm những trăn trở, nỗi khốn khổ của người dân… không thể im lặng làm ngơ trước thực tế xã hội.

Trước những đòi hỏi cấp bách của cuộc sống, của xã hội trong môi trường xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của chế độ độc tài toàn trị, thủ tiêu mọi quyền công dân cơ bản nhất là tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp là lập hội, việc có một tổ chức nhà báo độc lập có tiếng nói khách quan, không định kiến và có mục đích "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" là một việc hết sức cần thiết.

Và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Đối mặt thách thức

Ngay từ đầu, tiêu chí của Hội đã xác định rõ ràng là : Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một hội "chuyên nghiệp báo chí độc lập", một tổ chức "xã hội dân sự", có mục đích : "phục vụ cho các nhà báo không phân biệt người trong nước và người ngoài nước, các cộng tác viên báo chí độc lập, và cả những nhà báo quốc doanh".

Việc thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam dưới chế độ độc tài, toàn trị là một thách thức lớn đối với tất cả những người cầm bút muốn có tiếng nói trung thực, độc lập và khách quan về mọi vấn đề chính trị, và đời sống xã hội.

Thách thức đầu tiên, là từ Đảng cộng sản Việt Nam, một tổ chức hiện đang chiếm giữ chiếc ghế cai trị đất nước nhưng vẫn là một đảng ở ngoài vòng luật pháp, tự nắm lấy một thứ siêu quyền lực vượt lên tất cả mọi định chế xã hội. Mặc dù trên Hiến pháp, văn bản, giấy tờ thì ghi rõ ràng : "Đảng hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".

Chính vì vậy, Đảng này đã hoàn toàn không bao giờ muốn hoặc dung thứ cho bất cứ một hội nhóm, đảng phái nào được hình thành mà không nằm dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối" của mình.

Tổ chức Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ra đời và phát triển đã ngay lập tức bị dàn báo đảng tập trung đánh phá và xuyên tạc, bôi nhọ đủ mọi hình thức. Thậm chí, Hội nhà báo Việt Nam còn ra văn bản gửi đến các báo chí nhà nước cấm phóng viên, nhà báo quốc doanh tham gia Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Xét về khía cạnh pháp lý, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một tổ chức ngang hàng với Đảng cộng sản Việt Nam.

Thậm chí nó còn chính danh, chính nghĩa hơn Đảng cộng sản Việt Nam nhiều lần bởi nhiều lẽ.

Thứ nhất, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được hình thành hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, tự giác bằng sự hiểu biết tường tận, bằng nhu cầu cấp thiết của xã hội và đất nước của mỗi thành viên.

Ở đó không có sự lừa đảo hứa hẹn rằng : "Chúng ta không có gì để mất mà được thì được tất cả" nhưng những chiêu bài mà Đảng cộng sản đã đưa ra lừa bịp nhân dân từ đầu khi thành lập.

Ngược lại, những người tham gia Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã xác định rằng : Họ chấp nhận làm những viên đá lót đường, chấp nhận hy sinh vì lợi ích xã hội, đất nước và nhân dân.

Thứ hai, Hội Nhà báo Độc lập không chủ trương bạo lực, không chủ trương lật đổ, khủng bố đối với bất cứ một cá nhân, tổ chức nào. Ngược lại với chủ trương của Đảng cộng sản là "Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" và "Đường vinh quang xây xác quân thù.

Thứ ba, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được thành lập tuân theo những điều khoản mà Hiến pháp Việt Nam quy định cũng như những cam kết mà chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã long trọng ký kết với cộng đồng quốc tế. Điều này ngược lại với Đảng cộng sản Việt Nam khi thành lập từ nước ngoài, mang tư tưởng cộng sản quái thai dùng bạo lực, khủng bố vô luật pháp vào Việt Nam nhằm cướp đoạt quyền lực, của cải bằng mọi cách.

Thứ tư, với tiêu chí của mình là lên tiếng cho sự thật, cho công lý trong ôn hòa, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam không dung túng cho những thông tin giả dối, lừa bịp và kích động hận thù, không "thề ăn xương uống máu quân thù" như chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam.

Và chính vì vậy, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một trong những tổ chức mà Đảng cộng sản Việt Nam khó chấp nhận.

Bởi chấp nhận Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thì đó sẽ là tấm gương phản chiếu đối với trước hết là hệ thống báo chí cộng sản, và sau đó là Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đang "lãnh đạo tuyệt đối" đám báo chí này.

Những khó khăn buổi đầu

Cũng như bất cứ hội đoàn dân sự nào trong nước, dưới chế độ cộng sản, khi được thành lập, luôn đối mặt với những thách thức chính trị từ phía nhà cầm quyền. Ngoài ra, với đặc tính người Việt, nhiều sự bất đồng và lắm ý kiến rất khó có thể có tiếng nói chung hoặc sự đồng lòng ngay khi mới chập chững hình thành.

Những vấn đề về đường hướng, cách hành động, nội dung hoạt động, nhận thức, nhân sự… đều được đặt ra một cách gay gắt.

Và như chúng ta thường thấy, cơ chế dân chủ là một mô hình tốt cho mọi tổ chức, thể chế xã hội, tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần nhiều hiểu biết về cơ chế này cũng như nhận thức về nó. Chính vì những vấn đề nhận thức, tính cách mà từ những tháng đầu khi mới thành lập, một số chệch choạc đã phát sinh.

Vấn đề nhân sự, vấn đề của từng cá nhân để được giải quyết cách thấu đáo, thỏa mãn ý tưởng và quan niệm của mỗi người là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, một số sự xáo trộn ban đầu đã xảy ra.

Ngay từ khi manh nha thành lập, các hội viên sáng lập đã xác định rõ ràng rằng : Việc thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một thử thách lớn và nguy hiểm trong chế độ độc tài. Bởi xưa nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ dung túng hoặc nhẹ tay với những tiếng nói trung thực, nhưng tiếng nói của những người không có tiếng nói, những tiếng nói không chịu "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" và nhất là không lấy mục đích, tôn chỉ là phục vụ Đảng cộng sản Việt Nam.

Chính vì thế, những người giữ các chức vụ trong Hội sẽ là những người đối mặt lớn nhất với nguy hiểm, với sự đàn áp, trả thù bẩn thỉu và thậm chí là tù đày. Ngay cả các Hội viên, cũng phải là những người thật sự có lý tưởng, có bản lĩnh và chấp nhận nhiều hy sinh.

Do vậy, việc lực chọn nhân sự cho Ban Điều Hành, lãnh đạo Hội là điều cần hết sức quan tâm. Hầu hết đều nhận định và xác định tinh thần của một Ban điều hành Hội là những người dám dấn thân một cách vô vụ lợi, lấy sự thật, tiếng nói lương tâm để ràng buộc chính mình mà hoàn thành những công việc đã đảm nhận trong Hội.

Mặt khác Ban Điều hành Hội sẽ là những người sẵn sàng bước lên phía trước, khi có những sự cố của Ban Điều hành bởi sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản. Nghĩa là người sau tiếp tục bước theo những bước đi tiến lên của Hội nếu người trước bị bắt bớ, tù đày hoặc vô hiệu hóa.

Ở đó không có lợi ích, danh tiếng hoặc những điều thuận lợi cho những người dám đảm đương những công việc chung trong Hội. Ở đó chỉ có hy sinh và chấp nhận hy sinh vì sự cần thiết của xã hội, của đất nước được phát triển trong ôn hòa, trong trật tự, dân chủ và tôn trọng quyền con người.

Chính vì nhận thức đó, vượt qua tất cả những vấn đề thường có đối với các hội đoàn, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã cố gắng cùng nhau bàn bạc và giải quyết vấn đề trên tinh thần dân chủ và tự nguyện. Từ đó những vấn đề được đặt ra bắt đầu đi vào sự thống nhất và được sự ủng hộ của đa số các Hội viên.

Hội viên của Hội có những nhà báo kỳ cựu, nhiều cây viết trẻ được hình thành từ trong phong trào đấu tranh với những nhận thức khá rành mạch và mạnh mẽ.

Tờ báo của Hội được thành lập với những bài viết và tiếng nói mạnh mẽ, rành mạch về tư tưởng và định hướng nhất quán từ đầu đã được hình thành và ngày càng phát triển, trở thành tiếng nói không chỉ của các Hội viên mà của nhiều tầng lớp, nhiều những người không có tiếng nói trong xã hội, đề cập đến không chỉ những vấn đề đời sống xã hội mà còn là những tiếng nói phản biện ôn hòa và có chất lượng trước những sự kiện xã hội.

Đặc biệt, tiếng nói trên tờ báo của Hội đã mạnh mẽ đấu tranh với những tệ nạn của thể chế chính trị như tham nhũng, khủng hoảng toàn diện về nền tảng tư tưởng, về lý luận cũng như nhân sự.

Hệ thống chính trị tham nhũng đã được mổ xẻ và vạch rõ những nguyên nhân, những yêu cầu cấp bách của xã hội… Tất cả những điều đó, đã được tờ báo của Hội như một diễn đàn để bàn luận một cách dân chủ và công khai.

Những miếng đòn bẩn

Ngay khi hội Nhà báo độc lập Việt Nam ra đời, những cơ quan truyền thông trong nước được sự chỉ đạo của công an, đã lập tức vào trận để bôi nhọ, xuyên tạc và dùng nhiều chiêu trò bẩn thỉu nhằm hạ bệ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Trước hết, Hội Nhà báo Quốc doanh đã ngay lập tức ra một văn bản cấm tất cả các phóng viên báo chí nhà nước tham gia vào Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Kế theo đó, hệ thống báo chí nhà nước đã có nhiều bài viết công kích Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Những bài viết không hề nêu ra được bất cứ điều gì về việc thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, chỉ là những lời quy kết một cách hết sức ấu trĩ và hài hước.

Tờ Petrotimes một tờ báo của ngành dầu khí, lúc đó do Nguyễn Như Phong, một tay bồi bút công an làm Tổng biên tập – sau này chính tay này đã bị "quả đắng" khi đăng bài viết bảo vệ Trịnh Xuân Thanh và bị kỷ luật thu hồi thẻ nhà báo, cách chức – đã đăng bài viết "Độc lập hay đối lập".

Vẫn theo thói quen "cả vú lấp miệng em" bài báo đã vu cáo những người tham gia Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là những "blogger đội lốt dân chủ, chống phá Nhà nước, "dựa hơi Mỹ", "mưu đồ cách mạng hoa nhài"…

Tờ Quân đội Nhân dân, một tờ báo quân đội nhưng không có những thông tin về những phần lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc đang bị xâm chiếm, không hề có thông tin về những hành động trắng trợn, ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, trên biên giới… ngược lại rất tích cực trong việc chống lại quyền làm chủ, quyền tự do của người dân, đã đăng bài viết : "Cảnh giác với liều thuốc dân chủ "hội, đoàn độc lập".

Vẫn những lập luận ngô nghê với tư duy ấu trĩ, áp đặt rằng việc thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là trái luật !

Những bài báo đó không có tác dụng như ý muốn của Ban Tuyên giáo Trung ương, trái lại chỉ gây thêm những thắc mắc và tò mò cho độc giả chưa biết về Hội và tìm hiểu về Hội nghề nghiệp này.

Thế rồi khi sự chính danh không thể có, không thể tranh cãi bằng lý lẽ, luật pháp, hệ thống công an và tuyên giáo Việt Nam giở những trò bẩn mà ai cũng thấy sự ti tiện và bỉ ổi trong đó với cách làm của đám trộm cắp, xã hội đen.

Ngày 28/07/2014, Hội ra thông báo số 2, cho biết chỉ sau 10 ngày khởi sự, trang mạng Việt Nam Thời Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đã bị hacker phá hoại khiến nhiều độc giả không thể truy cập được.

Vượt lên tất cả những điều đó, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vẫn phát triển và cất lên tiếng nói riêng biệt của mình góp phần xây dựng đất nước Việt Nam trước vấn nạn tham nhũng, phá hoại và suy đồi ngày càng nặng nề.

Khi thành lập, hội có 42 hội viên với bốn chi hội gồm ba miền trong nước và hải ngoại. Sau một quá trình sàng lọc, loại trừ những người bị khai trừ, hoặc tự xin ra khỏi hội, số lượng hội viên vẫn tăng lên theo từng năm.

Những hoạt động của Hội dù đã bị ngăn chặn bằng nhiều cách, bằng nhiều phương thức bẩn thỉu khác nhau của lực lượng an ninh và công an, vẫn đều đặn củng cố tinh thần và đường hướng phát triển của Hội trong thời gian từ khi thành lập đến nay.

Trong thời gian đó, Hội đã tham gia nhiều hoạt động như tham dự Hội thảo "Truyền thông phi nhà nước" do Đại sứ quán Úc tổ chức tại Hà Nội.

Tham dự cuộc họp báo của Đặc phái viên Liên Hợp quốc về tự do tôn giáo tại Hà Nội.

Ra nhiều tuyên bố ủng hộ các phong trào dân chủ, đòi quyền lợi của người dân như phong trào "Tôi muốn biết", về quyền tự ứng cử của công dân, về bảo vệ di sản thiên nhiên tại Sơn Đoòng…

Cùng nhiều hoạt động khác của Hội, của các chi hội và các thành viên cổ vũ cho quyền tự do của người dân như tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do hội họp, biểu tình…

Những hoạt động của Hội đã làm nhà cầm quyền Việt Nam hết sức bối rối và khó chịu.

Bối rối, bởi Hội hoạt động công khai, đúng Hiến pháp, luật pháp quy định. Việc ra đời của Hội dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội cChủ nghĩa Việt Nam, Điều 20 của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị, hai văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết. Do vậy, về danh chính ngôn thuận, nhà cầm quyền Việt Nam không thể ra tay đàn áp trắng trợn khi mà các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế đang chú ý đến nhân quyền tại Việt Nam cũng như khi mà Việt Nam đang mưu đồ im lặng để được bước chân vào các tổ chức quốc tế cũng như ký kết các hiệp định thương mại…

Khó chịu, bởi nhà cầm quyền Việt Nam luôn coi các hội nhóm, tổ chức không "chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" nghĩa là không do đảng lập ra, thì đều là những tổ chức đối lập và phản động. Đặc biệt lĩnh vực báo chí, truyền thông là lĩnh vực mà các nhà độc tài thường luôn luôn không muốn bất cứ một ai được tự tổ chức và tham gia, bởi dối trá luôn là phương thức hành động của báo chí, truyền thông nhà nước chỉ nhằm phục vụ cho đảng. Ngược lại báo chí tự do, báo chí công dân là những tiếng nói độc lập, trung thực sẽ bóc trần bộ mặt thật của đảng trong thực tế.

Điều đặc biệt khó chịu, là so với hệ thống báo chí nhà nước, với hàng vạn nhà báo được cấp thẻ, được cấp tiền, nhưng sự tự do nói lên tiếng nói của sự thật, của chính mình hoàn toàn bị dập tắt. Do vậy Hội Nhà báo độc lập Việt Nam như một tấm gương đối chứng với và là niềm mơ ước về sự tự do của họ.

Khi "danh chính, ngôn thuận" một cách công khai không thể triệt hạ được Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và tiếng nói của Sự thật được cất lên trên trang Việt Nam Thời Báo (https://vietnamthoibao.org/ ), nhà cầm quyền Hà Nội đã liên tục sử dụng các chiêu trò bẩn thỉu như hack trang báo, dùng tường lửa ngăn chặn…

Nhưng, tất cả những điều đó đã không làm nhụt chí những người lên tiếng cho sự thật, những tiếng nói phản biện xã hội một cách ôn hòa, nêu lên thực trạng xã hội Việt Nam đang suy đồi và băng hoại, một chế độ tham nhũng và căn nguyên của nó…

Đàn áp

Khi mà những đòn bẩn không thể áp dụng và khuất phục được Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tiến hành những hành động đàn áp trắng trợn.

Lợi dụng khi cả thế giới đang chú ý tập trung vào những vấn đề quốc tế nóng bỏng, cuộc chiến Mỹ – Trung đã gây sự chú ý của cả thế giới, và sau đó là đại dịch virus Vũ Hán đã làm cho các nước, các tổ chức quốc tế vốn hay theo dõi những vấn đề về nhân quyền ở các nước cộng sản.

Mặc cho bờ cõi đang bị ngoại xâm ngày ngày xâm lấn, đời sống người dân nheo nhóc và bi đát bởi muôn vàn thứ thuế và mọi chiêu trò bóp nặn của cả bộ máy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cũng như các hội đoàn, tổ chức khác và nhiều cá nhân trong nước cất tiếng nói của mình trên mạng xã hội.

Ngày 21/11/2019, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, một cuộc bắt bớ với những lý do mơ hồ và bất chấp sự thật, bất chấp luật pháp.

Ngày 23/05/2020, họ lại tiếp tục bắt giam ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Chưa hết, ngày 12/06/2020, công an Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã khởi tố và bắt giam ông Lê Hữu Minh Tuấn – Tên thường gọi là Lê Tuấn – thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Đồng thời, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gia tăng việc sách nhiễu, gây khó khăn trong đời sống của nhiều hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam với nhiều chiêu trò đe dọa bẩn thỉu.

Họ bị khởi tố với những tội danh hết sức mập mờ với những điều luật hết sức mơ hồ của cái gọi là "Luật" của Việt Nam mà bất cứ ai cũng có thể suy diễn theo ý chủ quan của mình.

Ngay lập tức, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã ra tuyên bố  mạnh mẽ lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các quyền tự do cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp và các văn bản Quốc tế mà Việt Nam đã long trọng cam kết.

Đồng thời, Hội đã khẳng định rõ ràng :

"Những hành vi đàn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam không thể làm nhụt chí và càng không thể dập tắt tiếng nói tự do vì nhân quyền, vì xã hội, con người và đất nước Việt Nam cũng như sự nghiệp hòa bình thế giới.

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động và không từ bỏ mục đích của mình, chủ trương đối thoại và phản biện ôn hòa vì một Việt Nam văn minh và thịnh vượng".

Những lời lẽ đanh thép đó đã tố cáo trước toàn thế giới và cũng là lời khẳng định rằng : Hội Nhà báo độc lập Việt Nam sẽ không lùi bước trước bạo tàn, sẽ vững vàng trước mọi thử thách và khó khăn do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gây ra.

Với chỉ hơn 40 người thuở ban đầu thành lập, ngày nay, số Hội viên của Hội đã gần 100 người, đó là một sự phát triển lớn lao trong điều kiện một nhà nước độc tài cộng sản.

Đã 6 năm tồn tại và phát triển, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên lĩnh vực thông tin truyền thông.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể bắt một số người, một số Hội viên của Hội, nhưng không thể dập tắt được những tiếng nói của lương tri, của phẩm giá con người cũng như những tiếng rên xiết của người dân dưới chế độ bạo tàn.

Bởi đó là lý tưởng, là sự thôi thúc của lương tâm con người trong mỗi người dân Việt Nam có lòng yêu quê hương, đất nước và mong muốn một xã hội phồn vinh và tiến bộ theo kịp bước tiến của thế giới ngày nay.

Ngày 18/06/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 21/06/2020

Published in Diễn đàn

RSF và CPJ lên án Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn

Thụy My, RFI, 17/06/2020

Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) vừa qua đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì cáo buộc chống Nhà nước.

batgiam1

Lê Hữu Minh Tuấn (photo : IJAVN / Facebook Vo Hong Ly) © rsf.org

Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ tại Quảng Nam vì "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong danh sách "Anh hùng thông tin" của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng 11/2019. 

Theo ông Daniel Bastard, phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, thì việc bắt nhà báo trẻ Lê Tuấn cho thấy "sự lo lắng trong giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, sáu tháng trước Đại hội 13 của đảng". Ông nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng năm 2020 của RSF về tự do báo chí.

Về phía Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong thông cáo ngày 15/06/2020 đã đòi hỏi trả tự do lập tức cho ông Lê Hữu Minh Tuấn, đồng thời hủy bỏ những cáo buộc đối với ông.

Ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của CPJ cho rằng Việt Nam cần chấm dứt chiến dịch sách nhiễu các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Theo ông Crispin, "Việt Nam sẽ không bao giờ được coi là một nhân tố có trách nhiệm trên thế giới nếu vẫn tiếp tục đối xử với các nhà báo độc lập như tội phạm".

Hai tổ chức trên còn nêu ra trường hợp blogger, nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành bị bắt hồi tháng Năm, được cho rằng cũng là thành viên của IJAVN, nhưng thật ra ông Phạm Thành đã ra khỏi hội này.

Báo chí Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin công an cho biết đang điều tra mở rộng vụ án "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do "Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm" thực hiện.

Thụy My

Nguồn : RFI, 17/06/2020

******************

RSF lên án việc bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn

RFA, 15/06/2020

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 15/6 ra thông cáo báo chí lên án việc cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn hôm 12/6 vừa qua và giam giữ ở Nhà tù Chí Hòa.

nhabao1

Nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn RSF

Thông cáo báo chí của RSF nêu rõ đây là thành viên thứ tư của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (JAVN) bị bắt giam kể từ tháng 11 năm ngoái cho đến nay.

RSF nhận định biện pháp bắt giữ như thế như là dấu chỉ của tình trạng lo lắng trong tầng lớp lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hiện nay.

Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, được dẫn lời rằng "Việc bắt giam thêm một nhà báo độc lập khác là khẳng định về tình trạng lo lắng trong tầng lớp lãnh đạo hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam 6 tháng trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 13. Phóng viên trẻ này đóng một vai trò lớn bằng cách loan tải ôn hòa những khát vọng của xã hội dân sự. Bằng biện pháp bịt miệng những người lên tiếng, các lãnh đạo cộng sản đang hành xử như giai cấp thống trị tìm cách bảo vệ những đặc quyền của họ".

Nhà báo độc lập trẻ, có bút hiệu Lê Tuấn, bị an ninh Thành phố Hồ Chí Minh bắt hôm ngày 12/6 ; sau khi bản thân nhà báo này suốt nhiều tháng trời nhận được những tin nhắn đe nẹt, hăm dọc từ cơ quan an ninh.

Theo RSF, nhà báo độc lập Lê Tuấn viết về chủ đề chính trị Việt Nam, chú trọng đặc biệt vào những nổ lực của xã hội dân sự nhằm dân chủ hóa đất nước

Hai thành viên khác của Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam bị bắt giữ trước Lê Tuấn trong vòng không đầy một tháng là ông Nguyễn Tường Thụy hôm 23 tháng 5 và Phạm Thành hôm 21/5.

Biện pháp trấn áp đối với các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập bắt đầu với sự bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch của hội vào ngày 21/11 năm ngoái. Cách đây 5 năm, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng được RSF vinh danh trong danh sách những ‘anh hùng thông tin’.

Nếu bị kết tội, nhà báo độc lập Lê Tuấn, tên thật là Lê Hữu Minh Tuấn, có thể phải đối diện với bản án 12 năm tù theo điều 117 Bộ Luật hình sự năm 2015 của Việt Nam là ‘làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.

Việt Nam lâu nay luôn đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số Tự Do Báo chí Thế giới của RSF ; năm nay Hà Nội cũng chỉ xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia trong lĩnh vực này..

Nguồn : RFA, 15/06/2020

********************

Thông cáo báo chí của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

VNTB, 13/06/2020

Thông cáo báo chí của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

(Về việc bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn)

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2020

Ngày 12/6/2020, công an Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã khởi tố và bắt giam ông Lê Hữu Minh Tuấn – Tên thường gọi là Lê Tuấn – thành viên Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam.

vietbao01

Ký giả Lê Hữu Minh Tuấn (tên thường gọi Lê Tuấn)

Ông Lê Hữu Minh Tuấn 31 tuổi, là một thanh niên có học thức, đầy nhiệt huyết, sớm có nhận thức về thực tế cuộc sống, quan tâm đến các vấn đề của xã hội, của đất nước.

Trước đó, ngày 21/11/2019, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch và ngày 23/5/2020, đã bắt giam ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp được thành lập năm 2014 và hoạt động dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 20 của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về những Quyền dân sự và chính trị, hai văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.

Những hoạt động của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay hoàn toàn căn cứ trên cơ sở về quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do lập hội mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Bằng việc bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng như sách nhiễu hàng loạt các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã và đang từng bước trắng trợn xâm phạm và triệt tiêu các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội…

Đồng thời, thông điệp nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra qua việc đàn áp trắng trợn này là triệt tiêu hoàn toàn việc phản biện ôn hòa của các công dân, tiêu diệt các tổ chức xã hội dân sự.

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố :

Việc bắt giữ các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn cùng nhiều blogger và Facebooker là hành vi vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại trong việc thực thi các giá trị phổ quát. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam huỷ bỏ các cáo buộc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà báo độc lập nói trên.

Chúng tôi lên án những hành động đàn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nói riêng, các tổ chức xã hội dân sự nói chung cũng như những tiếng nói công dân khác sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình.

Chúng tôi tố cáo và báo động trước cộng đồng quốc tế việc đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các quyền cơ bản của công dân.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, nhất là chính phủ các quốc gia đã tham gia những công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết và các quốc gia liên quan có những hành động thiết thực hơn để buộc nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền. Việc đàn áp báo chí, quyền tự do ngôn luận… của Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy các đối thoại nhân quyền không ràng buộc giữa Việt Nam với Liên Hiệp Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác hoàn toàn không mang hiệu quả thực tế.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam kêu gọi mọi người dân Việt Nam ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… mà hiện đang bị vi phạm hết sức nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền cộng sản. Tất cả người dân Việt Nam cần ủng hộ các nhà báo độc lập, bao gồm cả các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, trong việc đấu tranh đòi quyền tự do báo chí.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam kêu gọi các cá nhân và tổ chức thực hành nhân quyền trong và ngoài Việt Nam lên tiếng và hỗ trợ tiếng nói của chúng tôi trong thời gian tới.

Những hành vi đàn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam không thể làm nhụt chí và càng không thể dập tắt tiếng nói tự do vì nhân quyền, vì xã hội, con người và đất nước Việt Nam cũng như sự nghiệp hòa bình thế giới.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động và không từ bỏ mục đích của mình, chủ trương đối thoại và phản biện ôn hòa vì một Việt Nam văn minh và thịnh vượng.

Ban lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

================

Independent Journalists Asociation of Vietnam

(Press release of Independent Journalists Association of Vietnam regarding the arrest of its member Le Huu Minh Tuan)

Hanoi, June 13, 2020

On June 12, 2020, the police in Ho Chi Minh City, Vietnam, arrested Mr. Le Huu Minh Tuan, usually known as Le Tuan, a member of the Independent Journalists Association of Vietnam.

Mr. Tuan, 31 years old, is an enthusiastic young intellectual, full of enthusiasm, and concerned about the country’s hot issues.

Previously, on November 21, 2019, the Vietnamese authorities arrested Mr. Pham Chi Dung, President of the Independent Journalists Association of Vietnam, and on May 23, 2020, detained Mr. Nguyen Tuong Thuy, Vice Chairman of the association.

The Independent Journalists Association of Vietnam is a professional civil society organization established in 2014 and operates based on Article 25 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, Article 20 of the Universal Declaration of Human Rights, and Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, two important international documents on human rights that Vietnam has signed.

Since its establishment, the IJAVN has operated entirely based upon the rights to free speech, freedom of the press and freedom of association. These rights have been committed by the government of Vietnam to the international community.

With the arrests of Misters Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy,  and Le Huu Minh Tuan and at the same time, continuing harassment of multiple members of the IJAVN, the Vietnamese authorities seriously violates and eliminates the rights to free speech, freedom of the press and freedom of association that the State of Vietnam has committed in the Law of International Treaties and its Constitution.

At the same time, by imposing this blatant suppression, the Vietnamese regime seeks to completely eliminate the peaceful criticism of its citizens and destroy civil society organizations.

Independent Journalists Association of Vietnam declares :

The arrests of Misters Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy,  and Le Huu Minh Tuan as well as many bloggers and Facebookers are serious violation of international conventions on human rights and Vietnam’s Constitution, contrary to the trend of human progress in the implementation of universal values. We urge the Vietnamese communist authorities to drop all charges and release the above-mentioned independent journalists immediately and unconditionally.

We condemn the blatant repression of the Vietnamese government against the Independent Journalists Association of Vietnam in particular, civil society organizations in general as well as other citizens who use their rights to freedom of speech and press to voice their concerns.

We denounce Vietnam’s violations and warn the international community about Vietnamese authorities’ fierce oppression of basic rights of its citizens.

The Independent Journalists Association of Vietnam calls on the international community, especially the governments of nations signatories of the international conventions on human rights that Vietnam has signed and relevant countries to take practical actions to force the Vietnamese communist government to respect and fulfill international commitments on human rights. The ongoing Vietnamese suppression shows the non-binding human rights dialogues between Vietnam and the European Union (EU), the United States and many other countries have no practical effect.

The Independent Journalists Association of Vietnam calls on all Vietnamese people to be clearly aware of their civil rights, especially the basic rights such as freedom of expression, freedom of the press, freedom of assembly, and freedom of association which are severely violated by the communist authorities. All Vietnamese people should support independent journalists, including members of the Independent Journalists Association of Vietnam, in the fight for freedom of the press.

Independent Journalists Association of Vietnam calls on individuals and organizations practicing human rights inside and outside Vietnam to speak up and support our voices in the future.

The blatant repressions of the Vietnamese government cannot be deterred and even less able to silence the voice of freedom for human rights, for society, people, and the country, as well as for the world’s peaceful cause.

The Independent Journalists Association of Vietnam will continue to operate and will carry forward our goals and purposes, prioritizing dialogues and peaceful criticism for for a civilized and prosperous Vietnam. 

The Executive Board of Independent Journalist Asociation of Vietnam

***********************

Một người viết báo tự do bị bắt giữ hình sự

Ban biên tập VNTB, 13/06/2020

Lời tòa soạn : Nhóm biên tập trang Việt Nam Thời Báo có nhận các tin tức về việc một người viết báo tự do vừa bị bắt giữ trong vụ án được cho là liên quan đến chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam.

vietbao1

Thân nhân của người viết báo này có nguyện vọng, rằng trang Việt Nam Thời Báo nếu có đưa tin tức liên quan, cần hết sức tỉnh táo, tiết chế cảm xúc, tránh vô tình làm xấu đi tình trạng pháp lý của người vừa bị bắt giữ đó.

Tôn trọng yêu cầu kể trên, nhóm biên tập trang Việt Nam Thời Báo xin đăng đa chiều các bản tin xoay quanh tin tức này ; và muốn nhấn mạnh rằng, các thông tin đó là từ cách hiểu, đánh giá vụ việc từ cá nhân người viết tin, bài.

Trên hết, nhóm biên tập trang Việt Nam Thời Báo luôn tin rằng ở Việt Nam, quyền được viết báo và chịu trách nhiệm những gì mình viết, luôn là một quyền được Chính phủ Việt Nam tôn trọng và khuyến khích.

Lại bắt thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (*)

Cơ quan điều tra Thành phố Hồ Chí Minh, lại vừa bắt thêm một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Ký giả Lê Hữu Minh Tuấn là người vừa bị bắt, trong chiến dịch triệt diệt những tiếng nói phản biện, hay đơn giản nói sự thật thuần túy tin tức, trước thềm ĐH XIII

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, từ lâu, đã trở thành cái gai, trong mắt nhà cầm quyền. Cho nên, trong chiến dịch bắt người bất đồng chính kiến lần này, hình như, Hội Nhà báo này bị "ưu ái".

Trung tuần tháng 11/2019, Cơ quan điều tra tiến hành bắt, giam giữ ông Phạm Chí Dũng, một ký giả kỳ cựu, một người được cho là, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập.

Gần nửa năm sau, hồi tháng 5 vừa qua, đến lượt Phó Chủ tịch Hội, là ông Nguyễn Tường Thụy, bị Cơ quan điều tra bắt giữ tại nhà riêng, ở Hà Nội.

Và, sáng hôm nay, ngày 12/06/2020, người thứ 3 của Hội bị bắt giữ : Ký giả Lê Hữu Minh Tuấn (tên thường gọi Lê Tuấn, SN 1989). Ông Tuấn bị bắt tại Quảng Nam, theo Quyết định Khởi tố của Cơ quan điều tra. Ngay sau đó, ông được di lý vào Sài Gòn, giam giữ tại trại Chí Hòa, theo Quyết định tạm giam, có thời gian tạm giam : 4 tháng.

Ông Lê Tuấn là Hội viên, khi tham gia Hội nhà báo Độc lập Việt Nam từ năm 2015. Bạn bè và những người đồng nghiệp, nhận xét ông Tuấn là một hội viên giỏi chuyên môn công việc, có tư duy sâu và trên tất cả, một tấm lòng khao khát tự do, dân chủ, muốn góp lời, góp sức, hầu mong thay đổi.

Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình ông Tuấn, sớm nhất có thể, khi có tin tiếp theo… Trân trọng cảm ơn mọi người đã quan tâm, theo dõi, chia sẽ về trường hợp bị bắt giữ này.

Đàm Ngọc Tuyên

Nguồn : VNTB, 13/06/2020

********************

Thêm một thành viên Hội Nhà báo Độc lập bị bắt

Anh Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên trẻ của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vào ngày 12/6 bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa.

vietbao2

Lê Tuấn (phải) và nhà thơ Bùi Minh Quốc. Ảnh chụp năm 2017. Nguồn : FB Phạm Đoan Trang

Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vào tối ngày 12 tháng 6 xác nhận tin vừa nêu với Đài Á Châu Tự Do :

"Người nhà báo, Lê Hữu Minh Tuấn bị triệu tập làm việc rồi bị bắt đưa về Trại giam Chí Hòa. Đã có lệnh bắt.Tuấn là một người ôn hòa, kín tiếng và không phải là một nhà bất đồng chính kiến".

Theo nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang thì anh Lê Hữu Minh Tuấn, 30 tuổi, thường được gọi là Lê Tuấn, ghi danh tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam từ năm 2015.

Anh Lê Hữu Minh Tuấn đã tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Lịch sử tại Đại học Đà Nẵng. Hiện anh đang học thêm tại Đại học Luật Hà Nội.

Trong thời gian qua, sau khi chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng bị bắt, anh Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên bị cơ quan an ninh mời, triệu tập làm việc.

Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm ngoái và vào ngày 23 tháng 5 vừa qua, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Nguyễn Tường Thụy cũng bị bắt đưa từ Hà Nội vào giam tại Chí Hòa.

*******************

Thêm một tù nhân lương tâm trẻ (**) 

Phạm Đoan Trang, VNTB, 12/06/2020

Sáng nay (12/6/2020), Cơ quan An ninh điều tra Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giam thêm một thành viên của Hội Nhà báo Độc lập : Lê Hữu Minh Tuấn, tên thường gọi là Lê Tuấn.

So với hai thành viên bị bắt trước đây là ông Phạm Chí Dũng (SN 1966, bị bắt ngày 21/11/2019) và ông Nguyễn Tường Thụy (SN 1952, bị bắt ngày 23/5 vừa qua), thì Lê Tuấn còn rất trẻ, mới ngoài 30 tuổi (sinh ngày 20/3/1989), quê gốc Quảng Nam.

Lê Tuấn đã tốt nghiệp Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành khoa học lịch sử, và hiện đang học thêm bằng thứ hai tại Đại học Luật Hà Nội. Những tháng sau khi Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng bị bắt, Tuấn liên tục bị cơ quan an ninh mời, triệu tập làm việc, với ý đồ rõ rệt là muốn mở rộng vụ án, bắt thêm nhiều thành viên nữa của Hội. Bạn bè khuyên Tuấn lánh đi, nhưng anh từ chối vì không muốn sự nghiệp học hành bị gián đoạn ; anh cũng chấp nhận đối diện với cơ quan an ninh bởi mình không hề làm điều gì sai.

Lê Tuấn ghi danh tham gia Hội Nhà báo Độc lập từ năm 2015. Là một trí thức trẻ, anh nhận thấy những bất công trong xã hội từ rất sớm và lâu nay vẫn thường xuyên theo dõi sát sao các vận động của tình hình chính trị trong nước cũng như phong trào dân chủ Việt Nam. Cũng với chuyên môn về sử học của mình, Tuấn vẫn ấp ủ mong mỏi một ngày nào đó sẽ viết một cuốn sách về lịch sử tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Gia đình Tuấn có 5 anh chị em, bố đã mất. Hiện anh đã bị đưa về giam ở khám Chí Hòa. Việt Nam lại có thêm một tù nhân lương tâm rất trẻ.

***

Another Young Prisoner of Conscience

By Pham Doan Trang, 12/06/2020

This morning (June 12th, 2020), the Ho Chi Minh City Security Bureau of Investigation arrested another member of the Independent Journalists’ Association : Le Huu Minh Tuan, usually known as Le Tuan.

Compared to the last two members of the association that were captured, Mr. Pham Chi Dung (b. 1966, arrested November 21st, 2019) and Mr. Nguyen Tuong Thuy (b. 1952, just arrested this past May 23rd), Le Tuan is quite young, just over 31 years of age (b. March 20th, 1989) and from Quang Nam province.

Le Tuan graduated from Da Nang University as a history major and was currently working on a second degree at Hanoi Law University. In the months after the head of the Independent Journalists’ Association, Pham Chi Dung, was arrested, Tuan was repeatedly summoned by security forces to conduct work, in a very transparent ploy to widen the net and capture more members of the association. Tuan’s friends advised him to shun the summons, but he refused, saying he didn’t want his studies interrupted. He also acquiesced to these meetings with the security bureau because he believed he hadn’t done anything wrong.

Le Tuan had registered as a member of the Independent Journalists’ Association since 2015. As a young intellectual, he became cognizant of social injustices early on and for quite a while now, has regularly followed the ebb and flow of domestic politics, as well as the Vietnamese democracy movement.

As a dedicated student of history, Tuan nurtured dreams that he would one day be able to write a book on Vietnam’s democratization.

Survived by his mother and four siblings, Tuan is currently being held in Chi Hoa prison. Vietnam has yet another young prisoner of conscience.

********************

Un autre jeune prisonnier de conscience (***)

Par Pham Doan Trang

Ce matin (12 juin 2020), le Bureau d'enquête de la sécurité de Ho Chi Minh a arrêté un autre membre de l'Association des journalistes indépendants : Le Huu Minh Tuan, généralement connu sous le nom de Le Tuan.

Comparé aux deux derniers membres de l'association qui ont été capturés, M. Pham Chi Dung (b. 1966, arrêté le 21 er novembre 2019) et M. Nguyen Tuong Thuy (b. 1952, vient d'arrêter ce 23 mai dernier), Le Tuan est assez jeune, un peu plus de 31 ans (b. 20 mars 1989) et de Province de Quang Nam.

Le Tuan est diplômé de l'Université Da Nang en tant que majeur d'histoire et travaillait actuellement sur un deuxième diplôme à l'Université de droit de Hanoi. Dans les mois qui ont suivi la tête de l'Association des journalistes indépendants, Pham Chi Dung, Tuan a été convoqué à plusieurs reprises par les forces de sécurité pour mener des travaux, dans un stratagenda très transparent pour élargir le filet et capturer plus de membres de l'association. Les amis de Tuan lui ont conseillé de ne pas arrêter la convocation, mais il a refusé, disant qu'il ne voulait pas que ses études soient interrompues. Il a également accepté ces réunions avec le bureau de sécurité parce qu'il croyait qu'il n'avait rien fait de mal.

Le Tuan était inscrit comme membre de l'Association des Journalistes indépendants depuis 2015. En tant que jeune intellectuel, il est devenu conscient des injustices sociales tôt et depuis un bon moment, suit régulièrement l'ebb et le flux de la politique intérieure. en tant que mouvement démocratique vietnamien.

En tant qu'étudiant dévoué de l'histoire, Tuan a nourri des rêves qu'il serait un jour capable d'écrire un livre sur la démocratisation du Vietnam.

Survécu par sa mère et ses quatre frères et sœurs, Tuan est actuellement détenu à la prison de Chi Hoa. Le Vietnam a encore un jeune prisonnier d'opinion.

_____________________

Ghi chú :

(*)https://www.facebook.com/tuyen.damngoc/posts/3212826322072208

(**) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158724712243322

(***) https://www.facebook.com/willanhnguyen/posts/10102846683759724

Published in Diễn đàn

Khá bất ngờ khi mới đây tôi có đọc bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo của một tác giả tự giới thiệu là nho gia. Hiếu kỳ tìm hiểu, được biết tác giả là hội viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam.

nhogia0

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, một ‘Trại Văn Chương’ của thế kỷ 21.

Mừng cho Hội nhà báo độc lập Việt Nam, và mừng cho ông chủ tịch hội này sẽ sớm có một ‘Trại Văn Chương’ của thế kỷ 21.

Vì sao lại mừng cho ông chủ tịch khi Hội nhà báo độc lập Việt Nam có một nho gia ? Đó là vì chợt liên tưởng đến bài sớ văn Nôm ‘Trại Văn Chương’ thời hoàng đế Quang Trung.

Gian trong Miếu Văn ở Hà Nội, có một tấm biển sơn son thếp vàng chĩnh chiện trên đó là câu lục bát bằng chữ quốc ngữ :

"Nay mai dọn lại nước nhà

Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian".

Mé dưới ghi vắn tắt Lời Vua Quang Trung phê trong bài sớ văn Nôm của nông dân Trại Văn Chương.

Câu chuyện lịch sử về vua Quang Trung ở đây liên quan đến ‘Trại Văn Chương’ và ‘nho gia’ Tam Nông tiên sinh, có thể tóm tắt như sau qua tài liệu của nhà sử học Trần Văn Giáp, nói về tờ sớ của nông dân Trại Văn Chương tâu lên vua Quang Trung.

Hình thức thì là tờ sớ tâu lên vua. Nhưng xét kỹ thì na ná như một thứ đơn kiện mà nguyên đơn là :

"Chúng tôi một lũ dân cày hái

Có một mối băn khoăn trong dạ

Mượn thày Nho phô tả ra tờ…".

Bị đơn chính là vua Quang Trung.

"Dám mong lọt cửa quân cơ

Gió nam đưa tới dưới cờ ngài Quang Trung".

Cứ như tờ sớ thì Văn Miếu đã bị quân Tây Sơn hủy hoại khá nặng nề. Đây là quy mô trước khi bị phá :

"Tính gồm lại số bia trong Giám

Cả trước sau là tám mươi ba

Dựng theo thứ tự từng khoa

Bia kia sáu thước cách xa bia này

Nhà bia đủ đông tây 10 nóc

Vuông bốn bề ngang dọc bằng nhau

Mỗi bề hai chục thước Tàu

Cột cao mười thước có lầu chồng diêm

Coi thể thế tôn nghiêm có một

Cửa ra vào then chốt quan phòng

Bốn quan nhất phẩm giám phong

Ba cơ, bảy vệ canh trong canh ngoài

Bia mới dựng đầy 2 nóc trước

Tám nóc sau còn gác lưu không".

Tờ đơn nói rõ nguyên nhân :

"Bốn năm trước, giữa năm Bính Ngọ (1786)

Ngài đem quân ra thú Bắc Hà

Oai trời sấm sét thoáng qua

Cơ đồ họ Trịnh bỗng ra tro tàn".

Và hậu quả :

"Bia Tiến sĩ vô can vô tội

Mà vạ lây vì nỗi cháy thành

Bia thì đạp đổ tung hoành

Nhà bia thì đốt tan tành ra tro".

Tờ đơn cũng có ý trách vua Quang Trung :

"Một nền văn hiến lâu dài

Tiếc thay chưa được đón Ngài ngự thăm".

Lạ nữa, dân cày Trại Văn Chương dám gọi vua bằng Ngài thì quả táo gan ? Đơn không viết bằng chữ Hán mà bằng chữ Nôm, bằng văn vần !

Dân Trại cày đứng đơn nhưng lại mượn thầy Nho phô tả ra lời. Bởi ông thầy đồ, vị thầy Nho nào đấy, nói tóm lại ở địa vị giới Nho sĩ Bắc Hà thì mới biết vua Quang Trung vốn chuộng chữ Nôm chứ dân cày làm sao tường hết ? Dân cày sao biết được việc Quang Trung Đại Đế từng cho lập Viện Sùng chính, cử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng để lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm dùng vào việc dạy học cho dân. Rồi việc vua Quang Trung trong thi cử, bắt giám khảo ra đề bằng chữ Nôm, thí sinh làm bài bằng chữ Nôm (có lẽ đây là lần đầu tiên nhà nước phong kiến đưa chữ Nôm vào thi cử ?).

Chắc khi tiếp tờ sớ, vua Quang Trung đã tức khắc nhận thấy những cái lạ ấy ? Nhưng vị hoàng đế đã phê ngay vào đơn ấy bằng những vần Nôm như sau :

"Ta không trách nông phu

Ta chỉ gờm thày Nho

Cả gan to mật, dám kêu vua bằng Ngài !

Thày Nho là ai ?

Sắc cho Bộ hỏi, dân khai".

Sắc cho Bộ hỏi, dân khai ? Quả là sợ ! Nhưng với tư cách người chiến thắng và với cương vị hoàng đế, vua Quang Trung không khó gì cái việc lùng tìm ra tác giả tờ sớ, cái ông thầy Nho viết đơn dám gọi vua bằng ngài! Căn cứ vào tài liệu của cụ Trần Văn Giáp thì tác giả tờ đơn Nôm ấy là Tam Nông tiên sinh, thực tên là Hà Năng Ngôn, sinh tại thôn Vân Đài, huyện Duyên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, Thái Bình bây giờ. Mến tài nhà Nho và đang cần người hiền, ông này sau đó đã được nhà vua trọng dụng.

Vua Quang Trung đã không làm cái việc hạch hỏi tiểu nhân ấy, mà nhà vua đã vui vẻ đi ngay vào điều cốt yếu cần giải quyết, cụ thể là cho ngay thánh chỉ cùng Châu khuyên vào tờ đơn Nôm đó như thế này :

"Thôi ! Thôi ! Thôi ! Việc đã rồi

Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta !

Nay mai dọn lại nước nhà

Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian

Cơ đồ họ Trịnh đã tan ?

Chớ đổ Trịnh Khải mà oan muôn đời".

Nhà báo Xuân Ba của tờ Tiền Phong từng bỏ công tìm hiểu vụ thưa kiện "Trại Văn Chương", và ông đã nghe nói rằng dân Thăng Long đồn sau khi nhận tờ sớ đó, mặc dù công việc bộn bề mà cụ thể, trước khi đến ra mắt bố vợ là vua Lê Hiển Tông cha của Ngọc Hân công chúa, vua Quang Trung đã đáo qua Miếu Văn. Bữa đó Ngài đã dừng lại và chỉ vế thứ hai của đôi câu đối đề ở cổng Miếu Văn (hình như bây giờ vẫn còn ?) rồi đọc :

"Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn"

Tạm hiểu :

Nhà Nho ngoài việc thông kinh sử còn phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng.

Nhớ lại câu chuyện trên về ‘Trại Văn Chương’, để thấy rằng biết đâu sắp tới đây một nho gia của Hội nhà báo độc lập Việt Nam noi gương tiền nhân Tam Nông tiên sinh để làm một ‘tờ sớ’ gửi đến cụ tổng bí thư, một người xuất thân khoa bảng từ khoa văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, để bàn chuyện tự do báo chí, tự do lập hội mà ông Phạm Chí Dũng đã thực thi từ quyền Hiến định.

Mong lắm thay !

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 17/03/2020

Published in Diễn đàn

Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự ra đời vào tháng Bảy năm 2014 đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Ông Phạm Chí Dũng bị khởi tố cùng ngày vì hành vi "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

vntb1

Lễ ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam ngày 04/07/2014

Sự thật là trong 5 năm hoạt động của IJAVN dưới sự điều hành của ông Phạm Chí Dũng, IJAVN vẫn thực hiện nghiêm túc điều lệ Hội, trong đó phấn đấu thực hành quyền tự do ngôn luận, vốn được ghi nhận tại Điều 25 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước đã ký kết.

Với việc bắt và khởi tố ông Phạm Chí Dũng, Cơ quan Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã xóa bỏ các nỗ lực tuyên truyền và thúc đẩy Quyền dân sự - Chính trị của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian gần đây ; vẽ thêm mảng tối về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam ; xác lập sự vi phạm trắng trợn các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng thế giới và khu vực.

Chúng tôi lên tiếng bảo vệ tinh thần và trách nhiệm của công dân Phạm Chí Dũng trong tiến trình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chúng tôi lên tiếng bảo vệ tinh thần tự do báo chí của các tổ chức xã hội dân sự.

Chúng tôi phản đối việc bắt giữ ông Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng và mở rộng vụ án.

Chúng tôi phản đối sử dụng việc bắt giữ những nhà báo độc lập, những nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền như một cách thức để trao đổi thương mại với các quốc gia.

Chúng tôi lên tiếng kêu gọi tiếng nói của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự về quyền con người nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng trong sự kiện trấn áp tiếng nói tự do của ông Phạm Chí Dũng và tổ chức IJAVN.

Chúng tôi kêu gọi tinh thần đoàn kết của những nhà hoạt động, vận động nhân quyền - dân chủ ở Việt Nam trong đấu tranh đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Chúng tôi kêu gọi lương tri của trách nhiệm của những quốc gia có truyền thống về dân chủ - nhân quyền lên tiếng và bảo vệ tinh thần tự do báo chí, tự do ngôn luận của ông Phạm Chí Dũng và IJAVN.

Chúng tôi khuyến nghị khẩn cấp EU xem xét lại EVFTA, EPA vì những hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng của Nhà nước Việt Nam qua trường hợp bắt giữ ông Phạm Chí Dũng và mở rộng vụ án trong thời gian tới.

Bằng ý chí và khát vọng tự do báo chí, tự do ngôn luận. Chúng tôi cam kết tiếp tục đòi hỏi quyền, hiện thực hóa quyền được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và những điều mà Việt Nam cam kết với quốc tế.

Chúng tôi lên án việc cam kết nhân quyền nhưng không đi kèm thực hành trong thực tiễn của nhà cầm quyền Việt Nam.

Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Phạm Chí Dũng.

Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019

HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Nguồn : VNTB, 22/11/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2