Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/01/2021

Bạo loạn tại Điện Capitol, sinh hoạt dân chủ Mỹ vẫn thắng

Nhiều tác giả

Tôi lo nhưng tin nước Mỹ sẽ vượt qua

Bùi Văn Phú, 14/01/2021

Nước Mỹ đang phải đối diện với những thử thách nghiêm trọng, kể từ khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào chiếm tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Washington chiều ngày 6/1 vừa qua.

capitol1

Vụ bạo loạn hôm 6/1 làm cho 5 người chết

Trong bốn tiếng đồng hồ bị chiếm đóng, các dân cử có lúc đã phải nằm xuống ghế, chui xuống bàn để tránh bị thương do bạo loạn, trước khi được sơ tán đến một nơi an toàn.

Vụ bạo loạn hôm 6/1 làm cho 5 người chết trong đó có một cảnh sát, mấy chục người bị thương gồm hơn chục nhân viên an ninh tại Quốc hội.

Lịch sử đã lập lại, sau hơn hai trăm năm. Năm 1814 quân lính Anh tấn công và đốt phá nhiều nơi kể cả tòa nhà Quốc hội đang được xây dựng. Đó là lúc có cuộc chiến tranh mang tên "1812 War".

Cuộc tấn công vào trụ sở Quốc hội lần này là từ hàng nghìn dân không đồng ý với kết quả bầu cử 3/11.

Trong những ngày qua giới chức an ninh Hoa Kỳ đã cảnh báo dân chúng là từ nay cho đến ngày tuyên thệ nhận chức 20/1 sẽ có những cuộc xuống đường vũ trang ở Thủ đô Washington và tại thủ phủ các tiểu bang.

Sự việc gây bạo loạn tại cơ quan lập pháp liên bang của Hoa Kỳ là vi phạm pháp luật trầm trọng mà các giới chức an ninh, trong họp báo chiều thứ Ba 12/1 đã nhấn mạnh rằng những kẻ tham gia bạo loạn sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. Tội nhẹ nhất là xâm phạm khu vực cấm vào cho đến tội phá hoại, đánh cắp tài sản nhà nước hay tội nặng liên quan đến giết người.

Tổng thống Trump bị qui trách nhiệm đã kích động người biểu tình nổi loạn hôm 6/1.

Ngày 13/1, trong tình trạng anh ninh nghiêm ngặt với những toán vệ binh quốc gia canh giữ nhiều nơi trong trụ sở Quốc hội, một sự kiện chưa từng có kể từ Cuộc Nội chiến, sau nhiều giờ thảo luận, Tổng thống Trump đã bị Hạ Viện bỏ phiếu đàn hặc thêm một lần nữa.

Một tổng thống bị đàn hặc đến hai lần là chưa bao giờ có trong lịch sử nước Mỹ.

Tình hình chính trị nước Mỹ đang rất căng thẳng. Thượng Viện chưa biết sẽ có kết tội Tổng thống Trump trong những ngày sắp tới hay không, vì chỉ còn một tuần nữa là chấm dứt nhiệm kỳ của ông.

Tuy có 10 dân biểu Cộng hòa cùng với tất cả dân biểu Dân chủ bỏ phiếu chấp thuận đàn hặc, 232 thuận – 197 chống, nhưng lên Thượng Viện cần có 2 phần 3 trong số 100 nghị sĩ đồng ý thì ông Trump mới bị kết tội, bị mất chức và vào tù.

Hiện tại mỗi đảng có 50 nghị sĩ nên thật khó để kết tội Tổng thống Trump. Trừ trường hợp có ít nhất 17 nghị sĩ Cộng hòa quyết định không còn ủng hộ Trump.

Có thể Tổng thống Trump sẽ từ chức vào phút chót. Phó Tổng thống Mike Pence lên thay và nhanh chóng ân xá cho ông Trump.

Như Tổng thống Gerald Ford đã làm cho Tổng thống Richard Nixon, người đã bị đàn hặc trong vụ Watergate và từ chức.

Nhưng nào ai biết được những suy nghĩ, tính toán và việc làm của ông Trump trong vài ngày còn lại ở vị trí lãnh đạo.

Chính vì thế mà Quốc hội đang tìm cách truất phế quyền lực và kiểm soát các hành động của Tổng thống Trump.

Lãnh đạo các binh chủng của quân đội cũng đã ra một tuyên bố chung là quân đội chỉ có nhiệm vụ trung thành và bảo vệ Hiến pháp.

Từ trước đến nay bản tính của Trump là không bao giờ muốn làm người thua cuộc. Ông đã thua và không chấp nhận, nhưng chính trường không phải là thương trường ông từng trải qua sự nghiệp thương mại.

Tôi đã quan sát nhiều sự kiện liên quan đến bầu cử, các lần đếm phiếu, các vụ kiện tụng bầu cử và những lần bãi nhiệm dân cử.

Cử tri Quận Cam, nơi có đông người Việt, chắc nhiều người còn nhớ vụ Dân biểu Cộng hòa Bob Dornan kiện đòi đếm phiếu lại khi cho là có nhiều phiếu bất hợp pháp từ di dân chưa thành công dân khiến ông thua ứng viên Dân chủ Loretta Sanchez năm 1996. Thua ở tòa tiểu bang, ông Dornan đã kiện lên đến cả Quốc hội và nhiều đồng viện cùng đảng cũng đã không đồng ý với ông.

Sự kiện bầu cử bãi chức Nghị viên Madison Nguyễn năm 2009 không thành công nhiều người Việt ở San Jose chưa quên.

Việc bãi chức thành công Thống đốc California Gray Davis, người đảng Dân chủ, năm 2003 là sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần trước đó vào năm 1921 ở tiểu bang North Dakota.

Hiện nay tại California cũng đang có vận động xin chữ ký để bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và đã có trên nửa triệu cử tri ký tên. Nếu đến ngày 17/3 có đủ 1 triệu 500 nghìn người ký tên đòi bãi nhiễm thì sẽ có bầu cử đặc biệt để cử tri California quyết định.

Những ngày này tôi lo sẽ có xáo trộn hay bạo động, nhưng tôi tin vào đất nước này với nền tảng dân chủ pháp trị, qua những dẫn chứng về qui trình thực thi dân chủ nêu trên.

Năm 1984 tôi đang dạy học ở Togo, Châu Phi. Chiều ngày bầu cử tổng thống Mỹ, tôi cùng mấy bạn đến Phòng Thông tin Hoa Kỳ ở Thủ đô Lomé xem hình ảnh sinh hoạt bầu cử, coi chiếu lại các buổi tranh luận giữa hai ứng cử viên Ronald Reagan và Walter Mondale.

Đêm về chúng tôi tụ họp tại chung cư của đôi vợ chồng bạn uống bia, theo dõi kết quả bầu cử qua làn sóng ngắn VOA, BBC và Đài Phát thanh Quân đội.

Quá nửa đêm thì nghe tin kết quả Reagan-Bush tái đắc cử với chiến thắng đất lở (landslide victory), mấy bạn bực mình dậm chân, đập bàn la ó bất mãn.

Lúc sau có tiếng gõ cửa. Nghe ồn ào giữa đêm khuya nên hàng xóm gọi cảnh sát. Hai cảnh sát viên hỏi chúng tôi có chuyện gì vậy, một anh bạn trả lời vì thất vọng và bực tức với tin Ronald Reagan thắng cử. Cảnh sát tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi : Tổng thống Reagan tái đắc cử sao anh không vui mừng mà lại tức giận, tại sao thế ? Anh bạn đáp : "C’est l'Amerique" – Đó là nước Mỹ.

Thời sinh viên, trong một lần đứng trước Sproul Plaza của Đại học Berkeley nghe sinh viên phát biểu chống chính sách Mỹ tại Iran, gặp một du sinh từ Trung Quốc và nghe bạn này than thở nếu cứ biểu tình thường xuyên như thế này thì nước Mỹ loạn mất. Tôi nói, không loạn đâu vì sinh viên ở đây luôn luôn chống chính quyền, dù Cộng hòa hay Dân chủ.

Nước Mỹ có một nền dân chủ mà nhiều người dân trên thế giới đang trông vào mà nhiều khi không hiểu được.

Sau chiến thắng bất ngờ trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016, với Donald Trump hơn phiếu cử tri đoàn (306 – 232), nhưng thua Clinton phiếu phổ thông (66 triệu – 63 triệu) nên nhiều người không chấp nhận Trump là tổng thống qua khẩu hiệu thấy trong các cuộc biểu tình phản đối : "He’s not my President".

Hơn 60 dân cử Đảng Dân chủ đã tẩy chay lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, trong đó có 13 dân biểu từ California.

Đầu năm 2017 tôi đã viết trong một bài bình luận : "Tôi ủng hộ những tiếng nói phản đối Tổng thống Trump về những chính sách sắp có dưới sự lãnh đạo của ông, nhưng những người cho rằng ông không phải là một tổng thống hợp pháp tức là họ không công nhận các định chế công quyền của đất nước này…".

Vào ngày nhậm chức, tôi viết : "Tôi đã không ủng hộ ứng viên Donald Trump… Nhưng kể từ hôm nay, Tổng thống Donald Trump là tổng thống của tôi, của mọi công dân Hoa Kỳ".

Một nhiệm kỳ đã qua và Tổng thống Donald Trump không còn được người dân tín nhiệm trong bầu cử 3/11/2020.

Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ luôn đứng ở vị trí đối lập nhau, nên việc giành quyền lãnh đạo đất nước luôn xảy ra, nhưng phải làm trong tinh thần tôn trọng Hiến pháp.

Từ 12 giờ trưa ngày 20/01/2021 Joe Biden sẽ là tổng thống của tôi vì tôi tin vào Hiến pháp và các định chế dân chủ của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ rồi sẽ vượt qua những thử thách và tiếp tục là nơi đáng sống. Nơi nhân quyền được tôn trọng.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2021 Buivanphu, 14/01/2021

********************

Chiếm Điện Capitol : Donald Trump gieo rắc hỗn loạn trong đảng Cộng hòa ?

Minh Anh, RFI, 14/01/2021

Ngày 06/01/2021, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ Donald Trump đã xâm nhập tòa nhà Quốc hội, đồi Capitol, một địa điểm mang tính biểu tượng cao của nền dân chủ Mỹ. Vụ hỗn loạn xảy ra làm lộ rõ những rạn nứt trong lòng đảng Cộng hòa. Sự việc có lẽ cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền chính trị Mỹ.

capitol1

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước những người biểu tình phản đối việc công nhận Joe Biden đắc cử tổng thống ở Quốc hội lưỡng viện ngày 06/01/2021 tại Washington.  © AP Photo / Evan Vucci

Ngày 06/01/2021 chắc chắn sẽ hằn sâu trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh dòng người biểu tình tràn vào chiếm Điện Capitol trước sự bất lực của cảnh sát thật sự gây sốc. Trong vòng vài giờ, nước Mỹ như có "đảo chính", nền dân chủ Mỹ gần như bị chao đảo.

Trump "gieo gió", Biden "gặt bão"

Giới quan sát không chút khoan nhượng : Trách nhiệm đầu tiên thuộc về tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, người đã "xúi bẩy" những người biểu tình ủng hộ ông đổ về Điện Capitol, ngay đúng thời điểm Quốc hội lưỡng viện thông qua kết quả kiểm phiếu cử tri đoàn, công nhận chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Làm thế nào mà người biểu tình có thể dễ dàng tràn vào Điện Capitol ? Liệu có sự thông đồng từ cảnh sát ? Nhiều câu hỏi được đặt ra và một cuộc điều tra đang được tiến hành. Nhưng có một điều chắc chắn, những gì xảy ra trong ngày 6 tháng Giêng đó, đã làm cho uy tín của nước Mỹ trên trường quốc tế bị sứt mẻ nghiêm trọng, theo như nhận xét của ông Soufian Alsabbagh, chuyên gia về chính sách đối nội Mỹ trên đài truyền hình quốc tế France 24.

"Dẫu sao đây cũng là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử chính trị Mỹ. Biến cố này sẽ được lưu giữ như là một vết sẹo dài khủng khiếp cho nền dân chủ Mỹ, và sẽ có những hậu quả hiển nhiên. Nước Mỹ sẽ không thể nào hành xử như trước trên trường quốc tế, không thể "dạy đời" nước này nước nọ, và nhất là sẽ không thể có một vị thế như trước đây. Chỉ có điều Trump "gieo gió" nhưng chính Biden, người sắp trở thành tổng thống Hoa Kỳ sẽ phải "gặt bão"".

Sự kiện duy nhất trong lịch sử chuyển giao quyền lực tại Mỹ có lẽ còn đánh dấu một sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng chính trị. Đối với ông Paul Schor, giáo sư ngành lịch sử Hoa Kỳ, trường đại học Paris VII, cuộc nổi dậy "nhỏ" xem như đặt dấu chấm hết cho mối liên minh hoàn cảnh – vốn dĩ không mang tính ý thức hệ - giữa các thành viên đảng Cộng hòa với Donald Trump từ bốn năm qua.

Vụ việc phơi bày rõ 3 xu hướng chính được che giấu kỹ trong lòng nội bộ đảng Cộng hòa từ bốn năm qua : Những người ủng hộ Trump triệt để, Những thành viên đảng Cộng hòa truyền thống nhưng cam chịu, thầm lặng và Những người kiên quyết không đi theo Trump.

Ông Trump ra đi, liên minh cũng không còn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với chủ nghĩa Trump sẽ chấm dứt. Nhà sử học Paul Schor giải thích :

"Dù Donald Trump dị biệt, nhưng tại Mỹ, các tổng thống mãn nhiệm sau đó sẽ không còn được ai để ý tới nếu họ không làm gì cả. Họ không gây được áp lực, mà họ cũng chẳng đại diện được cho điều gì. Còn ông Trump, quả thật là ông ấy có một mối liên hệ cá nhân với một bộ phận công luận. Nhiều người nghĩ rằng họ mang tư tưởng Trump còn nhiều hơn chính các nghị sĩ Cộng hòa.

Tôi không tin rằng số người này chiếm đa số trong cử tri theo đảng Cộng hòa. Đa số những người ủng hộ đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho Trump là vì ông ấy từng là ứng viên đại diện cho đảng Cộng hòa. Chúng ta thấy rõ là những người xâm nhập Điện Capitol là những thành phần cực hữu Mỹ. Họ mang tư tưởng Trump còn hơn cả những người của đảng Cộng hòa.

Tôi nghĩ là những gì chúng ta thấy diễn ra ở Quốc hội ngày 6 tháng Giêng, chính là những nghị sĩ Cộng hòa truyền thống, cổ điển, những người từng có một thỏa ước để phục vụ Trump, giờ đang tìm cách lật sang trang mới".

Ngày 20/01/2021 khởi động cuộc đua 2024

Vào cuối nhiệm kỳ, Donald Trump cô đơn hơn bao giờ hết. Nhiều thành viên nội các lần lượt từ bỏ Donald Trump, đệ đơn từ chức, số khác vốn là những gương mặt chủ chốt trung thành với Trump từ bốn năm qua như thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lindsay Graham, Larry Hogan… hoặc lên tiếng phê phán ông mạnh mẽ hoặc đòi ông phải từ chức.

Tuy nhiên, chuyên gia Soufian Alsabbagh cho rằng cần phân tích những hành động trên của các nghị sĩ Cộng hòa dưới góc độ cuộc bầu cử sơ bộ sẽ diễn ra từ đây trong vòng hai năm. Ngày 20/01/2021, ngày Joe Biden chính thức nhậm chức, cũng là cột mốc khởi động cuộc đua tranh cử tổng thống cho năm 2024.

"Tôi nghĩ rằng thực tế sẽ là một điều hoàn toàn khác. Chúng ta đã thấy rõ là theo một cuộc thăm dò công luận đầu tiên được công bố ngay trong ngày 06 tháng Giêng, đại bộ phận số người ủng hộ đảng Cộng hòa quả thật đã tán đồng với sự kiện. Kết quả này thật sự là đáng kinh ngạc !

Nhưng cũng nên biết là ông Trump luôn có một đa số ủng hộ ông trong bộ phận những người theo đảng Cộng hòa. Chắc chắn là các dân biểu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng trên phương diện động lực chính trị. Họ có nguy cơ nhìn thấy những nguồn ủng hộ đó, hiện vẫn còn rất mạnh trong hai năm nữa từ đây đến ngày bầu cử sơ bộ, rất có thể sẽ trừng phạt cứng rắn thái độ các dân biểu trong đảng.

Chính vì điều này mà nhiều dân biểu như ông Ted Cruz hay Josh Hawley tuyệt đối đi theo hướng này, họ đã nghĩ đến cuộc bầu cử sơ bộ. Họ biết rằng chủ nghĩa Trump, tư tưởng cực kỳ bảo thủ, chủ nghĩa dân tộc vẫn còn đó. Donald Trump và những nguồn ủng hộ ông sẽ sớm bắt đầu các cuộc tấn công ngay khi ông hết nhiệm kỳ, không những chống lại phe Dân chủ mà cả những dân biểu đảng Cộng hòa.

Những người đó rồi sẽ nhai đi nhai lại giai điệu cũ nhàm chán ấy, một giai điệu mà ông Trump đã từng sử dụng để chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016. Tất cả những điều đó mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ mới. Điều đó cũng cho thấy rõ là Trump và chủ nghĩa Trump là một phần của chu kỳ".

Đảng Cộng hòa và hai thế lực

Nhiệm kỳ của Donald Trump có nguy cơ khép lại bằng một sự chia rẽ tiềm tàng tại một đảng chính trị từng đưa ông lên đỉnh cao quyền lực. Liệu rằng sự đoàn kết trong nội bộ phe Cộng hòa có còn có thể sau sự kiện Capitol ? Vì đằng sau đảng Cộng hòa từ bốn năm qua là những nhóm chủ trương tự do vô chính phủ, da trắng thượng đẳng, ủng hộ tự trị chống Nhà nước liên bang và là những tín đồ của nhóm theo thuyết âm mưu QAnon, những người chưa hẳn là cử tri của đảng Cộng hòa, nhưng luôn ủng hộ Donald Trump.

Những nhóm cực hữu này tuy là chiếm thiểu số nhưng một phần ý tưởng của họ đã được tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội trong suốt chiến dịch vận động tranh cử. Họ cho rằng bộ máy quyền lực chính trị và các định chế của Mỹ đã bị tha hóa, những luận điệu chính trị này giờ trở thành gánh nặng trên vai các nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Thế nên, theo quan điểm của ông Jeffrey Hawkins, cựu đại sứ Mỹ tại Pháp, hiện là cộng tác viên cho Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp, cần phải phân biệt rõ hai thế lực chính trị trong bộ phận cử tri cánh hữu Mỹ.

"Có hai thế lực chính trị cần nói đến. Trước hết, có một đảng Cộng hòa theo đúng nghĩa của nó, người ta có thể gọi đó là đảng Cộng hòa nghị viện, bao gồm các nghị sĩ, trong chừng mực nào đó là đại biểu. Bên cạnh đó, chúng ta có nguồn ủng hộ Trump. Chúng ta không nên nhầm lẫn : Họ không hẳn là những người thuộc đảng Cộng hòa, ở đây không có các nhà hoạt động như tại Pháp hay là Châu Âu.

Đó là những người ủng hộ Trump, trên nguyên tắc cũng bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, họ không hẳn gắn liền với phe Cộng hòa, và những người đó cũng sẵn sàng bỏ phiếu chống lại những nghị sĩ mà họ cho là không trung thành với lãnh tụ của họ. Việc cảnh sát Washington tìm thấy các thiết bị gây nổ tự chế ngay trong ngày 06 tháng Giêng, cả ở trụ sở của đảng Cộng hòa cho thấy là những thành phần đó cũng nổi cuồng chống cả đảng Cộng hòa chứ không chỉ đảng Dân chủ".

Dân chủ và Cộng hòa : Cùng một vết rạn

Giờ thì sự kiện "Capitol" đang đặt đảng Cộng hòa trước thế lưỡng nan. Họ không thể tiếp tục ủng hộ Donald Trump trước điều hổ nhục do vụ xâm chiếm Điện Capitol gây ra, nhưng họ cũng không thể nào phủ nhận chủ nghĩa Trump và quay trở về với vị thế như trước.

Nhà nghiên cứu sử học Paul Schor nhắc lại rằng "Năm 2016, ông Donald Trump từng tuyên bố muốn phá tan đảng Cộng hòa. Ông cho rằng đây là một đảng của nhà giàu, đã bỏ quên người dân và không đại diện cho dân, đó là đảng của Wall Street. Chương trình hành động của ông là tạo ra một kiểu nội chiến trong lòng đảng Cộng hòa".

Donald Trump gần như thắng cược. Chính từ ghi nhận này mà một diện mạo chính trị mới dường như đang được vạch ra cho hai năm sắp tới, cho đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ. Chỉ có điều tầm mức của biến cố Capitol lớn đến mức làm lu mờ cả nhiều thay đổi quan trọng khác : Thắng lợi của phe Dân chủ tại bang Georgia. Trump và đảng Cộng hòa đã mất tất cả. Đảng Dân chủ giờ kiểm soát Quốc hội lưỡng viện. Với thế cân bằng quyền lực mới này, tổng thống Biden cầm chắc rộng đường hành động mà không sợ bị đối lập trói tay.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Pháp cảnh báo, thế cân bằng chính trị tại Mỹ, sau bốn năm nhiệm kỳ của Donald Trump – được kết thúc bằng cú xâm chiếm đồi Capitol ngoạn mục – trong mọi trường hợp dường như vẫn còn nhiều bất định và dao động. Rạn nứt trong nội bộ không chỉ có ở đảng Cộng hòa mà ở cả trong phe Dân chủ !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 14/01/2021

**********************

Nn dân ch Hoa Kỳ b th thách, vn vng như bàn thch

Thiện Ý, VOA, 12/01/2021

Cuc biu tình quy mô ln ca hàng trăm ngàn người dân Hoa K ngày 6/1/2021 th đô Washington đã biến thành bo đng, khi h kéo đến tr s quc hi đi Capitol; nơi đang din ra cuc hp lưỡng vin quc hi đ thông qua các phiếu bu c tri đoàn toàn quc và công b kết qu bu c, ai đã đc c tng thng th 46 ca Hoa k, theo đúng th tc hiến đnh và lut đnh.

capitol2

V binh quc gia trong tòa nhà Quc Hi, Washington, 11 tháng Giêng.

I. Din biến th thách

Đoàn biu tình lên đến hàng trăm ngàn người t nhiu tiu bang kéo v theo hiu triu ca ng viên tng thng Cng Hòa đương nhim Donald Trump. H tp trung ti mt đa đim không xa tòa nhà quc hi liên bang, vi rng c, biu ng và hô vang nhng khu hiu hu thun ng viên tng thng Cng Hòa, t cáo bu c gian ln và ph nhn kết qu bu c mà lưỡng vin quc hi đang hp đ thông qua và công b kết qu chính thc.

Vì thế đoàn biu tình đã nng nhit chào đón ng viên tng thng Donald Trump khi xut hin trên khán đài l thiên nơi biu tình và nghe Ông nhc li lý do ph nhn kết qu bu c vì có gian ln bu c. Mt s gian ln mà tng thng Trump đánh giá là ti t chưa tng có, đánh cp hàng triu phiếu bu ca ông cho ng viên Dân Ch Joe Biden. Vì thế Ông kêu gi đoàn biu tình hãy kéo đến tr s quc hi đ hu thun cho các ngh sĩ dân biu đng quan đim đang hp đ ph nhn kết qu bu c các tiu bang ông thua phiếu bu c tri vì có gian ln. Ông nói cũng s có mt vi h đó, nhưng sau đó không biết vì lý do gì ng viên tng thng Trump đã lên xe tr v Nhà Trng, thay vì đến tham d vi đoàn biu tình ngoài tòa nhà quc hi liên bang.

Sau li kêu gi ca ng viên tng thng Donald Trump, đoàn biu tình kéo đến tr s quc hi cách đa đim biu tình không xa. Lúc đu, đoàn biu tình vn tun hành và t tp trước tr s quc hi mt cách ôn hòa, th hin quyn biu tình theo đúng lut đnh.

Thế nhưng vào khong 4 gi chiu(gi Washsington) ngày 6/1/2020, cuc hp lưỡng vin bên trong, Phó tng thng đương nhim làm nhim v theo th tc hiến đnh, bt đu tuyên đc các phiếu c tri đoàn ca các tiu bang bu cho ng viên tng thng nào theo đúng kết qu bu phiếu ca c tri đoàn mi tiu bang. Điu này trái vi mong đi ca ng viên tng thng Donald Trump và khong 75 triu c tri đã bu cho ông và đoàn biu tình nói riêng. N lc cui cùng ca người biu tình là to áp lc qun chúng h tr cho mt s ngh sĩ dân biu đng minh đang hp bên trong "lt kèo kết qu bu c" bng quyn hiến đnh. Nhưng nay din tiến kim nhn và công b kết qu bu c theo đúng th tc hiến đnh đang theo chiu hướng kết qu sau cùng phù hp vi kết qu tng được gii truyn thông công b: ng viên đc c vi 306 phiếu bu c tri đoàn, vi hơn 81 triu phiếu bu c tri s là tng thng th 46 ca Hoa K; so vi kết qu 232 phiếu bu c tri đoàn, vi kho ng 75 triếu bu c tri ca ng viên Donald Trump. Vì thế, mt s người biu tình đã vượt hàng rào an ninh, kéo theo hàng ngàn người biu tình tràn vào bên trong tòa nhà nhm phn đi và ngăn chn các ngh sĩ và dân biu lưỡng vin quc hi đang hp đ thông qua kết qu phiếu bu ca các c tri đoàn toàn quc và công b ai s đc c Tng thng th 46 ca Hoa K, nhim k 2020-2024.

Mt s phn t quá khích đã đp đ hàng rao an ninh, tn công nhân viên công lc và đp phá ca kính, xâm nhp vào tn bên trong phòng hp chung ca Quc hi và phòng làm vic ca các chuyên viên, nhân viên hành chánh. Rt may là các v dân c và các chuyên viên, nhân viên hành chánh phc v trong quc hi đã kp di tn đến nơi an toàn trong tòa nhà phc hp, đã có hàng trăm năm tui; nơi đt tr s ca cơ quan lp pháp cao nht và là biu tượng thiêng liêng ca nn dân ch Hoa K..

Sau khong 2 gi đng h quy phá ca các phn t cc đoan trong đoàn người xâm nhp, trt t được vãn hi; nh lc lượng cnh sát an ninh cho tòa nhà quc hi được tăng cường h tr ca v binh quc gia và s tr giúp ca cnh sát, mt v vùng lân cn. Theo tin truyn thông sơ khi, đã có mt ph n tuyến đu xâm nhp b chết vì trúng đn ca lc lượng an ninh t bên trong bn ra, ba người khác chết vì d ng khói cay và môi trường đông người chen ln. V phía lc lượng an ninh bo v quc hi cũng có mt s người b thương và hai người b chết sau đó vì vết thương quá nng.

Cnh tượng hàng ngàn người biu tình xâm nhp vào tòa nhà quc hi, quy phá gây cnh tan hoang đã to kinh hoàng, bt bình, phn n trong nhân dân Hoa K, s kinh ngc ca công lun thế gii và là cơ hi cho các chế đ đc tài ma mai, diu ct. Bi vì, không ai ng được, cnh tượng như thế li có th xy ra nơi tôn nghiêm, được dân chúng Hoa K coi là biu tượng uy quyn quc gia và tính ưu vit ca nn dân ch Hoa K tng được thế gii ngưỡng phc, tôn vinh.

Nhìn quang cnh biu tình biến thành bo lon, chúng tôi liên tưởng đến lun đim cng sn Marxist-Leninnist v đu tranh giành chính quyn.

Lun đim rng cách mng là s nghip ca qun chúng nhân dân. Cuc cách mng giành chính quyn ca qun chúng nhân dân nht đnh thng li, khi n ra trong tình thế cách mng chín mui. Thc tế nhng người cng sn Nga đã vn dng sc mnh qun chúng làm cuc cách mng cướp được chính quyn Nga hoàng, thiết lp chế đ cng sn Liên bang cng hòa xã hi ch nghĩa Xô-Viết (1917). Ri thì vào năm 1991, sau 74 năm xây dng xã hi ch nghĩa tht bi, nhng người cng sn Bolsevick Nga phn tnh đã li dùng sc mnh qun chúng bao vây vin Duma (quc hi Liên Xô) lt đ được chế đ đc tài XHCN, dân ch hóa đt nước. Nhiu người t hi, không rõ nhng người t chc biu tình biến thành bo đng tn công vào quc hi liên bang Hoa K hôm 6/1/2020 có mang ý đ cướp chính quyn theo kiu cng sn hay không? Liu các cuc điu tra hu biu tình bo lon đ quy trách cho các k ch mưu có quan tâm đến nghi ng này?

Nhưng có điu, nếu nhng k ch mưu biu tình bo lon cướp chính quyn theo kiu cng sn, thì tht sai lm. Vì không bao gi có được "tình thế cách mng chín mui" ti Hoa K. Vì chế đ dân ch pháp tr vng mnh ca Hoa K luôn điu hòa được quyn li gia các giai cp xã hi sng chung; không bao gi có tình trng mâu thun gia giai cp thng tr (tư bn) và các giai cp b tr đến tt cùng, không th điu hòa đ tr thành đi kháng (mt mt mt còn) gia giai cp thng tr và b tr.

Thành ra, có th khng đnh không s sai lm, rng qua biến c đen ti ngày 6/1/2020, không ai mong đi này, nn dân ch Hoa K đã ch có thêm mt th thách. Nhưng đây không phi là th thách ln đu tiên, cũng chưa phi th thách cui cùng. Vì trong quá kh lch s hơn 244 năm lp quc (1776-2020), nn dân ch Hoa K tng b th thách nhiu ln. Nhưng đây có l là ln th thách táo bo đy tính mo him chưa tng có. Tuy nhiên, trên thc tế, mt ln na đã chng minh nn dân ch pháp tr Hoa K vn vng như bàn thch.

II. Nn dân ch Hoa K b th thách thế nào?

Nn dân ch Hoa K b th thách qua tiến trình tranh c và bu c tng thng Hoa K nhim k 2020-2024.

Th thách v nguyên tc sinh hot dân ch đã n c hàng thế k qua, đã tr thành truyn thng bu c hài hòa, tt đp ca nn dân ch Hoa K.

Đó là nguyên tc ng c, tranh c và bu c t do, công bng cho mi công dân; hoàn toàn khác vi các chế đ đc tài hay dân ch gi hiu. Các chính tr gia, các chính đng mun nm quyn phi thông qua tranh c bng vương đo. Nghĩa là, dùng lý l và thành tích đ chng minh nhân cách năng lc, tư cách đo đc, đ thuyết phc tìm s tín nhim ca đa s c tri đ thng c qua phiếu bu ca h; theo nguyên tc đa s thng thiu s,thiu s phi phc tùng đa s. Nhưng thiu s có quyn khiếu ni theo lut bu c trước các cơ quan thm quyn đ bo lưu quyn li, ý kiến ca mình. Nếu có lý do chính đáng đ làm đo ngược kết qu bu c, thiu s tr thành đa s s thng c. Trong hu hết các cuc bu c tng thng Hoa K trước đây, nguyên tc sinh hot dân ch đã din ra hiu qu hài hòa đúng theo tiến trình trên.

Trong cuc tng tuyn c năm 2020, bu c các chc v dân c như ngh sĩ, dân biu liên bang cũng như tiu bang đã din ra và kết thúc tt đp theo đúng hiến đnh và pháp đnh. Duy ch có bu c tng thng và phó tng thng nhim k 2020-2024 thì gp th thách, khi liên danh ng viên tng thng và phó tng thng tht c không tha nhn liên danh tng thng và phó tng thng thng c, vi lý do có gian ln bu c các tiu bang mà liên danh này thua phiếu liên danh thng c. S t chi này là hp pháp vì là quyn chp nhn hay không chp nhn, quyn khiếu t khiếu ni ca công dân, hay ca ng c viên tht c theo lut bu c. Vic gii quyết các khiếu t khiếu ni này cũng đã được gii quyết bi cơ quan có thm quyn, theo đúng tiến trình lut đnh. Vì vy th thách này đã được vượt qua đ có thêm bng chng thc tế v s vng mnh ca nn dân ch Hoa K; mà chúng tôi c th hóa qua hình tượng "vng như bàn th ch".

Tht vy, quyn khiếu t, khiếu ni ca công dân, đã được thc hin qua đi ngũ hùng hu các lut sư ca liên danh tht c. H đã khi s trn chiến pháp lý ngay khi có kết qu sơ khi bu c do gii truyn thông đưa ra. Đi ngũ pháp lý này, theo ước tính ca gii truyn thông, khi kin khong 60 v kin ln nh v gian ln bu c trước các cơ quan thm quyn là tòa án các cp tiu bang, liên bang, ti cao pháp vin tiu bang cũng như liên bang. Nhưng hu hết các v kin này đu đã b Tòa án các cp tiu bang và liên bang bác khước. Vì các lut sư ca ng viên Trump đã không đưa ra được bng chng kh tín, hi đ các yếu t cu thành ti gian ln bu c có tính h thng, trên din rng, có th làm thay đi kết qu bu c cc b (các phòng phiếu đa phương) hay toàn cuc (kết qu bu c Tiu bang hay Liên bang).

Qua phán quyết v khiếu t các v kin, tính đc lp ca các tòa án đã được th thách, và đã cho thy tính đc lp ca h thng tòa án. Các phán quyết hu hết bt li cho ng viên Cng Hòa là tng thng đương nhim Donald Trump, mc du ông có ưu thế đang nm quyn, vi đa s các thm phán, chánh án ngi x là đng viên Cng Hòa do chính ông b nhim. S th này cho thy nguyên tc tam quyn phân lp(Lp pháp, hành pháp và tư pháp, đc lp song không bit lp)ca nn dân ch pháp tr Hoa K thc s vng mnh, bn vng và phát huy hiu qu thc dng trong s vn hành, quân bình quyn lc, trong cơ cu công quyn quc gia(trái ngược vi tam nhim phân lp tp quyn trong tay đc đng hay nhà đc tài).

Chính nh s vng mnh, bn vng được xây đp, tng bước cng c hàng thế k qua, mà nn dân ch Hoa K đã vượt qua được mi th thách ln nh, đ có v thế mt cường quc dân ch hàng đu, vi vai trò lãnh đo thế gii được tha nhn ngày nay. Đng thi, đã tr thành mt chế đ dân ch pháp tr mu mc cho nhiu quc gia noi theo và là ước mơ ca nhiu dân tc trên hành tinh.

III. S vng mnh thc s ca nn dân ch pháp tr Hoa K

Cuc biu tình ngày 6/1/2020 va qua là hp pháp. Sau đó, đã biến thành bo đng, bo lon phi pháp, là th thách mi nht, nghiêm trng nht trong lch s các cuc bu c tng thng Hoa K. Nhưng th thách này mt ln na đã được khc phc rt nhanh sau khong 2 gi đng h. Quc hi đã tái hp và đã hoàn thành nhim v hiến đnh là thông qua và công b kết qu bu c ca các c tri đoàn toàn quc. Liên danh ng c tng thng và phó tng thng ca đng Dân Ch là Joe Biden và Kamala Harris đã đc c tng thng và phó tng thng th 46 ca Hoa K.

Tình hình an ninh chính tr ti th đô Washington tái lp rt nhanh, bng các bin pháp dân ch pháp tr, không s dng bo lc đàn áp biu tình bo lon như trong các chế đ đc tài, mà vn vãn hi trt t rt nhanh.

Hin ti tình hình toàn quc Hoa K vn n đnh và sinh hot bình thường. Nhân dân Hoa K đang ch đón liên danh đc c Joe Biden và Kamala Harris tuyên th nhm chc vào ngày 20/1/2021 ti đây. Tt nhiên, cơ quan hành pháp Hoa K vn tiếp tc làm nhim v chp pháp vi nhng k ch mưu hay hành đng phm pháp vượt quá gii hn ca quyn biu tình biến thành bo lon trong ngày 6/1/2020 va qua. Vic làm này đ th hin sc mnh ca nn dân ch pháp tr Hoa K trước mi th thách bt c khi nào, bt c t đâu ti(ni lon cũng như ngoi xâm).

Houston, ngày 11/1/2021

Thiên Ý

Nguồn : VOA, 12/01/2021

*********************

Bạo loạn tại Quốc hội Mỹ : Những gương mặt "nổi trội" lần lượt sa lưới

Mai Vân, RFI, 14/01/2021

Theo báo chí Mỹ vào hôm 13/01/2021, thêm một "nhân vật cần chú ý" trong số hàng trăm người xông vào gây loạn tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/01 vừa qua đã bị bắt. Ông Robert Keith Packer, cư ngụ tại bang Virginia là người có mặt trên một bức ảnh chụp một nhóm người bên trong Điện Capitol mặc áo in dòng chữ "Camp Auschwitz", bị cho là cổ vũ cho phong trào Tân Quốc Xã.

baoloan1

Những gương mặt đáng chú ý trong vụ xâm nhập vào trụ sở Quốc hội Mỹ tại Washington, ngày 06/01/2021, với Jake Angeli "người đội sừng" (G).  AP - Manuel Balce Ceneta

Packer nằm trong số hàng trăm người đang bị cảnh sát liên bang Mỹ truy lùng vì đã tham gia vụ xâm nhập trụ sở Quốc hội Mỹ - đã bị coi là một vụ bạo loạn. Cuộc điều tra đã tiến triển nhanh chóng nhờ vô số hình ảnh và video đã được rất nhiều phóng viên báo chí thu được cũng như được chính các đương sự tung lên các mạng xã hội trong thời gian qua.

Vào lúc phe ủng hộ tổng thống Trump, và cả chính ông, đã quy trách nhiệm cho các thành phần cực tả "antifa" là đã mạo danh những người ủng hộ tổng thống để xông vào làm loạn trong Quốc hội, thực tế cho thấy là nhóm gây bạo loạn đều là những người trong giới nổi tiếng nhiệt tình đi theo ông Trump.

Những gương mặt tiêu biểu

Nhật báo Pháp Le Monde ngày 12/01 vừa qua đã phác họa chân dung của những gương mặt tiêu biểu trong số những kẻ bạo loạn đã xâm nhập vào Điện Capitol, những gương mặt đã xuất hiên trên thông cáo tìm kiếm thông tin mà cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI đã công bố khắp nơi để truy nã.

Nhận xét của tờ báo Pháp không chút mập mờ : Đó là những người thuộc giới loan truyền các thuyết âm mưu cực hữu, một số cựu quân nhân, và cả những đại biểu dân cử ở các bang hay một vài đại gia triệu phú, tuyệt đại đa số là người da trắng.

Ashli Babbitt, nữ quân nhân theo QAnon

Gương mặt đầu tiên được Le Monde nhắc đến lại là một người không thấy trên thông báo tìm kiếm của FBI : Ashli Babbitt, một nữ cựu quân nhân, ủng hộ Donald Trump vô điều kiện, trở thành tín đồ của các thuyết âm mưu của QAnon, người duy nhất bị bắn chết trong vụ tấn công vào Điện Capitol.

Trong một đoạn video được tờ báo Mỹ Washington Post công bố, người phụ nữ này được nhìn thấy giữa đám đông đang cố gắng xông vào khu văn phòng của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. Đám đông xô đẩy, phá cửa sổ, đánh đuổi các cảnh sát bảo vệ ở cửa. Ashli Babbitt cố gắng chui qua một cửa sổ sát đất. Một cảnh sát nổ súng. Babbitt trúng đạn bị thương nặng và qua đời tại bệnh viện.

Ashli Babbitt nằm trong số năm người bị thiệt mạng trong vụ bạo loạn, trong đó có một cảnh sát bảo vệ Điện Capitol. Theo báo chí Mỹ, Brian Sicknick – tên người cảnh sát – đã chết vì thương tích quá nặng sau khi bị một kẻ bạo loạn dùng bình chữa cháy đánh vào người khi anh cố gắng ngăn chặn đám đông tràn vào.

Đối với Le Monde, căn cứ vào trang phục của những người gây bạo loạn, có thể thấy sự hiện diện đáng kể của nhiều phần tử thuộc các nhóm bán quân sự và Tân Quốc Xã, điển hình là trường hợp của Packer với chiếc áo mang hành chữ "Trại Auschwitz – Lao động mang lại tự do", gợi đến phương châm được ghi ở lối vào trại hủy diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã.

Le Monde đặc biệt tìm hiểu về ba người mà hình ảnh được loan truyền khắp thế giới dưới các biệt danh như "người đàn ông đội sừng", "người gác chân lên bàn" và "người đàn ông với chiếc bục phát biểu".

"Người đàn ông đội sừng"

Theo tờ báo Pháp, nổi tiếng nhất trong bộ ba này có lẽ là Jacob Anthony Chansley, 32 tuổi, còn được gọi là Jake Angeli hoặc Pháp sư QAnon. Đến từ bang Arizona, nơi các mạng lưới theo thuyết âm mưu của QAnon đã được triển khai, anh ta là người đội chiếc mũ lông có sừng, để ngực trần, xăm trổ, với khuôn mặt được vẽ bằng màu cờ Mỹ với kẻ sọc và ngôi sao.

Sự xuất hiện và các phát biểu của Jake Angeli đã thu hút báo chí trước vụ tấn công. Trên một video, anh ta đưa ra những nhận xét đầy tính âm mưu về các chủ ngân hàng trung ương, những người đã xuyên thủng dãy Alps của Thụy Sĩ "như một miếng pho mát Thụy Sĩ" để nô dịch hóa thế giới từ các căn cứ dưới lòng đất.

Bị FBI truy nã, anh đã bị bắt hôm thứ Bảy 09/01 về tội xâm nhập trụ sở Quốc hội một cách bất hợp pháp.

"Người gác chân lên bàn"

Nổi tiếng thứ hai là người đàn ông đã ngồi chễm chệ và gác chân lên bàn trong văn phòng của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện. Richard Barnett, 60 tuổi, đã ra đầu thú chính quyền ở Arkansas vào hôm 08/01 sau khi đã trở về nhà.

Ông cũng bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản công vì đã lấy đi một tấm biển gỗ đánh dấu lối vào văn phòng của bà Pelosi. Đối với Barnett bà Pelosi không phải là chủ tịch Hạ Viện của những người như ông. Cảnh sát đang điều tra xem ai đã lấy đị một chiếc máy tính xách tay trên bàn của bà Pelosi.

"Người đàn ông với chiếc bục phát biểu"

Nhân vật thứ ba đáng chú ý là Adam Johnson. Người ta thấy bức ảnh của người đàn ông 36 tuổi này, vui mừng với chiến lợi phẩm của mình và tươi cười trước các ống kính, tay ôm chiếc bục phát biểu của bà Nancy Pelosi.

Thế nhưng, theo Le Monde, bức ảnh mới nhất chụp nhân vật này không thoải mái chút nào : Ảnh chụp thẳng, trong trang phục màu cam. Đây là ảnh được một cảnh sát trưởng Florida chụp sau khi Johnson bị bắt vào tối 08/01. Tang vật thì được tìm thấy nguyên vẹn trong một hành lang của điện Capitol.

Ngoài ba nhân vật "nổi tiếng" kể trên, Le Monde còn phác họa chân dung của một số kẻ bạo loạn khác như Nick Ochs, người sáng lập nhóm cực hữu Proud Boys ở bang Hawai xa xôi, đã về nhà nhưng vẫn bị FBI đến bắt.

Cũng như vây, Derrick Evans, một nghị sĩ trẻ 35 tuổi, mới được bầu của West Virginia, đã bị FBI sờ gáy vì đã tự quay cảnh mình xông vào Điện Capitol, đội mũ bảo hiểm trên đầu, hét lên "Trump ! Trump !" trước khi đăng một video khác sau vụ xâm nhập, phấn khởi khoe rằng : "Chúng tôi ở bên trong, chúng tôi ở bên trong. Derrick Evans đang ở Capitol"..

Ngoài ra, theo Le Monde, trong đám người bạo loạn ở Điện Capitol có cả những triệu phú như bà Jenna Ryan, không đến Washington bằng ô tô, mà từ Frisco, gần Dallas, Texas, đã đi máy bay riêng đến thủ đô để phản đối.

Doanh nhân này đã có một tài khoản trên Parler, một mạng xã hội phổ biến trong giới cực hữu, vì họ đánh giá Facebook và Twitter đang trôi sang phía tả. Bà gọi ngày 6 tháng 1 là một trong những "ngày đẹp nhất trong cuộc đời mình" và chụp bức ảnh trước khung cửa sổ vỡ vụn, trước khi xóa bài đăng.

Mai Vân

***********************

Ông chủ Twitter : Xóa tài khoản của Trump là "đúng", nhưng đây là một "thất bại"

Trọng Thành, RFI, 14/01/2021

Việc tài khoản của tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ trên mạng Twitter bị xóa bỏ gây nhiều tranh luận. Hôm qua, 13/01/2021, năm ngày sau khi tài khoản của ông Trump bị "đình chỉ vĩnh viễn", ông chủ Twitter lên tiếng khẳng định quyết định trên là "đúng", nhưng dù sao đây cũng là một "thất bại".

baoloan2

Tổng thống Donald Trump nhìn điện thoại của ông trong một cuộc họp với các thống đốc, tại Nhà Trắng, Washington DC, Mỹ ngày 18/06/2020.  AP - Alex Brandon

Trước hết, vì sao là một quyết định "đúng" ? Ông chủ và người sáng lập Twitter, Jack Dorsey, giải thích công ty đã phải đối mặt với một tình huống "đặc biệt", Twitter buộc phải ra quyết định nói trên dựa trên các thông tin đáng tin cậy, do nhiều thông điệp trên mạng xã hội này có thể dẫn đến những hành động gây tổn hại cho an ninh xã hội. Tài khoản của tổng thống mãn nhiệm bị mạng Twitter xóa bỏ hai ngày sau khi ông Trump có những lời lẽ bị cáo buộc là đã kích động người ủng hộ ông chiếm lĩnh nhà Quốc hội Mỹ, đúng vào ngày Quốc hội nhóm họp để xác nhận kết quả bỏ phiếu bầu tổng thống của đại cử tri đoàn.

Quyết định tuy "đúng" nhưng chủ nhân Twitter thừa nhận : "Tôi đã không hề cảm thấy tự hào khi chúng tôi buộc phải xóa bỏ tài khoản @realDonaldTrump". Theo ông chủ Twitter, đây là một "thất bại" của công ty trong nỗ lực "cổ vũ cho các đối thoại lành mạnh", và những biện pháp triệt để như vậy «làm giới hạn khả năng giải trình, chuộc lại lỗi lầm, học hỏi". Chủ nhân mạng xã hội Twitter cũng thừa nhận quyết định nói trên có thể là một tiền lệ "nguy hiểm", do việc "quyền lực của một cá nhân hay một doanh nghiệp" có thể gây ảnh hưởng lớn đến đối thoại trên "không gian công cộng toàn cầu" (worldwide public dialog). 

Chủ nhân Twitter cũng cho biết là nguyên tắc cân bằng quyền lực trong lĩnh vực mạng xã hội lẽ ra đã được duy trì, nếu như những người có tài khoản bị Twitter xóa bỏ, do hoạt động không phù hợp với các nội quy của Twitter, có cơ hội đăng ký với các mạng xã hội khác, quyền tự do ngôn luận vẫn có cơ hội được bảo đảm.

Trên thực tế, quyết định xóa bỏ tài khoản của ông Trump và 70.000 tài khoản liên quan đến phong trào QAnon cổ vũ cho các thuyết âm mưu, hậu thuẫn tổng thống mãn nhiệm, được Twitter đưa ra trong một bối cảnh nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, như Facebook, Instagram…, đã đồng loạt đình chỉ hàng loạt tài khoản, trong đó có tài khoản của tổng thống mãn nhiệm. Chủ nhân Twitter thừa nhận nhiều tập đoàn mạng đã đình chỉ các tài khoản mà "họ thấy là nguy hiểm", tuy nhiên cũng nhấn mạnh ông "không tin" đây là quyết định "có phối hợp".

Mạng Youtube, của tập đoàn Google, hôm qua 13/01, cũng thông báo đình chỉ kênh Youtube của tổng thống mãn nhiệm trong vòng "ít nhất 7 ngày". Áp lực lên các tập đoàn tin học cũng gia tăng. Hôm qua, một liên minh của nhiều tổ chức phi chính phủ, trong đó có phong trào #StopHateForProfit (Chấm dứt đánh đổi hận thù lấy lợi nhuận), đã yêu cầu Youtube xóa bỏ hoàn toàn kênh chính thức của tổng thống mãn nhiệm, được gần 3 triệu người đăng ký theo dõi. Youtube bị cáo buộc là đã dung dưỡng cho ông Trump phát tán tin giả, tố cáo bầu cứ Mỹ gian lận, kích động thù hận. Các tổ chức phi chính phủ thuộc liên minh nói trên đe dọa tổ chức chiến dịch tẩy chay Youtube, nếu công ty không thực hiện yêu cầu nói trên.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bùi Văn Phú, Minh Anh, Thiện Ý, Mai Vân, Trọng Thành
Read 518 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)