Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/01/2021

Nịnh Đảng

Phạm Lê Đoan

Với người dân, có lẽ điều kỳ vọng không phải là "ai ở, ai đi" vì lý do tuổi tác. Họ cần những cán bộ lãnh đạo nói và làm hợp lòng dân.

troll1

Một người bạn chung của chúng tôi, đã nói như vậy. Gọi là ‘bạn chung’, vì tôi được biết đến anh trong một lần cà phê cùng người bạn học cũ của mình là anh Phạm Chí Dũng.

Người bạn này cũng từng là đảng viên, có khác chăng là anh không tuyên bố trả thẻ đảng. "Tôi không sinh hoạt đảng đã hơn tám năm rồi. Đơn giản là vì tôi không muốn chỉ toàn nói chuyện để nịnh nọt đảng ở những lần sinh hoạt chi bộ!". Anh bạn giải thích ngắn gọn vậy.

Vậy nịnh đảng là gì ?

Anh bạn của tôi thử đưa ra một dẫn chứng, và nói rằng kiểu viết bài báo thế này khiến người đọc dễ liên tưởng đến chuyện… nịnh bợ đảng:

"Theo Kết luận số 75-KL/TW ban hành vào tháng 5/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phương hướng công tác nhân sự khóa XIII, hai tiêu chí để chọn các "trường hợp đặc biệt" gồm vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lĩnh vực công tác trọng yếu và những người có phẩm chất, năng lực, uy tín nổi trội. Quả thực, nếu "đặc biệt" là như thế thì rất phù hợp với mong muốn của người dân. Đối với những cá nhân tiên phong, xung kích cho trọng trách quốc gia, người dân chỉ mong sao được đúng như thế.

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, Đại hội XIII của Đảng sẽ chính thức khai mạc. Sự kiện chính trị trọng đại này được cán bộ, đảng viên và nhân dân khắp nơi theo dõi, mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng.

Đại hội sẽ quyết định vận mệnh, vị thế của đất nước ít nhất trong 5 năm tới. Một lần nữa, thủ lĩnh của nhân dân chắc chắn cần phải "có phẩm chất, năng lực, uy tín nổi trội". Bởi xa hơn, công cuộc phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần những lãnh đạo đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để không những đưa đất nước hội nhập mà còn chấn hưng cho được thế trận lòng dân".

Cụ thể ở đoạn trên là nịnh ông Nguyễn Phú Trọng, một chính khách đã hai bận quá tuổi quy định cho việc tái cử vào Bộ Chính trị.

"Thật ra đó chưa hẳn là nịnh nọt, mà đơn giản là phương thức khéo léo để đưa tin tức đến độc giả, rằng rất có thể chức danh Tổng Bí thư Đảng ở nhiệm kỳ mới vẫn là một người rất cũ, vì ông đang được lòng dân trong biểu hiện về ra tay mạnh mẽ chống các ủy viên trung ương Đảng tham nhũng. Cuộc đấu tranh chống bất công, tham nhũng, đói nghèo, lạc hậu đã được "đốt nóng", và nhân dân vẫn muốn thấy cuộc chiến đó tiếp diễn, nên ông cần tiếp tục phải làm tròn vai của mình…" – anh bạn giải thích thêm.

Thế nhưng từ câu chuyện nịnh đảng ở trên, lại cho thấy một báo động về khủng hoảng nhân sự kế thừa trong yêu cầu "chống bất công, tham nhũng, đói nghèo, lạc hậu".

Sinh – lão – bệnh – tử. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, tuổi Giáp Thân. Lá số tử vi gần như không còn mấy giá trị với người đã ở tuổi mụ là 78. So với lãnh tụ Hồ Chí Minh lúc nắm giữ quyền cao chức trọng tới tận khi mất vào ngày 2 tháng 9, 1969, thọ 80 tuổi mụ, thì ông Nguyễn Phú Trọng xem ra vẫn còn trẻ hơn 2 tuổi.

Tuy nhiên cũng cần công tâm nhìn nhận, là trong suốt thời gian nắm giữ quyền lực tối thượng quốc gia, ông Nguyễn Phú Trọng đã không thành công trong việc xây dựng những đội ngũ kế thừa, nên ông vẫn vấp điều lo ngại bậc nhất của thể chế đơn nguyên, đó là chuyện "chuối chín cả buồng" như hiện nay.

Bởi nếu xây dựng thành công một đội ngũ tiếp nối, thì chắc hẳn báo chí không phải tường thuật vớđộii câu văn đầy rối rắm thế này về Hội nghị Trung ương lần thứ 15 vừa kết thúc :

"Quy trình để lọc ra được những trường hợp này rất kỹ lưỡng và chặt chẽ. Như với "trường hợp đặc biệt" là ủy viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi tái cử, việc đầu tiên là chốt số lượng : Mấy người ở lại ? Tiếp đến là "công đoạn" : Ai trong số 8 ủy viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ ở lại và ở lại đảm nhận chức vụ nào (trong "tứ trụ") ? Bước giới thiệu này được lấy phiếu "trung ương mở rộng", gồm các ủy viên Trung ương và các bí thư tỉnh thành ủy không là ủy viên Trung ương.

Việc lấy phiếu "trung ương mở rộng" cũng được áp dụng với 6 ủy viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn, điều kiện và trong độ tuổi tái cử : Ai giữ vị trí nào trong số "trụ còn lại" ?

Các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng giới thiệu tương tự và trên cơ sở đó, Tiểu ban nhân sự và Bộ Chính trị thảo luận, cân nhắc kỹ để đi đến thống nhất: "tứ trụ" khóa XIII bao gồm các ủy viên Bộ Chính trị thuộc "trường hợp đặc biệt" tái cử và các ủy viên Bộ Chính trị đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi tái cử…".

Phạm Lê Đoan

Nguồn : VNTB, 19/01/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Lê Đoan
Read 478 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)