Trung – Việt : Đối kháng có gia tăng ?
Trần Việt Trung, RFA, 26/012021
Ngày 26/01/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc gửi điện mừng Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong nội dung trích dẫn, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định "coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam". Phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt" vẫn được lãnh đạo Trung Quốc "quán triệt" cho lãnh đạo Việt Nam. Trong khi tại một bức điện trước đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi tới lãnh đạo Trung Quốc đề ngày 17/01/2021, nhân kỷ niệm 71 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung (18/1/1950 – 18/1/2021), những nội dung "16 chữ và 4 tốt" như trong bức điện chúc mừng Đại hội 13, đã không được phía Việt Nam công bố.
Reuters
Khác với thông lệ
Như vậy là khác với thông lệ và tiền lệ, phát thanh viên truyền hình và các báo nhà nước khi đưa nội dung điện của lãnh đạo Việt Nam gửi Trung Quốc, đều không đưa ra bất cứ một đoạn trích dẫn nào, xưa nay vốn tồn tại như là những mẩu văn bia. Các sáo ngữ "4 tốt" và phương châm "16 chữ vàng", hay các loại ngôn ngữ "gỗ" kiểu như "lý tưởng tương thông", "văn hóa tương đồng", "vận mệnh tương quan"… từ lâu ít được Việt Nam nhắc đến và lần này cũng vắng bóng. Để so sánh, chỉ cần trích đoạn từ điện mừng Hà Nội gửi cho lãnh đạo Lào (nhân 45 Năm Quốc khánh) – khúc nguyện cầu bang giao Việt-Lào "mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững" vẫn không ngớt được tấu lên – đủ thấy sự "bằng mặt không bằng lòng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thể đã công khai ?
Chưa hết, đúng sáng ngày 19/1, tờ Tuổi Trẻ tưởng niệm sự kiện trước đây 47 năm bằng cách "chạy" tít trên trang chính, tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…". Bài viết nhắc lại sự kiện ngày này năm ấy, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam". Các báo "lề phải" khác trong nước và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đều đồng loạt đăng tin kỷ niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Riêng báo đảng (tờ Nhân Dân) tuy không thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận hải chiến 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa" của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba : "Tổ quốc thề không quên/ dân nguyền nhớ mãi". Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào : "Hoàng Sa ơi ! Đảo Hoàng Sa ơi !/ Một mảnh giang sơn đã mất rồi/ Ta như mất cả phần da thịt/ Tổ Quốc còn đau một góc trời". Không hẳn là một sự ngẫu nhiên, ngày 19/1/2021, ông Mao Quyết Thắng, từ UBND Thành phố Hà Giang, cho biết dự kiến ngày 30/1 tới, địa phương sẽ làm lễ gắn biển ba tuyến đường phố mới mang tên các liệt sĩ Hoàng Hữu Chuyên, Lê Trần Mãn và Nguyễn Viết Ninh. Đây là những liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Vị Xuyên trong thời kỳ chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Động thái này được thực hiện theo nghị quyết HĐND tỉnh Hà Giang tháng 12/2020.
Từ phía Bắc Kinh, nhắc lại việc cướp đảo Việt Nam, Trung Quốc cho nối lại tua du lịch ra Hoàng Sa. Tối 17/1, Hoàn Cầu thời báo đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Cục Phó Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê trong họp báo ngày 12/1 nói rằng, tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông. Trong một diễn biến khác, ngày 22/01 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký Lệnh công bố Luật Hải cảnh (sửa đổi) của quốc gia này. Luật Hải cảnh của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 1/2/2021. Liệu đây có phải là đòn "đánh phủ đầu" mới để răn đe với các quốc gia có các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải. Trong số này, đặc biệt phải kể đến Nhật Bản và Việt Nam ?
Ủng hộ chủ trương mới của Mỹ
Phải chăng vì các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông suốt mấy năm qua, mà gần đây, giới phân tích ghi nhận những thay đổi đáng để ý trong thái độ của Việt Nam đối với chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông. Cụ thể, tại buổi họp báo chiều 14/01, đại diện hãng Sputnik của Nga đề nghị cho biết lập trường của Việt Nam về việc Mỹ đề ra kế hoạch tích hợp 3 lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên nhằm ứng phó các thách thức mới, trong đó có Biển Đông.
Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi qua Biển Đông hôm 11/4/2017. Reuters
Trả lời câu hỏi trên, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các quốc gia trong và ngoài khu vực đều cần đóng góp có trách nhiệm vào mục tiêu chung, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Tương tự, phản hồi đề nghị nêu bình luận về tài liệu mới được giải mật của phía Mỹ về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại lập trường của Việt Nam là mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến liên kết, kết nối ở khu vực góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. "Lập trường này đã được Việt Nam và các nước ASEAN chia sẻ trong tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gọi tắt là AOIT", bà Hằng khẳng định.
Điều khác biệt trong trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội là trước đây, có lúc một số tướng lĩnh của Việt Nam, như Thượng tướng Võ Tiến Trung, từng đánh đồng, việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến vùng Biển Đông chẳng qua cũng để "diễu võ, dương oai", rồi kết luận cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều gây ra sự bất ổn và căng thẳng trong vùng.
Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc là nối giáo cho giặc
Nay rõ ràng, bà Hằng đại diện cho quan điểm chính thức của Bộ Ngoại giao, một cách tuy không trực tiếp nhưng đã công khai hoan nghênh cả FOIP lẫn AOIT.
Không nằm trong lịch trình của Vương Nghị
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/01 cuối tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kết thúc chuyến công du mới nhất của mình tại 9 nước Đông Nam Á, trong đó ông tìm cách ổn định quan hệ trong khu vực trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của Joe Biden. Nhưng trong số các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) mà Vương đã đến thăm thú, có một quốc gia đã bị loại khỏi nghị trình công tác của Vương ngoại trưởng, đó chính là Việt Nam. Theo các nhà quan sát, đây không phải là một sự ngẫu nhiên khi Trung Quốc đã đưa ASEAN lên trong các ưu tiên chính sách đối ngoại của mình trong thời gian gần đây, trong bối cảnh cạnh tranh địa-chính trị ngày càng gia tăng với Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia, vào thời gian Vương Nghị đến thăm 9 trong số 10 nước ASEAN, những căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh khiến Việt Nam trở thành quốc gia bị bỏ rơi. Lý do được viện dẫn là vì thời gian vừa qua Việt Nam đã có những hành động mạnh mẽ để chống lại các luận điệu sai trái cũng như các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Việt Nam cũng dường như là quốc gia Đông Nam Á duy nhất dám nêu vấn đề quản lý sông Mekong. Việc Vương Nghị bỏ qua Việt Nam cho thấy sự đối kháng và căng thẳng ngày càng tăng giữa hai đồng minh cộng sản cũ về tranh chấp Biển Đông và sông Mekong. Vừa qua lại được bổ sung thêm bởi yếu tố Hoa Kỳ và những bất ổn về đấu tranh quyền lực nội bộ ở Hà Nội nhân kỳ Đại hội 13 đang diễn ra.
Trong khi ASEAN đã vượt qua Liên minh Châu Âu với tư cách là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc vào năm ngoái, Việt Nam đã thay thế Đức trở thành đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc, nhờ vào thương mại hai chiều gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bất chấp quan hệ chính trị căng thẳng và đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, theo Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam (Quảng Châu), Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên có động thái từ chối tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies của Trung Quốc và đóng cửa biên giới Trung Quốc sau đại dịch.
Trung Việt
Nguồn : RFA, 26/01/2021
********************
Hà Nội kỳ vọng vào Joe Biden để đối trọng với Bắc Kinh
Tú Anh, RFI, 26/01/2021
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 bắt đầu từ 26/01 cho đến 02/02/2021, ngày chính thức loan báo thành phần lãnh đạo mới. Cho dù tranh giành nhau bốn chiếc ghế quyền lực cao nhất, tất cả đều đồng thuận trên một hướng : thắt chặt quan hệ với nước Mỹ của Joe Biden để đương đầu với sức mạnh áp đảo của Trung Quốc, theo giới quan sát trong và ngoài nước.
Khai mạc Đại hội, đương kim tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phấn chấn tuyên bố "kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới". Nhận định lạc quan và có cơ sở của nhân vật lãnh đạo số một không làm quên được một thực tế khác là Việt Nam nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc. Trước Đại hội, Bắc Kinh cho biết cảnh sát biển Trung Quốc có quyền "bắn vào tàu cá nước ngoài" xâm phạm đường 9 đoạn ở Biển Đông. Ngày Đại hội, Bắc Kinh thông báo tập trận biểu dương lực lượng trong khu vực.
Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh địa chính trị, giới lãnh đạo Việt Nam dường như đã chọn một phương án. Bài phân tích của Bloomberg gửi đi từ Hà Nội nói rõ "lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng vào nước Mỹ của Joe Biden để đối trọng với Trung Quốc".
Nhưng vì sao tin tưởng vào tân tổng thống Mỹ trong trận thế kinh tế-địa chính trị ? Việt Nam thụ động chờ lòng trắc ẩn của Hoa Kỳ hay có trong tay những lá bài đáng giá ?
Joe Biden là cơ may cho Việt Nam
Theo Bloomberg, chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay cho đến 2030 là đạt được 7% ang trưởng mỗi năm với thu nhập trung bình đầu người là 7.500 đô la, ang gấp đôi so với GDP hiện nay. Để thực hiện mục tiêu kinh tế nói trên và cũng để làm thất bại âm mưu lấn chiếm chủ quyền của Trung Quốc, thì chiếc chìa khóa của Việt Nam là thắt chặt quan hệ với Mỹ, siêu cường duy nhất thừa sức đối đầu với Bắc Kinh, theo phân tích của Alexander Vuving, chuyên gia Đông nam Á ở Hawai.
Đối với giới lãnh đạo Hà Nội, sau bốn năm "nắng sớm mưa chiều" của Donald Trump, lúc xem Việt Nam là bạn, khi thì đe dọa trừng phạt không biết đâu mà lường, sự kiện Joe Biden đắc cử là một thay đổi thuận lợi tại Nhà Trắng.
Việt Nam hy vọng sẽ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Hoa Kỳ mà không bị lên án thao túng hối đoái và đe dọa trừng phạt thuế quan. Ông Vũ Tú Thành, đại diện của Hà Nội trong Hội đồng Kinh tế Mỹ - ASEAN nhấn mạnh là Việt Nam đã ký với tất cả các đối tác thương mại quan trọng trên thế giới một hiệp định song phương trừ… Hoa Kỳ.
Để giảm lệ thuộc vào công nghiệp, linh kiện Trung Quốc, Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Cụ thể, ang xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2020 lên đến 77,1 tỷ đô la, ang 26% so với một năm trước.
Nhân quyền
Nhưng chính quyền Việt Nam có thể sẽ gặp khó ang với Joe Biden và đảng Dân Chủ ở Quốc Hội Mỹ trong hồ sơ nhân quyền do chính sách giam cầm những công dân chỉ trích chế độ độc đảng.
Tuy vậy, Hà Nội có một lợi thế khác là được Washington xem là một yếu tố then chốt trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương, theo chuyên gia Lê Thu Hương của viện chiến lược Úc Australian Strategic Policy Institut.
Từ khi Trung Quốc trỗi dậy đe dọa an ninh khu vực, quan hệ Mỹ - Việt không ngừng được cải thiện. Lệnh cấm vận quân sự được tháo gỡ dần, Mỹ cung cấp máy bay, tàu tuần tra. Việt Nam mong muốn được chia sẻ thông tin tình báo và nhận ang tầu tuần duyên. Hà Nội cũng kỳ vọng vào sự hợp tác khai thác dầu khí của các tập đoàn Mỹ để bảo vệ tài nguyên Việt Nam đang bị Bắc Kinh dòm ngó.
Trong thế chiến lược tay ba này, Hà Nội chỉ có một con đường mà chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là cố vấn chính phủ Việt Nam cho là thượng sách : Đó là củng cố quan hệ với Mỹ để có thể duy trì quan hệ ngang ang với Trung Quốc.
Tú Anh
Nguồn : RFI,26/01/2021