Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tng thng Joe Biden hôm th By 23/3 đã ký thành lut gói chi tiêu tr giá 1,2 nghìn t đôla, đ phân b ngân sách đy đ cho chính ph trong năm tài chính bt đu t sáu tháng trước và kết thúc vào cui tháng 9.

biden1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấp ngân sách với số tiền 1,2 nghìn tỷ USD

Tng thng Biden mô t gói chi tiêu ngân sách này, được Quc hi thông qua vào đu gi th By, là đu tư vào người M cũng như cng c nn kinh tế và an ninh quc gia. Tng thng đng Dân ch kêu gi Quc hi thông qua các d lut khác đang b kt hai vin lp pháp.

"H vin phi thông qua d lut b sung v an ninh quc gia lưỡng đng đ thúc đy li ích an ninh quc gia ca chúng ta," ông Biden nói trong mt tuyên b. "Và Quc hi phi thông qua tha thun an ninh biên gii lưỡng đng, nhng ci cách cng rn và công bng nht trong nhiu thp k, đ đm bo chúng ta có các chính sách và kinh phí cn thiết đ bo v biên gii. Đã đến lúc phi thc hin điu này".

Thượng vin vi đa s đng Dân ch đã thông qua d lut vi 74 phiếu thun và 24 phiếu chng.

Nhưng lut này không bao gm phn ln gói ngân sách vin tr quân s cho Ukraine, Đài Loan hoc Israel, vn nm trong mt d lut khác đã được Thượng vin thông qua nhưng H vin do Đng Cng hòa lãnh đo đã b qua.

Lut dài 1.012 trang cung cp 886 t đôla tài tr cho B Quc phòng, bao gm c vic tăng lương cho quân đi M.

Cng đng doanh nghip hoan nghênh vic thông qua d lut chi tiêu và cam kết tiếp tc làm vic vi các nhà hoch đnh chính sách đ thúc đy lut nhm tăng cường gim thuế cho các doanh nghip và gia đình có thu nhp thp

Nguồn : VOA, 24/03/2024

Published in Quốc tế

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

southeast1

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được Tổng thống Indonesia Joko Widodo chào đón khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực.

Dù vậy, những điểm sáng của chính quyền Biden là rất đáng kể. Hồi tháng 02/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm Philippines – đồng minh hiệp ước của Mỹ – và tuyên bố mở rộng số lượng căn cứ quân sự tại Philippines theo các điều khoản của Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường giữa hai nước. Được ký lần đầu vào năm 2014, thỏa thuận mới được mở rộng sẽ cho phép quân đội Mỹ triển khai trước thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, và hoạt động tạm thời tại 9 căn cứ ở Philippines, tăng từ con số 5 căn cứ vào năm 2022.

Việc Mỹ tiếp cận các căn cứ này không chỉ mở ra những lợi thế quân sự tiềm năng so với Bắc Kinh tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, mà còn cho phép Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Đài Loan. Ba trong số các căn cứ mới nằm trên đảo Luzon ở phía bắc, cách bờ biển phía nam Đài Loan khoảng 260 km. Đúng là Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã có các tuyên bố cẩn trọng về việc cho phép quân đội Mỹ tiếp cận để thực hiện các chiến dịch tấn công, nhưng ông cũng nói rằng thật khó để tưởng tượng đất nước ông sẽ đứng bên lề bất kỳ cuộc chiến nào ở Eo biển Đài Loan trong tương lai.

Từ góc độ rộng hơn, liên kết giữa Manila với Washington – chủ yếu là hệ quả từ việc Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại những nơi như Bãi Cỏ Mây và Bãi cạn Scarborough – chưa bao giờ mạnh mẽ như thế.

Tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm Việt Nam để chính thức nâng tầm quan hệ đối tác Việt-Mỹ từ "toàn diện" lên "chiến lược toàn diện". Đây là mức độ hợp tác cao nhất của Việt Nam dành cho các cường quốc nước ngoài, ngang hàng với Trung Quốc trong hệ thống phân cấp của Hà Nội. Dù chủ yếu vẫn mang tính biểu tượng, nhưng thỏa thuận này chắc chắn có tính lịch sử. Xét cho cùng, Mỹ và Việt Nam là cựu thù của nhau. Hai bên đã không bình thường hóa quan hệ cho đến năm 1995, và vẫn tiếp cận nhau một cách thận trọng trong phần lớn thời gian kể từ đó đến nay.

Hà Nội đang cố gắng gửi tín hiệu tới Bắc Kinh, rằng Việt Nam ngày càng e ngại trước những hành động và ý định của Trung Quốc. Phía Việt Nam quan ngại không chỉ về Biển Đông, nơi nước này đang có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, mà còn về sông Mê Kông, nơi một loạt đập của Trung Quốc ở thượng nguồn đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực và tài nguyên nghiêm trọng ở Việt Nam. Tất nhiên, Hà Nội cũng phòng bị nước đôi : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Hà Nội vào tháng 12/2023 và ký nhiều thỏa thuận quan trọng. Nhưng không thể chối cãi rằng quan hệ Việt-Mỹ đang ở trạng thái tốt nhất kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Chính quyền Biden cũng quan tâm nhiều hơn đến Indonesia trong năm 2023. Vào tháng 11, Mỹ và Indonesia đã nâng cấp quan hệ đối tác của họ lên "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", được công bố trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có mặt tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta vào tháng 11, hai nước cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Dù thoả thuận chi tiết vẫn chưa được công bố, nhưng rõ ràng là Mỹ và Indonesia đang theo đuổi hợp tác an ninh chặt chẽ hơn trên nhiều mặt trận, bao gồm cả thu thập tình báo trên biển, và điều này có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc.

Trong khi đó, Singapore âm thầm tiếp tục cung cấp cho Mỹ quyền tiếp cận Căn cứ Hải quân Changi ở Eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và là huyết mạch thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc. Singapore cũng tham gia nhiều cuộc tập trận quân sự khác nhau với các lực lượng của Mỹ và đồng minh, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến an ninh tiểu đa phương của Washington trong khu vực, như Quad (gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ) và AUKUS (Australia, Anh, và Mỹ), ngay cả khi nước này chưa chính thức tham gia.

Tuy nhiên, bên ngoài bốn quốc gia này, hoạt động của chính quyền Biden lại rất mờ nhạt.

Chẳng hạn, sau khi ký một thông cáo vào năm 2022 về "liên minh và đối tác chiến lược" với Thái Lan – đồng minh còn lại ở Đông Nam Á của Mỹ, bên cạnh Philippines – chính quyền Biden lại không có hành động. Dù Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã đến Thái Lan vào tuần trước và gặp gỡ thủ tướng mới, Srettha Thavisin, mục đích chính của chuyến đi của Sullivan lại là cuộc họp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi ông này đang ở Bangkok. Không có tiến triển nào có thể quan sát được trong quan hệ Mỹ-Thái vào năm 2023. Cả Srettha và Biden đều không tham dự Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hay Thượng đỉnh Đông Á.

Về cơ bản, Mỹ và Thái Lan đang có bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc. Trong khi Washington xem Bắc Kinh là một mối đe dọa, Bangkok lại có quan điểm tích cực hơn về Trung Quốc. Chính quyền Biden nhiều khả năng cũng lo ngại về tình trạng rắc rối của nền dân chủ Thái Lan – dù tính chính danh của Thủ tướng Srettha mạnh hơn so với người tiền nhiệm của ông, Prayuth Chanocha, người trở thành lãnh đạo Thái Lan sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014.

Chính quyền Biden cũng đã phớt lờ Brunei, Campuchia, Lào, và Malaysia một cách có hệ thống, dù vì nhiều lý do khác nhau. Brunei duy trì mối quan hệ chiến lược lâu dài với Mỹ, nhưng trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước này đã ngày càng tăng, đặc biệt thông qua các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Dù BRI bị chỉ trích ở các quốc gia Đông Nam Á khác vì khiến họ phải gánh khoản nợ khổng lồ, Brunei lại có xu hướng đánh giá rất cao những cam kết này, vốn thách thức ảnh hưởng của Washington. Có lẽ chính quyền Biden đang bỏ qua Brunei vì nước này khá nhỏ, và vì nhận thức sai lầm rằng quan hệ đối tác giữa hai bên vẫn còn rất mạnh, điều này có thể vô tình nhường lại ảnh hưởng cho Bắc Kinh.

Về Campuchia và Lào, đội ngũ của Biden rõ ràng tin rằng can dự không phải việc đáng làm vì cả hai nước này đều đã nằm trong quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc. Nhưng đó có lẽ là một sai lầm, vì việc thách thức Bắc Kinh ở sân sau của họ có thể mang lại những lợi ích tiềm tàng, với tác động chiến lược lên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng hơn.

Chẳng hạn, việc can dự với hai nước này có thể làm suy yếu quan điểm dai dẳng rằng Mỹ chỉ chơi trò phòng thủ trong khu vực trước sự trỗi dậy tất yếu của Trung Quốc. Nó cũng có thể đảo ngược những gì dường như là "chuyện đã rồi" : rằng Trung Quốc sẽ thống trị, thậm chí chinh phục, toàn bộ lục địa Đông Nam Á. Hợp tác với Campuchia và Lào cũng có thể giúp tăng cường quan hệ với các nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, nhất là vì cả bốn nước đều có chung mối lo ngại về việc Trung Quốc xây đập trên sông Mê Kông, một huyết mạch kinh tế đối với cả bốn nước.

Dù chính quyền Biden từng tiếp cận Phnom Penh vào năm 2021, nhưng đó chỉ là vì nước này chuẩn bị giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, nhấn mạnh tính chất "giao dịch" trong cách tiếp cận của Washington. Nhiều khả năng Lào sẽ nhận được sự đối xử tương tự trong lần đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay.

Malaysia cũng gần như không nhận được sự quan tâm nào từ chính quyền Biden. Giống như Thái Lan, một phần nguyên nhân là do Kuala Lumpur tập trung hướng nội, nhưng phần khác là do những lo lắng của Malaysia về việc bị cuốn vào cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Ví dụ, Malaysia đã lên tiếng phản đối AUKUS, cáo buộc rằng thỏa thuận an ninh sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực. Và kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas nổ ra, Malaysia đã lên án Israel và công khai ủng hộ Hamas, làm phức tạp thêm mối quan hệ Mỹ-Malaysia.

Tuy nhiên, Washington vẫn có thể tìm cách thiết lập quan hệ hợp tác với Kuala Lumpur, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Tháng trước, Nhật Bản đã chứng minh tính khả thi của lựa chọn này bằng cách ký một thỏa thuận hỗ trợ an ninh với Malaysia, bao gồm việc cung cấp thuyền cứu hộ và vật tư.

Cuối cùng, chính quyền Biden khó có thể tuyên bố bất kỳ thành công nào có thể đo lường được đối với vấn đề nội bộ cấp bách nhất của Đông Nam Á : cuộc nội chiến đang diễn ra ở Myanmar. Kể từ khi đảo chính quân sự xảy ra vào tháng 2/2021, Washington đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Myanmar, gần đây nhất là nhắm vào lĩnh vực dầu khí của nước này. Những biện pháp trừng phạt này đã khiến chế độ Myanmar tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Chẳng hạn, Myanmar được cho là đang giúp Trung Quốc xây dựng một trạm nghe lén ngoài khơi Đảo Greater Coco, điều có thể gây ra hậu quả quân sự cho các hoạt động của Ấn Độ tại các Đảo Andaman và Nicobar.

Trong tương lai, Washington nên tìm cách điều chỉnh cách tiếp cận đối với Myanmar thông qua can dự. Chính quyền Biden có thể để các nước láng giềng phía tây và phía đông của Myanmar – lần lượt là Ấn Độ và Thái Lan – dẫn đầu về ngoại giao. Cả hai đều là bạn của Mỹ và cũng đã đàm phán với chế độ Myanmar. Trong trường hợp của Ấn Độ, còn có những lo ngại chung về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Myanmar và trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoài việc chỉ giới hạn ở một số quan hệ đối tác song phương, chính quyền Biden còn tự gây cho mình những thách thức khác ở Đông Nam Á. Không giống như năm 2022, khi Biden quyết tâm xuất hiện tại các sự kiện lớn của ASEAN – bao gồm thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN lịch sử tại Nhà Trắng và thượng đỉnh ASEAN thường niên được tổ chức tại Campuchia trong cùng năm – rõ ràng ông đã lùi một bước vào năm 2023. Bằng cách không tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN thứ hai, ông dường như đã khiến hợp tác đa phương rơi vào trì trệ. Chưa hết, ông còn cử Phó Tổng thống Kamala Harris tới thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia thay cho mình.

Ngay cả khi những sự kiện này hiếm khi mang lại kết quả đáng kể, các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn rất chú ý đến tần suất và mức độ tham gia của Mỹ, và họ sử dụng nó như thước đo cho sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực.

Quan trọng nhất, chính quyền Biden vẫn thiếu một chiến lược kinh tế khả thi có thể giúp Washington chống lại quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực quan trọng này. Kể từ khi chính quyền Trump rút khỏi Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Biden đã không tái gia nhập thoả thuận thay thế, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – một khối gồm 11 thành viên bao gồm Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam.

Tệ hơn, Mỹ còn đang đứng ngoài hiệp định thương mại đa phương lớn nhất thế giới, là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP vốn do ASEAN dẫn đầu và không chỉ bao gồm Trung Quốc, mà còn có nhiều bạn bè của Mỹ, trong đó có Australia, Nhật Bản, New Zealand, và Hàn Quốc.

Thay vào đó, chính quyền Biden đã đề xuất Khuôn khổ Kinh tế vì Sự Thịnh vượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), cam kết hợp tác với một số quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cạnh tranh, và công bằng. Việc có đến bảy quốc gia ASEAN tham gia IPEF là rất ấn tượng, nhưng đây chỉ đơn giản là một thỏa thuận chờ đàm phán chứ không phải là một thỏa thuận thực sự, khiến đây trở thành hiệp định ít tham vọng nhất trong số các hiệp định được đề cập. Đáng chú ý, IPEF không cung cấp thêm quyền tiếp cận thị trường Mỹ, vốn là điều mà các nước Đông Nam Á mong muốn nhất từ Washington.

Trong tương lai, chính quyền Biden hoặc người kế nhiệm ông phải có một chiến lược kinh tế đáng tin cậy hơn ở Đông Nam Á. Ngày nay, Trung Quốc – chứ không phải Mỹ – là đối tác kinh tế chính của ASEAN. Và quan hệ kinh tế là nguồn gốc chính của ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn khu vực. Washington cũng nên tìm cách làm sâu sắc và mở rộng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-ASEAN, được ký kết vào năm 2022. Năm ngoái, hai bên tuyên bố rằng họ đang trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động đến năm 2025, nhưng vẫn chưa rõ làm cách nào thỏa thuận sẽ giúp định hình khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ.

Kết luận chỉ có thể là Mỹ gần như đã áp dụng chính sách thờ ơ ở Đông Nam Á, bất chấp một số liên minh và đối tác mạnh mẽ trong khu vực. Nhưng ngay cả khi Mỹ đóng vai trò tích cực hơn, điều đó có lẽ cũng không tạo ra nhiều khác biệt trong một cuộc xung đột nóng có liên quan đến Trung Quốc, cho dù cuộc xung đột đó là về Đài Loan hay ở Biển Đông. Sự thật là hầu hết các nước thành viên ASEAN đều có chính sách lâu dài là duy trì tính trung lập giữa các cường quốc đối địch. Chỉ có Philippines dường như đang rời xa chính sách này. Đối với các nước còn lại, thật khó để hình dung mức độ can dự của Mỹ có thể giúp ích như thế nào.

Tuy nhiên, trong kịch bản cận kề chiến tranh, Mỹ vẫn sẽ có nhiều lựa chọn hơn để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh chiến lược chống lại Trung Quốc bằng cách đẩy Bắc Kinh ra khỏi Đông Nam Á. Nhưng để làm được như vậy, điều quan trọng đối với Washington là phải chủ động định hình các động lực của khu vực không chỉ trong lĩnh vực an ninh, mà còn bằng các biện pháp ngoại giao và kinh tế tích cực hơn nữa.

Derek Grossman

Nguyên tác : "The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia", Foreign Policy, 05/02/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 07/02/2024

Derek Grossman là nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Rand Corp., giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nam California, và là cựu cố vấn tình báo của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Châu Á và Thái Bình Dương.

Published in Diễn đàn
mardi, 31 octobre 2023 17:44

Joe Biden làm ngoại giao

Chính ph M tìm cách ngăn không cho chiến tranh lan rng, chưa biết kết qu s ra sao. Nhng vn đng ngoi giao ca ông Biden và ông Blinken ch có th tm dp tt đám cháy trong ngn hn.

jb1

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tel Aviv ngày 18/0/2023 © Miriam Alster / Pool / AFP

Trung Đông là nơi các cường quc đu mun to nh hưởng. Vladimir Putin đã đt chân lên vùng này, đưa quân đi, máy bay chiến đu, và lính đánh thuê sang bo tr chính quyn Syria. Putin nói chuyn trc tiếp vi th tướng Israel, Benjamin Netanyahu, và c các giáo sĩ Shia Hồi giáo lãnh đo Iran. Các lãnh t cng sn thi Xô Viết chưa làm được như vy. Tp Cn Bình cũng góp mt và đt được mt thng li ngoi giao ln. Tp môi gii cho hai nước đi nghch Iran và Saudi Arabia cùng ti Bc Kinh, ngi xung nói chuyn ri thiết lp bang giao. Trong my năm qua M đã tìm cách cho Israel và Saudi hòa gii nhưng vn chưa thành.

Nhưng khi cuc khng hong ln nht bùng n Trung Đông, Putin và Tp không làm được gì c : Không tìm cách ngăn chiến tranh khi lan rng ; không m các đường dây ngoi giao đ gii hòa ; cũng không đưa thc phm, thuc men ti giúp các nn nhân Gaza. C hai ch ng li kêu gi ngưng chiến, tc là bt Israel phi chu thua không được đánh quân Hamas đ phc thù v tàn sát ngày 7 tháng 10. Cui cùng, nước Israel, dân Palestine, c hai phe đi nghch và thế gii Á rập ch trông đi coi nước M s làm gì.

Gn đây, nhiu người M đã mt mi vì đã can d quá nhiu vào chuyn thế gii ; ch mun quay v lo cho chính nước mình. H hô hào : "Nước M trước hết" (America First), không mun đóng vai trò "cnh sát thế gii" như trong thế k trước.

Nhưng bây gi nước M không th t chi, đng ngoài, b mc cho gii Gaza bc cháy và la có th s lan rng khp vùng Trung Đông.

Chính ph M cũng không ng phi đóng li vai trò "cnh sát quc tế". T khi nhm chc năm 2021, ông Joe Biden đã chn mi lo ln nht là ngăn chn tham vng bành trướng ca Trung Quc. Ông công khai gi Tp Cn Bình là mt "nhà đc tài", b Bc Kinh gay gt phn đi cũng không ci chính hoc nói cha li cho nh nhàng hơn. Nhưng thế gii bt ng biến chuyn, đành phi đi phó. Đu tiên là v Nga tn công Ukraine năm 2022. Gi đến v ông Netanyahu đánh bom và chun b tn công gii Gaza, th tiêu dit đo quân Hamas mi đt kích tàn sát dân Israel.

Nhưng nước M không th ch làm cnh sát, mt vai trò ít người yêu mà nhiu người ghét. Ông Joe Biden đang làm công vic lính cu ha, c sao cho cuc tranh chp không lan rng. Ông s phi đóng vai trng tài trong mt trn banh không có lut giao đu rõ ràng. Ông phi hòa gii các phe, không phi ch có hai phe mà rt nhiu, quyn li xung khc vi nhau t thế k trước. Ông Biden vn không phi là mt nhà ngoi giao, nhưng may mn, đã tng đng đu y ban Ngoi giao Thượng vin trong 30 năm làm ngh sĩ, đã rút được nhiu kinh nghim đ bây gi áp dng.

Trước hết, mun chiến cuc không gây thêm máu la, chết chóc, t Gaza lan qua Lebanon, đến Syria, Jordan và vùng Tây Ngn, thì phi kim chế ni căm hn ca chính ph và dân Israel nht là cơn tc gin ca quân đi Israel ni tiếng "bách chiến bách thng" b mt mt vì b hơn mt ngàn quân khng b qua mt. Làm sao đ làm nguôi cơn gin d ca h, sau khi 1.400 thường dân b tàn sát, hơn 200 người b bt cóc ?

Mun người Israel nghe li khuyên gii, trước hết phi chng t mình đng v phía h. Chính ph M lp tc kết ti quân Hamas dã man và cam kết s bo v Israel đến cùng. Ông Biden bay qua Israel ôm Netanyahu, và c th nht, đ ngh quc hi M biu quyết vin tr $40 t m kim vũ khí, kèm theo $50 t cho Ukraine đ d được thông qua hơn.

Ngoi trưởng Antony Blinken đi cùng ông tng thng ri bay qua các nước đng minh Á rập đ gii thích ti sao chính ph M có v thiên v v mt bên, ng h Israel trit đ như vy. Ông Biden phi công khai khuyến cáo ông Netanyahu ch hành đng vi vàng, như chính ph M sau v 11/9/2001. Các chính ph Á rập cũng thy nước M thc tình mun tháo g cơn khng hong, và li khuyên này s có hiu qu vì phù hp vi chính quyn li ca Israel. H phi công nhn nếu nước M can thip vào thì hy vng s gim bt máu la, chết chóc. Phn ln các chính ph Á rập vn không ưa gì đo quân Hamas. Khi bo v quyn li ca dân Palestine, h mun nói đến chính quyn Mahmoud Abbas vùng Tây Ngn.

Các chính ph Á rập gn đây cũng không thiết tha nhc li đ ngh xây dng mt nước Palestine na. Nhưng dân chúng ca h không bao gi quên. V tàn sát ngày ngày 7/10 ch m mt trang mi trong lch s cuc tranh chp 75 năm, đã nhiu ln đm máu, gia Israel và dân Palestine. Người Á rập mun bin h cho nhóm Hamas, cho rng h lâm vào cnh "tc nước v b". Dân Palestine gii Gaza đã b Israel kim chế, vây bc, ch cho vài ca ngõ ra vào, không đường tiến th mà cũng không hy vng, sut bao nhiêu năm qua. Ti sao các nước Tây Phương kch lit phn đi quân Nga chiếm đóng lãnh th Ukraine mà không nói gì đến cnh quân Israel chiếm đóng đt ca dân Palestine t năm 1967, nếu không nói t năm 1948 ?

Mun đáp li nhng li bin h đó, c hai ông Biden và Blinken đu phi ha hn : S làm sng li "Gii pháp Hai Quc gia" song song, Israel và Palestine. Đó là cách duy nht đ Israel và dân Palestine có th sng chung hòa bình lâu dài.

Nhưng đó là mt ch trương lâu dài chưa biết bao gi thành s tht. N lc ngoi giao khó khăn nht ca chính ph M là làm sao trì hoãn mt cuc tn công tr thù ca Israel. Chính ph Israel đã th truyn đơn xung min Bc gii Gaza, yêu cu dân chúng di tn v phía Nam trong 24 gi. Nhưng phn ln dân Palestine không theo lnh. Sau ba tun l, quân Israel vn chưa tng tn công, nh các vn đng ngoi giao ca M.

Bên ngoài, M nêu lý do : Phi ch thương thuyết đ quân Hamas tr t do cho các con tin b bt cóc, trong đó có nhiu người M cũng mang quc tch Israel và các công dân M gc Palestine. Ông Biden gi th din cho ông Netanyahu, nói rng ông ch đ ngh khoan đánh, ch không đòi hi Israel dng tn công. Nhưng lý do sâu xa hơn, là cn thi gian chun b cho quân đi M sn sàng, đ can thip không cho chiến cuc lan rng.

Chiến tranh s lan rng nếu Iran ra lnh các đám quân do h tài tr và cung cp vũ khí, Syria, Iraq, Yemen và Lebanon, đng lot đánh vào các c đim ca quân đi M ri rác trong vùng. M đã gi hai hàng không mu hm ti b phía Đông Đa Trung Hi, nhưng chưa đ. B Quc phòng M cn thi gian đưa bom đn, máy bay không người lái và ha tin ti các mu hm đ đánh trng pht nếu cn. M đã bn ha tin lên các nhóm dân quân Iraq và Syria do V binh Cách mng do Iran ch huy, sau khi h đánh vào các căn c M. B trưởng Lloyd Austin mô t đó là hai v "tp kích chính xác", ch đ tr đũa.

Các bin pháp quân s trên đi song song vi các chuyến đi ca Ngoi trưởng Blinken đ thuyết phc các quc gia Á rập cùng đ phòng mt đi th chung là chế đ thn quyn Iran. Vi hai hàng không mu hm được tăng cường vũ khí, chính ph M lng l cnh báo Iran và lc lượng Hezbollah ca h trong nước Lebanon không nên manh đng. C M và Israel đu chng t đang sn sàng nghênh chiến. Israel đã di tn 130,000 dân chúng sng gn biên gii Lebanon xung phía Nam. B Ngoi giao M đã khuyến cáo các công dân M ri khi Iraq và Lebanon, yêu cu các tòa đi s cho nhng nhân viên không thiết yếu v nước.

Chính ph M tìm cách ngăn không cho chiến tranh lan rng, chưa biết kết qu s ra sao. Nhng vn đng ngoi giao ca ông Biden và ông Blinken ch có th tm dp tt đám cháy trong ngn hn. Trong dài hn, mun ngn la âm trong vùng Trung Đông khi lâu lâu li bc cháy, phi gii quyết vn đ mu cht : Bao gi dân Palestine có mt quc gia t do, đc lp và đy đ ch quyn ? Các ông Vladimir Putin và Tp Cn Bình đu đ cao gii pháp này, nhưng hin gi h ch có th đng ngoài v tay c võ mà không th làm gì hơn.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 30/10/2023

Published in Diễn đàn

1. Chú trọng kinh tế hơn an ninh quốc phòng ?

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vừa kết thúc vào chiều ngày 11/9. Đây được coi là một cột mốc quan trọng mang ý nghĩa lịch sử khi mối quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên thẳng mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Chương mới đó sẽ mở ra những cơ hội hợp tác trong các nhiều lĩnh vực nào ? và có thách thức nào phía trước cho cả hai bên ?

biden5

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nâng cấp mối quan hệ - Reuters

Bước ngoặc lịch sử

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), đánh giá chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden đã thành công tốt đẹp, hai bên đã đạt được những mục tiêu chính đã đặt ra. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là nâng cấp mối quan hệ song phương nên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện : 

"Đây là một cột mốc lịch sử trong quan hệ song phương, đánh dấu một đỉnh cao của quá trình hòa giải giữa hai cựu thù thời chiến tranh lạnh. Trải qua gần 50 năm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hai bên đã vượt qua rất nhiều sóng gió và thử thách để đi từ việc bình thường hóa tới việc phát triển quan hệ song phương.

Kể từ nay, tôi tin rằng mối quan hệ song phương sẽ ngày càng chín muồi và thực chất, hai bên sẽ thoải mái hơn trong mối quan hệ song phương".

Theo ông Hiệp, việc nâng cấp mối quan hệ song phương lên mức cao nhất sẽ tạo khuôn khổ, nền tảng mới, mang lại những thỏa thuận, những cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa học giáo dc, y tế, môi trường, an ninh quốc phòng… Điều này đã được làm nổi bật trong Tuyên bố chung của hai nước sau chuyến thăm của ông Biden.

Ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về an ninh quốc phòng, nhận định rằng cái cách mà Việt Nam gọi tên mối quan hệ mới với Mỹ là "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững", cho thấy Việt Nam muốn nhấn mạnh rằng quan hệ Đối tác Chiến lược của Việt Nam và Mỹ sẽ tập trung vào yếu tố kinh tế, thương mại và phát triển bền vững, chứ không phải giống như là Đối tác Chiến lược của Việt Nam-Trung Quốc chú trọng vào chính trị và tư tưởng nhiều hơn :

"Nó cũng là một cách để thể hiện cho Trung Quốc biết là tôi chơi với Mỹ, dù cùng là Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhưng cái "toàn diện" của tôi là toàn diện về kinh tế, về công nghệ và làm ăn chứ không phải là chúng tôi liên kết về mặt chính trị để chống lại anh.

Nó cũng là một dạng thông điệp, Việt Nam vốn nổi tiếng với việc chơi chữ như vậy. Ví dụ như đối với Nhật Bản là "Đối tác chiến lược sâu rộng"…

Ít đề cập đến an ninh quốc phòng

Trong phần về An ninh và Quốc phòng trong Tuyên bố chung, hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật ; tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật và tình báo an ninh ; trao đổi thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác hàng hải… 

Ông Thế Phương cho rằng vấn đề an ninh quốc được đề cập rất ít trong trong Tuyên bố chung. Mặc dù, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ là để cân bằng với Trung Quốc trong mối quan hệ ngoại giao, và nếu Trung Quốc không ngày càng hung hăng trên Biển Đông thì có lẽ Việt Nam và Mỹ sẽ không tiến nhanh như hiện giờ : 

"Cái mảng về an ninh quốc phòng không nổi bật bằng những mảng khác như là đầu tư công nghệ chất bán dẫn, giáo dc y tế…

Nó thể hiện rằng Việt Nam xích li gần Mỹ cái Đối tác Chiến lược Toàn diện này nó chỉ tập trung vào một mảng mà đang rất cần cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai, đó là kinh tế, công nghệ và những yếu tố mang tính thực dụng".

Về quan điểm này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp lý giải, đối với phía Việt Nam thì các lợi ích kinh tế là mối quan tâm lớn nhất bởi vì nó phù hợp vi các mục tiêu trong nước của Việt Nam và nó cũng là vấn đề cấp bách để Việt Nam phát triển kinh tế và tận dụng các cơ hội mà Mỹ có thể mang lại để giúp việt nam phát triển để trở thành một nước có nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 - 2050 : 

"Điều đấy giải thích cho việc tại sao trong các văn bản tuyên bố chung công bố thì cũng làm nổi bật hơn các vấn đề về mặt hợp tác kinh tế và các lĩnh vực liên quan thay vì an ninh quốc phòng".

Theo ông Hiệp, các biện pháp hợp tác cụ thể về an ninh quốc phòng có thể được bàn thảo nhiều hơn sau khi Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp được mối quan hệ :

"Theo tôi nghĩ đó là một cách tiếp cận hợp lý và nó cũng là một cách để Việt Nam tự tin nâng cấp mối quan hệ song phương mà không phải lo ngại về các phản ứng của các nước khác, đặc biệt là từ phía Trung Quốc.

Khi nhìn vào các hành động thực chất thì người ta sẽ hiểu rõ hơn là tuyên bố. Bởi vì, Việt Nam rất là kỹ lưỡng và nhạy cảm với các tuyên bố mà có thể gây ra bất lợi về mặt ngoại giao cho Việt Nam và quan hệ đối tác với các nước khác".

Đảng chủ trì chuyến thăm

Ông Lê Hồng Hiệp cho biết, có một điều mà ông cho là khá thú vị của chuyến thăm lần này đó là việc Mỹ làm việc và trao đổi trực tiếp với kênh Đảng nhiều hơn là Chính phủ. Việc này lâu nay chỉ thường xảy ra khi Việt Nam trao đổi với các nước có thể chế chính trị tương đồng như Trung Quốc :

"Trong chuyến thăm này thì phía Mỹ đã quyết định làm việc trực tiếp với Tổng Bí Thư. Về mặt lễ tân thì nó không phải là điều gì đó chính thống và bình thường lắm, cũng hơi đặc biệt.

Tuy nhiên về hiệu quả thì mình nghĩ là đây là một cách tiếp cận khôn ngoan, bởi vì nó giúp nâng cao niềm tin chiến lược giữa hai bên.

Mỹ hiểu được rằng trong hệ thống chính trị Việt Nam thì Tổng Bí thư là người có vai trò quan trọng nhất, và họ cũng hiểu được là về chính sách đối ngoại thì Tổng Bí thư hay bên kênh Đảng thường có quan điểm là đề phòng hơn trong quan hệ với Mỹ.

Khi Mỹ tiếp cận trực tiếp như vậy có thể giúp xóa nhòa, thu hẹp khoảng cách về nhận thức, cũng như phối hợp chính sách giữa phía Đảng và phía Nhà nước, cũng như phía Đảng với phía Chính phủ. Từ ấy có thể nâng cao được niềm tin chiến lược và kể từ nay thì có thể là phía Việt Nam cũng như là phía Mỹ sẽ thoải mái hơn trong quá trình làm việc với nhau và sẽ không có nhiều sự nghi kỵ như trước đây nữa".

Diễn biến bất ngờ

Ngoài ra, ông Thế Phương nhận thấy có hai sự kiện bất ngờ diễn ra liên quan đến chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden. Thứ nhất là ông Tập Cận Bình đã không đến Việt Nam trước Biden như lời đồn đoán :

"Bác Tậ(Tập Cận Bình - PV) không tới trước mà bác Tập sẽ tới sau. Lúc đầu, ai cũng nghĩ là bác Tập sẽ phải tới trước nhưng mà lần này là Tập sẽ đến sau.

Việt Nam và Trung Quốc sẽ trao đổi lại một lần nữa kết quả của mối quan hệ với Mỹ và phương hướng trong tương lai, cần phải xác định lại một lần nữa về quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Trung…"

Và thứ hai là việc Việt Nam được cho là bí mật mua vũ khí từ Nga. Theo ông Phương, có thông tin cho biết Tổng thống Nga Putin cũng sắp sửa qua Việt Nam để ký kết một hiệđịnh, trong đó Nga sẽ cung cấp tín dụng cho Việt Nam mua vũ khí của Nga :

"Nó cho thấy một số điều. Thứ nhất là giới lãnh đạo Việt Nam đặc biệt là bác Trọng vẫn muốn duy trì mối quan hệ quốc phòng khăng khít với Nga, mặc cho những gì đang xảy ra ở Ukraine. Cái thứ hai là hiện nay Việt Nam không thể ngay lập tức chuyển từ hệ vũ khí Nga sang phương Tây được, Việt Nam cần phải có một thời gian chuyển giao giữa hệ này sang hệ khác và khi đó vẫn cần phải mua đồ của Nga.

Tôi nghĩ là Việt Nam và Mỹ đã nói chuyện với nhau về vấn đề này rồi, và trong một bài viết trên Reuters thì một ông phụ trách đối ngoại thư ký ổng nói rằng Việt Nam sẽ không mua vũ khí của Mỹ ở thời điểm hiện tại".

2. Cơ hội & thách thức

Dựa trên kết quả chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden, các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, mối quan hệ hai nước sẽ phát triển cao và xa hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, phục vụ tốt hơn cho lợi ích của hai bên.

hkvn1

Tổng thống Joe Biden nâng ly chúc mừng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9 – Reuters

Cơ hội 

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho biết, dựa theo Tuyên bố chung Việt – Mỹ, cơ hội dành cho Việt Nam là rất lớn, rất đa dạng, ở mức độ sâu rộng, đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế, công nghệ :

"Đầu tư của Hoa Kỳ vào các lĩnh vực điện tử, bao gồm chất bán dẫn và xe điện, chuyển tiếp năng lượng xanh, giáo dục và đào tạo sẽ tăng cường cho sự phát triển của Việt Nam. 

Điều này sẽ được thực hiện bằng cách chuyển giao công nghệ và hợp tác với nhau để phát triển các ngành công nghệ mới nổi này".

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) nhận định phía Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghệ, bởi nó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Đài Loan trong lĩnh vực bán dẫn, đề phòng rủi ro có chuyện gì xảy ra với Đài Loan.

Ngoài ra, theo ông Hiệp, khi nâng cấp quan hệ hai bên, Mỹ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện chiến lược của mình ở khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương :

"Về phía Mỹ, có thể họ muốn biến Việt Nam thành đối tác trong khu vực để phục vụ các chiến lược về đối ngoại và kinh tế của họ. Đặc biệt là trong việc khai thác quan hệ với Việt Nam để cân bằng lại với Trung Quốc về mặt chiến lược cũng như về mặt kinh tế trong bối cảnh và cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. 

Về mặt kinh tế, Mỹ cũng muốn có một Việt Nam thân thiện và hỗ trợ cho Mỹ trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, còn có các cơ hội khác như là về an ninh quốc phòng thì họ cũng muốn nâng tầm, phát triển quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam, đặc biệt là cung cấp cho Việt Nam các hợp đồng vũ khí.

Có thể là Mỹ nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường tiềm năng về mặt trang thiết bị vũ khí thì Mỹ có thể muốn tận dụng".

Thách thức 

Theo Giáo sư Carl Thayer, đi đôi với các cơ hội rộng mở là nhiều thách thức ở phía trước mà hai bên phải giải quyết :

"Một thách thức lớn đối với Việt Nam làm sao đào tạo đủ số lượng kỹ sư phần mềm và nhân viên dịch vụ khác để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực điện tử".

Ngoài ra, về mặt ngoại giao, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga, phải làm sao để những "người bạn lớn" không thấy lợi ích của mình bị xâm hại khi Việt Nam "chơi" với nước khác :

"Còn nhìn xa hơn thì đặc biệt là phía Việt Nam thì phải làm sao để vừa phát triển quan hệ với Mỹ nhưng vừa giữ được quan hệ cân bằng với các đối tác khác, trong đó đặc biệt là phải kể tới Trung Quốc, thứ hai là Nga, là các đối tác truyền thống mà Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ nhưng mà lại đang có các mâu thuẫn chiến lược với Mỹ.

Trong mấy hôm vừa rồi, ngay trước thềm chuyến thăm thì tờ The New York Times có đưa bài về việc Việt Nam được cho là theo đuổi một số thỏa thuận quốc phòng mới với Nga. Câu chuyện đó nó cũng cho thấy sự phức tạp đằng sau mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn".

Chuyên gia quan hệ quốc tế, thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, đánh giá nhân quyền vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm, gây khó chịu cho Việt Nam mỗi khi muốn xích gần với Mỹ hơn :

"Vấn đề ngắt ngứ từ trước tới nay giữa Việt Nam và Mỹ đó là nhân quyền. Mặc dù vấn đề đó hiện nay đã bị đặt xuống rất là thấp rồi. 

Bởi vì Mỹ cần Việt Nam trong vấn đề an ninh, xây dựng hệ thống trật tự khu vực và Việt Nam thì cần Mỹ trong vấn đề kinh tế, công nghệ, giáo dục.

Hai bên cùng nhau rất nhiều thứ nhưng vấn đề nhân quyền vẫn như là "cái gai", lâu lâu nó bị nhức lên một cái, lâu lâu Mỹ lại ra báo cáo nhân quyền, lại quan ngại về chuyện bắt người này người nọ…"

Ngoài ra, còn có một yếu tố, mà ông Phương cho rằng có thể làm cho mối quan hệ Việt - Mỹ trở nên bất định, đó là chuyện chính trị nội bộ của Hoa Kỳ :

"Mỹ đang rất mong muốn có được mạng lưới đồng minh và đối tác để tạm gọi là ngăn chặn Trung Quốc, họ muốn lôi Việt Nam gần tới họ từ lâu rồi, nhưng cái thách thức là năm tới là ông nào của Mỹ sẽ nên làm Tổng thống".

Theo ông Thế Phương, Mỹ sẽ bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới vào cuối năm 2024. Khi đó, nếu một chính quyền lập trường về chính trị khác với chính quyền Biden hiện tại về vấn đề ở Châu Á - Thái Bình Dương, thì mối quan hệ Việt - Mỹ có khả năng sẽ bị ảnh hưởng theo. Và đó là một rủi ro mà Việt Nam đã nhìn thấy trước nên đã xúc tiến nhanh việc nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nguồn : RFA, 13/09/2023

Published in Việt Nam

Sau tám năm gặp lại nhau, nên chăng ông Trọng tặng cụ Biden câu Kiều này "Được rày tái thế tương phùng/ Khát khao đã thỏa tấm lòng bấy lâu…" Bởi lẽ, chuyến thăm của Tổng thống Biden không chỉ nâng cấp bang giao mà còn mở ra không gian đa chiều về địa-chính trị tại khu vực Ấn Thái Dương.

biden1

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Vênh nhau về văn hóa truyền thông

Lần đầu tiên có một Tổng thống Mỹ thăm Hà Nội theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam). Phải chăng, vì thế mà đã có đến vài lần Tổng thống Mỹ đề cập với cử tri trong nước về chuyến đi lịch sử của ông? Biden công khai trước bàn dân thiên hạ về một nghị trình quan trọng: Việt Nam muốn nâng tầm quan hệ với Mỹ "lên thành một đối tác chủ chốt, cùng với Nga và Trung Quốc." Chuyện động trời là nội dung điện đàm giữa ông với tổng bí thư (Tổng bí thư) cũng được tiết lộ. Về phía Việt Nam, ngoài dòng tin ngắn ngủi trích thông cáo Nhà Trắng, cho đến nay truyền thông chưa có tin, bài chính thức về chuyến thăm của Biden. Như một ngoài lẽ thường, tờ "Tuổi trẻ" hôm 31/8 rón rén "giới thiệu nhận định của ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên đại sứ Việt Nam ở Mỹ, về ý nghĩa của chuyến thăm chưa có tiền lệ". Nhưng ông Cường cũng không khẳng định điều gì. Ông chỉ bày tỏ "hy vọng trong chuyến thăm của Biden, lãnh đạo hai nước sẽ có những biện pháp mới để tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt – Mỹ trong nhiều năm tới" (1).

Trong khi đó, truyền thông Việt Nam rầm rộ đưa tin về chuyến thăm làm việc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cửa khẩu Lạng Sơn giáp Trung Quốc. Theo TTXVN, ông Trọng quan tâm đến cửa khẩu này, vì đây là cửa ngõ "phên giậu" của tổ quốc, vùng đất có nhiều địa danh ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc (chống phong kiến phương Bắc). Lạng Sơn là "phên giậu quốc gia" về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là "phên giậu về kinh tế", bảo vệ vững chắc thị trường nội địa cũng chính là bảo vệ chủ quyền và an ninh kinh tế. Bài tường thuật trích phát biểu của Tổng bí thư : "Lạng Sơn cần xác định, phát triển kinh tế cửa khẩu không chỉ để phát triển kinh tế của tỉnh mà quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế của cả nước…" Dịp này, Tổng bí thư đã trồng cây lưu niệm tại cửa khẩu quốc tế, có đại sứ Trung Quốc Hùng Ba từ Hà Nội lên cùng tham gia. Ông Trọng nói với ông Hùng Ba : "Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu việc xây dựng, phát triển quan hệ tốt đẹp với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc" (2).

Động thái nói trên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới phân tích cho là vừa nội trị, vừa ngoại giao. Nhưng có lẽ ngoại giao là chính? Chưa rõ, từ nay đến khi chuyên cơ ông Biden đáp xuống Nội Bài, có đoàn cấp cao nào của Trung Quốc sang Hà Nội hay không ? Nhớ lại tháng 8/2021, trước khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Harris, đại sứ Hùng Ba đã "chặn" xe ông Chính và Thủ tướng buộc phải tiếp Hùng Ba, thề thốt việc Hà Nội không để nước nào chia rẽ tình hữu nghị "vĩ đại và cảm động Trung – Việt" (3). Rút kinh nghiệm "chuyện lạ mà quen" ấy, với động thái bố trí để đại sứ Hùng Ba lên tận xứ Lạng "trồng cây lưu niệm" cùng Tổng bí thư Trọng, lần này chắc Bắc kinh không còn lý do để chỉ thị đại sứ xin hội kiến Tổng bí thư. Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt trong chuyến thăm Tổng thống Biden, đại sứ Cường cho rằng, ông Biden không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam, nhưng ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm chính thức theo lời mời của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhưng điều gì đã san bằng khác biệt ?

Tổng thống thứ 46 của Hoa kỳ Joe Biden đã hóa giải những khác biệt trong văn hóa chính trị giữa hai quốc gia bằng nhiều cách. Một trong biện pháp hàng đầu là kiên trì đề xuất các sáng kiến hợp tác kinh tế với Hà Nội. Thỏa thuận với Hà Nội tới đây do chính quyền Biden đề xuất trong thời gian qua xuất phát từ chiến lược của Hoa Kỳ nhằm xây dựng quan hệ đối tác kinh tế và an ninh trong không gian Ấn Thái Dương tự do và rộng mở. FOIP đóng vai trò như bức tường thành chống lại sự ép buộc kinh tế và quân sự của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực. Lần này, một phần do Trung Quốc quá đà với "ngoại giao chiến lang" nên Hà Nội cuối cùng đã chấp nhận đề xuất của Mỹ. Hoạt động kinh tế ngày càng tăng cường giữa hai nước hỗ trợ quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất và đáp ứng mong muốn của Việt Nam phát triển các công nghệ tiên tiến. Các công ty bán dẫn của Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ mong đợi này của Hà Nội. Hoa Kỳ hiện là điểm đến hàng đầu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia đã có sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua (4).

Phương pháp tiếp theo là nâng cấp mạng lưới quốc phòng và an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các quan chức cho biết Hà Nội và Washington dự kiến sẽ tăng cường các chuyến thăm của các tàu sân bay Mỹ, có thể sẽ kèm theo các cuộc tập trận hỗn hợp cùng với các thương vụ vũ khí. Trong số những khách hàng mua vũ khí từ Nga, Việt Nam đã công khai bày tỏ mong muốn đa dạng hóa kho vũ khí quân sự của mình. Năm ngoái, Việt Nam đã tổ chức hội chợ quốc phòng quốc tế đầu tiên và các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon và Lockheed Martin đã tài trợ cho hai gian hàng lớn nhất. Tuy không phải là đồng minh hiệp ước, nhưng từ nay, Việt Nam có thể sẽ nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên tầm đầu bảng, tức là Washington sẽ được hưởng quy chế "Đối tác chiến lược toàn diện" (CSP). Quy chế này trong những điều kiện thông thường, phải mất nhiều năm quốc gia có quan hệ với Hà Nội mới được nâng lên một tầm vóc mới, với hàng loạt các nhân tố chiến lược. Theo giới quan sát, trong quá trình thúc đẩy các quan hệ này với Mỹ, Hà Nội đã phải cùng lúc tiến hành nhiều bảo đảm với Bắc kinh, những thỏa thuận này không phải là bước đệm cho một liên minh quốc phòng chính thức (5).

Bảo đảm dư địa hành động cho Hà Nội cũng quan trọng không kém. Vấn đề không phải là Việt Nam bị động đến với Mỹ. Vấn đề là "cây tre Việt Nam" cần giữ được thăng bằng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ để có thể duy trì quyền tự chủ của riêng mình. Có chung đường biên giới với Trung Quốc, từ lâu Hà Nội đã phản đối các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông. Cảnh sát biển Trung Quốc liên tục quấy rối các hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và thường xuyên tấn công các tàu cá của ngư dân Việt. Chỗ riêng tư, Việt Nam đã bày tỏ với Hoa Kỳ về sự quan tâm đến việc tăng cường hợp tác về công nghệ và giám sát hàng hải. Với mối quan hệ sẽ được nâng cấp lên tầm chiến lược, tất cả những điều này sẽ được đặt lên bàn đàm phán với một trường hấp dẫn đặc biệt. Theo giới phân tích, Hà Nội vẫn thận trọng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, nước đang không ngừng hiện đại hóa quân đội. Nhưng mặt khác, Hà Nội hiểu được sự nguy hiểm của dàn vũ khí Nga trong kho hiện nay đã trở nên kém hiệu quả sau các chiến dịch của Putin ở Ukraine (6).

*

"Còn duyên nay (may?) lại còn người

Còn vầng trăng cũ (bạc?) còn lời nguyền xưa".

Mượn tứ thơ này từ "Đoạn trường tân thanh" (Tiếng kêu đứt ruột) hơn 200 năm tuổi để kết thúc khúc nguyện cầu cho bang giao đầy duyên nợ Việt – Mỹ. Những ngày tới đây, sau phút trùng phùng là chương trình nghị sự bận rộn. Sự hợp tác song phương trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giao vẫn còn đó... Nhắc lại lời tâm giao của Phó Tổng thống Biden trong buổi tiễn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi rời Washington cách đây tám năm. "Trời còn để có hôm nay" cho Việt Nam, cho khu vực và cho cả thế giới vừa thoát khỏi một đại dịch kinh hoàng mà tại đó hơn 43 ngàn vong linh người Việt đã giã từ cuộc đời tuy chưa phong lưu nhưng vẫn đáng sống. Gánh nặng của mối bang giang đang vẫy gọi những thế hệ có trách nhiệm ở mỗi nước hãy làm nhiều hơn nữa, hãy hành động khẩn trương hơn nữa, cho tương lai của người dân Hoa Kỳ và tương lai người dân Việt Nam. Lịch sử không bao giờ quên và sẽ vinh danh các thế hệ đi trước đã miệt mài vất vả, làm những phiến đá lót đường cho mối bang giao mới, từ hôm nay và ngay bây giờ !

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 03/09/2023

(1) https://tuoitre.vn/tong-thong-my-joe-biden-den-viet-nam-chuyen-tham-chua-co-tien-le-20230831075622361.htm

(2) https://banqlktck.langson.gov.vn/vi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-cua-khau-quoc-te-huu-nghi

(3) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/old-story-on-the-occasion-of-harris-trip-08252021105746.html

(4) https://www.voatiengviet.com/a/su-chu-dong-cua-tong-thong-biden-se-thanh-tuu-/7222284.html

(5) https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20230406-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-vi%E1%BB%87t-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-vai-tr%C3%B2-c%E1%BB%A7a-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c

(6) https://www.washingtonpost.com/national-security/2023/09/01/vietnam-biden-partnership-china/ ?

Published in Diễn đàn

Đến thăm Kiev, "thành công ngoại giao" của Biden

Chuyến thăm của Biden đến thủ đô Ukraine hôm 20/02/2023 là chủ đề bao trùm khắp các mặt báo Pháp lớn số ra hôm nay.

kiev1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt vòng hoa tại bức tường tưởng niệm bên ngoài Tu viện Mái vòm Vàng Thánh Michael, Kiev, Ukraine, ngày 20/02/2023. via Reuters - Pool

Vì lý do an ninh nên tất cả thông tin đều được bảo mật đến giờ chót. Libération mô tả chuyến thăm "đầy nắng" của Biden tại thủ đô Ukraine, đầy chủ ý. Hôm qua, 20/02 không phải là một ngày mà Biden tình cờ chọn đến Ukraine. Đầu tiên là vì cận kề ngày đánh dấu một năm Nga xâm lược Ukraine 24/02/2022, và trên hết, đó cũng là ngày cao trào của cuộc cách mạng Maidan vào năm 2014, khiến hàng trăm người thiệt mạng dưới lệnh đàn áp của cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và cũng là thời điểm mà cựu lãnh đạo thân Nga bị lật đổ. 

Hành động của Biden không chỉ là để tái khẳng định sự ủng hộ người dân Ukraine trong cuộc chiến chống lại Moskva, "nếu tấn công Ukraine thì chẳng khác nào tấn công vào Hoa Kỳ". Theo Libération, chuyến thăm của Biden có thể tác động đến tinh thần chiến đấu của Ukraine nhưng cũng có thể là hành động khiêu khích Nga, như là "cái tát vào mặt Putin", trong lúc mà cuộc giao tranh rất căng thẳng diễn ra tại Bakhmut và nguy cơ các cuộc tấn công mới. Thêm vào đó, chuyến thăm này diễn ra một ngày trước khi tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu về những mục tiêu của cuộc chiến bước sang năm thứ hai. 

Trang nhất nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa "Tại Kiev, Biden bày tỏ sự ủng hộ không thể lay chuyển". Nhân đây, tổng thống Hoa Kỳ cũng đã thông báo khoản hỗ trợ quân sự mới lên đến 500 triệu đô la, gồm các loại vũ khí đạn được, tên lửa Javelin hay radar "để bảo vệ người dân Ukraine khỏi các vụ oanh tạc", nhưng lại không đề cập đến các loại tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu mà Kiev xin viện trợ. Nhật báo thiên hữu cho biết, an ninh được siết chặt ở Kiev, hầu hết các tuyến đường đều bị cấm lưu thông. Các đường dây điện thoại được kiểm tra cẩn thận.

Theo nhật báo thiên tả, đây là lần thứ bảy Joe Biden đến Ukraine, những lần trước đó, ông đến trên cương vị là phó tổng thống dưới thời Barack Obama. Thế nhưng lần này, chỉ trong vòng 5 giờ đồng hồ, được bảo vệ nghiêm ngặt bởi nhân viên an ninh cùng chiếc xe chống đạn, tổng thống Hoa Kỳ không thể nhìn thấy cuộc sống thường nhật với tiếng còi báo động, những lần mất điện, mất nước những cảnh sống trong thời chiến của người dân Kiev. 

Les Echos gọi đây là chuyến đi mang tính lịch sử và chưa từng có tiền lệ. Le Figaro trong một bài đăng khác, thì nhận định rằng tổng thống Hoa Kỳ đến một nước có chiến tranh mà ở đó không có đơn vị quân đội nào của Hoa Kỳ được triển khai thì quả là một hành động hiếm hoi. Phải nói rằng từ một năm qua, những ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh đối với Ukraine là rất lớn, từ quân sự, kinh tế đến ngoại giao. Theo nhật báo thiên hữu, chuyến thăm đến Kiev được ví như là một thành công về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhất là đối với vị tổng thống 80 tuổi, thường xuyên bị đánh giá thấp. Còn về đối nội, đây cũng là dịp để Joe Biden thể hiện rằng mình không bị các cố vấn dắt mũi theo như chỉ trích của cựu tổng thống Donald Trump. Vào năm 2024, có khả năng Joe Biden sẽ tái ứng cử tổng thống và đối đầu với ông Trump, một người luôn bày tỏ ái mộ với Vladimir Putin và coi thường Vododymyr Zelensky.

Nhiều báo cũng quan tâm đến lập trường của Trung Quốc về cuộc chiến từ một năm qua ở Ukraine. Le Figaro nhắc lại vào cuối tuần trước, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết có thể đề xuất một con đường dẫn đến hòa bình trong khi mà Hoa Kỳ và các nước phương Tây không ngừng gia tăng áp lực với Bắc Kinh. Trong mục tranh luận trên báo La Croix, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược cho rằng Trung Quốc "thực dụng và cơ hội". Trung Quốc chưa từng lên án cuộc chiến xâm lược của Nga, bỏ phiếu ủng hộ Nga ở Liên Hiệp Quốc nhưng không hỗ trợ điện Kremlin vũ khí. Trên thực tế Trung Quốc muốn tạo hình ảnh mình là một cường quốc có trách nhiệm nhưng lại không tách rời khỏi Moskva.

Vẫn về chiến tranh Ukraine, Les Echos đưa ra tổng kết về những hậu quả của chiến tranh đối với nền kinh tế thế giới, như là lạm phát phi mã, các ngân hàng trung ương buộc phải thay đổi chính sách lãi suất, khủng hoảng năng lượng do lệnh cấm vận dầu khí Nga… Thế nhưng, bức tranh về kinh tế Nga một năm qua lại không quá đen tối bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Le Figaro có tựa "nghệ thuật xoay sở ngoạn mục của Nga sau một năm bị trừng phạt". Quỹ Tiền Tệ Thế Giới đưa ra dự báo rằng kinh tế Nga vào năm 2023 có thể còn năng động hơn Châu Âu.

Theo Les Echos, Moskva đã đưa ra những chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập khẩu, giữ tỷ lệ lạm phát ở mức 12%. Lệnh cấm vận dầu hỏa Nga của Châu Âu và khối G7 chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2022. Với lệnh cấm xuất khẩu, Nga vẫn có thể trông cậy vào các "nước bạn" như Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, hay Iran và Ấn Độ. Trước việc bị loại bỏ bởi hệ thống thanh toán quốc tế Swift, Moskva thiết lập các thỏa thuận liên ngân hàng với Trung Quốc hay Iran. Xã luận Les Echos kết luận rằng điều này không có nghĩa là các trừng phạt không có hiệu lực và Nga không phải trả giá khi nhìn vào số liệu thâm hụt ngân sách của Nga vào tháng Giêng vừa qua.

Le Monde cũng dành hồ sơ lớn về chiến tranh Ukraine với tựa lớn trang nhất "Những gì đã thay đổi từ một năm qua". Về lĩnh vực kinh tế, theo nhật báo Pháp, chiến tranh là một cú sốc lớn đối với kinh tế Châu Âu vì các hậu quả, nhưng cũng là một bước ngoặt lịch sử đối với Lục địa già khi đã tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu khí Nga và chú ý nhiều hơn đến quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Le Figaro Libération dành sự chú ý tới Ba Lan, một nước từ lâu đã có quan hệ căng thẳng với Liên Hiệp Châu Âu vì vấn đề liên quan tới Nhà nước pháp quyền thì nay trở thành một đồng minh thân thiết của Liên Âu và Hoa Kỳ do chiến tranh Ukraine. Từ một năm qua, Ba Lan là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn Ukraine nhất, là nơi trung chuyển vũ khí đến Ukraine, và cũng là điểm đến mà tổng thống Hoa Kỳ chọn lựa để đánh dấu ngày một năm Nga xâm lược Ukraine. Warszawa cũng là bên mạnh mẽ thúc đẩy Liên Âu đưa ra các lệnh trừng phạt Nga. Libération cho rằng nỗi lo về Moskva đã hằn sâu khiến Warszawa nhanh chóng bày tỏ ủng hộ Kiev, dù cho nước này có bị chia rẽ, nhưng đứng trước vấn đề Nga, thì cả tầng lớp chính trị và xã hội đều chung lập trường. Le Figaro nhắc lại cuộc xâm lược của Liên Xô vào Ba Lan năm 1939, một nửa lãnh thổ Ba Lan đã bị chiếm đóng đến năm 1941, nhiều người Ba Lan đã bị hành quyết hoặc bị lưu đày. 

Ba Lan cũng là đồng minh hàng đầu của Hoa Kỳ. Theo nhật báo thiên hữu, một căn cứ quân sự gồm 10 000 binh lính Mỹ được đặt gần biên giới chung với Ukraine, như là lực lượng răn đe đối với Nga.

Về thời sự quốc tế, tại Israel, theo Libération, hàng ngàn người xuống đường biểu tình ngày 20/02 phản đối cải cách tư pháp của chính phủ mới của tổng thống Benyamin Nétanyahou, "chính phủ độc tài". Theo cải cách, quyền hạn của các thẩm phán tại Tòa án tối cao Israel sẽ bị hạn chế đối với các luật cũng như quyết định của chính phủ cực hữu hiện hành. Về chủ đề này, Le Monde đề cập đến một viện tư vấn – think tank Kohelet Policy Forum gây tranh cãi tại Israel. Viện tư vấn này được cho là đứng đằng sau các cải cách khiến dân tình phẫn nộ. Tổ chức này hoạt động gồm 25 người với ngân sách hàng năm lên đến 6,8 triệu euro. Một trong những nhà tài trợ hào phóng của thinh tank này là Arthur Dantzig và Jeffrey S.Jass, các nhà tỷ phú người Mỹ, nhà sáng lập công ty Susquehena và cũng là nhà tài trợ quan trọng của đảng Cộng hòa Hoa Kỳ.

Nhìn sang Châu Á, La Croix có tựa "Bắc Triều Tiên gia tăng các đợt phóng tên lửa gây hấn". Trong vòng 48 giờ Bình Nhưỡng đã cho bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, và một tên lửa liên lục địa (ICBM). La Croix trích dẫn phát biểu của Kim Jo-jong, chị gái lãnh đạo Kim Jong-un, nhấn mạnh rằng tần suất sử dụng Thái Bình Dương như là một trường bắn phụ thuộc vào hành động của lực lượng Hoa Kỳ. Hành động gân hấn này của Bình Nhưỡng diễn ra vài ngày trước thông báo Hàn Quốc và Hoa Kỳ tổ chức tập trận chung. Trước tình hình này, Nhật Bản đã yêu cầu Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp ngay ngày hôm nay, tại New York, Hoa Kỳ.

Về thời sự nước Pháp, vấn đề sức mua và khủng hoảng kinh tế bao trùm khắp các mặt báo Pháp. Trong khi La Croix nói đến bất cập trong việc tiếp cận các hỗ trợ xã hội, lên đến hàng tỷ euro, đôi khi đơn giản chỉ là vì thiếu thông tin thì Les Echos đặt câu hỏi "người Pháp có phải đang chết đói ?" khi mà từ một năm qua, gỷ lệ tiêu dùng thực phẩm đã giảm xuống 9%. Một trong những nguyên nhân là lạm phát giá thực phẩm lên đến 13%. Tuy nhiên thực tế thì không phải vì vậy mà người dân Pháp thắt lưng buộc bụng. Thay vào đó, người tiêu dùng chọn các mặt hàng tương tự nhưng giá thành rẻ hơn, hoặc giảm những thứ không cần thiết. Ví dụ như thay vì uống rượu Champagne thì uống rượu sủi bọt Crémant, thay vì ăn gan ngỗng thì ăn các loại paté.

Theo La Croix, gần đây, nhiều thương hiệu thời trang của Pháp đã phải đóng cửa. Hôm qua, Tòa thương mại Marseille đã ra quyết định thanh lý đối với thương hiệu giày San Marina. 163 cửa hàng của hãng này tại Pháp đã chính thức đóng cửa. San Marina không phải là thương hiệu đầu tiên cũng như cuối cùng phải đối mặt với phá sản thời hậu Covid. Vào tháng 10 năm ngoái, thương hiệu thời trang may sẵn của Pháp Camaieu cũng đã phải đóng cửa hơn 500 cửa hàng. Sắp tới, các thương hiệu như Go Sport, Pimkie hay Kookai cũng phải đối mặt với nguy cơ thanh lý. Không chỉ vì lạm phát khiến sức mua giảm, nhiều doanh nghiệp thời trang nhanh với mức giá tầm trung ở Pháp, đang gặp phải cạnh tranh từ các doanh nghiệp bán hàng qua mạng như Shein, với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó là sự phát triển của thị trường đồ cũ, trị giá 7 tỷ euro, tăng nhiều so với năm 2018, chỉ khoảng 1 tỷ euro. 

Chi Phương

Published in Quốc tế
lundi, 13 février 2023 23:21

Bao giờ Tổng thống Biden rút lui ?

Nếu ông Joe Biden tuyên b rút lui, chc đng Dân chủ s mng lm. Ông s làm gương cho các ng c viên tng thng sau này và có th to ra mt tp tc.

biden1

Hiến pháp M t đu không gii hn mt v tng thng có th làm my nhim k. Đó là mt tp tc.

Chuyn khó tin nhưng có tht 100% : Tng thng Joe Biden đã ti tiu bang Florida h tr cu Tng thng Donald Trump ! Ngày Th năm 9/2, ông Biden phê bình Thng đc Ron DeSantis, khi làm dân biu t năm 2013 đến 2018, đã ng h kế hoch ct gim tin hưu bng ca người già ; nếu đúng s làm mt phiếu ca rt nhiu c tri. Ông DeSantis có th giành đóng vai ng c viên tng thng ca đng Cng hòa trong năm ti ! Chính ông Trump đã đ kích ông DeSantis nhiu ln, còn da nhiu bí mt s được tung ra sau.

Đi vi ông Biden, nếu sang năm phi giành chc tng thng vi ông Trump mt ln na thì s nh nhàng hơn là đi đu vi DeSantis. Mt điu hu hết mi người đng ý là c hai ông Trump và Biden đu có th thua nếu tranh c vi bt c người nào khác.

Phía đng Cng hòa, có rt nhiu người đang chun b tranh c tng thng : ngoài DeSantis, còn cu phó tng thng Mike Pence, thng đc Kristi Noem South Dakota, ngh sĩ Tom Cotton ca Arkansas, cu ngoi trưởng Mike Pompeo, vân vân. Ch có ông Trump chính thc nói sang năm s tranh c ; ông có sn mt s c tri ng h vng chc. Nếu hai hoc ba người khác nhp cuc thì h s chia phiếu ca nhau và ông Trump s thng thế, sang năm tranh c cho đng Cng hòa, ging như năm 2016.

Trong đng Dân chủ thì chưa có ai chính thc nói mun thay thế ông Biden. Nhưng nhiu người nói thng nếu ông Biden rút lui thì đng có hy vng gi được Tòa Bch c hơn. Ông Biden vn không b ý đnh tranh c năm 2024. Nhưng đến sang năm ông tuyên b cũng không mun.

Ông Joe Biden có mt lý do đ rút lui mà không mt mt, là tui đã già. Hin nay ông đã chiếm k lc là v tng thng già nht, năm 2025 s v hưu khi 82 tui. Ông Ronald Reagan 77 tui khi ri Tòa Bch c. Nếu sang năm ông Trump đc c thì năm 2029 v hưu cũng mi có 82 tui.

Nhưng dân M không k th tui tác vì s người s người cao tui ngày càng đông và nhiu người vn làm vic. Năm 2018 có 52 triu người M 65 tui tr lên, ti năm 2060 s lên ti 95 triu. Mt phn tư nhng người trong lp tui đó hin nay vn đang làm vic. Quc hi M, cho ti năm ngoái có nhiu đi biu già nht trong lch s ; hơn mt na H Vin và hai phn ba Thượng Vin sanh t 1946 đến 1964, theo thng kê ca Pew Research. Bà ch tch Nancy Pelosi 82, ông trưởng khi thiu s Mitch McConnell 80, Ngh sĩ Chuck Grassley ca Iowa 89, đã đc c thêm nhim k 6 năm na !

Ông Joe Biden s không s dân M chê người già ! Trong s các c tri Dân chủ, 71% vn tin rng ông còn rt minh mn, đ sc làm tng thng. Nhưng cũng có 46% lo rng nếu sang năm đc c ln na thì ông s không điu hành được công vic, theo nghiên cu ca Reuters/Ipsos. Mt điu mà h lo lng là cách ông nói năng không được "bình thường", đi th ca ông s khai thác đ chng t ông thiếu kh năng suy nghĩ !

Ông Biden nói nhiu li khó hiu, hoc nói sai, vì ông không may mn đã sinh ra vi tt "nói lp", như nhng em bé m ming nói mt tiếng ri lp li tiếng đó nhiu ln trước khi nói tiếp. Mt người bn ca tôi cũng b tt nói lp, ông đã t tp luyn, khi ngoài 20 tui đã cha được. Bây gi 80 tui lâu lâu ông li "nói nhu", gi người này bng tên người khác. Ông Biden cũng t cha được tt nói lp nên mi làm chính tr được hơn 50 năm nay.

Nhưng làm tng thng mà nói nhu thì hơi khó. Tun trước, ông Biden tiếp đón cu tng thng Bill Clinton Tòa Bch c nhân k nim 30 năm mt đo lut cho phép ngh làm vic đ lo chăm sóc người bnh trong gia đình. Ông Biden tuyên b, "Tôi rt vui mng được đón v tng thng ca tôi tr li Quc hi M, tr li đin Capitol ca nước M, và ông đã ha cho phép tôi ngày mai được ngi trên cái ghế bàn giy ca tôi".

Trong mt câu, ông Biden đã nói lm my điu. Ông Bill Clinton không còn là tng thng na, không th gi là "v tng thng ca tôi" (my president). Ông Clinton tr li Tòa Bch c, ch không phi tr li "Quc hi" (Congress) hay in Capitol" tc tr s quc hi. Không ai hiu ti sao ông Biden li nghĩ cn được ông "Clinton cho phép" thì mi ngi trên chiếc ghế ca tng thng M trong Phòng Bu Dc ?

Ông Biden đã nhiu ln nói khó hiu như vy. Có lúc ông gi bà Kamala Harris là "tng thng", và t gi mình là "ngh sĩ" hay "phó tng thng", nhng chc v cũ ca ông. Mt ln ông hp báo, nói v mt d lut quan trng, đã ca ngi v dân biu Cng Hòa tiu bang Indiana h tr d lut đó. Ông ct tiếng hi, "Dân biu Jackie Walorski có đây không, mi bà đng lên". Nhưng bà Walorski đã qua đi t my tháng trước, chính ông đã chia bun vi gia đình bà.

Lm ln đó không th coi là "nói nhu" được. Lý do chính là trí nh không còn tinh tường. tui 80 người ta hay quên, d quên nht là nhng chuyn mi xy ra gn gn. Mt ông tng thng hay quên thì có hi gì không ? Tng thng Ronald Reagan, nhiu ln ông đã ng gt trong lúc hp vi các b trưởng ; nhưng mi người vn tiếp tc làm vic. Nhưng chuyn đó xy ra vào cui nhim k th nhì ca ông Reagan và các b trưởng đã làm nhiu năm biết rng h không cn hi ý kiến ca ông cũng vn được vic.

Nếu ông Biden tranh c tng thng ln na, đng Dân chủ s lo. Vì tt c nhng li nói lm, nói nhu và trí nh mng manh ca ông s được đi th khai thác. Đa s 86% dân M nghĩ rng trong hai năm na ông Biden s già quá không th đm nhim vai trò tng thng, ch có 49% nghĩ v ông Trump như vy. Trong đng Cng hòa, ch có 26% cũng nghĩ ông Trump s già quá, không nên tái ng c.

Hai phn ba dân M ng h ý kiến nên gii hn tui cho các chc v, như tng thng, phó tng thng, đi biu quc hi, thm phán Ti cao Pháp vin, theo nghiên cu dư lun ca Reuters. Khong 86% người M nghĩ rng mt v tng thng không nên già quá 75 tui.

Nếu ông Joe Biden tuyên b rút lui, chc đng Dân chủ s mng lm. Ông s làm gương cho các ng c viên tng thng sau này và có th to ra mt tp tc. Hiến pháp M t đu không gii hn mt v tng thng có th làm my nhim k. Đó là mt tp tc, trước khi làm lut, vì ông Washington, v tng thng đu tiên đã t chi không tranh c ln th ba, mc dù ông s thng d dàng khi được nhiu người yêu cu. Tri túc tin túc, ông Joe Biden nên theo bài hc đó.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 13/02/2023

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ : Tổng kết năm đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống Biden

Phan Minh, RFI, 20/01/2022

Thống nhất một nước Mỹ bị rạn nứt sau 4 năm cầm quyền của tổng thống Donald Trump, đối đầu với đại dịch Covid-19, đưa Hoa Kỳ trở lại vai trò "anh cả" thế giới. Việc Joe Biden đắc cử đã làm dấy lên nhiều hy vọng. Tuy nhiên, một năm sau khi Joe Biden vào Nhà Trắng, uy tín của ông đang ở mức thấp nhất với 42% số người được hỏi ủng hộ, trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất và ông sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách ở phía trước.

joe1

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 14/01/2022. Reuters – Kevin Lamarque

Ngày 6 tháng Giêng năm 2021, hàng ngàn người ủng hộ Donald Trump đã xông vào điện Capitol để ngăn cản việc xác nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tân tổng thống Joe Biden, thuộc đảng Dân chủ, đã đắc cử hai tháng trước đó, nhưng tổng thống mãn nhiệm Trump từ chối công nhận kết quả và cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử này. Cho đến bây giờ, 68% đảng viên đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ giả thuyết về một chiến thắng bị đánh cắp trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Trong một năm qua, đảng Cộng Hòa đã không ngừng "thọc gậy bánh xe", gây khó khăn cho Joe Biden và đảng Dân chủ.

Những cải cách do chính phe Dân chủ ngăn chặn ?

Joe Biden muốn tiến hành một kế hoạch cải cách xã hội và môi trường, với ngân sách 1,750 tỷ đô la mang tên "Tái thiết tốt hơn". Kế hoạch này bao gồm hàng trăm tỷ đô la đầu tư để giảm phát thải khí nhà kính, nghỉ sinh con, mẫu giáo miễn phí cho tất cả mọi người, giảm thuế cho hầu hết các hộ gia đình có con nhỏ, mở rộng bảo hiểm y tế cho thêm 3,4 triệu người Mỹ, giảm giá thuốc. Dự luật này được Hạ Viện thông qua vào tháng 11/2021, nhưng bị chặn lại ở Thượng Viện vì thượng nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Tây Virginia, Joe Manchin, đã từ chối ủng hộ. Do vậy, đảng Dân chủ không có đủ đa số (49/100) trong Thượng viện, để thông qua dự luật. Một vố đau đối với tổng thống Biden. Và đây sẽ là một trong những hồ sơ chính trong năm 2022.

Dự luật cải cách hệ thống bầu cử thì sao ?

Theo Joe Biden, một số bang "tiếp tục thay đổi luật, không phải để biết ai có thể đi bầu mà để xem ai có thể kiểm phiếu."...

Đảng Dân chủ đang tìm cách chống lại những luật lệ của các bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền về việc thắt chặt các điều kiện tổ chức bầu cử. Sau khi dự luật cải cách xã hội và môi trường bị chặn tại Thượng Viện, Joe Biden dường như hết sức bi quan về các dự luật cải cách hệ thống bầu cử. Sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu năm 2020, các bang thuộc đảng Cộng Hòa cầm quyền, trong nhiều tháng qua, có các động thái muốn sửa đổi hệ thống tổ chức bầu cử. Để chống lại điều này, đảng Dân chủ muốn thông qua hai dự luật tại Quốc hội lưỡng viện và tất cả các bang sẽ phải tuân thủ. Văn bản đầu tiên, Luật về quyền tự do đi bầu – Le Freedom to Vote Act - quy định rằng ngày bầu cử (thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) sẽ là ngày nghỉ, nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân đi bầu. Dự luật cũng cho phép người dân được bỏ phiếu trước 15 ngày ở tất cả các bang và bỏ phiếu qua bưu điện. Dự luật thứ hai, Luật John Lewis về cải thiện quyền bầu cử - John Lewis Voting Rights Advancement Act – (John Lewis là dân biểu đảng Dân chủ, qua đời hồi tháng 07/2020, gương mặt đấu tranh cho các quyền công dân), đề xuất tăng cường quyền kiểm soát của liên bang và đặc biệt nghiêm cấm bất cứ điều gì có thể làm suy yếu quyền bỏ phiếu của người thiểu số. Tuy nhiên, tại Thượng Viện, để hai dự luật này được thông qua thì cần phải được 60 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ chấp thuận. Phe Dân chủ có 50 thượng nghị sĩ và như vậy phải cần có thêm 10 phiếu thuận bên phe Cộng Hòa. Đây là điều không tưởng. Để thoát khỏi bế tắc này, hôm 11/01, trong một bài phát biểu tại Atlanta (Georgia), quê hương của cố mục sư Martin Luther King, thủ lĩnh tinh thần của cuộc tranh đấu vì các quyền công dân của người Mỹ, tổng thống Biden đã bật đèn xanh cho việc cải cách các quy định cho phép gây trì hoãn "Filibuster", chiến thuật thường được sử dụng để chôn vùi các dự luật của Thượng Viện. Ông tuyên bố : "Để bảo vệ nền dân chủ, tôi ủng hộ bất kỳ thay đổi nào đối với các quy định của Thượng Viện, không để cho một thiểu số thượng nghị sĩ ngăn cản tiến bộ trong tiến trình tiếp cận quyền bầu cử".

Việc thay đổi quy định này đòi hỏi phải có đa số chấp thuận tại Thượng Viện, tức là sự đồng thuận của tất cả 50 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, cộng với lá phiếu quyết định của phó tổng thống Kamala Harris, trong tư cách là chủ tịch Thượng Viện.

Cập nhật thời sự, trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, 19/01, hai thượng nghị sĩ bên đảng Dân chủ là ông Joe Manchin và bà Kristen Sinema, đã bỏ phiếu theo các thượng nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa, phản đối việc sửa đổi. Như vậy, dự luật cải cách bầu cử của tổng thống Biden coi như bị chôn vùi. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố "rất thất vọng" nhưng "không nản chí".

Tổng thống Biden đối phó lạm phát và dịch Covid-19 như thế nào ?

Năm 2021, giá cả đã tăng 7%, mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982. Đây là một vấn đề chính trị lớn đối với tổng thống Biden. Ông bị phe đối lập cáo buộc là đã thúc đẩy lạm phát bằng cách áp dụng chính sách chấn hưng để đối phó với hậu quả kinh tế của đại dịch. Chỉ riêng giá năng lượng đã tăng 29,3% và giá thực phẩm là 6,3% theo chỉ số giá tiêu dùng do bộ Lao Động công bố hôm 12/01. Hoa Kỳ cũng phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, 61,7% người dân Mỹ đã được chủng ngừa đầy đủ. Mặc dù vậy, số ca lây nhiễm hàng ngày vẫn lên đến gần 500.000 (thậm chí vượt quá 1 triệu vào ngày 03/01) và 146.000 người hiện đang phải được điều trị trong viện.

Tổng thống Biden đã làm được những gì trên bình diện quốc tế ?

Trên bình diện quốc tế, mọi việc cũng không khả quan hơn đối với tổng thống Biden. Việc ông cho rút quân đội Mỹ r a khỏi Afghanistan đã khiến đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn với việc lực lượng Taliban quay lại nắm quyền. Một số nhà quan sát thậm chí còn so sánh hình ảnh cuộc rút quân khỏi Afghanistan với cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn năm 1975. Tổng thống Biden mặc dù không hối hận về quyết định của mình, nhưng tỏ ra mất phương hướng trong cuộc rút quân này. Đa số người Mỹ ủng hộ quyết định của ông, nhưng nhiều người đã chỉ trích việc rút quân được tiến hành một cách hỗn loạn. Nhiều người đã nói về sự sụp đổ, và sau đó, chính quyền Biden cũng không thể hiện được sự khéo léo gì hơn trong chính sách đối ngoại.

Ngoài ra còn phải kể đến cuộc khủng hoảng ngoại giao với Pháp khi Hoa Kỳ cùng với Úc, Anh Quốc, lập liên minh, dẫn đến việc Úc phá vỡ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp. Hoa Kỳ có vẻ ngạc nhiên trước phản ứng rất mạnh của Pháp, nhưng trên thực tế, trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, lợi ích của Hoa Kỳ vẫn phải được đặt lên trên hết. Suy ra cho cùng, dưới thời Joe Biden, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn là "Nước Mỹ trước tiên".

Về quan hệ với Nga, tổng thống Biden tỏ ra cứng rắn với đồng nhiệm Vladimir Putin trong nhiều vấn đề khác nhau như căng thẳng ở Ukraine, số phận của nhà đấu tranh đối lập Nga Alexey Navalny hay thậm chí là sự thù địch trên không gian mạng của Nga đối với Hoa Kỳ. Hai bên đã áp dụng đủ các loại hình thức trừng phạt, thậm chí tới mức trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Nhưng cho đến nay, xung đột giữa Ukraine và Nga vẫn chưa được giải quyết, mặc dù hai bên đã có những cuộc đàm phán trong tuần vừa qua.

Về phía Trung Quốc, tổng thống Biden nói về đồng nhiệm Tập Cận Bình như sau : "Không có một chút dân chủ nào trong ông ấy". Tổng thống Biden cũng đã tăng cường các động thái nhằm hỗ trợ Đài Loan trong các tranh chấp với Bắc Kinh trong khi vẫn duy trì quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Tổng thống Biden cũng đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh về mặt ngoại giao vào tháng 2 sau khi nữ tay vợt Bành Súy bị "mất tích" trong vòng nhiều tuần.

Sự kiện báo động đối với tổng thống Biden và đảng Dân chủ : trong cuộc bầu cử thống đốc hồi tháng 11/2021, ứng viên đảng Cộng Hòa đã thắng đối thủ đảng Dân chủ tại bang Virginia, nơi mà đảng Dân chủ vẫn nắm quyền lãnh đạo từ một thập niên qua và trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, Joe Biden có số phiếu bầu cao hơn 10% so với Donald Trump.

>Ngày 13/01, tổ chức Human Rights Watch cho rằng tổng thống Biden đã hứa coi nhân quyền là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong năm qua, nguyên thủ Mỹ đã "mất tiếng, khản giọng" mỗi khi cần công khai lên án nhữn

Phan Minh

************************

Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận những khó khăn trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ

Trọng Nghĩa, RFI, 20/01/2022

Thống nhất một nước Mỹ bị rạn nứt sau 4 năm cầm quyền của tổng thống Donald Trump, đối đầu với đại dịch Covid-19, đưa Hoa Kỳ trở lại vai trò "anh cả" thế giới. Việc Joe Biden đắc cử đã làm dấy lên nhiều hy vọng. Tuy nhiên, một năm sau khi Joe Biden vào Nhà Trắng, uy tín của ông đang ở mức thấp nhất với 42% số người được hỏi ủng hộ, trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất và ông sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách ở phía trước.

joe2

Tổng thống Joe Biden phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington DC, Thứ Tư, ngày 19 tháng 1 năm 2022.  AP - Susan Walsh

Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường thuật : 

Joe Biden đặc biệt không thích họp báo, nhưng trong gần hai tiếng đồng hồ, ông đã tuân theo thủ tục này, thậm chí còn giải thích rằng mình vẫn còn đủ sức để kéo dài cuộc họp. Ông đã bảo vệ kết quả của năm đầu tiên làm tổng thống, nhưng cũng phải thừa nhận những khó khăn khi khẳng định : "Tôi hiểu nỗi ấm ức, sợ hãi và sự lo lắng rất lớn về lạm phát và Covid. Tôi rất hiểu". 

Điều mà Joe Biden cũng thừa nhận là hai cuộc cải cách lớn bị chặn lại ở Thượng Viện, mà lại do đa số của chính ông, đặc biệt là kế hoạch chi tiêu cho xã hội và khí hậu, ông không bi quan : "Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể nhận được các phần, các phần lớn rất lớn trong kế hoạch chi tiêu. Tôi cũng biết rằng có khá ít điều có thể được thực hiện cùng một lúc. Tôi nghĩ chúng ta có thể các khoản đó thành nhiều phần, lấy được những gì có thể lấy bây giờ và sau đó quay lại để lấy phần còn lại".

Ông Biden cũng công nhận khó khăn đối với các dự luật bảo vệ quyền bỏ phiếu. Phe Cộng Hòa hoàn toàn không muốn điều đó và tổng thống Mỹ đã không ngần ngại công kích : "Tôi thực sự không ngờ rằng đã có một nỗ lực mạnh mẽ như vậy để đảm bảo rằng điều quan trọng nhất là không cho tổng thống Biden làm gì được". 

Đây chính là điều ông Biden tiếc nuối nhất trong năm đầu tiên làm tổng thống của mình. Trong năm kế tiếp, Joe Biden cho biết ông muốn ra khỏi Nhà Trắng nhiều hơn để nói chuyện trực tiếp và kết nối lại với người dân trong nước. 

Thượng Viện chôn vùi cuộc cải cách bầu cử của Biden 

Như để minh họa cho các khó khăn mà tổng thống Mỹ Biden đang gặp phải, tối hôm qua, 19/01/2022, Thượng Viện đã giáng một đòn cuối cùng vào công cuộc cải cách bầu cử lớn mà ông Biden bảo vệ. Hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã cùng với các đồng nhiệm trong đảng Cộng Hòa bỏ phiếu bảo vệ quy tắc yêu cầu phải có đa số 60 trong số 100 thượng nghị sĩ để thông qua phần chủ yếu các dự luật.

Với việc duy trì quy tắc này, dự luật cải cách bầu cử mà tổng thống Mỹ và đảng Dân chủ muốn thông qua sẽ không thể nào qua được cửa ải Thượng Viện, vì ở đó Đảng Dân chủ chỉ có 50 trên tổng số 100 thượng nghị sĩ. 

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Một năm lãnh đạo Hoa Kỳ, Biden sa lầy, dân Mỹ thất vọng

Ngày 20/01, đánh dấu đúng 1 năm Joe Biden nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, trang nhất nhật báo La Croix đăng tấm hình tổng thống Mỹ, mắt nhìn suy tư vào xa xăm với hàng tựa đánh giá kết quả năm đầu nhiệm kỳ : "Joe Biden bị sa lầy". 

biden1

Tổng thống Joe Biden phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington DC, Thứ Tư, ngày 19 tháng 1 năm 2022.  AP - Susan Walsh

La Croix ghi nhận, "cách đây một năm, tại Washington, Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Sau những năm dưới thời Trump đầy bão táp và đúng hai tuần sau vụ tấn công vào đồi Capitol, ông Joe Biden đã hứa sẽ làm nước Mỹ hòa hợp và chiến thắng đại dịch Covid-19. Một năm sau, đó là nỗi thất vọng lớn, kể cả ở những người ủng hộ ông".

Bài phóng sự dài của đặc phái viên La Croix mang tiêu đề : "Ngày kỷ niệm đầu tiên ảm đạm của Biden" cho thấy một năm sau khi bước vào căn phòng Bầu dục trong Nhà trắng, vị tổng thống thuộc đảng Dân chủ đang ở trong hoàn cảnh xấu. Đại dịch và giá cả sinh hoạt tăng đang tác động đến tinh thần người dân Mỹ và ông Joe Biden dường như bất lực. Uy tín của lãnh đạo nước Mỹ ngày càng xuống thấp trong lúc mà năm nay là năm cực kỳ quan trọng với nhiệm kỳ tổng thống của ông, tháng 11 tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ hai viện Quốc hội. Nếu tình hình tiếp tục diễn biến như hiện này, cán cân quyền lực của ông Joe Biden có thể sẽ bị đe dọa.

Tuy nhiên tờ báo cũng hy vọng Joe Biden là người trong quá khứ chính trị của mình vẫn thường có những cú đột phá ngoạn mục. Như năm 2020, có ai ngờ từ một ứng cử viên ban đầu đứng ở cuối nhóm đua tranh trong đảng Dân chủ, ông Biden sẽ đắc cử tổng thống Mỹ. Nhưng năm 2022 này để có được cú đột phá, ông Biden phải tìm được bàn đạp mà đến giờ chưa ai thấy cái bàn đạp đó ở đâu.

Nhật báo Le Figaro có chung nhận định qua bài viết mang tựa đề : "Joe Biden trong ngõ cụt". 

Bài viết đưa ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy cả về đối nội cũng như đối ngoại tổng thống Joe Biden đều đang bị sa lầy, trong cách lãnh đạo cũng như chủ trương chính sách quan trọng. Trong nước thì khó khăn chồng chất, uy tín giảm sút, xã hội chia rẽ. Bên ngoài nước Mỹ, tổng thống Joe Bden đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn ở Châu Âu, như thời chiến tranh lạnh. 

Theo Le Figaro, "trước những mưu đồ của Putin, cho đến giờ Joe Biden không hề tạo được cảm giác ông biết làm gì hay tóm tắt rõ lập trường của Hoa Kỳ để đối phó với những thách thức trực tiếp trật tự mà Mỹ áp đặt sau thời kỳ chiến tranh lạnh". 

Le Figaro cho rằng kỳ bầu cử lập pháp giữa kỳ tới đây khả năng hành động của tổng thống Biden sẽ còn bị co lại nhiều, khi mà khả năng đảng Dân chủ của ông thất bại đã thấy rõ. 

Dân chủ xuống cấp dẫn đến xung đột xã hội 

Vẫn trong chủ đề một năm cầm quyền của ông Joe Biden, Le Figaro có bài nhận định "nền dân chủ Mỹ đang chìm vào khủng hoảng". Theo tờ báo, cách đây một năm việc ông Biden đắc cử tổng thống đã không mang lại yên bình cho nước Mỹ. Đất nước ngày càng chia rẽ, thậm chí một số học giả còn cho rằng nước Mỹ có thể còn đến gần một cuộc nội chiến. Tờ báo nhận xét : "các rạn nứt lớn dần trong xã hội Mỹ giờ đây có thể thấy trong hầu hết các vấn đề. Đại dịch càng làm cho không khí chia rẽ sâu sắc hơn. Trong một nước Mỹ mà người dân sở hữu súng nhiều hơn bất kỳ nước phát triển nào thì không khí nghi kỵ thù hằng nhau trong xã hội quả là đáng lo ngại". 

Tờ báo trích dẫn nhiều học giả nghiên cứu tình hình xã hội Mỹ hiện nay đều có chung nhận định những rạn nứt xã hội Mỹ ngày nay có thể dẫn đến các xung đột, hay một kiểu nội chiến dưới hình thức khác.

Bầu cử tổng thống Pháp tràn vào nghị trường Châu Âu 

Hôm qua trên cương vị chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra trước Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, trình bày quan điểm chủ đạo trong nhiệm kỳ lãnh đạo luân phiên Liên Âu.

Diễn văn của tổng thống Emmanuel Macron chỉ là thủ tục hình thức ra mắt nước Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên Châu Âu. Nhưng các báo Pháp đều ghi nhận một điểm chung là Nghị Viện Châu Âu đã trở thành diễn đàn cho cuộc vận động tranh cử tổng thống Pháp. Nghị trường Châu Âu hôm qua giống một cuộc điều trần chất vấn trước Quốc hội Pháp nhiều hơn. Còn ba tháng nữa, nước Pháp bước vào bầu cử tổng thống mới, ông Macron chưa chính thức tuyên bố ra tái tranh cử, nhưng ai cũng hiểu ông Macron cũng muốn nhân diễn đàn Châu Âu để đưa ra những thông điệp của một ứng viên tổng thống sắp tới. Những ưu tiên chính sách của Châu Âu mà ông Macron nêu ra ít nhiều gần với các chủ đề đang được đặt ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống ở trong nước.

Bài diễn văn về các vấn đề lớn của Liên Hiệp chỉ dài chưa đầy 30 phút nhưng cuộc chất vấn tổng thống Pháp kéo dài đến hơn 2 giờ rưỡi. Các nghị sĩ Châu Âu của Pháp, tả cũng như hữu, đã lần lượt lên diễn đàn chỉ trích ông Emmanuel Macron về mọi phương diện. Nhật báo Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : Bầu cử tổng thống : "Macron đánh cược vào Châu Âu" cùng với bài viết dài cho thấy nguyên thủ Pháp hôm qua trước nghị trường Strasbourg đã trình bày các tham vọng của mình trên cương vị nước Pháp là chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, nhưng ông đã bị các đối thủ trong nước tấn công dữ dội về nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo nước Pháp vừa qua. Les Echos ghi nhận : "Châu Âu : Macron đối mặt với đối lập ở nghị trường Strasbourg". Các nghị sĩ Pháp chỉ trích ông Macron lợi dụng diễn đàn Châu Âu để vẫn động tranh cử tổng thống Pháp. Tất nhiên ông Macron không bỏ lỡ cơ hội này để thể hiện vai trò vị thế của một lãnh đạo có tầm nhìn lớn, một hình ảnh rất cần thiết cho bất kỳ ứng viên tổng thống Pháp nào. 

Thế nhưng chính cách thức và nội dung chất vấn của các nghị sĩ Pháp đã tạo thành không khí của một buổi tranh luận tranh cử tổng thống.

Trung Quốc – Iran : mối quan hệ nguy hiểm ? 

Về chủ đề Châu Á, trang quốc tế nhật báo La Croix chú ý đến Trung Quốc trong mối quan hệ với Iran, trở lại sự kiện hôm 14/01 hai nước chính thức triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược trong 25 năm. 

Thỏa thuận hợp tác này bao trùm lên nhiều lĩnh vực từ năng lượng, an ninh, hạ tầng cơ sở và viễn thông, nhưng La Croix tập trung chủ yếu phân tích vào khía cạnh hợp tác quân sự trong đó bao gồm tập trận chung, phát triển hệ thống vũ khí và chia sẻ tin tức tình báo.

La Croix, trích dẫn các chuyên gia quốc phòng Mỹ mới đây cho rằng việc củng cố trục quan hệ Trung Quốc-Iran là một mối đe dọa trực tiếp tới ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Tờ báo cho biết, đến năm 2014, Iran đã trở thành khách hàng lớn thứ 3 của công nghiệp quân sự Trung Quốc. Bắc kinh vẫn còn lưỡng lự chưa bán cho Tehran một số thiết bị nhạy cảm như máy bay chiến đấu vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ với những nước khác trong vùng như Saudi Arabia, nhưng chủ yếu tránh dính vào các trừng phạt của Mỹ.

Các chuyên gia được La Croix trích dẫn cho rằng Trung Quốc vẫn nói ủng hộ mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng trong việc làm, Trung Quốc vẫn tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và ủng hộ một phần chương trình hạt nhân Iran, theo cách kín đáo, ở phạm vi kỹ thuật. Chính chiến lược mập mờ này giúp Bắc Kinh đóng vai trò như là nhân tố không thể thiếu ở Trung Đông.

Vẫn theo La Croix, bất chấp trừng phạt Mỹ, Trung Quốc đã tăng lượng dầu mua của Iran lên tới 700 nghìn thùng mỗi ngày trong những tháng vừa qua. Lượng dầu này vẫn được nhập qua trung gian một số nước như Oman, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hay Malaysia. 

Về phía Iran, chính quyền nước này tính toán rằng quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp họ thoát khỏi thế cô lập về ngoại giao và kinh tế hiện nay, làm đối trọng trong các cuộc thương lượng với Mỹ. Còn Trung Quốc bảo đảm đa dạng hóa nguồn dầu mỏ mà họ đang rất khát cho phát triển kinh tế.

La Croix nhận thấy, trái với chính sách gây áp lực tối đa của Donald Trump, chính quyền Biden hiện giờ chọn cách nhắm mắt làm ngơ cho việc mua bán dầu thô của Iran vì Washingon muốn trông cậy vào sự hợp tác của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán về hồ sơ hạt nhân Iran. Trong trường hợp các cuộc đàm phán ở Vienna bế tắc, Hoa Kỳ sẽ trở lại áp dụng chặt các trừng phạt nhằm vào các vụ mua bán lậu của Trung Quốc. 

Hệ lụy của chính sách zero Covid 

Vẫn liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde chạy tựa trang nhất : "Trung Quốc bị tê liệt vì Omicron, trước Thế Vận Hội Mùa Đông". Nguyên do là từ chính sách zero Covid của nước này. Chỉ cần một vài ca nhiễm được phát hiện là cả khu dân cư, hay thậm chí cả thành phố hàng triệu dân bị phong tỏa ngày lập tức. Tất cả vì mục tiêu lớn tổ chức thành công kỳ Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Thế nhưng đến sát ngày khai mạc sự kiện, biến thể Omicron xuất hiện khiến chính quyền lúng túng chống đỡ. Vì theo đuổi chính sách zero Covid, Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 sẽ diễn ra không có khán giả. Le Monde nhận thấy cuộc chiến chống đại dịch ở Trung Quốc mang tính chất chính trị không kém gì y tế.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chính quyền Joe Biden liệu có tác động mới nào tích cực đến tình hình dân chủ hóa Việt Nam ?

soft1

Đồ họa : The Vietnamese. Tom Brenner (ảnh)/ Thinh Nguyen, Luat Khoa Magazine/ Kao Nguyen, AFP. Nguồn : Na Kim (minh họa),

Đã hơn một năm từ khi ông Joe Biden đắc cử vào vị trí tổng thống Mỹ. Đến thời điểm này, từ khóa đã trở nên nổi bật trong chính sách ngoại giao của ông là "quyền lực mềm" (soft power), được nhắc đến hầu như ở mọi diễn đàn ngoại giao có sự góp mặt của Mỹ : từ việc kết thúc "cuộc chiến vĩnh viễn" (forever war) ở Afghanistan đến việc tái tổ chức các mối quan hệ ngoại giao xuyên Đại Tây Dương, cũng như việc dịch chuyển trọng tâm ngoại giao chiến lược sang khu vực Á Châu.

Người Việt có thể yên tâm về sự nghiêm túc của nước Mỹ trong việc dịch chuyển trọng tâm ngoại giao sang Á Châu. Các bước đi đầu tiên của ông Biden – bổ nhiệm ông Kurt Campbell , một chuyên gia "chắc tay" cho chiến lược này, vào đội ngũ Nhà Trắng ; [1] ủng hộ Đài Loan và liên minh với Nhật để đối đầu Trung Quốc ; ngoại giao vaccine ; và gần đây nhất là chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến khu vực, trong đó có Việt Nam – là các minh chứng.

Vậy với chiến lược "ngoại giao công chúng" để tăng cường "quyền lực mềm" của nước Mỹ, cùng trọng tâm đặt ở Á Châu, Mỹ nên tiếp cận vấn đề dân chủ hóa mà cụ thể là phong trào dân chủ ở Việt Nam như thế nào ?

Ngoại giao công chúng và quyền lực mềm là gì ?

Thuật ngữ "ngoại giao công chúng" (public diplomacy) lần đầu tiên được Edmund Gullion, người sáng lập trung tâm Edward R. Murrow Center of Public Diplomacy tại Đại học Tufts, đặt ra vào năm 1965. [2] Một cách ngắn gọn, đây là công tác xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia đối với công chúng ngoại quốc, là một hướng làm ngoại giao khác hẳn với ngoại giao truyền thống cấp nhà nước.

Theo nhà sử học Nicholas J. Cull, các hoạt động được coi là ngoại giao công chúng bao gồm (1) trình bày các ý tưởng chính sách mới với công chúng nước ngoài (vận động chính sách), (2) xuất khẩu văn hóa ra nước ngoài và giao lưu văn hóa hai chiều, và (3) truyền thông quốc tế (tiếp cận công chúng nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng). [3]

soft2

Lễ tiếp nhận một lô vaccine phòng Covid-19 do Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Ảnh chụp tháng 7/2021. Nguồn : Mạnh Hùng/ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong khi ngoại giao công chúng có thể được hiểu là kênh hay phương cách truyền thông để thuyết phục, thì quyền lực mềm nằm ở nội dung được truyền thông mà có thể mang lại cho một quốc gia sức thuyết phục đối với công chúng nước ngoài. Học giả nổi tiếng về quyền lực mềm, Joseph S. Nye Jr., định nghĩa quyền lực mềm là sức hấp dẫn của một quốc gia dựa trên tài nguyên văn hóa của quốc gia đó, bao gồm ngôn ngữ, nghệ thuật, ẩm thực, các thể chế, các thương hiệu, và các giá trị đạo đức (Nye, 2008) [4].

Quyền lực mềm đi đôi với ngoại giao công chúng, vì "ngoại giao công chúng thu hút sự chú ý [của người dân] đến các tài nguyên này thông qua việc phát sóng, xuất khẩu văn hóa, trao đổi giao lưu, v.v". (Nye, 2008, tr. 95) [5].

Quyền lực mềm cũng có thể đạt được qua quyền lực cứng. Sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở biển Đông để hỗ trợ các nước bị Trung Quốc ức hiếp chuyển tải thông điệp về những giá trị hay quan điểm có tính đạo đức (làm điều đúng đắn) của Mỹ trong căng thẳng biển Đông, cho dù thực tế việc hiện diện của Mỹ có những động cơ thực dụng chứ không chỉ đơn giản là một lập trường hay chuẩn mực đạo đức.

Dựa trên những lý thuyết về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm như trên, ta có thể đánh giá gì về mức độ hiệu quả của cách tiếp cận "quyền lực mềm" của tổng thống Biden trong bối cảnh chính trị Việt Nam ?

Chính sách ngoại giao của Biden trong bối cảnh chính trị Việt Nam

Những lời của ông Biden hứa hẹn một kỷ nguyên ngoại giao mới của Hoa Kỳ tập trung vào ngoại giao công chúng và quyền lực mềm. Tuy nhiên, những hành động của ông cho đến nay dường như vẫn chưa có gì đột phá so với cách làm ngoại giao truyền thống cấp nhà nước và can thiệp quân sự.

Hơn nữa, cần nhớ rằng ngoại giao công chúng trước nay vẫn luôn là một thành phần trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong các thời tổng thống trước, bao gồm việc hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký và những nhân vật bất đồng chính kiến.

Do đó, với sự nhấn mạnh của tổng thống Biden về "quyền lực mềm", Mỹ sẽ không tránh khỏi gây thất vọng cho cộng đồng quốc tế nếu trong vài năm tới đây chính quyền Biden chỉ lặp lại các món trong "menu" cũ. Chính "menu" cũ này đã được thực tế chứng minh là không hiệu quả và bị bất hoạt bởi thực trạng đối đầu giữa nhà cầm quyền Việt Nam và người dân, cũng như các làn sóng đàn áp xã hội dân sự ngày một tăng cao trong nước.

Tuy nhiên, tin tốt cho tổng thống Biden là mặc dù nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump mang lại khá nhiều thiệt hại cho hình ảnh quốc gia và các biến động chính trị cũng như xã hội trong lòng nước Mỹ, dư luận Việt Nam vẫn dành nhiều ưu ái cho xứ "cờ hoa", nhất là khi so sánh với Trung Quốc. [6] Quyền lực mềm của nước Mỹ ở một mức độ nào đó đã tồn tại sẵn trong lòng Việt Nam.

soft3

Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 1/2017. Ảnh : AFP/ Hoang Dinh Nam.

Trong hiện tại và tới đây, khi người Việt quan tâm nhiều hơn đến Hong Kong và Đài Loan, quan điểm của họ cũng sẽ được định hình bởi cách chính quyền ông Biden can thiệp vào căng thẳng Đài Loan – Trung Quốc.

Sự sụp đổ của Hong Kong dưới tay Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của phương Tây trong bối cảnh chủ nghĩa độc tài, chuyên chế có xu thế bành trướng. Tuy nhiên, trên mặt trận Đài Loan thì phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng vẫn đang duy trì được hình ảnh tốt. Ngoài ra, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là về một đối trọng với Trung Quốc, mà nó còn là câu chuyện về một dân tộc trong quá trình kiến quốc với lòng tự tôn cũng như với lựa chọn đúng đắn đứng về những giá trị dân chủ.

Tóm lại, trong bối cảnh chính trị Việt Nam, quyền lực mềm của Hoa Kỳ sẽ phải dựa vào những câu chuyện về nhân quyền, dân chủ của chính Hoa Kỳ như một tấm gương, và đồng thời dựa vào việc ủng hộ Đài Loan trước mũi dùi của Trung Quốc.

Sức mạnh của quyền lực mềm này sẽ còn được củng cố hơn nữa nếu Hoa Kỳ tạo điều kiện, thúc đẩy để xây dựng vị thế Đài Loan như một nhân vật "chính diện" trong bối cảnh chính trị của khu vực, đối nghịch lại với hình ảnh "phản diện" của Trung Quốc, cũng như truyền tải câu chuyện dân chủ hóa đầy cảm hứng của Đài Loan đến với công chúng Việt.

Những câu chuyện này sẽ càng đẩy người Việt ra xa hơn khỏi Trung Quốc, đồng thời khơi dậy khát vọng dân chủ hóa trong lòng Việt Nam.

Khi làm như vậy, Mỹ cũng sẽ tránh được việc truyền thông nhà nước Việt Nam dán nhãn mình là "thế lực thù địch" và bôi nhọ phong trào dân chủ trong nước mà Mỹ muốn ủng hộ. Truyền thông nhà nước sẽ không thể cáo buộc Mỹ là áp đặt các lý tưởng và giá trị chính trị của phương Tây lên Việt Nam, hay là đạo đức giả ở Việt Nam trong khi chính "sân nhà" của Mỹ thì hỗn loạn.

Mỹ nên tiếp cận phong trào dân chủ Việt Nam như thế nào ?

Trong bối cảnh chính phủ Việt Nam không quan tâm mấy đến tâm ý người dân đối với vấn đề Trung Quốc và không ngần ngại sử dụng vũ lực chống lại các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, thì việc nâng khát vọng dân chủ hóa và tinh thần chống Trung trong người dân liệu có ích gì ?

Với câu hỏi này, cần xác định là chiến lược ngoại giao công chúng phải lấy mục đích trọng yếu là xây dựng nhận thức của đại chúng và cảm hứng hành động trong người dân – những tiền đề để dẫn đến tinh thần tự chủ chính trị trong công dân và các hành động đối lập tập thể.

Các chương trình ngoại giao công chúng của những tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã bỏ ngỏ đường hướng này, cũng như đã không thành công trong việc giúp phong trào dân chủ Việt Nam đạt được sự quan tâm, đồng cảm, và ủng hộ của quần chúng.

Thông qua các cuộc trò chuyện với những nhà hoạt động chủ chốt trong phong trào nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, tôi thấy rằng sức mạnh thoạt trông có vẻ bất khả chiến bại của chính phủ Việt Nam trong việc đàn áp những người bất đồng chính kiến, các cuộc biểu tình, và khăng khăng theo đuổi các chính sách bị quần chúng chỉ trích, xuất phát từ thực tế là phong trào nhân quyền và dân chủ còn nhỏ về số lượng và còn yếu về độ bám rễ trong dân.

Đồng thời, nó cũng xuất phát từ thực trạng là đại bộ phận quần chúng dù có dư sự phẫn nộ và bất mãn với nhà cầm quyền và các bất công trong xã hội, họ lại thiếu sự hỗ trợ về tư duy chính trị để có thể biến những bất mãn và phẫn nộ đó thành các yêu cầu dân chủ hóa chặt chẽ về lý luận và mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức trước nhà cầm quyền.

Vì vậy mà việc hun đúc tinh thần tự chủ chính trị trong công dân và thúc đẩy các hành động phản kháng tập thể là một mũi nhọn mà Mỹ không nên bỏ lỡ trong chính sách ngoại giao công chúng và nâng cao quyền lực mềm, qua đó cũng tạo được những đột phá quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam.

Đăng Nguyễn

Nguồn : Luật Khoa, 08/11/2021

Phiên bản tiếng Anh của bài viết này đã được đăng tải trên The Vietnamese vào ngày 9/10/2021 với tiêu đề "Biden’s Emphasis On Soft Power And What It Means For Vietnam’s Democracy Movement ".

Chú thích :

1. Green, M., J. (2021, 13 Jan). Biden makes his first bold move on Asia. The Guardian.

2. Cull, N. (2009). Public Diplomacy Before Gullion : the Evolution of a Phrase. In : Snow, N. and Taylor, P. (eds). Routledge Handbook of Public Diplomacy (pp. 19/23). Tayler & Francis.

3. Cull, N. (2008). The Cold War and the United States Information Agency. Cambridge :Cambridge University Press.

4. Nye, J. (2008). Public diplomacy and soft power. The Annals of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94/109.

5. Cf. [4]

6. Seah, S. et al., (2021). The state of Southeast Asia : 2021. Singapore : ISEAS Yusof Ishak Institute.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 6