Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/02/2021

Tình hình Biển Đông đột ngột giao động những ngày Giáp Tết

Nhiều tác giả

M tiếp tc răn đe Trung Quc Thái Bình Dương

Trân Văn, VOA, 03/02/2021

Bn oanh tc cơ loi B-52H ca Không đoàn 96, trú đóng ti căn c không quân Barksdale tiu bang Loiusiana (mt tiu bang min Nam nước M) va được điu đng đến căn c không quân Andersen Guam (mt hòn đo thuc M khu vc Tây Thái Bình Dương).

rande1

Mt chiếc B-52H ca Không Quân Hoa K.

Không quân M cho biết vic thành lp phi đoàn đc nhim (Task Force) vi bn oanh tc cơ và khong 200 quân nhân va k, gi phi đoàn này đến Guam nhm gia tăng mc đrăn đe chiến lược đcng c trt t mà lut pháp quc tế đã xác lp khu vc n Đ - Thái Bình Dương. C bn oanh tc cơ này đu đã đến Guam vào ngày 26 tháng 1.

Task Force vi bn B-52H đến Guam mt ngày trước khi Trung Quc cm các phương tin hàng hi lưu thông Vnh Bc b đ tp trn (t 27 tháng 1 đến 30 tháng 1) và năm ngày trước khi Lut Hi cnh mi ca Trung Quc (cho phép hi cnh Trung Quc kim tra, bt gi, tiêu dit tt c các phương tin hàng hi qua li, phá hy các công trình ti nhng vùng bin mà Trung Quc bo là ca Trung Quc) có hiu lc thc thi (1 tháng 2 năm 2021).

Stars and Stripes – mt t báo ca quân đi M - nhn manh :T Guam, các B-52H có th d dàng tiếp cn bin Đông, nơi mà c M ln Trung Quc cùng mun khng đnh sc mnh quân s, nơi mà cách nay na năm, B Ngoi giao M đã tng lên tiếng bác b yêu sách ca Trung Quc v ch quyn trên các đo, các bãi đá vùng bin này.

Năm 2018, Không quân M quyết đnh chm dt vic duy trì các phi đoàn oanh tc thường trc Guam vn đã kéo dài sut 15 năm. Quyết đnh này da trên Chiến lược Quc phòng mi ca M - điu chnh s phân b lc lượng đ đi phó vi nhng tình hung không th d đoán.

Tuy nhiên t đó đến nay, Không quân M liên tc điu đng nhiu phi đoàn điu khin các loi oanh tc cơ khác nhau (B-1 Lancer, B-2 Spirit) luân phiên đn trú ti Guam. Phi đoàn B-52 gn nht tng được điu đng đến Guam là nhng quân nhân thuc Không đoàn 9 Vin chinh, trú đóng căn c không quân Dyess tiu bang Texas.

Theo Không quân M, s dĩ phi luân chuyn các phi đoàn oanh tc đến Guam, duy trì sc mnh v không lc khu vc n Đ - Thái Bình Dương vì mc đ căng thng ti khu vc này gia tăng : phía Tây ca Thái Bình Dương, Trung Quc tìm nhiu cách đ xác lp ch quyn ti bin Đông, M kháng c vì mun bo v quyn t do lưu thông đó. Chưa k cũng vì mun khng đnh ch quyn ti nhng nơi khác trong khu vc, Trung Quc liên tc khiêu khích Nht, Đài Loan.

Không quân M ch thông báo chung chung :Nhim v ca các phi đoàn oanh tc là chng minh mc đ kh tín v kh năng ca Không quân M trong môi trường đa dng và phc tp ca an ninh toàn cu. Tt c các phi đoàn phi làm quen đ có th hot đng các khu vc khác nhau.

Ging như các phi đoàn đã được điu đng đến Guam trong thi gian va qua, phi đoàn oanh tc va được gi đến Guam s tham gia tp luyn và h tr các lc lượng khác ca quân đi M, cũng như các đng minh và đi tác ca M khu vc n Đ - Thái Bình Dương, chng hn Không quân ca lc lượng phòng v Nht (*).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/0/2021

Chú thích

(*) https://www.stripes.com/news/pacific/air-force-deploys-four-b-52-bombers-to-guam-for-strategic-deterrence-mission-1.660532

***********************

Làm cách nào để quan hệ Đài Loan - Hoa Kỳ thời Tổng thống Biden vững như bàn thạch ?

Thùy Dương, RFI, 01/02/2021

Sẽ không thể có chuyện Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan. Tân chính quyền Mỹ của Joe Biden đã muốn ghi dấu ấn riêng và thể hiện rõ quan điểm : kiên quyết ủng hộ Đài Bắc ; nói không với chủ nghĩa đơn phương gây bất ổn của Donald Trump.

bd1

Khu trục hạm Mỹ USS Barry (DDG 52) đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông ngày 21/11/2020. Ảnh US Navy.  © USS Barry (DDG 52) - Seaman Molly Crawford

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn nguyên : Đối phó với Trung Quốc của Tập Cận Bình, phải làm thế nào để vận mệnh chung của Đài Loan và Mỹ gắn kết lâu dài ? Chính quyền Đài Bắc có cần tiếc nuối Donald Trump hay không ? Sự thay đổi ở thượng tầng lãnh đạo Mỹ, với phe Dân Chủ của Joe Biden, liệu có thể dự báo Mỹ sẽ bớt chống Trung Quốc ?

Trên trang mạng Châu Á Asialyst ngày 27/01/2020, nhà nghiên cứu Jean-Yves Heurtebise, đồng sáng lập tạp chí Monde Chinois Nouvelle Asie [Thế giới Trung Hoa-Châu Á mới], cố gắng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết "Vững chắc như bàn thạch : Tương lai nào cho quan hệ Đài Loan và Mỹ thời Biden ?".

Quả thực mức độ ủng hộ dành cho Đài Loan mà chính quyền Trump thể hiện trong 4 năm qua vô cùng cao. Washington đã bán cho Đài Bắc nhiều loại vũ khí tinh vi như tên lửa Harpoon, xe tăng Abrams và chiến đấu cơ F-16. Các phương tiện pháp lý cũng được tăng cường : Đạo luật Du lịch Đài Loan, Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Đạo luật Đài Bắc, Đạo luật Không phân biệt đối xử với Đài Loan, Đạo luật Bảo đảm An ninh cho Đài Loan, Đạo luật Phòng thủ Đài Loan.

Các quan chức Hoa Kỳ đã thực hiện hoặc dự kiến nhiều chuyến công du đến Đài Bắc : chuyến thăm của thứ trưởng Ngoại Giao đặc trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường, Keith Krach, hồi tháng 09/2020 ; chuyến công du của bộ trưởng Y tế Alex Azar vào tháng 10/2020. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft, dự kiến thăm Đài Loan hồi tháng 01/2021 nhưng chuyến đi sau đó bị hủy sau khi xẩy ra vụ tấn công Điện Capitol của những người ủng hộ Donald Trump. Đỉnh điểm là vào ngày 10/01, Washington thông báo hủy hỏ mọi biện pháp hạn chế quan chức Mỹ trong các cuộc tiếp xúc với đồng sự Đài Loan.

Mức độ ủng hộ đã cao đến mức mọi dấu hiệu giảm nhẹ hay lui bước đều bị cả Trung Quốc và Đài Loan coi đó là thái độ bỏ mặc, thậm chí là hèn nhát. Chính vì thế, ngày từ đầu, tân chính quyền Biden đã chọn cách tạo ấn tượng.

Lời mời đại diện Đài Loan đến lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ Biden

Biểu hiện mang tính tượng trưng đầu tiên cho sự ủng hộ của tân chính quyền Mỹ đối với Đài Bắc chính là lời mời đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Washington, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Joe Biden. Đây là lần đầu tiên đại sứ trên thực tế của Đài Loan được mời đến lễ nhậm chức tổng thống Mỹ kể từ năm 1979. Emily Horne, tân phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Nhà Trắng đã "thông ngôn" cho những ai có thể chưa hiểu thông điệp nói trên : "Cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan vững chắc như bàn thạch".

Biểu hiện thứ hai cho thấy Washington sẽ ủng hộ Đài Bắc lâu dài qua những phát biểu của Antony Blinken trong phiên điều trần tại Thượng Viện vào ngày 20/01 để được xác nhận làm tân ngoại trưởng Mỹ. Chính quyền Biden thừa nhận và nói rõ sẽ tiếp tục đường lối của chính quyền Trump về Trung Quốc và Đài Loan. Tân ngoại trưởng Mỹ khẳng định Trung Quốc là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ.

Antony Blinken cũng thể hiện mối quan tâm duy trì và củng cố sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, trước tiên là sự hiện diện của Đài Bắc trong các tổ chức quốc tế : Đối với các tổ chức không cần quy chế quốc gia thành viên thì "Đài Loan cần trở thành thành viên". Còn đối với các tổ chức quốc tế còn lại thì sẽ "có các cách khác" để Đài Loan tham gia, và trong mọi trường hợp, "Đài Loan cần có vai trò lớn hơn trên thế giới".

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ủng hộ quyết định của người tiền nhiệm Mike Pompeo giảm nhẹ các hạn chế về quan hệ chính thức với Đài Bắc. Ông Blinken muốn tân chính quyền Mỹ hành động phù hợp với mục đích của Đạo luật Bảo đảm An ninh cho Đài Loan. Cuối cùng, tân ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cao cấp nhất của chính phủ Đài Loan : ông không chỉ tiếp bà Thái Anh Văn tại bộ Ngoại Giao khi bà là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan mà ông còn nói chuyện với bà nhiều lần sau khi bà Thái Anh Văn nhậm chức tổng thống hồi năm 2016.

Tàu sân bay Mỹ đến Biển Đông

Chủ nhật 24/01, một ngày sau khi 15 máy bay quân sự của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không phía tây nam Đài Loan (ADIZ), hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt, được hai khu trục hạm và một tàu tuần dương hộ tống, đã tiến vào Biển Đông để thúc đẩy "các quyền tự do trên biển", cùng lúc một trinh sát cơ tàng hình U2 của Mỹ bay trên vùng biển này.

Trong một thông cáo bằng văn bản viết cụ thể về vụ xâm nhập này, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ tái khẳng định quan điểm chính thức của Hoa Kỳ và tân chính quyền : "Chúng tôi liên tục kêu gọi Bắc Kinh ngừng gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế chống lại Đài Loan, thay vào đó hãy tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các đại diện Đài Loan được bầu lên một cách dân chủ. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các quốc gia bạn hữu và đồng minh để thúc đẩy sự thịnh vượng, an ninh và các giá trị chung trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - và điều đó bao gồm cả việc đưa mối quan hệ của chúng tôi với Đài Loan dân chủ trở nên sâu sắc hơn. […] Cam kết của chúng tôi đối với Đài Loan vững chắc như bàn thạch và góp phần vào việc duy trì hòa bình và sự ổn định ở eo biển Đài Loan và trong khu vực".

Tuy nhiên, mối quan hệ của nước Mỹ thời Joe Biden với Đài Loan của Thái Anh Văn không thể "sao y bản chính" mối quan hệ Mỹ - Đài Loan mà chính quyền Donald Trump khởi dựng.

Không còn một đồng minh gây khó xử

Trước tiên, trong quan hệ sắp tới sẽ không còn một nhân tố quan trọng : Donald Trump. Cho đến hết nhiệm kỳ, Donald Trump vẫn là một đồng minh gây khó xử. Trong khi các cộng sự của ông Trump quyết tâm gạt Trung Quốc ra bên lề cộng đồng quốc tế qua việc lên án, buộc Bắc Kinh phải "phòng thủ" trong các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông, thì mối quan hệ cá nhân mà Trump từng muốn thiết lập với tổng thống Nga Putin, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, thậm chí ban đầu là với cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm lu mờ các thông điệp của Washington.

Vụ chiếm điện Capitol do những người ủng hộ ông Trump tiến hành hôm 06/01 cũng đã làm át đi những lời chỉ trích của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vụ các nhà hoạt động Hồng Kông bị trấn áp, dựa theo luật An ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt ở thành phố này. Về ý thức hệ, vụ chiếm Điện Capitol như một món hời trên trời rớt xuống cho Tập Cận Bình, cũng như các nhà tư tưởng của Trung Quốc và các nước khác, tạo cho họ cơ hội bình luận về "sự phá sản" của nền dân chủ Mỹ.

Chính quyền Trump đôi khi hành động quá đơn phương, không tham khảo ý kiến ​​Đài Bc đầy đủ v mt s quyết định có th làm đảo ln s cân bng trong khu vc,trong khi vic tăng cường quan h phi mang tính tương h, tun t tng bước và đa phương : Washington phải thuyết phục các đối tác tăng cường quan hệ với Đài Bắc để củng cố vị thế của chính nước Mỹ.

Trò chơi mơ hồ của Quốc Dân Đảng

"Trở ngại" cuối cùng được dỡ bỏ không phải là từ Washington hay Bắc Kinh mà là ở chính Đài Bắc, trong nội bộ đảng đối lập, Quốc Dân Đảng. Chiến lược của Quốc Dân Đảng hiện giờ vẫn rất mơ hồ. Liên tục chỉ trích là Đài Loan bị cô lập về ngoại giao trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của bà Thái Anh Văn, nhưng Quốc Dân Đảng không chịu công nhận Đài Loan đã được quốc tế biết đến nhiều hơn nhờ tổng thống Thái Anh Văn và việc xử lý dịch Covid-19.

Đầu tháng 10/2020, Quốc Dân Đảng đề xuất lên Quốc hội do Đảng Dân Tiến (DPP) chiếm đa số hai dự thảo nghị quyết : Thứ nhất là chính phủ nên nỗ lực thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ dựa vào Đạo luật Quan hệ Đài Loan giúp Đài Bắc phòng thủ trước mối đe dọa từ Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao, kinh tế hoặc an ninh, nếu Bắc Kinh rõ ràng gây nguy hiểm cho an ninh và các định chế xã hội - kinh tế của Đài Loan ; thứ hai là các nỗ lực ngoại giao của chính phủ với Hoa Kỳ cần có mục tiêu là hướng tới việc nối lại quan hệ ngoại giao chính thức với Washington.

Hai dự thảo nghị quyết nói trên khiến nhiều người ngạc nhiên và có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Quốc Dân Đảng muốn tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng trong việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ qua đó chứng tỏ là họ thay đổi ? Phải chăng Quốc Dân Đảng tìm cách đặt đảng Dân Tiến vào tình thế khó khăn là phải đối mặt với một giải pháp triệt để rồi sau này chỉ trích DPP mạnh hơn và trách cứ đảng Dân Tiến lẩn tránh trách nhiệm nếu giải pháp này bị phủ quyết (giải pháp này đã được chấp thuận) ? Hay Quốc Dân Đảng muốn Bắc Kinh gây áp lực với Đài Bắc nếu dự thảo nghị quyết được thông qua để rồi sau đó lại cho rằng Đài Loan không thể được bảo vệ và không thể dựa vào Hoa Kỳ để phòng thủ ?

Nên hiểu thế nào về chuyện trong hai ngày 21-22/01, Quốc Dân Đảng đề xuất phong tỏa một phần chi phí hoạt động của đại diện Đài Loan tại Mỹ (Hsiao Bi-khim) và tại CH Séc (Ke Liang-ruey) ? Chuyện này diễn ra một ngày sau khi Hsiao Bi-khim chính thức được mời dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Biden và nhiều tháng sau chuyến thăm Đài Bắc của phái đoàn chính thức của CH Séc do Miloš Vystrčil, chủ tịch Thượng Viện, dẫn đầu. Đây rõ ràng là hai thành công ngoại giao lớn nhất của Đài Loan trong nhiệm kỳ thứ hai của bà Thái Anh Văn cho tới nay. Phải chăng Đảng cộng sản Trung Quốc cài người vào lũng đoạn Quốc Dân Đảng ? Đây là cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng ? Quốc Dân Đảng tạo sự mơ hồ về chiến lược để tránh bị cuốn vào cuộc xung đột gần như không thể tránh khỏi giữa Bắc Kinh và Washington ? …

Sự phụ thuộc kép

Trong khu vực ASEAN, mong muốn duy trì "cân bằng chiến lược" trên thực tế thường có nghĩa là khuất phục chính trị trước trật tự khu vực theo ý Bắc Kinh, kèm theo đó là sự lệ thuộc kinh tế vào trật tự tài chính toàn cầu do Mỹ và Tổ Chức Tiền Tệ Quốc Tế ấn định. Tuy nhiên, sự phân chia không còn đơn giản như vậy nữa. "Con đường tơ lụa mới" muốn tăng cường khía cạnh thương mại (cho vay, đầu tư) và quân sự (căn cứ, tập trận chung) trong tiến trình chư hầu hóa chính trị trong khu vực của Bắc Kinh. Trong khi đó, chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" có ý định gắn ý thức hệ (thế giới tự do chống lại các chế độ độc tài) với sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ.

Đối với Đài Bắc, tình hình hơi khác một chút : Đài Loan "lệ thuộc" Bắc Kinh về thương mại (40% xuất khẩu) nhưng lại "lệ thuộc" quân sự vào Washington. Quốc Dân Đảng, muốn tăng vế thứ nhất, giảm vế thứ hai, nên duy trì câu chuyện về bản sắc Trung Hoa của Đài Loan. Còn đảng Dân Tiến cầm quyền, để củng cố vế thứ hai, phải giảm vế thứ nhất và dựa vào việc củng cố bản sắc Đài Loan. (Theo một khảo sát hồi năm 2020, 67% dân Đài Loan coi mình là người Đài Loan, chỉ có 2,4% nhận mình người Hoa)

Đảng Dân Chủ của tổng thống Mỹ Biden và đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn có thời hạn đến năm 2023 để gắn kết vận mệnh chính trị chung của Đài Loan và Mỹ, đối chọi lại với quyết định luận về địa lý và văn hóa. Và điều này chắc chắn sẽ phải dựa vào chủ nghĩa đa phương cả về quân sự (thông qua bộ tứ QUAD) và kinh tế (thông qua việc mở rộng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương).

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 01/02/2021

********************

Tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập hàng ngày vùng đặc quyền kinh tế các nước Thái Bình Dương

Thụy My, RFI, 01/02/2021

Báo Nikkei của Nhật ngày 31/01/2021 cảnh báo các tàu khảo sát của Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác ở Thái Bình Dương một cách bất hợp pháp, bị nghi ngờ là với mục đích quân sự.

tau2

Tàu tuần duyên Mỹ USS Gabrielle Giffords (phía trên) đang hoạt động tại Biển Đông sát gần với Hải Dương Địa Chất 4 (Hai Yang Di Zhi 4) của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 01/07/2020.  © @U.S. Navy

Nikkei đã phân tích các dữ liệu về hệ thống nhận diện 32 tàu khảo sát Trung Quốc, do trang web theo dõi hải hành Marine Traffic cung cấp, trong 12 tháng qua. Tờ báo nhận thấy trên Biển Đông, các tàu này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng hầu như hàng ngày.

Chẳng hạn hồi tháng 4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đi vào EEZ của Malaysia và liên tục hoạt động gần West Capella, một giàn khoan do Anh và Petronas cùng khai thác. Trong đa số trường hợp, các tàu khảo sát này được nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, gây căng thẳng với lực lượng tuần duyên nước sở tại. Tháng 7/2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 xâm nhập EEZ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau đó chính quyền Trump đã điều chiến hạm USS Gabrielle Giffords đến khu vực này.

Bắc Kinh coi "chuỗi đảo thứ nhất" (gồm các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, Bắc Philippines, Borneo) có tầm quan trọng chiến lược. Nhưng nay Trung Quốc còn khảo sát xa hơn cả "chuỗi đảo thứ hai" ở Tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản đến Guam, Indonesia.

Từ tháng 4/2020, tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 10 đã khảo sát ba địa điểm ở phía nam đảo Guam, còn Hướng Dương Hồng 1 đi sát Guam, Tân Ghinê, duyên hải tây bắc Úc… Khu vực Guam rất quan trọng vì có nhiều khoáng sản, và lại càng mang tính chiến lược trong trường hợp nổ ra xung đột ở eo biển Đài Loan.

Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), có 64 tàu khảo sát được đăng ký của Trung Quốc, đóng trong khoảng trước và sau năm 1990, trong khi Mỹ chỉ có 44 và Nhật 23. Thường thì các tàu khảo sát đáy biển gởi sóng âm thanh vào đại dương và lấy mẫu vật dưới biển, nhưng trong số 17 tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập EEZ của các nước khác trong năm qua, hơn 10 tàu có những hoạt động khả nghi, được cho là nhằm mục đích quân sự.

Mới đây Hướng Dương Hồng 3 đã bị Indonesia ngăn cản vì âm thầm di chuyển trong EEZ của nước này, không bật tín hiệu nhận diện (AIS). Phát ngôn viên Hải quân Pháp Eric Lavault lưu ý : "Trung Quốc đang vẽ bản đồ đáy biển để các tàu ngầm nguyên tử của họ có thể đi qua".

Thụy My

Nguồn : RFI, 01/02/2021

********************

Biển Đông : Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ

Bắc Kinh loan báo mở một cuộc tập trận tại Biển Đông (Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc) trong tuần này. Hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh một hải đội tác chiến Mỹ tiến vào khu vực.

bd2

Chiến đấu cơ J15 của Trung Quốc thao dợt tập tác chiến trên tàu sân bay Liêu Ninh ngày 15/04/2018.

Theo Reuters, thông báo của chính quyền Trung Quốc kèm theo lệnh cấm tàu thuyền đi lại trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở phía tây bán đảo Lôi Châu (Leizhou) từ ngày 27 đến 30 tháng 01/2021. Trung Quốc không cho biết chi tiết khi nào tập trận diễn ra và với cường độ nào.

Quyết định diễu võ dương oai của quân đội Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, phía đông Việt Nam, công bố đúng vào lúc này có phải là ngẫu nhiên hay không ?

Reuters lưu ý bối cảnh : Thứ nhất, một ngày sau khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ, Hoa Kỳ đưa một hải đội tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu, vào vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích, để bảo đảm quyền tự do lưu thông quốc tế.

Hôm thứ Hai, 25/01/2021, Bắc Kinh lên án Mỹ thường xuyên đưa tàu sân bay vào Biển Đông, phô trương cơ bắp, đe dọa ổn định và hòa bình.

Bối cảnh thứ hai là tại Hà Nội, diễn ra Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, một sự kiện chính trị quan trọng của quốc gia láng giềng.

Song song với thông báo tập trận trên biển, Trung Quốc còn diễn tập phóng tên lửa mới đạn đạo tầm trung DF-26 ở phía đông và phía tây Hoa lục.

Liên đoàn khoa học gia Mỹ (FAS), trụ sở ở Washington và tạp chí quốc phòng Kanwa Defense ở Canada cho biết các dàn tên lửa ở Sơn Đông và Tân Cương với DF-26 có khả năng phóng tới Ấn Độ và căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Đài Loan hôm nay 26/01/2021, tổ chức tập trận theo "kịch bản không chiến", sau hai đợt máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận,

Hãng tin Al Jazeera của Qatar cho biết cuộc tập trận xuất phát từ căn cứ không quân ở cực nam hải đảo, huy động nhiều chiến đấu cơ và hỏa tiễn phòng không.

Tuần trước, ông Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Review (trụ sở tại Canada), nói rằng, Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc đã triển khai khoảng 16 bệ phóng DF-26 tới căn cứ Thanh Châu ở tỉnh Sơn Đông và một số bệ phóng loại tên lửa đạn đạo tầm trung này tới thành phố Korla ở khu tự trị Tân Cương trên miền viễn tây.

Ông Chang cho rằng, vị trí triển khai tên lửa DF-26 cho thấy Ấn Độ nằm trong tầm bắn và căn cứ hải quân của Mỹ ở thành phố Yokosuka và các tiền đồn quân sự khác của Mỹ tại Nhật Bản nằm trong vòng nguy hiểm.

DF-26 là loại tên lửa đạn đạo phóng từ bệ phóng đặt trên xe dễ dàng di chuyển trên đường. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 5.000 km.

bd3

Ảnh tên lửa đạn đạo DF-26 của quân đội Trung Quốc

Theo BBC Tiếng Trung, mới hôm 25/01/2021, Trung Quốc cử một số tàu hải cảnh ra vùng biển này để tìm kiếm ngư dân gặp nạn.

Trong tháng 12/2020, ba tàu hải cảnh số 0127, 0128, 0129 của Trung Quốc đã có các hoạt động diễn tập gần bờ.

Cũng trong năm 2020, Trung Quốc tiến hành tới 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó chín lần ở Vịnh Bắc Bộ.

Quy mô và sự tham gia của Hải quân Quân Giải phóng trong các lần tập trận này rất khác nhau.

Có những lần Trung Quốc điều tàu sân bay Sơn Đông và tàu đổ bộ Type 075 tham gia, nhưng có những lần chỉ là diễn tập thông thường với tàu hải cảnh.

Căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc nằm trên bán đảo Lôi Châu là đồn trú của các tàu chiến mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải, còn tàu ngầm thì đóng ở căn cứ trên đảo Hải Nam.

Hãng tin Reuters hôm 26/01 cho hay cả việc Trung Quốc "diễn tập quân sự ở phía Tây vịnh Bắc Bộ" và đoàn chiến hạm Hoa Kỳ vào Biển Đông xảy ra sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, và khi Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 họp tại Hà Nội.

Truyền thông Đài Loan hôm 26/01 cũng đăng tải các tin này sau khi có các cuộc xâm nhập đông đảo của không quân Trung Quốc ở vùng quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Tuy thế, trong quá khứ các tuyến hải hàng của tàu chiến Hoa Kỳ và các nước thường chỉ đến gần Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) rồi rẽ về phía Đông Bắc, có thể tới thăm Hong Kong (khi quan hệ Mỹ – Trung còn bình thường), hoặc đi vào Eo biển Đài Loan để phô trương sức mạnh.

Các chính quyền Trump và Biden đều tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Đài Loan dù không công nhận ngoại giao chính thức chính quyền trên hòn đảo này.

Vịnh Bắc Bộ đã được phân định biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam sau nhiều giai đoạn được quan chức Việt Nam mô tả là khó khăn.

Giai đoạn đầu từ 1974 đến 1978 rồi bị gián đoạn vì chiến tranh Trung – Việt.

Từ 1991 đến 2000, các đoàn hai bên đã làm việc qua hàng chục lần gặp, hội họp và đàm phán cấp chính phủ để đến 25/12/2000, thì Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mới được ký kết, theo ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói với báo chí.

Căn cứ vào Đường trung tuyến phân định Vịnh Bắc Bộ chạy qua 21 điểm, được đăng trên báo Nhân Dân (29/07/2004) và những gì Trung Quốc vừa công bố thì phạm vi ‘cấm tàu thuyền’ cho hoạt động diễn tập hải quân của phía Trung Quốc nằm về phía Đông của đường phân định này.

Theo các báo Việt Nam, Vịnh Bắc Bộ có diện tích gần 130.000 km2. Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng 207 km. Bờ Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam dài 800 km, phía Trung Quốc gần 700 km.

Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương và bờ xa nhất về phía Đông Bắc là bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông.

Ông Biden ‘kiên nhẫn chiến lược’ với Trung Quốc

Chữ ‘kiên nhẫn chiến lược’ trong chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Trung Quốc gợi lên chiến lược tương tự những gì cựu tổng thống Barack Obama từng dùng.

Cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là một đặc điểm mấu chốt của thế kỷ 21.

Dư luận quốc tế đã tiến thêm một bước trong việc đoán định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Biden.

Hôm 25-1 (giờ Mỹ), Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử ông Antony Blinken vào vị trí ngoại trưởng. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki sau đó cũng đã có những phát biểu chính thức đầu tiên về đối ngoại.

"Trung Quốc thách thức giá trị, lợi ích Mỹ"

Quan điểm của Washington dưới thời ông Biden có thể vẫn xem Bắc Kinh là đối trọng số một, nhưng cách làm sẽ khác thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.

Phát biểu hôm 25-1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Psaki cho biết Mỹ đang tham vấn cùng đồng minh và xem xét chính sách với Trung Quốc. Cũng như những lập luận từng xuất hiện trong thời ông Trump, bà Psaki khẳng định Trung Quốc đang là tác nhân thách thức giá trị và lợi ích Mỹ.

"Những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua là sự quyết đoán hơn của Trung Quốc với nước ngoài, và Bắc Kinh hiện thách thức đáng kể đối với an ninh, thịnh vượng và giá trị của chúng ta, vì vậy đòi hỏi một cách tiếp cận mới của Mỹ. Chúng tôi muốn tiếp cận điều này với một chút kiên nhẫn chiến lược", bà Psaki nói.

Thông điệp này được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng ngày có phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong đó ông kêu gọi phối hợp toàn cầu về vấn đề đối phó đại dịch Covid-19 cũng như các thách thức khác.

Ông Tập cũng cảnh báo rằng sự đối đầu, bao gồm thương chiến, sau cùng sẽ chỉ làm tổn thương lợi ích của mọi bên.

Theo bà Psaki, thông điệp của ông Tập sẽ không ảnh hưởng tới lập trường hiện nay của Mỹ với Trung Quốc. Washington vẫn nhìn nhận rằng họ đang trong một "cuộc cạnh tranh nghiêm trọng" với Bắc Kinh.

Thư ký báo chí Nhà Trắng tiếp tục cáo buộc Trung Quốc có hành vi làm tổn thương người lao động Mỹ, ngành công nghệ Mỹ và "đe dọa đồng minh của chúng ta cũng như tầm ảnh hưởng của chúng ta trong các tổ chức quốc tế".

Giới quan sát quốc tế không mất nhiều thời gian để tập trung vào chữ "kiên nhẫn" của bà Psaki, vì từ này phảng phất cách tiếp cận "kiên nhẫn chiến lược" mà cựu tổng thống Obama đã áp dụng ở câu chuyện hạt nhân Triều Tiên và Châu Á nói chung.

Ông Biden tiếp quản vị trí lãnh đạo nước Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên căng thẳng trong hầu hết các lĩnh vực từ thương mại, công nghệ, nhân quyền cho tới sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể là điểm mấu chốt cho thấy ông Biden sẽ phải có điều chỉnh trong chính sách với Trung Quốc.

Tờ Financial Times (Anh) hồi cuối năm ngoái cho biết các đồng minh Mỹ ở Châu Á đã thúc giục ông Biden "tránh lặp lại những thất bại chiến lược của chính quyền Obama".

Các quan chức và chuyên gia Châu Á lo ngại rằng ưu tiên hiện nay của ông Biden sẽ tập trung cho đối nội, với việc đối phó Covid-19 và hồi phục kinh tế.

Lấy ví dụ, John Delury, một chuyên gia về Châu Á tại Đại học Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc), cảnh báo rằng vấn đề đối nội của Mỹ sẽ "áp đảo" đồng nghĩa các vấn đề như đàm phán hạt nhân Triều Tiên sẽ không còn là ưu tiên.

Ngoài ra, một mối quan hệ tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc mà ông Biden theo đuổi cũng bị nghi sẽ ảnh hưởng tới cam kết của Mỹ đối với Đài Loan và Biển Đông.

Ông Biden trong thời gian tranh cử năm 2020 cũng cho biết ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc, dù phản đối cách ông Trump đơn phương tăng thuế nhập khẩu dẫn tới các màn tăng thuế quan trả đũa trong thương chiến.

Ông Blinken, người được ông Biden chọn làm ngoại trưởng, tại phiên điều trần ở Thượng viện vừa qua cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc, một cách làm mà ông cho là "đúng" dưới thời cựu tổng thống Trump.

Nói cách khác, chính quyền Biden thể hiện rằng họ tán đồng thái độ cứng rắn với Trung Quốc như thời ông Trump, song cách thức hành động sẽ "kiên nhẫn" hơn, "có tính chiến lược" hơn và phối hợp với các đồng minh nhiều hơn.

Nhìn chung, các nước, bao gồm ở Châu Á, đang đặt kỳ vọng vào chính quyền ông Biden. Ông có "kiên nhẫn chiến lược" với Trung Quốc, hẳn cũng sẽ phải là một kiểu "kiên nhẫn" khác.

"Kiên nhẫn chiến lược" từng thất bại ?

Tổng thống Obama từng áp dụng chính sách "kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên".

Ông Obama không hành động nhanh như ông Trump sau này, thay vào đó kiên nhẫn duy trì sức ép trong lúc chờ đợi Bình Nhưỡng chấp nhận quay lại đàm phán giải trừ hạt nhân.

Tuy nhiên, đối với một số luồng ý kiến, "kiên nhẫn chiến lược" là một cách làm thất bại. Kyodo News dẫn lại các quan điểm chỉ trích cho rằng ông Obama đã không thể ngăn Triều Tiên phát triển năng lực vũ khí hạt nhân.

Hoàng Trung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 30/01/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Thùy Dương, Thụy My, Hoàng Trung
Read 459 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)