Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/02/2021

Người Việt trong và ngoài nước đón Tết giữa mùa đại dịch

Nhiều tác giả

Nhạc Xuân 2021 mới nhất đón Tết Tân Sửu

Kyo Official, 12/02/2021

Nguồn : Hoa Cỏ Mùa Xuân | Kyo York

********************

Nghệ sĩ Kyo York hát điệu dân ca Trống cơm Chống Covid-19

Ca khúc Trống Cơm được chuyển thể lời thành ca khúc Chống Covid-19

Nhạc : Dân ca Bắc bộ - Lời Việt – Hòa âm : Khúc Đạo Minh - Bè : Thanh Lan - Thu âm : Vũ Thắng - Kiengcan Entertainment #TrongCom #ChongCovid ​19 #KyoYork

English version/Singer : Kyo York

Nguồn : Kyo York OFFICIAL

********************

Chng dch Covid-19 : Thách thc gia ‘hoàng hôn nhim kỳ’ ca lãnh đo Việt Nam

VOA, 13/02/2021

Làn sóng dch mi din ra ti Vit Nam trong dp Tết Nguyên Đán đang đ ra mt trong nhng thách thc ln nht cho Đảng cộng sản, theo phân tích ca mt chuyên gia v chính sách công ca Vit Nam, khi nó rơi vào đúng giai đon "hoàng hôn nhim kỳ", thi đim mà h thng lãnh đo mi, cũ chưa được phân đnh rch ròi chính thc.

dontet1

Chng đi dch Covid-19 được Tng bí thư Nguyn Phú Trng nhn mnh là "nhim v trng tâm trước mt" ca h thng lãnh đo Vit Nam.

Sau Đi hi 13 ca Đảng cộng sản, Vit Nam cơ bn đã đnh hình cơ cu lãnh đo cp cao nht cho 5 năm ti, vi ông Nguyn Phú Trng tái nhim nhim k th 3 v trí tng bí thư. Tuy nhiên, đ có được b máy điu hành chính thc hoàn chnh thì cn phi đi đến phiên hp tiếp theo ca Quc hi, d kiến s din ra vào ngày 22/2.

Hoàng hôn nhim k

"Khong trng là t đi hi đng cho đến lúc (hp) quc hi đ có được mt b máy nhà nước, chính ph. Khong trng này hay xy ra tình trng hoàng hôn nhim k, tc là nhng quan chc s thôi lãnh đo trong nhim k ti nhưng người ta vn còn gi chc cho đến khi hp quc hi, cho nên người ta cũng có th tranh th thi gian khong trng này đ trc li", PGS – Tiến sĩ Phm Quý Th, chuyên gia chính sách công t B Kế hoch & Đu tư Vit Nam, nhn đnh vi VOA.

Trong cuc gp chúc Tết các lãnh đo cp cao hôm 9/2, ông Nguyn Phú Trng nhn mnh đến "nhim v trng tâm trước mt" ca h thng lãnh đo Vit Nam là "phòng chng đi dch Covid-19 có hiu qu".

Nhim v này cũng được mt s lãnh đo cp cao khác liên tc lp li k t sau Đi hi 13, khi làn sóng dch mi khiến cho s ca nhim Covid-19 ti Vit Nam tăng lên vi tc đ và s lượng cao nht t trước ti nay.

Bt chp nhng nhc nh và đc thúc trên, theo Tiến sĩ Phm Quý Th, tình trng quan chc sp mãn nhim lơ là trách nhim chng dch là mt thc tế khó tránh khi vào bui "hoàng hôn nhim kỳ", và yếu t này s góp phn làm tăng nguy cơ bùng phát dch ti Vit Nam trong thi gian ti.

"Nhng quan chc như vy thì người ta e rng khi dch bùng phát như thế này, trách nhim chng dch ca h có th b xao nhãng, không thc s có mt tinh thn làm vic như khi h bt đu mt nhim kỳ",Tiến sĩ Phm Quý Th nói.

Tính đến ti 12/2 (mùng 1 Tết), Vit Nam báo cáo có 2.142 ca nhim Covid-19, trong đó có 520 ca nhim mi được ghi nhn trên nhiu tnh thành trong đt dch bt đu t ngày 27/1.

t này kh năng nguy him ca nó đã được báo đng mc cao nht, nghĩa là áp dng các ch th 15, 16 t đt chng dch trước, cho phép áp dng nhng bin pháp mnh nht, có th phong to c mt thành ph như đt dch th hai bùng phát Đà Nng".

Theo nhà nghiên cu này, s ch quan ca nhiu người dân ti Vit Nam, xut phát t tâm lý yên tâm vi công tác phòng chng dch ca chính quyn trong thi gian qua, đang là yếu t góp phn thêm vào nguy cơ bùng phát dch rt cao trong đt dch mi này, bên cnh nhng nguyên nhân khách quan kh dĩ v biến chng virus.

La th vàng

"Chc còn phi mt thi gian na mi có th khng chế được, nhưng s lan rng như thế này khiến cho chính quyn cũng có v bi ri bi vì Vit Nam là mt nước nghèo. Năng lc y tế cũng có gii hn", Tiến sĩ Phm Quý Th đưa ra nhn đnh vi VOA.

Ông phân tích : "Thí d mun thành lp mt bnh vin dã chiến như kiu Đà Nng thì thành ph Chí Linh (Hi Dương) không có kh năng. Cho nên khi Chí Linh b dch bnh lan rng thì người ta phi tháo d bnh vin dã chiến Đà Nng đ chuyn sang, vi cơ s khong 500 giường bnh. Như vy, năng lc ti ch là không đ đ kim chế dch hoc năng lc y tế đ điu tr cho bnh nhân mc Covid".

Chưa k đến nhng nguy cơ tim n v an ninh, chính tr, xã hi, ch vi nhng tác đng tiêu cc hin hin trước mt trên, theo Tiến sĩ Phm Quý Th, công tác phòng chng dch Covid-19, hơn lúc nào hết, đã tr thành mt trong nhng thách thc ln nht đi vi b máy lãnh đo mi ca Vit Nam trong nhim k này.

"Người ta có thêm nim tin hay bt nim tin vào b máy (lãnh đo) này hay không, đy chính là thách thc có th nhìn thy rõ nht", Tiến sĩ Phm Quý Th nói.

"Mc dù người ta có th tuyên truyn là rt thành công, thế nhưng thành công hay không thì đây s là mt th thách hay mt kim chng ca đi dch đi vi năng lc ca b máy hin ti trong vic chng dch đng thi vi thúc đy hay duy trì được tc đ tăng trưởng kinh tế mà người ta đt ra cho năm 2021 là khong 6%. Tôi e rng ch tiêu này là không (đt) được, hoc nếu có đt cũng không th bn vng được".

Tun trước, ngay sau khi va được trao quyết đnh b nhim v trí Trưởng ban Kinh tế Trung ương, y viên B Chính tr, B trưởng Công thương Vit Nam Trn Tun Anh nói trước báo gii rng năm 2021 s là năm "la th vàng", do tác đng xu ca đi dch Covid-19, bt chp nhng li thế t các Hip đnh Thương mi mà Vit Nam đã ký kết được trong năm qua.

Trong khi đó, Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti cuc hp vi Ban ch đo phòng chng dch Covid-19 hôm 8/2, đã yêu cu các quan chc phi "huy đng tng lc thc hin dp dch trit đ, thn tc khoanh vùng, truy vết, xét nghim trên din rng" đ nhanh chóng kim soát tình hình.

Nguồn : VOA, 13/02/2021

************************

Covid-19 tại Việt Nam : Tết cổ truyền không còn là Tết đoàn viên, sum họp của nhiều gia đình

Thùy Dương, RFI, 12/02/2021

Khi những ngày Tết Tân Sửu 2021 cận kề, Việt Nam bất ngờ phải đối phó với đợt dịch Covid-19 mới, bắt nguồn từ 2 ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, 1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh, được phát hiện hôm 28/01/2021.

dontet2

Thiếu nữ áo dài và hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Ảnh chụp ngày 22/01/2017.  Reuters (Ảnh minh họa)

Kèm theo nỗi lo dịch bệnh lây lan, bà con trong nước cũng phải thay đổi kế hoạch chuẩn bị đón Tết cho phù hợp với các quy định phòng chống dịch, phong tỏa cục bộ… Trao đổi với nhiều người, RFI Việt ngữ ghi nhận thái độ chung là dù lo lắng, buồn, thất vọng vì kế hoạch ăn Tết không được như ý, nhất là nhiều người sống xa quê không được về sum họp với gia đình, nhưng họ vẫn rất ý thức trong việc phòng tránh dịch bệnh và yên tâm tuân thủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ, đặc biệt là ở những tỉnh thành có nhiều ca nhiễm.

Nhà nào ăn Tết nhà nấy

Trả lời phỏng vấn của RFI tối 07/02/2021 (26 Tết), Anh Hưng, 45 tuổi, làm nghề kinh doanh ở tỉnh Hải Dương, cho biết :

"Gia đình tôi ở huyện Thanh Hà, cách thành phố Chí Linh khoảng 35-40km, nơi đó được coi như là một trong những nơi phát hiện ra những ca dương tính Covid đầu tiên trong đợt dịch này. Tất nhiên cũng hơi bất ngờ nhưng thực ra người ta cũng ý thức rất tốt, nơi đó đang được phong tỏa và kiểm soát rất tốt. Nhưng trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì đợt dịch này. Người dân nói chung mong chờ rất nhiều vào dịp Tết. Đáng lẽ ra là rất tấp nập, sôi động nhưng năm nay lại rất khác. Đường sá rất vắng vẻ, mọi hoạt động thương mại diễn ra một cách trầm lắng, lặng lẽ hơn.

Người dân huyện Thanh Hà hoặc một số nhà vườn ở Chí Linh trồng đào, quất, hoa, rau để phục vụ Tết lại thất vọng. Bây giờ đào, quất, hoa rau bán ra với giá rất rẻ, nhiều nơi còn không bán được, bởi vì thương lái không đến mua được. Mặc dù đã đặt hàng rồi, nhưng họ lại không đến được vì mỗi địa phương đều có những trạm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế việc đi lại. Mọi phương tiện công cộng như xe bus, xe liên tỉnh đều phải dừng hoạt động, nên việc đi lại của dân gặp khó khăn, họ chỉ biết sinh hoạt, đi lại trong địa phương mình đang sinh sống thôi.

Tất nhiên là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, lễ hội, những thói quen sinh hoạt như tất niên, liên hoan cuối năm, tập trung ăn uống thì bị cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. Họ khuyến cáo không đi chúc Tết, không đi lễ hội và sẽ không có bắn pháo hoa hay các hoạt động như mọi năm.

Mọi năm gia đình tôi đều có kế hoạch đi chơi xa nhưng năm nay thì mọi kế hoạch như thế không còn được nữa và dự định chỉ ăn Tết ở nhà, nhà nào biết nhà nấy". 

Nhiều người không thể về quê ăn Tết

Là chủ một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và một trung tâm làm đẹp tại Hà Nội, chị Mai Ly năm nay quan sát thấy khách hành chi tiêu có vẻ hạn chế hơn mọi năm. Với cá nhân chị, kế hoạch Tết không bị xáo trộn vì gia đình nội ngoại đều ở gần, cùng tại Hà Nội, chị cũng không có thói quen đi du lịch vào dịp Tết. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như chị Mai Ly. Chị cho biết nhiều nhân viên, người quen, bạn bè đã phải hủy kế hoạch về quê ăn Tết :

"Do bị 3 mùa dịch nên ít nhiều kinh tế cũng bị ảnh hưởng. Mọi người cũng không biết là dịch sẽ đi đâu về đâu nên cũng có tâm lý thủ thân, không chi tiêu nhiều. Gia đình mình bao nhiêu năm nay cũng không có thói quen đi du lịch vào dịp Tết mà mình vẫn ở nhà vào Giao Thừa để thắp hương, vẫn đi chúc Tết hai bên nội ngoại thành ra với gia đình mình ở Hà Nội thì mình không có thay đổi gì nhiều lắm.

Tuy nhiên, bạn bè thì mình cũng thấy có một số người phải hủy tour đi du lịch. Rất nhiều bạn, chứ không phải chỉ vài người, thay vì về quê thì năm nay đã ở lại Hà Nội ăn Tết, vì một số địa phương không có dịch bệnh nhưng một số địa phương lại đang là vùng bị cách ly nên không thể về được. Ngược lại, một số địa phương không có dịch thì lại sợ người ở Hà Nội về thì sẽ đem dịch bệnh về. Thế nên nhiều gia đình ở lại Hà Nội ăn Tết.

Chính quyền tuyên truyền rất mạnh, rõ rệt nhất là về các lễ hội. Lễ hội chùa Hương thuộc diện lớn nhất Việt Nam về mặt tâm linh, thường khai xuân vào ngày 06 Tết, nhưng năm nay thì bỏ khai hội, tức là chỉ khai hội ở mức rất đơn giản là tổ chức ở quy mô rất nhỏ và chỉ có nhà chùa thôi chứ không có mở khai hội rộng rãi cho du khách thập phương cả nước đến".

Du lịch Tết là điều không thể

Vài năm nay, nhiều người dân trong nước cũng có xu hướng đi du lịch vào dịp Tết. Chị Nguyễn Thị Nhạn, chủ một công ty du lịch tại Hà Nội, cho biết từ tháng 10/2020 đến trước khi dịch bệnh bùng lên vào ngày 28/01/2021, công ty có vài trăm khách đăng ký du lịch trong nước, nhưng từ đó đến nay, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn :

"Bình thường mọi năm không có dịch bệnh thì mọi người đi du lịch rất đông. Nhiều người đi du lịch nước ngoài, còn những người ít điều kiện hơn thì vẫn đi du lịch trong nước. Còn như năm nay khách hoàn toàn đăng ký du lịch nội địa, đông nhất là Phú Quốc, Nha Trang, rồi đến Vũng Tàu, Mũi Né, Côn Đảo, sau đó là Đà Nẵng, Quy Nhơn. Theo thống kê sơ bộ của kế toán thì đến ngày 07/02, công ty tôi có tổng cộng 252 khách hàng đăng ký đi du lịch trong dịp Tết, từ ngày 28 Tết đến ngày 10 Tết.

Mà giờ dịch bệnh thì không ai dám đi nữa, gần như ai cũng muốn hoàn, hủy. Kể từ ngày 28/01 - hôm bùng dịch - khách bắt đầu lo lắng, yêu đầu hoàn, đổi vé. Đến ngày 08/02 chúng tôi đã xử lý để 212 khách hoàn, hủy. Còn khoảng 40 khách đăng ký đi ngày 05-06 Tết thì họ vẫn muốn chờ và nghe ngóng xem tình hình dịch bệnh thế nào và hãng có hỗ trợ gì không".

Truyền thống đi chúc Tết bị ảnh hưởng

Không chỉ việc về quê, đi chơi xa, đi lễ hội đầu xuân bị ảnh hưởng mà cả truyền thống đi chúc Tết, gặp gỡ đầu xuân với nhiều người cũng là điều nên hạn chế. Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Văn, Hà Nội. Theo chị, nét đẹp văn hóa truyền thống đi chúc Tết của người Việt có lẽ cần thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh. Chị Văn chia sẻ cảm nhận với đài RFI tiếng Việt :

"Tết nay nay cũng bị xáo trộn do dịch Covid bùng lên gần Tết nên tâm trạng của mọi người năm nay không được vui lắm, có nhiều lo lắng. Tuần trước thì có vẻ ảm đạm hơn, nhưng từ hôm qua, hôm nay (25-26 Tết) thì cũng đỡ hơn. Ngoài đường, người ta cũng bán hoa, hoa đào, cây quất, hoa lan, các loại hoa cũng được bày bán rất nhiều ngoài đường nhưng người mua thì không đông đúc như mọi năm.

Tết là dịp mọi người thích đi thăm hỏi bà con họ hàng, đi chơi. Nhưng năm nay mọi người đều nói là ai ăn Tết ở nhà nấy thôi. Việc đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, người thân, bạn bè là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, nhưng năm nay có lẽ việc đấy sẽ phải hạn chế.

Nhà tôi năm nay thì có một niềm vui là có thêm cháu ngoại thứ hai. Tôi cũng dự tính là đón cháu về chơi. Tôi cũng còn mẹ già nữa, cũng muốn cho cháu về thăm cụ, nhưng bây giờ thì sẽ phải thay đổi. Có thể là các cháu thì vẫn ở nhà các cháu và không đi thăm cụ nữa.

Còn tôi thì mọi năm cũng có những buổi gặp gỡ bạn bè, chúc tết, uống trà, ngồi nói với nhau câu chuyện đầu xuân. Nhưng có lẽ năm nay không đi đâu nữa, vì các bạn ai cũng nói thôi ai ở nhà nấy. Bản thân mình bây giờ Covid thế này cũng ngại đi, vì không biết bệnh tật thế nào. Đến nhà ai thì người ta cũng ngại tiếp khách nữa, nên có lẽ cũng phải thay đổi cách đón Tết.

Còn các đồ ăn uống thì tôi sắm sửa ít hơn : năm nay con cháu không đến ở nhà mình được nhiều, và mình cũng không có khách thì mình cũng không sắm sửa nhiều nữa. Nhưng mà có những cái cũng không hạn chế được. Ví dụ như hoa thì vẫn phải mua. Tôi đã mua một cành đào phai rất đẹp, bây giờ đang cắm ở nhà. 29-30 Tết thì tôi đi mua hoa tươi, những loài hoa truyền thống của miền bắc, như violet, thược dược... để cắm một lọ hoa tươi. Dù thế nào thì mùa xuân vẫn đến, Tết vẫn đến với tất cả mọi người. Mình cũng không thể giản tiện quá".

Tết không sum vầy

Buồn, thất vọng hơn cả là những gia đình xa nhau lâu ngày, biết bao cái Tết người ở trong nước, người ở nước ngoài. Bao ngày ngóng chờ, chuẩn bị tỉ mỉ cho một cái Tết đoàn viên, nhưng đến cận Tết thì mọi kế hoạch bị đảo lộn hết. Đó là nỗi niễm của bà Thúy Hằng, sống ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, người đã lỡ một mùa Tết sum vầy với con cháu từ Paris về nước định cư sau gần chục năm học tập và làm việc tại Pháp. Hiện giờ con gái bà đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tối 26 Tết (âm lịch), qua điện thoại, bà Thúy Hằng chia sẻ với RFI Việt ngữ kế hoạch ăn Tết của gia đình và cho biết thêm về không khí bà con chuẩn bị đón Tết ở Hạ Long :

"Năm nay thì có rất nhiều thay đổi. Hoàn cảnh bây giờ, ngay thời điểm này, rất nhiều gia đình, nhiều khu dân cư vẫn đang trong tình trạng phong tỏa, chưa được về sinh hoạt với gia đình. Chợ thì được kiểm soát khá là chặt chẽ nên lưu thông hàng hóa bị chậm lại rất nhiều. Bà con tiểu thương thấy cũng buồn vì lẽ ra dịp Tết là dịp buôn bán sầm uất, có thể có thêm thu nhập nhưng năm nay thì khá là ảm đạm. Chợ hoa, cây cảnh mọi năm bà con bán được nhiều lắm, nhưng năm nay thì tiểu thương ngồi buồn ủ rũ, thấy thương cảnh buôn bán của bà con.

Hầu như mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, các kế hoạch về quê đón Tết, sum họp gia đình bị xáo trộn rất nhiều. Tôi có vợ chồng con gái sống ở Pháp gần chục năm rồi, đợt vừa rồi cháu trở về Việt Nam và rất mong muốn được sum họp gia đình, ăn Tết với bố mẹ ở miền bắc. Vé máy bay đã được đặt xong xuôi rồi, nhưng vì dịch nên cháu phải hủy vé, không bay ra được. Hủy vé thì các hãng hàng không có hỗ trợ, chỉ mất một phần nào đó chi phí hủy vé nên cũng đỡ thiệt hại cho các cháu.

Về chương trình, gia đình cũng đã lên rất nhiều kế hoạch đi du lịch khi ra Tết, chúng tôi cũng đã đặt vé cho các cháu bay thủy phi cơ ở vịnh Hạ Long, nhưng giờ tình hình thế này thì dịch vụ của họ không thực hiện được, phải hủy hết. Họ cũng hoàn trả lại số tiền đó. Nhìn chung là các cơ sở dịch vụ và các công ty lữ hành rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ mọi người hoàn, hủy chuyến du lịch và nếu sau này mình có nhu cầu thì người ta lại đáp ứng trở lại.

Nói chung tinh thần Tết năm nay là buồn vì dịch bệnh, tiếc cho một cái Tết sum họp…".

Vậy là Tết đã về ! Một năm mới lại đến, nhưng với một bầu không khí khác thường do dịch bệnh Covid-19. Nhưng dẫu có phải thay đổi thói quen lễ Tết, nhiều gia đình lỡ cơ hội đoàn tụ vào thời khắc được coi là thiêng liêng nhất trong năm, thì dẫu sao một mùa xuân mới vẫn về với niềm hy vọng cho một năm mới đủ đầy, ấm êm, vạn sự như ý !

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 12/22021

**********************

Việt Nam đón Tết Nguyên Đán 2021 trong không khí lo phòng chống Covid-19

Minh Anh, RFI, 12/02/2021

Đêm 11 rạng sáng 12/02/2021, kết thúc một năm Canh Tý 2020 đầy xáo trộn, dịch bệnh Covid-19 hoành hành gây nhiều tang tóc. Liệu rằng Chuột Vàng ra đi, Trâu Vàng – Tân Sửu đến có làm cho tình hình khá hơn không ?

dontet3

Một gian hàng Tết ở Hà Nội. Ảnh ngày ngày 03/02/2021.  Reuters – Kham - Ảnh minh họa

Trong trước mắt, ở Châu Á, chính quyền các nước và người dân thận trọng đón Tết. Phần lớn các hoạt động đón mừng năm mới âm lịch đều bị giảm quy mô do các biện pháp nghiêm ngặt vì dịch bệnh bùng phát trở lại những ngày cận Tết.

Tại Việt Nam, truyền thông trong nước ghi nhận một bầu không khí vắng lặng ngày đầu năm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Người dân thủ đô đạp xe dạo phố tận hưởng một sự bình yên hiếm hoi của phố phường, theo như quan sát của tờ VnExpress.

Anh Dũng, một cư dân Hà Nội, cho biết không khí tại chỗ ngày đầu năm.

Anh Dũng, Hà Nội :

Còn tại Sài Gòn, cô Thanh Minh, cho biết, nhịp sống có vẻ vẫn bình thường, nhưng người dân vẫn cẩn trọng hạn chế đi lại trong mấy ngày Tết.

"Đêm giao thừa vắng hơn mọi năm. Người ta ít ra đường, ít đi, chỉ làm cơm cúng trong nhà. Năm nay người dân chỉ ở nhà, không đi đâu, gọi điện thoại chúc Tết là chính.

Các hoạt động buôn bán vẫn bình thường. Chỉ nơi nào có người bệnh F1, hay F0 vào quán thì chỉ có quán đó bị đóng cửa.

Chuyện đi chơi, hay đi về quê người ta cũng do dự nhiều lắm. Họ sợ lỡ đi bị phong tỏa. Tóm lại là người dân có ý thức, không đi lại nhiều, hạn chế, như nhà tôi cũng vậy, cũng tính đi chơi nhưng cũng phải xem lại có nên đi hay không".

Minh Anh

***********************

Sau Tết thì sao ?

Trân Văn, VOA, 11/02/2021

Tết va chm ngưỡng ca ca các gia đình nhưng Covid-19 đã khiến mùa Xuân tr thành trm lng khác hn mi năm và tt nhiên, mng xã hi cũng vy. Dch đã khiến Tết không còn là dp đoàn viên

dontet4

Covid-19 đã khiến mùa Xuân tr thành trm lng khác hn mi năm [ngun : baochinhphu, 05/01/2021]

***

Nhiu người ngm ngùi như Hoàng Nguyên Vũ v nhng bui chiu cui cùng ca mt năm âm lch, vì đó là nhng bui chiu chng my vui v ca mt đt nước mà nhiu người không th v nhà sum hp Chng ai có li. Thiên tai dch bnh là điu bt kh kháng. Ch thương nhng bà m c năm ch dp này đ gp con. Ch là thương nhng đa tr mà m phi gi chúng cho ông bà đ đi làm xa và thương nhng người m đó na. Không gp được con, nht là trong nhng dp đoàn viên, bun ti vô cùng. Người bun thì Xuân cũng bun thôi, dù có hoa, có nhc và có nhng điu khác. Ging như nhiu người khác, Hoàng Nguyên Vũ cũng ngm ngùi cho nhng công nhân không th v nhà trong dp Tết. Vũ tâm tình :Tôi biết các em nh nhà. Các em thèm s gn gũi thân thuc sau nhng ngày tháng ch biết lao đng và lao đng, tăng ca ri tăng ca. Nhưng thôi, thi bui người khôn ca khó, không v cũng là mt cách tiết kim. Đng ti n trong thi bui dch bnh, quý lm(1).

Dch đã kéo dài c năm, c như nhng điu đã được bày t trên mng xã hi, thm chí trên c h thng truyn thông chính thc thì chng riêng người nghèo mà ngay c gii trung lưu cũng đã kit sc Tết ri s qua nhưng sau Tết liu có gì đ lc quan ?

***

Tết này, Nguyn Ngc Tư mt nhà văn đng bng sông Cu Long viếtKinh Đơn mùa Chp. Kinh Đơn mùa Chpkhông phi là tâm s ca riêng Nguyn Ngc Tư trước thi đim kết thúc ca mt năm vi vô s biến đng

"Cm t 'đi Bình Dương' nghe đã không còn l, hi sa nhà nghe my anh th h nói sut, kiu như "con v ăn xài quá, chc mai mt trn đi Bình Dương", "mưa dm kiu này, không làm được đi Bình Dương sm". Nghe nh tênh như nhà giàu xưa nói chút đi Cp chơi, nhà giàu nay bo xíu na bay qua Paris mua sm. Nhưng đi Bình Dương vi my anh th, có nghĩa là v n, là hết đường kiếm sng, b đi làm công nhân cho nhng công xưởng nào đó, x người.

Đám thanh niên kinh Đơn r nhau đi hi tháng Tư, khi tôm mt mùa năm th hai liên tiếp, ngay va lúc my t giy tuyn m công nhân được dán ngay đu cu, ni dung thơ mng như li th ca ti đang yêu, "vic nhàn lương cao, bao ăn ". Mi đt lác đác vài ba đa quy gi đi, ri mt ba git mình ngó li ch thy xóm còn li người già chăn tr nh, cho ba má chúng rnh tay đi làm kiếm tin gi v. Gn mt na dân xóm kinh Đơn gi tn lc trong nhng làng công nhân, vài cuc đin thoi v k rng hên gp bn cùng xóm, nhưng chng kịp nói gì vì đa này vào đa n ra ca.

(...)

Bn k hi xưa có ln ti xóm hai ngày, cũng ngay mùa Chp. Xóm vui lm, cm giác như đang trong mt l hi tưng bng. Đàn ông tính chuyn tát đìa kiếm cá se khô, làm mm, rng trong lu mt m đ my ngày Tết nướng trui nhu chơi. My ch đi cho nhau th nếp ngon nht gói bánh tét, quết bánh phng. Trong nhng câu chuyn bên sân lúa đang phơi, lúc gp nhau dưới bến, luôn xoay quanh ch đ cái hi ln sp ti, xào nếp cho bánh do hay ngâm vi nước tro, miếng mt gng làm sao trong vt mà vn cay, cách nào gi mm ong non không b chua nhanh, sm qun áo cho ti nh đâu thì r đp. Không khí cái l hi mà dân Vit gi là Tết đó, tràn ra c cây c ngoài vườn. Không biết ti cui Chp mai có kp tr bông không, bưởi đã kịp ngt chưa, bung chui nào chín cây đ làm nhưn bánh.

Bn vn nh mùi sình tươi, nng Chp va hong ráo mt sau đt xáng múc no vét lòng kinh. Lúc y mt ch đã cười, nào gi mi nghe có người nói sình thơm, ch dân đây toàn nghĩ, sình hôi rình.

Không biết có phi ti câu nói đó mà đt gin, my mùa nay đng nước mn ch ròng nước mn, chng có tôm cá bao nhiêu. Chp đã vào sâu mà không khí mùa hi chng thy đâu.

Món Tết đang bày ngoài sân, ch người chưa v. Hi mt ông già đang tr chui khô, chc con cháu đông nên món Tết đy giàn phơi. Ông nhìn theo khói thuc phà ra t mũi mình, nói ti nó my Tết nay không v đ, nghe đâu làm my ngày đó s dược tr lương gp đôi gp ba. Nhưng đu Chp thì v chng ông chun b món này món n, ti nh không v thì đóng thùng gi xe đò đi. Cách nào thì Tết cũng đến vi nhng người xa, nhng người vì mưu sinh đã không còn thiết gì đến Tết (2).

***

Trong s hơn 10.000 người đc, bày t s tán thưởng, chia s ni nim ca Nguyn Ngc Tư quaKinh Đơn mùa Chp,thc tế cuc sng khiếu nhiu người phi nhìn rng hơn… Kinh Đơnvà nhìn xa hơn… mùa Chp… Chng hn Quc Cường DT :Giá lúa thì thp. Nước thì khô hn. Đt thì cn cõi do không có phù sa. B chn hết t thượng lưu phía Trung Quc ri ngăn đê. Ngăn nước phá hoi dòng chy. Cá tôm không có. Công nghip hóa chưa ti thì quê làm sao đ sng nuôi gia đình. Có người như Tula Nguyen thc mc :X dưới sông cá cht, trên b "nhiu trâu" mà gi thành như vy, th hi nhng người đang làm "lãnh đo" nhng chn này đang nghĩ gì, có h thn vi tin nhân ? Có người ngm ngùi như Duy Đông :Ly nông không ly hương còn xa quá !

Tuy nhiên "đi Bình Dương" – chính xác hơn là ly nông và ly hương, la chn du nghit ngã nhưng ph biến ca hàng chc triu nông dân trên toàn Vit Nam ch chng riêng nông dân đng bng sông Cu Long cũng chng có gì bo đm cơm no, áo m trong tương lai gn sau Tết. Đã có nhng người như Tân Sương kh khàng nhc :Gi thì Covid đang ghé "Bình Dương". Hng biết qua Tết có còn vic làm không, lo âu chng cht !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/02/2021

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/hoangnguyenvunhabao/posts/10207980004494242

(2) https://www.facebook.com/nguyenngoc4/posts/272158800939467

********************

Người Việt đón Tết xa quê thời Covid-19

Thu Hằng, RFI, 11/02/2021

Tết là đoàn tụ, Tết là chia sẻ. Thế nhưng dịch Covid-19 đã buộc nhiều người ở lại đón Tết tại nước đang sinh sống. Họ chuẩn bị đón Tết như thế nào tại Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapore và Úc ? RFI Tiếng Việt và các thông tín viên mời quý thính giả và độc giả cùng theo dõi.

dontet5

Chợ Tết Hà Nội, Việt Nam, ngày 07/02/2021. AP - Hau Dinh

Pháp : Những chiếc bánh chưng ấm tấm lòng

Trong căn nhà ở ngoại ô Paris, chị Lại Ngọc Bích rửa lá, chuẩn bị thịt và đậu để gói bánh chưng tặng sinh viên khó khăn phải đón Tết xa nhà. Tết đến, dịch vẫn còn, chị muốn gửi chút hương vị quê nhà với hy vọng các em phần nào bớt nguôi ngoai nhớ gia đình.

"Tôi có quen biết một số em sinh viên Việt Nam. Thời điểm này rất là khó khăn đối với các em, bởi vì các em phải bươn chải, lo cuộc sống của mình. Tôi nghĩ là khi gói bánh cho gia đình thì sẽ gói dư vài chiếc để tặng các em. Nhưng sau đó tôi lại nghĩ rằng mình có thể làm được nhiều hơn thế. Cuối cùng tôi quyết định sẽ cố gắng gói 50 cái để tặng cho 50 em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tự bươn chải kiếm sống, không có học bổng, cũng như bị trầm cảm, bị ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

Tôi nghĩ là một cái bánh chưng rất là nhỏ bé nhưng tôi cũng rất mong muốn nó trở thành một món quà nhỏ, một món quà Tết, ấm áp, có thể phần nào giúp các em quên đi được sự cô đơn, lạnh giá cũng như là buồn bã nơi xứ người trong hoàn cảnh Tết đến Xuân về xa gia đình".

59 chiếc bánh đã được chuyển tới các bạn sinh viên ngày 08/02/2021, nhiều hơn dự định ban đầu của chị.

"Để thực hiện dự định của mình, tôi đã post trên Facebook cá nhân một bài nhỏ và nhờ bạn bè, cùng với những em sinh viên mà tôi quen biết để giới thiệu. Khi đó thì tôi đã có 36 suất bánh. Sau đó có một bạn bên hội sinh viên Việt Nam đã giúp tôi lập danh sách và tập hợp thêm được 16 em nữa. Danh sách 50 bạn nhận bánh diễn ra chóng vánh trong vòng 1 ngày".

dontet6

Mẻ bánh chưng thứ nhất chị Lại Ngọc Bích làm tặng 59 bạn sinh viên tại vùng Ile-de-France (Pháp) đón Tết Tân Sửu 2021.  © RFI / Tiếng Việt

Tết đậm chất Việt tại Moskva, Nga

Hàng năm có đến 1/3 cộng đồng người Việt tại Nga về Việt Nam đón Tết. Do dịch Covid-19 nên Tết Tân Sửu 2021 là năm người Việt ở lại Nga ăn Tết đông nhất, theo thông tín viên Hoàng Dung tại Moskva :

"Năm nay, không ai về được nên ai cũng nghĩ đến làm sao để bù đắp cho nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà bằng việc tổ chức Tết thật to. Cho nên vào thời điểm này, có thể nói là các mặt hàng thức ăn, thực phẩm Việt Nam thuần túy, đặc biệt là lá dong tăng lên chóng mặt, rất đắt : một cân lá dong giá 1.300 rúp, có nghĩa là khoảng 17-18 đô la cho một cân chỉ được khoảng 30 lá.

Theo thông lệ truyền thống của người Việt tại Nga, trên bữa ăn cuối năm bao giờ cũng phải có đầy đủ tất cả các món ăn thuần túy của Việt Nam vào ngày Tết : từ con gà trống thiến có đủ cả mào cả chân cho đến bánh chưng, hoa đào.

Do năm nay không có chuyến bay nên không có hoa đào và cây quất, thì sẽ được bù đắp bằng những cành mai, cành táo của Nga, với những bông đào, bông mai được làm bằng giấy. Có thể nói không khí chuẩn bị Tết của người Việt ở Nga rất tấp nập và nhộn nhịp".

Để cảm nhận được không khí này và để vơi bớt phần nào nỗi nhớ, nơi nên đến nhất vào dịp này là những khu vực đông người Việt sinh sống và kinh doanh, theo lời khuyên của thông tín viên Hoàng Dung :

"Ví dụ trung tâm quần thể đa chức năng Hà Nội-Moskva (INCENTRA), ở đó người Việt vừa sống, vừa làm việc, bán hàng ở đó, là nơi được trang trí không khí có thể nói là rực rỡ nhất.

Một số trung tâm có nhiều người Việt buôn bán khác thì không được trang trí đẹp như vậy. Nhưng không khí người Việt đi mua hàng để chuẩn bị Tết có thể thấy rõ nhất ở những nơi nào bán thực phẩm Việt Nam. Đó là khu chợ mà người Việt vẫn gọi là "chợ Liu" thực ra là chợ Moskva hoặc là "chợ Chim" mà thực ra là chợ Vườn. Trung tâm đó có rất đông người Việt và khu bán hàng khô, bán thực phẩm của họ đang tràn ngập thực phẩm cho bữa cơm tất niên của bà con".

dontet7

Hoa đào và quất được bán ở chợ Tết tại Singapore. © © RFI / Tiếng Việt / Quỳnh Nguyễn

Việt - Hàn : Tuy gần… mà xa

Người Việt tại Hàn cũng trải qua một năm đầy biến động vì đại dịch Covid-19. Do các biện pháp hạn chế di chuyển, hầu hết ở lại đón Tết tại xứ sở kim chi. Thông tín viên Trần Công tại Seoul ghi lại một số cảm nhận của người Việt ở Hàn Quốc. 

"Tết Nguyên đán (seollal) là kỷ nghỉ lớn thứ hai tại Hàn Quốc, sau Tết Trung thu. Đối với chị Thương và chị Hiền lập gia đình tại Hàn Quốc, Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ. Tuy nhiên, năm nay do dịch Covid-19, không đưa được các con về quê ăn Tết, chị Thương chuẩn bị một số món ăn truyền thống Việt.

"Không về được Việt Nam, tôi cũng mua bánh chưng, làm giò, mua ít đồ như miến, măng, mộc nhĩ, mứt Tết về ăn để cho có vị của quê hương. Nhà đi theo đạo Thiên Chúa nên không cúng khấn, nhưng anh em gia đình cũng tụ họp, cũng nấu những món truyền thống của Hàn Quốc để ăn cùng với gia đình".

Chị Hiền làm dâu trưởng và sống với mẹ chồng. Giống ở Việt Nam, sáng mồng 1 Tết, con cháu đến chúc thọ ông bà : "Đến Tết, gia đình cũng mua những món truyền thống của Tết bên Hàn, cũng chuẩn bị vào 30 Tết. Khi chuẩn bị xong, đến sáng hôm sau, các anh chị chồng cũng đến cùng ăn Tết với cả nhà mình. Buổi sáng, họ cũng đặt một mâm cơm để cúng. Khi cúng xong, các con cháu cũng được thừa lộc".

Không câu nệ "ăn" Tết, anh Thắng và vợ, làm việc tại Hàn Quốc, lại muốn dành thời gian nghỉ ngơi vì đồ ăn có thể dễ dàng đặt trên mạng, giao đến tận nhà : "Tết bên này chỉ nghỉ ngày mồng 1. Từ mồng 2 trở đi cũng hoạt động trở lại bình thường, nên nếu có bạn bè rủ nhau ăn uống thì cũng có thể ra ngoài ăn được".

Thiện, một thanh niên làm việc trong ngành xây dựng, đón Tết xa quê với đồng nghiệp người Việt nhưng tuân thủ quy định cấm tụ tập đông người : "Vì dịch bệnh nên nói chung đón Tết chắc cũng với ít người, nhỏ lại, không như mọi năm, mình có thể tụ tập, ăn uống, đi chơi thoải mái, đi mua sắm bình thường. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên cấm tụ tập trên 5 người nên cũng không được thoải mái như các năm trước".

Hàn Quốc đón rất nhiều du học sinh Việt Nam và thường về nhà vào dịp Tết. Lần đầu đón Tết xa nhà trong bối cảnh dịch bệnh, Huy đặt mua một số món ăn truyền thống Việt Nam, nhưng với chàng sinh viên trường đại học Khoa học Quốc gia Seoul, điều quan trọng là phải giữ được tinh thần lạc quan : "Nói chung cũng không phấn khởi cho lắm. Về tâm lý, tất nhiên năm ngoái là 100% còn năm nay không được 100%, mà mình sẽ vẫn phải thích nghi thôi, không có lựa chọn nào khác".

Hương, sinh viên được học bổng sau đại học, cũng mua chiếc bánh chưng, khúc giò để bớt phần nào nỗi nhớ khi nhìn những tấm ảnh Tết trước đó ở Việt Nam.

"Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ không khí Tết, đồ ăn truyền thống của Việt Nam vào ngày Tết. Để chuẩn bị cho Tết năm nay ở đây, thực ra cũng không có gì nhiều bởi vì ở bên này, mình cũng không thể nào mua được đào, quất hay đồ trang trí nhà cửa ngày Tết được, nên em cũng chỉ mua một chút bánh chưng với cả khúc giò để có mâm cơm ngày Tết để gợi nhớ lại ngày Tết ở Việt Nam".

Nhìn chung với các sinh viên và người lao động Việt tại Hàn Quốc, Tết tại Hàn không phải là một dịp lễ quan trọng như ở quê nhà. Tuy nhiên, với nhiều cô dâu Việt, mặc dù luôn coi Hàn Quốc là quê hương thứ hai, nhưng việc không thể đưa con cháu về Việt Nam để tận hưởng không khí háo hức, vui tươi của Tết Nguyên đán, thực sự đem đến những cảm xúc khó tả".

Người Việt tại Singapore chuẩn bị củ kiệu, dưa món đón Tết

Là một nước Đông Nam Á với đa số là người gốc Hoa, Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng ở Singapore. Thông tín viên Quỳnh Nguyễn nói về không khí Tết tại đảo quốc Sư Tử :

"Năm nay, người dân Singapore đón năm mới trong dè dặt và cẩn trọng. Mỗi gia đình chỉ được phép đón tiếp 8 người trong 1 ngày. Mọi người sẽ phải sắp xếp lịch thăm viếng nhau cho phù hợp. Khu vực Chinatown đã được trang hoàng để đón Năm mới, mặc dù không có hội chợ Tết, và có rất ít các gian hàng bán đồ Tết.

Vào dịp Tết những năm trước, nhiều người Việt ở Singapore đã về nước, đoàn tụ gia đình, chuẩn bị đón năm mới. Năm nay, cho dù chính phủ đã tổ chức nhiều chuyến bay cứu trợ đưa dân về nước, nhưng còn rất nhiều người vẫn không thể về được.

Chị Mai Khanh, qua thăm gia đình vào tháng 03/2020, chuyến đi dự định dài 3 tuần đã kéo dài thành 1 năm và chị cũng chưa biết khi nào sẽ được về. Chị sẽ trải qua cái Tết đầu tiên ở Singapore :

"Nói chung, năm nay vì dịch bệnh, không về Việt Nam được nên ở đây ăn Tết với gia đình em gái, thì thấy Tết bên đây cũng nhộn nhịp, người dân cũng mua sắm bông, hoa. Nhà mình cũng muốn mua đào, mua cúc để trưng cho có không khí Tết. Rồi nhà cũng gởi đồ từ Việt Nam qua, nào là bưởi này, hạt dưa, hạt bí, bánh tráng. Nói chung là đủ thứ mứt, nhất là mứt chùm ruột nữa nha, rồi mứt dừa".

Các nhóm bạn tụ tập để làm bánh chưng, bánh tét chung với nhau. Chị Mai Khanh cũng chuẩn bị một vài món ăn truyền thống ngày Tết :

"Trước Tết, mình làm củ kiệu, dưa món, dưa cải, kim chi. Khoảng 28 Tết, mình kho thịt, kho trứng, rồi măng nấu giò heo. Đến 30 Tết, làm khổ qua, cá thác lác. 28 Tết mình cũng bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Trước đó, cỡ 26 Tết, nhà cũng làm bánh thơm, kẹo đậu phộng".

Ai không muốn tự làm các món ăn đều có thể đặt mua dễ dàng. Có nhiều gian hàng tạp hóa của Việt Nam nằm rải rác ở Singapore".

dontet8

Chị Mai Khanh chuẩn bị đồ ăn đón Tết Tân Sửu 2021 tại Singapore © RFI / Tiếng Việt / Quỳnh Nguyễn

Tết Tân Sửu của Cộng đồng Người Việt ở Úc trong đại dịch

Ngược xuống Nam bán cầu, thông tín viên Hoàng Hằng tại Sydney cho biết cộng đồng người Việt Nam đón Tết Nguyên Đán ở Úc trong ánh nắng hè chói chang thay vì chìm trong những tia nắng vàng dịu nhẹ của mùa Xuân Việt Nam.

"Tết vẫn luôn là thời khắc gợi nhiều cung bậc cảm xúc thiêng liêng nhất trong tâm khảm của những người con mang hồn Việt dù họ là ai, đang sinh sống ở bất kỳ nơi đâu trên địa cầu. Những giây phút mong ngóng để được về trở về quê hương trong những ngày Tết ; hay miên man khắc khoải với những hoài niệm in dấu Tết Việt xưa ; hay nổi đau đáu mong mỏi tổ chức để lưu giữ những phong tục tập quán ngày Tết cho thế hệ trẻ là nỗi lòng chung của những người con Việt Nam tại Úc trong tình cảnh đại dịch toàn cầu năm nay. 

Úc đã và đang trải qua một năm đầy khó khăn và bất ổn, mặc dù vậy, không khí tấp nập bán mua vẫn len lỏi trong từng gian hàng ở các khu chợ Việt như mọi năm : Cabramatta, Bankstown, Marrickville, Footscray, Springvale… Những hương sắc ngày Tết sum vầy, đầm ấm, thiêng liêng vẫn được các gia đình Việt gìn giữ và phát huy bằng nhiều cách khác nhau. 

Tết Tân Sửu, 2021, đánh dấu năm thứ hai, cộng đồng Việt nam tại Úc cùng với nhiều sự hỗ trợ đã vận động thành công cách gọi "Lunar New Year" thay vì "Chinese New Year". Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn không chỉ đối với cộng đồng người Việt mà còn các sắc tộc Á Châu khác đang sinh sống trên xứ sở chuột túi xinh đẹp mỗi độ Xuân về. 

Với gần 300,000 người Việt sinh sống chủ yếu ở hai thành phố lớn Sydney (New South Wales) và Melbourne (Victoria), Hội chợ Tết là một trong những sự kiện văn hóa đặc trưng, có ý nghĩa kết nối cộng đồng dành riêng cho bà con người Việt tham gia đón Tết hàng năm. Lễ hội văn hóa này thu hút hàng triệu du khách tham gia với các gian hàng ẩm thực Á Châu, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, múa lân... Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của virus corona và vẫn phải tuân thủ các biện pháp giới hạn, nhiều sự kiện cộng đồng Việt Nam ở các tiểu bang, vùng lãnh thổ bị hủy bỏ, hoặc thu nhỏ quy mô tổ chức hoặc được chuyển sang hình thức trực tuyến. 

Tại Sydney, tuân thủ những giới hạn và đảm bảo an toàn cho mọi người, cộng đồng không tổ chức Hội chợ Tết ở Fairfield hay Bankstown như mọi năm. Thay vào đó, với mong muốn duy trì, tôn vinh bản sắc truyền thống Tết Việt và gắn kết mối quan hệ cộng đồng, Lễ đón Xuân sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Cộng Đồng vào ngày 13/02/2021. Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW, cho biết :

"Tuân thủ theo các biện pháp của bộ Y Tế đưa ra về đại dịch, chúng tôi không thể tổ chức được Hội chợ Tết như bình thường, với quy mô lớn như hàng năm. Nhưng để giữ không khí của chợ Tết, năm nay thay vào đó, chúng tôi sẽ tổ chức buổi lễ đón Xuân. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể, những trang trí lộng lẫy, không khác gì những năm trước vào dịp Tết. Năm nay chúng tôi cũng làm tương đương như vậy, với một mô hình nhỏ hơn, nhưng không kém phần quan trọng, cũng đầy đủ tất cả yếu tố để cho đồng hương đến cảm thấy được có một mùa Xuân khá là trọn vẹn trong mùa đại dịch này". 

Tại Melbourne, nhóm các nhà lãnh đạo trẻ cộng đồng người Việt Victoria đã nỗ lực mang linh hồn của mô hình Hội chợ Tết hàng năm vào Chương trình Hội Chợ Tết Tân Sửu trực tuyến phát sóng cuối tuần 6 và 7/02/2021. Chương trình bao gồm một số đoạn phim tài liệu ngắn về văn hóa Việt Nam và phong tục Tết cổ truyền, biểu diễn văn nghệ, trình diễn nấu ăn, biểu diễn múa lân, đốt pháo, các sinh hoạt nghệ thuật và thủ công dành cho trẻ em, cũng như hàng loạt các cuộc thi hấp dẫn khác. Chương trình thu hút hàng chục ngàn người xem trực tuyến qua website, Youtube và Facebook. 

Ngoài ra, dù phải tuân thủ các giới hạn, cộng đồng người Việt không kém phần háo hức đợi chờ tham gia một số chương trình sự kiện văn hóa đa sắc tộc trên khắp các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc Châu bắt đầu diễn ra từ tuần thứ 2 của tháng 2/2021".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 11/02/2021

**********************

Mỹ-Covid-19 : Người Việt Quận Cam và cái Tết "nhà ai nấy ăn"

Thanh Phương, RFI, 10/02/2021

Trong những ngày week-end cuối cùng trước Tết Tân Sửu, các cửa hàng, siêu thị ở khu vực trung tâm của Little Sagon, Quận Cam, California, tấp nập người mua sắm để chuẩn bị đón mừng năm mới, nhưng tuyệt đại đa số đều đeo khẩu trang nghiêm túc, và chiếc khẩu trang này như để nhắc nhở con virus corona gây bệnh Covid-19 vẫn luôn rình rập mọi người ở mọi nơi.

dontet9

Chợ Hoa Phước Lộc Thọ, Little Saigon, California, Hoa Kỳ, sáng 08/02/2021.  © RFI

Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng ở Hoa Kỳ nói chung và ở bang California nói riêng, rất nhiều gia đình người Việt không dám quây quần đông đúc để ăn Tết như mọi năm, như gia đình của một vị khách mà chúng tôi gặp trước siêu thị Á Đông, trên đại lộ Bolsa :

"Người Việt ở tại khu vực này vẫn mua sắm như thường, nhưng không "sung" bằng năm ngoái. Những năm không có bệnh dịch thì rất vui. Nhưng năm nay, người Việt cũng cố mua sắm để có ngày Tết. Gia đình tôi ăn Tết một mình vì cái bệnh này thì mình phải chịu vậy thôi. Cái đó coi như là bổn phận của mỗi người, mình giữ gìn cho nhau. Anh thấy đó : chung quanh đây người Việt mình ai cũng mang mask và giữ khoảng cách" ;

Một phụ nữ, nghe giọng nói biết là người gốc Hoa, đứng bên cạnh shopping trolley (xe đẩy siêu thị ) chất đầy thực phẩm ngày Tết, cũng cho biết gia đình cũng ăn Tết theo kiểu "nhà ai nấy ăn", vì quá sợ Covid-19 :

"Chỉ ăn Tết giữa vợ chồng con cái thôi. Không có anh chị em gì hết. Sợ Covid quá ! Hồi xưa không đeo khẩu trang, bây giờ ai cũng đeo vì sợ bệnh mà. Anh cũng vậy, anh phỏng vấn tôi anh cũng đeo khẩu trang, cũng sợ vậy !"

Cũng như mọi năm, Chợ Hoa trước thương xá Phước Lộc Thọ trên đại lộ Bolsa, mà nay còn có tên là đại lộ Trần Hưng Đạo, vẫn được mở để đón khách từ khắp nơi đến, nhưng đâu còn không khí tưng bừng, náo nhiệt của những ngày giáp Tết, đâu còn những cảnh người đi chen chân không lọt, đâu còn những hàng quán với đầy những món ăn hấp dẫn, đâu còn những tiếng trống múa lân dồn dập.

Mọi năm, không chỉ có người Việt ở Quận Cam mà đồng hương từ các bang khác cũng tề tựu về đây. Nhưng đến Chợ Hoa Phước Lộc Thọ vào tối thứ năm, 04/02, chúng tôi ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi đây, với khách hàng thưa thớt, người bán đứng ngóng người mua. Không khí bớt tiêu điều là nhờ lúc đó có một nhóm cô gái mặc áo dài kéo đến, tíu tít chụp hình cho nhau, tô điểm thêm một chút màu sắc ngày Tết truyền thống cho Chợ Hoa. Hoàng Chinh, một cô trong nhóm này, thổ lộ với RFI :

"Tâm trạng em rất buồn. Mọi khi đi ra đây rất vui vẻ, nhộn nhịp. Nhưng tụi em cố gắng giữ truyền thống, mặc áo dài để ra đây. Em nghĩ mình cũng phải nên giữ khoảng cách, đeo mask, tuân thủ những quy định của cơ quan y tế. Hồi đó đến giờ đâu có đeo mặt nạ khi đi ra ngoài, mình vẫn thích khoe môi son mà ! Nhưng bây giờ đi đâu cũng che chắn".

Những người đến Chợ Hoa Phước Lộc Thọ tối nay ít ra có cái lợi là do ít khách nên họ có thể thông thả chọn lựa, trả giá các chậu hoa Mai, hoa Đào cho ngày Tết. Đứng bên cạnh con gái cầm bó cành hoa Mai vừa mới mua, một phụ nữ, trên mặt đeo một chiếc khẩu trang cũng bằng vải in hoa, cho biết dù đang có đại dịch chồng bà vẫn cố giữ đúng mọi phong tục ngày Tết :

"Mình cũng đón Tết giống như người ta thôi, nhưng không có được như mấy năm trước. Mạnh gia đình này gia đình ấy ăn Tết, chứ không phải như mọi năm dồn lại một gia đình thật là lớn. Nhưng ông xã của em là người theo phong tục truyền thống, muốn là Tết vẫn phải có hoa Mai, hoa Đào, có mứt trong nhà để ăn Tết. Cuối tuần em cũng đi chợ, làm cải múi chua, thịt kho trứng, canh khổ qua, giò thủ, nem chua, đủ thứ hết, tại vì ông xã nói là Tết phải có những món đó".

So với hôm thứ tư thì chợ Hoa cuối tuần đông hơn nhiều, nhưng quang cảnh vẫn khác xa một trời một vực so với mọi năm. Năm nay cũng không có các sinh hoạt tưng bừng để mừng Tết, như diễn hành trên đại lộ Bolsa, theo lời ông Bùi Phát, chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam California :

 " Từ khoảng mùa hè năm 2020, gần như tất cả mọi sinh hoạt của các hội đoàn ở Nam Cali đều bị ngưng trệ. Mọi năm, cứ vào dịp Thansgiving, Christmas, nhất là vào dịp Tết, gần như tất cả các hội, kể cả các hội dân sự, cũng như các hội đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều tổ chức những buổi tiệc tất niên,tân niên, nhưng nay các sinh hoạt này không còn nữa. Riêng đối với cộng đồng người Việt ở quận Cam này từ nhiều năm qua luôn có những hội chợ Tết rất lớn. Riêng cộng đồng chúng tôi thì vẫn tổ chức diễn hành Tết. Năm nay tất cả những chương trình ấy đều bị ngưng hết".

Do không thể tổ chức được những chương trình văn nghệ quy mô trước thương xá Phước Lộc Thọ như mọi năm, đài Little Saigon TV cho phát hình trên mạng các chương trình đặc biệt cho những Ngày Tết, trong đó có cuộc thi Áo Dài Truyền Thống, Gói Bánh Chưng & Bày Mâm Ngũ Quả… để phục vụ cho bà con Quận Cam, cũng cho những đồng hương sống ở những bang khác. Cô Jenny Vo, người phụ trách các chương trình này cho biết :

"Đài Little Saigon nẩy ra ý là sẽ tổ chức các chương trình qua ứng dụng Zoom, trong đó có chương trình thi áo dài truyền thống. Năm nay là năm thứ 9 đài Little Saigon TV làm chương trình này. Tất cả các thí sinh sẽ tự thâu video giới thiệu bản thân, đi "catwalk" tại nhà của họ, rồi gởi đến dự thi. Chúng tôi rất là vui vì lần đầu tiên đài tổ chức như vậy, nhưng cũng đã nhận được 26 người dự thi, cả người lớn, lẫn trẻ em, rất là vui được sự ủng hộ của khán giả.

Về chương trình thi bánh tét, bánh chưng, mọi năm mình vẫn làm ở Phước Lộc Thọ, nhưng năm nay không thể dùng các sân khấu đó. Cho nên đài mới dời địa điểm thâu đến khu nhà cổ của bác sĩ Quỳnh Kiều. Rất là may mắn là gia đình bác sĩ đã ủng hộ và cho mình mượn location. Trước khi thâu thì mọi người đều bắt buộc phải test Covid một ngày trước hoặc là test tại chổ luôn, mọi người đều phải rửa tay, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội. Địa điểm thâu thì cũng rất thuận lợi, vì có sân vườn rất rộng, cho nên mình có thể thâu mà vẫn giữ được khoảng cách an toàn cho những người tham gia.

Hai chương trình này đã được phát sóng ngày 7/2 và hiện giờ vẫn được lưu trên trang Little Saigon TV Official để những người chưa được xem hôm 7/2 có thể xem lại. Khi làm "live" trên Facebook và Youtube thì có rất nhiều khán giả sống tại các bang xa của nước Mỹ rất là vui, vì cho dù năm nay có dịch Covid, nhưng họ cảm thấy ấm lòng khi được xem các chương trình này, giúp họ bớt nhớ quê nhà. Họ đã có những lời động viên và các anh chị em trong đài Little Saigon TV rất vui và hạnh phúc khi nhận được những lời động viên này".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 10/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Kyo York, VOA tiếng Việt, Thùy Dương, Minh Anh, Trân Văn, Thanh Phương, Thu Hằng
Read 530 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)