Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/02/2021

Hoa Kỳ hay Trung Quốc, Việt Nam bối rối giữa hai mô hình hợp tác

Nhiều tác giả

Lo "có biến" – Tập Cận Bình khuyên Nguyễn Phú Trọng ‘chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài’

Trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trung – Việt hôm 8/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nhắc đến vấn đề tranh chấp lãnh hải và khuyên Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phải "chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài", theo Tân Hoa Xã.

mohinh4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội.

Trung Quốc và Việt Nam nên quản lý hợp lý sự khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực.

Hôm 9/2, Tân Hoa Xã trích lời ông Tập trong cuộc điện đàm với ông Trọng nhân dịp Việt Nam vừa kết thúc Đại hội Đảng XIII rằng : "Trung Quốc và Việt Nam nên quản lý hợp lý sự khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực".

Ông Trọng đáp lại rằng "trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước là vô cùng quan trọng".

Ông Trọng tái khẳng định rằng phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là "ưu tiên hàng đầu" của Đảng cộng sản Việt Nam, và của đất nước, cũng theo Tân Hoa Xã.

Hồi tháng 7 năm ngoái, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, có bài xã luận nói rằng Việt Nam sẽ "trắng tay" nếu đu dây theo Hoa Kỳ trong việc tăng cường sức mạnh ở Biển Đông.

Trước đó, truyền thông của Trung Quốc cũng đưa ra lời dọa dẫm Việt Nam trong việc Hà Nội thiết lập mối quan hệ an ninh quốc phòng ngày càng thắt chặt hơn với Washington.

Cũng theo Tân Hoa Xã hôm 9/2, ông Tập Cận Bình lặp lại những lời khuyến dụ rằng Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Hà Nội trong việc gia tăng phối hợp tiến hành kế hoạch kinh tế "Hai Hành Lang, Một Vành Đai" nhằm thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa hai nước.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc dẫn lời ông Tập dịp này nhấn mạnh rằng "hai nước Trung – Việt là cộng đồng cùng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược".

Truyền thông Việt Nam không đề cập nhiều đến nội dung cuộc điện đàm giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình, mà chỉ xoay quanh việc ông Tập chúc mừng ông Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư nhiệm kỳ 3, và việc ông Tập "gửi lời chúc nhân dân Việt Nam đón Tết cổ truyền Tân Sửu an khang, thịnh vượng".

Một vài người Việt viết trên Facebook bày tỏ sự bực tức trước lời chúc năm mới Tân Sửu từ nhà lãnh đạo nước láng giềng phương bắc.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh viết : "Mục đích của cuộc điện đàm giữa hai "bạn vàng" đâu phải để "chúc Tết" dân Việt". Ông Vinh bình luận như vậy sau khi báo Tuổi Trẻ chạy dòng tít : "Ông Tập Cận Bình chúc tết người dân Việt Nam".

Nhà báo tự do Chu Vĩnh Hải viết : "Chắc chắn một điều rằng, phần lớn người dân Việt Nam không muốn ông Tập Cận Bình chúc tết người dân Việt Nam, và cũng không thèm đón nhận lời chúc tết của ông ấy. Tôi, một người dân Việt Nam, phản đối lời chúc tết của ông Tập".

Ông Hải viết thêm : "Kể từ khi lên nắm quyền cai trị Trung Quốc, chính quyền của ông Tập đã gia tăng các hành động chiếm giữ biển đảo Việt Nam khiến cho Việt Nam không chỉ mất chủ quyền biển đảo mà còn mất mát rất nhiều về các lợi ích kinh tế".

Ông Tập Cận Bình chúc mừng Nguyễn Phú Trọng đắc cử nhiệm kỳ 3

Không lâu sau khi tin ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng người đồng cấp phía Việt Nam.

Tân Hoa Xã dẫn nội dung bức điện cho biết, ông Tập bày tỏ vui mừng khi biết ông Trọng được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, và muốn gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới ông Trọng và tới ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam.

Theo ông Tập, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12, Đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do ông Trọng đứng đầu, đã tăng cường xây dựng đảng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được một loạt thành tựu trong công cuộc đổi mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Lãnh đạo tối cao của Trung Quốc cũng cho rằng, sự thành công của đại hội đảng 13 là bắt đầu chặng đường mới trong công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của ông Trọng và ban lãnh đạo đảng khóa mới, những thành tựu mới to lớn hơn sẽ đạt được trong nhiều sự nghiệp khác nhau của Đảng cộng sản Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Ông Tập khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa thân thiện và cũng là một cộng đồng có chung tương lai có ý nghĩa chiến lược.

Ông Tập đặc biệt coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và giữa hai nước, và sẵn sàng làm việc với ông Trọng để tăng cường liên lạc chiến lược, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn nữa giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực, và thúc đẩy sự nghiệp chủ nghĩa xã hội.

Hồi năm 2017, khi đang thưởng trà sau chuyến thăm nhà sàn Hồ Chí Minh, ông Trọng khi đó đã bày tỏ với ông Tập Cận Bình là "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc".

Tập Cận Bình là lãnh đạo quốc gia duy nhất đến nay chúc mừng ông Trọng.

mohinh5

Trong năm 2020 giàn khoan Repsol đã phải rút khỏi Biển Đông trước áp lực của Trung Quốc khiến Việt Nam phải bồi thường một tỷ đô la

Việt Nam có tên trong tài liệu mật về chiến lược an ninh của Nhà Trắng

Một tài liệu được Nhà Trắng giải mật hôm 12/1 cho thấy Việt Nam nằm trong số các quốc gia ở Đông Nam Á mà Washington muốn thúc đẩy hợp tác về an ninh trong chiến lược một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở với mục tiêu kìm tỏa Trung Quốc. Tài liệu này được xem là tiền đề cho các chính sách và hướng dẫn xuyên suốt của chính phủ Hoa Kỳ trước sự bành trướng của Trung Quốc trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố tài liệu có tiêu đề Khung Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (sau đây gọi là Khung Chiến lược) hôm 12/1.

Tài liệu này được hình thành trong đầu nhiệm kỳ của ông từ năm 2017, trong đó khái quát tất cả những hướng dẫn mà Washington đã và đang thực hiện trong suốt ba năm qua đối với khu vực có dân số và nền kinh tế năng động nhất thế giới.

Cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Trump đã hé lộ về chính sách này, trước khi ông phê chuẩn vào tháng 2/2018.

Tài liệu dài 10 trang, trong đó có một ít chỗ bị bôi đen, nêu bật các thách thức an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trước sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực, và trình bày các chính sách, hướng dẫn cụ thể để đối phó với Bắc Kinh.

Ngoài việc thắt chặt quan hệ an ninh quốc phòng với các đồng minh và đối tác trong khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, và Đài Loan, chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn hướng dẫn cách tiếp cận đối với khối ASEAN bằng cách "làm nổi bật vai trò trung tâm của ASEAN như một thành phần cốt lõi của chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở".

"Tăng cường quan hệ của chúng ta với Singapore, Malaysia, Việt Nam, và Indonesia", tài liệu viết, "nhằm thúc đẩy và củng cố vai trò trung tâm của Đông Nam Á và ASEAN trong cấu trúc an ninh của khu vực và đồng hành cùng khối này trong việc đưa ra tiếng nói thống nhất về các vấn đề chính".

Trong một tuyên bố đề ngày 5/1 và được công bố hôm 12/1 về việc giải mật khung chiến lược này, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien cho biết Khung chiến lược đã hướng dẫn sự phát triển của nhiều chính sách và kế hoạch dưới khung, nêu rõ cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với các vấn đề cụ thể về tầm quan trọng đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Và hơn thế nữa, chẳng hạn như Phương pháp Tiếp cận Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Khung chiến lược của Hoa Kỳ để đối phó với bành trướng kinh tế của Trung Quốc, Kế hoạch chiến dịch của Hoa Kỳ để chống lại ảnh hưởng xấu của Trung Quốc đối với các tổ chức quốc tế và những vấn đế khác.

mohinh6

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Robert O’Brien, phát biểu tahi Hà Nội ngày 05/01/2021

"Cùng với các tài liệu khác, Khung Chiến lược này đã hướng dẫn các hành động cho toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ để thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực, bao gồm chủ quyền, tự do hàng hải và hàng không, có đi có lại trong thương mại và đầu tư, tôn trọng quyền cá nhân và pháp quyền, và tính minh bạch", thông cáo của Cố vấn An ninh Quốc gia viết.

Ông O’Brien viết : "Tại Đà Nẵng, Việt Nam, vào năm 2017, trong chuyến công du dài nhất đến khu vực này trong hơn một phần tư thế kỷ của một Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Trump đã đúc kết một chính sách, cùng với tầm nhìn của Thủ tướng Nhật Abe, kêu gọi một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở".

Khu vực này, theo Tổng thống Trump, "là một nơi các quốc gia có chủ quyền và độc lập, với nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, tất cả đều có thể cùng nhau thịnh vượng, và phát triển trong tự do và hòa bình".

Theo ông O’Brien, việc giải mật Khung Chiếc lược này cho thấy sự minh bạch, cam kết chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và với các đồng minh và đối tác trong khu vực.

Hoa Kỳ coi khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là "một chòm sao quốc gia tuyệt đẹp, mỗi quốc gia đều có vệ tinh, ngôi sao sáng – và mỗi ngôi sao là một quốc gia, một nền văn hóa, một lối sống, và một ngôi nhà", thông cáo dẫn lời ông Trump phát biểu tại Việt Nam năm 2017.

Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) hôm 13/1 cho biết tác giả chính của Khung Chiến lược này là Cố vấn An ninh Quốc gia lúc bấy giờ, H.R. McMaster, và Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSC) phụ trách Châu Á Matt Pottinger, người sau đó trở thành Phó Cố vấn An ninh Quốc gia.

Việc giải mật tài liệu này diễn ra vào lúc chính quyền Trump sắp mãn nhiệm, một tuần trước khi Tổng thống Đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

Hoàng Trung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/02/2021

***********************

Mô hình phát triển của Trung Quốc và Mỹ, sự lựa chọn nào cho Việt Nam ?

Đỗ Thanh Minh, RFA, 12/02/2021

Liệu Trung Quốc sắp vượt Mỹ ?

Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khởi đầu từ tháng 3/2018 cho tới nay, giới nghiên cứu trên thế giới đã tốn rất nhiều giấy mực để bàn luận và dự đoán ai sẽ là người chiến thắng.

mohinh1

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh ngày 4/12/2013. Reuters - Ảnh minh họa 

Hoa Kỳ là một siêu cường, còn Trung Quốc là một cường quốc đang lên muốn thay thế Hoa Kỳ để "lãnh đạo" thế giới. Chính vì vậy, cuộc "thư hùng" giữa hai đại cường này sẽ tác động đến toàn bộ trật tự thế giới, và đương nhiên, các nước nhỏ như Việt Nam luôn phải đoán định xem ai sẽ là người chiến thắng để từ đó vạch ra chiến lược phát triển và chính sách đối ngoại theo đường hướng lâu dài của mình.

Từ năm 2011, cuộc đối thoại  giữa hai nhân vật đầy ảnh hưởng về lịch sử là Francis Fukuyama (Mỹ) và Trương Duy Vi (Trung Quốc) đã cho thấy "sự so găng" giữa hai mô hình phát triển : Mỹ và Trung Quốc. Và những quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ cần tham khảo và nên chọn theo mô hình nào để phát triển.

Sau những rắc rối, lộn xộn của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi, đặc biệt qua nhiệm kỳ đầy tranh cãi của TT Donald Trump, nhiều người trên thế giới, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu từ Việt Nam đã cảm thấy nghi ngờ và băn khoăn về mô hình của Mỹ. Họ cảm thấy rằng, mô hình dân chủ kiểu Mỹ đã lỗi thời, và dường như mô hình độc tài, chuyên chế được khoác dưới lớp áo của chủ nghĩa dân tuý lại đang chiếm ưu thế. Các ví dụ điển hình chính là Donald Trump của Mỹ và Duterte của Philippines. Chưa kể đến hình ảnh Trung Quốc dưới thời "Hoàng đế Tập Cận Bình" dường như càng ngày càng mạnh lên, còn hình ảnh của Mỹ lại cho thấy sự rệu rã từ bên trong, đặc biệt sự cố ngày 6/1 đã phơi bày căn bệnh trầm kha của nước Mỹ dân chủ.

Một câu hỏi lớn mà nhiều người trên thế giới đang đặt ra là phải chăng đại dịch Covid-19 đang tái cấu trúc lại trật tự toàn cầu, khi mà kinh tế Trung Quốc đang hồi phục mạnh mẽ với tốc độ cao hơn cả Âu-Mỹ và một cơ quan nghiên cứu của Anh đã dự đoán Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ vào năm 2028 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Các phương tiện truyền thông và tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc cũng không ngừng quảng bá những thành tựu kinh tế, chính trị mà nước này đạt được. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, cạnh tranh Mỹ-Trung được cho là sẽ phải "trộn bài chia ván mới". Ngoài ra, cũng phải thấy rằng dù Mỹ đang đứng trước ngã tư giữa thịnh và suy, Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều nỗi lo thế kỷ, thậm chí là điểm yếu chí tử, có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh Mỹ-Trung trong tương lai.

Ngoài việc duy trì sự ổn định chính trị, những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm các vấn đề lớn như thiếu lương thực, thiếu năng lượng, già hóa dân số và phát triển công nghệ bị lệ thuộc vào nước ngoài. Tất cả những vấn đề này muốn giải quyết được đòi hỏi một môi trường quốc tế và thân thiện để phát triển hòa bình. 

Tuy nhiên, hàng loạt hành động theo kiểu phô trương cơ bắp của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình vài năm gần đây đã làm dấy lên sự dè chừng đối với Trung Quốc. Trừ khi Bắc Kinh thay đổi đường lối, nếu không môi trường thế giới sẽ dần trở nên bất lợi cho nước này.

Bốn điểm yếu nghiêm trọng của Trung Quốc

Năm 2020, kinh tế Trung Quốc được cho là tăng trưởng 2,5%. Trong khi đó, kinh tế Mỹ giảm 3,5%, Liên Hiệp Châu Âu (EU) giảm 7,4% và kinh tế toàn cầu sụt giảm 4,3%. Điều này khiến Trung Quốc trở thành cường quốc tăng trưởng dương duy nhất, song đằng sau sự hào nhoáng đó là một loạt vấn đề nghiêm trọng.

Thứ nhất, Trung Quốc có thể thiếu lương thực lâu dài. Năm 2020, thế giới đối mặt với nạn thiếu lương thực tồi tệ nhất trong 50 năm, nạn đói xảy ra ở ít nhất 25 quốc gia. Nhiều nước sản xuất lương thực hạn chế xuất khẩu. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng kho dự trữ lương thực của nước này đã đầy và các chuyên gia Trung Quốc cũng nói rằng Trung Quốc không thiếu lương thực, chỉ "hơi căng thẳng một chút" trong việc cân bằng, nhưng vẫn có thể tự cung tự cấp.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Cận Bình đã khởi xướng "Chương trình Đĩa sạch" và "từ chối các bữa tiệc thừa mứa". Phải chăng ông đang cố gắng giảm thiểu lãng phí hay vì tình trạng thiếu lương thực ? 

Theo truyền thông Trung Quốc, nhu cầu lương thực của Trung Quốc năm 2020 vào khoảng 700 triệu tấn, trong đó 554 triệu tấn tự sản xuất và gần 150 triệu tấn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, an ninh lương thực đang đối mặt với nguy cơ lớn. Năm ngoái, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lúa mì, ngô và lúa mạch còn đậu tương thì mỗi năm đều nhập khẩu trên 100 triệu tấn. Nhiều địa phương như tỉnh Cam Túc, Hồ Bắc… đã tăng cường tích trữ lương thực và tin đồn về một cuộc khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc vẫn chưa dừng lại.

Trên thực tế, mỗi năm, Trung Quốc mất đi khoảng 200.000 mẫu đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy công nghiệp, nhà ở… Diện tích đất canh tác của nước này hiện chỉ còn không đầy 1,5 tỷ mẫu, tương đương 9% toàn cầu. Điều này có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực.

Ví dụ như Quảng Đông, sản lượng lương thực của tỉnh này trong năm 2019 là 12,41 triệu tấn, nhưng lượng tiêu thụ lại tới 51,25 triệu tấn, tỷ lệ tự cung tự cấp chỉ là 24%. Năm 2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Quảng Đông phá mốc 1.600 tỷ USD, cao gấp 2,62 lần vùng lãnh thổ Đài Loan, nhưng vẫn phụ thuộc nghiêm trọng vào lương thực nhập khẩu.

Ở chiều ngược lại, diện tích đất canh tác ở Mỹ rộng lớn, 1,6% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể nuôi sống 340 triệu người dân nước này. Hàng năm, Mỹ còn xuất khẩu một lượng lớn ngô, đậu tương, tiểu mạch…. Hơn nữa, lượng đất có thể canh tác mà chưa khai thác của Mỹ còn rất nhiều, một khi cần đều có thể sử dụng để sản xuất lương thực. 

Trong bối cảnh này, sự khác biệt về điều kiện cung cấp lương thực giữa Mỹ và Trung Quốc đặt Mỹ ở thế bất khả chiến bại. Trong khi Trung Quốc cần nhập khẩu lương thực và nếu xảy ra chiến tranh, các tuyến vận tải trên bộ và trên biển bị nước ngoài kiểm soát, Bắc Kinh liệu có còn đủ dũng khí để đấu tranh với Mỹ hay không ? Điều này làm lộ rõ điểm yếu cố hữu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thứ hai là năng lượng. Trung Quốc tuyên bố có thể tự cung tự cấp 90% năng lượng, nhưng Quy hoạch Phát triển Năng lượng 5 năm lần thứ 13 (kết thúc năm 2020) lại nói rằng Trung Quốc hy vọng có thể nâng tỷ lệ tự cung tự cấp về năng lượng lên 80%. Điều này không khác nào "tự vạch áo cho người xem lưng". 

Bắc Kinh ra sức phát triển năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng Mặt Trời…, song lại cần nhập khẩu dầu thô và khí đốt thiên nhiên. Lượng tiêu thụ dầu thô mỗi năm lệ thuộc vào nhập khẩu lên tới 72%, tiêu tốn khoảng 240 tỷ USD.

Ngoài việc không thể tự sản xuất đủ, hơn 70% dầu mỏ nhập khẩu vào Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca. Những năm gần đây, cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Mỹ bắt tay với các nước kiểm soát các tuyến nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, buộc Bắc Kinh phải phát triển hải quân biển xa để đối phó. Do đó, năng lượng đã trở thành điểm yếu lớn tiếp theo của Trung Quốc trong cuộc chiến giành quyền bá chủ tương lai với Mỹ.

Thứ ba là vấn đề già hóa dân số. Chính sách một con của Trung Quốc bị cáo buộc là sai lầm, gây ra thảm họa nhân khẩu học ngày nay ở nước này. Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Giáo sư Lương Kiến Chương thuộc Đại học Bắc Kinh đã xuất bản một bài báo chỉ rõ thời kỳ sụp đổ dân số của Trung Quốc đang đến và nếu nước này không thể thúc đẩy tỷ lệ sinh tăng lên đáng kể thì sẽ rơi vào tình trạng suy giảm không đáy. 

Bài báo lấy dữ liệu từ các khu vực khác nhau làm ví dụ như tỷ lệ sinh ở Ôn Châu vào năm 2020 thấp hơn 19,01% so với cùng kỳ năm 2019, ở Hợp Phì giảm khoảng 23% và Thái Châu giảm 32,6%. Sự suy giảm dân số sẽ làm giảm tỷ lệ thanh niên và tăng mạnh tỷ lệ người cao tuổi.

Nhà nghiên cứu Dị Phúc Hiền thuộc Đại học Wisconsin đã xuất bản cuốn sách "Quốc gia trống rỗng : Kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đi lạc hướng", chỉ rõ tỷ lệ sinh ở 3 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Trung Quốc trong năm 2019 chỉ đạt 0,61%, thấp hơn cả Nhật Bản (0,68%) và tỷ lệ sinh hiện nay ở khu vực Đông Bắc sẽ là tỷ lệ sinh ngày mai của Trung Quốc. Nhìn chung, sự gia tăng chi phí nhà ở, chi tiêu cho nuôi dạy con cái và giáo dục làm giảm mong muốn sinh con của những người trẻ tuổi, khiến tình trạng lão hóa dân số ngày một trầm trọng và lao động thiếu hụt. Đây chính là hiện thực "chưa mạnh đã già" của Trung Quốc.

Con đường mà Trung Quốc đi cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nguồn nhân lực.

Vấn đề đáng lưu ý là cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực đáng báo động của Trung Quốc lại đang diễn ra ở một vùng của đất nước mà hầu như không thể quan sát được đối với người ngoài và thậm chí đối với hầu hết người Trung Quốc ở thành thị : Đó là vùng nông thôn Trung Quốc.

Trung Quốc đã bỏ qua việc phát triển nông thôn quá lâu. Nếu thực sự muốn trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, Bắc Kinh cần phải hành động ngay từ bây giờ để nâng cao mức nguồn lực con người càng nhanh càng tốt và từ đó đặt nền tảng cho lực lượng lao động của tương lai.

mohinh2

Quốc kỳ Mỹ và biểu tượng của hãng công nghệ Hoa Vi của Trung Quốc hiện đang bị Mỹ cấm vận. Reuters - Hình minh hoạ.

Thứ tư là nút thắt cổ chai trong phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ chính là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới trong thế kỷ 21. Khoa học công nghệ Trung Quốc trước đây chỉ "nhìn ngắn, vì lợi ích trước mắt", "đi tắt, kiếm lợi nhanh". 

Vì vậy, khi bị Mỹ cấm vận, các ông lớn công nghệ như Huawei, ZTE… đều gặp khó khăn và mong ngóng chờ đến ngày Mỹ nới lệnh trừng phạt. Càng ngày, cách thức mà Bắc Kinh áp dụng mấy chục năm qua như cưỡng ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, ăn cắp bí mật công nghệ, sao chép công nghệ... càng khó tiếp tục. 

Trong thời gian ngắn hạn sắp tới, Chính quyền tân Tổng thống Joe Biden nhiều khả năng sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này. Do đó, để có thể thành công trong việc tự chủ nghiên cứu phát triển, Trung Quốc phải mất vài chục năm.

Việt Nam học được gì ?

Các phân tích trên cho thấy, mặc dù với nhiệm kỳ của ông Trump, nền dân chủ Mỹ đã có những bước lùi, tuy nhiên, hệ thống dân chủ và các định chế chính trị quốc tế do Mỹ và các nước phương Tây đã xây dựng từ trước vẫn giữ vai trò xương sống trong trật tự quốc tế hiện hành. Mặc dù Trung Quốc vẫn đang cố vượt Mỹ và bộc lộ ý định sắp xếp lại trật tự thế giới theo cách của họ, nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể làm được điều đó, ít nhất trong thế kỷ này.

Con đường phát triển của Đài Loan có thể là một bài học để có thể giúp Việt Nam phát triển, đứng vững trước sự đe doạ của Trung Quốc. Đài Loan trước đó, dưới thời của Tưởng Giới Thạch cũng áp dụng mô hình tương tự như Trung Quốc cộng sản với cách cai trị chuyên chế, độc đoán. Sau này, Đài Loan dưới thời kỳ của Tưởng Kinh Quốc đã phải lựa chọn, nếu tiếp tục giữ mô hình cũ thì chỉ là một bản sao của Trung Quốc cộng sản, sớm muộn cũng sẽ bị Trung Quốc thôn tính. Chính vì vậy, Tưởng Kinh Quốc đã phải quyết định cải cách Đài Loan đi theo mô hình dân chủ phương Tây để có thể phát huy sức mạnh nội lực cùng với sức mạnh của thế giới văn minh. Chính vì vậy, Đài Loan tuy nhỏ nhưng vẫn hiên ngang đứng vững trước mọi sự đe dọa của Trung Quốc.

Vì thế, Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang trên đường phát triển thành một cường quốc tầm trung, cần phải nhận thấy rằng, nếu Việt Nam thực sự muốn hoà nhập với thế giới thì cần phải xây dựng đất nước theo hướng dân chủ, tự do, để có thể phát huy được các sức mạnh nội lực đồng thời có thể tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài khi hội nhập với thế giới.

Đỗ Thanh Minh

Nguồn : RFA, 12/02/2021

***********************

Có l ông Trng và ‘đng ta’… bun ?

Trân Văn, VOA, 11/02/2021

Theo logic thì nhng din biến mi nht đe da li ích ca Trung Quc, đc bit là nhng li ích ca Trung Quc ti bin Đông, s làm ông Nguyn Phú Trng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa, người va thay mt Đảng cộng sản Việt Nam gi li chúc mng năm mi đến toàn th đng viên Đảng cộng sản Trung Quc và nhân dân Trung Quc(1) – cm thy BUN khi Trung Quc đang đi din vi nhng thách thc ngay trước thm năm mi.

mohinh8

Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt Carrier Strike Group và Nimitz Carrier Strike Group ti Bin Đông hôm 9/2/2021.

***

Hôm 9 tháng 2, hai hàng không mu hm USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt và nhng h tng hm ca hai hàng không mu hm này đã trin khai mt cuc tp trn chung gia hai hi đoàn ti bin Đông.

Trước kia, thnh thong hi quân M mi t chc nhng cuc tp trn chung gia hai hi đoàn có hàng không mu hm là soái hm nhưng t 2011 đến nay, h đã t chc chín cuc tp trn chung như thế khu vc n Đ - Thái Bình Dương.

S lượng các cuc tp trn chung kiu này trong khu vc n Đ - Thái Bình Dương đang tăng. Nếu tính t tháng sáu năm ngoái ti nay, khu vc n Đ - Thái Bình Dương đã có bn cuc tp trn chung gia hai hi đoàn có hàng không mu hm là soái hm. Trong đó có hai cuc tp trn chung được thc hin ngay ti bin Đông nơi Trung Quc khng đnh là ca Trung Quc và va ban hành mt đo lut, cho phép hi cnh Trung Quc tiêu dit các phương tin hàng hi xâm phm ch quyn ca Trung Quc !

Không ch t chc tp trn chung "khiêu khích" Trung Quc bng hành đng, M còn "khiêu khích" Trung Quc bng các tuyên b, chng hn hai Phó Đ đc là Ch huy trưởng hai hi đoàn có hàng không mu hm là soái hm khơi khơi bo rng :Cuc tp trn chung đang din ra nhm chng minh vi các đng minh cũng như các đi tác trong khu vc là hi quân M thun thc v chiến thut nhm duy trì hòa bình, duy trì t do lưu thông, bo đm vic s dng đi dương đúng vi lut pháp quc tế.

Hi quân M k thêm, cuc tp trn chung din ra vì hi đoàn có hàng không mu hm Nimitz là soái hm va ri Trung Đông tun trước, trên đường tr v hu c (Bremerton, tiu bang Washington) thì tt vào bin Đông đ tp trn chung (2).

Sau khi chính thc bác b yêu sách ca Trung Quc v ch quyn ti bin Đông, t tháng 7 năm ngoái đến nay, M liên tc thách thc yêu sách đó bng các cuc tun tra như cuc tun tra t eo bin Đài Loan đến khu vc qun đo Hoàng Sa ca khu trc hm John S. McCain hi tun trước (3) và nhng cuc tp trn như cuc tp trn chung va đ cp, bt chp Trung Quc ln tiếng răn đe và đc bit, bt k Trung Quc đang chun b tin bit năm cũ, đón chào năm mi !

Trung Quc tt nhiên là không vui và vì nhân dp Tết Âm lch, ông Trng va nhân danh cá nhân ông, va mi thay mt đng ca ông hatăng cường hp tác, vượt qua mi khó khăn, thách thc, thúc đy quan h hu ngh truyn thng gia hai đng, hai nước và nhân dân hai nước đt được nhng thành qu to ln hơn na trong thi k mi, vì li ích ca nhân dân hai nước, vì hòa bình, hp tác và phát trin trong khu vc và trên thế gii nên khi Trung Quc b "khiêu khích trng trn như thế, h vui sao được !

Chưa k không ch có M "khiêu khích" Trung Quc ! Đúng thi đim ông Trng có cuc hi đàm vin liên vi ông Tp Cn Bình đ thay mt đng, chính ph và nhân dân ca nhau, chúc mng ln nhau, Đài Loan li lên tiếng "khiêu khích" Trung Quc. Trước thm năm mi, bà Thái Anh Văn Tng thng Đài Loan, loan báo vi dân chúng :M vn duy trì s h tr quân s mnh m cho Đài Loan k c khi Trung Quc gia tăng răn đe bng vic điu đng các chiến đu cơ xâm nhp không phn Đài Loan.

Bà Văn nhn Trung Quc : Đài Loan không lui do áp lc, cũng chng tiến do có hu thun. Vn đ Đài Loan quan tâm là Trung Quc phi thành tht trong gii quyết mâu thun và đi thoi phi được đt trên cơ s bình đng, tôn trng ln nhau.

Bà Thái Anh Văn cũng là người Hoa như ông Tp Cn Bình và các đng chí ca ông ta. Xung đt Đài Trung là xung đt v quan đim "Mt Trung Quc" ca Trung Quc song bà Văn không e dè, cũng chng kiêng k gì dù cũng đng trước thm năm mi. Đc bit là bà Văn nói riêng và Đài Loan nói chung không cn làm ra v biết điu nếu đó là vn đ liên quan đến ch quyn ca Đài Loan. Theo logic, ông Trng và Đảng cộng sản Việt Nam bun thì đó là vì h cùng là cng sn như ông Bình và các đng chí ca ông ta.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/02/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ong-tap-can-binh-chuc-tet-nguoi-dan-viet-nam-20210209085802279.htm

(2) https://www.stripes.com/news/pacific/aircraft-carriers-uss-nimitz-and-uss-theodore-roosevelt-train-together-in-south-china-sea-1.661546

(3) https://www.stripes.com/news/pacific/uss-john-s-mccain-demonstrates-near-south-china-sea-islands-a-day-after-taiwan-strait-passage-1.661111

(4) https://www.militarytimes.com/news/your-military/2021/02/09/taiwan-says-ties-with-us-military-strong-amid-threats-from-china/

**********************

‘Ta’ li ao ước có thêm mt năm hu ngh - hp tác !

Trân Văn, VOA, 10/02/2021

Ông Tp Cn Bình, Tổng bí thư đng cng sn Trung Quc kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa và ông Nguyn Phú Trng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam li va nhân danh hai đng, hai nhà nước và nhân dân hai nước thăm hi nhau trước thm năm mi

mohinh3

Tp Cn Bình phát biu t Bc Kinh nhân Din đàn Kinh tế Thế gii, 25/01/2021.

Theo h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam thì nhng điu đu tiên ông Tp Cn Bình đ cp trong cuc hi đàm trước thm năm mi là… Chúc mng đi hi 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam thành công tt đp. Chúc mng ông Trng tái đc c Tổng bí thư nhim k mi. Sau đó ông ta bày t s tin tưởng nhân dân Vit Nam dưới s lãnh đo sáng sut ca Đảng cộng sản Việt Nam do ông Nguyn Phú Trng làm Tổng bí thư s thc hin thng li Ngh quyết đi hi XIII, giành được nhiu thành tu mi to ln hơn na.

Năm nay, ông Tp Cn Bình tiếp tc khng đnh :Trung Quc hết sc coi trng quan h láng ging hu ngh truyn thng vi Vit Nam, sn sàng cùng vi Vit Nam tăng cường trao đi chiến lược, thúc đy hp tác thc cht trên các lĩnh vc, đnh hướng quan h Đi tác hp tác chiến lược Vit - Trung không ngng phát trin lành mnh, n đnh, mang li li ích thiết thc cho dân chúng hai nước, góp phn vào hòa bình, n đnh ca khu vc và trên thế gii... Cui cùng ông ta mi chúc :Nhân dân Vit Nam đón Tết an khang, thnh vượng…

Ging như năm ngoái, ông Trng trình bày nhiu lý do đ cám ơn Trung Quc và ông Tp Cn Bình (sm gi đin chúc mng đi hi 13 và cá nhân ông Trng). Ông Trng khng đnh : Đi hi 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam - s kin chính tr trng đi ca đng, nhà nước và nhân dân Vit Nam đã thành công hết sc tt đp vì đã đ ra nhng mc tiêu, phương hướng, có ý nghĩa đnh hướng và tm nhìn chiến lược quan trng cho công cuc đi mi và xây dng ch nghĩa xã hi ca Vit Nam trong giai đon ti.

Theo h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam, ông Trng tiếp tc nhn mnh : Dù có nhng lúc thăng trm nhưng thc tin lch s cho thy hu ngh và hp tác luôn là dòng chy chính trong quan h hai đng, hai nước... Thi gian va qua, hai bên đã tiến hành các hot đng trao đi bng nhiu hình thc linh hot, đt kết qu tt, góp phn tăng cường quan h đi tác hp tác chiến lược toàn din Vit - Trung tiếp tc phát trin lành mnh, n đnh, phù hp vi nguyn vng và li ích ca nhân dân hai nước.

Ông Trng ch đng đ ngh :Hai bên tiếp tc tăng cường hp tác, vượt qua mi khó khăn, thách thc, thúc đy quan h hu ngh truyn thng gia hai đng, hai nước và nhân dân hai nước đt được nhng thành qu to ln hơn na trong thi k mi, vì li ích ca nhân dân hai nước, vì hòa bình, hp tác và phát trin trong khu vc và trên thế gii.Đng thigi li chúc mng năm mi đến toàn th đng viên Đảng cộng sản Trung Quc và nhân dân Trung Quc.

Nếu đi chiếu ni dung cuc hi đàm vin liên trước thm năm mi gia ông Tp Cn Bình và ông Nguyn Phú Trng như h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam đã tường thut (1) vi các din biến trên thc tế bin Đông trong năm va qua, đc bit là khi Lut Hi cnh mi ca Trung Quc có hiu lc va tròn mt tun, thiên h rt d hoang mang vì không biết ông Trng nói riêng và Đảng cộng sản Việt Nam do ông làm đi din nói chung, đng v phía nào ?

Năm ngoái, trong cuc hi đàm vin liên trước Tết Âm lch, bt chp Trung Quc càng ngày càng càn r trong vic hin thc hóa yêu sách v ch quyn ti bin Đông, ông Trng tng :Chúc mng đng, chính ph và nhân dân Trung Quc v nhng thành tu trong xây dng, phát trin đt nước Chúc nhân dân Trung Quc dưới s lãnh đo ca Đảng cộng sản Trung Quc tiếp tc giành được nhng thng li mi trong s nghip xây dng ch nghĩa xã hi đc sc Trung Quc" (2).

Không rõ vic ông Trng thay mt đng ca ông bày t thành tâm, thin ý như va k hu ích thế nào đi viquan h hu ngh, hp tác gia hai bên, ch biết sau đó, Trung Quc táo tn tiến thêm nhiu bước bin Đông : Cm đánh cá, cm qua li ti vùng bin vn ca Vit Nam đ bo v tài nguyên bin, đ tp trn, xâm nhp t chc thăm dò du khí bãi Tư Chính, ban hành Lut Hi cnh mi Đó là nhngthng li mi ca ch nghĩa xã hi đc sc Trung Quc mà ông Trng và đng ca ông tng cu chúc !

***

Cuc hi đàm vin liên gia ông Tp Cn Bình và ông Nguyn Phú Trng trước thm Đinh Su còn mt đim đáng chú ý khác mà h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam không tường thut : Đó là trong cuc hi đàm y, ông Tp Cn Bình ch đng đ cp đến tranh chp v ch quyn bin Đông gia Trung Quc và Vit Nam, v v ông Trng và đng ca ông nên… qun lý hp lý s khác bit trên bin và chng li s xúi gic ca các thế lc bên ngoài(3).

Tân Hoa Xã k thêm rng ông Trng nht trí và lý do nht trí thì ging như h thng truyn thông chính thc ca Vit Nam đã tường thut : Cng c, phát trin quan h hu ngh, hp tác gia hai đng, hai nước và nhân dân hai nước là vô cùng quan trng !

Năm cũ sp qua, năm mi đã cn k nhưng trong vn đ ch quyn, ông Trng và đng ca ông vn thế, vn hết sc kiên đnh trong vic cng c, phát trin quan h hu ngh, hp tác vi Trung Quc bi cùng ý thc h, cùng là đng cng sn, cùng th chế !

Sáu năm trước, ông Trng tng vn hi nhng đng chí, đng bào bày t s âu lo và thc mc rng c ông ln đng ca ông s làm gì khi Trung Quc càng ngày càng hung hăng trong vic xác lp ch quyn đi vi 80% din tích bin Đông ca Vit Nam :Nếu đ xy ra đng đ gì thì tình hình bây gi bt n thế nào, chúng ta có ngi đây mà bàn vic t chc đi hi đng được không(4) ? Đi hi 12 đã thành công tt đp, đi hi 13 va thành công tt đp. Đâu phi t nhiên ông Tp Cn Bình tái chúc mng khi ông chúc Tết !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/02/2021

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/ong-tap-can-binh-chuc-tet-nguoi-dan-viet-nam-20210209085802279.htm

(2) https://baoquocte.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-dien-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-tap-can-binh-107894.html

(3) https://www.voatiengviet.com/a/ong-tap-khuyen-ong-trong-chong-lai-su-xui-giuc-cua-cac-the-luc-ben-ngoai/5771160.html

(4) https://soha.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-day-duoc-khong-20151208144743885.htm

********************

Tập bảo Trọng hợp tác "chống lại sự xúi dục của thế lực bên ngoài" về Biển Đông

RFA, 10/02/2021

Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm ngày 8-2-2021 với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhắc đến "những khác biệt trên biển" và đề nghị người đồng cấp phía Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cùng "chống lại sự xúi dục của thế lực bên ngoài".

mohinh6

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cốc tại một cuộc gặp song phương ở Hà Nội hôm 5/11/2015. AFP

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á- ISEAS, có ý kiến về cái gọi là ‘thế lực thù địch bên ngoài’ mà ông Tập Cận Bình đề cập :

"Cái lời đó là lời kiểu cũ. Từ trước đến này Đảng cộng sản Trung Quốc họ vẫn muốn là chuyện tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc thì nên giải quyết bằng hai nước, song phương thôi. Nhưng cũng rất nhiều lần rồi, Việt Nam tuyên bố rất rõ nhiều lần từ năm 2014, cái gì mà xử lý bằng bàn bạc hai bên, tức là song phương, thì xử lý, thì bàn. Còn cái gì mà không bàn được bằng song phương thì phải quốc tế hóa. Cách Việt Nam là không thay đổi trong cư xử với Trung Quốc. Còn nhắc đi nhắc lại mãi thì nó nhàm thì người ta không phản ứng lại...Việt Nam tuyên bố rõ rồi là bây giờ cái gì cũng phải xử lý dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế trong đó có Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc".

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết về cuộc điện đàm, trong khi đó các bản tin từ phía Việt Nam hoàn toàn không nhắc vấn đề này.

Trong cuộc điện đàm, ông Tập nói với ông Trọng : "Cả hai bên (Trung Quốc và Việt Nam) cũng cần quản lý hợp lý những khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực".

Hôm 10-1-2021, tờ Hoàn Cầu Thời Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Việt Nam "hãy ngừng nhảy múa với Mỹ và kích động rắc rối, nếu không sau cùng sẽ tự làm hại mình".

Hồi tháng 7 năm ngoái, cũng chính tờ báo "diều hâu" này của Trung Quốc cũng có bài xã luận cảnh báo Việt Nam sẽ trắng tay nếu "Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông".

Bài báo viết : "Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được".

Trong cuộc điện đàm vừa qua, ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam là một cộng đồng có chung tương lai mang ý nghĩa chiến lược, đồng thời cho rằng sự phát triển ổn định liên tục của quan hệ song phương phù hợp với lợi ích cơ bản của hai Đảng, hai nước và hai dân tộc.

Nguồn : RFA, 10/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Trung, Đỗ Thanh Minh, Trân Văn, RFA tiếng Việt
Read 630 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)