Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/02/2021

Trung Quốc biến khí hậu thành vũ khí cạnh tranh chiến lược khác

TTXVN - RFI

Khí hậu - vũ khí cạnh tranh chiến lược khác của Trung Quốc

TTXVN, Hội đồng lý luận trung ương,16/02/2021

Tháng 9/2020, Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm khí thải carbon đến gần 60% từ nay đến năm 2060. Nguồn năng lượng từ than đá sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng tái tạo. Mục tiêu này thoạt nhìn có vẻ thiếu thực tế, nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định khoảng một nửa các dự án của Trung Quốc là dựa vào những công nghệ cho phép phát triển một cách bền vững.

khihau1

Ông David Baverez, một nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc) từ năm 2011, trên báo L’Opinion nhận định rằng trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang dần bỏ xa Mỹ và Châu Âu và thống lĩnh thế giới trong những thập niên tới. 

Lý do thứ nhất là bình diện xã hội. Dịch Covid-19 để lại những vết hằn tâm lý trong người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, họ ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Đây cũng chính là những thành phần xã hội mà Bắc Kinh rất cần đến cho những tham vọng thúc đẩy tiêu thụ nội địa thời kỳ hậu Covid-19. Điều này giải thích vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình tấn công trực diện vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân thứ hai là trên phương diện kinh tế. Trong số 200 GW bổ sung vào nguồn năng lượng gió và Mặt Trời trên thế giới trong năm 2020, có đến 120 GW ước tính tại Trung Quốc. Đó là nhờ vào việc Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu đề ra năm 2009, đó là giảm giá thành năng lượng Mặt Trời đến 90%, biến chúng thành nguồn năng lượng rẻ tiền nhất.

Bởi Trung Quốc kiểm soát từ 65-90% nguồn silicon đa tinh thể (sicilium polycristallin) và kính quang điện, hai thành phần tối quan trọng trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời. Goldman Sachs, trong một báo cáo mới nhất đề tựa “China net zero”, đưa ra dự báo rằng có nhiều cơ hội hấp dẫn trong việc tận dụng khoản ngân sách 400 tỷ USD đầu tư hàng năm cần thiết cho 40 năm tới.

Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Trung Quốc dường như đã đi trước Châu Âu và Mỹ khi hiểu rõ rằng kiểm soát những nguồn năng lượng mới sẽ mang lại lợi thế địa chính trị quan trọng trong thế kỷ XXI tương tự như khi làm chủ được nguồn năng lượng hóa thạch ở thế kỷ XX.

Do đó, Trung Quốc dốc toàn sức xây dựng vị thế độc quyền bằng ba cách. Thứ nhất, kiểm soát các nguồn nguyên liệu thiết yếu như lithium hay cobalt. Thứ hai, đặt ra tầm nhìn đến năm 2050 phát triển mạng lưới điện toàn cầu, thông qua tập đoàn phân phối điện khổng lồ của nhà nước Trung Quốc State Grid of China. Cuối cùng, đó là làm chủ các ngành công nghệ chủ đạo như pin sạc điện chẳng hạn nhằm đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh Samsung và LG (Hàn Quốc) hay Panasonic (Nhật Bản).

khihau2

Giờ đây, người ta hiểu rõ cái khó của Chính quyền tân Tổng thống Joe Biden là đề ra một kế hoạch phát triển xanh, nhưng không để chiến lược này giúp củng cố thêm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các ngành năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, là vì sao Bắc Kinh trong các cuộc thương lượng Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) với Liên minh Châu Âu (EU) đã đòi mở rộng đến 5% thị trường nội địa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Vòng xoáy chiến lược phát triển khép kín đã định hình và rất rõ ràng.

Theo TTXVN

Nguồn : Hội đồng lý luận trung ương, 16/02/2021

***********************

Khí hậu : Vũ khí cạnh tranh chiến lược khác của Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 15/02/2021

Tháng 9/2020, Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm thải khí cac-bon đến gần 60% từ đây đến năm 2060. Nguồn năng lượng từ than đá sẽ được thay thế dần bằng nguồn năng lượng tái tạo. Mục tiêu này thoạt nhìn có vẻ "điên rồ" nhưng Cơ quan Năng lượng Quốc tế thẩm định khoảng một nửa các dự án của Trung Quốc là dựa vào những công nghệ cho phép phát triển một cách bền vững.

khihau3

Trung tâm khai thác điện mặt trời tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc.  AP - Ng Han Guan

Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đang dần bỏ xa Hoa Kỳ và Châu Âu và thống lĩnh thế giới trong những thập niên tới. Ông David Baverez, một nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh tại Hồng Kông từ năm 2011, trên báo L’Opinion đưa ra ba luận điểm giải thích vì sao.

Thứ nhất, trên bình diện xã hội. Dịch bệnh Covid-19 để lại những vết hằn tâm lý trong người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, họ ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Và đây cũng chính là những thành phần xã hội mà Bắc Kinh rất cần đến cho những tham vọng thúc đẩy tiêu thụ nội địa thời hậu Covid-19. Điều này giải thích vì sao ông Tập Cận Bình, đang tìm kiếm lại tính chính đáng sau những sai lầm ban đầu về Vũ Hán, phải tấn công trực diện vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Yếu tố thứ hai là trên phương diện kinh tế. Trong số 200 Gigawatts bổ sung vào nguồn năng lượng gió và mặt trời trên thế giới trong năm 2020, có đến 120 Gigawatt dường như là tại Trung Quốc. Đó là nhờ vào việc Bắc Kinh đã thắng cuộc cược "điên rồ" đề ra năm 2009 : Giảm giá thành năng lượng mặt trời đến 90%, biến chúng thành nguồn năng lượng rẻ tiền nhất.

Bởi vì, Trung Quốc kiểm soát từ 65% đến 90% nguồn silicon đa tinh thể (sicilium polycristallin) và kính quang điện, hai điểm "yết hầu" trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Golman Sachs, trong một báo cáo mới nhất đề tựa "China net zero", đưa ra các dự báo có nhiều cơ hội hấp dẫn tận dụng khoản ngân sách 400 tỷ đô la đầu tư hàng năm cần thiết cho 40 năm tới.

Tam bá quyền

Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Trung Quốc dường như đã đi trước Châu Âu và Mỹ khi hiểu rõ rằng kiểm soát những nguồn năng lượng mới sẽ mang lại lợi thế địa chính trị quan trọng trong thế kỷ XXI tương tự như khi làm chủ được nguồn năng lượng hóa thạch ở thế kỷ XX.

Thế nên, Trung Quốc dốc toàn sức xây dựng một thế tam độc quyền bằng cách : Thứ nhất, kiểm soát các nguồn nguyên nhiên liệu thiết yếu như lithium hay cobalt. Thứ hai, tổ chức thị trường thế giới dư thừa sản lượng điện trong tương lai, với tầm nhìn đến năm 2050 qua việc phát triển mạng lưới điện toàn cầu, thông qua tập đoàn vận chuyển phân phối điện khổng lồ của Nhà nước Trung Quốc State grid of China. Cuối cùng, đó là làm chủ các ngành công nghệ chủ đạo như pin sạc điện chẳng hạn nhằm đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh Samsung và LG (Hàn Quốc) hay Panasonic (Nhật Bản).

Giờ đây, người ta hiểu rõ 2 điều : thứ nhất, cái khó của chính quyền Biden là đề ra một kế hoạch phát triển xanh nhưng không để chiến lược này giúp củng cố thêm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các ngành năng lượng tái tạo ; điều thứ hai là vì sao Bắc Kinh trong các cuộc thương lượng Thỏa thuận Đầu tư toàn diện với Liên Hiệp Châu Âu, đã đòi mở rộng đến 5% các thị trường nội địa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Vòng xoáy chiến lược phát triển khép kín đã định hình và rất rõ ràng.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 15/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hội đồng lý luận trung ương, Minh Anh
Read 431 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)