Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/02/2021

Cuộc đấu Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải, cú lật kèo ngoạn mục

Nguyễn Duy - RFA tiếng Việt

Trong giới xã hội đen, nếu hai người dù không ân oán gì như nhưng chọn 2 đại ca là 2 người đối đầu nhau để đầu quân, thì thế nào hai người đàn em đó cũng ở thế đối đầu, không thể khác được. Nói về chính trường Cộng Sản Việt Nam thì nó cũng thế, khi 2 người chọn 2 phe khác, mà 2 phe đó đang đấu nhau thì thế nào giữa 2 người đó cũng trở thành đối thủ của nhau. Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em.

daica1

Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em. Ảnh minh họa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng

Từ nhiều năm nay, chính trường Việt Nam đã hình thành nên các nhóm cộng sinh về quyền lợi chính trị lẫn quyền lợi kinh tế, m đặc biệt là quyền lợi chính trị. Những nhóm như thế người ta gọi là nhóm lợi ích.

Ghế thì ít người đông nên luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích với nhau. Đó là điều tất yếu. Người ta nói đảng cộng sản là nhóm lợi ích lớn nhất, tuy nhiên, trong nhóm lợi ích đó có nhiều nhóm lợi ích nhỏ. Trước đây có thể kể đến các nhóm như : Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nhóm Trương Tấn Sang, Nhóm Lê Thanh Hải, nhóm Nguyễn Phú Trọng. Còn hôm nay thì các nhóm kia vẫn còn nhưng đã yếu thế, còn lại nhóm Nguyễn Phú Trọng là đang mạnh. Tuy nhóm ông Trọng mạnh thật, nhưng nay lại nổi lên nhóm mới đó là nhóm Phạm Minh Chính. Chính trường Việt Nam luôn có những nhóm lợi ích mới thay thế, vì bản chất của chế độ này là dung dưỡng nhóm lợi lích nên không bao giờ thiếu nhóm lợi ích lớn mạnh và thay thế cho nhóm cũ.

Trong các nhóm lợi ích xảy ra mâu thuẫn mạnh nhất từ xưa đến nay thì phải nói những trận đấu giữa nhóm Nguyễn Tấn Dũng và nhóm Nguyễn Phú Trọng là khốc liệt nhất.

Hầu hết những nhân sự Bộ Chính trị hiện nay cũng đều có tham gia vào nhóm này hay nhóm kia chứ không bao giờ họ đứng một mình. Trong nền chính trị Việt Nam, nếu đứng một mình thì không bao giờ leo cao được.

Vương Đình Huệ lạc lõng trong ghế bộ trưởng Bộ Tài chính

daica3

Ông Vương Đình Huệ sát cánh cùng Nguyễn Phú Trọng từ năm 2012

Ông Vương Đình Huệ vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng từ Đại hội 11. Việc năm 2011 ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu Vương Đình Huệ nắm chức bộ trưởng Bộ Tài Chính thay ông là một sự bổ nhiệm lạc lõng. Ngoài mối thâm tình đồng hương đồng môn học cùng trường với ông Nguyễn Sinh Hùng thì Vương Đình Huệ có mối thâm giao với ông Nguyễn Phú Trọng. Sau khi ngồi vào ghế Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, ông Huệ có được sự che chở của ông Nguyễn Sinh Hùng, tuy nhiên cái ô của ông Nguyễn Sinh Hùng không đủ lớn để che cho ông Huệ an toàn. Khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng có sức ảnh hưởng mạnh nhất cả trong Bộ Chính trị chứ không chỉ là ảnh hưởng ở chính phủ. Vì vậy dù thân với Nguyễn Sinh Hùng, ông Huệ không thể làm việc được với Nguyễn Tấn Dũng, đó là điều khó tránh khỏi.

Ngồi ở Bộ Tài Chính mà ảnh hưởng tư tưởng dùng chiêu bài "chống tiêu cực" để đấu đá phe phái của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Vương Đình Huệ đã làm phật lòng không ít người. Tại buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì hôm 20/9/2011, đã biến thành cuộc "cãi lộn" gay gắt giữa Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Nguyên nhân là Huệ đã bắt ép các doanh nghiệp xăng dầu trong đó không ít những doanh nghiệp này là sân sau của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng.

Tháng 2/2012, Vương Đình Huệ "chạm" với Bộ Công thương lần nữa. Huệ bị cho là xử ép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), khi yêu cầu EVN cắt giảm chi tiêu, phải tiết kiệm cho được 1800 tỷ đồng.

Nói gì nói chứ một bộ trưởng dưới quyền mà thân mới đối thủ rồi quay qua chọc ngoáy mình thì đời nào ông Nguyễn Tấn Dũng để yên ? Điều gì đến phải đến, Nguyễn Tấn Dũng đẩy Vương Đình Huệ sang Ban Kinh Tế Trung Ương của ông Trọng bằng quyết định với Quyết định số 656-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012. Và kể từ đó ông Huệ công khai đầu quân cho Nguyễn Phú Trọng.

Hoàng Trung Hải đầu quân cho Nguyễn Tấn Dũng và sinh mâu thuẫn với Vương Đình Huệ

daica4

Ông Hoàng Trung Hải luôn sát cánh cùng Nguyễn Tấn Dũng

Ông Hoàng Trung Hải vốn gắn bó với Nguyễn Tấn Dũng từ rất sớm. Từ khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng thì Hoàng Trung Hải đã gắn bó với ông Dũng rồi. Hoàng Trung Hải nắm về xây dựng cơ bản khắp đất nước Việt Nam nên trong tay quyền uy rất lớn. Mà những dự án xây dựng cơ bản của chính phủ đều phải qua bàn tay của Vương Đình Huệ, vì Huệ lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính nên Huệ không chi là Hoàng Trung Hải đói. Đó là vấn đề gây nên mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải khi họ ở cùng nhau ở chính phủ giai đoạn 2011-2012.

Khoảng thời gian từ 2006-2011 là thời mà Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Sinh hùng phối hợp ăn ý. Lúc đó Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng điều hành chung. Hoàng Trung Hải cho triển khai dự án còn Nguyễn Sinh Hùng Bộ Trưởng Bộ tài Chính là người duyệt chi ngân sách. Những quả đấm thép trở nên tan hoang cũng vì bộ ba này tác oai tác quái. Dự án không khả thi nhưng ký duyệt chi ngân sách vô tội vạ. Điều đó nó tạo nên cái lề lối làm ăn gây nhiều thất thoát cho ngân sách nhà nước mà hậu quả đến hôm nay chứ giải quyết xong.

Đến Đại hội 11, lúc đó Vương Đình Huệ thay thế Nguyễn Sinh Hùng thì tự nhiên dòng tiền chi ra bị gây khó khăn. Ông Vương Đình Huệ là người của ông Nguyễn Phú Trọng chen vào nắm túi tiền của chính phủ là một điều vô cùng bất lợi cho cả Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Tuy việc đá ông Vương Đình Huệ sang bang kinh tế là do bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng điều đó ắt phải làm hài lòng ông Hoàng Trung Hải. Bởi đơn giản ông Vương Đình Huệ đi thì nút thắt bị nghẽn nguồn chi đã được gỡ và Hoàng Trải với Nguyễn Tấn Dũng tiếp túc tự tung tự tác.

Thực tế ở chính phủ, ông Hoàng Trung Hải là cấp trên trực tiếp của Vương Đình Huệ. Về mặt chính trị, ông Hoàng Trung Hải luôn đi trước Vương Đình Huệ một bước chân cho đến ngày ông Hải bị Nguyễn Phú Trọng loại khỏi ghế bí thư thành ủy Hà Nội.

Nguyễn Đình Huệ muốn tiến thân phải nhờ Nguyễn Phú Trọng dẹp Hoàng Trung Hải

Năm 2016, tại Đại hội 12 cả ông Hoàng Trung Hải và vương Đình Huệ đều vào được Bộ Chính trị. Tuy nhiên điều đáng nói là Vương Đình Huệ được thế lực Nguyễn Phú Trọng đưa vào còn Hoàng Trung Hải thì được Nguyễn Tấn Dũng cài vào. 2 con đường trở thành ủy viên bộ chính trị của hai người hoàn toàn khác nhau. Nhìn thế lực ủng hộ hai người này thì biết, Vương Đình Huệ có khả năng leo cao hơn còn Hoàng Trung Hải thì khó có cơ hội leo cao hơn nữa.

Sau khi vào Bộ Chính trị, ông Hoàng Trung Hải nắm bí thư Hà Nội còn ông Vương Đình Huệ nắm chức phó thủ tướng. Giữa chức phó thủ tướng và chức bí thư Hà Nội thì người ta đánh giá chức bí thư Hà Nội ngon hơn.

Người ta cho rằng Hoàng Trung Hải có dính đến yếu tố trung Quốc. Phần vì ông là gốc người Hoa phần vì khi ở cương vị phó thủ tướng ông đã đồng ý rất nhiều gói thầu EPC của Trung Quốc triển khai ở Việt Nam. Được biết, hơn 90% các gói thầu EPC của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, trong đó có công không nhỏ của ông Hoàng Trung Hải. Chính vì vậy mà ông Trọng đánh Hoàng Trung Hải cũng phải nương tay chứ không dám đánh mạnh như ông đã đánh Đinh La Thăng. Tuy nhiên phải tìm cách nào đó hạ bệ Hoàng Trung Hải chứ không thể nào để thế lực cũ của Nguyễn Tấn Dũng lọt vào tứ trụ thì nguy. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn đưa Hoàng Trung Hải khỏi vị trí bí thư thành ủy Hà Nội một cách nhẹ nhàng chứ không mạnh tay như ông đã làm với Đinh La Thăng. Nhờ đó Vương Đình Huệ mới có cơ hội trám vào ghế Bí Thư Hà Nội đầy triển vọng.

daica5

Ngày 7/2/2020 ông Vương Đình Huệ (giữa) lấy chức bí thư thành ủy từ tay Hoàng Trung Hải (trái)

Hoàng Trung Hải đã thua cuộc trước Vương Đình Huệ

Việc thất bại của ông Hoàng Trung Hải là điều được báo trước khi mà Nguyễn Nguyễn Tấn Dũng rời ghế thủ tướng năm 2016. Đến năm 2017 ông Đinh La Thăng bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị và bị mất chức bí thư thành ủy Thành phố HCM thì xem như số phận của ông Hoàng Trung Hải càng trở nên mong manh hơn. Tuy nhiên người ta vẫn không ngờ ông Hoàng Trung Hải lại có thể trụ lại chiếc ghế quyền lực số một thủ đô đến năm 2020 mới bị tước bỏ. Mà lại bị tước bỏ nhẹ nhàng chứ không bị lột chứt và tống vô tù như đã làm đối với ông Đinh La Thăng. Có lẽ ông Hoàng Trung Hải cũng cần cảm ơn cái gốc của ông, cái gốc mà cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng không dám làm mạnh tay.

Khi ông Vương Đình Huệ đoạt lấy ghế bí thư thành ủy của Hoàng Trung Hải thì xem như ông Huệ đoạt được 2 mục đích : Thứ nhất là ông loại được một đối thủ đáng gờm ; Thứ nhì là ông Huệ có được nấc thang quang trọng để vào tứ trụ. Bởi ông Vương Đình Huệ khởi nghiệp chính trị từ Bộ Tài Chính chứ ông chưa hề kinh qua một chức vụ địa phương nào cả. Và ông cần phải dùng cái ghế bí thư thành ủy Hà Nội để làm bàn đạp nhảy vào tứ trụ.

Được biết trong Đảng cộng sản đặt ra điều kiện trải qua nhiều vị trí để đến với vị trí tứ trụ là rất quan trọng. Chính vì điều đó mà ban bí thư và Bộ Chính trị mới thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ từ nhiều năm nay. Nay ông Huệ lại soán ngôi ông Hoàng Trung Hải để ngồi vào ghế bí thư Hà Nội là một cơ hội lớn.

Có tin đồn cho rằng, đến giữa nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rời ghế và nhường lại chức tổng bí thư cho Vương Đình Huệ. Chuyện này thực hư thế nào chưa thể khẳng định. Tuy nhiên nếu đây là sự thật thì việc kinh qua chức bí thư thành ủy Hà Nội là một lợi thế lớn để tiến đến vị trí cao nhất đó. Việc ông Huệ có làm tổng bí thư hay không thì chưa biết, chỉ biết cho đến bây giờ, ông Huệ đã thắng Hoàng Trung Hải trong cuộc đua đến với chiếc ghế quyền lực cao nhất.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : VNTB, 28/02/2021

********************

Sao chép Văn kiện đại hội đảng làm chương trình hoạt động : bế tắc về đường lối ?

RFA, 26/02/2021

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ vào ngày 25/2 đưa ra lưu ý cần tránh tình trạng chương trình công tác sao chép lại Nghị quyết Đại hội. Phát biểu được đưa ra khi ông Huệ tham gia Hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến sâu về tình hình xây dựng dự thảo 2 chương trình công tác để chuẩn bị trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến.

trongdung4

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị 25/2/2021.- dangcongsan.vn

Hai chương trình công tác được bàn luận bao gồm : Chương trình số 2 về "Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 9 về "Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025".

Trao đổi với RFA tối 26/2, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu lên thực tế về tình trạng sao chép mà ông Vương Đình Huệ nhắc đến như sau :

"Lâu nay họ tìm cách nói y chang nghị quyết đại hội để tránh việc sợ người ta quy kết không hiểu, nói trái, nói sai. Vì né tránh cái đấy nên sao chép nhưng hành xử tùy tiện. Đấy là tình trạng lâu nay vẫn diễn ra".

Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng có xung đột lớn giữa việc sao chép và không sao chép trong phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ :

"Nghị quyết của Đại hội Đảng là cái quan trọng nhất nên nếu sao chép thì sẽ đi đúng đường lối của đảng, như vậy sẽ biến những người cộng sản trở thành những cỗ máy, có nghĩa là bóp chết sự sáng tạo, từ đó bóp chết tự do. Như vậy tự do không có, trong đó tự do tư tưởng là quan trọng nhất để tạo nên tự do sáng tạo, đó là nền tảng cho phát triển xã hội.

Bây giờ bảo không sao chép là đi trật lại đường lối của Đảng, như vậy rất nguy hiểm cho sinh mạng chính trị của người thừa hành và cũng rất nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ độc đảng toàn trị".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già khẳng định việc ông Vương Đình Huệ bảo không sao chép là yêu cầu bất khả thi.

"Yêu cầu của ông Vương Đình Huệ không những bỏ qua tất cả quy luật xã hội, các lý thuyết khoa học về quản trị mà thế giới đang sử dụng, đặc biệt là bỏ qua vấn đề quan trọng nhất là luật pháp".

Giải thích vì sao lại có tình trạng các cơ quan sao chép Nghị quyết Đại hội, ông Nguyễn Khắc Mai lập luận :

"Có thể nói phần lớn họ không hiểu tư tưởng của đại hội và họ làm theo kinh nghiệm mà họ có, tức kinh nghiệm thực dụng của họ chứ không thể vận dụng được cái gì là đổi mới.

Ngay cả Hội đồng lý luận là cơ quan phải diễn đạt cho đúng, cho chính xác tư duy của đại hội cũng lúng túng và cũng lặp đi lặp lại như vẹt chứ không có ý tứ gì mới để làm rõ ra những quan điểm, nội dung của đại hội".

trongdung5

Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đại biểu tham gia phiên trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam 25/1/2021 tại Hà Nội.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra từ 26/1-1/2/2021 vừa qua nhằm thảo luận thông qua các văn kiện, thảo luận về nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trong đó, Đại hội đã thông qua năm văn kiện được đánh giá quan trọng bao gồm báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng ; báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2021), xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 - 2030) ; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020) và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021 - 2025) ; báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII ; báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trình Đại hội XIII.

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, phía Thành ủy tiếp nhận tư tưởng, quan điểm của đại hội thế nào cũng phải làm cho rõ phải làm thế nào, làm những việc gì, tập trung việc gì, việc gì trước, việc gì sau, việc gì lớn, việc gì quan trọng nhất… từ đó phải xác nhận tiến hành.

"Nó (Thành ủy) không xác định được thì làm sao yêu cầu cấp dưới, các cấp đừng sao chép được".

Theo tin được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải, ông Vương Đình Huệ trong ngày 25/2 còn cho rằng nội dung chương trình phải có ý nghĩa như một chương trình hành động, trong đó xác định cụ thể nhiệm vụ từng tháng, từng quý, từng năm.

Bên cạnh đó, phải nêu rõ nội hàm công việc, ai chủ trì, ai phối hợp, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc.

Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng để có thể thực hiện được những yêu cầu mà ông Vương Đình Huệ đưa ra, cần phải có thay đổi từ cấp cao hơn, chứ không riêng từ các cơ quan cấp dưới. Ông nhận định :

"Thành ủy phải có một chương trình hành động sau đại hội phải làm việc gì. Khi đã có chương trình và được phê duyệt tức trở thành pháp lệnh, có tính chất pháp luật của nhà nước. Hội đồng Nhân dân phải làm, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Nhân dân phải làm mới áp dụng những chương trình phải làm gì.

Không có chương trình, kế hoạch thì đòi hỏi cấp dưới phải sáng tạo và cụ thể thì làm thế nào được ? Cho nên là nói ngược, nói như thế là cách đặt vấn đề tào lao, đặt ra một câu đố khó cho cấp dưới".

Ông Nguyễn Khắc Mai nêu lên thực tế hiện nay tại Việt Nam là khi lãnh đạo lúng túng, không tìm thấy được một công việc thiết thực, cụ thể thì đổ dồn cho cấp dưới, yêu cầu cấp dưới thì cấp dưới làm sao có đủ sức thực hiện việc cấp trên đang lúng túng ?

Nguồn : RFA, 26/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy, RFA tiếng Việt
Read 517 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)