Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/02/2021

Vì sao ông Tập Cận Bình cử người sang "nắn gân" Nguyễn Phú Trọng ?

Nguyễn Duy

Chính trị Việt Nam vốn là nền chính trị phụ thuộc, và không khó để khẳng định nó phụ thuộc vào quốc gia nào. Chuyện Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc là đề tài mà xã hội bàn tán thừ lâu chứ không phải mới đây. Từ phụ thuộc chính trị nó dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế, và cả vấn đề bị hạn chế về việc phát triển sức mạnh quân sự nữa.

tap0

Những buổi lễ ký kết như thế này sẽ dẫn Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và cũng tạo nên mối quan hệ Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình trở nên khăn khít

Về kinh tế, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lớn nhất và xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất. Người ta ví Việt Nam như là phương tiện trung gian để đô la chạy từ Mỹ đến Việt Nam rồi rót sang Trung Quốc. Những năm gần đây các chuyên gia kinh tế cảnh báo việc Việt Nam để cho Trung Quốc mượn đường để xuất khẩu sang Mỹ nhằm hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên việc cảnh báo thì cứ cảnh báo còn Việt Nam để Trung Quốc mượn đường thì cứ để. Việc ngăn chặn Trung Quốc là được đảng và chính phủ cho là rất nhạy cảm, tuy là chặn đường giao thông kinh tế nhưng nó là ảnh hưởng đến chính trị. Mà những gì dây tới vấn đề chính trị với Trung Quốc thì chính quyền Hà Nội rất ngại thực hiện. Thực tế đã cho thấy điều đó.

Có quan hệ chính trị mới có hợp đồng về kinh tế, điều đó ai cũng biết. Tuy nhiên những hiệp định, những hợp đồng thuần kinh tế thì nó không bí mật mà thường chính phủ sẽ công khai trên trang Web của chính phủ hoặc thông báo rộng rãi trên báo chí nhà nước. Tuy nhiên những hiệp ước mà có dính đến chính trị, mà đặc biệt là sự đối xử bất công bằng với nhau thì nhà nước sẽ đưa vào diện "tối mật" không cho dân biết. Vấn đề là ở đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm điều gì để tạo mối quan hệ tốt với Tập Cận Bình ?

Tháng giêng 2011 ông Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư thì tháng 10-2011 ông sang Bắc Kinh gặp Hồ Cẩm Đào. Rồi đến tháng 4 -2015 ông lại sang Bắc Kinh thăm Tập Cận Bình. Vào tháng 1 -2017 ông Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình một lần nữa. Đấy là những chuyến đi một chiều Việt Nam sang Trung Quốc, còn những chuyến đi của chủ tịch Trung Quốc đến Việt Nam cũng không ít. Đặc biệt là dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, hai bên viếng thăm qua lại khá nhiều và ký kết cũng nhiều văn kiện. Đáng nói là tháng giêng năm 2017 ông Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm sang Bắc Kinh ký 15 văn kiện được đảng cho biết tựa đề nhưng nội dung thì hoàn toàn bí mật. Vào đầu tháng 11 năm 2017, ông Tập Cận Bình lại có chuyến thăm Việt Nam và giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình cũng đã ký thêm 12 văn kiện bí mật nữa. Như vậy cho đến bây giờ, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký với Tập Cận Bình ít nhất là 27 văn kiện bị mật về vấn đề kinh tế chính trị giữa hai nước.

Như đã nói, về vấn đề kinh tế thì không gì phải giấu giếm, người ta chỉ giấu giếm với dân những nội dung liên quan đến vấn đề chính trị, hoặc những thỏa thuận kinh tế mang màu sắc chính trị thôi. Cho nên trong 27 văn kiện bí mật mà ông Nguyễn Phú trọng đã ký với Tập Cận Bình làm người ta nghi ngờ đó là những văn kiện bất lợi cho Việt Nam. Và thực tế, trong vấn đề tranh chấp lãnh hải những năm gần đây thì Việt Nam nhường nhịn là chính. Thậm chí trong vấn đề các dự án kinh tế, mà cụ thể là dự án tàu điện Cát Linh – Hà Đông, phía Trung Quốc đã rất bê bối nhưng phía Việt Nam vẫn cứ nhịn, đó là thực tế không thể chối cãi.

Cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng là người có nhiều chuyến viếng thăm tới Bắc Kinh nhất. Ở 2 hiệm kỳ trước, ông đều sang Trung Quốc. Tuy nhiên ở nhiệm kỳ này liệu ông có thăm Trung Quốc không cũng là điều mà người dân đang chờ xem.

Cho đến bây giờ, ông Nguyễn Phú Trọng đã tạo mối quan hệ rất tốt với tập Cận Bình là điều mà ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên quan hệ chính trị luôn là con giao hai lưỡi, khi lợi ích khai thác không còn thì rất dễ chuyển qua đối đầu.

Nhiệm kỳ 3 liệu ông Nguyễn Phú Trọng có còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc không ?

Mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc tạo cho ông Nguyễn Phú Trọng một thế lực chính trị mạnh nhất hiện nay, vì vậy việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ giữ tốt mối quan hệ này hoặc thắt chặt hơn nữa là điều dễ hiểu. Ông đã già yếu và ông cần bản thân ông an toàn trước các thế lực trẻ đang lên trong Đảng cộng sản.

Tuy nhiên ở phía ngược lại ông Tập Cận Bình cũng đang ngại rằng, liệu rằng ông Nguyễn Phú Trọng có tách xa quỹ đạo Trung Quốc để mà ngã về Mỹ hay không ? ! Đã làm chính trị thì không được tin người và ông Tập Cận Bình hiểu rõ hơn ai quy tắc đó. Vì vậy khi ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử nhiệm kỳ 3 ông Tập Cận Bình là ngườu đầu tiên gọi điện chúc mừng, chứng tỏ ông Tập rất quan tâm đến nhân sự của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam. Người nào lên người nào xuống nó rất quan trọng với chính sách đối ngoại mà Tập Cận Bình đưa ra, vì Việt Nam có vị trí chiến lược đối với kế hoạch gây ảnh hưởng ra thế giới của Tập Cận Bình.

Cuốc điện thoại chúc mừng sớm của Tập Cận Bình nó mang rất nhiều ý nghĩa, nó thể hiện sự quan tâm của "anh với em" trong mối quan hệ dựa trên ý thức hệ CS, nhưng bên trong đó Tập Cận Bình cũng muốn gởi đến ông Nguyễn Phú trọng rằng, ông đang xem động tĩnh và thái độ của ông Nguyễn Phú Trọng. Đây mới là điều mà phía ông Nguyễn Phú Trọng cần phải hiểu.

Ngày 19/2 vừa qua ông Tập Cận Bình bất ngờ gởi ông Triệu Khắc Chí, Ủy Viên Quốc Vụ, Bộ Trưởng Công An Trung Quốc sang thăm ông Nguyễn Phú Trọng. Như vậy thì ý đồ của Tập Cận Bình khá rõ, ông muốn nắn gân Nguyễn Phú Trọng rằng "mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gần gũi thì nay càng phải gần gũi hơn". Vấn đề ở đây là, một ông Bộ Trưởng Bộ Công An trong tay có nắm tình báo ngành. Được biết phía công an luôn cung cấp những sĩ quan tình báo cho các đại sứ quán. Việc ông bộ trưởng bộ công an trung quốc bất chợt qua thăm Nguyễn Phú Trọng thì đây phải nói rằng, ý đồ của Tập Cận Bình rất thâm sâu. Một thông điệp mang tính cứng rắn đang gởi đến ông Nguyễn Phú Trọng.

Liệu Nguyễn Phú Trọng có bị ở thế kẹt không ?

Tất nhiên cuộc gặp nào thì báo chí cũng gọi là "củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị" thôi. Tuy nhiên sự hiểu ý nhau giữa đôi bên mới là quan trọng.

Trên trang Web của Thông Tấn Xã Việt Nam thì họ cho biết ông Triệu Khắc Chí đang thăm Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước. Lý do này khá hợp lý, và nó được dùng để làm bình phong che chắn ý nghĩa khác mà thôi. Tuy nhiên, dù có là mang ý nghĩa như thế nào thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng không khó xử lí trong vấn đề này. Với 27 văn kiện bí mật đã ký và giữ mối quan hệ giữa hai nước như những gì đã ký là một sự hài lòng với ông Tập Cận Bình. Chưa cần đề cập đến vấn đề chính trị, chỉ xét về khía cạnh kinh tế thôi thì cũng dễ thấy, Việt Nam ngày một phụ thuộc Trung Quốc khi mà năm 2020 chứng kiến nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn so với năm 2019 mặc dù năm 2020 là năm có đại dịch.

Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lời ông Trọng rằng khi nói với ông Chí rằng : "Việt Nam sẵn sàng cùng với phía Trung Quốc duy trì sự trao đổi cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, triển khai hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực, không ngừng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định".

Ngôn ngữ chính trị nó mang nhiều nghĩa sâu xa. Trong phát biểu, ông Nguyễn Phú có dùng từ "kiểm soát tốt bất đồng". Tuy nhiên ai có quyền kiểm soát thì chắc không cần phải giải thích. Trong vấn đề mâu thuẫn giữa Việt Nam với Trung Quốc xưa nay, chỉ có Việt Nam nhượng bộ chứ Trung Quốc thì chưa bao giờ làm điều đó. "Kiểm soát tốt bất đồng" chính là Việt Nam phải nhượng bộ. Chính điều này mà ông Nguyễn Phú Trọng đã làm cho ông Tập Cận Bình khá hài lòng.

Hành động nắn gân nhẹ của phía Trung Quốc

Trong chuyến thăm này, ông Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc cho biết mục đích chuyến thăm lần này là nhằm "quán triệt thực hiện nhận thức chung cấp cao, đặc biệt trong lĩnh vực thực thi pháp luật".

Về mặt ngoại giao thì bao giờ những chuyến viếng thăm như thế này hai bên cũng dùng lời lẽ tốt đẹp cho nhau. Tuy nhiên việc cử một ông quan võ chuyên lo an ninh nội đại Trung Quốc sang Việt Nam thì nó đã là thông điệp rồi. Với sự thông thông minh của ông Trọng, ông sẽ hiểu điều đó.

Ông Chí nói trong thời gian tới hai Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp "thực hiện tốt nhận thức chung" của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực phòng chống tội phạm.

Ông Triệu Khắc Chí, giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công an Trung Quốc từ tháng 3/2018, xuất thân là một giáo viên trung học và từng làm công tác Đoàn Thanh niên, nhưng được biết là một trong những người có lập trường cứng rắn trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lần này ông sang thăm Nguyễn Phú Trọng được cho là mang thông điệp của Tập Cận Bình cho Nguyễn Phú Trọng và cũng muốn nhắc nhở ông Trọng phải biết "giữ mối quan hệ tốt" giữa hai đảng và hai lãnh đạo.

Ông Chí từng ra lệnh ngành công an Trung Quốc phải chú tâm vào các "cuộc cách mạng màu" hay các cuộc nổi dậy trong dân chúng và coi việc bảo vệ hệ thống chính trị của Trung Quốc là trọng tâm trong nhiệm vụ của ngành công an, theo Reuters.

Ông Chí nói : "Phải bảo vệ vững chắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa của đất nước chúng ta".. Và giờ đây ông nhận trách nhiệm nhắc Nguyễn Phú Trọng "bảo vệ m

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 25/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy
Read 617 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)