Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/03/2021

Có gì giống nhau giữa Việt Nam và Myanmar ?

Lâm Viên - Trân Văn - Thái Bảo

Việt Nam – Myanmar : Hứng chịu nhiều phản ứng quốc tế

Lâm Viên, RFA, 07/03/2021

Hãy hình dung một tình huống hoàn toàn giả định : ông Nguyễn Minh Triết được thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước và Bộ Ngoại giao Việt Nam được lệnh tổ chức để ông Triết thăm ngài Min Aung Hlaing, vị tướng quân phiệt vừa "soán ngôi" qua cuộc đảo chính ở Myanmar đang bị thế giới dân chủ và tiến bộ lên án.

miendien1

Người biểu tình ở Myanmar mang hình củ cô gái 19 tuổi Angel bị quân đội bắn chết ở Mandalay hôm 4/3/2021Reuters

Ông Nguyễn Minh Triết chắc lại sẽ vừa cười vừa xoa tay, lộng ngôn một cách vô duyên như trước đây hơn chục năm, lặp lại câu phát biểu "có cánh", với địa danh lần này là Myanmar : "Giờ này, Việt Nam và Myanmar đang thay nhau canh giữ "sự ổn định" cho các chế độ toàn trị. Myanmar thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Myanmar nghỉ".

Nếu cao hứng hơn nữa, không biết vị Chủ tịch nước của Việt Nam liệu có làm phép so sánh như thuở nào : Việt Nam – Myanmar, như trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây, cùng nhau chống lưng cho "Thiên triều" tràn xuống Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thay nhau canh giữ cho "nền toàn trị thế giới"…

Vẫn biết, mọi ví von đều khập khiễng. Thật ra, bối cảnh lịch sử và quy mô sự kiện, tác động khu vực và ảnh hưởng quốc tế của những biến cố đã/đang xẩy ra ở Việt Nam và Myanmar không hoàn toàn giống nhau. Nhưng không hẹn mà gặp, cuộc đảo chính của giới quân phiệt, sau đó dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình ở Myanmar và việc Hà Nội ngày 8/3 tới đây sẽ tiến hành xử phiên tòa phúc thẩm sáu người dân Đồng Tâm – Cả hai biến cố ấy đều đang hứng chịu nhiều sự lên án mạnh mẽ của dư luận trong mỗi nước cũng như trên toàn cầu.

Nhà hoạt động vì nhân quyền người Thụy Sĩ, bà Pascale Berry Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ Việt Nam (COSUNAM), trong một lá thư ngỏ gửi cho truyền thông, đã lên tiếng kêu gọi những du khách nước ngoài, những ai thăm Việt Nam hoặc mua sản phẩm Việt Nam, cần phải nghĩ đến cái giá phải trả bởi người dân nước Việt.

Bà Wavre tố cáo : "Số phận của những người này (những người bị tòa án Việt Nam đưa ra xử) sẽ ra sao ? Họ là những người vào đầu năm 2020 đã đấu tranh chống truất hữu ruộng đất của làng họ. Ngày nay, Việt Nam vẫn là một trong những chế độ độc tài tồi tệ nhất. Những tham vọng về du lịch và kinh tế của chính quyền cộng sản dẫn tới sự cướp đoạt đất đai mà không có đền bù thích đáng, sự nô lệ hóa một phần lớn dân chúng với một tác động thảm khốc đến môi trường".

Bà Wavre bày tỏ : "Những gì chúng tôi, mọi người, đang hy vọng là ngày 8/3 tới, những lời hứa sẽ được thực hiện (bà Wavre căn cứ vào một lời hứa của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó). Tôi nghĩ đây là cơ hội để chứng tỏ chính quyền Việt Nam nhận thức được rằng hình ảnh của Việt Nam gắn liền với sự sẵn lòng của du khách trong việc chọn những điểm đến mơ ước. Trái với thực tế hiện nay, Việt Nam giống như một cơn ác mộng".

Chính bà Berry Wavre đã làm một phép so sánh : "Việt Nam sát hại công dân của mình – Không chỉ có ở Miến Điện nơi mà một chế độc đảng cũng đang chà đạp thô bạo các quyền con người". Nếu như Hoa Kỳ hay một nước phương Tây nào đó lên án thì còn có thể "cả vú lấp miệng em", cho đó là tiếng nói của "các thế lực thù địch". Nhưng tổ chức của bà Wavre lại là từ một đất nước trung lập mà Việt Nam đã từng nhờ cậy từ năm 1954 để tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ. 

Trong khi đó, người đứng đầu quân đội Myanmar đã từng bị quốc tế lên án với cáo buộc "diệt chủng và từ tháng 8/2018, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khuyến cáo : "Các tướng lĩnh quân đội hàng đầu của Myanmar, gồm Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing, phải bị điều tra và truy tố về tội diệt chủng ở phía bắc Bang Rakhine, cũng như tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh ở các bang Rakhine, Kachin và Shan".

Trong một báo cáo khác công bố hôm 5/3, phái viên đặc biệt của Liên hợp quốc Thomas Andrews nhấn mạnh : "Cho dù tương lai của Miến Điện là do chính người dân nước này quyết định, cộng đồng quốc tế phải có hành động khẩn cấp và kiên quyết để yểm trợ họ". Ông Thomas Andrews đề nghị Hội đồng Bảo an, họp kín để thảo luận về tình hình Miến Điện, ban hành "lệnh cấm vận toàn thế giới" đối với chế độ quân sự ở Naypyidaw, đồng thời ban hành các trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh Miến Điện.

Truyền thông quốc tế loan tin Ma Kyal Sin, một vũ công, 19 tuổi bị bắn chết trong cuộc biểu tình của người dân Myanmar vào hôm 3/3. Ma Kyal Sin là một trong số ít nhất 58 người Miến Điện bị thiệt mạng cho đến nay. Luật sư Lê Luân bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với cô gái trẻ – Ma Kyal Sin – vừa ngã xuống vì một viên đạn bắn tỉa từ phía quân đội Myanmar. Ông cảm thán : "Thương tiếc em, bóng mây qua trời" và ông tôn vinh : "Nhưng đó là cái chết bất tử và làm hồi sinh những điều lớn lao cho con người…".

Truyền thông lề đảng của Việt Nam chỉ đưa tin chiếu lệ về tình hình Myanmar, đặc biệt là phong trào "bất tuân dân sự", cổ vũ hàng trăm triệu người xuống đường chống lại chế độ độc tài, toàn trị. Trong khi đố, trên các trang mạng xã hội dày đặc những lời tôn vinh cuộc đấu tranh cho dân chủ của thế hệ trẻ nói riêng và người dân Myanmar nói chung.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, người từng được Hội đồng Giải Văn Việt bình chọn trao giải thưởng lần thứ sáu cho tác phẩm "Những mảnh đời sau song sắt" đã chia sẻ về sự hy sinh của cô gái trẻ Ma Kyal Sin, hay còn có tên gọi khác là Angel như sau : "Angel đã đấu tranh để bảo vệ các giá trị dân chủ cho quê hương cô nhưng tinh thần và sự hy sinh của cô gái trẻ đã vượt ra khỏi biên giới đất nước Myanmar, chạm đến trái tim của hàng triệu người, trong đó có những người Việt Nam khác tiếng nói, khác dòng máu, nhưng giống nhau về kiếp đọa đày".

Hình ảnh Angel trong chiếc áo phông với khẩu hiệu "Mọi thứ sẽ ổn" đang sốt trên các trang mạng. Hình nh này gi nh đến tác phẩm "Nữ thần tự do dẫn dắt nhân dân" của Eugène Delacroix minh họa cho cuộc cách mạng dưới nền Quân chủ tháng 7/1830. Cảm phục, thương tiếc nhưng vẫn hy vọng. Tại Việt Nam, trong số hơn 270 tù nhân lương tâm bị giam giữ, có không ít những phụ nữ phải gánh chịu những bản án tù đày nặng nề. Tuy nhiên, ngọn lửa đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì không nhà nước toàn trị nào dập tắt được.

Lâm Viên

Nguồn : RFA, 07/03/2021

*************************

Myanmar như thế có th vì không có… Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Trân Văn, VOA, 05/03/2021

Tun này, các hot đng chng quân đi tiếm quyn ti Miến Đin (Myanmar) đã tr thành mt trong nhng ch đ nóng nht trên mng xã hi Vit ng. Rt nhiu người Vit bày t s xót xa và căm phn khi lc lượng vũ trang Miến Đin đánh đp, tng giam, thm chí x súng vào thường dân nhm lp li trt t.

miendien2

Người dân Mandalay, Miến Đin, cui người sau khi cnh sát bn đn gii tán biu tình, 3 tháng Ba.

Chng phi ch có thường dân Miến Đin mà thường dân Vit Nam cũng nghiêng mình trước Ma Kya Sin. Cô sinh viên 19 tui này là mt trong s gn 40 người Miến Đin b lc lượng vũ trang Miến Đin bn chết trong ngày 3/3/2021 nhm buc thường dân Miến Đin chùn bước, ngưng đ ra đường phn đi quân đi tiếm quyn.

Cũng như người Miến Đin, người Vit đang chuyn cho nhau xem c hình nh ln nhng thông tin có liên quan ti Sin gi đã tr thành mt biu tượng ca khát vng v t do, dân ch. Sin viết lên tay nhóm máu ca cô, lưu ý nếu cô b giết thì hãy dùng ni tng ca cô ghép cho nhng đng bào cn đến chúng. Không chc s còn được sng nhưng Sin vn bước ti phía trước vi hy vng, nim tin được ghi hết sc rõ ràng trên tm áo cô mc :Ri tt c s đâu vào đó (Everthing will be OK)…

***

Câu chuyn v Sin nói riêng và hàng triu thanh niên Miến Đin nói chung làm rt nhiu người Vit ngm nghĩ. Có người như Hoang Linh cm thán :Sin có th chn cuc đi khác nhưng cô đã chn con đường t do như giá tr ct lõi ca con người đ phng s và cô đã ngã xung vi nhng viên đn ghim vào đu. Tui tr Miến Đin bước ra khi nhà, ghi nhóm máu lên tay đ khi h chết, tng ca h còn có th cu sng người khác. H vĩ đi đến hai ln. Tui tr Miến Đin là thế. Khó đ gii thích vi tui tr nơi khác, khi mà phơi bày hình th, khoe giàu, chy chc chy quyn... xut hin trên truyn thông như mt giá tr hng hu(1).

Trong hàng ngàn người bày t s tán thành vi tâm tình ca Hoang Linh, có người như Nguyn Hương Giang ngm ngùi t vn :Tui tr Vit Nam bàng quan vi nhng vn đ thi s, ch quan tâm đến hài kch, showbitz và lên mng chém gió, trong đó có tôi...

Trn Quc Quân, mt Facebooker sng Ba Lan cũng cho rng Sin là nhân vthai ln anh hùng : Sin có th có cuc đi viên mãn vi sc đp, ý chí, tri thc và tui tr nhưng Sin đã chn con đường đu tranh cho t do, dân ch, phn vinh và nhân phm cho đt nước Myanmar vô cùng yêu quý ca cô. Sin không ch là thiếu n xinh đp qu cm, cô còn là hai ln anh hùng trong lòng nhân dân Myanmar và nhng người yêu chung t do, dân ch trên toàn thế gii.

Chau Huy – mt trong nhng thân hu ca Trn Quc Quân không giu diếm cm giác chua chát khi phi so sánh ta người : Ngưỡng m em quá. Cũng là dân Á Đông, đng đa, đng khí mà sao người ta hiu được giá tr ca t do, dân quyn cho dân tc quí hơn c s nghip, sinh mng ca chính h, khác hn li giáo dc tù mù nước lân cn, bn tr ch biết thn tượng và sng chết vì Oppa K-pop, đen Vâu, người mu này, hoa khôi kia mc gì, h gì và h ai lên tiếng v chính tr là b ghép vào d bit, phn đng(2).

Cùng tham gia lun bàn v sng chết quanh trường hp Sin, Nguyen Dat An nhn đnh :Cô bé chết nhưng c dân tc được tái sinh. Cô bé đã nm xung, nhưng c dân tc đang đng dy. Cô bé dng li, nhưng c dân tc lên đường. Mi th ri s n thôi, phi không cô bn nh (3) ?

***

Tun này ngoài nhng câu chuyn, nhng ngm nghĩ v Sin và thanh niên Miến Đin, mng xã hi Vit ng còn râm ran lun bàn v mt s s kin khác Vit Nam. Chuyn anh Nguyn Ngc Mnh mt người lái xe vn ti vượt tường, trèo lên mái công trình ph ca mt cao c 12 tng, đ mt đa tr rơi t tng 12 xung đt nhưng xin mi người đng xem mình là anh hùng.

Gia trn bão ca thán phc dy lên t công chúng, đi din Đoàn Thanh niên cng sn H Chí Minh vài cp đt nhiên đ đến, lôi Mnh ra, khoác cho Mnh đng phc đoàn viên, gn cho Mnh huy hiu Đoàn nhưthành tu giáo dc thanh niên ca Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Có Facebooker như Tun Khanh share li mt tm nh mà h thng truyn thông chính thc chp đ gii thiuthành tu giáo dcca Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trong nh, Mnh đng gia hai cán b đoàn mà mt là Bí thư Thành Đoàn Hà Ni, thay mt Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tng MnhHuy hiu "Tui tr dũng cm" vi v mt mà Tun Khanh buc phi bình rng :Phi lưu li đ dành vì không có điu gì mô t chân thc câu "d khóc, d cười" ca ông bà rõ ràng như gương mt anh Mnh lúc y (4).

Din biến Myanmar và s kin Nguyn Ngc Mnh bt k nguy him, c gng cu bng được đa tr rt t tng 12 xung đt, cũng là lý do đ Xuân Sơn Võ chia s suy nghĩ ca ông :My hôm nay, có hai nhân vt được dư lun đc bit quan tâm. Trong đó, Vit Nam có anh Mnh. Nếu viết v anh y, chc chn s nhn được nhiu like, nhiu comment. Tôi va mi được my bn phong là KOL, nên cũng c gng có bài viết ăn theo, đ nhiu người biết đến mình.

Nói như vy là đ mi người biết, tôi cũng biết chút gì đó v t PR, v truyn thông. Đúng là t lâu lm ri, tôi không nghe cái cm t đoàn thanh niên cng sn H Chí Minh. Thế mà qua nay, cái cm t này được nhc đi nhc li trên mng xã hi hoài. Ch cn khoác mt cái áo lên người anh Mnh, nhân vt đang ni tiếng, thế là nhiu người biết đến đoàn. Hay tht !

Chưa hết, anh Mnh còn làm rng danh cho cái quê hương Đông Anh ca anh y na ch. Nếu vic anh cu cháu bé xy ra vào khong 15 năm trước, có khi anh còn làm rng danh tt c nhng ai có tên Mnh na kia. Tôi chng có gì đ được rng danh cùng anh, nên tôi ráng viết bài này, v anh, cho nó ging các KOL, và cũng đ mi người biết đến tôi nhiu hơn và tôi được KOL hơn na.

Hành đng anh Mnh lao lên mái tôn, tìm cách đ ly cháu bé, là hành đng đp, đy cht anh hùng. Trong mt khonh khc nht đnh, người ta hành đng theo tình cm mà không có lý trí dn đường. Bn cht anh Mnh là người tt thì vic anh hành đng đ cu cháu bé là t nhiên. Nếu có thi gian suy nghĩ, cân nhc, chưa chc anh Mnh đã hành đng như vy.

Nh li vài năm trước, có mt anh, cũng làm ngh lái xe, anh y đã dùng xe ca mình làm thng chn mt chiếc xe khách mt thng lao xung đèo, cu nguy cho my chc con người. Đó là mt hành đng đp, y như hành đng ca anh Mnh bây gi. Trong chng mc nào đó, hành đng y có ý nghĩa hơn do cu được nhiu người hơn. Vn đ là sau khi ni tiếng, anh chàng lái xe y đã cm thy mình là siêu nhân, là anh hùng tht, nên có nhiu tuyên b hơi ln xn.

Giang h him ác, vy là anh b biến thành k xo. Có k còn chng minh là anh b xe kia tông, c thoát khi mà không được. Gn như chng có ai giúp anh chng chi vi đám âm binh ma giáo chuyên bươi móc, dìm hàng bt c ai ni lên, bt c ai được dư lun quan tâm. Đám này đâu có t ai, t anh chàng Flappy Bird, đến các hoa hu, ri anh lái xe hi đó, và c anh Mnh bây gi.

Nhưng anh Mnh không o tưởng mình là siêu nhân, không o tưởng mình là anh hùng, dù người ta khoác lên anh chiếc áo xanh, dù người ta ca ngi anh làm rng danh x Đông Anh. Chính điu đó mi cho thy anh Mnh thc s là người hùng, không b cái hào quang ca s khen ngi làm lóa mt. Anh không ging như tôi, nghe người ta bo mình là KOL, c lâng lâng hoài, li còn t k ám th mình KOL tht, li dng s kin y đ làm cho mi người biết đến mình nhiu hơn.

Chính vì vy mà khác vi anh chàng lái xe ln trước, ln này, khi đám âm binh ma giáo ám hi anh Mnh, rt nhiu người đng ra bênh vc anh y. Riêng tôi thì không có ý bênh vc đâu nhé. Tôi ch làm cái vic đ người ta nghĩ mình là KOL mà thôi.

Chc mi người thc mc, vì đu bài, tôi nói có ti hai nhân vt đang ni tiếng mà tôi ch nói v mi anh Mnh. Người th hai không ni tiếng mà thc s là "chìm tiếng" trong nước ta nhưng li ni tiếng nước ngoài. Đó là cô hoa hu Myanmar. Không biết cô ni tiếng vì gì nhưng tôi khoái cô ch cô đp thit đp vi đôi chân dài miên man, và làn da mn màng tha thướt. Vit Nam, thế nào cũng có hàng lô hàng lc đi gia theo đui cô. Ri mt ngày nào đó cô s tr thành "vàng nh, vàng anh".

Thế mà cô y li không đi theo cái đám đi gia tha tin lm ca kia, cô đi theo người dân, xung đường biu tình đòi dân ch cho đt nước Myanmar. Cái này thì cô anh hùng tht. Cô có thi gian đ suy nghĩ, có thi gian đ cân nhc, li có lý do đ dng li, khi súng đã n, khi máu đã đ. Nhưng cô không dng li, cô vn tiến lên.

Cô thc s là anh hùng. Trong mt khonh khc, tôi quên mt cô là hoa hu. Cô không còn đp vì vòng 1, vòng 2 hay vòng 3, cô cũng chng còn đp vì đôi chân dài miên man và làn da mn màng tha thướt. Cô đp vì nhân cách, vì khí phách anh hùng, ging như Bà Trưng, Bà Triu ca Vit Nam. Cht git mình, khi nào thì Vit Nam có nhng hoa hu đp theo kiu Bà Trưng, Bà Triu nh (5) ?

***

Nhng trăn tr kiu như Xuân Sơn Võ :Bao gi x s mi có nhng Bà Trưng, Bà Triu như đã tng có – thuc loi không có li gii vì trước gi, h thng Đòan Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh t chc duy nht được xem là hp pháp đ dn dt thanh thiếu niên ti Vit Nam - dường như ch làm hai chuyn : Mt là tp hp thanh thiếu niên hướng h vào các "trò chơi ln" mà ngay c người ln sau khi đ mt bi s dung tc, ch có th lc đu bi dng ý tha hóa tui tr (6). Hai là làm b phóng cho con cái các viên chc hu trách như Bí thư Vĩnh Phúc, Bí thư Bc Ninh vt lên thượng tng ca cu trúc chính tr hin hu như ha tin đúng qui đnh và đúng qui trình !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/03/2021

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/3640341896086314

(2) https://www.facebook.com/quocquan.tran.79069323/posts/516333555998607

(3) https://www.facebook.com/savio.nguyendatan/posts/10225402816961360

(4) https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/10158159730508181

(5) https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/1968655059958277

(6) https://soha.vn/tro-choi-phan-cam-o-can-tho-duoc-trung-uong-doan-cho-phep-20180827163600527.htm

********************

Ma Kyal Sin-Một "bóng mây qua trời" vì dân chủ

"Tiếc thương em, bóng mây qua trời !"

Luật sư Lê Luân đã chia sẻ những lời này trên trang Facebook cá nhân của ông.

miendien5

Các bạn trẻ Miến Điện ở Thái Lan tưởng niệm vinh danh những người biểu tình bị bắn thiệt mạng ở Myanmar ngày 3/3/2021. Hình chụp ngày 4/3/2021 AFP

Luật sư Lê Luân bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với cô gái trẻ người Miến Điện-Ma Kyal Sin, vừa ngã xuống vì một viên đạn bắn tỉa từ phía quân đội Myanmar. Ông viết rằng "Và viên đạn đã giết chết cô gái sau đó. Nhưng đó là cái chết bất tử và làm hồi sinh những điều lớn lao cho con người. Nhìn cô ấy, tôi thấy buồn thương vô hạn".

Truyền thông quốc tế loan tin Ma Kyal Sin, một vũ công, 19 tuổi bị bắn chết trong cuộc biểu tình của người dân Myanmar vào hôm 3/3. Ma Kyal Sin là một trong số ít nhất 38 người Miến Điện bị thiệt mạng trong ngày hôm đó.

Nữ nhà báo độc lập Sương Quỳnh, vào tối ngày 5/3 lên tiếng với RFA về cái chết của Ma Kyal Sin :

"Theo cá nhân tôi thì đấy là một tấm gương hy sinh rất đẹp và bất tử. Bởi vì một cô gái xinh đẹp của Miến Điện mà dám xuống đường vì đất nước để đòi dân chủ và hy sinh vì một viên đạn bắn tỉa vào đầu như thế. Tôi nghĩ rằng toàn thế giới đều xúc động trước cái chết của cô gái trẻ đó. Và đấy là tấm gương hy sinh vì đất nước, vì tự do dân chủ rất đáng ngưỡng mộ. Thật sự, tôi rất xúc động".

Người sáng lập và chủ tịch điều hành Công ty Văn hóa Sáng tạo First New-Trí Việt, ông Nguyễn Văn Phước, viết trên trang Facebook của ông rằng "Tôi đã nhận ra nhiều thiên thần Chu Đình (Agnes Chow Ting) nổi tiếng Hong Kong xuất hiện ở đất nước Miến Điện bình dị, ít người biết. Họ là những cô gái trẻ có học, xinh đẹp và không biết sợ tà quyền, không sợ đánh đập và bất chấp hiểm nguy chết người đã xuống đường đấu tranh cho nền dân chủ trên quê hương họ, cho người dân của họ".

miendien6

Người dân Miến Điện đưa tiễn cô Ma Kyal Sin trong đám tang được tổ chức ngày 4/3/2021. AFP

Chu Đình (Agnes Chow Ting) - Một tinh thần dân chủ được lan tỏa

Nữ sinh viên Chu Đình, 25 tuổi là một khuôn mặt nổi bật trong các cuộc xuống đường đòi dân chủ cho xứ Cảng Thơm kể từ phong trào Dù Vàng bùng phát hồi năm 2014.

Chu Đình được cộng đồng quốc tế biết đến như là thế hệ các nhà hoạt động dân chủ mới ở Hong Kong. Cô bắt đầu tham gia vào chính trị khi bước vào tuổi vị thành niên. Tiếng nói đấu tranh của cô cùng một số các sinh viên "thủ lĩnh" như Hoàng Chí Phong, La Quán Thông ngày càng vang xa khỏi biên giới Hong Kong.

Nữ sinh viên Chu Đình bị Chính quyền Hong Kong bắt giữ hồi đầu trung tuần tháng 8/2020, dưới cáo buộc kích động ly khai, theo Luật An ninh Quốc gia mới của Hong Kong, được ban hành ngày 30/6/2020.

Mặc dù phong trào biểu tình vì dân chủ của giới trẻ và người dân Hong Kong bị dập tắt, các thủ lĩnh sinh viên Hong Kong bị bỏ tù nhưng tinh thần đấu tranh bất khuất như của Chu Đình vì lý tưởng tự do dân chủ đã lan tỏa đến giới trẻ ở những nước trong khu vực như Thái Lan và Myanmar.

Sự kiện cô gái trẻ Ma Kyal Sin và hơn 30 người dân Miến Điện bị thiệt mạng vào ngày 3/3 được Liên Hiệp Quốc mô tả là "đẫm máu nhất" kể từ khi cuộc đảo chính Chính quyền dân sự ở Myanmar, xảy ra cách nay một tháng.

miendien7

Nữ sinh viên Chu Đình bị Chính quyền Hong Kong bắt giam ngày 10/8/2020. AP

Tâm tình của những phụ nữ đấu tranh cho dân chủ Việt Nam

Nhà báo tự do Sương Quỳnh bộc bạch với RFA :

"Theo với tấm gương cô gái đó thì đó là sự động viên tinh thần rất lớn đối với tôi. Bởi vì đó không phải tương lai của một Việt Nam, mà là tương lai của các xã hội thuộc những đất nước đang đòi dân chủ bây giờ. Và dù đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, theo như nhiều người đánh giá là đang bị chững lại hoặc có ít bạn trẻ quá, nhưng mà với cá nhân tôi thì dù không có ai, còn một mình, tôi vẫn đấu tranh. Tôi không nhụt chí gì cả. Tuy nhiên, đấu tranh theo từng cách của mình. Bởi vì tôi chỉ nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận để mình lên tiếng. Vậy thôi ! Còn kết quả đạt được mức độ như thế nào thì thực sự mình không có hy vọng gì quá nhiều".

Nhiều năm dấn thân trên con đường đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam cùng với trải nghiệm của một phụ nữ trung niên, nhà báo Sương Quỳnh ghi nhận phong trào dân chủ ở Việt Nam, Hong Kong, Thái Lan, Myanmar còn rất nhiều cam go cũng như còn rất nhiều những cái cái giá phải đánh đổi, kể cả tù đày lẫn mạng sống của nhiều người.

Tại Việt Nam, trong số hơn 270 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, có không ít những phụ nữ phải gánh chịu những bản án tù đày nặng nề.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn, là một trường hợp điển hình. Cô gái trẻ này phải thụ án tám năm tù, với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật Hình sự cũ. Hay nữ nhà báo Phạm Đoan Trang, đang bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ mà tổ chức One Free Press Coalition (OFPC) đưa trường hợp của cô vào trong danh sách 10 trường hợp khẩn cấp về tự do báo chí.

Nữ nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của các cuốn sách như "Chính Trị Bình Dân", "Cẩm Nang Nuôi Tù". Cô Phạm Đoan Trang được nhận hai giải thưởng về nhân quyền bao gồm Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Giải thưởng Homo Homini năm 2017 của tổ chức People In Need.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, sau khi được Hội đồng Giải Văn Việt bình chọn trao giải thưởng lần thứ sáu cho tác phẩm "Những mảnh đời sau song sắt", chia sẻ trên mạng xã hội Facebook và chúng tôi xin được trích nguyên văn :

"Khi cuốn sách được in ra, nó đã là danh thiếp chung của những người Việt chúng ta qua một giai đoạn cam go, và rồi chắc sẽ còn cam go nữa. Sách và giải thưởng hôm nay, với tôi, là niềm vui nhưng đó cũng là lời mời gọi những nhà văn, những cây bút chuyên nghiệp hãy đặt xuống sức mạnh quan sát và niềm hy vọng tự do của mình để người Việt còn một cơ may nhìn lại, đọc lại, nghe lại sự thật trên đất nước mình".

Phạm Thanh Nghiên cũng chia sẻ về sự hy sinh của cô gái trẻ Miến Điện-Ma Kyal Sin, còn có tên gọi khác là Angel. Phạm Thanh Nghiên viết :

"Angel đã đấu tranh để bảo vệ các giá trị dân chủ cho quê hương cô nhưng tinh thần và sự hy sinh của cô gái trẻ đã vượt ra khỏi biên giới đất nước Myanmar, chạm đến trái tim của hàng triệu người, trong đó có những người Việt Nam khác tiếng nói, khác dòng máu nhưng giống nhau về kiếp đọa đày".

miendien8

Cô Đỗ Thị Thu, một phụ nữ trẻ vừa tham gia vào phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Hình do Đỗ Thị Thu cung cấp.

Những người phụ nữ dám công khai lên tiếng về những bất công xã hội tại Việt Nam vừa có thêm cái tên Đỗ Thị Thu. Cô là vợ của nhà hoạt động dân chủ Trịnh Bá Phương và là con dâu của nhà hoạt động vì đất đai Cấn Thị Thêu.

Cô Đỗ Thị Thu tâm tình với RFA vì sao chọn lựa con đường này :

"Bởi vì họ (chính quyền) bắt cả ba người trong gia đình em, thế nên em không biết tinh thần ở đâu ra, tự nhiên cứ trỗi dậy. Em thấy những việc trong gia đình em làm đều là đấu tranh cho sự thật. Em thấy cả ba người trong gia đình em bị bắt quá oan khuất. Thế nên em tiếp tục theo con đường của người thân trong đình để cất lên tiếng nói sự thật".

Không ai có thể biết chiếc áo thun đen in dòng chữ trắng "Everything will be OK" (tạm dịch "tất cả đều sẽ ổn thôi") mà cô gái Ma Kyal Sin mặc trong ngày cô xuống đường biểu tình và bị tử nạn có phải là chủ đích của cô với thông điệp rằng mọi điều sẽ "ổn" cho dân tộc Miến Điện hay không. Thế nhưng, có thể nói một điều chắc rằng những con người "tay yếu chân mềm" như Chu Đình, Ma Kyal Sin cùng nhiều phụ nữ Việt Nam như cô Đỗ Thị Thu nhận biết rõ mục đích và con đường họ chọn vì giá trị dân chủ trên địa cầu.

"Em thấy những việc gia đình em làm là một phần nhỏ bé giúp cho tương lai của đất nước được tươi sáng hơn".

Nguồn : RFA, 05/03/2021

*************************

ASEAN họp về Myanmar : Việt Nam im ắng

Thái Bảo, RFA, 04/03/2021

Không khác gì "cua gặp ếch", ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị "át vía" không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

miendien3

Người biểu tình ở Yangon, Myanmar hôm 3/3/2021Reuters

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về "bạo lực và căng thẳng ở Myanamar", không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hòa đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà nữ ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình. Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm chịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và Ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo "bé hạt tiêu".

miendien4

Cuộc họp trực tuyến Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm 2/3/2021. AFP

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đã đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một "Troika ASEAN" về tình hình ở Myanmar. Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên hợp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự "kết nối" tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng ?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được "tự tung tự tác" như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3 ngàn quân đánh úp 1 thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó thì nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, nhiều lượt hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar ?

Lại có người cho rằng cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Trung Quốc, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một "phép thử" của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều "phép thử" khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan. Nếu đúng đây là "kịch bản" của Trung Quốc thì Bộ ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế !

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản "giả cầy" phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar : Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò "trung tâm" của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra diễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Myanmar, dù Việt Nam lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 02/3/2021.

Thái Bảo

Nguồn : RFA, 04/03/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lâm Viên, Trân Văn, Thái Bảo
Read 619 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)