Hệ thống truyền thông Việt Nam tiếp tục quảng bá nỗ lựcgiải cứu nông sản của dân chúng nhiều vùng, miền tại Việt Nam. Tờ Tuổi Trẻ vừa giới thiệu một số tấm gương, chẳng hạnbà Trương Thị Út, ngụ ở Cần Thơ, cả ngày bán bánh ướt lời được 50.000 đã dành 20.000 mua rau, củ của Hải Dương (1).
Một cụ bà viếng chùa ở thành phố Chí Linh sau khi tỉnh Hải Dương dỡ bỏ 34 ngày phong tỏa, ngày 3/3/2021. Hình minh họa.
Việt Nam đã và đang là một trong số rất ít quốc gia mà dân chúng phải nuôi cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống chính trị (đảng, quốc hội, hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc và vô số hội đoàn dành cho tất cả các giới, thuộc đủ mọi độ tuổi để dẫn dắt đồng bào đi theolá cờ vẻ vang của đảng) ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Việt Nam cũng là một trong số rất ít các quốc gia mà nông dân sống sót nhờ cácchiến dịch giải cứu đủ loại nông sản vốn là hoa lợi từ trồng trọt, chăn nuôi. Tuy qui mô của hệ thống chính trị và hệ thống công quyền ở Việt Nam thuộc loại hiếm có nhưng cácchiến dịch giải cứu nông sản thường do dân chúng Việt Nam vì muốn đùm bọc nhau mà thực hiện.
Trước, nông sản ứ đọng, hư thối vì con đường xuất cảng sang Trung Quốc bị tắc bởi lý do nào đó, gần đây, nông sản rơi vào tình trạngbán không ai mua, cho không ai lấy còn vì chính quyền nhiều địa phương muốn bảo vệ thành tích chống dịch nên nghiêm cấm lưu thông, kể cả phân phối nông sản từ vùng có dịch và Hải Dương chính là ví dụ minh họa rõ nhất. Thậm chí để bảo vệ thể diện, ngăn chặn những chỉ trích về năng lực quản trị, điều hành mà bất chấp thực tế (giá bán ba ký hành lá không đủ để thanh toán một ly trà đá, không có người mua, nông dân phải nhổ rau, cà chua, củ cải, đổ xuống sông), đại diện chính quyền thành phố Hà Nội mạnh miệng khẳng định :Không cần giải cứu (2) !
Nông sản không chỉ liên quan đến "cơm no, áo ấm" của 70% lực lượng lao động tại Việt Nam mà còn là yếu tố bảo đảm sự ổn định cho kinh tế - xã hội Việt Nam cả ở hiện tại lẫn tương lai nhưng từ hệ thống chính trị đến hệ thống công quyền Việt Nam cùng bỏ thí thị trường nông sản. Đó là lý dogiải cứu nông sảntrở thành điệp khúc ngân vang mọi lúc, mọi nơi (3) khiến nông thôn xơ xác, tiêu điều, nông dân lún sâu hơn vào bế tắc, bần cùng. Chưa kể bỏ thí thị trường nông sản còn góp phần đẩy nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phụ thuộc nhanh hơn, nhiều hơn cả vào thị trường Trung Quốc lẫn chính sách của Trung Quốc.
***
Ngày 26 tháng 2 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố, từ đầu tháng ba sẽ đóng cửa – không nhập cảng dứa (thơm) và các sản phẩm chế biến từ dứa của Đài Loan vì có côn trùng gây hại. Nông dân Đài Loan sững sờ bởi Trung Quốc vốn là nơi tiêu thụ hơn 90% sản lượng dứa mà họ thu hoạch.
Ngày 28 tháng 2 - hai ngày sau khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố vừa kể, Tổng thống Đài Loan tổ chức họp báo, công bố kế hoạch "Chính phủ ủng hộ, nông dân yên tâm" (4). Theo đó, chính phủ Đài Loan sẽ làm tất cả mọi cách đểthu nhập của nông dân trồng dứa ổn định, không sụt giảm.Đó không phải là cam kết suông. Bốn ngày sau, các doanh nghiệp chế biến dứa cả trong lẫn ngoài Đài Loan và hệ thống phân phối thực phẩm ở Đài Loan đã đặt mua 41.687 tấn dứa, cao hơn tổng lượng dứa mà Trung Quốc nhập cảng trong cả năm ngoái (41.661 tấn). Chưa kể, hệ thống công quyền của Đài Loan còn vận động viên chức ngoại giao các quốc gia khác lên tiếng ủng hộ "dứa Đài Loan" (5).
Dứa không đơn thuần là "cơm, áo" và quyền lợi của nông dân Đài Loan. Nỗ lực bảo vệ người trồng dứa của cả chính quyền, doanh giới lẫn dân chúng Đài Loan chứng minh với thiên hạ thêm một lần nữa, rằng tất cả những chiêu, trò mà Trung Quốc áp dụng nhằm gây sức ép trên Đài Loan để duy trì chính sách "Một Trung Quốc", không thể làm giảm nhuệ khí của Đài Loan, không thể khiến Đài Loan chùn bước trên con đường khẳng định tư thế độc lập của họ trước Trung Quốc.
***
Tuy dứt khoát không buông bỏ tham vọng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhưng các nhân vật lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam chưa bao giờ màng tới thực trạng của thị trường nông sản, hiện tại – tương lai của nông dân Việt Nam. Đến giờ, chương trình "Xây dựng nông thôn mới" đã ngốn ngót nghét 200.000 tỉ nhưng làm sao để nông dân có thể sống bằng hoa lợi từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản) một cách ổn định vẫn là câu hỏi dù đã được nêu ra cách nay vài thập niên vẫn không có câu trả lời. 84% nông dân nằm trong nhóm "ăn bữa nay, lo bữa mai", không có tích lũy (6).
Trong khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam soạn – phê duyệt đủ thứ dự án, kế hoạch có "tầm nhìn" đến giữa thế kỷ này thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Đài Loan hành xử khác. Nông nghiệp Đài Loan nói riêng và kinh tế Đài Loan nói chung không thể để Trung Quốc nắm giữ như con tin. Bộ Kinh tế Đài Loan đang thực hiện hàng loạt kế hoạch để mở "thị trường hướng Nam" (Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia,...) cho cả đầu tư lẫn xuất cảng đủ loại sản phẩm. Chỉ trong vài năm, kim ngạch xuất cảng vào "thị trường hướng Nam" đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất cảng của Đài Loan (7).
Tình trạng bỏ thí thị trường nông sản, mặc kệ nông dân, để họ tự xoay sở với những bất trắc từ thiên tai, dịch bệnh, cũng như tự đối phó với bất ổn bởi vô số rủi ro rất khó lượng định trong quan hệ thương mại nặng về tiểu ngạch với Trung Quốc, rõ ràng là nguyên nhân khiến nông dân Việt Nam thiếu nền tảng đủ vững để hỗ trợ họ sống chững chạc. Đã có rất nhiều người, rất nhiều lần trong nhiều thập niên từng nêu thắc mắc : Làm gì để nông dân không cần trông chờ vào cácchiến dịch giải cứu ? Thực tế cho thấy, trăn trở đầy thiên chí ấy dường như là sai. Đối tượng thực sự cần giải cứu về nhận thức, về ý thức trách nhiệm không phải là nông dân.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 15/03/2021
Chú thích
(3) https://baodantoc.vn/kich-ban-nao-sau-nhung-cuoc-giai-cuu-nong-san-tu-thien-1615100637335.htm
(6) https://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Nong-nghiep-Viet-Nam-Nhung-van-de-ton-tai-26635