Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/04/2021

Dấu ấn Tập Cận Bình trên Ban lãnh đạo mới của Việt Nam

Phương Anh - Ngọc Thảo

Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình ?

Trong Đảng cộng sản Việt Nam thì hầu như ai cũng thuần phục Bắc Kinh, chỉ có điều là khác nhau về mức độ. Chính như vậy mà Đảng cộng sản mới đảm bảo chính sách thân Trung Quốc từ thế hệ lãnh đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác. Và từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam ngày một tiến gần hơn với Bắc Kinh chứ chưa bao giờ giám độc lập. Nền kinh tế Việt Nam ngày một phụ thuộc Trung Quốc, hiện tượng nhập siêu cứ ngày một tăng.

tcb1

Từ sau hội nghị Thành Đô 1990, lãnh đạo nào thân Trung Quốc sẽ có sức mạnh - Ảnh minh họa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng

Đấy là tình trạng nền kinh tế, còn vấn đề xây dựng cơ bản hoặc xây dựng công nghiệp thì từ nhiều năm nay, gói thầu EPC luôn rơi vào tay Trung Quốc. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quả đắng mà Việt Nam đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà không dám cắt hợp đồng đuổi nhà thầu Trung Quốc có quá nhiều sai phạm.

Từ khi Đảng cộng sản giành quyền lãnh đạo cho đến nay, thì đảng luôn dùng đất nước này, dân tộc này như là công cụ phục vụ đảng chứ không phải ngược lại. Và vì thế chủ quyền đất nước cứ bị đem ra đổi chác từ thế hệ cầm quyền này đến thế hệ cầm quyền khác. Điều đó dẫn tới kết quả, đất nước này ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam sống nhờ vào thị trường nguyên liệu của Trung Quốc cấp cho. Ấy vậy mà, các lãnh đạo đảng và nhà nước không tách số phận đất nước này ra khỏi bàn tay Bắc Kinh mà ngược lại. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đã làm những điều đó.

Thời ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là Hội nghị Thành Đô, thời Lê Khả Phiêu là hiệp định biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc, thời ông Nông Đức Mạnh là 16 Chữ vàng và 4 Tốt, thời ông Nguyễn Phú Trọng là đã ký được 27 văn kiện bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2017. Như vậy thì từ sau đời ông Lê Duẩn, mỗi đời tổng bí thư lên luôn củng cố quyền lực cho mình bằng những nhượng bộ trước Bắc Kinh. Ngược lại, để trả công cho những nhượng bộ đó thì sự nghiệp chính trị các tổng bí thư được đảm bảo. Từ yếu sẽ sang mạnh, từ mạnh trở thành độc tôn. Đấy là những hình ảnh được tổng kết từ sau hội nghị Thành Đô.

Điều đáng buồn là hầu hết những lãnh đạo cao cấp trong Đảng cộng sản hiện nay đều theo lối mòn đó, không ai đột phá cả. Ông Nguyễn Phú Trọng thì theo mẫu của ông Nông Đức Mạnh trong công tác đối ngoại với Bắc Kinh, và hiện nay ông Phạm Minh Chính chỉ mới ngồi lên ghế thủ tướng, nhưng có vẻ như ông Chính là người học trò xuất sắc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Xuân Phúc trước đây đã học theo đường lối của ai ?

Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn tiến thân trong môi trường chính phủ. Vì thế ông Phúc gần gũi với tiền nhiệm của mình hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuần phục Bắc Kinh, tuy nhiên mức độ thân thiết với lãnh đạo Bắc Kinh thì không như ông Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi tiếp nhận ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm như vậy. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng dùng tiền bạc để tạo vây cánh, còn bây giờ ông Nguyễn Xuân Phúc cũng làm nhưng không hiệu quả bằng ông Dũng. Kết quả là, ông Phúc chỉ ngồi ghế thủ tướng một nhiệm kỳ và phải bị mất ghế vào tay ông Phạm Minh Chính.

Ông Phạm Minh Chính từ cơ quan đảng tạt ngang giành lấy ghế thủ tướng thì có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải mở mắt mà không còn ngủ yên trên chiến thắng nữa. Đây là thất bại rất đau của ông Phúc. Vấn đề là lý do tại sao ?

Sau thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, chính trường Việt Nam ngày càng chứng kiến sức mạnh của những chính trị gia thân Bắc Kinh. Ông Trọng trở nên mạnh hơn Nguyễn Tấn Dũng ở nhiệm kỳ đầu cũng bởi thân thiện Bắc Kinh, ông Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi đại hội 12 được cũng nhờ thân thiện Bắc Kinh ; ông Trọng ngồi xé bỏ điều lệ đảng tự tạo cho mình suất đặt biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 3 cũng là nhờ gần giũi với Bắc Kinh, ông Phạm Minh Chính từ bí thư tỉnh về nắm trưởng ban tổ chức cũng nhờ thân mật với Bắc Kinh ; ông Phạm Minh Chính nhảy ngang cướp ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhờ Bắc Kinh. Như vậy bao nhiều đó đủ để ông Nguyễn Xuân Phúc mở mắt ra chưa ? Chắc là điều này đã giúp ông Phúc sáng mắt ra rồi.

Hiện nay ai cũng sợ cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng mạnh đến nỗi bắt luôn cả ủy viên bộ chính trị rồi hành hạ người này vào tù ra tòa nhiều lần. Sức mạnh như vậy là chưa từng có trong lịch sử.

Trước khi đưa ủy viên Bộ Chính trị Đinh la Thăng vào lò thì cũng chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là người chuyển từ cửa thua sang cửa thắng trước đối thủ đang ở chiếu trên – Nguyễn Tấn Dũng.

Thân Bắc Kinh có hại cho đất nước những có lợi cho sự nghiệp chính trị nên nó như một loại ánh đèn thu hút những con thiêu thân lao vào. Chính những con thiêu thân đặc biệt này không thiêu chính nó mà thiêu số phận đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc tỉnh ngộ

Có thể nói khi mà mất chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực và bị đẩy sang ghế chủ tịch nước thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải thấm thía, sức mạnh của những người làm chính trị không gần gũi Bắc kinh là một thiệt thòi.

Ngày 28/03 Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu. Ông Phúc cho rằng do chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận nên chưa thành công. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Luật đặc khu đã bị tạm hoãn do bị nhân dân biểu tình phản đối vào ngày 10/6/2018. Đây là dự luật dọn đường cho Trung Quốc vào thuê đất một thế kỷ tại các khu kinh tế. Dự luật này ai cũng biết là có lợi cho Trung Quốc và là có hại cho chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên với giới quan chức cấp cao của chính quyền Hà Nội lại nghĩ khác, họ thấy đây là cơ hội kết nối với Trung Quốc tạo quan hệ làm lợi thế chính trị để tiến lên.

Có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đã tỉnh ngộ ra rằng, ông cần phải làm gì đó để o bế Bắc Kinh nhằm tìm kiếm quyền lực chăng ? Nếu như vậy thì đấy là tội đồ dân tộc. Chủ quyền quốc gia, số phận dân tộc không thể bị đem ra đánh đổi như vậy.

Sáng 28/3, giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021 – 2025) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị nông thôn.

Nếu đây là vấn đề quan trọng thì ông Nguyễn Xuân Phúc lo công việc này chứ ông lo nói đến Luật đặc khu làm gì ? Hay ông Phúc kỳ vọng có thể gỡ gạt lại chiếc ghế quyền lực mà ông đã để mất vào tay Phạm Minh Chính. Không thể được nữa, muộn rồi.

tcb2

Cuối nhiệm kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc o bế Bắc Kinh ?

Trong cuộc họp trực tuyến ấy, ông Phúc nói rằng : "Nhân đây, tôi nói rộng hơn. Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu, nhưng hồi đó nhận thức còn nhiều vấn đề. Chúng ta chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận cho nên chúng ta chưa thành công. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Cũng như đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hồ Chí Minh – Cần Thơ… Tất cả những vấn đề đó tốn tiền cũng phải làm, phải có nghiên cứu để làm".

Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và các lãnh đạo cộng sản nói riêng, lúc nào cũng nói về ý dân. Tuy nhiên, người cộng sản thì bản chất từ xưa đến nay vẫn vậy, nói một đường làm một nẻo. Ý dân là chúng Luật Đặc Khu, nhưng quan chức thì vẫn muốn phớt lờ.

Nguyễn Xuân Phúc dọn lên mâm cho Phạm Minh Chính xơi

Sắp rời ghế thủ tướng lẽ ra ông Nguyễn Xuân Phúc nên im lặng. Bởi chức vụ sắp tới của ông là chủ tịch nước chứ không phải là thủ tướng. Như vậy việc ông đề xuất soạn Luật đặc khu rồi trình Quốc hội là làm để cho người kế nhiệm thực hiện chứ ông Phúc không thực hiện. Công tác hiện nay của ông Phúc là tranh thủ thực hiện tốt các chính sách khác.

Ông Phạm Minh Chính vốn hưởng lợi rất lớn từ chính sách kinh tế có dính đên Trung Quốc. Để có chức thủ tướng hôm nay thì khi còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh ông Chính đã tận dụng dự án xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn để tạo mối quan hệ chính trị. Phần xây dựng đã xong, việc khó khăn nhất bây giờ là làm sao áp dụng luật đặc khu vào 3 khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là xong, Phạm Minh Chính sẽ làm Bắc Kinh rất hài lòng.

Những ngày cuối cùng ở vai trò làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc hối thúc soạn luật đặc khu rồi cuối cùng ông cũng phải trao bản thảo đó lại cho người kế nhiệm Phạm Minh Chính. Và khi Phạm Minh Chính trình lên Quốc hội khóa XV thông qua thì xem như lúc đó công lao với Bắc Kinh Phạm Minh Chính hưởng hết. Tuy nhiên tai tiếng thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ gánh. Bởi vì nếu dự Luật Đặc khu mà được thông qua thành luật thì người cho soạn luật là người bị dân chửi nhiều nhất. Việc làm này chẳng khác nào chính Nguyễn Xuân Phúc làm cỗ dọn lên cho Phạm Minh Chính xơi.

Hành động cho khởi động lại Luật đặc khu, rõ ràng là Nguyễn Xuân Phúc muốn o bế Bắc Kinh. Tuy nhiên khi đã chắc chắn mất ghế thủ tướng thì ông Phúc o bế Bắc Kinh làm gì ? Hay là ông muốn xây dựng lại lộ trình thâu tóm quyền lực mà ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã đi ? Không thể được nữa rồi, mọi thứ đối với ông Phạm Minh Chính là quá muộn.

Đảng cộng sản luôn nói về sự "vì dân" trong các khẩu hiệu. Tuy nhiên khi thực hiện thì muốn vì lợi ích đảng còn dân ý gì thì mặc kệ. Hành động này của ông Nguyễn Xuân Phúc và những người liên quan khác rồi đây cũng sẽ bị lịch sử ghi lại đầy đủ.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

*************************

Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế

Phải nói rằng dưới quyền cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam thì nhân dân chịu uất ức rất nhiều. Không phải chỉ dân oan mới uất ức mà những ai yêu quý mảnh đất hình chữ S cũng uất. Bởi chủ trương của Đảng cộng sản là nhịn nhục để mua lấy sự bình yên cho đảng.

tcb3

Phạm Bình Minh, người chọn cách cúi đầu với Tàu

Bao nhiêu năm nay đảng đang luôn hô khẩu hiệu "chống mỹ cứu nước" mỗi khi 30/4 đến. Tuy nhiên xét cho cùng thì Mỹ cũng chẳng lấy một tấc đất nào của đất nước. Đã vậy hiện nay Mỹ là thị trường mà Việt Nam kiếm nhiều ngoại tệ nhất. Khoảng 40 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi ấy, đảng luôn xem Trung Quốc là bạn thì nay Trung Quốc ngày càng trắng trợn lấn tới gặm nhấm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, từ Hoàng Sa năm 1974 đến Trường Sa năm 1988. Và điều đáng nói là đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc áp đặt đã làm cho Việt Nam mất gần hết lãnh hải truyền thống.

Việt Nam là quốc gia trăm triệu dân, tuy là ít hơn Trung Quốc, nhưng việc bắt nạt quốc gia trăm triệu dân không phải là dễ dàng gì đối với Mỹ chứ đừng nói đến Trung Quốc.

Ý thức được phận nước nhỏ, nhân dân không ủng hộ việc gây hấn với Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng đòi hỏi là nhà nước phải có sự cương quyết chứ không thể cứ cúi đầu nhường nhịn chịu đựng, hễ người ta lấn tới là âm thầm nhường để mua lấy bình yên cho đảng.

Sự hèn nhát của quân đội Việt Nam thời nay không phải vì lính hèn, cũng không phải vì sĩ quan hèn mà vì sự hèn nhát hiện diện ngay trong những con người có quyền lực cao nhất.

Ở đất nước này, người có quyền lực lớn nhất là Nguyễn Phú Trọng, và cũng là người có quyền lực cao nhất về mặt đảng đối với quân đội. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì nhân dân không xa lạ gì. Chính ông đã nhờ kết thân với lãnh đạo Bắc Kinh mà từ đó ông có được sức mạnh vô đối ở chính trường. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam xem mình là Đảng cộng sản đàn em thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng đang xem mình hoặc là đàn em, hoặc là học trò của Tập Cận Bình.

Sự nhu nhược của quân đội Việt Nam từ nhiều năm qua bắt nguồn từ con người đó chứ không từ ai khác. Hiện nay ông Trọng lại tham quyền ở lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 thì quân đội Việt Nam thời Pham Văn Giang cũng chẳng khác nào thời Ngô Xuân Lịch hay thời Phùng Quang Thanh.

Kiểu mẫu Phạm Bình Minh, biết sợ trước thiên triều thì đổi lại số phận được thay đổi

Ngày 28/9/2019, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh có bài phát biểu 15 phút nói về vấn đề an ninh Biển Đông. Nếu phát biểu 15 phút thì có thể nói, ông Phạm Bình Minh đã nói được khoảng 3.500 từ. Được biết, tính đến lúc ông Phạm Bình Minh phát biểu thì Trung Quốc đã có nhiều tháng quần thảo các cơ sở khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Ấy vậy mà trong khoảng 3.500 từ nói liên tục, không từ nào ông dám nhắc tên Trung Quốc. Và thậm chí sự đe dọa bằng quân sự ở Biển Đông của hải quân Trung Quốc cũng được ông Phạm Bình Minh nói nhẹ nhàng bằn từ "sự cố". Ông Phạm Bình Minh đã hành động rất mất lòng dân.

Ngay sau hiện tượng câm nín tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Phạm Bình Minh đã bị rất nhiều người dân trong nước và hải ngoại chỉ trích và lên án dữ dội. Tuy nhiên thái độ nhất quán của Phạm Bình Minh là im lặng, chấp nhận chịu nhục để mưu cầu việc khác cho bản thân.

Hành động của Trung Quốc lúc đó được ví như anh cướp xem thường luật pháp xông vào nhà ông Việt Nam đòi cái này, lấy cái kia mà Việt Nam không dám tố giác mặc dù xung quanh đó có rất nhiều người mà anh Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ, ít nhất là hỗ trợ tiếng nói để cho kẻ cướp chùn bước.

Năm 1979, Việt Nam đánh cho giặc bay giáp rồi năm 1990 sang thần phục nhận làm phên giậu chư hầu. Đó là sách lược của rất nhiều tổng bí thư từ thời Nguyễn Văn Linh đến bây giờ. Đến nay, Việt Nam đã đi 1/5 của thế kỷ 21 nhưng lối ngoại giao đầu lụy ấy vẫn còn duy trì. Để rồi ông Phạm Bình Minh đi theo lối mòn ngoại giao như vậy.

Kết quả thì sao ? Hiện nay Phạm Bình Minh được nâng lên thẳng chiếc ghế phó thủ tướng thường trực. Vị trí mà cách ghế thủ tướng chưa đầy gang tay. Đó là phần thưởng cho những con người biết cúi đầu trước ngoại bang phương bắc. Ông Phạm Bình Mình khác với cha ông. Cha là người ngẩn đầu còn Phạm Bình Minh là người cúi đầu nên leo cao hơn cha mình lúc trước.

Thực ra nhiệm vụ đi phát biểu là ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò chủ tịch nước phát biểu chứ không phải Phạm Bình Minh. Bởi nếu Nguyễn Phú Trọng đi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông ta chắc chắn cũng phải nhận rất nhiều phản ứng của dư luận bởi không mấp máy nổi một từ về Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà ông Trọng né, hoạc ông muốn đẩy Phạm Bình Minh đi để xem Phạm Bình Minh có biết thuần phục hay không.

Phan Văn Giang học theo mẫu Phạm Bình Minh

Ngày 28/03/2021, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị này trình bày nội dung về Biển Đông diễn biến căng thẳng, và thách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

tcb4

Phan Văn Giang, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong những ngày sắp tới, làm theo cách Phạm Bình Minh

Đã nhiều năm nay, đã nói đến vấn đề Biển Đông là nói đến yếu tố Trung Quốc. Mà yếu tố Trung Quốc ở đây không phải để hợp tác lầm ăn mà nói đến chủ quyền quốc gia.

Với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đánh giá về bối cảnh tình hình, Thượng tướng Phan Văn Giang nói môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Việc chạy đua vũ trang, không gian chiến lược mới đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực, nhất là nước nhỏ đang phát triển.

Nói chung ông Giang nói rất nhiều bằng những ngôn từ quan thuộc. Tuy nhiên lại một làn nữa người đại diện cho Bộ Quốc Việt Nam làm công việc cúi đầu trước ngoại bang y hệt như Phạm Bình Minh cách đây 2 năm.

Ông Thượng tướng Phan Văn Giang – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – người đã được đảng phân công nắm bộ quốc phòng trong những ngày sắp tới.

Không biết đối với quan chức cấp cao của Đảng cộng sản thì nếu tình hình Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng, phức tạp hơn, thì họ mừng hay họ buồn. Những ai tỏ thái độ thuần phục là mừng vì đó là cơ hội thể hiện sự phục tùng. Họ biết buồn khi và chỉ khi họ biết xen quyền lợi của đất nước vượt lên quyền lợi đảng phái.

Thời đại công nghệ 4.0 thì khoa học cũng phát triển. Được biết năm 2021, Đảng cộng sản Việt Nam đã chi 7,2 tỷ đô la cho Quốc phòng. Một chi phí rất cao. Đó sẽ là cơ hội để Đảng cộng sản Việt nam không cúi đầu. Tuy nhiên, với tư duy nô lệ. Ông bộ trưởng Bộ quốc phòng vẫn phải cúi đầu.

Đảng đã cúi thì đảng viên làm sao thẳng ?

Phan Văn Giang (sinh năm 1960) thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong Đảng cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương

Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng phức tạp, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.

Trước sự e dè không dám nhắc tên Trung Quốc thì điều đó cho thấy, quốc phòng Việt Nam lại một lần nữa có ông bộ trưởng nhu nhược mặc dù ông xuất thân thì bổ thông mưu trưởng. Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống

Từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt Đảng cộng sản Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế, cũng là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc Biển Đông.

Kể ra ông Phan Văn Giang cúi đầu cũng phải. Nếu không biết cúi đầu thì ông đã không leo lên chức cao như ngày hôm nay của Việt Nam. Nói là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng sắp tới Phạn Văn Giang cũng sẽ chẳng làm gì khác so với những người tiền nhiệm trước đây.

Ở chế độ này, một khi Chủ tịch quân ủy trung ương mà cúi đầu thì nó như là cái khung buộc Phó chủ tịch quân ủy tuân theo thôi.

Cứ mỗi nhiệm kỳ, Trung Quốc cứ kéo dàn khoang, kéo tàu hải cảnh, xua dân quân xuống Biển Đông để nắn gân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu họ gặp phản ứng trong Bộ Chính trị yếu ớt thì chắc chắn họ sẽ lấn tới.

Phan Văn Giang, dù nắm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng khó mà ông có thể cứng rắn được. Vẫn theo thông lệ là kiên cữ tên húy của thiên triều để tránh rủi ro sự nghiệp.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phương Anh, Ngọc Thảo
Read 640 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)