Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/05/2021

Liên minh chống Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng đông thêm

Trân Văn-Thiên Di-Thụy My-Trọng Thành

Có thêm Châu Âu tham gia ‘khiêu khích’ Trung Quc

Trân Văn, VOA, 19/05/2021

Binh sĩ Nht, M và Pháp vn đang tiếp tc luyn tp nâng cao kh năng phi hp tác chiến trong cuc tp trn được đnh danh là ARC21. Đây là cuc tp trn đu tiên trên lãnh th Nht có s tham gia ca quân đi mt quc gia Châu Âu và quân đi Úc.

lienminh1

Tàu nghiên cu ca chính ph Nht ti đo tranh chp mà Nht gi là Senkaku, Trung Quc gi là Điếu Ngư, 2012. Hình minh ha.

ARC21 bt đu vào th ba va qua (18/5/2021) và s kéo dài cho đến hết tun này vi ba đt riêng bit các khu vc khác nhau trên lãnh th Nht. Trong hai đt đu tiên, Thy quân lc chiến ca Lc lượng Phòng v Nht cùng vi Thy quân chiến ca Pháp và M luyn tp phi hp tác chiến trong khu vc đô th ti Nagasaki (1), cũng như phi hp đ b t đường bin vào và đ b t trên không bng trc thăng vi mc tiêu gi đnh là ngăn chn đi phương tn công chiếm đo ti Miyazaki.

Đt cui cùng (din ra vào cui tun này), thy quân lc chiến và hi quân Nht, Pháp, M s phi hp vi Úc tp trn bin Hoa Đông. Có 11 chiến hm thuc bn quc gia (Nht, Pháp, M, Úc) tham gia đt tp trn th ba ca ARC21 (2).

***

Ông Nobuo Kishi, B trưởng Quc phòng Nht t ra rt hào hng khi Pháp, quc gia duy nht Châu Âu điu đng quân đi thường trú khu vc n Đ Thái Bình Dương. Ông Kishi bo đó là bng chng cho thy Pháp đng tình và chia s vi Nht quan nim cn gi cho khu vc này thông thoáng và t do. B trưởng Quc phòng Nht hi vng trong tương lai, quan h gia Nht và Pháp s khng khít hơn. Pháp đã hơn mt ln khng đnh có li ích chiến lược ti n Đ - Thái Bình Dương và s bo v li ích này.

Người được Nht giao trách nhim giám sát ARC21, ông Yasuhide Nakayama, Th trưởng Quc phòng, cũng phn chn y ht như thế. Ông Nakayama xem ARC21 là cơ hi quý đ Lc lượng Phòng v Nht duy trì và cng c kh năng cn thiết nhm bo v các hòn đo xa xôi ca Nht. Ông Nakayama nói thêm vi báo chí : Khi tham gia ARC21, chúng tôi có dp chng t vi phn còn li ca thế gii n lc bo v lãnh th, lãnh hi và không phn ca Nht.

Nhng sĩ quan ch huy các đơn v ca Pháp và M nhn đnh ngn gn hơn. Trung tá Henri Marcaillou, đi din quân đi Pháp, bo rng : Pháp xem ARC21 là quan trng vì thy rng cn sát cánh vi nhng bên chia s quan đim, li ích ca mình trên thế gii. Còn Trung tá Jerrmy Nelson, đi din quân đi M thì tin rng : Khi Nht, M, Pháp có th cùng luyn tp, c ba quc gia chng t có th cùng nhau hành đng vì mt mc tiêu chung hoc s nghip chung.

***

Thi gian va qua, Trung Quc thường xuyên ch trích M và Nht hành x theo tư duy thi còn Chiến tranh Lnh và liên tc"khiêu khích" Trung Quc, song yêu sách vô li ca Trung Quc v ch quyn bin Đông, bin Hoa Đông (đo Senkaku Điếu Ngư) và li hành x hung hăng ca Trung Quc c trên bin ln trong vn đ Đài Loan đã khiến s quc gia tham gia… "khiêu khích" Trung Quc vi mc đ… "khiêu khích" mi ngày mt cao hơn.

Sau khi đu hàng đng minh lúc chiến tranh thế gii th hai kết thúc, Nht đã gii tán quân đi, ch t chc Lc lượng phòng v. Chính các yêu sách vô li v ch quyn và cách hành x càn r ca Trung Quc đã khiến Nht tái lp lc lượng Thy quân lc chiến vào năm 2018 đ bo v các đo và nâng cao kh năng tn công, tái chiếm nhng lãnh th xa b. T đó đến nay, Thy quân lc chiến Nht thường xuyên tp luyn vi Thy quân lc chiến M và gi có thêm Thy quân lc chiến Pháp cùng tham gia.

"Khiêu khích" Trung Quc không nhng ch có M, Nht. Lo ngi v tham vng chi phi toàn b khu vc n Đ - Thái Bình Dương ca Trung Quc, Úc ri n đã tuyên b liên kết vi M đ kim chế Trung Quc. Riêng Châu Âu, tuy Pháp là quc gia đu tiên gi b binh tham gia tp trn ti Nht nhưng Anh đã tuyên b s điu đng Hàng không mu hm Queen Elizabeth và hi đi h tng đến tun tra ti bin Đông vào cui năm nay. Đc cũng đã loan báo s điu đng mt khu trc hm thc hin nhim v tương t.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/05/2021

Chú thích

(1) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/11/japan-us-france-hold-1st-joint-drills-on-japanese-land/

(2) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/16/japan-us-france-hold-military-drill-eyeing-china-presence/

(3) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2018/04/10/first-japanese-amphibious-combat-unit-activated-since-wwii-welcomed-by-us-marines/

*********************

Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tình báo trên Biển Đông với Hoa Kỳ

Thiên Di, RFA, 19/05/2021

Đe dọa từ Trung Quốc

Cho tới những năm gần đây, sự trỗi dậy trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc đã khiến khu vực Biển Đông trở thành "thùng thuốc súng" nguy hiểm trên thế giới. Mục tiêu quan trọng của Trung Quốc là phải độc chiếm được biển Đông của nước này, từ đó tạo đà cho Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thỏa mãn "giấc mộng Trung Hoa" của mình.

lienminh2

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Các hành động hung hăng trên biển Đông của Trung Quốc đã góp phần đẩy Việt Nam - nước láng giềng đồng thời cũng là nước "xã hội chủ nghĩa anh em" của Trung Quốc ra xa khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng xích lại gần với Hoa Kỳ - cựu thù của Việt Nam trước đây.

Việt Nam đang dần nhận ra không thể tin tưởng Trung Quốc được khi "chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ" ăn sâu vào trong máu của lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, với các năng lực quân sự trên biển thì Việt Nam còn rất lâu mới có thể theo kịp được Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam đã phải cầu viện sự giúp đỡ trong việc xây dựng các năng lực trên biển từ Hoa Kỳ để đối phó trước hải quân Trung Quốc hung hăng và mạnh mẽ.

Ai mạnh hơn ai ?

Trung Quốc càng ngày càng tăng cường việc sử dụng sức mạnh của mình ở khu vực này, trong số đó có hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trên Biển Đông.

Cho đến nay, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ ấn tượng về số lượng, sự đa dạng và chất lượng của năng lực ISR trên Biển Đông của họ.

Tuy nhiên, năng lực ISR của Mỹ tại khu vực này vẫn vượt trội hơn. Đối với Trung Quốc, Biển Đông là nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân đánh chặn của nước này đóng tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam, giúp ngăn cản một đợt tấn công đầu tiên. Mỹ muốn khai thác khu vực trú ẩn này bằng cách sử dụng ISR để phát hiện, theo dõi và nếu cần có thể tấn công các tàu ngầm của Bắc Kinh. Trung Quốc phản ứng bằng cách phát triển khả năng vô hiệu hóa ISR của Mỹ tại một số khu vực mà nước này chiếm giữ trên Biển Đông trong thời gian xảy ra xung đột. Các hệ thống lắp đặt nói trên đóng vai trò then chốt đối với an ninh của Trung Quốc và nước này sẽ không thay đổi, bất chấp những đe dọa từ phía Mỹ và các quốc gia khác.

lienminh3

Hai tàu của Trung Quốc dừng ngày trước tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ ở Biển Đông hôm 8/3/2009. Reuters

Những động lực chiến lược cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á. Thật vậy, các quốc gia cung cấp địa điểm cho ISR của Mỹ, trong đó gồm Malaysia, Philippines và Singapore, có thể trở thành mục tiêu của Trung Quốc nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra. Theo Felix Chang, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ, việc Trung Quốc cải thiện năng lực ISR trên Biển Đông đã được chứng minh thông qua thời gian phản ứng nhanh nhạy hơn của lực lượng hàng hải đối với các sự kiện tại đây. Felix Chang cho rằng Trung Quốc có ý định "phát triển một mạng lưới ISR có khả năng tấn công các tàu xa bờ".

Sau khi lắp đặt radar trên đất liền và ven biển cùng các thiết bị định hướng tần số cao tại các địa điểm như Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, đồng thời trang bị thêm vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm trên không và máy bay không người lái, Trung Quốc có thể "tạo ra một pháo đài hải quân nhằm răn đe hạt nhân trên biển". Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể sánh ngang với mạng lưới khổng lồ gồm các máy bay ISR, tàu nổi, tàu ngầm, vệ tinh và máy bay không người lái của Mỹ - trong đó nhiều loại có chức năng chuyên biệt, giống như tàu do thám Impeccable. Cho đến nay, Mỹ có lực lượng máy bay do thám lớn nhất và giàu năng lực nhất thế giới, được gọi là các máy bay tình báo tín hiệu (SIGINT). Hơn nữa, Mỹ còn trang bị cho hầu hết các tàu chiến hàng đầu của hải quân nước này, như tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu ngầm, nhằm thực hiện các nhiệm vụ SIGINT. Năng lực ISR qua vệ tinh của Mỹ vượt xa Trung Quốc, chưa kể đến những đóng góp tiềm năng về khí tài quân sự đến từ các đồng minh và đối tác của nước này, như Nhật Bản, Australia và Đài Loan. Các khí tài ISR của Mỹ thu thập thông tin liên lạc giữa các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc, cũng như các hệ thống radar và vũ khí, trong đó có tên lửa đất đối không, pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Các tàu thăm dò ISR khác của Mỹ thu thập thông tin tình báo theo dạng "có thể hành động" đối với chiến tranh viễn chinh và chiến tranh bất thường.

Theo báo cáo của Cơ quan An ninh quốc gia-hải quân Mỹ về vụ va chạm giữa một máy bay do thám của nước này với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001, Mỹ có khả năng xác định vị trí và thu thập các đường truyền liên quan đến tàu ngầm Trung Quốc, cũng như so sánh tương quan giữa chúng với các tàu cụ thể. Mỹ cũng có thể triển khai một số nhiệm vụ ISR nhằm kích động phản ứng của các lực lượng quân đội bị nhắm đến, qua đó giúp chặn đứng luồng thông tin liên lạc. Trung Quốc đã có nhiều hoạt động khiêu khích Mỹ trong vấn đề này. Ví dụ như vụ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan máy bay EP-3 và P-8A Poseidon, cùng các tàu của Hải quân Mỹ như Impeccable và Bowditch.

Việt Nam cần dựa vào Mỹ

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trên mọi phương diện, kể cả trong lĩnh vực nhạy cảm là an ninh đang tiếp tục được thắt chặt trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua nhận định gần đây của Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink, cho rằng hai nước hầu như có lợi ích song trùng về vấn đề an ninh và ổn định khu vực. Điều đó lý giải vì sao Chính quyền Biden quyết định coi Việt Nam là đối tác chính ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi đưa tên Việt Nam, mà không phải hai đồng minh của Mỹ ở khu vực là Philippines và Thái Lan, vào Hướng dẫn chiến lược an ninh tạm thời mới được công bố đầu tháng 3/2021. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mới chỉ là quan hệ đối tác toàn diện, nhưng theo nhà phân tích Grossman, quan hệ này trên thực tế đã ở mức chiến lược.

Một trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, đó chính là giúp Việt Nam tăng cường các hoạt động ISR trên biển Đông. Từ năm 2015, chính quyền Obama đã đồng ý cung cấp khoản trợ cấp 40 triệu USD cho việc tăng cường hoạt động ISR của Việt Nam (1).

lienminh4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5/2017. Reuters

Năm 2017, trong tuyên bố chung Việt – Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có nhắc tới việc tăng cường hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên (2).

Mặc dù hai bên không cho biết cụ thể là hoạt động hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên là gì, nhưng giới chuyên môn nhận xét đó là các thông tin ISR trên biển Đông mà Việt Nam cần có để chuẩn bị nếu xảy ra một cuộc tấn công trên biển từ Trung Quốc.

Trước đây, các thông tin ISR dạng này được phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Các hoạt động thu thập thông tin ISR của Việt Nam bị hạn chế rất nhiều, bởi vì các thông tin này phải thu thập bằng các vệ tinh và các thiết bị sonar ngầm dưới đáy biển, trong khi phương tiện và khả năng của Việt Nam không cho phép. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có vệ tinh dùng cho mục đích dân sự, không có các vệ tinh quân sự. Chính vì vậy, các thông tin ISR mà Hoa Kỳ cung cấp rất có giá trị cho hải quân Việt Nam.

Gần đây, phía Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các quan chức Việt Nam dường như tập trung vào Đại hội Đảng lần thứ 13, thực chất là cuộc sắp xếp lại các vị trí nhân sự cao cấp của Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác và giao lưu quốc phòng Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác và chia sẻ thông tin ISR giữa hai bên.

Thiên Di

Nguồn : RFA, 19/05/2021

***********************

Nhật, Việt Nam phản đối các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc

Thụy My, RFI, 18/05/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đồng nhiệm Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc điện đàm hôm 17/05/2021 đã cùng phản đối các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển.

lienminh5

Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, tại Tokyo, ngày 14/05/2021. Reuters - Pool

Japan Today cho biết, trong cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức vào tháng trước với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, hai nhà lãnh đạo Việt-Nhật cùng phản đối các hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hai nhà lãnh đạo bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh áp dụng luật mới cho phép tuần duyên bắn vào các tàu bị xem là đi vào vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm dài 30 phút, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khẳng định : "Chúng tôi muốn siết chặt quan hệ (giữa Nhật Bản và Việt Nam) để thiết lập một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Cuộc điện đàm do phía Việt Nam đề nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, áp bức các láng giềng nhỏ yếu và liên tục quấy nhiễu vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.

Hai thủ tướng Phạm Minh Chính và Yoshihide Suga cũng đề cập đến khả năng hợp tác trong các lãnh vực hạ tầng cơ sở, năng lượng, môi trường, kỹ thuật số, đồng thời tái khẳng định nỗ lực giải quyết các vụ công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong quá khứ.

Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Tổng thống Philippines cấm các thành viên nội các nói về Biển Đông 

Theo Reuters, hôm nay 18/05/2021, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh cấm các thành viên trong nội các phát biểu công khai về Biển Đông, sau khi các bộ trưởng nước này mạnh mẽ lên tiếng đả kích các hành vi của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp. Ông Duterte nói rằng vẫn có thể thảo luận về Biển Đông, nhưng chỉ trong phạm vi nội bộ.

Sau khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte đã tỏ ra hòa hoãn với Trung Quốc để đổi lấy đầu tư và tín dụng. Tuy nhiên, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và các cố vấn của ông có quan điểm cứng rắn trước Bắc Kinh, nhất là từ khi hàng trăm tàu được cho là của dân quân biển Trung Quốc tập trung trong một thời gian dài tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, gây quan ngại cho Philippines lẫn Việt Nam.

Thụy My

Nguồn : RFI, 18/05/2021

**********************

Đài Loan có thể là căn cứ cho quân đội Mỹ khi bùng nổ xung đột với Trung Quốc

Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan (INDSR), hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Thông tin được truyền thông Đài Loan hôm nay, 17/05/2021, loan tải.

dailoan1

Cờ Đài Loan (trái) và Hoa Kỳ. Theo một chuyên gia Đài Loan, hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong trường hợp xung đột với Trung Quốc.  © Reuters/Tyrone Siu

Báo mạng Đài Loan Taiwan News dẫn một báo cáo của chuyên gia Tạ Phái Học (Hsieh Pei-hsueh), thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, về vai trò của Đài Loan trong trường hợp nổ ra xung đột khu vực.

Theo chuyên gia Tạ Phái Học, để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhiều quan chức cấp cao của Thủy quân Lục chiến Mỹ cho rằng lực lượng này cần phải nâng cao năng lực chiến đấu, để có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa và tiến hành các chiến dịch quân sự xuất phát từ nhiều căn cứ hiện đại tại khu vực.

Chuyên gia của INDRS khẳng định là khi xung đột bùng nổ với Trung Quốc, các hoạt động của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại "chuỗi đảo đầu tiên", như các hoạt động đổ bộ và tấn công đảo, sẽ diễn trong những điều kiện không mấy thuận lợi, chẳng hạn như không đủ yểm trợ. Theo ông Tạ Phái Học, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ có thể sử dụng ít nhất sáu cảng của Đài Loan, hai cảng Nghi Lan, Hoa Liên thuộc đảo chính Đài Loan, và bốn cảng tại Lục đảo, đảo Lan Tự, đảo Lưu Cầu và quần đảo Đông Sa, để làm các căn cứ tiền phương.

"Chuỗi đảo đầu tiên" là một khái niệm trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, được hoạch định đầu thập niên 1950, nhằm ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc. Chuỗi đảo này trải dài từ quần đảo Kuril (Đông Bắc Á), đến Nhật Bản, Philippines và đảo Borneo (Indonesia). Trong chuỗi đảo này, Đài Loan có vị trí đặc biệt quan trọng.

Theo nhà phân tích Viện INDRIS, để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Trung Quốc, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể sử dụng tên lửa hành trình BGM-109G để phối hợp với tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E (Hsiung Feng II E) của Đài Loan tiêu diệt các căn cứ phòng thủ của Trung Quốc, phá hủy các máy bay đổ bộ của Trung Quốc, cũng như lực lượng tên lửa tấn công của Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan là một viện tư vấn độc lập, hoạt động dựa vào tài trợ của chính phủ. Chủ tịch Viện INDSR là đại tướng Hoắc Thủ Nghiệp (Huoh Shoou-yeh), cố vấn chiến lược của tổng thống, nguyên tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan.

Trong những ngày gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy Washington và Đài Bắc siết chặt hợp tác quân sự để sẵn sàng đối phó với đe dọa xâm lược từ Trung Quốc. Hôm 11/05, lần đầu tiên Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120 mua của Mỹ. Truyền thông Đài Loan cho hay, việc bắn thử hỏa tiễn diễn ra với sự chấp thuận của Washington.

Trọng Thành

***********************

Đài Loan tập trận bắn hỏa tiễn không đối không, với sự đồng ý của Mỹ

Trọng Thành, RFI, 15/05/2021

Lần đầu tiên Hoa Kỳ chấp nhận để Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120. Theo truyền thông Đài Loan, động thái này cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng tỏ rõ sự hậu thuẫn đối với Đài Loan về mặt quân sự, trước nguy cơ xâm lược của Bắc Kinh.

dailoan2

Chiến đấu cơ F-16 của Không Quân Đài Loan. Ảnh cuộc tập trân ngày 22/05/2019 ở miền đông Đài Loan.  AP - Chiang Ying-ying

Tuần san Pháp Courrier International, dẫn lại tờ Đài Loan Tự Do Thời Báo (Ziyou Shibao) hôm 13/05/2021, cho hay, vào lúc 5 giờ 35 phút, ngày 11/05, bốn chiến đấu cơ Đài Loan F-16V, mỗi chiếc mang hai tên tầm trung AIM-120, cất cánh từ căn cứ không quân Jiayi, tây nam hòn đảo. Hai chiến đấu cơ đã bắn thử hai tên lửa và cả hai đều trúng đích, theo Tự Do Thời Báo. Tự Do Thời Báo tiết lộ : "vụ bắn thử này nhạy cảm đến mức mà bộ Quốc Phòng và bộ Tư Lệnh Không Quân coi như một nhiệm vụ bí mật".

Theo tổng biên tập tạp chí Quốc Phòng quốc tế (Quanqiu Fangwei), cuộc tập trận bắn thử tên lửa không đối không tầm trung này cho thấy Hoa Kỳ bắt đầu tỏ rõ quyết tâm giúp Đài Bắc "kháng cự lại Trung Quốc".

Phát biểu trên báo Taiwan News, nhà phân tích Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), thuộc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nhận định là việc chính quyền Biden sẵn sàng cho phép Đài Loan bắn thử một vũ khí tân tiến và nhạy cảm như vậy cho thấy Washington tin tưởng Đài Bắc.

Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân Tiến Vương Định Vũ (Wang Ting-yu) bình luận : sự kiện này có thể cho thấy Washington muốn chứng tỏ với Bắc Kinh là Đài Loan đã sẵn sàng về quân sự để chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc.

Năm 2000, Washington đã cho phép bán cho Đài Loan 200 tên lửa AIM-120 không đối không tầm trung. Thoạt tiên các tên lửa này được giữ lại tại đảo Guam của Hoa Kỳ, nằm ở tây Thái Bình Dương. Mỹ đã quyết định chuyển cho Đài Loan loại vũ khí này, sau khi Trung Quốc nhận được tên lửa tầm trung của Nga AA-12 vào năm 2003.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Thiên Di, Thụy My, Trọng Thành
Read 697 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)