Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có thêm Châu Âu tham gia ‘khiêu khích’ Trung Quc

Trân Văn, VOA, 19/05/2021

Binh sĩ Nht, M và Pháp vn đang tiếp tc luyn tp nâng cao kh năng phi hp tác chiến trong cuc tp trn được đnh danh là ARC21. Đây là cuc tp trn đu tiên trên lãnh th Nht có s tham gia ca quân đi mt quc gia Châu Âu và quân đi Úc.

lienminh1

Tàu nghiên cu ca chính ph Nht ti đo tranh chp mà Nht gi là Senkaku, Trung Quc gi là Điếu Ngư, 2012. Hình minh ha.

ARC21 bt đu vào th ba va qua (18/5/2021) và s kéo dài cho đến hết tun này vi ba đt riêng bit các khu vc khác nhau trên lãnh th Nht. Trong hai đt đu tiên, Thy quân lc chiến ca Lc lượng Phòng v Nht cùng vi Thy quân chiến ca Pháp và M luyn tp phi hp tác chiến trong khu vc đô th ti Nagasaki (1), cũng như phi hp đ b t đường bin vào và đ b t trên không bng trc thăng vi mc tiêu gi đnh là ngăn chn đi phương tn công chiếm đo ti Miyazaki.

Đt cui cùng (din ra vào cui tun này), thy quân lc chiến và hi quân Nht, Pháp, M s phi hp vi Úc tp trn bin Hoa Đông. Có 11 chiến hm thuc bn quc gia (Nht, Pháp, M, Úc) tham gia đt tp trn th ba ca ARC21 (2).

***

Ông Nobuo Kishi, B trưởng Quc phòng Nht t ra rt hào hng khi Pháp, quc gia duy nht Châu Âu điu đng quân đi thường trú khu vc n Đ Thái Bình Dương. Ông Kishi bo đó là bng chng cho thy Pháp đng tình và chia s vi Nht quan nim cn gi cho khu vc này thông thoáng và t do. B trưởng Quc phòng Nht hi vng trong tương lai, quan h gia Nht và Pháp s khng khít hơn. Pháp đã hơn mt ln khng đnh có li ích chiến lược ti n Đ - Thái Bình Dương và s bo v li ích này.

Người được Nht giao trách nhim giám sát ARC21, ông Yasuhide Nakayama, Th trưởng Quc phòng, cũng phn chn y ht như thế. Ông Nakayama xem ARC21 là cơ hi quý đ Lc lượng Phòng v Nht duy trì và cng c kh năng cn thiết nhm bo v các hòn đo xa xôi ca Nht. Ông Nakayama nói thêm vi báo chí : Khi tham gia ARC21, chúng tôi có dp chng t vi phn còn li ca thế gii n lc bo v lãnh th, lãnh hi và không phn ca Nht.

Nhng sĩ quan ch huy các đơn v ca Pháp và M nhn đnh ngn gn hơn. Trung tá Henri Marcaillou, đi din quân đi Pháp, bo rng : Pháp xem ARC21 là quan trng vì thy rng cn sát cánh vi nhng bên chia s quan đim, li ích ca mình trên thế gii. Còn Trung tá Jerrmy Nelson, đi din quân đi M thì tin rng : Khi Nht, M, Pháp có th cùng luyn tp, c ba quc gia chng t có th cùng nhau hành đng vì mt mc tiêu chung hoc s nghip chung.

***

Thi gian va qua, Trung Quc thường xuyên ch trích M và Nht hành x theo tư duy thi còn Chiến tranh Lnh và liên tc"khiêu khích" Trung Quc, song yêu sách vô li ca Trung Quc v ch quyn bin Đông, bin Hoa Đông (đo Senkaku Điếu Ngư) và li hành x hung hăng ca Trung Quc c trên bin ln trong vn đ Đài Loan đã khiến s quc gia tham gia… "khiêu khích" Trung Quc vi mc đ… "khiêu khích" mi ngày mt cao hơn.

Sau khi đu hàng đng minh lúc chiến tranh thế gii th hai kết thúc, Nht đã gii tán quân đi, ch t chc Lc lượng phòng v. Chính các yêu sách vô li v ch quyn và cách hành x càn r ca Trung Quc đã khiến Nht tái lp lc lượng Thy quân lc chiến vào năm 2018 đ bo v các đo và nâng cao kh năng tn công, tái chiếm nhng lãnh th xa b. T đó đến nay, Thy quân lc chiến Nht thường xuyên tp luyn vi Thy quân lc chiến M và gi có thêm Thy quân lc chiến Pháp cùng tham gia.

"Khiêu khích" Trung Quc không nhng ch có M, Nht. Lo ngi v tham vng chi phi toàn b khu vc n Đ - Thái Bình Dương ca Trung Quc, Úc ri n đã tuyên b liên kết vi M đ kim chế Trung Quc. Riêng Châu Âu, tuy Pháp là quc gia đu tiên gi b binh tham gia tp trn ti Nht nhưng Anh đã tuyên b s điu đng Hàng không mu hm Queen Elizabeth và hi đi h tng đến tun tra ti bin Đông vào cui năm nay. Đc cũng đã loan báo s điu đng mt khu trc hm thc hin nhim v tương t.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/05/2021

Chú thích

(1) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/11/japan-us-france-hold-1st-joint-drills-on-japanese-land/

(2) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2021/05/16/japan-us-france-hold-military-drill-eyeing-china-presence/

(3) https://www.marinecorpstimes.com/news/your-marine-corps/2018/04/10/first-japanese-amphibious-combat-unit-activated-since-wwii-welcomed-by-us-marines/

*********************

Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tình báo trên Biển Đông với Hoa Kỳ

Thiên Di, RFA, 19/05/2021

Đe dọa từ Trung Quốc

Cho tới những năm gần đây, sự trỗi dậy trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc đã khiến khu vực Biển Đông trở thành "thùng thuốc súng" nguy hiểm trên thế giới. Mục tiêu quan trọng của Trung Quốc là phải độc chiếm được biển Đông của nước này, từ đó tạo đà cho Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thỏa mãn "giấc mộng Trung Hoa" của mình.

lienminh2

Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Các hành động hung hăng trên biển Đông của Trung Quốc đã góp phần đẩy Việt Nam - nước láng giềng đồng thời cũng là nước "xã hội chủ nghĩa anh em" của Trung Quốc ra xa khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng xích lại gần với Hoa Kỳ - cựu thù của Việt Nam trước đây.

Việt Nam đang dần nhận ra không thể tin tưởng Trung Quốc được khi "chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ" ăn sâu vào trong máu của lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, với các năng lực quân sự trên biển thì Việt Nam còn rất lâu mới có thể theo kịp được Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam đã phải cầu viện sự giúp đỡ trong việc xây dựng các năng lực trên biển từ Hoa Kỳ để đối phó trước hải quân Trung Quốc hung hăng và mạnh mẽ.

Ai mạnh hơn ai ?

Trung Quốc càng ngày càng tăng cường việc sử dụng sức mạnh của mình ở khu vực này, trong số đó có hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trên Biển Đông.

Cho đến nay, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ ấn tượng về số lượng, sự đa dạng và chất lượng của năng lực ISR trên Biển Đông của họ.

Tuy nhiên, năng lực ISR của Mỹ tại khu vực này vẫn vượt trội hơn. Đối với Trung Quốc, Biển Đông là nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân đánh chặn của nước này đóng tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin) trên đảo Hải Nam, giúp ngăn cản một đợt tấn công đầu tiên. Mỹ muốn khai thác khu vực trú ẩn này bằng cách sử dụng ISR để phát hiện, theo dõi và nếu cần có thể tấn công các tàu ngầm của Bắc Kinh. Trung Quốc phản ứng bằng cách phát triển khả năng vô hiệu hóa ISR của Mỹ tại một số khu vực mà nước này chiếm giữ trên Biển Đông trong thời gian xảy ra xung đột. Các hệ thống lắp đặt nói trên đóng vai trò then chốt đối với an ninh của Trung Quốc và nước này sẽ không thay đổi, bất chấp những đe dọa từ phía Mỹ và các quốc gia khác.

lienminh3

Hai tàu của Trung Quốc dừng ngày trước tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ ở Biển Đông hôm 8/3/2009. Reuters

Những động lực chiến lược cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á. Thật vậy, các quốc gia cung cấp địa điểm cho ISR của Mỹ, trong đó gồm Malaysia, Philippines và Singapore, có thể trở thành mục tiêu của Trung Quốc nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra. Theo Felix Chang, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ, việc Trung Quốc cải thiện năng lực ISR trên Biển Đông đã được chứng minh thông qua thời gian phản ứng nhanh nhạy hơn của lực lượng hàng hải đối với các sự kiện tại đây. Felix Chang cho rằng Trung Quốc có ý định "phát triển một mạng lưới ISR có khả năng tấn công các tàu xa bờ".

Sau khi lắp đặt radar trên đất liền và ven biển cùng các thiết bị định hướng tần số cao tại các địa điểm như Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, đồng thời trang bị thêm vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm trên không và máy bay không người lái, Trung Quốc có thể "tạo ra một pháo đài hải quân nhằm răn đe hạt nhân trên biển". Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa thể sánh ngang với mạng lưới khổng lồ gồm các máy bay ISR, tàu nổi, tàu ngầm, vệ tinh và máy bay không người lái của Mỹ - trong đó nhiều loại có chức năng chuyên biệt, giống như tàu do thám Impeccable. Cho đến nay, Mỹ có lực lượng máy bay do thám lớn nhất và giàu năng lực nhất thế giới, được gọi là các máy bay tình báo tín hiệu (SIGINT). Hơn nữa, Mỹ còn trang bị cho hầu hết các tàu chiến hàng đầu của hải quân nước này, như tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu ngầm, nhằm thực hiện các nhiệm vụ SIGINT. Năng lực ISR qua vệ tinh của Mỹ vượt xa Trung Quốc, chưa kể đến những đóng góp tiềm năng về khí tài quân sự đến từ các đồng minh và đối tác của nước này, như Nhật Bản, Australia và Đài Loan. Các khí tài ISR của Mỹ thu thập thông tin liên lạc giữa các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc, cũng như các hệ thống radar và vũ khí, trong đó có tên lửa đất đối không, pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Các tàu thăm dò ISR khác của Mỹ thu thập thông tin tình báo theo dạng "có thể hành động" đối với chiến tranh viễn chinh và chiến tranh bất thường.

Theo báo cáo của Cơ quan An ninh quốc gia-hải quân Mỹ về vụ va chạm giữa một máy bay do thám của nước này với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001, Mỹ có khả năng xác định vị trí và thu thập các đường truyền liên quan đến tàu ngầm Trung Quốc, cũng như so sánh tương quan giữa chúng với các tàu cụ thể. Mỹ cũng có thể triển khai một số nhiệm vụ ISR nhằm kích động phản ứng của các lực lượng quân đội bị nhắm đến, qua đó giúp chặn đứng luồng thông tin liên lạc. Trung Quốc đã có nhiều hoạt động khiêu khích Mỹ trong vấn đề này. Ví dụ như vụ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan máy bay EP-3 và P-8A Poseidon, cùng các tàu của Hải quân Mỹ như Impeccable và Bowditch.

Việt Nam cần dựa vào Mỹ

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trên mọi phương diện, kể cả trong lĩnh vực nhạy cảm là an ninh đang tiếp tục được thắt chặt trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua nhận định gần đây của Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink, cho rằng hai nước hầu như có lợi ích song trùng về vấn đề an ninh và ổn định khu vực. Điều đó lý giải vì sao Chính quyền Biden quyết định coi Việt Nam là đối tác chính ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi đưa tên Việt Nam, mà không phải hai đồng minh của Mỹ ở khu vực là Philippines và Thái Lan, vào Hướng dẫn chiến lược an ninh tạm thời mới được công bố đầu tháng 3/2021. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mới chỉ là quan hệ đối tác toàn diện, nhưng theo nhà phân tích Grossman, quan hệ này trên thực tế đã ở mức chiến lược.

Một trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, đó chính là giúp Việt Nam tăng cường các hoạt động ISR trên biển Đông. Từ năm 2015, chính quyền Obama đã đồng ý cung cấp khoản trợ cấp 40 triệu USD cho việc tăng cường hoạt động ISR của Việt Nam (1).

lienminh4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5/2017. Reuters

Năm 2017, trong tuyên bố chung Việt – Mỹ trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có nhắc tới việc tăng cường hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên (2).

Mặc dù hai bên không cho biết cụ thể là hoạt động hợp tác an ninh và tình báo giữa hai bên là gì, nhưng giới chuyên môn nhận xét đó là các thông tin ISR trên biển Đông mà Việt Nam cần có để chuẩn bị nếu xảy ra một cuộc tấn công trên biển từ Trung Quốc.

Trước đây, các thông tin ISR dạng này được phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam. Các hoạt động thu thập thông tin ISR của Việt Nam bị hạn chế rất nhiều, bởi vì các thông tin này phải thu thập bằng các vệ tinh và các thiết bị sonar ngầm dưới đáy biển, trong khi phương tiện và khả năng của Việt Nam không cho phép. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có vệ tinh dùng cho mục đích dân sự, không có các vệ tinh quân sự. Chính vì vậy, các thông tin ISR mà Hoa Kỳ cung cấp rất có giá trị cho hải quân Việt Nam.

Gần đây, phía Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc đẩy việc tăng cường các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các quan chức Việt Nam dường như tập trung vào Đại hội Đảng lần thứ 13, thực chất là cuộc sắp xếp lại các vị trí nhân sự cao cấp của Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác và giao lưu quốc phòng Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác và chia sẻ thông tin ISR giữa hai bên.

Thiên Di

Nguồn : RFA, 19/05/2021

***********************

Nhật, Việt Nam phản đối các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc

Thụy My, RFI, 18/05/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đồng nhiệm Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc điện đàm hôm 17/05/2021 đã cùng phản đối các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển.

lienminh5

Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, tại Tokyo, ngày 14/05/2021. Reuters - Pool

Japan Today cho biết, trong cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức vào tháng trước với thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, hai nhà lãnh đạo Việt-Nhật cùng phản đối các hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hai nhà lãnh đạo bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Bắc Kinh áp dụng luật mới cho phép tuần duyên bắn vào các tàu bị xem là đi vào vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm dài 30 phút, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khẳng định : "Chúng tôi muốn siết chặt quan hệ (giữa Nhật Bản và Việt Nam) để thiết lập một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Cuộc điện đàm do phía Việt Nam đề nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, áp bức các láng giềng nhỏ yếu và liên tục quấy nhiễu vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát tại Biển Hoa Đông.

Hai thủ tướng Phạm Minh Chính và Yoshihide Suga cũng đề cập đến khả năng hợp tác trong các lãnh vực hạ tầng cơ sở, năng lượng, môi trường, kỹ thuật số, đồng thời tái khẳng định nỗ lực giải quyết các vụ công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong quá khứ.

Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Tổng thống Philippines cấm các thành viên nội các nói về Biển Đông 

Theo Reuters, hôm nay 18/05/2021, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh cấm các thành viên trong nội các phát biểu công khai về Biển Đông, sau khi các bộ trưởng nước này mạnh mẽ lên tiếng đả kích các hành vi của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp. Ông Duterte nói rằng vẫn có thể thảo luận về Biển Đông, nhưng chỉ trong phạm vi nội bộ.

Sau khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte đã tỏ ra hòa hoãn với Trung Quốc để đổi lấy đầu tư và tín dụng. Tuy nhiên, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và các cố vấn của ông có quan điểm cứng rắn trước Bắc Kinh, nhất là từ khi hàng trăm tàu được cho là của dân quân biển Trung Quốc tập trung trong một thời gian dài tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, gây quan ngại cho Philippines lẫn Việt Nam.

Thụy My

Nguồn : RFI, 18/05/2021

**********************

Đài Loan có thể là căn cứ cho quân đội Mỹ khi bùng nổ xung đột với Trung Quốc

Theo chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan (INDSR), hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Thông tin được truyền thông Đài Loan hôm nay, 17/05/2021, loan tải.

dailoan1

Cờ Đài Loan (trái) và Hoa Kỳ. Theo một chuyên gia Đài Loan, hòn đảo này có thể trở thành căn cứ quan trọng cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong trường hợp xung đột với Trung Quốc.  © Reuters/Tyrone Siu

Báo mạng Đài Loan Taiwan News dẫn một báo cáo của chuyên gia Tạ Phái Học (Hsieh Pei-hsueh), thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, về vai trò của Đài Loan trong trường hợp nổ ra xung đột khu vực.

Theo chuyên gia Tạ Phái Học, để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhiều quan chức cấp cao của Thủy quân Lục chiến Mỹ cho rằng lực lượng này cần phải nâng cao năng lực chiến đấu, để có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa và tiến hành các chiến dịch quân sự xuất phát từ nhiều căn cứ hiện đại tại khu vực.

Chuyên gia của INDRS khẳng định là khi xung đột bùng nổ với Trung Quốc, các hoạt động của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại "chuỗi đảo đầu tiên", như các hoạt động đổ bộ và tấn công đảo, sẽ diễn trong những điều kiện không mấy thuận lợi, chẳng hạn như không đủ yểm trợ. Theo ông Tạ Phái Học, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ có thể sử dụng ít nhất sáu cảng của Đài Loan, hai cảng Nghi Lan, Hoa Liên thuộc đảo chính Đài Loan, và bốn cảng tại Lục đảo, đảo Lan Tự, đảo Lưu Cầu và quần đảo Đông Sa, để làm các căn cứ tiền phương.

"Chuỗi đảo đầu tiên" là một khái niệm trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, được hoạch định đầu thập niên 1950, nhằm ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc. Chuỗi đảo này trải dài từ quần đảo Kuril (Đông Bắc Á), đến Nhật Bản, Philippines và đảo Borneo (Indonesia). Trong chuỗi đảo này, Đài Loan có vị trí đặc biệt quan trọng.

Theo nhà phân tích Viện INDRIS, để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Trung Quốc, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể sử dụng tên lửa hành trình BGM-109G để phối hợp với tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E (Hsiung Feng II E) của Đài Loan tiêu diệt các căn cứ phòng thủ của Trung Quốc, phá hủy các máy bay đổ bộ của Trung Quốc, cũng như lực lượng tên lửa tấn công của Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan là một viện tư vấn độc lập, hoạt động dựa vào tài trợ của chính phủ. Chủ tịch Viện INDSR là đại tướng Hoắc Thủ Nghiệp (Huoh Shoou-yeh), cố vấn chiến lược của tổng thống, nguyên tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan.

Trong những ngày gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy Washington và Đài Bắc siết chặt hợp tác quân sự để sẵn sàng đối phó với đe dọa xâm lược từ Trung Quốc. Hôm 11/05, lần đầu tiên Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120 mua của Mỹ. Truyền thông Đài Loan cho hay, việc bắn thử hỏa tiễn diễn ra với sự chấp thuận của Washington.

Trọng Thành

***********************

Đài Loan tập trận bắn hỏa tiễn không đối không, với sự đồng ý của Mỹ

Trọng Thành, RFI, 15/05/2021

Lần đầu tiên Hoa Kỳ chấp nhận để Đài Loan bắn thử hỏa tiễn tầm trung không đối không tân tiến AIM-120. Theo truyền thông Đài Loan, động thái này cho thấy chính quyền Mỹ ngày càng tỏ rõ sự hậu thuẫn đối với Đài Loan về mặt quân sự, trước nguy cơ xâm lược của Bắc Kinh.

dailoan2

Chiến đấu cơ F-16 của Không Quân Đài Loan. Ảnh cuộc tập trân ngày 22/05/2019 ở miền đông Đài Loan.  AP - Chiang Ying-ying

Tuần san Pháp Courrier International, dẫn lại tờ Đài Loan Tự Do Thời Báo (Ziyou Shibao) hôm 13/05/2021, cho hay, vào lúc 5 giờ 35 phút, ngày 11/05, bốn chiến đấu cơ Đài Loan F-16V, mỗi chiếc mang hai tên tầm trung AIM-120, cất cánh từ căn cứ không quân Jiayi, tây nam hòn đảo. Hai chiến đấu cơ đã bắn thử hai tên lửa và cả hai đều trúng đích, theo Tự Do Thời Báo. Tự Do Thời Báo tiết lộ : "vụ bắn thử này nhạy cảm đến mức mà bộ Quốc Phòng và bộ Tư Lệnh Không Quân coi như một nhiệm vụ bí mật".

Theo tổng biên tập tạp chí Quốc Phòng quốc tế (Quanqiu Fangwei), cuộc tập trận bắn thử tên lửa không đối không tầm trung này cho thấy Hoa Kỳ bắt đầu tỏ rõ quyết tâm giúp Đài Bắc "kháng cự lại Trung Quốc".

Phát biểu trên báo Taiwan News, nhà phân tích Tô Tử Vân (Su Tzu-yun), thuộc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nhận định là việc chính quyền Biden sẵn sàng cho phép Đài Loan bắn thử một vũ khí tân tiến và nhạy cảm như vậy cho thấy Washington tin tưởng Đài Bắc.

Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân Tiến Vương Định Vũ (Wang Ting-yu) bình luận : sự kiện này có thể cho thấy Washington muốn chứng tỏ với Bắc Kinh là Đài Loan đã sẵn sàng về quân sự để chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc.

Năm 2000, Washington đã cho phép bán cho Đài Loan 200 tên lửa AIM-120 không đối không tầm trung. Thoạt tiên các tên lửa này được giữ lại tại đảo Guam của Hoa Kỳ, nằm ở tây Thái Bình Dương. Mỹ đã quyết định chuyển cho Đài Loan loại vũ khí này, sau khi Trung Quốc nhận được tên lửa tầm trung của Nga AA-12 vào năm 2003.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Tổng thống Joe Biden cử phái đoàn "không chính thức" công du Đài Loan

Mai Vân, RFI, 14/04/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 13/04/2021 đã cử một phái đoàn không chính thức bao gồm nhiều cựu quan chức cấp cao đến Đài Loan để khẳng định sự hậu thuẫn của Washington đối với Đài Bắc, vốn dĩ đang phải đối phó với những hành động ngày càng hung hăng từ Bắc Kinh.

lienminh1

Cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Dodd, cựu thứ trưởng ngoại giao Jim Steinberg và cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage được ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) và giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen đón tiếp tại sân bay Tùng Sơn (Songshan) ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 14/04/2021.  Reuters - Pool

Chính quyền Đài Loan cho biết phái đoàn Mỹ, trong đó có cựu thượng nghị sĩ Christopher Dodd và hai cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage và James Steinberg, hạ cánh xuống sân bay Đài Bắc vào chiều hôm nay, 14/04. Theo ông Trương Đôn Hàm (Xavier Chang), phát ngôn viên văn phòng tổng thống Đài Loan, chuyến thăm chứng minh mối quan hệ "vững như bàn thạch" giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.

Trung Quốc đang gia tăng áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với chính quyền Đài Loan với mục tiêu cô lập hòn đảo này trên trường quốc tế và luôn tỏ ra khó chịu khi bất cứ nước nào cử phái đoàn đến Đài Bắc hoặc duy trì liên lạc với chính quyền Đài Loan. Từ năm ngoái, máy bay quân sự Trung Quốc đã liên tục xâm nhập không phận Đài Loan, và hôm thứ Hai 12/04, máy bay quân sự Trung Quốc với số lượng lớn chưa từng thấy - 25 chiếc - đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Dù đã công nhận Bắc Kinh về mặt ngoại giao từ năm 1979, Washington vẫn duy trì quan hệ với Đài Bắc và là bên hỗ trợ quân sự quan trọng nhất của Đài Loan. Một đạo luật của Mỹ buộc Washington phải giúp hòn đảo tự vệ trong trường hợp có xung đột. Chuyến thăm của phái đoàn Mỹ bắt đầu hôm nay, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 42 năm đạo luật về Đài Loan mà ông Biden đã ký khi còn là một thượng nghị sĩ trẻ. Trước ngày phái đoàn Mỹ đến Đài Bắc, hôm 09/04 vừa qua, bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản hướng dẫn mới, cho phép các quan chức Mỹ tiếp xúc đồng nhiệm Đài Loan dễ dàng hơn.

Ngành sản xuất chíp Đài Loan sẽ tuân thủ luật Mỹ cấm công ty Trung Quốc

Trong bối cảnh quan hệ Washington - Đài Bắc tốt đẹp, chính quyền Đài Loan hôm nay 14/04 cho biết các công ty chíp điện tử của họ sẽ tuân thủ các quy tắc của Hoa Kỳ sau khi Washington đưa thêm 7 thực thể siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen về kinh tế, và sau khi một nhà sản xuất chip có trụ sở tại Đài Bắc tạm dừng nhận đơn đặt hàng từ một trong những doanh nghiệp liên can. 

Các công ty Đài Loan là những nhà cung cấp vật liệu bán dẫn lớn trên thế giới, và bộ trưởng Kinh Tế Vương Mĩ Hoa (Wang Mei Hua) đã xác nhận rằng họ sẽ tuân theo các quy tắc của Đài Loan và Hoa Kỳ.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng đùa với lửa về vấn đề Đài Loan

Quan hệ có dấu hiệu ngày càng chặt chẽ thêm giữa Washington và Đài Bắc đã khiến Bắc Kinh bực tức. Vào hôm qua 13/04, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ ngừng "đùa với lửa về vấn đề Đài Loan" và "lập tức chấm dứt bất kỳ mọi hình thức tiếp xúc chính thức giữa Mỹ và Đài Loan".

Đây là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington ban hành hướng dẫn cho phép quan chức Hoa Kỳ gặp gỡ tự do hơn quan chức Đài Loan. Phát ngôn viên Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đã gửi những lời "phản đối nghiêm khắc" đến Washington.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 14/04/2021

**********************

Vì sao Ấn Độ - Thái Bình Dương thành nơi hội tụ các mối liên minh địa chính trị ?

Anh Vũ, RFI, 14/04/2021

Ấn Độ - Thái Bình Dương đang nổi lên như là một khu vực chiến lược trong bàn cờ địa chính trị thế giới. Thời gian gần đây, khu vực này liên tục sôi động với các hoạt động ngoại giao quốc tế.

lienminh2

Cuộc tập trận hải quân Malabar, bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, ở Biển Bắc Ả Rập vào ngày 17/11/2020.  AP - Ảnh minh họa

Không chỉ có Mỹ, hay các nước trong vùng, mà ngày càng có nhiều nước Châu Âu quan tâm đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, dưới các hình thức đối tác, liên minh khác nhau xung quanh Ấn Độ. Mục tiêu cũng ngày càng rõ hơn là nhằm ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tìm kiếm những mối liên kết, hợp tác vì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương an toàn và rộng mở là sáng kiến của Ấn Độ đưa ra từ năm 2018 trong diễn đàn an ninh Châu Á ở Shangri-La, Singapore. Ý tưởng này đã nhanh chóng được nhiều nước, đặc biệt là phương Tây hưởng ứng. Sau Bộ Tứ (Ấn Độ, Mỹ, Úc, Nhật), lần lượt các nước Châu Âu như Anh, Pháp rồi Đức đã khẳng định can dự mạnh mẽ và tham gia tích cực vào các vấn đề tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi nhận thấy lợi ích của mình trong vùng biển chiến lược rộng lớn này.

Các hoạt động xây dựng liên minh đối tác hướng tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên sôi động, không chỉ vì tầm quan trọng vị trí địa chiến lược của khu vực, mà còn vì mối lo trật tự an ninh của khu vực này đang có nguy cơ bị đe dọa bởi sự trỗi dậy sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của Trung Quốc.

Bà Raphaëlle Khan, nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Á Châu, Đại Học Harvard, nhận định : "Ở góc độ an ninh, vấn đề ở chỗ là có sự mất an ninh đang lan rộng cùng với việc tăng chi phí quốc phòng và quân sự hóa mạnh trong vùng. Trung Quốc đang quân sự hóa các quần đảo có tranh chấp. Nói một cách tổng quát là Trung Quốc đang lật lại luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và việc quân sự hóa cũng thể hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc trong vùng".

Còn theo Cleo Paskal, chuyên gia về Ấn Độ - Thái Bình Dương, thuộc viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc, thì Bắc Kinh đang cố gắng ngầm phá từ bên trong các nước phương Tây cũng như là các đối thủ trong khu vực bằng nhiều cách để chia rẽ họ. Bà Cleo Paskal cho rằng "Trung Quốc đang cố cho thấy một Ấn Độ mất ổn định nhằm tạo ra nhiiều vấn đề nội bộ cho nước này và để Ấn Độ mất bớt khả năng hợp tác với các nước khác. Đó cũng là cách Bắc Kinh tìm cách phá vỡ các quan hệ đối tác tiềm năng, giữa các nước phương Tây với các nước có thể đe dọa Trung Quốc bằng cách này hay cách khác như Ấn Độ".

Điều này có thể lý giải cho việc New Delhi khởi xướng và trở thành trung tâm của sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các cuộc đối thoại diễn ra ở Ấn Độ giúp cho New Delhi khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Mặt khác, lợi ích chiến lược của Ấn Độ cũng gắn liền với an ninh và hòa bình tại khu vực, những vấn đề đang trở nên nóng cùng với đà gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trong những năm qua.

Riêng đối với Pháp, từ năm 2019, Paris đã có những thay đổi về chiến lược đối với vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi có nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại cho phép Pháp sở hữu một diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng thứ 2 thế giới (gần 9 triệu km2), chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, về phương diện kinh tế, theo chuyên gia Raphaëlle Khan "40% hàng nhập khẩu của Pháp ngoài Liên Âu là từ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và 34% hàng xuất khẩu của Pháp ngoài Liên Hiệp tới khu vực này". Những con số có thể lý giải phần nào cho sự thúc đẩy mối quan tâm của Pháp vào vùng địa chiến lược này.

Ngoài ra còn một lý do nữa, như phân tích của chuyên gia Pháp Valerie Niquet, thuộc Cơ quan nghiên cứu chiến lược Châu Á của Pháp, trên báo Le Monde, rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương là câu trả lời cho một nước Trung Quốc đang gây lo ngại cho các nước. Khái niệm này không chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc ; mà thực ra là chống lại đà bành trướng bằng sức mạnh hung hăng của Bắc Kinh. Mối lo lắng đó đã tập hợp được những quan điểm đồng nhất dựa trên những giá trị chung, quyền tự do lưu thông hàng hải và phản đối sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng.

Thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nước lớn khác tham gia vào các mối liên kết về quân sự, chính trị tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dưới các hình thức khác nhau, nhằm góp phần xác lập trật tự khu vực trên mục tiêu chung rất chính đáng : Để Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu vực giao lưu tự do, rộng mở trên cơ sở luật pháp quốc tế, chống lại mọi hình thức dùng sức mạnh lấn lướt nước khác trong quan hệ quốc tế.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 14/04/2021

*************************

Nhật - Đức : Đối thoại ngoại giao - quốc phòng đầu tiên nhằm đối phó với Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 14/04/2021

Theo hãng tin Nhật Kyodo ngày 13/03/2021 đã diễn ra cuộc đối thoại ngoại giao - quốc phòng giữa Nhật Bản và Đức. Đôi bên khẳng định hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thiết lập trật tự pháp luật trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm đối phó với tham vọng bành trướng ngày càng rõ ràng của Trung Quốc trong khu vực.

lienminh3

Bộ trưởng ngoại giao Nhật Toshimitsu Motegi (phải) và bộ trưởng quốc phòng Nobuo Kishi (trái) tham dự hội nghị trực tuyến với các đồng nhiệm Đức Heiko Maas và Annegret Kramp-Karrenbauer, tại bộ ngoại giao ở Tokyo, ngày 13/04/2021.  Reuters - Pool

Cuộc đối thoại an ninh - ngoại giao (vẫn được gọi đối thoại 2+2) lần đầu tiên giữa Nhật Bản và Đức, dưới hình thức trực tuyến, diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang cố gắng tìm kiếm thêm các đối tác liên minh để bảo đảm an ninh cho vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do rộng mở.

Thực tế, từ tháng 9/2020, Đức đã công bố đường hướng chủ đạo về chiến lược đối với khu vực Ấn Độ - Thái bình Dương, khẳng định Berlin sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong khu vực này. 

Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến vùng Biển Đông và Hoa Đông, những điểm nóng do những tham vọng đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ngày càng lớn. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp đối với khu vực.

Trong cuộc họp, ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu nêu ra các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, cũng như gần đây ban hành luật an ninh biển, cho phép tàu hải cảnh Trung Quốc nổ súng vào các tàu nước ngoài bị coi là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Về phía Đức, ngoại trưởng Heiko Maas khẳng định Berlin muốn có sự hiện diện nhiều hơn ở Châu Á "để Đức và Châu Âu có thể tiếp tục tích cực giúp định hình thế giới ngày mai". 

Trong cuộc đối thoại, Nhật Bản đã đề xuất quân đội hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung khi Đức đưa tàu chiến tới khu vực này trong năm 2021. Đức đã lên kế hoạch triển khai ít nhất 1 tàu hộ vệ tên lửa tới Châu Á, với hải trình dự kiến đi qua Biển Đông vào tháng 8/2021. Tàu chiến Đức dự kiến ​​cp cng Nht Bn trong hành trình này.

Ngoài ra Nhật cũng đề nghị hai nước hợp tác giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên biển của Bắc Triều Tiên, nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng tìm cách lách trừng phạt, cấm vận của quốc tế vì chương trình vũ khí hạt nhân.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 14/04/2021

**************************

Ấn Độ, Pháp, Úc : Đối thoại ba bên về an ninh hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thu Hằng, RFI, 13/04/2021

Ngoại trưởng Pháp đến Ấn Độ ngày 13/04/2021. Trong chuyến công du ba ngày, ông Jean-Yves Le Drian sẽ họp với hai đồng nhiệm Ấn Độ và Úc. Cuộc họp ba bên này diễn ra bên lề Đối thoại Raisina 2021, do tổ chức Observer Research Foundation (ORF) kết hợp với bộ ngoại giao Ấn Độ, diễn ra từ ngày 13-16/04. Theo trang Hindustan Times, Đối thoại Raisina hàng năm mang ý nghĩa quan trọng đối với New Delhi về địa-chính trị và địa-kinh tế.

lienminh4

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) bắt tay đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian trong cuộc họp báo chung tại Bộ Đối ngoại Ấn Độ, New Delhi, ngày 15/12/2018.  AFP – Chandan Khanna

Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc họp ba bên cấp bộ trưởng. Trước đó, vào tháng 09/2020, trong cuộc họp trực tuyến cấp thứ trưởng, ba nước đã thống nhất duy trì cơ chế làm việc này hàng năm.

Theo thông tín viên Sébastien Farcis tại New Delhi, cuộc đối thoại giữa ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp và Úc lần này nhằm giúp ba nước gắn bó hơn trong việc bảo vệ lợi ích chung : bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trong khu vực và đẩy lùi mọi sự thù nghịch từ Trung Quốc.

"Bộ trưởng Ấn Độ và Pháp gặp mặt trực tiếp ở New Delhi, còn đồng nhiệm Úc tham gia họp qua hình thức trực tuyến. Như vậy, ngoại trưởng ba nước sẽ thành lập một khuôn khổ tam phương mới dành cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Khu vực mang tính chiến lược đối với giao thông hàng hải này trải dài từ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đến Malaysia.

Dù Trung Quốc cố kiểm soát, thậm chí là chi phối khu vực, Ấn Độ, Úc và Pháp dùng những giá trị chung của ba nước để đối lại với Bắc Kinh : Đó là dân chủ và tự do lưu thông trong khu vực. Mục tiêu của nhóm giống như với Bộ Tứ - Quad gồm 4 nền dân chủ, trong đó có Ấn Độ, Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Pháp, quốc gia từ lâu đặt niềm tin vào New Delhi để chống lại Trung Quốc, vừa mới kết thúc một cuộc tập trận với Hải Quân Ấn Độ ở vịnh Bengale. Cách đây vài năm, Paris cũng đã ký với New Dehli một thỏa thuận cho phép chia sẻ các căn cứ quân sự của nhau ở Ấn Độ Dương".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/04/2021

*********************

Đài Loan nâng cấp đường băng trên đảo Đông Sa

RFA, 13/04/2021

Mạng báo Focus Taiwan loan tin vào ngày 12 thánẢnh Taiwan Newsg tư, dẫn nguồn từ Cơ Quan Phòng Vệ Đài Loan nêu rõ, dự án nâng cấp đường băng bị trì trệ lâu nay nay được bắt đầu bất chấp những mối đe dọa quân sự gia tăng từ phía Trung Quốc.

dailoan2

Đài Loan đang nâng cấp đường băng trên quần đảo Đông Sa tại khu vực Biển Đông. Ảnh Taiwan News

Cũng theo Cơ quan Phòng Vệ Đài Loan, vào tháng hai năm ngoái, nhà thầu cho dự án đã được chọn và công khác khởi công dự kiến bắt đầu vào tháng tư ; thế nhưng do căng thẳng trong khu vực cộng thêm thời tiết xấu nên phải ngưng lại. Gần đây công tác nâng cấp đường băng trên đảo Đông Sa đã được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng hai năm 2022.

Cơ quan Phòng Vệ Đài Loan cho biết sau khi công tác nâng cấp hoàn thành, đường băng trên quần đảo Đông Sa sẽ được dùng để vận chuyển nhanh chóng các khí tài quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng phòng thủ trên đảo.

Cơ quan này cũng cho biết sẽ sớm triển khai 292 tên lửa chống tăng Kestrel cho lực lượng phòng thủ ở đảo Đông Sa.

Đài Loan gần đây đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh nhiều lần điều máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không ở đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý.

Nguồn : RFA, 13/04/2021

Published in Diễn đàn

Mỹ xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở Châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng

Nguy cơ tái phong tỏa trước số ca nhiễm virus corona tăng cao, chiến lược toàn cầu của Anh, mối đe dọa từ Trung Quốc là các chủ đề chính được các báo Pháp đề cập nhiều hôm nay 18/03/2021.

lienminh1

Hai hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan (CVN 76) và USS Nimitz (CVN 68) trên Biển Đông, ảnh chụp ngày 06/07/2020. Hải quân Mỹ thách thức mưu toan của Bắc Kinh muốn biến vùng biển này thành ao nhà của Trung Quốc.  AP - Mass Communication Specialist 2nd Class Samantha Jetzer

Hàn Quốc tăng chi phí duy trì lực lượng Mỹ

Về quan hệ Mỹ-Trung, Le Mondenhận định "Hoa Kỳ dựa vào các đồng minh Châu Á để chống lại Trung Quốc". Trong khi Nhật Bản hoan nghênh thái độ cứng rắn của Washington, thì Hàn Quốc có phần dè dặt.

Trong cuộc gặp "2+2" giữa ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin với các đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong, Suh Wook, phía Mỹ muốn đồng minh cũng có quan điểm cứng rắn hơn, thậm chí muốn thuyết phục Seoul tham gia Bộ Tứ (Quad) đối phó với Bắc Kinh, bên cạnh đó là giảng hòa với láng giềng Nhật Bản.

Nhân dịp này, đôi bên ký thỏa thuận về sự hiện diện của quân Mỹ : Seoul sẽ tăng 13,9% đóng góp để duy trì 28.500 quân nhân Mỹ trú đóng, giải quyết vấn đề tồn tại từ thời tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên Hàn Quốc không muốn làm mất lòng Trung Quốc, láng giềng hùng mạnh, đối tác kinh tế và là nhân tố quan trọng để tái lập đối thoại liên Triều mà tổng thống Moon Jae In hằng mong muốn.

Nhật-Mỹ đồng lòng về quan điểm Ấn Độ-Thái Bình Dương

Ngược với thái độ chừng mực của Seoul, các đồng nhiệm Toshimitsu Motegi và Nobuo Kishi ở Tokyo nồng nhiệt ủng hộ lập trường kiên quyết của Mỹ trước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Hai bên đã cảnh cáo Bắc Kinh hôm 16/03 về "thói cưỡng bức và thái độ gây bất ổn" đối với Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương.

Ngoại trưởng Blinken tuyên bố : "Chúng tôi đoàn kết trong tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (…). Khi cần thiết, chúng tôi sẽ đẩy lùi Trung Quốc nếu nước này dùng cách cưỡng ép và tấn công để đạt mục đích". Washington tái khẳng định "quyết tâm không gì lay chuyển được" trong việc tôn trọng điều 5 của hiệp ước an ninh song phương, quy định Mỹ sẽ bảo vệ nếu Nhật bị tấn công.

Chỉ trong năm 2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Senkaku do Nhật Bản quản lý đến 333 lần – một kỷ lục. Căng thẳng càng tăng lên khi từ ngày 01/02 Trung Quốc ra luật mới cho phép hải cảnh bắn vào tàu nước ngoài.

Về Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ cũng khiến Nhật Bản hài lòng khi kêu gọi "phi hạt nhân hóa toàn bộ". Thêm vào đó là gia hạn một năm thỏa thuận về lực lượng Mỹ nhưng không đòi Nhật đóng góp thêm chi phí. Ưu tiên dành cho Nhật Bản không phải là điều gì mới, nhưng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiếu chiến và Bắc Triều Tiên khiêu khích, Tokyo không chỉ là đối tác tin cậy ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà còn là kiến trúc sư cho trật tự trong khu vực.

Hoa Kỳ muốn lập liên minh chống Trung Quốc

Les Echoscũng cho rằng "Washington tỏ rõ ý định lập một mặt trận thống nhất đối mặt với Bắc Kinh", và Trung Quốc không ảo tưởng về cuộc gặp tại Alaska giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Dương Khiết Trì. China Dailyviết "Dù thiện chí đến đâu đi nữa, một ngày đối thoại không thể giải quyết được bất đồng giữa hai nước". Từng hy vọng sau nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, chính quyền mới của Mỹ sẽ hòa hoãn hơn, nhưng "hy vọng này ngày càng phai nhạt", theo tờ báo của đảng cộng sản Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Philippe Le Corre thuộc Havard Kennedy School nhận định : "Mọi sự nới lỏng trước Trung Quốc đều khiến cử tri Mỹ bất bình, dư luận chưa bao giờ tiêu cực như vậy với Bắc Kinh. Có rất nhiều vấn đề bất đồng, và tất cả đều được chính quyền Biden nêu rõ : người Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông, thương mại, an ninh mạng…Về phía Trung Quốc, các nhà ngoại giao được lệnh không có nhượng bộ nào về những vấn đề chủ chốt. Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ có thể tìm được vài điểm chung như khí hậu, thương mại quốc tế, chống vũ khí nguyên tử và đại dịch".

Trừng phạt của Mỹ đã chận bước Trung Quốc về kinh tế và quân sự, nên kế hoạch 5 năm vừa công bố của Trung Quốc nhắm vào nỗ lực giảm lệ thuộc công nghệ. Song song đó, hôm 25/02 ông Joe Biden ra lệnh xem xét lại chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc đối với những mặt hàng thiết yếu. Cuộc song đấu giữa hai đại cường chỉ mới bắt đầu.

Bắc Kinh trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ tại eo biển Đài Loan

Về hồ sơ căng thẳng nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc, Les Echosnhận thấy "Bắc Kinh trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ tại eo biển Đài Loan".

Liệu quân đội Trung Quốc có nhân cơ hội cuộc gặp Mỹ-Trung đầu tiên trong nhiệm kỳ Biden để giương oai diễu võ tại eo biển Đài Loan ? Khu vực này tương đối yên tĩnh trong những ngày gần đây, ngược với vô số hành động khiêu khích khi Joe Biden vừa bước vào Nhà Trắng. Bắc Kinh đã cho hàng mấy chục phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan để trắc nghiệm ý chí của tân chính quyền Mỹ, đồng thời "nghiêm túc cảnh cáo phe ly khai Đài Loan". Vương Nghị trong kỳ họp Quốc hội cảnh báo nguyên tắc một nước Trung Hoa là "lằn ranh đỏ không thể vượt qua", còn Tập Cận Bình đe dọa sự khác biệt chính trị giữa hai bờ eo biển "không thể chuyến giao từ thế hệ này sang thế hệ khác".

Năm ngoái, eo biển Đài Loan căng thẳng tột độ : tập trận hải quân chống Trung Quốc đổ bộ, tiêm kích vượt qua đường trung tuyến…Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không đến 380 lần trong năm 2020, cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1995. Chuyên gia Antoine Bondaz nhận định : "Mục đích của Bắc Kinh là bình thường hóa các vụ xâm nhập qua việc ‘quốc tế hóa’ eo biển Đài Loan, trắc nghiệm năng lực phòng không, làm Không quân Đài Loan nhanh chóng bị già cỗi, khiến cho người dân mất tinh thần qua việc gây áp lực tâm lý chưa từng thấy và đo lường phản ứng của cộng đồng quốc tế".

Tuy Vương Nghị kêu gọi Biden "rời xa cung cách nguy hiểm" của người tiền nhiệm Donald Trump, nhưng tại Washington hiện nay lưỡng đảng đều thống nhất chủ trương. Chính quyền Biden theo đúng những bước đi của Trump trước đây, và Washington hồi cuối tháng Giêng khẳng định sự ủng hộ Đài Loan là "vững như bàn thạch", đòi hỏi Bắc Kinh chấm dứt các "mưu toan đe dọa". Hoa Kỳ tiếp tục giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ, trong bối cảnh tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương tuần trước đã cảnh báo Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan "trong vòng sáu năm tới".

Anh xoay trục sang Ấn Độ-Thái Bình Dương

Cũng về địa chính trị, Le Monde  La Croix đều tỏ ra lo lắng trước kế hoạch "Global Britain" mà Anh quốc vừa công bố. Sau hơn 50 năm gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn hậu "Brexit" muốn khẳng định vị trí quan trọng của mình trên thế giới. Hầu như không nói gì đến quan hệ với các láng giềng Châu Âu, tài liệu này cho biết Anh sẽ xoay trục về ngoại giao và quân sự sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Coi Trung Quốc là mối đe dọa, nhưng Luân Đôn cũng muốn tăng cường giao dịch thương mại với Bắc Kinh. Đồng thời cho biết sẽ tăng thêm 80 đầu đạn hạt nhân, nâng tổng số lên 260, để xứng danh cường quốc nguyên tử đồng minh của Mỹ. Le Monde cho rằng Anh có tính chính danh khi tự chọn chính sách đối ngoại của riêng mình, vì là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đồng minh quan trọng trong NATO. Tuy nhiên không khỏi chạnh lòng khi Luân Đôn tích cực tìm kiếm các đồng minh mới ở Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng lại xa lánh những nước vẫn được gọi là "bạn bè Châu Âu" của mình.

Phục hồi sớm sau đại dịch, sản xuất của Trung Quốc lấn lướt phương Tây

Nhìn từ nước Pháp trên lãnh vực kinh tế, Les Echosphân tích "Cái bóng của Trung Quốc bao trùm lên kinh tế thế giới". Trước đại dịch, giới chủ Pháp đã phải dè chừng, và một năm sau Bắc Kinh gây sợ hãi cho tất cả ngành kỹ nghệ Pháp.

Đó là do các nhà sản xuất Trung Quốc đã ra khỏi khủng hoảng dịch tễ, trong khi cả thế giới vẫn còn lao đao trước con virus xuất phát từ Vũ Hán. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trên 60% từ tháng Giêng đến tháng Hai 2021, thặng dư thương mại đã vượt quá 100 tỉ đô la, riêng đối với Mỹ đã tăng gấp đôi. Nghịch lý là kế hoạch tái thúc đẩy của các nước đã trở thành cơ hội bán hàng của "công xưởng thế giới".

Lý do thứ hai là cuộc khủng hoảng cho thấy kỹ nghệ thế giới trở nên càng lệ thuộc Trung Quốc. Cách đây một năm Pháp bàng hoàng phát hiện thiếu khẩu trang, còn giờ đây là các thiết bị, phụ tùng như cáp nhựa, mút xốp…Một số người nghi ngờ phía sau có bàn tay của Bắc Kinh, nhưng theo nhật báo kinh tế, đó là vì được phục hồi trước phương Tây, các công ty Trung Quốc đã bóp nghẹt những nhà cạnh tranh Âu Mỹ vốn đang thiếu thốn nhiều nguyên vật liệu.

Riêng về công nghệ, Le Mondechú ý đến việc "Hoa Vi tung ra cuộc chiến bằng sáng chế". Bị Donald Trump tống cổ ra bằng cửa trước, Hoa Vi (Huawei) lại trèo vào bằng cửa sổ ! Tập đoàn Trung Quốc đang sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất thế giới, đặc biệt về 5G – một thị trường từ 55 tỉ đô la năm 2020 có thể vọt lên đến 668 tỉ năm 2026. Trắng tay trên lãnh vực điện thoại di động vì ông Trump, nhưng làm "vua" 5G, Hoa Vi đang chuyển sang cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng kết nối.

Cuộc trường chinh của hộ chiếu vac-xin Trung Quốc

Về y tế, tuy Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên có hộ chiếu vac-xin, nhưng khó thể hữu dụng vì thiếu vắng các thỏa thuận công nhận với các nước, trong khi ngay tại Hoa lục tiến độ tiêm chủng rất chậm chạp. Trong bài "Cuộc trường chinh của hộ chiếu vac-xin Trung Quốc", Les Echoscho rằng lợi ích của loại giấy chứng nhận này vẫn còn mơ hồ.

Theo Bắc Kinh thì nhiều nước rất quan tâm, như Israel vốn đã có hộ chiếu y tế riêng, muốn đôi bên cùng công nhận lẫn nhau trong vài tuần nữa. Israel đã ký kết tương tự với Hy Lạp, Cyprus và quần đảo Seychelles, nhưng tất cả đều sử dụng cùng một loại vac-xin của Pfizer/BioNTech, còn Trung Quốc chỉ mới công nhận bốn loại vac-xin cây nhà lá vườn của mình. Việc công nhận hộ chiếu vac-xin Trung Quốc tùy thuộc vào sự minh bạch thông tin về các loại vac-xin "made in China", nhưng các dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối lại chưa hề được công bố.

Bên cạnh đó, Trung Quốc có tỉ lệ tiêm chủng quá thấp, chỉ 4,6 liều/100 người, trong khi Pháp là 10,8 và Mỹ 32,6. Với nhịp độ hiện nay, miễn dịch tập thể không thể đạt được tại Hoa lục trước mùa hè 2022, và từ đây cho đến lúc đó, Trung Quốc rất dễ tổn thương.

Tái phong tỏa : Người dân Pháp phải xem lại bộ phim cũ

Cũng về đại dịch Covid nhưng tại Pháp,Le Figarongao ngán chạy tựa "Một năm sau, lại phải vận dụng chiến lược phong tỏa". "Bức tường phong tỏa" là tựa trang nhất củaLibération, Le Mondeghi nhận "Chính phủ buộc phải hành động trước một dạng làn sóng dịch thứ ba", cònLes Echoschú ý đến việc tổng thống "Macron giải quyết (khủng hoảng) bằng một đợt hạn chế mới". Đối với Les Echos, đúng một năm sau, người Pháp có cảm giác phải xem lại một bộ phim cũ : dịch lây lan nhanh, bệnh viện quá tải, lại bị phong tỏa.

Trong bài xã luận, Le Figaro than thở : Đã qua một năm rồi, thủ tướng đã là người khác, vài con virus biến thể mang thêm chút màu sắc cho cuộc sống bình thường. Còn lại, hết đợt phong tỏa đến lượt phong tỏa khác, toàn bộ hay từng phần, cả nước hay từng địa phương. Nước Pháp luôn kẹt cứng trong quan liêu, sau kinh nghiệm vừa qua lẽ ra chính quyền đã phải có những sáng kiến để đối phó với con quỷ Satan virus này. Nhưng không !

Cũng như người tiền nhiệm, thủ tướng Jean Castex tối nay lên truyền hình để loan báo tin xấu. Lúc trước thiếu khẩu trang và xét nghiệm, còn bây giờ là thiếu vac-xin. Người dân bị buộc ở trong nhà vì thiếu giường bệnh hồi sức, trong khi số giường không hề tăng trong 12 tháng qua, ít khi cầu viện đến các bệnh viện tư, còn bệnh viện dã chiến không thấy nói tới. Việc tập huấn nhanh cho các kỹ thuật viên hồi sức cũng không phải là trở ngại không thể vượt qua.

Thụy My

Published in Châu Á

Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào ?

Brahma Chellaney, Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2020

Bộ tứ (the Quad), một liên minh chiến lược lỏng lẻo của bốn nền dân chủ hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang nhanh chóng củng cố trong năm nay để đối phó với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc. Sau cuộc họp gần đây của các quan chức ngoại giao hàng đầu các nước thành viên tại Tokyo, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện đang tích cực làm việc để thiết lập một cấu trúc an ninh đa phương mới cho khu vực. Ý tưởng không phải là tạo ra một phiên bản Châu Á của NATO mà là phát triển quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ dựa trên các giá trị và lợi ích chung, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thị trường tự do và thương mại tự do.

my0

Một buổi họp mặt giữa bốn thành viên của Bộ Tứ : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - Ảnh minh họa

Trung Quốc là một thách thức ngày càng tăng đối với tất cả các nguyên tắc này. Vào thời điểm thế giới đang phải vật lộn với đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc, chủ nghĩa bành trướng và hành vi bất hảo của họđã tạo động lực mới cho sự phát triển của Bộ tứ hướng tới một thỏa thuận an ninh chính thức cụ thể.

Tất nhiên, trọng tâm của Bộ tứ cũng mở rộng ra ngoài Trung Quốc, với mục tiêu là đảm bảo sự cân bằng quyền lực ổn định trong một "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do". Khái niệm đó lần đầu tiên được nêu rõ vào năm 2016 bởi Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Shinzo Abe và đã nhanh chóng trở thành trụ cột trong chiến lược khu vực của Mỹ.

Trong khi tất cả các đối tác của Bộ tứ đồng ý trên nguyên tắc về sự cần thiết của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do thì chính chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thúc đẩy các hành động gần đây của họ. Trung Quốc đang buộc các cường quốc ở xa như Anh, Pháp và Đức cũng coi một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên luật lệ đóng vai trò trung tâm đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Ví dụ, Pháp vừa bổ nhiệm một đại sứ cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau khi công bố một chiến lược mới khẳng định tầm quan trọng của khu vực này trong bất kỳ trật tự toàn cầu đa cực ổn định, dựa trên luật lệ nào. Và Đức, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, đã tìm cách phát triển một chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho Liên minh Châu Âu. Trong hướng dẫn chính sách mới được phát hành gần đây của mình, EU kêu gọi có các biện pháp để đảm bảo rằng các quy tắc sẽ điều chỉnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chứ không phải cách tiếp cận "ai mạnh người đó đúng". Những diễn tiến này cho thấy trong những năm tới, các thành viên Bộ tứ sẽ ngày càng hợp tác với các đối tác châu Âu để thiết lập một nhóm chiến lược các quốc gia dân chủ có khả năng mang lại sự ổn định và cân bằng quyền lực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sau khi hầu như ngủ yên trong chín năm, Bộ tứ đã hồi sinh vào cuối năm 2017, nhưng chỉ thực sự có được động lực vào năm ngoái khi các cuộc tham vấn của họ được nâng lên cấp bộ trưởng ngoại giao. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong tháng này đã nói rằng "một khi chúng tôi đã thể chế hóa những gì đang làm, bốn nước chúng tôi cùng nhau có thể bắt đầu xây dựng một khuôn khổ an ninh thực sự, một kết cấu có thể chống lại thách thức mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đem lại cho tất cả chúng ta".

Tuy nhiên, tương lai của Bộ tứ phụ thuộc vào Ấn Độ, bởi ba cường quốc khác trong nhóm đã được ràng buộc với nhau bởi các liên minh an ninh song phương và ba bên. Australia và Nhật Bản đều nằm dưới sự bảo trợ an ninh (và hạt nhân) của Mỹ, trong khi Ấn Độ không chỉ có đường biên giới trên bộ rộng lớn với Trung Quốc mà còn phải tự mình đối đầu với sự xâm lược lãnh thổ của Trung Quốc, như những gì đang diễn ra hiện nay. Việc Trung Quốc lén lút chiếm đất ở vùng biên giới Ladakh ở cực bắc Ấn Độ vào đầu năm nay đã dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn, làm tăng nguy cơ xảy ra các trận đánh cục bộ hoặc một cuộc chiến tranh biên giới khác như năm 1962.

Chính sự hung hăng này của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân chiến lược. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân xâm nhập vào dãy Himalaya đã buộc Ấn Độ phải có một vị thế đối đầu hơn. Giờ đây, có nhiều khả năng hơn bao giờ hết là Bộ tứ sẽ chuyển từ tham vấn và phối hợp sang trở thành một liên minh chiến lược trên thực tế đóng vai trò trung tâm trong một dàn xếp an ninh đa phương mới cho khu vực.

Kiến trúc mới này sẽ không có nhiều điểm tương đồng với hệ thống thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ, vốn dựa trên khuôn khổ trung tâm – vệ tinh, với Mỹ là "trục chính" và các đồng minh là "nan hoa". Ngày nay một dàn xếp như vậy sẽ không hiệu quả vì một lý do đơn giản là một quốc gia rộng lớn như Ấn Độ sẽ không thể trở thành một nước kiểu như Nhật đối với Mỹ.

Đó là lý do tại sao Mỹ đang nỗ lực lôi kéo Ấn Độ tham gia một "liên minh mềm" mà không cần có bất kỳ nghĩa vụ hiệp ước nào. Nỗ lực này sẽ được thể hiện đầy đủ vào ngày 26-27/10 khi Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đến thăm New Delhi để tham vấn chung với các đồng cấp Ấn Độ. Nhiều khả năng cuộc gặp này sẽ kết thúc với việc Ấn Độ ký thỏa thuận cuối cùng trong số 4 thỏa thuận cơ bản mà Mỹ duy trì với các đối tác quốc phòng thân thiết khác. Theo các thỏa thuận này, cả hai quốc gia sẽ cam kết cung cấp quyền tiếp cận các cơ sở quân sự của nhau, đảm bảo thông tin liên lạc quân sự và chia sẻ dữ liệu không gian địa lý từ các vệ tinh và cảm biến trên không.

Hơn nữa, sau khi đã tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự song phương và ba bên với các đối tác Bộ tứ, Ấn Độ đã mời Australia tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar vào tháng tới cùng với Mỹ và Nhật Bản. Đây làcuộc tập trận quân sự lần đầu tiên của Bộ tứ ; hay như tờ Thời báo Toàn cầu, cơ quan ngôn luận của ĐảngCộng sản Trung Quốc đã nói, "nó sẽ báo hiệu rằng liên minh quân sự Bộ tứ chính thức được thành lập".

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn hiệu quả nhất khi nó thúc đẩy hợp tác với các nước khác để hướngtới các mục tiêu chiến lược chung. Bất chấp việc Tổng thống Donald Trump phá hoại các liên minh của Hoa Kỳ, chính quyền của ông đã xây dựng Bộ tứ thành một liên minh đầy hứa hẹn và đã nâng cấp quan hệ an ninh với các đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và Ấn Độ.

Quan trọng hơn, việc Bộ tứ củng cố hợp tác là bằng chứng thêm cho thấy các chính sách hiếu chiến của chế độ Tập Cận Bình đang bắt đầu phản tác dụng. Quan điểm quốc tế về Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc – vốn đang theo đuổi chính sách "ngoại giao chiến lang" – gần đây đã bác bỏ kế hoạch "vô nghĩa" của Pompeo trong việc xây dựng một liên minh quốc tế chống Trung Quốc. Bộ này tuyên bố : "Ông ấy sẽ không được chứng kiến ngày đó. Và những người kế nhiệm ông ấy cũng sẽ không được chứng kiến ngày đó, bởi vì ngày đó sẽ không bao giờ đến".

Nhưng ngày đó sắp đến. Bộ tứ từng chỉ đơn thuần là biểu tượng cho một nỗ lực quốc tế đang nổi lên nhằm thiết lập một sự kiểm soát âm thầm đối với quyền lực của Trung Quốc. Nếu các mối đe dọa gia tăng của Tập đối với Đài Loan dẫn đến hành động quân sự thì một đại liên minh quốc tế, với nòng cốt là Bộ tứ,

Brahma Chellaney 

Nguyên tác : "The Quad Sharpens Its Edges", Project Syndicate, 16/10/2020.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2020

Brahma Chellaney là Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, New Delhi.

********************

Biển Đông : Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 25/10/2020

Hãng thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.

lienminh1

Ảnh tự liệu của không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017 : Một đảo trong khu vực Trường Sa trong Biển Đông, đang có tranh chấp bị Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo thành cơ sở quân sự.  AP - Francis Malasig

Hãng thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6.

Ông Damos Dumoli Agusman, tổng cục trưởng Luật Quốc tế và Thỏa thuận, trực thuộc bộ Ngoại Giao Indonesia, trong buổi họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 22/10 tuyên bố : "Điều này có nghĩa là những quốc gia nói với Liên Hiệp Quốc rằng chúng tôi không muốn có bất kỳ một sự vi phạm nào đối với UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) và không muốn UNCLOS bị thu hẹp hay trở nên mập mờ".

Vẫn theo vị quan chức ngoại giao Indonesia này, với các công hàm trên, yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Đông "vẫn sẽ bị xem là bất hợp pháp cho dù Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng bác bỏ. Hơn nữa, các công hàm này không phải là một lập luận chính trị nhưng có một lập luận pháp lý được chứng minh bằng luật pháp quốc tế".

Theo nhận định của hãng tin Indonesia, cuộc chiến công hàm mà ông Agusman nhắc đến cho thấy rõ một cuộc xung đột về lập luận pháp lý giữa các nước có và không có đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông cũng như là các bên có tham gia UNCLOS.

Trong năm 2020, Trung Quốc đã 6 lần gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác quyết yêu sách lãnh hải ở Biển Đông. Những công hàm còn nhằm đáp trả văn kiện của Malaysia đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Giới hạn Thềm lục địa ngày 12/12/20219.

Nhiều nước lớn cũng tham gia vào làn sóng bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc. Ngày 16/09/2020, phái đoàn thường trực của Vương Quốc Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, đại diện cho chính phủ Anh, Pháp và Đức đã gởi một công hàm ngoại giao ghi rõ :

"Pháp, Đức và Anh, với tư cách là các bên có tham gia UNCLOS 1992, muốn nhấn mạnh đến lập trường pháp lý của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động không bị cản trở ở những vùng biển, nhất là các quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, cũng như là quyền quá cảnh vô hại, theo như quy định của UNCLOS, đặc biệt là ở vùng Biển Đông".

Minh Anh

*********************

Mỹ-Ấn : Washington thúc giục New Delhi liên kết chống Bắc Kinh

Tú Anh, RFI, 25/10/2020

Một tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, hai cột trụ trong bộ máy an ninh, quốc phòng của tổng thống Donald Trump đến New Delhi để cùng Ấn Độ thảo luận một chính sách chống ảnh hưởng Trung Quốc trên toàn cầu, theo AFP.

lienminh2

Ngoại trưởng Mike Pompeo (trái) và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper, trong một cuộc họp báo tại Washington, Mỹ, ngày 21/09/2020.  AP - Patrick Semansky

Ngày 26/10/2020, ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper sẽ lên đường sang Ấn Độ. Ngày hôm sau tại New Delhi, hai bộ trưởng Hoa Kỳ sẽ có cuộc họp về an ninh với hai đồng nhiệm Ấn Độ, theo công thức được gọi là 2+2. Sau đó, ngoại trưởng Mỹ sẽ bay qua Sri lanka, Maldives và Indonesia, tất cả đều ở trong trận thế đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Xung khắc đổ máu ở biên giới Ấn-Trung, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nguồn cội đại dịch Covid-19, chính sách độc đoán của Bắc Kinh tại biển Đông, Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan càng làm cho Hoa Kỳ năng nổ hơn tìm cách cô lập Trung Quốc, theo AFP.

Đối với Ấn Độ, cuộc họp 2+2 Mỹ- Ấn diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đối đầu với hai mối đe dọa cùng lúc : với Trung Quốc ở Ladakh và với Pakistan ở Cachemire

Tuần trước, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Stephen Biegun đã đến NewDelhi với thông điệp lên án Trung Quốc "là mối hiểm nguy mà không ai dám nói". Washington sẽ ủng hộ quyền lợi Ấn Độ trong khu vực, xây dựng một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do.

Hội họp Mỹ-Ấn tại New Delhi được tổ chức sau một cuộc họp khác tại Tokyo hồi đầu tháng 10 trong nhóm "Quad" còn gọi là Bộ tứ Kim cương gồm bốn nền dân chủ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, mà giới quan sát gọi là đối trọng quân sự trước tham vọng bành trướng thế lực của Trung Quốc.

Cũng theo AFP, trên đường về nước, ngoại trưởng Mỹ sẽ lần lượt đến Sri Lanka, Maldives và Indonesia để khuyến cáo các quốc đảo trong vùng cứng rắn với Trung Quốc.

Tú Anh

Published in Diễn đàn

Các nước phát triển bị hấp dẫn bởi thị trường hơn một tỷ dân, hậu cần tốt nên đã ‘nuông chiều’ Trung Quốc quá mức để biến quốc gia này thành mối đe dọa toàn cầu.

Để trong cơn đại dịch bởi virut Covid-19, thế giới nhận thấy đang lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc này không chỉ khẩu trang, thiết bị y tế, dược chất… mà rất nhiều hàng hóa, linh kiện cho các dây chuyền sản xuất, tiêu thụ trên khắp thế giới.

Rời khỏi Trung Quốc

Ngay trong lúc người Nhật phải vật vã chống chọi với cơn đại dịch bởi virut Vũ Hán, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã kêu gọi doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, đa dạng nơi sản xuất cho doanh nghiệp Nhật.

thutuongnhat1

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã kêu gọi doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc

Chính phủ Nhật còn cụ thể hơn, dành hơn 2 tỷ đô la Mỹ trong gói gần 1.000 tỷ đô kích thích kinh tế bởi đại dịch virut Vũ Hán để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc.

Liên Hiệp Châu Âu từng cổ vũ rất nhiều cho việc đầu tư, làm ăn với Trung Quốc để đi tìm thị trường xuất khẩu cho các quốc gia trong khối. Nay đang nhận trái đắng khi nhiều quốc gia phát triển ở Châu lục này đang quá lệ thuộc vào Trung Quốc.

Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính Pháp từng nói trên đài phát thanh France Inter hồi tháng ba : "Cần phải giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu một số sản phẩm từ nước ngoài. Đặc biệt là Trung Quốc". Cùng với đó ông kêu gọi, củng cố chủ quyền qua các lĩnh vực chiến lược mà Pháp có thế mạnh như xe hơi, hàng không vũ trụ, y học...

Không như Mỹ, hay Nhật Bản, Châu Âu đang còn kín tiếng trong việc chơi với Trung Quốc trong tương lai. Tuy nhiên, việc Liên Hiệp Châu Âu EU, hay các quốc gia trong khối này công bố kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong thời gian đến sẽ không lạ. Bởi chiến lược "Made in China 2025" nếu thành công, không chỉ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, mà Châu Âu sẽ vùng chịu tổn hại nặng nề.

Con quái vật đang nuốt thế giới

Việc dung túng cho Trung Quốc là câu chuyện dài bắt nguồn từ chuyến thăm của Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972. Tất nhiên, quan hệ Mỹ - Trung, không phải lúc nào cũng nồng ấm. Điều này tùy thuộc vào tình hình chính trị thế giới và bản thân nước Mỹ. Nhưng phải thừa nhận chính Mỹ đã ‘mở khóa’, giúp cho Trung Quốc lớn mạnh. Từ mở cửa chính trị, đến mở cửa về kinh tế. Để giờ đây phải vất vả đối phó với quốc gia tham lam này.

Khi Đặng Tiểu Bình lên thay Mao Trạch Đông, nền kinh tế Trung Quốc thay đổi và lớn mạnh nhanh chóng. Sức hấp dẫn ở thị trường đông đúc, cung ứng hậu cần tốt, dễ dãi trong các quy định về môi trường, an toàn, đãi ngộ… đã thu hút các doanh nghiệp trên khắp thế giới đến Trung Quốc tận dụng nguồn lao động giá rẻ, khai thác thị trường, tăng lợi nhuận.

Từ Toyota, BMW, Mercedes-Benz, đến Microsoft, Apple, Samsung… đều tìm đến ‘vùng đất hứa’. Trung Quốc từng bước siết lại, qua việc muốn tiêu thụ sản phẩm tại quốc gia đông dân nhất hành tinh phải cho doanh nghiệp của họ tham gia vào sản phẩm. Gọi nôm na, tỷ lệ nội địa hóa. Đến việc khuyến khích mở trung tâm nghiên cứu, tuyển người bản xứ để được giảm thuế. Cuối cùng, Trung Quốc chơi bài ngữa, buộc phải chuyển giao công nghệ nếu muốn tiếp tục có mặt tại xứ này.

Cách làm có chiến lược, ru ngủ phương Tây bằng thị trường và lợi nhuận để nuôi Trung Quốc trở thành một cường quốc sản xuất, công nghệ, chinh phục vũ trụ hàng đầu thế giới. Từ sản xuất chip xử lý đến điện thoại thông minh, máy tính. Từ linh kiện đến xe hơi. Từ sản xuất máy bay đến chinh phục vũ trụ. Nhiều lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đang ở tốp đầu của thế giới như trí tuệ nhân tạo, mạng 5G, pin năng lượng mặt trời… "Made in China", trở thành câu tiếng Anh phổ biến nhất trên hành tinh để thấy sức bành trướng của hàng hóa từ Trung Quốc.

Trung Quốc trở thành quốc gia đi thâu tóm không ít ‘đại gia’ thế giới. Năm 2018, tỷ phú Li Shufu của Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 9 tỷ đô la Mỹ để mua cổ phần của Daimler AG (Công ty sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz). Ông trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler AG. Trước đó vào năm 2010, tỷ phú này cũng đã mua hãng xe Volvo Cars của Thụy Điển. Sau đó, chuyển trung tâm sản xuất từ Châu Âu sang Trung Quốc.

Lenovo Trung Quốc đã mua lại thương hiệu điện thoại di động Motorola từ tay Google trong năm 2014. Lùi xa hơn, vào năm 2005 hãng này cũng mua phần kinh doanh máy tính thương hiệu IBM. Đến việc doanh nghiệp Trung Quốc mua cảng biển ở Hy Lạp, Hà Lan để đưa hàng vào Châu Âu… Đã có hàng trăm thương hiệu một phần, hoặc toàn bộ về tay người Trung Quốc. Từ chỗ trông chờ vào đầu tư nước ngoài, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư đáng nể trên quy mô toàn cầu.

Liên kết để thắng Trung Quốc

Điều may mắn trong cơn đại dịch bởi virut Vũ Hán, các quốc gia phát triển đã nhận thức được sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều và phải giảm sự phụ thuộc này. Cần đưa doanh nghiệp của họ trở về, hoặc phân tán ra nhiều nước. Đây không chỉ việc giải quyết việc làm trong nước, trên hết là an ninh về tự chủ hàng hóa, kỹ thuật, công nghệ của các quốc gia.

Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông tăng thuế lên các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Buộc doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn bán hàng sang Mỹ với gia thấp phải đầu tư vào Mỹ hoặc tìm đến quốc gia khác để đặt nhà máy sản xuất. Trung Quốc không muốn điều này, đã phải chấp nhận một phần đôi bên cùng có lợi theo kiểu Donald Trump. Cuộc chiến kết thúc. Cuộc đấu với Trung Quốc chỉ kết thúc nửa vời. Thế giới vẫn tiếp tục lệ thuộc vào hàng hóa, thiết bị, vật tư, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Donald Trump chỉ hướng đến sự công bằng cho mỗi nước Mỹ. Trump gạt bỏ Nhật Bản, Nam Hàn, Châu Âu để đi tìm cái lợi cho riêng nước Mỹ. Ông ấy quên đi sự phối hợp với các đồng minh truyền thống cùng các giá trị để cùng chiến thắng.

Bởi điều dễ thấy nếu doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ giá thành sản phẩm sẽ tăng. Buộc người tiêu dùng phải cân nhắc khi mua, sản phẩm mất đi tính cạnh tranh. Khiến doanh nghiệp tại Mỹ về lâu dài sẽ bị yếu so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực đặt nhà máy tại Trung Quốc. Do đó thế giới cần phải bắt tay cùng nhau để đấu với con quái vật đang lên này.

Hiệp định TPP (nay là CPTPP) khởi xướng từ thời tổng thống Barack Obama như cách để ‘xây rào’ vây quanh, hạn chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc, Donald Trump đã xé bỏ ngay trong những ngày đầu nhậm chức. Nếu Trump bài bản hơn có thể đàm phán lại hiệp định này theo cách của ông ấy muốn sẽ tốt hơn.

Nhưng Trump không muốn thế, Trump chỉ thích gây chia rẽ như cái cách của Nga, Trung Quốc ưa sử dụng. Thế giới đang nhận thức rõ sự lệ thuộc và nguy hiểm của Trung Quốc. Tiếp đến, hãy ngồi vào bàn cùng làm việc để chiến thắng nền kinh tế đứng nhì thế giới. Rõ ràng Trung Quốc hôm nay không dễ thắng như Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh. Bởi nền kinh tế toàn cầu hiện nay có quá nhiều sự đan xen, lệ thuộc lẫn nhau.

Để chiến thắng Liên Xô và cả khối xã hội chủ nghĩa, khối phương Tây, dân chủ đã tạo thành một liên minh chặt chẽ. Do đó, để chiến thắng Trung Quốc thì Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước phát triển phải tạo thành một mặt trận thống nhất chứ không phải cách làm đầy chia rẽ, ngẫu hứng, chỉ biết nước Mỹ theo cách Donald Trump.


Võ Ngọc Ánh

(26/04/2020)

Published in Diễn đàn

Pháp-Anh-Mỹ-Nhật khởi động lại đợt tập trận tại đảo Guam (RFI, 13/05/2017)

guam1

Tập trận đổ bộ bốn nước Mỹ-Pháp-Anh-Nhật tại Guam, Thái Bình Dương, ngày 13/05/2017 - REUTERS/Oh Hyun

Đợt tập trận đổ bộ tại khu vực đảo Guam thuộc Mỹ ở vùng Thái Bình Dương đã được liên quân 4 nước Pháp, Anh, Mỹ và Nhật Bản khởi động vào hôm nay, 13/05/2017, một hôm sau khi phải đình hoãn do việc một tàu đổ bộ của Pháp bị mắc cạn.

Theo thượng úy Joshua Hays, một phát ngôn viên của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, nội dung tập trận hôm nay bao gồm việc bính lính Nhật Bản tập đổ bộ lên đảo bằng xuồng cao su. Vào ngày mai sẽ là nội dung tập trận bắn đạn thật, phối hợp giữa lực lượng Pháp và các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ.

Bên cạnh đó cũng có những bài tập phối hợp hành động giữa quân đội các nước khác nhau, chẳng hạn như các trực thăng Anh Quốc đáp xuống tàu chở trực thăng Pháp để không vận các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ lên bờ.

Theo hãng tin Mỹ AP, đợt trận kéo dài một tuần lễ, có cả quân đội Anh tham gia, đã được tổ chức nhằm cổ vũ cho quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại là Trung Quốc có thể hạn chế quyền tự do đi lại trên vùng Biển Đông, mà hầu như toàn bộ diện tích bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.

Đợt tập trận được tổ chức ở khu vực xung quanh hai đảo Guam và Tinian, thuộc chủ quyền Hoa Kỳ, nằm cách Manila khoảng 1.500 hải lý về phía đông và Tokyo về phía nam.

Tham gia đợt tập trận, ngoài lực lượng Mỹ, như vậy là có hai chiến hạm Pháp - tàu chở trực thăng Mistral và hộ tống hạm tàng hình Courbet – chở theo một số trực thăng Anh Quốc cùng 70 lính Anh. Nhật Bản cũng cử một lực lượng bao gồm 50 quân nhân và 160 thủy thủ cùng chiến thuyền đổ bộ.

Đợt tập trận đã được tái khởi động, sau một ngày tạm hoãn do việc một chiếc tàu đổ bộ Pháp bất ngờ bị mắc cạn, buộc giới chức chỉ huy cuộc tập trận phải đình chỉ cuộc thao diễn để thẩm định tình hình.

Trọng Nghĩa

********************

Pháp-Mỹ-Anh-Nhật hoãn tập trận chung ở đảo Guam vì sự cố (RFI, 12/05/2017)

Lẽ ra vào ngày 12/05/2017, quân đội Pháp, Mỹ, Anh và Nhật Bản bắt đầu một cuộc tập trận đổ bộ ở khu vực đảo Guam của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, nằm ở phía bắc Philippines. Thế nhưng, kế hoạch bị dời lại sau khi một chiếc tàu đổ bộ của Pháp bị mắc cạn.

biendong1

Tầu đổ bộ Mistral (T) của Hải Quân Pháp cập cảng quân sự Sasebo, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, ngày 29/04/2017 tại vùng biển Guam. REUTERS/Nobuhiro Kubo

Theo hãng tin Anh Reuters, cuộc tập trận đã dự trù tung quân lính từ tàu chở trực thăng Mistral của Pháp, đổ bộ lên bờ biển đảo Guam của Mỹ. Cuộc tập trận cũng sẽ huy động lính thủy quân lục chiến Mỹ, phi cơ trực thăng Anh Quốc và Nhật Bản cùng với tàu thuyền đổ bộ xuất phát từ chiếc Mistral của Pháp.

Cuộc tập trận bốn bên này được mô tả như một hoạt động phong trương lực lượng quân sự của 4 nước, nhằm làm đối trọng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Đại úy Jeff Grimes, tham mưu trưởng lực lượng Hải Quân Mỹ trong khu vực, giải thích là cuộc tập trận góp phần củng cố quan hệ đối tác giữa bốn nước trong khu vực và "làm cho những người có thể không đồng ý với chúng ta hiểu là chúng ta ở trong tư thế sẵn sàng vào bất cứ lúc nào".

Thế nhưng, cuộc tập trận đã bị đình chỉ sau khi một tàu đổ bộ Pháp bị mắc cạn. Một cuộc tập trận khác, với nội dung đổ bộ bằng trực thăng, cũng bị đình chỉ theo lời một phát ngôn viên Nhật Bản.

Cho đến giờ, chưa ai biết là cuộc tập trận, dự trù kéo dài một tuần sẽ được khởi động lại vào lúc nào. Theo kế hoạch, trên nguyên tắc, 4 nước sẽ đưa lực lượng đến tập trận tại đảo Tinian gần Guam.

Tàu Mistral đã rời Pháp vào tháng Hai để qua Châu Á tập trận. Tàu này đã ghé cảng Sasebo của Nhật trước khi đến Guam. Mistral có thể chở theo 35 trực thăng, 4 xuồng đổ bộ và hàng trăm binh sĩ.

Trọng Nghĩa

*******************

Sri Lanka từ chối cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng (RFI, 12/05/2017)

biendong2

Một tầu ngầm Trung Quốc trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải Quân của Quân Đội Trung Quốc, ngày 23/04/2009 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. AFP PHOTO / POOL / Guang Niu

Đề nghị của Bắc Kinh cho một tầu ngầm neo đậu tại cảng Colombo bị chính quyền Sri Lanka từ chối. Thông tin nói trên được đưa ra đúng vào lúc thủ tướng Ấn Độ đang có chuyến công du đảo quốc.

Theo Reuters, tàu ngầm Trung Quốc có kế hoạch ghé cảng Sri Lanka vào khoảng ngày 16/05/2017, sau chuyến công du của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhưng một viên chức cao cấp của bộ Quốc Phòng Sri Lanka ngày 11/05 cho biết yêu cầu này đã bị "từ chối", ông giải thích đây là "một chủ đề rất nhạy cảm".

Một quan chức chính phủ Sri Lanka xin ẩn danh khẳng định là "rất ít có khả năng" Colombo sẽ chấp nhận để tàu ngầm Trung Quốc vào các cảng của nước này, do lo ngại từ phía Ấn Độ. Trong khi đó, một nguồn tin gần gũi với đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo thì ngược lại, cho hay chuyến viếng thăm của tàu ngầm vẫn còn đang đợi câu trả lời chính thức.

Tháng 10/2014, Ấn Độ đã hết sức bất bình, khi chính quyền của tổng thống Mahinda Rajapakse cho phép hai tàu ngầm Trung Quốc neo đậu ngoài khơi thủ đô Colombo. Trái lại, đương kim tổng thống Maithiripala Sirisena có chủ trương giới hạn ảnh hưởng của Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh, trong những năm gần đây, đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại đảo quốc Nam Á. Tuy nhiên, hiện vẫn có hơn 70% hàng hóa qua cảng Colombo là đến từ Ấn Độ.

Năm 1987, Ấn Độ và Sri Lanka ký kết một thỏa thuận, cam kết không bên nào để cho lãnh thổ của mình được sử dụng vào các hoạt động có hại cho an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đối tác.

New Delhi rất cảnh giác trước dự án một loạt các cảng biển tại vùng Ấn Độ Dương, mà Bắc Kinh đang xúc tiến xây dựng, trong đó có cảng Hambantota của Sri Lanka. Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sử dụng hệ thống cảng biển này vào mục tiêu quân sự.

Trọng Thành

Published in Châu Á