Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/05/2021

Lukashenko bị phỏng lửa khi chơi trò không tặc

Victor Mallet - Thanh Hà - Ngô Nhân Dụng

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình ?

Victor Mallet, Nghiên cứu quốc tế, 27/05/2021

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter : "Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa ?".

belarus01

Trang Flightradar24 cho thấy không phận Belarus vắng vẻ hôm 24/05

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này.

Hai người đàn ông, hóa ra là trong số những thủ lĩnh của cuộc đảo chính bất thành ở nước láng giềng Sudan, đã được đưa ra khỏi máy bay trước khi được đưa về Sudan và ngay lập tức bị hành quyết theo lệnh của tổng thống mới được phục hồi, Jaafar al-Nimeiri.

Tôi lúc đó 11 tuổi (con trai của một nhà ngoại giao và đang trên đường đến Sudan trong kỳ nghỉ), và tôi biết được chuyện gì đang diễn ra vì một người bạn, người đang ngồi ở khoang hạng nhất, đã nói với tôi những gì đã diễn ra ở khoang phía trước máy bay. Tôi nhớ lại đã nhìn thấy những nhân viên vũ trang đứng dưới đường băng. Cuối cùng, máy bay đã quay trở lại London với những hành khách còn lại.

Bây giờ nghĩ lại, tôi giật mình bởi những điểm tương đồng với vụ việc Belarus, trong đó Tổng thống Alexander Lukashenko đã bịa ra một nguy cơ khủng bố không có thật để buộc máy bay hạ cánh. Trong cả hai trường hợp, chính phủ liên quan được cho là đã điều động một máy bay chiến đấu để uy hiếp hoặc "tháp tùng" máy bay dân sự đến điểm đến mới, được cho là vì sự an toàn của hành khách. Trong cả hai trường hợp, phi công của máy bay thương mại đang chuẩn bị rời không phận quốc gia đó thì được lệnh quay đầu.

Trong cả hai trường hợp, các phi công ban đầu đều không biết lý do thực sự của việc bị buộc phải chuyển hướng, mặc dù vào năm 1971, cơ trưởng đã nói chuyện với hai người đàn ông Sudan bị nhắm mục tiêu trước khi hạ cánh và họ bảo anh ta không nên làm gì có thể gây nguy hiểm cho các hành khách khác, theo thông tin của Flight International vào thời điểm đó.

Đôi khi các chính phủ giết hoặc giam giữ hành khách của hãng hàng không một cách vô tình do tác động ngoài ý muốn của xung đột. Trong số những thảm họa này có chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị phiến quân do Nga hậu thuẫn bắn rơi ở miền đông Ukraine vào năm 2014 ; chiếc máy bay Airbus của hãng Iran Air bị tàu chiến Mỹ bắn rơi trên vùng Vịnh Persic năm 1988 ; và chuyến bay 007 của hãng Korean Air bị máy bay phản lực của Liên Xô bắn rơi sau khi đi lạc vào vùng cấm bay năm 1983. Trong cả ba trường hợp, tất cả hành khách trên máy bay đều thiệt mạng.

Là một nhà báo đưa tin về Trung Đông, tôi đã có mặt trên chuyến bay 149 của British Airways từ London đến Kuwait, Madras và Kuala Lumpur khi nó hạ cánh xuống Kuwait vào đầu giờ sáng ngày 2 tháng 8 năm 1990. Hầu hết trong số 385 hành khách và phi hành đoàn đã bị lực lượng Iraq của Saddam Hussein, vốn đã xâm lược Kuwait trong đêm hôm đó, bắt làm con tin, trừ những người như tôi vốn có đích đến là Kuwait và đã rời sân bay vào thời điểm máy bay bị bắt giữ. Chiếc máy bay sau đó đã bị phá hủy ngay trên sân đỗ. Một số con tin bị giữ trong nhiều tháng nhưng cuối cùng tất cả đều được thả. Sau 10 ngày đưa tin, tôi đã vượt qua sa mạc đến Ả-Rập Xê-út.

belarus1

Vụ việc ở Belarus làm xói mòn quan niệm đã được chấp nhận rằng mọi người có thể đi lại tự do giữa hai điểm mà không có nguy cơ bị bắt hoặc bị giết bởi chính phủ của quốc gia mà họ tình cờ bay qua.

Vụ việc ở Belarus đặc biệt nguy hiểm vì nó cho thấy một số chính phủ đã sẵn sàng đi xa tới đâu để vô hiệu hóa đối thủ của họ. Nga, Iran, Israel và Mỹ thường xuyên ám sát kẻ thù của họ ở nước ngoài, trong khi Trung Quốc bắt cóc đối thủ ở nước ngoài và đưa về nước để trừng phạt. Những hành khách trên các chuyến bay thương mại là mục tiêu dễ dàng đối với các nhà nước vô đạo đức.

Không một phi công hãng hàng không nào có thể dám làm ngơ lời đe dọa của một chính phủ vì nghĩ đó là cảnh báo giả và gây nguy hiểm cho tính mạng của tất cả hành khách và phi hành đoàn – và đó là lý do tại sao vụ việc ở Belarus lại nghiêm trọng như vậy. Nó làm xói mòn quan niệm đã được chấp nhận rằng mọi người có thể đi lại tự do giữa hai điểm mà không có nguy cơ bị bắt hoặc bị giết bởi chính phủ của quốc gia mà họ tình cờ bay qua.

Khi nghiên cứu về sự cố Libya năm 1971, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng nó không được đề cập trong "danh sách các vụ cướp máy bay" trên Wikipedia. Việc chuyển hướng máy bay Ryanair của Belarus có trong danh sách này. Đó là một sự phân loại chính xác. Một vụ không tặc do chính phủ thực hiện vẫn là một vụ không tặc.

Victor Mallet

Nguyên tác : "Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago",Financial Times, 26/05/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/05/2021

*********************

Phương Tây yêu cầu điều tra vụ Belarus chặn máy bay bắt nhà đối lập

Thanh Hà, RFI, 27/05/2021

Trong cuộc họp ngày 26/05/2021, sáu thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo chung lên án chính quyền Belarus của tổng thống Alexander Lukashenko đã chặn máy bay để bắt một nhà đối lập.

belarus1

Tổng thống Alexander Lukashenko, trong một buổi họp báo tại Minsk, Belarus, ngày 29/01/2015.  AP - Sergei Grits

Theo Reuters, thông cáo chung do Hoa Kỳ, Estonia, Pháp, Ireland, Na Uy, Anh Quốc đưa ra đã mạnh mẽ lên án "sự cố vô tiền khoáng hậu và không thể chấp nhận được" của vụ chặn máy bay dân dụng của hãng hàng không RyanAir để bắt nhà báo đối lập Roman Protasevich và người bạn đồng hành, bà Sofia Sapega. Chủ nhật vừa qua, cả hai cùng có mặt trên chuyến bay nối liền thủ đô Athens với Vilnius. 

Phương Tây cho rằng hành động của chính quyền Minsk "đe dọa đến an toàn" của hành khách, "đe dọa an toàn trong ngành hàng không""vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế" về hàng không dân dụng khi mà Minsk viện lý do khủng bố để buộc một chuyến bay hàng không dân dụng chuyển hướng. Một hành động mà phương Tây gọi là một vụ "không tặc do một Nhà nước tiến hành".

Thông cáo chung yêu cầu chính quyền Minsk trả tự do cho nhà báo Protasevich và kêu gọi tổ chức Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc (ICAO), mở điều tra về vụ chặn máy bay này.

Chiều nay, ICAO, có trụ sở tại Canada, họp khẩn. Tuy nhiên cơ quan này không có quyền ban hành các biện pháp trừng phạt trong trường hợp một thành viên vi phạm các quy định quốc tế về giao thông hàng không.

Belarus phản công

Về phía tổng thống Alexander Lukashenko, cho tới nay, ông vẫn khẳng định Minsk chỉ "hỗ trợ máy bay đáp xuống trong trường hợp khẩn cấp" và đã hành động một cách "hợp pháp" để bảo vệ các công dân Belarus. Lukashenko phản công tố cáo Paris đóng cửa không phận, cấm một chuyến bay của Belarus nối liền Minsk với Barcelona bay ngang qua không phận của Pháp. Ngay từ tối 24/05, Liên Hiệp Châu Âu đã đóng cửa không phận với các hãng hàng không Belarus đồng thời yêu cầu các hãng hàng không của Châu Âu tránh bay qua bầu trời Belarus.

Sự yểm trợ quý giá của Nga

Trong cuộc đọ sức với phương Tây, chính quyền Lukashenko nhận được sự yểm trợ quý giá từ phía Nga. Một chuyến bay của hãng hàng không Pháp Air France nối liền Paris với Moskva đã bị hủy do phải đợi giấy phép mới của Nga về lộ trình tránh không phận của Belarus.

Về phía điện Kremlin, phát ngôn viên của tổng thống Nga tuyên bố "không có lý do gì để nghi ngờ" lời giải thích của Belarus trong vụ này. Thông tín viên Daniel Vallot từ Moskva tường thuật :

"Không có chuyện Kremlin hoài nghi về lời nói của các giới chức Belarus. Chừng nào cuộc điều tra chưa đưa ra những bằng chứng phản bác, thì không thể nghi ngờ giả thuyết là do có báo động bom, máy bay buộc phải chuyển hướng về phía sân bay Minsk. Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov, tuyên bố : Điện Kremlin không thấy có lý do gì mà không tin các lãnh đạo Belarus. Ngược lại, quan chức này chỉ trích các nước phương Tây phán xét và trừng phạt Belarus mà không chờ đợi tìm hiểu sâu hơn.

Ông Peskov nói : "Cần suy nghĩ về tất cả các yếu tố, phải tìm hiểu xem những gì đã xảy ra. Tổng thống Belarus đã tuyên bố là nhận được báo động từ phía Thụy Sĩ là máy bay có gài bom. Hiện thời Nga chưa thấy một lời bác bỏ nào hay một tuyên bố nào từ phía các nước Châu Âu. Những quốc gia đó không có thiện chí để tìm hiểu và trước mắt họ phản ứng quá vội vã".

Nga sẽ không bỏ rơi đồng minh Belarus và bằng chứng rõ rệt nhất là ngày mai, hứ Sáu, tại Sochi tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp đồng nhiệm Alexander Lukashenko. Bên bờ Hắc Hải, nguyên thủ Belarus sẽ tìm kiếm sự hậu thuẫn của Nga về mặt chính trị. Nhưng không chỉ có thế. Đôi bên có thể đề cập đến cả vế kinh tế, bởi vì khủng hoảng ngoại giao xuất phát từ việc bắt một chuyến bay của RyanAir chuyển hướng chắc chắn sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với kinh tế Belarus vốn đã gặp khó khăn".

Thanh Hà

*******************

Càng bị phương Tây cô lập, Belarus càng lệ thuộc vào người "anh cả" Nga

Thanh Hà, RFI, 27/05/2021

Việc Minsk khuấy động một cuộc khủng hoảng ngoại giao với Hoa Kỳ và Châu Âu vài tuần trước thượng đỉnh Nga - Mỹ liệu có vượt ngoài những tính toán của điện Kremlin hay không ?

belarus2

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp tại Moskva, Nga, ngày 22/04/2021.  AP - Mikhail Klimentyev

Hiếm khi nào Liên Hiệp Châu Âu nhanh chóng có cùng một tiếng nói như trong khủng hoảng ngoại giao với Belarus sau vụ một chuyến bay dân dụng phải đáp xuống phi trường Minsk. Trên chuyến bay có nhà báo đối lập Roman Protasevich, kẻ thù chính trị của tổng thống Alexander Lukashenko.

Chỉ vài giờ sau vụ chuyến bay FR4978 của hãng hàng không dân dụng RyanAir trên đường từ Athens đến Vilnius phải đáp xuống phi trường Minsk, Liên Hiệp Châu Âu đồng thanh lên án hành động của Belarus, chuẩn bị ban hành các biện pháp trừng phạt chế độ Lukashenko và đóng cửa không phận với các hãng hàng không của nước này, đồng thời kêu gọi các tập đoàn hàng không Châu Âu tránh bay ngang bầu trời Belarus. Hậu quả kèm theo, gần hết 2.500 chuyến bay hàng tuần sử dụng không phận của một quốc gia chỉ bằng 20% diện tích của Pháp đã phải tìm ra những lộ trình khác, đặc biệt là bay qua không phận của Ba Lan hay Nga. Hiện tại chỉ còn các hãng hàng không của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc sử dụng các hành lang không phận của Belarus.

Thay đổi lộ trình của các chuyến bay, tránh né một vùng nguy hiểm là điều từng xảy ra trong lịch sử hàng không dân sự quốc tế, nhưng riêng trong trường hợp của Belarus, thiệt hại về kinh tế đối với chính quyền Lukashenko không nhỏ vì theo giải thích của Xavier Tytelman, chuyên gia về giao thông hàng không quốc tế thuộc hãng Starburst, trụ sở tại Paris, Belarus được quyền thu lệ phí đối với mỗi chuyến bay sử dụng không phận của mình. Số tiền này ước tính lên tới "hàng trăm triệu đô la một năm".

Vài trăm triệu đô la một năm không là một số tiền quá lớn, tuy nhiên theo giới phân tích, quyết định tẩy chay không phận Belarus khiến bài toán của tổng thống Alexander Lukashenko càng thêm nan giải trong lúc Minsk đã hai lần cầu viện Nga trợ giúp kinh tế trong chưa đầy một năm qua. Đợt gần đây nhất là vào hồi tháng 2/2021 khi Belarus thuyết phục Nga cấp cho một khoản tín dụng hơn 3 tỷ đô la.

Câu hỏi đặt ra là Belarus có thể trông cậy vào Nga tới mức độ nào ? Phản ứng chậm trễ của Moskva về hành động của chính quyền Minsk trong vụ máy bay RyanAir đã khiến phương Tây chỉ trích Nga "bao che" cho Belarus, thậm chí là Minsk đã "tiến hành một vụ không tặc" như vừa qua nhờ có sự can thiệp của Nga, của nhân viên tình báo Nga.

Artyom Shraibman, thuộc trung tâm nghiên cứu Carnegie tại Moskva được báo Libération trích dẫn, không hoàn toàn loại trừ giả thuyết này, đồng thời lưu ý : "Moskva luôn hài lòng mỗi lần quan hệ giữa Lukashenko với phương Tây xấu đi thêm". Nhưng bối cảnh lần này hơi đặc biệt vì hai lý do. Thứ nhất, nếu như Liên Âu nhanh chóng ban hành lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào chính quyền Minsk thì "Belarus lại càng trở nên một gánh nặng" đối với Nga. Nhà phân tích Shraibman cho rằng, điện Kremlin có thể sẽ bực mình vì đồng minh bướng bỉnh như Lukashenko, thế nhưng nếu như Minsk duy trì được một chế độ "tương đối ổn định" thì thế nào Moskva cũng sẽ hậu thuẫn.

Lý do thứ nhì khiến tổng thống Vladimir Putin có thể bực mình vì bất đắc dĩ Moskva bị Minsk lôi kéo vào một cuộc đọ sức với phương Tây ba tuần trước cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa tổng thống Nga và tân lãnh đạo Mỹ, Joe Biden.

Từ tháng 8/2020 sau cuộc bầu cử tổng thống, chế độ Lukashenko còn tồn tại được là nhờ vào điểm tựa quý giá là Nga. Vận mệnh của tổng thống Belarus trong tay Vladimir Putin. Thế nhưng Kremlin đang chuẩn bị cho thượng đỉnh Biden - Putin vào giữa tháng 6/2021 tại Geneva và theo giới quan sát, ông Putin trông đợi nhiều vào thượng đỉnh đầu tiên với tổng thống Biden để khởi động lại quan hệ với Washington, để phác họa ra quan hệ giữa hai khối "Đông - Tây" cho giai đoạn bốn năm sắp tới. Bằng chứng cụ thể nhất là trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo ngoại giao Nga Mỹ bên lề hội nghị về Bắc Cực vừa qua ở Iceland, đôi bên đã tỏ thiện chí hòa hoãn chuẩn bị cho thượng đỉnh Genève diễn ra tốt đẹp.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu rằng trong buổi làm việc ngày 28/05 tại Sotchi, nguyên thủ Nga có gây áp lực để "nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu", như cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice năm 2005 từng mệnh danh ông Lukashenko để tổng thống Belarus nới lỏng gọng kềm đàn áp nhắm vào các tiếng nói đối lập trong nước ? Nếu thành công, Belarus có thể là một lá bài làm tăng thêm uy tín của tổng thống Nga, Vladimir Putin trong mắt phương Tây.

Thanh Hà

******************

Belarus và hình thc ‘không tc’ mi

Ngô Nhân Dụng, VOA, 25/05/2021

Câu chuyn ging như trong phim giáđip. Chuyến bay ca hãng hàng không Ái Nhĩ Lan Ryanair ch 126 hành khách ct cánh t Athens, Hy Lđ ti Vilnius, thđô nước Lithuania. Sau hơn ba gi bay, gn ti Vilnius, bng mt chiếđu cơ MiG-29 xut hin bay kèm sát. Chính ph Belarus báđng trên máy bay cóđt bom ! Thay vì bay thng ti Vilnius đ g bom, chiếc MiG-29 ra lnh cho phi công quay vòng li ri bay ti phi trường Minsk, thđô x Belarus. Phi công chiếc máy bay làm theo, nhưng ch nói vi hành khách rng có trc trc k thut phđi phi trường.

belarus3

Biu tình đòi tr t do cho Protasevich ti Ba Lan.

Trước khi bay ti Minsk, mt hành khách, ông Roman Protasevich đã nói vi bn đng hành : Chúng nó s bt tôi. Chc là tôi s chết.

Ti phi trường Minsk, Protasevich b bt. Hành khách ra ngoài cho an ninh lên kim soát tìm bom. Nhưng h vn đng t tp ngay chung quanh chiếc Boeing 737-800 ; không ai bo h phi tránh xa đ phòng bom n.

Mt v cướp máy bay do chính quyn mt nước t chc, đó là mt hình th"không tc" mi. Mc đích ca tng thng Belarus, ông Aleksandr G. Lukashenko, là bt ký gi Protasevich, người đã biu tình phn đi t năm ngoái khi ông ta c bám gi chc tng thng, dù đã thua phiếu bà Svetlana Tikhanovskaya.

Ti sao Lukashenko phi cướp máy bay đ bt mt ký gi 26 tui đang t nn chính tr ti Lithuania, cũng như bà Tikhanovskaya, mt cô giáo bt đc dĩ phi ra tranh c sau khi ông chng ng c viên tng thng b bt.

Ký gi Protasevich đã chng chính quyn đc tài do Tng thng Nga Vladimir V. Putin nuôi dưỡng và tn tình giúp đ. Alexander Lukashenko cm quyn t năm 1994, sau khi chế đ cng sn sp đ và đế quc Liên Xô tan rã. Năm 2011, Protasevich đã b đui khi đi hc, khi mi 17 tui. Ông sng lưu vong t năm 2019, hin đang ch trương đài NEXTA, có mt triu rưỡi khán gi ghi tên ym tr (trong dân s Belarus 9,5 triu). Mng thông tin Telegram ca ông, vi khu hiu "Belarus có trí óc" được 250.000 người theo dõi hàng ngày.

Khi máy bay Ryanair được phép bay tiếp, ti phi trường Vilnius, ch có 121 trong s 126 người bước ra. Năm người đã li Minsk, có Protasevich và cô bn gái, ba người kia chc là người ca Mt v Belarus hin vn mang tên KGB, dù cơ quan này Nga, lò đào to ra Vladimir Putin, đã đi tên.

Sau cuc bu c gian ln trâng tráo ca Lukashenko, năm ngoái dân Belarus đã biu tình hu như mi ngày, trên toàn quc. Nhưng nhà đôc tài được đng chí Putin ng h vn dùng mi th đon đàn áp. H thng truyn thông Belarus hin nm trong tay chính ph sau khi các báo đài đc lp b đóng ca. Tun trước, cnh sát đã tn công tòa báo Tut.by, là mng thông tin t do ln nht ti Belarus. Hơn 32.000 người dân đã b bt, bn người b giết, hàng trăm người b tra tn trong tù. Các quc gia tiến b trên thế gii đu phn đi và cm không cho gii lãnh đo x Belarus được ti nước h hoc được s dng h thng ngân hàng quc tế. V "cướp máy bay" cho thy Lukashenko không lùi bước mà còn liu lĩnh hơn. Không bt được dưới đt thì bt ngay trên tri !

Mt ngày sau khi Protasevich b bt, đài truyn hình Belarus cho chiếu đon phim dài na phút vi hình nh ca anh, anh công nhn mình đã sách đng các cuc biu tình chng chính ph, kèm theo li tuyên b xác nhn mình được đi đãi t tế. Nhưng trên trán anh người ta thy có vết bm tím. Protasevich có th đã "nhn ti" mình gây nhng cuc biu tình chng đi, vì ti đó s ch b kết án 12 năm tù. Nếu b truy t v "ti khng b" như nhà nước mun, thì h có th x t hình anh.

V "cướp máy bay" b c thế gii lên án, tr nước Nga và các nước cng sn cũ mi. Các nước Lithuania, Hy Lp và Ái Nhĩ Lan phn n kết án Belarus t chc "không tc do nhà nước" ; c ba đu là thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) mà Belarus thì không. T chc Hàng không Dân s Quc tế ICAO Montréal kết án Belarus đã vi phm Công ước 1944. Nhiu nước Châu Âu và M đã ra lnh các hãng máy bay thương mi không bay qua lãnh t Belarus và chc chn không cho máy bay Belarus bay vào nước mình. Các chính ph s tăng gia các bin pháp trng pht kinh tế nhưng chc không gây được nh hưởng nào đáng k ngoài vic có th cu mng Protasevich.

Riêng trong nước Nga thì nhng người thân cn ca ông Putin đã hoan nghênh vic bt được ký gi Protasevich ; có người khen Lukashenko "chơi quá đp" hoc "công tác đc bit tuyt vi !".

Mt điu đáng lo, là nếu chính ph mt nước không b trng pht đích đáng sau khi t chc cướp máy bay đ bt người đi lp thì không biết đến lúc nào nhng ông Vladimir Putin, hoc Kim Jong-un s cho din li tn tung đó ?

H Kim Bc Hàn đã tng cho gián đip đt cht n giết mt phái đoàn Nam Hàn đang thăm viếng Myanmar. Năm 2014 chiếc máy bay ca hãng Malaysia Airlines đã b bn rt min Đông nước Ukraine, 289 người thit mng. Th phm là binh lính Nga cùng đám quân ly khai được Vladimir Putin nuôi dưỡng, cung cp ha tin. Putin đã cho người đi ám sát mt nhân vt đi lp London, nước Anh. Kim Jong-un đã gi sát th đi giết anh rut mình ti Kuala Lumpur. Năm 2018, ông hoàng Mohammed bin Salman đã sai mt v bt cóc nhà báo Jamal Khashoggi, đưa ti tòa lãnh s nước Saudi Istanbul, Th Nhĩ K, ct c ri cưa x thi hài đóng va li đem v nước theo quy chế ngoi giao không b khám xét. Bao gi Tp Cn Bình s ép mt chiếc máy bay quc tế, bt đáp xung Hng Kông hay Thượng Hi, đ bt gi mt người Uyghur đi lp ni tiếng ?

Mi lo trước mt là nếu v không tc như thế xy ra mt ln na thì các phi công s phi phn ng ra sao. Các hãng hàng không quc tế s phi quyết đnh ngay bây gi! Nếu các phi công chuyến bay Ryanair 4978 t chi nghe lnh chiến đu cơ MiG-29 ca Belarus thì chuyn gì s xy ra ? H có bn h hay không ? Ln sau khi được chính ph mt nước báo tin trên máy bay có bom thì các phi công có tin tưởng và làm theo hay không ?

Không phi ch có các hãng hàng không và chính ph các nước lo lng mà tt c các hành khách trên các đường bay quc tế đu s lo ngi khi máy bay ch h ti gn nhng quc gia còn nm dưới nhng chế đ đc tài cng sn như Belarus, Bc Hàn, Venezuela !

Ngô Nhân Dụng

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Victor Mallet, Trần Hùng, Thanh Hà, Ngô Nhân Dụng
Read 418 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)