Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/07/2021

Nguyễn Xuân Phúc là "danh hài" nhưng diễn "dở như hạch"

Bích Ngọc

Sau vở kịch diễn bầu chủ tịch quốc hội thì đến vở diễn bầu chủ tịch nước và đoàn tùy tùng. Ghế chủ tịch nước thật ra là dành cho người về hưu chưa chính thức. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã diễn vở kịch bầu chủ tịch nước hôm ngày 5/4 vừa qua, nay ông diễn lại.

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc diễn vở kịch nhậm chức chủ tịch nước hôm ngày 5/4

Một con người có lòng tự trọng thì không bao giờ diễn kịch, và một đảng có liêm sỉ thì không bao giờ diễn kịch. Thực chất của bầu cử là chọn người này loại người kia, tuy nhiên đảng cộng sản lại diễn vở kịch chọn cho một người duy nhất.

Mỗi ngày vở kịch tiêu tốn hơn một tỷ đồng tiền thuế của dân mà chỉ để diễn vở kịch nhàm chán. Hiện nay cả Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đang phải gồng mình chống dịch, dân thiếu tiền mua thực phẩm. Mỗi này người dân chỉ cần 50 ngàn đồng là đủ ăn, tuy nhiên quốc hội cộng sản Việt Nam thì tổ chức họp tiêu pha lãng phí tiền dân. Vở kịch không ai muốn xem lại tốn quá nhiều tiền của dân.

Ngày 24/7, quốc hội cộng sản diễn vở kịch đề cử nhân sự để bầu Chủ tịch nước. Không nói ra ai cũng biết là quốc hội này đề cử ai. Họ đề cử một người duy nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc để rồi ông ông này cho chức chủ tịch nước. Chế độ cộng sản còn tệ hơn cả chế độ phong kiến, tệ hơn vì ít ra chế độ phong kiến người ta chỉ định luôn mà không diễn vở kịch thô thiển để khinh dân như đảng cộng sản đang làm.

Khi vở kịch được đạo diễn cho hô "bắt đầu" thì Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để Quốc hội bầu Chủ tịch nước tại phiên làm việc chiều 24/7. Ngay sau đó, các đại biểu diễn kịch như cái máy. Vở kịch này sẽ kéo dài đến ngày 26/7, khi trò phiếu kín được thực hiện.

Giới thiệu diễn viên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Danh hài Nguyễn Xuân Phúc 67 tuổi, quê ở Quảng Nam. Bằng cấp là cử nhân kinh tế, từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII ; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII ; Đại biểu quốc hội 4 khóa XI, XIII, XIV, XV.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, diễn viên này về làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, từng bước trưởng thành với nhiều vị trí công tác ở quê nhà. Từ chuyên viên, phó văn phòng, chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng ; Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, Nguyễn Xuân Phúc làm Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam ; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, diễn viên Phúc giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bù nhìn diễm vở kịch bầu ông làm Thủ tướng.

Tại Đại hội Đảng XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Tại kỳ diễn này, Quốc hội khóa XV của đảng cộng sản Việt Nam sẽ điễn vở sẽ bầu, và sau đó là phê chuẩn 50 chức danh thuộc các khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Trước đó, trong hai ngày 20-21/7, các diễn viên biểu đã bầu 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội gồm Chủ tịch, bốn Phó chủ tịch và 13 Ủy viên thường vụ, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng thư ký Quốc hội.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trường hợp tham quyền cố vị, đã quá tuổi ứng cử vào Bộ Chính Trị nhưng vẫn được hưởng suất đặc biệt để tiếp tục ở lại tứ trụ, tuy nhiên không giống như ông Nguyễn Phú Trọng luôn nắm trong tay quyền lực tột đỉnh thì ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ nắm trong tay một chức vụ hữu danh vô thực, đó là chức Chủ tịch nước.

nxp2

Vở kịch được diễn lại - Ảnh chụp màn hình VnExpress ngày 24/7/2021

Hài là gene duy truyền của ông chủ tịch nước ?

Nguyễn Xuân Phúc khi làm thủ tướng rất hay phát biểu, tuy nhiên trong suốt 5 năm ngồi ghế, người ta chẳng thấy ông có những câu nói nào có giá trị mà toàn là những câu nói ngớ ngẩn làm cho xã hội đàm tiếu và dân cũng rất hay đem nhưng câu nói của ông ra làm trò cười, và từ đó dân đặt cho ông biệt danh là "Anh Hề".

Trong lời nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, người ta không bao giờ thấy được tính logic mà chỉ thấy sự bất nhất, câu trước đá câu sau.

Đất nước Việt Nam không có bầu cử đích thực, tất cả những cuộc bầu cử đều là vở kịch tốn kém và vô nghĩa. Vì vậy những ông thủ tướng lên nắm chính phủ được như thế nào thì dân phải chấp nhận như thế chứ không thể nào có chọn lựa. Ông Nguyễn Tấn Dũng thì tàn phá nền kinh tế, ông Nguyễn Xuân Phúc thì thành anh hề, giờ ông Phạm Minh Chính thì cũng chẳng khá hơn gì ông Phúc.

Ngoài biệt danh là "danh hài" thì người ta còn đặt cho ông Phúc một biệt danh khác, đó là "Phúc nổ", bởi vì ngoài những ngôn từ khoác lác ông chẳng bao giờ thực thi được những gì ông đã nói.

Tại các nước phương Tây, một thủ tướng muốn nói gì phải cân nhắc rất kỹ, nếu không người dân sẽ phản đối và thậm chí họ sẽ dùng lá phiếu để lật ông thủ tướng ra khỏi ghế quyền lực.

Nổ mà không có tính logic đã biến ông Nguyễn Xuân Phúc thành danh hài. Đấy là sự biểu hiện của một con người bất tài. Mà bất tài thì bị loại khỏi ghế là hợp lý. Hay nói đúng hơn, bệnh nổ đã góp phần tạo nên việc ông cựu thủ tướng mất quyền lực.

Hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc là tân Chủ tịch nước. Thực tế thì ông đã mất quyền lực và cũng chẳng còn vai trò gì với nền kinh tế đất nước. Khi có quyền lực trong tay thì ông Phúc có nổ đi chăng nữa thì người ta cũng đợi xem ông làm được không ? Nếu làm được thì đó là nói hay làm giỏi, còn nếu làm không được thì đó là nổ. Chỉ đơn giản là như vậy. Tuy nhiên, thực tế thì người dân chờ suốt 5 năm chẳng thấy ông làm được gì đúng với những lời nói nổ như bom của ông.

Nguyễn Xuân Phúc, danh hài bất đắc dĩ

Thực sự không một quan chức nào mà muốn mình là đối tượng cho dân chúng đem ra mỉa mai, cười cợt. Dù biết vậy nhưng ông Phúc không thể nào thay đổi được bản thân vì năng lực của ông chỉ có chừng đó. Thời thế đã đưa ông lên làm thủ tướng và giờ là chủ tịch nước nhưng trong hàng chục triệu dân Việt Nam không ai đánh giá cao con người ông.

Trong bài bài phát biểu nhậm chức cách đây 4 tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết : "Trong toàn bộ nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam ta đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố", đấy lại là một biểu hiện của bệnh nổ. Không biết lần diễn kịch nhậm chức lần này ông Phúc có nhai lại bài diễn văn cũ hay không ? Hay là nổ theo cách khác. Không biết được. Chỉ biết rằng, dù nói thế nào thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không bao giờ thực hiện được lời nói nữa vì hiện nay ông đang ngồi vào chiếc ghế không có thực quyền.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, với và trò chủ tịch nước ông là người tham gia các nghi thức ngoại giao, lẽ ra ông cần phát biểu thận trọng hơn vì ông là bộ mặt quốc gia. Tuy nhiên với tiền sử bệnh nổ, rất có thể hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển vai từ anh hề từ quốc nội thành anh hề trong mắt bạn bè quốc tế.

Có lẽ mỗi lần ông Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trước công chúng thì ông lại gây cười. Năng lực ông chỉ đến thế, làm những điều mà chỉ đáng cho dân Việt và thế giới có những trận cười no bụng vì ngây ngô. Cứ mỗi lần ông Phúc xuất hiện thì mỗi lần anh diễn hề, tuy nhiên việc xuất hiện để diễn vở kịch bầu cử thật thì rõ ràng ông đã diễn quá dở. Chẳng ai cười mà chỉ có khinh bỉ và chán ghét.

Bích Ngọc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/07/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Bích Ngọc
Read 610 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)