Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/09/2021

Khủng hoảng tàu ngầm : Pháp tìm khách hàng mới

Thanh Hà - Phạm Phú Khải - Anh Vũ - Trọng Nghĩa

Giải mã hợp đồng tàu ngầm Pháp-Úc

Thanh Hà, RFI, 21/09/2021

Pháp vẫn chưa nguôi vì vụ bị Mỹ "phỗng tay trên" hợp đồng 56 tỷ euro bán tàu ngầm cho Úc. Canberra ra sức biện minh cho việc đột ngột hủy hợp đồng với Paris. Xét về khía cạnh "được" "thua" thực chất hợp đồng tàu ngầm Pháp-Úc gồm những gì và thiệt hại về tài chính, kinh tế có lớn đến nỗi để Paris lao vào một cuộc đọ sức ngoại giao với cùng lúc cả ba đối tác chiến lược là Hoa Kỳ, Úc và Anh ?

giaima1

Tàu ngần lớp Collins HMAS Waller của hậu quản Hoàng Gia Úc rời cảng Sydney ngày 04/05/2020. Harbour on May 4, 2020. Reuters - Reuters Photographer

Từ đầu vụ mà truyền thông gọi là "khủng hoảng tàu ngầm" hôm 15/09/2021 bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Pháp Bruno Le Maire hoàn toàn im lặng. Chỉ thấy ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và bộ trưởng Quân Lực Florence Parly lên tuyến đầu.

Chưa hợp đã tan

Năm năm trước, ngày 26/04/2016 cũng ông Le Drian ở cương vị bộ trưởng quốc phòng dưới thời tổng thống François Hollande chứng kiến lễ ký kết "hợp đồng thế kỷ" : tập đoàn đóng tàu của Pháp Naval Group, khi đó mang tên DCNS, qua mặt các đối thủ Đức và Nhật giành được hợp đồng của bộ quốc phòng Úc để cung cấp 12 tàu ngầm quy ước Attack. Đây là phiên bản từ tàu ngầm nguyên tử đời mới Barracuda của Pháp. Trị giá hợp đồng ban đầu quy định 50 tỷ đô la Úc. Toàn bộ khâu sản xuất dự trù khởi động năm 2023 và các nhà máy đặt tại Úc. Chiếc Attack đầu tiên sẽ được giao vào năm 2030.

Nhưng chỉ bốn tháng sau ngày thông báo Paris và Canberra bước vào giai đoạn "độc quyền đàm phán", những dấu hiệu khủng hoảng niềm tin đã bắt đầu ló rạng : tờ báo uy tín của Úc The Australian tiết lộ Naval Group bị tấn công tin học, mất nhiều "thông tin mật" liên quan đến tàu ngầm lớp Scorpène bán cho Ấn Độ. Vụ rò rỉ thông tin nói trên không liên quan gì đến hợp đồng với Úc và cũng không nhắm vào những "tài liệu bí mật" như báo The Australian loan báo, nhưng cũng đủ khiến Canberra lo ngại.

Dù vậy, điều đó không cấm cản Pháp, Úc tiếp tục hợp tác. Tháng 2/2019, sau 18 tháng đàm phán gay go, Naval Group và bộ quốc phòng Úc thông báo "ván đã đóng thuyền", cho dù nhiều mối nghi kỵ vẫn chưa được xua tan. Naval Group liên tục bị tấn công và chính những đòn tấn công đó là cái cớ để thủ tướng Morrison thông báo hủy hợp đồng với Pháp.

Pháp bị chỉ trích những gì và những lập luận đó có cơ sở hay không ?

Điểm thứ nhất, Canberra trách tập đoàn Naval Group "đội giá" : theo thỏa thuận ban đầu hợp đồng trị giá 50 tỷ đô la Úc, nhưng 18 tháng sau, giá thành lên tới 90 tỷ đô la Úc (56 tỷ euro). Điểm thứ nhì, theo quan điểm của Canberra, là Pháp "chơi xấu" không chịu chuyển giao "công nghệ" và điểm thứ ba là hợp đồng không có lợi cho người lao động Úc và sau cùng là "một sự chậm trễ" trong lịch giao hàng.

Truyền thông Pháp ít có bài giải thích về chênh lệnh đến 40 tỷ đô la Úc so với hợp đồng ban đầu, nhưng lập tức đáp trả báo chí Úc : không thể chỉ trích Pháp giao hàng trễ, khi mà đôi bên chưa bắt tay vào việc đóng tàu. Làm thế nào giải thích rằng hợp đồng với Pháp bất lợi cho người lao động Úc, khi mà "hợp đồng thế kỷ" chỉ liên quan đến 500 nhân viên của Naval Group, và gần như toàn bộ khâu sản xuất đều tập trung cả ở Adelaide, trên lãnh thổ Úc ?

Chủ tịch tổng giám đốc Naval Group tháng 2/2021 xác nhận 60% các hoạt động của toàn bộ dự án Attack sẽ do "các tập đoàn của Úc đảm nhiệm".

Do vậy trả lời RFI việt ngữ, chuyên gia về Châu Á, Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, đánh giá kinh tế không là những giải thích thỏa đáng để hủy hợp đồng. Thực chất khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và liên minh AUKUS "nằm ở chỗ khác" :

"Điều quan trọng nhất là động lực nào đã thúc đẩy Úc hủy hợp đồng và chuyển hướng sang Hoa Kỳ. Nhu cầu của Canberra không thay đổi. Điểm mới ở đây là quyết tâm của chính phủ Úc xích lại gần với Mỹ và đẩy mạnh liên minh với Washington. Úc cần tăng cường an ninh, trước mối đe dọa Trung Quốc. Đấy mới chính là cốt lõi của vấn đề chứ không chỉ là một là chuyện liên quan đến hợp đồng mua bán tàu ngầm. Tuy nhiên, trong những ngày qua, mọi chú ý lại tập trung vào hồ sơ tàu ngầm, cho dù đây chỉ là một yếu tố trong số rất nhiều những yếu tố khác của liên minh quân sự Anh, Mỹ và Úc". 

Canberra tìm cách chống chế

Thêm một lý do khác cho thấy yếu tố kinh tế chỉ là cái cớ để Canberra biện minh cho quyết định chuyển hướng về Hoa Kỳ, Antoine Bondaz nói thêm :

"Trong nhiều ngày liên tiếp, thủ tướng Scott Morrison chỉ trích Paris về các khía cạnh chuyển giao công nghệ, giao hàng trễ và hợp đồng với Pháp không tạo nhiều việc làm trên lãnh thổ Úc. Nhưng tới nay, không có gì bảo đảm là Canberra sẽ được toại nguyện trên tất cả những điểm này với nhà cung cấp mới là Mỹ. Cũng không có gì bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ cung cấp tàu ngầm cho Úc sớm hơn. Canberra cũng không được bảo đảm là những hợp đồng mới với Mỹ có lợi hơn cho người lao động Úc. Rõ ràng, ở đây, những lập luận ‘được’ hay ‘thua’ về mặt kinh tế không phải là cốt lõi của vấn đề. Đây cũng không hẳn là một cuộc tranh cãi để lấy phiếu của cử tri trong nước. Liên minh với Anh, Mỹ thuần túy là một vấn đề an ninh và chiến lược. Úc thể hiện rõ ràng quyết tâm càng neo chặt vào Mỹ và đây là mối liên minh chặt chẽ hơn trước rất nhiều. 

Tàu ngầm quy ước hay hạt nhân ?

Sau cuộc họp báo chung với Anh và Mỹ hôm 15/09/2021, Úc thông báo ngưng hợp đồng với Pháp, vì nhu cầu đã thay đổi và chuyển sang dùng tàu ngầm sử dụng năng lượng nguyên tử, thay vì tàu ngầm quy ước, chạy bằng dầu diesel như trong giao kèo với Pháp. Pháp là một trong sáu quốc gia trên thế giới có tàu ngầm nguyên tử, làm chủ công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đối với Naval Group, cung cấp tàu ngầm nguyên tử cho Úc không phải là điều bất khả thi. Vấn đề còn lại là công luận Úc không mặn mà với năng lượng hạt nhân và Canberra từ khi bắt đầu đàm phán trang bị tàu ngầm đã nhắm tới lớp Barracuda, nhưng dùng năng lượng điện và diesel và do đó sản phẩm sẽ là 12 chiếc Attack. Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược lưu ý :

"Tình thế đã được đảo ngược do Mỹ lần đầu tiên từ năm 1958 đồng ý chia sẻ một phần công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Anh là quốc gia duy nhất hưởng ưu đãi đó. Cần nhấn mạnh rằng, với Pháp, Úc chưa từng đề cập đến nhu cầu trang bị tàu ngầm nguyên tử. Khi đôi bên bắt đầu đàm phán vào năm 2014, Canberra nhắm vào tàu ngầm quy ước của Pháp và do vậy, chính Paris đã phải điều chỉnh lớp tàu nguyên tử đời mới thành tàu ngầm chạy bằng dầu diesel để đáp ứng đòi hỏi của Úc. 

Thêm vào đó, chưa chắc Úc đã có lợi trong hợp đồng với Hoa Kỳ, nếu chỉ đơn thuần dựa vào các yếu tố kinh tế. Chuyên gia Pháp Jean Pierre Maulny, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, ghi nhận hãy còn 1001 trở ngại mà Canberra sẽ phải vượt qua từ nay cho tới khi nhận được những chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên "made in USA". Trở ngại đầu tiên là phải giải quyết vấn đề năng lượng hạt nhân. Kế tới là các loại tàu ngầm đang hiện hành ở Anh và Mỹ có trọng lượng 7000 tấn, trong lúc đó thì Úc cần loại tàu cỡ nhỏ hơn –dưới 5.000 tấn. Ông Maulny không mấy tin rằng Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng thiết kế một loại tàu "sur mesure" cho hậu quản Úc. Cũng chuyên gia này cầm chắc rằng giá thành của Anh, Mỹ, sẽ không thấp hơn so với của Pháp. Sau cùng, không có gì bảo đảm là chuyển hướng sang Hoa Kỳ và Anh Quốc, Úc sớm có thể thay thế những chiếc tàu ngầm cổ lỗ lớp Collins. Nói tóm lại, tất cả những lập luận về "kinh tế" được Canberra đưa ra để biện minh cho việc hủy hợp đồng với Pháp không mấy thuyết phục.

Tàu ngầm chỉ là phần nổi của tảng băng

Về phía Pháp, báo chí nói nhiều đến cuộc "khủng hoảng tàu ngầm", nhưng giới phân tích đồng loạt cho rằng, vụ bị mất hợp đồng với Úc chỉ là "bề nổi của tảng băng" : Bị khách hàng Úc bỏ rơi tuy là một vố đau cả về tài chính, lẫn uy tín đối với tập đoàn đóng tàu Naval Group, nhưng sự tồn tại của ông khổng lồ trong ngành đóng tàu và công nghiệp quân sự này của Pháp không hề bị đe dọa.

Giới trong ngành đánh giá "hậu quả về mặt công nghiệp đối với phía Pháp không nhiều, bởi dự án chỉ mới ở giai đoạn đầu". Công việc làm của nhân viên Naval Group cũng không bị ảnh hưởng, bởi dự án với Úc chỉ liên quan tới 500 trong số 16.000 nhân viên hiện diện tại 18 quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, cho dù hợp đồng có bị hủy giữa chừng, đôi bên đều chuẩn bị để đối phó với tình huống này và đã dự trù những khoản đền bù thiệt hại. Báo Anh, Mỹ nêu lên khoản bồi thường từ 250 triệu đến 400 triệu đô la Mỹ mà phía Úc sẽ phải chi ra.

Vậy câu hỏi kế tiếp là tại sao Paris đã lớn tiếng làm khuấy động quan hệ ngoại giao với các đồng minh truyền thống phương Tây ?

Gáo nước lạnh cho "giải pháp thứ ba"

Nhà nghiên cứu Céline Pajon, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, giải thích, hợp đồng tàu ngầm Pháp-Úc rất phức tạp. Năm 2016, Úc đồng ý mua 12 tàu ngầm Attack. Ba năm sau đó, Paris và Canberra ký một hợp đồng thứ nhì mang tính "đối tác chiến lược", là nền tảng cho hợp tác song phương "trong giai đoạn 50 năm sau đó". Chính văn bản này cho phép nước Pháp "hoạch định chiến lược lâu dài tại Ấn Độ -Thái Bình Dương". Các nhà địa chính trị của Pháp giải thích rõ hơn : Trong một thế giới càng lúc càng bị chia rẽ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ, Pháp từ lâu nay luôn chủ trương một hướng đi thứ ba, "độc lập cả về mặt chính trị, kinh tế, chiến lược và công nghệ" với Bắc Kinh và Washington.

Canberra là một trong những đối tác có trọng lượng và Paris đã dùng lá bài "tàu ngầm" để thuyết phục Úc thiên về giải pháp "độc lập" đó với Mỹ và Trung Quốc. Liên minh AUKUS là một gáo nước lạnh mà Hoa Kỳ lẫn Úc dội vào sáng kiến "giải pháp thứ ba" đó của Paris. Câu hỏi còn lại là Paris phải làm gì trong giai đoạn tiếp theo, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, trả lời :

"Quyền lợi của Pháp trong vùng Ấn Độ -Thái bình Dương không thay đổi. Đó là những lợi ích về mặt chủ quyền và trong trường hợp đó, Úc là một đối tác khu vực không thể bỏ qua. Được hay mất hợp đồng tàu ngầm không làm thay đổi cục diện về mặt địa lý. Thực tế cho thấy rằng hiện có 1,7 triệu công dân Pháp đang sinh sống trong các vùng lãnh thổ hải ngoại, từ Mayotte đến quần đảo Polynésie, từ đảo Réunion đến Nouvelle Calédonie.

Các vùng đặc quyền kinh tế của Pháp (ZEE) trong khu vực này chiếm đến ¾ toàn thể diện tích các vùng đặc quyền kinh tế của Pháp và đây cũng là nơi có 7.000 lính Pháp thường trực. Về lợi ích kinh tế, một phần ba giao thương của Pháp với các đối tác ngoài khu vực Liên Hiệp Châu Âu nằm trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Đây là khu vực năng động nhất cả về kinh tế lẫn thương mại, nhưng cũng là nơi có nhiều căng thẳng, nhất là căng thẳng về mặt quân sự. Do vậy, Pháp bắt buộc phải bảo vệ những lợi ích của mình và Paris cần phải được bảo đàm rằng, có thể can thiệp trong trường hợp cần thiết".

Hiệu ứng domino

Một số nhà phân tích khác lo ngại việc Úc hủy hợp đồng quân sự với Pháp tạo tiền đề cho các các quốc gia khác noi theo. Pháp là một trong 5 nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Liên minh AUKUS cho thấy không dễ mà cưỡng lại những áp lực của Hoa Kỳ. Ấn Độ là khách hàng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, đồng thời là một trong bốn tứ trụ của nhóm Quad. Tại Châu Âu, giám đốc đặc trách về nghiên cứu an ninh của Viện Quan hệ Quốc Tế Pháp Elie Tenenbaum không loại trừ khả năng một số thành viên, mà đứng đầu là Đức, cũng có thể quay lưng lại với Pháp để mua vũ khí của Hoa Kỳ, bởi "Đức và Pháp tuy là hai đầu tàu kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu, nhưng về mặt quốc phòng Berlin thân thiết hơn với Washington".

Một dự án hợp tác chung chế tạo chiến dấu cơ SCAF "thế hệ sáu" giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha, với trọng tâm là tập đoàn Dassault, cũng có thể bị lung lay. Sau cùng, Paris lo sợ AUKUS là hồi chuông báo tử cho hàng loạt những thỏa thuận Anh Pháp trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng trong khuôn khổ hiệp định Landcaster House 2010, bao gồm từ các dự án phát triển công nghệ chế tạo tên lửa chung, đến các chiến dịch tăng cường an ninh mạng…

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 21/09/2021

*******************

Tam quc AUKUS trang b đi đu Trung Quc ?

Phạm Phú Khải, VOA, 20/09/2021

Liên minh an ninh quc phòng ca ba nước Úc - Anh - M, AUKUS (Australia, the United Kingdom and the United States), đã chính thc ra đi ngày 15 tháng 9, đ công khai đi phó vi nh hưởng và tham vng ca Bc Kinh.

giaima2

T my ngày va qua, nhng thông tin v xây dng tàu ngm ht nhân ti Úc đã chiếm các trang đu trên các cơ quan truyn thông.

Liên minh an ninh quc phòng ca ba nước Úc - Anh - M, AUKUS (Australia, the United Kingdom and the United States), đã chính thc ra đi ngày 15 tháng 9, đ công khaiđi phó vi nh hưởng và tham vng ca Bc Kinh. Nhân dp này, Úc quyết đnhcông b hy b hp đng vi công ty Naval Group ca Pháp chế to 12 tàu ngm tr giá 90 t đô la, ký kết vào năm 2016 dưới thi ca cu Th tướng Malcolm Turnbull. Thay vào đó, Th tướng Scott Morrison ký hp đng mi vi Tng thng M Joe Biden, và Th tướng Anh Boris Johnson, đ M và Anh cung cp 8 tàu ngm s dng năng lượng nguyên t, và chuyn nhượng công ngh nguyên t và các công ngh cao cp khác cho Úc trong thi gian ti.

Thông báo chung ca tam quc Úc Anh M cho biết :

"Thông qua AUKUS, chính ph ca chúng ta s tăng cường kh năng ca mi bên trong vic h tr các li ích an ninh và quc phòng, da trên mi quan h song phương lâu dài và đang din ra ca chúng ta.

"Chúng tôi s thúc đy chia s thông tin và công ngh sâu hơn. Chúng tôi s thúc đy hi nhp sâu hơn v khoa hc, công ngh, cơ s công nghip và chui cung ng liên quan đến an ninh và quc phòng".

Đ chuyn nhượng công ngh cao cp mang tính chiến lược hàng đu phi có yếu t tin tưởng gn như tuyt đi. M ch thc hinduy nht mt ln trước đây, giúp cho Thy quân Hoàng gia Anh 63 năm trước xây tàu ngm ht nhân. Cho nên đây là quyết đnh có th xem là ngoi l, trong trường hp khá bt thường. Ba nước, Úc Anh M s hp tác cht ch trong 18 tháng ti đ lên kế hoch tiến hành.

Cũng xin được nhc thêm, chính M đã cung cp nhiu công ngh cao cp đ giúp Trung Quc ln mnh trong các thp niên 1970 và 1980 (và sau đó), đ ln mnh hu có th đi đu li vi Liên Xô. Hai cường quc cng sn đi đu và cân bng quyn lc nhau thì khe cho M. Nhưng khi Trung Quc đã đ mnh đ va tiêu th các công ngh ca M va phát trin các công ngh quc phòng ca riêng mình, thì Trung Quc tr mt. Nhưng Úc thì khác. nhiu khía cnh kinh tế, chính tr và xã hi, văn hóa ca M và Úc có nhiu đim tương đng, nht là c hai có ngun gc t Anh quc và đng ngôn ng, và tng chiến đu bên nhau qua Thế chiến I, II, Chiến tranh Lnh, Vit Nam, Afghanistan, Iraq v.v…

Quyết đnh này mang tính h trng không ch cho Úc, và còn đa chính tr ti n Đ - Thái Bình Dương, đc bit là quan h ca Úc đi vi Trung Quc và các quc gia khác. Nó là bước ngoc ln trong chính sách ngoi giao ca Úc, nói lên lp trường dt khoát ca Úc đi vi Trung Quc.

Làm mt lòng đng minh và lo ngi láng ging

Trước hết, cn phi xác đnh rng tàu ngm được M và Anh cùng Úc xây dng ch s dng nguyên liu năng lượng ht nhân, hoàn toàn không phi đ trang b vũ khí ht nhân. Morrison cũng khng đnh rng Úc tiếp tc các ràng buc v hip ước không phát trin vũ khí ht nhân.

Tuy thế, quyết đnh mua sm tàu ngm nguyên t ca Úc đã gây sóng gió v mt ngoi giao, đc bit vi Pháp, Trung Quc cũng như Nam Dương.

Pháp đã phn ng gay gt v quyết đnh hy b hp đng xây 12 tàu ngm tr giá 90 t đô la. Ngoài vic phê phán hành đng ca Úc chng khác gì "đâm sau lưng", "mt uy tín", "phn bi nim tin", hay "thái đ không th chp nhn gia đng minh và đng hành", Tng thng Emmanuel Macron đã triu hi đi s Pháp ti Úc và M. Đi s Pháp ti Úc Jean-Pierre Thebault cho biết ông ch biết đến quyết đnh này vào th Sáu va qua trên truyn thông. Nhưng s tht không hn như vy. Vì nhng tr ngi tiến hành xây tàu ngm, Kế hoch B (Plan B) đ xây dng kh năng phòng th ca Úc đã được rà xét, tính toán li, trong 18 tháng qua. Tóm tt, Úc đã tht s bt cá hai tay trong thi gian qua,phòng h rng nếu Kế hoch A vi Pháp không thành, hay không như ý mun, thì phi có Kế hoch B hay C. Đây là điu d hiu, bi trong chiến lược, thiếu kế hoch d phòng hay thay thế, thì ri ro thì to ln mà hu qu thì vô cùng khc lit.

Th tướng Morrison cho biết cũng tng chia s suy nghĩ này vi Tng thng Macron vào tháng 6 ti Paris. Trong tiến trình thc hin, nó cũng được hai bên tng lãnh đo cao nht nghĩ đến, nht là t phía Úc.

Tuy nhiên, vic Pháp tht vng và gin d trước quyết đnh ca Úc là điu d hiu, v c ba mt ngoi giao, tài chánh và chính tr. Cung cách gii quyết ca Úc v s kin này, tuy hiu được, nhưng không phi là khéo léo nht.

Trung Quc cũng phn nggay gt v liên minh AUKUS và quyết đnh mua tàu ngm ht nhân t M và Anh. Phát ngôn nhân Triu Lp Kiên (Zhao Lijian), mô t tha thun Úc Anh M là cc k vô trách nhim trong khi truyn thông nhà nước Trung Quc cnh báo Úc rng nước này hin là ‘đi th ca Trung Quc và nên chun b cho điu ti t nht. T Toàn cu Thi báo mô t Hoa K là mt trí khi c gng tp hp các đng minh ca mình chng li Trung Quc và cáo buc Úc tr thành con chó chy ca Washington. Nói chung, cung cách phát ngôn ca Trung Quc đy mit th và phn cm khi h có bt đng quan đim : hoc là lên án kết ti nước khác, hoc đe da bng ngôn t hung hăng. Tính cách ngoi giao ca h nói lên được bn cht và tư duy ca Bc Kinh, không phi kh năng. Nói cho cùng, tt c các phát ngôn nhân hay truyn thông ca Trung Quc cũng ch phn nh tư duy ca Tp Cn Bình và gii lãnh đo chính tr hàng đu ti Bc Kinh. H ch là cái loa, không hơn không kém. Nếu không phn nh đúng thì đu s mt vic, hoc có th mt nhiu hơn na.

Nam Dương (Indonesia) cũng bày tmi quan ngi v s leo thang võ trang trong vùng. B ngoi giao Nam Dương kêu gi Úc duy trì cam kết đi vi hòa bình và n đnh khu vc, đng thi nhc li s tôn trng lut pháp quc tế. Th tướng Úc trn an rng B Ngoi giao và Quc phòng Nam Dương đã được thông báo, và ông d trù s nói chuyn riêng vi Tng thng Joko Widodo sm.

Ti sao Úc chn chiến lược này ?

Hy b hp đng vi công ty Naval Group làm Úcmt 2.4 t đô la, và có th hàng trăm triu đô la khác đ bi thường vì hy hp đng, chưa k gn5 năm tri vi bao ngun lc và thi gian dn vào vào d án này. Quyết đnh này Úc tha biết s làm cho quan h ngoi giao vi Pháp ti t hơn, gây căng thng trong vùng, qua đó làm leo thang n lc trang b chiến tranh. Vi h qu có th đo lường hay nhìn thy được như thế, ti sao lãnh đo chính tr Úc li đi đến quyết đnh táo bo như vy ?

Đó là vì tình hình đa chính tr đang mc quan ngi. Nếu không ly quyết đnh nhanh chóng kp thi, Úc s tiếp tc trong tình thế d b tn thương.

Vì quan ngi v kh năng phòng v ca Úc hin nay, và đc bit trong thp niên ti, nht là khi Trung Quc đã tr nên cường quc v nhiu mt, cu Th tướng Úc Kevin Rudd cũng như Tony Abbot kêu gi d án xây dng tàu ngm ht nhân này cntiến hành càng nhanh càng tt đ Úc ít b tn thương hơn, như trong tình hung hin nay. Abbot hi hn là đã không ng h ý đnh xây dng tàu ngm ht nhân trước đây, và cho rng thi gian tt nht là xây nó cách đây 5 năm, và tt nhì là bây gi. Rudd cho rng nếu ch đến năm 2040 thì quá lâu, làm cho nước Úc trn trung (b rơi) v mt chiến lược trong 20 năm.

Tht ra quyết đnh mua tàu ngm t M và Anh không ch là đ Úc mua vũ khí cho mc tiêu t phòng v. V mt k thut, Pháp cũng có kh năng chế to và cung cp tàu ngm ht nhân cho Úc, nếu Úc yêu cu, và như thế hp đng gia hai nước s không có nhiu vn đ nếu thay đi ý mun. Tuy nhiên, B trưởng Quc phòng Úc Peter Duttoncho biết phiên bn ca Pháp không hin đi, cao cp bng M và Anh. K ngh ca M v lò phn ng ht nhân có th kéo dài 33 năm, bng tui ca tàu ngm, cho nên không cn phi tái nhiên liu mi 10 năm, như ca Pháp.

Nhưng theo tôi, đó cũng không phi là nguyên do chính. Liên minh tam quc này còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Trong trn thế chung đi đu vi Trung Quc, tam quc Úc - Anh - M mun có s cam kết chung, được ràng buc qua hp đng tàu ngm ht nhân, ít nht là trong ba thp niên ti.Được biết quân đi, ha tin, không lc và tàu ngm ht nhân ca M s ghé thăm Úc thường xuyên, và s đi qua Bin Đông đ thách thc ý đnh ca Trung Quc s hu vùng bin này. Cu Th tướng Úc Paul Keatingbày t quan ngi v hp đng tàu ngm ht nhân, vì ph thuc vào quá nhiu M, làm mt đi ch quyn quc gia. Nhưng có l lãnh đo chính tr Úc đánh ván c ri ro : thà mt chút ch quyn đ được s cam kết bo v lâu dài ca M và Anh, còn hơn có ch quyn mà không có kh năng bo v nó, nếu b Trung Quc tn công.

Mt bao lâu sau hp đng AUKUS thì Úc s có tàu ngm ht nhân, điu này chưa rõ ràng hay chc chn. Nhưng Úc không còn lưỡng l na trước thái đ chn Hoa K hay Trung Quc. Trước đây Úc không mun quan h ngoi giao và thương mi vi Trung Quc tr nên xu đi, nhưng dù mun hay không thì Trung Quc cũng đã chn sn cho Úc ri. Quan ngi v thái đ và ý đ ca Trung Quc, Th tướng Morrisoncho biết ‘Môi trường tương đi trong lành mà chúng ta đã được hưởng trong nhiu thp k khu vc không còn như thế na ; và không nghi ng gì, chúng ta đang bước vào mt thi k mi ; Tương lai ca n Đ Dương - Thái Bình Dương s nh hưởng đến tt c tương lai ca chúng ta.

Qu tht, nhng gì xy ra cho chúng ta cm tưởng như thế gii đang tiến gn hơn đến thi k chiến tranh nóng, không còn lnh na !

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 20/09/2021

************************

Mất hợp đồng tàu ngầm với Úc, Pháp có thể quay sang Ấn Độ

Anh Vũ, RFI, 21/09/2021

Bị đổ bể hợp đồng lớn trang bị tàu ngầm cho Úc, nhưng trong cái rủi vẫn còn có cái may, Pháp vẫn có thể quay sang một cường quốc khác trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, đó là Ấn Độ, nước từ nhiều năm nay vẫn đang có tham vọng hiện đại hóa hạm đội hải quân để đối phó với đà bành trướng của Trung Quốc.

giaima3

Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và bộ trưởng Quân lực Pháp, bà Florence Parly, tại một buổi lễ ở một nhà máy tập đoàn chế tạo máy bay Pháp Dassault Aviation tại Mérignac, gần Bordeaux, miền tây nam nước Pháp, ngày 08/10/2019 / AP - Bob Edme

Giới quan sát nhận thấy, sau khi bị cú "đâm sau lưng" của Mỹ-Úc trong vụ hợp đồng cung cấp tàu ngầm đang gây ồn ào những ngày qua, Pháp có thể sẽ rút ra những bài học cần thiết, cởi mở hơn nhiều trong các dự án cung cấp tàu ngầm cho các nước. Theo nhà phân tích Harsh Pant, thuộc trung tâm nghiên cứu chính trị tại New Delhi, Observer Research Foundation, "thỏa thuận Aukus cho thấy các nước trong vùng Ấn Độ -Thái bình Dương mong muốn kiềm chế sự hiện diện của Trung Quốc sẽ phải triển khai hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao", đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân đối với những nước có vùng biển rộng lớn. Đây cũng là mối quan tâm của Ấn Độ nhiều năm nay. Nước này đang nhìn vào vụ khủng hoảng tàu ngầm giữa Pháp với các đồng minh Mỹ-Úc với sự chú ý đặc biệt.

Theo nhiều nhà phân tích tại New Delhi, Ấn Độ sẽ có thể nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy Pháp chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, đặc biệt là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. 

Từ nhiều năm qua, chính phủ Ấn Độ đang cố gắng hiện đại hóa hạm đội hải quân của mình. Ông Pravin Sawhney, tổng biên tập tạp chí quốc phòng Force, được nhật báo Le Figaro, trích dẫn cho biết "về mặt chính thức, Hải quân (Ấn Độ) nhận có 15 tàu ngầm, nhưng một số là loại cũ. Chỉ có 8 hay 9 chiếc còn hoạt động. Hải quân của chúng tôi phải tính đến khả năng hiện diện của Trung Quốc trong Ấn Độ Dương và khả năng liên kết tác chiến của họ với hạm đội của Pakistan".

Vì thế mà nâng cấp, hiện đại hóa năng lực hải quân là nhiệm vụ cấp bách của quân đội Ấn Độ. Hồi tháng 6 vừa rồi, bộ Quốc phòng Ấn đã cho phép Hải quân gọi thầu đóng 6 tàu ngầm tấn công quy ước chạy bằng diesel-điện. Các con tàu này sẽ được đóng tại Ấn Độ bởi một công ty trong nước phối hợp với đối tác nước ngoài, với trị giá đầu tư khoảng 5 tỷ euro.

Công trường thứ hai là đóng 6 tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân. Tổng giá trị của dự án này lên tới 12 tỷ euro và dự kiến chiếc đầu tiên được hoàn thành vào năm 2032. Có điều là Ấn Độ không có khả năng công nghệ về động cơ chạy năng lượng hạt nhân mà bắt buộc phải nhập khẩu công nghệ này. Ấn Độ đã tính đến việc nhờ cậy Pháp, một trong số nước hiếm hoi làm chủ được công nghệ động cơ hạt nhân, để được chuyển giao công nghệ.

Chuyên gia Harsh Pant được trích dẫn ở trên nhận định : "Pháp và Ấn Độ đều rất quan tâm đến tự chủ chiến lược. Cả hai nước đều không muốn bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Các điều kiện đã hội đủ để triển khai hợp tác mới". Cùng chia sẻ với ý kiến này, ông Raja Mohan, giáo sư Đại học Quốc gia Singapore, nhật xét trên nhật báo The Indian Express số ra ngày 20/09 : "Cuộc khủng hoảng tàu ngầm mang lại cho Ấn Độ và Pháp cơ hội làm sâu sắc hơn sự hợp tác trong vùng Ấn Độ Dương".

Càng ngày càng cảm thấy bị bao vây bởi Pakistan và Trung Quốc, và để chống lại một Trung Quốc đầy tham vọng với lực lượng hải quân đang được hiện đại hóa nhanh chóng, như một tất yếu, Ấn Độ phải tăng cường năng lực hải quân. Trong các dự án trang bị tàu ngầm đang tiến hành, Naval Group của Pháp vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên của chính phủ Ấn Độ, cũng như New Delhi đã từng lựa chọn chiến đấu cơ Rafale để "thay máu" lực lượng không quân. Với Pháp, quay về với thị trường quốc phòng Ấn Độ dường như khả tín hơn bao giờ hết.

Hôm nay trong cuộc điện đàm giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã khẳng định quyết tâm "cùng nhau hành động trong không gian Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở". Theo thông cáo của phủ tổng thống Pháp, ông Macron đã nhắc lại "Pháp cam kết góp phần tăng cường tự chủ chiến lược của Ấn Độ, bao gồm cả công nghiệp cũng như công nghệ, trong khuôn khổ quan hệ chặt chẽ dựa trên sự tin cậy". Những tuyên bố nhiều cân nhắc và nhiều ẩn ý được đưa ra giữa cuộc khủng hoảng lòng tin trong đồng minh mà Pháp đang phải đối mặt.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 21/09/2021

**********************

Khủng hoảng tàu ngầm : Paris tiếp tục tố cáo các hành vi "dối trá"

Trọng Nghĩa, RFI, 19/09/2021

Pháp vẫn chưa nguôi cơn giận sau vụ hợp đồng tàu ngầm bị Úc đơn phương hủy bỏ. Vào hôm qua, 18/09/2021, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã nhắc đến một "cuộc khủng hoảng nghiêm trọng", đồng thời lên án điều mà ông gọi là sự dối trá và bất tín, cũng như thái độ "khinh thường" từ phía các đồng minh của Pháp.

giaima4

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian lên án "dối trá" và nêu lên một "cuộc khủng nghiêm trọng" khi trả lời đài truyền hình France 2 tối 18/09/2021 về việc Úc hủy hợp đồng tầu ngầm với Pháp.  © Ảnh chụp màn hình France 2

Trên đài truyền hình Pháp France 2, ngoại trưởng Le Drian đã giải thích việc triệu hồi các đại sứ Pháp tại Canberra và Washington bằng sự kiện "một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong chúng ta", tức là giữa Pháp và các đồng minh.

Đối với ngoại trưởng Pháp, biện pháp triệu hồi đại sứ, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa Paris và Washington, "có tính biểu tượng rất cao". Theo ông, đã có những hành vi "dối trá, lá mặt lá trái, phá vỡ nghiêm trọng lòng tin, khinh thường" cho nên mọi thứ đều không ổn.

Do vậy, theo ông Le Drian, nước Pháp đã triệu hồi các đại sứ của mình tại Úc và Mỹ "để hiểu rõ thêm vấn đề và cho các đối tác cũ của chúng ta thấy rằng chúng ta rất bất bình, rằng thực sự có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa chúng ta".

Năm 2016, Pháp đã ký một hợp đồng trị giá 90 tỷ đô la Úc (tương đương với 56 tỷ euro), để cung cấp cho Úc 12 tàu ngầm với động cơ diesel. Văn kiện này thường được mệnh danh là "hợp đồng thế kỷ" do quy mô và phạm vi chiến lược của nó.

Ngoại trưởng Pháp cũng cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc định hình khái niệm chiến lược mới của NATO. Tuy nhiên ông không nói gì về khả năng Pháp ra khỏi liên minh Bắc Đại Tây Dương, chỉ xác định rằng "Châu Âu phải tự trang bị cho mình một la bàn chiến lược độc lập và điều này sẽ thuộc trách nhiệm của Pháp trong nửa đầu năm 2022", nhắc đến nhiệm kỳ chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu của Pháp vào ngày 01/01/2022.

Ông Le Drian cũng có những lời lẽ gay gắt với Washington, mà Paris cho là đã ép Canberra hủy hợp đồng với Pháp. Ngày 18/09, ngoại trưởng Pháp không ngần ngại đánh giá rằng phương pháp hành động của tổng thống Biden "rất giống cách làm của ông Trump, nhưng không kèm theo tin nhắn Twitter".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 19/09/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Hà, Phạm Phú Khải, Anh Vũ, Trọng Nghĩa
Read 552 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)