Tổng bí thư và thử thách đầu tiên để ‘dọc ngang thông suốt’
Trân Văn, VOA, 15/10/2021
Tuần này, một trong những sự kiện được người sử dụng mạng xã hội bàn luận rôm rả là dự tính"phát hành trái phiếu quốc gia", mới được Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam thảo luận hôm 12/10/2021.
"Phát hành trái phiếu quốc gia" là bán lẻ trái phiếu, không bán sỉ (bán cả gói) như trước.
Có hai lý do khiến Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam quan tâm đến điều này : Thứ nhất, đối tượng mua các loại trái phiếu công trình (vay vốn thực hiện công trình bằng trái phiếu) và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành có hạn – chủ yếu là các tổ chức tài chính và ngân hàng. Thứ hai,tiền trong dân vẫn còn khá nhiều. nữa.
Dân chúng Việt Nam đón nhận ý tưởng này như thế nào ? "Phát hành trái phiếu quốc gia" là bán lẻ trái phiếu, không bán sỉ (bán cả gói) như trước
Câu trả lời là rất ít người tin kế hoạch"phát hành trái phiếu quốc gia" có thiện ý. VOA đã trò chuyện với ông Trần Quốc Quân, một doanh nhân Ba Lan gốc Việt để tìm hiểu xem"Vì sao người Việtdị ứng mỗi khi nhà nước tính ‘huy động tiền trong dân’ (1) ?" và khi cuộc trò chuyện này được giới thiệu trên trang facebookVOA Tiếng Việt thì có thêm gần 500 người góp thêm ý kiến (2).
Khoảng 1/4 số người góp ý không đồng tình với nhận xét của ông Vương Đình Huệ - Chủ tích Quốc hội, rằngtiền trong dân vẫn còn khá nhiều !Họ khẳng định :Tiền trong nhà cán bộ, đảng viên mới nhiều ! Thậm chí David Nguyen, Bo Cuc... khẳng định là nhiều gấp trăm lần trong dân ! Có người như Le Lieu Huynh, Lam Anh Huynh... thắc mắc :Sao không huy động tiền từ các quan chức, đó mới là thành phần giàu thật !
Tương tự, rất nhiều người đề cập đến kinh nghiệm về trái phiếumà chính phủ từngbán lẻvào thập niên 1980 như Jack Dang : Những ai lấy lại được vốn và lãi cuả những tờ trái phiếu chính phủ cách đây mấy chục năm xin giơ tay lên. Lúc mua là tiền thật kiếm từ mồ hôi, nước mắt từ, 100% thành giấy lộn hết rồi. Nếu không gọi đó là lừa đảo có tổ chức thì gọi là gì ?
Cũng có những người liên hệ với thực tế rồi nhận định như Phuoc Nguyen :Huy động vốn của dân rồi làm vài chục công trình như kiểu Cát Linh – Hà Đông...dùng tiền của dân như rác, làm ăn kiểu đó đất nước chỉ có mạt thôi chứ phát triểnsao nổi, cả trăm nữa nữa cũng vậy !Đó cũng là lý do có những người như Nhạn Huynh khẳng định :Dư tiền thì mua vàng, mua đất, làm từ thiện. Dưnữa thì nuôi chó. Tiền tươi thóc thật. Có ngu thì chỉ một lần thôi. Đâucó ai ngu hoài !
***
Trong mắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, VOA thuộc nhóm thù địch, xuyên tạc, có thể độc giả của VOA cũng bị xếp vào loại này, nên chưa được khách quan và thiện chí lắm !
Còn độc giả của những cơ quan truyền thông chính thức, có giấy phép hoạt động hẳn hoi thì sao ? Cứ xem phản hồi của độc giả CafeF (trang thông tin điện tử tổng hợp của VC Corp – một trong những doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, đã cũng như đang sở hữu cả những website mà bản chất là báo điện tử như Kênh 14, Soha...) về dự tính sẽ mangtrái phiếu chính phủra bán lẻ sẽ thấy ý kiến độc giả trên trang facebook của CafeF cũng chẳng khác gì độc giả VOA (3).
Ngoài việc cho rằng :Tiền trong dân còn nhiều lắm nhưng tiền trong quan còn nhiều hơn như Bella Nguyen, Lê Hoàng Nam... và nên bắt cán bộ, đảng viên bỏ tiền ra mua như facebooker có nickname là Page lập chơi cho biết (Dí đầu cán bộ bắt mua. Không chịu thì cứ đè ra trừ ngày công). Hay hiến kế như Harris Doan :Nhà nước cần huy động nguồn vốn từ cán bộ và vì hai năm vừa qua, cán bộ vẫn lãnh lương đều, thành ranên cống hiến vì tổ quốc, vì nhân dân...
Hóa ra độc giả của CafeF cũng không quên bài học công trái hồi thập niên 1980.
Lee Quang Minh hồi tưởng :Mua dễ, bán lại thì hành đủ điều. Bài học từxưa của biếtbao gia đình. Giờ nói ai mà tin nữa. Duc Duy Bui ôn cố :Mua công trái một chỉ vàng, mười năm sau đổi được tô phở rồi chửi thề ! Quang Kh Ng khuyên :Thôi ! Sau này con cháu nó muốn ăn phở thì để nó tự mua, không cần nhận thừa kế từ ông cha nó.An Phuc so sánh : Tiền, vàng thật trong túi mình đi đổi máy tờ giấylộn và nhấn mạnhchỉ cần thu hồi tàisản tham nhũng thôi là đủ đầu tư phát triển kinh tế !
***
Cuối tuần trước – ba ngày trước khi Ủy ban thường vụ của Quốc hội Việt Nam thảo luận về việc làm trái phiếu chính phủ để bán lẻ - tại buổi tiếp xúc cử tri trước khi dự kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 15 - ông Nguyễn Phú Trọng, tâm tình với cử tri vừa như một đại biểu Quốc hội, vừa như Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, đại ý.Cả hệ thống chính trị phải biết dân đang muốn gì, làm đúng thì dân ủng hộ, làm sai thì dân góp ý, hư hỏng thì dân phản đổi để xử lý (4).
Vì ông Trọng tuyên bố như thế và mơ về chuyện cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo của đảng, cùng với nhân dân "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" nên Thiên hạ luận kỳ này mạo muội giới thiệu với ông, đảng của ông, hệ thống chính trị của ông một ít suy nghĩ, mong muốn của dân thông qua sự kiện hệ thống chính trị, hệ thống công quyền dự tính sản xuất trái phiếu chính phủ để mang ra bán lẻ. Không rõ ông có thể làm được như ông nói cho...dọc ngang thông suốt ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 15/10/2021
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10158579641598008
(3) https://www.facebook.com/CafeF/posts/4532126983476665
******************
Lãnh đạo muốn "huy động tiền dân" ngay sau phong tỏa
Cao Nguyên, RFA, 13/10/2021
Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ bị dư luận chỉ trích gay gắt sau khi phát biểu rằng "Tiền trong dân còn nhiều, làm sao để huy động được vào sản xuất". Phát ngôn này nhanh chóng vấp phải làn sóng phản ứng từ dư luận, nhất là trong bối cảnh nhiều tỉnh thành phía Nam vừa mới trải qua gần năm tháng phong tỏa do dịch bệnh.
AFP
Dư luận phản ứng gay gắt
Ông Huệ đã nói như vậy vào chiều ngày 12/10 trong phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021/2025.
Chỉ 10 tiếng đồng hồ sau khi thông tin này được đăng trên trang Facebook page của Đài Á Châu Tự Do, có hơn 1.500 lượt bình luận. Hầu hết trong số đó bày tỏ thái độ tức giận, chỉ trích người đứng đầu Quốc hội :
Độc giả Phụng Hiếu để lại bình luận : "Bác nói thế thì các mặt hàng thiết yếu lại tăng chóng mặt cho xem, không muốn quan tâm chính trị nhưng chính trị cứ tìm đến túi tiền…".
"Có thể các bạn ở Việt Nam chưa biết : Ngày 8/10 vừa rồi, Chính phủ Đài Loan phát miễn phí cho toàn bộ người dân, không phân biệt giàu nghèo phiếu mua hàng tương đương giá trị tiền mặt 5000 đài tệ (khoảng bốn triệu tiền Việt). Nhưng chính phủ Việt Nam lại chỉ nghĩ đến túi tiền trong dân. Đó là một sự khốn nạn không hề nhẹ" - Độc giả Phan Thương.
Độc giả Văn Đức Nguyễn : "Không bao giờ quan tâm dân chết chóc, khổ sở thế nào vì đại dịch, chỉ chăm chăm nhìn vào cái túi của dân vốn đã lủng rách tả tơi. Rồi thuế má, điện, xăng sẽ tăng lên vùn vụt, rồi dân sẽ lầm lủi kéo cày ngày đêm để nuôi béo quan tham, và Đảng ngày càng quang vinh".
Độc giả Anh Than : "Nhà cầm quyền luôn luôn nghĩ như vậy nên những gói hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh đã được người dân chứng minh rất cụ thể. Chuyên rình rập của người khác thì thật là quá xấu hổ".
Ông Tâm, chủ một doanh nghiệp chuyên lắp đặt công trình điện tại Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA rằng lời phát biểu của ông Vương Đình Huệ trong lúc này rõ ràng cho thấy lãnh đạo không hề thấu cảm cho nỗi đau của đồng bào. Trong khi hàng triệu người lao động nghèo buộc phải rời bỏ thành phố về quê, thì quan chức chỉ ngó vào túi tiền của dân :
"Câu ổng (Chủ tịch quốc hội - PV) nói "tiền trong dân còn rất là nhiều" thì chắc là tiền nợ. Tiền nợ trong dân giờ còn rất nhiều. Chứ bây giờ có làm ăn gì được đâu mà lấy đâu ra tiền. Doanh nghiệp đi làm tùm lum đây mà tiền trong tài khoản vẫn là số âm thì dân lấy đâu ra tiền.
Nói chung là mấy ông Nhà nước muốn nói gì thì nói, để cho một số thành phần không hiểu gì về đất nước, hoặc một số thành phần "bưng bô" ủng hộ thì kệ người ta thôi. Nhìn từng đoàn người đi về quê là hiểu rồi hiểu được nỗi đau dân tộc của mình nó như thế nào rồi".
Lao động mất việc, doanh nghiệp thua lỗ
Báo chí nhà nước dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê vào ngày 12/10 cho biết, trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư vừa qua, có đến 1,3 triệu người lao động nhập cư đã bỏ về quê. Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, với hơn 28,2 triệu người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tám tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 85.500 doanh nghiệp.
Ông Tâm nói doanh nghiệp của ông vẫn hoạt động được trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư vừa qua. Tuy nhiên, các chi phí xét nghiệm, chi phí lo "ba tại chỗ" cho nhân viên, chi phí đi lại… đã đẩy giá thành quá cao. Vậy nên, dù doanh nghiệp hoạt động được nhưng vẫn thua lỗ trong thời gian vừa qua :
"Năm nay đã xác định từ trước rồi, từ lúc Sài Gòn chưa đóng cửa, là năm nay có công việc làm ăn là đã mừng rồi, để duy trì thôi, hoặc thậm chí làm lỗ 10 đến 15%, doanh nghiệp của mình vẫn vui rồi, chứ đừng có nói kiếm được lời.
Dù có công việc nhưng những chi phí khác nó nuốt hết rồi, nội cái tiền ba ngày "chọt mũi" một lần là đã hết bao nhiêu rồi".
Ngày 24/9, Chính phủ ban hành gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng giá trị 30 ngàn tỷ đồng. Công ty ông Tâm cũng đã nộp hồ sơ để được nhận hỗ trợ, nhưng đến nay vẫn "chưa có một đồng nào" :
"Hồi đó giờ bản thân mình chỉ có đóng thuế cho Nhà nước chứ Nhà nước có hỗ trợ gì cho mình đâu. Càng trông mong thì càng thất vọng thôi chứ được cái gì.
Nó đưa ra các gói hỗ trợ để phỉnh người dân, phỉnh doanh nghiệp không à. Vậy thôi chứ mình còn trông mong để làm cái gì. Thay vì thời gian trông chờ đó mình đi làm những việc khác kiếm tiền tốt hơn".
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh đứng đợi đồ ăn đặt tại cửa hàng ăn ở thành phố hôm 1/10/2021 sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. AFP
Cần tạo niềm tin trong dân
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trong tình hình kinh tế đang gặp quá nhiều khó khăn sau đợt dịch thứ tư, thì việc lãnh đạo muốn huy động các nguồn lực trong dân, từ tài chính, sức lao động hay là sáng kiến của nhân dân là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, thay vì chỉ huy động tiền trong dân, thì lãnh đạo Nhà nước phải nói rõ là "sẽ làm cái gì để cho nhân dân tin tưởng để cùng nhau đứng dậy phát triển kinh tế" :
"Theo tôi cần rất là nhiều chuyện. Một là tình hình tài chính trong nhân dân, cần vốn liếng để phát triển. Qua cái dịch này, tài chính của nhân dân bị kiệt quệ rất nhiều, thì Nhà nước phải giải quyết vấn đề tài chính đó. Ngân hàng Nhà nước cần phải có quyết định giúp cho kinh tế phát triển.
Vấn đề thứ nhì là về thuế má có tính chất tài khóa, phải tháo gỡ để giúp cho những người đầu tư được "nhẹ gánh" về thuế má tài khóa.
Thứ ba nữa là về vấn đề pháp luật. Có rào cản trong vấn đề nhân dân tự do làm việc hay không. Hồi trước là ngăn sông cấm chợ thì bây giờ phải tháo gỡ ra".
Ông nói Nhà nước cần nghiên cứu giải quyết ba vấn đề nêu trên thì sẽ có niềm tin của người dân. Lúc đó, người dân sẽ tự yên tâm mà bỏ tiền vào đầu tư, làm ăn.
Vấn đề "huy động tiền và vàng trong dân" từng được Nhà nước Việt Nam mang ra thảo luận từ nhiều năm nay. Năm 2016, theo báo chí nhà nước, căn cứ vào con số do Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới công bố thì lượng vàng dân đang nắm giữ khoảng 500 tấn.
Tháng 4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc "huy động nguồn lực trong dân bao gồm cả vàng và tiền nhằm tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế".
Thời điểm đó, mạng báo VTC dẫn lời Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, nhận định rằng : "Muốn huy động nguồn lực thì phải bằng cách tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, để người dân tự đầu tư. Người ta chưa tin vào thị trường thì sao người ta bỏ vàng ra được. Người ta không biết làm gì thì người ta mới giữ vàng. Việc huy động đó là điều không thực tế".
Cao Nguyên
Nguồn : RFA, 13/10/2021
********************
Vì sao người Việt dị ứng mỗi khi nhà nước tính ‘huy động tiền trong dân’ ?
VOA, 13/10/2021
Tiền trong dân "vẫn còn nhiều", "còn rất lớn", một loạt quan chức Việt Nam đưa ra nhận định hôm 12/10 trong một cuộc họp của Quốc hội, theo tường thuật trên báo chí trong nước.
Tin cho hay Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, và Trưởng ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu như nêu trên trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi ủy ban bàn về việc phát hành công trái để bán cho dân như cách đây hơn 35 năm và lấy số tiền huy động được làm vốn cho nền kinh tế.
Theo quan sát của VOA, trên mạng xã hội, nhiều người dân đưa ra những bình luận châm biếm, mỉa mai về ý định của nhà nước huy động tiền trong dân, không ít người nhắc lại bài học quá khứ và cảnh báo rằng đó là một mưu đồ trấn lột hoặc cướp tiền của người dân.
Doanh nhân Trần Quốc Quân, người có quốc tịch Ba Lan và hiện đang ở Việt Nam, lý giải với VOA về việc người Việt luôn phản ứng mỗi khi nhà nước tính huy động tiền trong dân :
"Lòng tin của dân chúng với các nhà lãnh đạo Việt Nam bị xói mòn trong một thời gian rất dài chủ yếu là vì việc tham nhũng. Dân luôn nghĩ rằng lượng tiền nằm trong quan rất là lớn. ‘Đốt lò’ [chống tham nhũng] thì OK. Nhưng lại không bao giờ giải quyết cái hậu quả, tức là thu hồi lại tiền tham nhũng. Chắc chắn số tiền đấy rất là lớn".
Báo chí Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm 2021, các cơ quan tố tụng thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có giá trị hơn 14.400 tỷ đồng. Cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi hơn 1.900 tỷ đồng.
Nhưng cũng vẫn báo chí trong nước dẫn lại bản báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng cho hay kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoátthời gian trước năm 2013 trung bình chỉ đạt 10% trên tổng số phải thu hồi, và trong giai đoạn 2013- 2020, con số tuy có khá hơn nhưng cũng chỉ đến mức hơn 32%.
Thực trạng Nhà nước không thể thu hồi đầy đủ tài sản trong các vụ tham nhũng bị doanh nhân Trần Quốc Quân ví von như "chỉ biết giải quyết phần ngọn, không biết giải quyết phần gốc", ông nói thêm :
"Chính vì thế mà mỗi khi động đến chuyện huy động vốn của dân thì dân chúng phản ứng rất là mạnh, chính vì sự bất bình đẳng đấy. Tại sao chỉ nói đến chuyện huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn thì lại không giải quyết hậu quả của việc tham nhũng ? Đó là nguồn tiền vừa bất minh mà cũng rất là lớn".
Người dân cũng mất lòng tin vào trái phiếu nhà nước nên họ không mặn mà với việc mua nó, vẫn doanh nhân Việt kiều Trần Quốc Quân nói, vì vậy, họ đổ tiền vào bất động sản, chứng khóan, vàng, và một số loại tài sản khác.
Báo chí nhà nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 12/10 rằng có vấn đề trong chính sách và môi trường kinh doanh nên người dân chưa yên tâm bỏ tiền vào kinh doanh, thay vào đó, họ mua và tích trữ nhà cửa, vàng bạc, đô la.
"Đây là vấn đề lớn và cũng là trăn trở. Chủ trương của đảng, nhà nước rất rõ nhưng triển khai thực tế còn hạn chế. Vì thế, thời gian tới làm sao khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực để huy động được nguồn lực trong dân", Bộ trưởng Dũng phát biểu.
Với kinh nghiệm thương trường của mình, doanh nhân kiêm tiểu thuyết gia Trần Quốc Quân chỉ ra lý do cụ thể làm người dân Việt ngần ngại đổ tiền vào sản xuất, kinh doanh, đó là nạn tiêu cực, vòi vĩnh từ phía nhà chức trách đối với người kinh doanh và chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ông phân tích :
"Chuyện vòi vĩnh gây ra rất nhiều cản trở, doanh nhân bỏ tiền ra gặp những vướng mắc rất là lớn. Doanh nhân làm việc ở Việt Nam bị nạn vòi vĩnh rất là mệt, rất là tốn kém. Thế nhưng nó lại là cơ hội để doanh nhân lách luật kiếm tiền một cách phi pháp dễ hơn. Cái đấy thấy rõ nhất trong mảng kinh doanh của doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản. Họ giàu lên rất nhanh nhờ cơ chế có tính hai mặt ấy. Những tập đoàn lớn chỉ trong 10-15 năm có thể vươn mình đứng dậy đúng là như Thánh Gióng".
Hệ lụy của nạn tiêu cực là chủ nghĩa tư bản thân hữu, vẫn theo lời ông Quân, doanh nhân gặt hái nhiều thành công ở Ba Lan :
"Việt Nam có quan hệ kinh tế thị trường nhưng vẫn có những hạn chế, chưa thấy thực sự là tự do, chưa thấy thực sự là bình đẳng. Nó tạo cơ hội cho một nhóm người có quan hệ sâu với các quan chức chính quyền, thường gọi là tư bản thân hữu. Nhưng tạo cơ hội cho nhóm này lại mất cơ hội của nhóm khác".
Doanh nhân này lưu ý rằng nạn tiêu cực và tư bản thân quen đưa những lượng tiền lớn đổ vào túi các quan chức trong khi ngân sách nhà nước chỉ thu được một phần ít ỏi nên không có đủ nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế và xã hội.
Theo ông Quân, phải có tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đầy đủ, công bằng, và chỉ có như vậy mới có thể làm cho nền kinh tế và xã hội có sức bật mạnh hơn, hiệu quả hơn so với việc tập trung các cơ hội vào một nhóm người nhất định.
Nguồn : VOA, 14/10/2021
********************
Chủ tịch quốc hội nói "tiền trong dân còn khá nhiều" sau 4 tháng dịch bệnh
RFA, 13/10/2021
Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ có phát biểu gây bão dư luận hôm 12/10/2021 trong phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021/2025. "Hiện tiền trong dân còn khá nhiều"- Chủ tịch quốc hội được báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời cho hay.
Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ - Courtesy of PLO -RFA edited
Phát biểu của ông Huệ diễn ra trong bối cảnh tình hình người dân và doanh nghiệp trong cả nước đang gặp nhiều khó khăn sau 4 tháng các tỉnh thành áp dụng những biện pháp phong tỏa để đối phó với dịch bệnh.
Người đứng đầu Quốc hội cho rằng cần tập trung đến việc phát triển của thị trường vốn do năng lực đang hạn chế, khả năng huy động vốn hạn chế.
Việc hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng gặp trở ngại, tín dụng tăng chậm, có nguy cơ "chảy" vào những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khóan, bất động sản…
Ông Huệ cũng cho biết, hiện Bộ Tài chính đang tính toán phát hành thêm công trái thông qua người dân như thời gian trước chứ không phải thông qua kênh các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, ông cũng đặt vấn đề về việc sau khi huy động vốn và phân bổ, liệu doanh nghiệp có sử dụng được hay không.
"Phải có giải pháp để tiền rót vào mà tiêu được, nhất là trong phân bổ, giải ngân đầu tư công"- ông Huệ nói và đề cập tới công tác chuẩn bị đầu tư, tăng năng lực quản trị các dự án đầu tư, hay giải quyết các dự án treo, chậm tiến độ.
Tổng cục Thống kê Việt Nam hôm 12/10 công bố thống kê cho thấy 1,3 triệu người đã rời bỏ các thành phố lớn để trở về quê trong 9 tháng đầu năm 2021, chưa tính số lượng người rời đi sau khi Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa hôm 1/10.
Một số công nhân trên đường về quê nói với RFA cho biết, họ không nhận được hỗ trợ từ nhà nước trong mấy tháng dịch bệnh và phải rời đi khi sức chịu đựng đã tới giới hạn.
Nguồn : RFA, 13/10/2021