Hiểu đúng về quy định "thu xe máy cũ của dân" trong Luật Bảo vệ Môi trường
Tại buổi làm việc hôm 18/10 vừa qua,Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà nghe đại diện các hội, hiệp hội doanh nghiệp chỉ ra một số bất cập, không khả thi trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của LuậtBảo vệ Môi trường.
Một người đang lọc các bộ phận tái chế từ các thiết bị điện tử ở Bắc Ninh hôm 1/7/2020 - Reuters
Đây là qui định đối với nhà nhập khẩu, sản xuất, mua bán sản phẩm, chịu trách nhiệmthugom, xử lý sản phẩm không còn sử dụng được nữa để đưa vào tái chế.
Báo chí khi đưa tin, chỉ tập trung vào phát biểu và kiến nghị của doanh gia và hiệp hội, mà không nói về khía cạnhpháp lý, khiến người đọc dễ bị nhầm lẫn, là nhận định ban đầu của chuyên gia Công nghệ & Môi trường, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ :
"Trong Luật Bảo vệ Môi trường, được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 thì có qui định về ‘Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, gọi là EPR Extended Producer Responsibility, qui định nhà sản xuất nhập khẩu chịu trách nhiệmthuhồi những sản phẩm đã hết hạn sử dụng đề tái chế".
Cần biết luật qui định sáu nhóm mặt hàng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng chí Sỹ nói tiếp, phảithuhồi sau khi hết thời gian sử dụng. Thứ nhất là ô tô, xe máy ; thứ hai là các sản phẩm ắc qui, chì ; thứ ba là dầu nhớt ; thứ tư là các thiết bị điện tử ; thứ năm là lốp ô tô xe máy và thứ sáu nữa là các sản phẩm nhựa :
"Sáu nhóm này khi hết hạn sử dụng thì các chủ kinh doanh phảithuhồi về để xử lý. Nếu anh nhập và sản xuất ra bao nhiêu ô tô thì anh phảithu hồi như là 5% lượng ô tô đã bán ra. Nếu anh bán được 100.000 máy vi tính thì anh phảithuhồi như là 10% lượng máy tính đã bán ra.
Tỷ lệ này hiện nay thì Chính phủ chưa qui định, sau này trong luật qui định rồi thì đặt một tỷ lệthuhồi nhất định. Các nhà nhập khẩu một trong sáu thiết bị như tôi vừa nói, khi bán ra thì phải có trách nhiệmthuhồi về để xứ lý’.
Cái này thực ra đang trong Dự thảo Nghị định thôi, và qui định sẽ được ban hành chắc là trong quí 3 này và sẽ có hiệu lực ngày1/1/2022".
Một doanh nhân giấu tên, chủ nhân một cơ sở buôn bán xe gắn máy và các loại máy giặt nhập khẩu ở TP Hồ Chí Minh, nói với RFA qua điện thư :
"May là trước đó tôi đã tìm hiểu đôi chút về qui định EPR ‘Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất’ rồi, nếu không thì như là vịt nghe sấm, hoặc là ăn nói vô tội vạ.
Tôi có đọc một bài của một ông trên mạng, nóirằng xe gắn máy là tài sản cá nhân, hà cớ gì Nhà nước đòithumua. Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc. Nghe nói các nước trên thế giới đã áp dụng EPR từ lâu rồi, Việt Nam mình muốn hội nhập cũng nên áp dụng luôn cái trách nhiệm bảo vệ môi trường này đi".
Doanh nhân thứ hai (giấu tên), sở hữu những dòng xe đắt tiền chothuê ở Hà Nội nói : "Mới đầu nghe qui địnhthugom ô tô hết hạn sử dụng thì mình toát mồ hôi vì chưa hiểu ‘trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất’ là cái gì. Giờ bạn hỏi mình càng rối, chắc ngài Bộ trưởng phải giải thích thêm thôi. Nhưng nếu sang năm có hiệu lực thì phải tuân thủ chứ không tránh được, mình làm ăn tử tế mà".
Trao đổi với RFA về qui định ‘trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, một chủ nhân nhà in ở Houston, bang Texas - Hoa Kỳ, bà Anh Đào xác nhận :
"Qui định EPR được áp dụng ở Mỹ một cách đương nhiên mà nếu không hiểuthì mình đâu có biết đó là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Tôi đã nhiều lần phải thay những máy in trong văn phòng, kể cả những máy to lớn cồng kềnh khác như máy giặt hay bếp điện. Bao giờ cũng vậy, cơ sở bán sản phẩm mới cho mình có nhiệm vụ giao hàng và lấy những vật dụng đã cũ hoặc bị hỏng mang đi. Nếu không thì mình lại vất vả mang đi bỏ mà không biết bỏ vào đâu".
Được biết tại buổi làm việc với bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, một đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam cho rằng xe máy là tài sản của dân, khi mua họ đăng ký quyền sở hữu. Hơn nữa Việt Nam cũng chưa có chính sách cũng như chế tài khuyến khích chủ phương tiện thải bỏ. Vì thế, Dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệpthugom xe máy là không khả thi.
Ông còn nói rằng "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ tái chế, cònthugom thì rất khó khăn. Thực tế, các nước tiên tiến trên thế giới tái chế xe máy, ô tô rất nhiều nhưngthugom thì chưa từng có trong tiền lệ, và quy địnhthugom phương tiện xe máy về tái chế gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Chưa kể, việcthugom tái chế cũng khiến giá thành sản phẩm tăng lên, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Còn theo trình bày của đại diện hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, thì "Chúng tôi không từ chối trách nhiệm tái chế nhằm góp phần vào giảm thải, bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, vẫn lời nữ doanh nhân này, Dự thảo mới quy định doanh nghiệp phải đạt tỷ lệ tái chế nhất định dựa trên tổng lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường, là không sát với thực tiễn. Ô tô là tài sản của người dân, doanh nghiệp không thểthuhồi vì không có khung pháp lý hỗ trợ.
Lại nữa, bà nói tiếp, lộ trình áp dụng tái chế cũng cần xem xét lại, bởi nền công nghệ tái chế Việt Nam chưa đạt được sự phát triển như các nước tiên tiến, nhiều sản phẩm chưa thể tái chế trong nước mà phải gửi ra nước ngoài.
Đó là những điều mà doanh nghiệp và hiệp hội cho là bất hợp lý trong phần trình bày với bộ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường.
Công nhân làm việc ở nhà máy ô tô Vinfast Hải Phòng hồi năm 2019. Ảnh minh họa : Reuters
Về phần Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ của Trung tâm Công nghệ & Môi trường, có đôi ba điều lấn cấn mà qui định cần làm rõ, nhất là khâuthugom haythumua ở đây :
"Thực ra việcthugom thì tất nhiên doanh nghiệp không phải đithu gom. Người ta chỉ là không hiểu. Có nghĩa khi một sản phẩm hết hạn sử dụng rồi, người tiêu dùng sẽ báo cho doanh nghiệp gom về để xứ lý, còn người tiêu dùng đang sử dụng thì không thể gom được"
"Thế cho nên các ông nói là khó gom hay tài sản này khác là không đúng theo ý tưởng của luật. Luật chỉ yêu cầu khi anh hết hạn sử dụng anh thải bỏ, anh báo thì người ta mới gom. Không ai đi gom cái anh đang sử dụng cả".
Luật lệ với qui định EPR đã được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu nhằm bảo vệ môi trường trước vấn đề rác thải công nghiệp, là khẳng định của phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ :
"Cứ vào mạng đánh chữ EPR sẽ thấy người ta dùng nhiều lắm, Việt Nam cũng không phải mới biết làm đâu, Luật 2005 rồi Luật 2014 đã đưa EPR ra rồi, có điều là không triển khai được.
Thứ nhất là mình không có kinh nghiệm, thứ hai mình không có người giám sát triển khai. Lần này là nhắc lại rằng nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phải có trách nhiệmthuhồi và xử lý cái phần mình bán ra cho người dùng, thế thôi".
Tại buổi làm việc hôm 18/10, đại diện các doanh nghiệp đã kiến nghị xin lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025. Lý do là để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Đáp lại, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà tuyên bố tiếpthu ý kiến và sẽ điều chỉnh các nội dung trong Dự Thảo hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển doanh nghiệp hầu có bước thực tiễn, phù hợp trong thời gian tới.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 21/10/2021