Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiểu đúng về quy định "thu xe máy cũ của dân" trong Luật Bảo vệ Môi trường

Ti bui làm vic hôm 18/10 va qua,B trưởng Tài nguyên & Môi trường Trn Hng Hà nghe đi din các hi, hip hi doanh nghip ch ra mt s bt cp, không kh thi trong D tho Ngh đnh quy đnh chi tiết mt s điu ca LutBảo vệ Môi trường.

xe1

Một người đang lọc các bộ phận tái chế từ các thiết bị điện tử ở Bắc Ninh hôm 1/7/2020 - Reuters

Đây là qui đnh đi vi nhà nhp khu, sn xut, mua bán sn phm, chu trách nhimthugom, x lý sn phm không còn s dng được na đ đưa vào tái chế.

Báo chí khi đưa tin, ch tp trung vào phát biu và kiến ngh ca doanh gia và hip hi, mà không nói v khía cnhpháp lý, khiến người đc d b nhm ln, là nhn đnh ban đu ca chuyên gia Công ngh & Môi trường, Phó ch tch Hi Bo v Thiên nhiên và Môi trường Vit Nam, Tiến sĩ Phùng Chí S :

"Trong Lut Bảo vệ Môi trường, được Quc hi thông qua ngày 17/11/2020 thì có qui đnh v Trách nhim m rng ca nhà sn xut, gi là EPR Extended Producer Responsibility, qui đnh nhà sn xut nhp khu chu trách nhimthuhi nhng sn phm đã hết hn s dng đ tái chế".

Cn biết lut qui đnh sáu nhóm mt hàng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng chí S nói tiếp, phithuhi sau khi hết thi gian s dng. Th nht là ô tô, xe máy ; th hai là các sn phm c qui, chì ; th ba là du nht ; th tư là các thiết b đin t ; th năm là lp ô tô xe máy và th sáu na là các sn phm nha :

"Sáu nhóm này khi hết hn s dng thì các ch kinh doanh phithuhi v đ x lý. Nếu anh nhp và sn xut ra bao nhiêu ô tô thì anh phithu hi như là 5% lượng ô tô đã bán ra. Nếu anh bán được 100.000 máy vi tính thì anh phithuhi như là 10% lượng máy tính đã bán ra.

T l này hin nay thì Chính ph chưa qui đnh, sau này trong lut qui đnh ri thì đt mt t lthuhi nht đnh. Các nhà nhp khu mt trong sáu thiết b như tôi va nói, khi bán ra thì phi có trách nhimthuhi v đ x lý’.

Cái này thc ra đang trong D tho Ngh đnh thôi, và qui đnh s được ban hành chc là trong quí 3 này và s có hiu lc ngày1/1/2022".

Mt doanh nhân giu tên, ch nhân mt cơ s buôn bán xe gn máy và các loi máy git nhp khu TP H Chí Minh, nói vi RFA qua đin thư :

"May là trước đó tôi đã tìm hiu đôi chút v qui đnh EPR Trách nhim m rng ca nhà sn xut ri, nếu không thì như là vt nghe sm, hoc là ăn nói vô ti v.

Tôi có đc mt bài ca mt ông trên mng, nóirng xe gn máy là tài sn cá nhân, hà c gì Nhà nước đòithumua. Đây là s hiu lm đáng tiếc. Nghe nói các nước trên thế gii đã áp dng EPR t lâu ri, Vit Nam mình mun hi nhp cũng nên áp dng luôn cái trách nhim bo v môi trường này đi".

xe2

Doanh nhân th hai (giu tên), s hu nhng dòng xe đt tin chothuê Hà Ni nói : "Mi đu nghe qui đnhthugom ô tô hết hn s dng thì mình toát m hôi vì chưa hiu trách nhim m rng ca nhà sn xut là cái gì. Gi bn hi mình càng ri, chc ngài B trưởng phi gii thích thêm thôi. Nhưng nếu sang năm có hiu lc thì phi tuân th ch không tránh được, mình làm ăn t tế mà".

Trao đi vi RFA v qui đnh trách nhim m rng ca nhà sn xut, mt ch nhân nhà in Houston, bang Texas - Hoa K, bà Anh Đào xác nhn :

"Qui đnh EPR được áp dng M mt cách đương nhiên mà nếu không hiuthì mình đâu có biết đó là trách nhim m rng ca nhà sn xut. Tôi đã nhiu ln phi thay nhng máy in trong văn phòng, k c nhng máy to ln cng knh khác như máy git hay bếp đin. Bao gi cũng vy, cơ s bán sn phm mi cho mình có nhim v giao hàng và ly nhng vt dng đã cũ hoc b hng mang đi. Nếu không thì mình li vt v mang đi b mà không biết b vào đâu".

Được biết ti bui làm vic vi b trưởng B Tài nguyên và môi trường Trn Hng Hà, mt đi din Hip hi các nhà sn xut xe máy Vit Nam cho rng xe máy là tài sn ca dân, khi mua h đăng ký quyn s hu. Hơn na Vit Nam cũng chưa có chính sách cũng như chế tài khuyến khích ch phương tin thi b. Vì thế, D tho Ngh đnh quy đnh doanh nghipthugom xe máy là không kh thi.

Ông còn nói rng "Chúng tôi hoàn toàn ng h tái chế, cònthugom thì rt khó khăn. Thc tế, các nước tiên tiến trên thế gii tái chế xe máy, ô tô rt nhiu nhưngthugom thì chưa tng có trong tin l, và quy đnhthugom phương tin xe máy v tái chế gây rt nhiu khó khăn cho doanh nghip. Chưa k, victhugom tái chế cũng khiến giá thành sn phm tăng lên, gây bt li cho người tiêu dùng.

Còn theo trình bày ca đi din hip hi các nhà sn xut ô tô, thì "Chúng tôi không t chi trách nhim tái chế nhm góp phn vào gim thi, bo v môi trường". Tuy nhiên, vn li n doanh nhân này, D tho mi quy đnh doanh nghip phi đt t l tái chế nht đnh da trên tng lượng sn phm tiêu th ra th trường, là không sát vi thc tin. Ô tô là tài sn ca người dân, doanh nghip không ththuhi vì không có khung pháp lý h tr.

Li na, bà nói tiếp, l trình áp dng tái chế cũng cn xem xét li, bi nn công ngh tái chế Vit Nam chưa đt được s phát trin như các nước tiên tiến, nhiu sn phm chưa th tái chế trong nước mà phi gi ra nước ngoài.

Đó là nhng điu mà doanh nghip và hip hi cho là bt hp lý trong phn trình bày vi b trưởng B Tài nguyên& Môi trường.

xe3

Công nhân làm vic nhà máy ô tô Vinfast Hi Phòng hi năm 2019. nh minh ha : Reuters

V phn Phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí S ca Trung tâm Công nghệ & Môi trường, có đôi ba điu ln cn mà qui đnh cn làm rõ, nht là khâuthugom haythumua đây :

"Thc ra victhugom thì tt nhiên doanh nghip không phi đithu gom. Người ta ch là không hiu. Có nghĩa khi mt sn phm hết hn s dng ri, người tiêu dùng s báo cho doanh nghip gom v đ x lý, còn người tiêu dùng đang s dng thì không th gom được"

"Thế cho nên các ông nói là khó gom hay tài sn này khác là không đúng theo ý tưởng ca lut. Lut ch yêu cu khi anh hết hn s dng anh thi b, anh báo thì người ta mi gom. Không ai đi gom cái anh đang s dng c".

Lut l vi qui đnh EPR đã được các nước trên thế gii áp dng t lâu nhm bo v môi trường trước vn đ rác thi công nghip, là khng đnh ca phó Giáo sư Tiến sĩ Phùng Chí S :

"C vào mng đánh ch EPR s thy người ta dùng nhiu lm, Vit Nam cũng không phi mi biết làm đâu, Lut 2005 ri Lut 2014 đã đưa EPR ra ri, có điu là không trin khai được.

Th nht là mình không có kinh nghim, th hai mình không có người giám sát trin khai. Ln này là nhc li rng nhà sn xut, nhà nhp khu phi có trách nhimthuhi và x lý cái phn mình bán ra cho người dùng, thế thôi".

Ti bui làm vic hôm 18/10, đi din các doanh nghip đã kiến ngh xin lùi l trình thc hin đóng góp tái chế đến tháng 1/2025. Lý do là đ có thi gian xây dng công nghip tái chế, chun b sn sàng cho vic áp dng được kh thi, đng thi giúp các doanh nghip có thi gian phc hi sau đi dch Covid-19.

Đáp li, B trưởng Tài nguyên & Môi trường Trn Hng Hà tuyên b tiếpthu ý kiến và s điu chnh các ni dung trong D Tho hài hòa gia bo v môi trường và phát trin doanh nghip hu có bước thc tin, phù hp trong thi gian ti.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 21/10/2021

Published in Diễn đàn

Ngày 17/11/2020, luật "Bảo vệ Môi trường" được Quốc hội Việt Nam thông qua với hơn 96% phiếu thuận. Điểm đáng chú ý là bộ luật quan trọng này đã phải lùi lại một tuần để sửa đổi, do sự phản đối mạnh mẽ của giới khoa học, giới bảo vệ môi trường trong nước. Ngay trước khi Quốc hội bỏ phiếu, giới khoa học, giới bảo vệ môi sinh tiếp tục kêu gọi hoãn dự luật.

moitruong1

Thảm họa sinh thái miền Trung : Biểu tình phản đối tập đoàn Formosa tại Hà Nội ngày 01/05/2016.  Ảnh : Reuters

Dự luật Bảo vệ Môi trường do bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phụ trách thẩm tra, được thảo luận tại Việt Nam từ cuối năm 2019. Cho đến trước khi Quốc hội bỏ phiếu, đã có ít nhất 7 phiên bản dự luật khác nhau được thảo luận. Truyền thông tại Việt Nam đăng tải rộng rãi nhiều ý kiến phản biện, kiên quyết phản đối việc thông qua dự luật. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan soạn thảo đã tiếp thu khá nhiều ý kiến phản biện, và dự luật trước khi được thông qua đã được cải thiện khá nhiều so với ban đầu. Tại sao luật Bảo vệ Môi trường bị phản đối mạnh mẽ trong giới khoa học ? Liệu luật Bảo vệ Môi trường, vừa được thông qua, có thực sự tiếp thu các ý kiến phản biện ? Trên đây là chủ đề chính của tạp chí Xã Hội của RFI tuần này.

Trái với nguyên tắc "Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế"

Trước hết xin mời quý vị nghe nhận định chung của tiến sĩ Hoàng Xuân Lương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc, Miền núi. Tiến sĩ Hoàng Xuân Lương cũng là chủ tịch Nhóm Hành động vì Công lý, Sức khỏe và Môi trường, một trong năm tổ chức và liên minh tham gia "Kiến nghị hoãn thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi", hôm 03/11/2020. Trả lời RFI tiếng Việt, tiến sĩ Hoàng Xuân Lương cho biết :

"Những kiến nghị của các nhà khoa học, nhà bảo vệ môi trường được tiếp thu, nhưng không được tiếp thu đầy đủ. Đặc biệt có mấy vấn đề. Một là sự giám sát của người dân trong quá trình thực hiện Đánh giá tác động môi trường, của các nhà máy, khu công nghiệp lớn, việc minh bạch các số liệu để người dân thực hiện quyền giám sát thì chưa được tốt lắm. Thứ hai là vai trò của các nhà khoa học tham gia vào việc giám sát phản biện lại các ảnh hưởng môi trường chưa được chú trọng. Thứ ba là, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, khi có ảnh hưởng môi trường, thì mới nói chung chung thôi, không xác định cụ thể. Nói một cách tóm tắt là trong quá trình đóng góp ý kiến, bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học và Công nghệ đã tiếp thu, nhưng chỉ tiếp thu một phần.

Do ảnh hưởng của các doanh nghiệp, nên những đấu tranh của người dân, của các nhà khoa học chưa đạt kết quả mỹ mãn. Trong số các phản biện của chúng tôi, họ đã chấp nhận việc đưa vào luật, để người dânnhà khoa học được tham gia vào quá trình giám sát, phản biện, nhưng họ không đưa đầy đủ như ý mình đề xuất. "Đầy đủ" có nghĩa là phải được giám sát ngay từ đầu, ngay từ khâu xây dựng dự án. Công khai minh bạch, tham gia ngay từ đầu như thế thì mới tránh được những việc làm tiêu cực của doanh nghiệp, vì sự phát triển kinh tế, vì lợi nhuận mà không quan tâm nhiều đến ảnh hưởng môi trường. Mặc dù thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, mà phải bảo vệ môi trường, nhưng rõ ràng luật Bảo vệ Môi trường vẫn nghiêng về hướng phát triển kinh tế".

Giao Đánh giá tác động môi trường cho chủ đầu tư : "Bước thụt lùi" nghiêm trọng

Trao đổi với RFI, thạc sĩ Phạm Thị Hương Giang, người sáng lập Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng, Sống bền vững, khẳng định luật này là một "bước lùi" nghiêm trọng, mang tên là bảo vệ môi trường, nhưng thực chất để phục vụ lợi ích của các chủ đầu tư :

"Cái cốt lõi của cái luật này chính là báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Các dự án bất động sản, thủy điện, tất cả các dự án liên quan đến tác động môi trường thì đều phải có đánh giá Đánh giá tác động môi trường. Đó là chìa khóa quan trọng để việc "mở cửa" (cho việc sản xuất, kinh doanh, khai thác) có đúng cách hay không, hay lại là "phá cửa" để vào nhà. Đánh giá đó thứ nhất phải là đánh giá trung thực, khách quan. Để chứng minh cho sự trung thực, khách quan này, thì Đánh giá tác động môi trường phải được công khai, đầy đủ, rõ ràng. Đây là điều quan trọng nhất. Mà hiện tại Nhà nước lại đẩy cho phía doanh nghiệp. Thực ra đây là một bước thụt lùi so với luật cũ. Luật cũ đã rất dở là đã không mạch lạc về vấn đề phải công khai Đánh giá Tác động Môi trường rồi. Thụt lùi là do Nhà nước đã đẩy việc này cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chịu trách nhiệm thì sao ? Nếu doanh nghiệp từ chối cho tiếp cận thì công chúng làm gì doanh nghiệp ? Mà môi trường không phải là tài sản của doanh nghiệp. Đó là tài sản của Nhà nước. Đó là bước thụt lùi rất lớn, khi thông qua dự luật này.

Với tôi, có hai chuyện quan trọng nhất ở đây. Thứ nhất là báo cáo không được công khai, minh bạch bởi chính cơ quan quản lý Nhà nước, và thứ hai là báo cáo đó không được đánh giá một cách toàn diện, và lấy ý kiến của những người ảnh hưởng trực tiếp của nó. Và đó là điều không chấp nhận được. Tôi kết luận là luật này không phải để bảo vệ môi trường mà đó là luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích của chủ đầu tư. Đây là một sự đi xuống rất thê thảm trong việc bảo vệ môi trường, trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thảm họa rất lớn về thiên tai và nhân tai, có liên quan đến yếu tố môi trường. Đặc biệt là nhân tai thì cần phải có các quy định pháp luật chặt chẽ".

Thiên vị chủ đầu tư nên không tiếp thu nền tảng khoa học 

Trả lời RFI, tiến sĩ - bác sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến thực tế là do bộ luật nghiêng hẳn về phía các chủ đầu tư, vì vậy các đóng góp căn bản để luật được xây dựng trên nền tảng của các thành tựu về khoa học môi trường đầu thế kỷ 21 đã không được tiếp thu :  

"Nhìn vào phiên bản dự luật được Quốc hội thông qua, tôi thấy nổi lên hai điểm chính. Thứ nhất, tôi đánh giá là dự luật mất "cơ bản", tức không có được cái nền tảng khoa học xây dựng luật bảo vệ môi trường của thập niên thứ ba của thế kỷ XXI. Điểm thứ hai là, mục đích bảo vệ môi trường của dự luật bị biến thái, nghiêng hẳn về bảo vệ chủ dự án đầu tư, can thiệp hay khai thác môi trường. Mục tiêu bảo vệ môi trường là phải bảo vệ cho môi trường khỏi bị ảnh hưởng khỏi những can thiệp, chủ yếu là của con người, làm thay đổi những tính chất, thành phần của môi trường, theo hướng phá vỡ cân bằng sinh thái, tăng nguy cơ độc hại cho các sinh thể sống trong môi trường đó, bao gồm cả con người, động thực vật, vi sinh vật… các hệ sinh vật trong môi trường sinh thái.

Nhìn vào chương Đánh giá tác động môi trường, có thể nói đánh giá tác động môi trường rất là bất cập. Đánh giá tác động môi trường bản chất là một nghiên cứu khoa học, phải khách quan, trung thực, phải độc lập, thì trong dự luật này lại giao cho chủ đầu tư thực hiện. Rõ ràng các chủ đầu tư sẽ đi theo hướng bảo vệ cho việc các dự án của họ bảo đảm hết các tiêu chuẩn. Muốn đánh giá được độc lập, khách quan thì phải có những người không dính dáng lợi ích với bên chủ đầu tư, cũng như với bên Nhà nước. Hay nói một cách khác là phải có các cơ quan độc lập tham gia, phải tổ chức các nghiên cứu khoa học theo hướng độc lập, khách quan… Trong quá trình phát triển một năm vừa rồi, đi qua phiên bản này là phiên bản cuối cùng là phiên bản thứ 8, thì vẫn không khắc phục được các tồn tại trên, vẫn để chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện Đánh giá tác động môi trường".

Ngoài "Kiến nghị hoãn thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi", tham gia cùng với 5 liên minh, tổ chức khác, ngày 09/11, Liên minh Phòng chống Bệnh Không Lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) (mà bác sĩ Trần Tuấn là trưởng ban điều phối) gửi đến Quốc hội và chính phủ Việt Nam một văn bản phân tích  chi tiết nhấn mạnh 3 điểm yếu lớn của dự thảo luật, trong đó điểm yếu hàng đầu là "Dự thảo luật rơi vào tình trạng mất cơ bản nền tảng khoa học bảo vệ môi trường". Bài viết có mục tiêu cung cấp trước hết cho các đại biểu Quốc hội các trả lời cho câu hỏi, dựa vào đâu Liên minh Phòng chống Bệnh Không Lây nhiễm Việt Nam đánh giá dự thảo luật nói trên là "mất cơ bản".

Quá trình làm luật : Thiếu minh bạch, "thụt lùi" so với các dự thảo đầu tiên

Trả lời RFI, bà Ngụy Thị Khanh, giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), một trong các tổ chức tham gia vào Kiến nghị Quốc hội hoãn thông qua dự luật, đặc biệt ghi nhận tình trạng thụt lùi của luật Bảo vệ Môi trường so với chính các phiên bản dự luật đầu tiên, cũng như quá trình làm luật rất thiếu rõ ràng, minh bạch :

"Vấn đề công khai thông tin môi trường, trong quá trình xây dựng luật, thì cũng cứ thò ra, thụt vào. Cái phiên bản cuối cùng không quy định chi tiết trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện đảm bảo trách nhiệm của Nhà nước đối với việc công khai, báo cáo Đánh giá tác động môi trường, mà lại cho rằng đây là trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong việc công bố thông tin, trong phiên bản cuối cùng lại bỏ đi yêu cầu công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình tham gia góp ý này, chúng tôi thấy là dự thảo lúc bắt đầu đưa vào Quốc hội để thẩm tra, thì nó lại rất tiến bộ, có rất nhiều kiến nghị góp ý của các cơ quan, tổ chức, được tiếp thu, tích hợp vào các bản thảo lần thứ hai, lần thứ ba, nhưng rồi sau, nó cứ yếu dần đi. Ví dụ như là một lần chúng tôi có kiến nghị về quản lý "chất lượng không khí liên vùng" thì cần phải quy định như thế nào. Dự thảo thứ hai, thứ ba đã có tiếp thu, nhưng đã bị loại ra trong các dự thảo sau đó.

Theo lịch ngày 11/11 Quốc hội thông qua, nhưng do có rất nhiều thư kiến nghị, không chỉ mình chúng tôi, có cả các doanh nghiệp, các nhà khoa học, Quốc hội quyết định lùi lại một tuần để chỉnh sửa. Có thể tưởng tượng được là, đến ngày 12/11, có một bản cập nhập trên cổng thông tin điện tử (của Quốc hội), nhưng khi so sánh bản này, chúng tôi không biết đây là bản cập nhật hay bản đã có từ lâu. Nhiều chuyên gia bảo là bản cũ hơn so với bản đã thảo luận tại Quốc hội vừa rồi. Nếu như vậy, thì bản thân mình cảm thấy như thế thì coi thường cử tri quá. Sau đó lại có nhiều bản khác nữa. Ngày 17 thông qua, thì đến tối ngày 16 mới cập nhật lên cổng thông tin điện tử bản cuối cùng. Như vậy, có bao nhiêu người (trong đó có các đại biểu Quốc hội) sẽ đọc được bản thảo ấy. Nói chung là khi theo dõi cái này mới thấy là quá trình làm luật cũng đặt ra rất nhiều vấn đề, cần phải quan tâm để cải tiến về chất lượng".

Mang danh bảo vệ môi trường, nhưng chủ yếu là bảo vệ chủ đầu tư

Môi trường Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng trở nên vấn đề nóng bỏng : thảm họa ô nhiễm biển miền Trung do nhà máy thép Formosa năm 2016, tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, hàng loạt vụ sát lở núi, lũ gia tăng một phần do nguyên nhân phá rừng, xây dựng nhà máy thủy điện, chưa kể tình trạng ô nhiễm đủ loại, trong đó có ô nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… Bộ luật Bảo vệ Môi trường được kỳ vọng sẽ mang lại các giải pháp cho phép bước đầu kịp thời ngăn chặn tình trạng môi trường suy thoái trầm trọng hơn, tác động trước hết đến sức khỏe và sinh mạng con người.

Bộ luật Bảo vệ Môi trường, được thảo luận từ gần một năm nay, trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020, đã không đáp ứng được mong đợi của đông đảo giới khoa học về môi trường, giới bảo vệ môi sinh. Một trong những điểm chủ yếu được nhiều nhà khoa học, hoạt động môi trường nhấn mạnh là bộ luật nói trên đã nghiêng hẳn về phía ưu đãi chủ đầu tư, dành cho chủ đầu tư quyền điều tra tác động môi trường, đặt ra nhiều rào cản, ngăn chặn việc minh bạch hóa các thông tin đánh giá tác động môi trường trong các dự thảo luật. Việc bộ Tài nguyên và môi trường một mình chủ trì soạn thảo bộ luật, ngành Y tế gần như không có vai trò cũng là điều bị nhiều người phê phán. Tình hình càng trở nên đáng lo ngại hơn vào lúc Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định thương mại lớn của Châu Á RCEP, một hiệp định được giới chuyên gia đánh giá là rất ít chú trọng đến các tiêu chuẩn môi trường.

Đứng trước tình trạng bộ luật Bảo vệ môi trường gây thất vọng lớn, nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường hướng đến mục tiêu gây áp lực để chính phủ ra nghị định, với những điều khoản cụ thể điều chỉnh lại các "bất cập" của luật này. Ngược lại, theo nhiều chuyên gia, một bộ luật chất lượng kém như vậy cần phải mau chóng được sửa đổi, để bảo vệ các quyền của mỗi người được sống trong môi trường trong lành, được ghi trong Hiến pháp. Cũng có nhiều người muốn hướng đến các bộ luật mới về môi trường mang tính chuyên sâu hơn cho từng lĩnh vực, như luật riêng về môi trường không khí, để đáp ứng được các thách thức khẩn cấp hiện nay.  

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn thạc sĩ Phạm Thị Hương Giang, tiến sĩ Hoàng Xuân Lương, bà Ngụy Thị Khanh và tiến sĩ, bác sĩ Trần Tuấn đã dành thời gian cho chương trình.

Trọng Thành thực hiện

Nguồn : RFI, 25/11/2020

Published in Diễn đàn

Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi là "đáng thất vọng"

Đặng Ngọc Quang, BBC, 17/11/2020

Tuần này, Quốc hội Việt Nam và các đại biểu của Quốc hội lại gây ra một sự chú ý mà có thể gọi là "xôn xao dư luận" từ các giới và công luận Việt Nam, nhưng lần này là từ khía cạnh luật pháp và chính sách pháp luật của nhà nước liên quan tới môi trường, khi cơ quan lập pháp này thông qua một đạo luật mà nhiều người cho là không thỏa mãn và đầy tranh cãi.

moitruong1

Nhiều thảm họa môi trường và thiên tai liên quan tới các chính sách phát triển, ứng phó và bảo vệ thiên nhiên đang ảnh hưởng đến an sinh và đời sống của người dân Việt Nam

Thực vậy, ngay sau khi Quốc hội công bố kết quả bỏ phiếu Luật Bảo vệ môi trường [Sửa đổi], giới bảo vệ môi trường Việt Nam lập tức tỏ ra thất vọng trên mạng xã hội. Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi vừa được thông qua chỉ yêu cầu công bố quyết định đánh giá tác động môi trường mà theo đó, các doanh nghiệp không có nghĩa vụ cho công chúng và báo chí tiếp cận Báo cáo tác động môi trường.

Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của không ít chuyên gia môi trường đây là một bước lùi tệ hại so với điều Điều 131 quy định về nghĩa vụ Công khai thông tin về môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Việc hủy bỏ Điều luật này được đánh giá mang lại lợi ích nặng cân cho giới đầu tư công nghiệp và năng lượng.

"Phản bội" môi trường và "phản bội" người dân ?

moitruong2

Người biểu tình Việt Nam phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm thủy, hải sản chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam năm 2016

Trong phiên biểu quyết chiều hôm nay, 17/11/2020, chỉ có 16 đại biểu quốc hội không tán thành, 7 người không biểu quyết trong số 466 người bỏ phiếu.

Trên trang Facebook cá nhân, bày tỏ sự thất vọng ngay sau khi kết quả bỏ phiếu ở quốc hội được công bố nhà hoạt động, thạc sĩ Phạm Thị Hương Giang (còn được biết đến là Facebooker Jang Kều) - người sáng lập và chủ tịch Quỹ Sống nhận xét "họ [những người bỏ phiếu trong phiên họp quốc hội] không có khả năng đọc hiểu, hoặc họ phản bội môi trường, phản bội người dân".

Trong phần bình luận của bài viết nói trên, bà Ngụy Thị Khanh, Chủ tịch Liên minh Năng lượng Bền vững Việt nam (VSEA), người được Quỹ Môi trường Goldman đã trao giải Anh hùng môi trường năm 2018 - Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh viết bình luận "kết quả [này] cho thấy Đại biểu Quốc hội không quan tâm, không lo cho môi trường sống của họ. Tiếc là những người hiểu và lo cho môi trường ít quá".

Còn tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy - Cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai của tổ chức Oxfam, nêu ý kiến đây là "Một bước lùi vào đầm lầy đen đúa của tàn dư hóa chất, của sặc sụa khói bụi và một tương lai mịt mờ".

Ý kiến trong nội bộ Đại biểu quốc hội nói gì ?

moitruong3

Môi trường sống ở nhiều nơi đang là một thách thức của người dân Việt Nam trước nạn ô nhiễm

Trước đấy, ngày 02/11/2020 một liên minh các tổ chức xã hội với sự tham gia của 124 tổ chức thành viên đã gửi thư kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua dự luật sửa đổi này.

Trong các đại biểu quốc hội, có bác sĩ Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu đăng đàn thảo luận và được dẫn lại ở báo chí những ý kiến phù hợp với các quan điểm của giới hoạt động. Tuy vậy, ông không viện dẫn trực tiếp ý kiến trong khuyến nghị của Liên minh các tổ chức xã hội.

Đại biểu Hiếu đã nói với Tuổi Trẻ : "Việc công khai đánh giá tác động môi trường cho phép và đảm bảo sự giám sát của cộng đồng, của các tổ chức độc lập, hạn chế các xâm phạm tới tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường.

"Nếu sự giám sát này bị triệt tiêu, trong tương lai chúng ta sẽ lại phải tiếp tục chứng kiến những hậu quả tàn khốc sau khi thiên nhiên, môi trường đã bị hủy hoại vì sự yếu kém, tham lam, cuồng vọng của con người".

Dẫn thông tin từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013, báo mạng Việt Nam gần đây cho biết khoảng 20.000 héc-ta rừng đã bị phá hủy để làm 160 nhà máy thủy điện nhỏ trong những năm gần đây, hay là mỗi dự án này hủy diệt 125 héc-ta rừng.

Còn trong một dự án về Green New Deal của Liên Hiệp Châu Âu, mà Việt Nam cũng trong danh sách quốc gia nhận tài trợ, họ nhận định ngành sản xuất năng lượng và công nghiệp phát thải trực tiếp tới 45% tổng lượng khí CO2 vào khí quyển.

moitruong4

Cân đối giữa tăng trưởng và phát triển bền vững, lành mạnh, trong đó có bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới

Kết quả bỏ phiếu năm nay tỏ ra là sản phẩm mà Báo Người Đô thị đã ghi nhận từ năm 2019 khi thấy 'Bộ Tài nguyên & Môi trường đang nhất định tiếp tục "biến tấu" đánh giá tác động môi trường và toàn bộ quy trình xung quanh nó trở thành thông tin "mật", quy chuẩn thành quy phạm pháp luật'.

Báo đã dự báo "chất lượng đánh giá tác động môi trường dễ bị những bàn tay lợi ích nhóm "thọc" vào lũng đoạn.

Và như vậy, rất có thể đất nước không chỉ có một Formosa, Vedan hay Bauxit Tây Nguyên, mà sẽ còn có hàng trăm dự án tương tự.'

Tôi muốn hỏi "phải chăng đối chiếu với thực tế môi trường Việt Nam và tương lai, luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi mới được Quốc hội Việt Nam thông qua có phải đã đem lại một thất vọng to lớn không chỉ cho giới hoạt động môi trường ?

Đặng Ngọc Quang (Huế)

Nguồn : BBC, 17/11/2020

Tác giả là một nhà nghiên cứu về cộng đồng và phát triển Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Huế.

**********************

 Nguy hại nào từ Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được thông qua ?

Diễm Thi, RFA, 17/11/2020

Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với gần 92% phiếu tán thành. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Riêng nội dung về đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021. Luật này sẽ thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014.

moitruong1

Đốt rác vùng ven thành phố Hà Nội. AFP

Trước giờ Quốc hội bấm nút biểu quyết, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu có ý kiến hoãn việc thông qua dự luật này vì điều khoản về việc công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường tiếp tục không được chỉnh sửa sau nhiều đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức xã hội.

Trước đó hai tuần, một nhóm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khoẻ, pháp lý tại Việt Nam cũng có thư kiến nghị gửi tới Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng một số đại biểu quốc hội đề nghị hoãn thông qua luật sửa đổi này để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo.

Dù có những ý kiến đề nghị hoãn thì luật cũng vẫn được thông qua vào ngày 17/11. Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường, nói với RFA vào tối cùng ngày :

"Một cách khái quát thì tôi cho rằng một số triết lý để bảo vệ môi trường đã được đưa vào luật sửa đổi. Ví dụ ai gây ra hậu quả về môi trường thì người đó phải chi trả. Nhưng tôi cho rằng nếu chỉ như thế thì cũng như nhiều luật khác ở Việt Nam, tức là sẽ ách tắc ở khâu triển khai. Cơ chế nào để triển khai những nguyên tắc thì phải cần những nghị định của chính phủ với các nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thật cụ thể. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay cái xu thế tăng phí ở Việt Nam là đáng ngại.

Tôi cho rằng khả năng tăng phí chính thức thông qua các quy định về luật pháp với khả năng tăng các loại phí không chính thức trên thực tế vẫn là bài toán lớn. Để xem giải pháp nào là giải pháp phù hợp và không gây đè nặng phí lên người dân".

Một số chuyên gia cho rằng dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi còn bộc lộ không ít bất cập, hạn chế cần được tiếp tục xem xét, bổ sung. Thêm vào đó, dự thảo Luật chưa quy định rõ ràng về việc cung cấp thông tin và công khai thông tin về các thành viên hội đồng thẩm định.

Sáng 2/11/2020, các tổ chức Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam và Nhóm Công lý-Môi trường-Sức khỏe cùng tổ chức tọa đàm "Góc nhìn cộng đồng và chuyên gia đối với luật Bảo vệ môi trường sửa đổi".

Truyền thông Nhà nước dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An-Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, phát biểu tại tọa đàm rằng : Sau hơn 5 năm được thực thi, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã bộc lộ không ít bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn đất nước. Theo đó, từ khi khởi thảo đến nay, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường đã qua 7 lần sửa đổi, đã qua bước thẩm tra và chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là được Quốc hội, đại biểu Quốc hội xem xét, thông qua. Tuy vậy, dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều vấn đề thiếu sót, từ phạm vi, kết cấu, nội dung cần được tiếp tục xem xét, bổ sung để tránh tình trạng luật ra đời thiếu tính khả thi, không áp dụng được vào thực tiễn.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, từng nói với RFA rằng :

"Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên được Quốc hội thông qua và được ban hành năm 1993. Từ đó đến nay đã qua một lần sửa đổi là 2003, một lần nữa vào năm 2014 và bây giờ là 2020, tức là lần thứ ba để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật năm 1993 đó.

Vì thế cho nên việc điều chỉnh, bổ sung là việc rất bình thường, một nhu cầu thực tiễn, làm sao để luôn luôn hoàn thiện các quy định của luật để khả thi hơn đồng thời có tác dụng tốt hơn với biến động cuộc sống, trong đó có nội dung về đánh giá tác động môi trường và các nội dung khác mà chúng tôi thấy cần phải cập nhật tình hình".

Một điểm đặc biệt lần đầu tiên được nêu ra trong luật này quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường.

Giáo sư Đặng Hùng Võ không đồng tình với khái niệm này. Ông cho rằng khái niệm ‘cộng đồng dân cư’ ở Việt Nam chưa được định nghĩa rõ ràng, chuẩn mực. Do đó, nếu nói ‘nhân dân là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường' thì chính xác hơn. Người dân phải được tham gia vào việc giám sát các cơ sở công nghiệp để họ không xả thải trực tiếp ra môi trường khi chất thải chưa qua xử lý.

Trong số các đại biểu tham gia biểu quyết ở Quốc hội hôm 17/11 có 16 đại biểu không tán thành thông qua dự luật, 7 đại biểu không biểu quyết. Một trong những điều mà đại biểu, chuyên gia băn khoăn là về trách nhiệm công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Theo những đại biểu này, luật thông qua chỉ quy định trách nhiệm của chủ dự án đầu tư công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, trừ các thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy là chưa có sự thay đổi rõ ràng về bản chất của điều luật, vẫn đang hạn chế quyền tiếp cận đánh giá tác động môi trường của cộng đồng.

Cũng có ý kiến cho rằng, với những điều khoản trong dự luật chưa được rõ ràng mà luật đã thông qua thì thực chất, luật này chỉ bảo vệ lợi ích cho các chủ dự án đầu tư, chứ không phải bảo vệ cho môi trường sinh thái, an toàn môi sinh, phát triển bền vững, sức khoẻ cho người dân.

Tiến sĩ Dương Văn Ni từ chối bình luận. Ông nói : "Cái này nó nhạy cảm quá mình không bàn được. Không trả lời được !"

Giáo sư Đặng Hùng Võ thì nhận định nguồn gây ô nhiễm lớn nhất vẫn là các chủ đầu tư. Họ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình đầu tư công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Trong đó, trách nhiệm của chính quyền sở tại không nhỏ. Ông giải thích :

"Các chủ đầu tư thường là những người gây ra các sự cố môi trường lớn. Tuy vậy, việc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý với các chủ đầu tư để bảo vệ môi trường mới là vấn đề cốt yếu. Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất vẫn là các chủ đầu tư. Thứ hai là chính quyền. Ví dụ như chính quyền các đô thị làm gì để giải quyết vấn đề khí thải, nước thải và vấn đề chất thải rắn.

Tôi cho rằng nếu đặt vấn đề bảo vệ môi trường đối với các chủ đầu tư phải trên tinh thần nâng cao trách nhiệm đầu tư sao cho không gây ô nhiễm môi trường. Muốn thế phải có sự tham gia giám sát của người dân".

Ông Đặng Hùng Võ kết luận, ba yếu tố quan trọng nhất trong quản trị là công khai, minh bạch ; người dân tham gia giám sát ; trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý. Ba yếu tố đó phải kết lại với nhau thành một hệ thống. Nếu không thì nó sẽ vô nghĩa.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 17/11/2020

Published in Diễn đàn