Phát biểu của Lê Minh Tấn chỉ là loại ‘bình thường cũ’
Trân Văn, VOA, 20/10/2021
Tờ Lao Động vừa công bố file ghi âm phát biểu của ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 18/10/2021, tại Kỳ họp thứ ba của đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 10, đồng thời nhấn mạnh, chính ông Tấn tuyên bố, trong đợt dịch thứ tư vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minhchưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ (1).
Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: T.T.
Không rõ sau động tác này của tờ Lao Động, ông Tấn có nói thêm gì hay không (?), nếu có thì ông sẽ nói gì !
Hôm 18/10/2021, tường thuật của tờ Lao Động về Kỳ họp thứ ba của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 10, đã làm nhiều người nổi giận vì Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh-người thay mặt chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, thực thi, đề nghị điều chỉnh chính sách an sinh xã hội ở thành phố này-khẳng định, trong nửa năm vừa qua, ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ vì dịch(2).
Chỉ trích dữ dội đến mức, ngày hôm sau (19/10/2021), trước khi các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 10 tan hàng vì Kỳ họp thứ 3 kết thúc, ông Tấn vời báo chí tụ lại để thanh minh :Tôi không có nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn, mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc và khốn khổ. Trách nhiệm của chúng tôi là phải lo cho bà con (3). Không may cho ông là phóng viên tờ Lao Động có ghi âm !
***
Đây là lần thứ hai ông Tấn nổi như cồn. Lần trước, cách nay năm năm, hồi trung tuần tháng 6/2016, công chúng đã từng nổi giận khi gần như toàn bộ lãnh đạo tất cả các bộ phận của tất cả các cấp thuộc ngành Lao động, thương binh và xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt nghỉ làm việc để đến nhà tân Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội, tọa lạc tại xã Thái Mỹ, huyện Củ chi dự tiệc. Phần lớn sử dụng công xa.
Lúc đó, ông Tấn phân bua :Do mới về Sở được hai tháng, có rất nhiều chuyện muốn chia sẻ với anh em, lại nhân dịp ‘giỗ ông già’, nên chỉmời vàianh em thân thiết tới nhà để tâm sự vui vẻnhưng nhiều anh em muốn đến, họ tự tới thì đâu có từ chối được. Song một cư dân lớn tuổi sống gần nhà ông Tấn, khẳng định với báo giới :Gia đình ông Tấn chỉ có một đám giỗ cha vào tháng 9hàng năm (4) !
Vào thời điểm ấy, trước sự phẫn nộ của công chúng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho lực lượng Thanh tra của thành phố kiểm tra ngay việc dùng hàng loạt công xa đi ăn giỗ trong giờ làm việc tại tư gia của ông Tấn, ba ngày sau phải đề xuất hướng xử lý cho Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh (5). Kết quả, ông Tấn vẫn tại vị, thậm chí năm ngoái, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (Thành ủy) nhiệm kỳ 2020-2025 !
Cũng cần nói thêm, sau khi ông Tấn khẳng định, trong đợt dịch Covid-19 thứ tư, ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ,dân chúng đã nêu ra hàng loạt thắc mắc về chuyện tại sao mãi đến năm 2002 ông Tấn mới tốt nghiệp Trung học Phổ thông Hệ Bổ túc mà trước đó hàng chục năm ông đã được chọn đế gửi đi học Quản lý Nhà nước, rồi Cao cấp Chính trị (6).
Những thắc mắc này dẫu hữu lý nhưng hoàn toàn không phù hợp với tư duy và kiểu hoạt động vốn bình thường của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Trước nay, học vấn vẫn thường không liên quan đếnlý luận chính trịvà quản lý nhà nước.Muốn tham giaquản lý nhà nước, phải có trình độ lý luận chính trịmà trình độ lý luận chính trịkhông đặt trên nền tảng học vấn, khả năng nhận thức, hành xử.
Đó là lý do, ông Tấn - người hiện có học vịThạc sĩ vềXây dựng đảng và Quản lý nhà nước mới hồn nhiên tuyên bố rằng trong đợt dịch Covid-19 thứ tư, ở Thành phố Hồ Chí Minhchưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ,sau đó lại khẳng định chắc nịchkhông nói như vậy, bất kể lúc phát biểu là giữa hội trường và cử tọa không phải chỉ có dăm ba người.
So với cách nay năm năm, hồi trung tuần tháng 6/2016, tư duy và hành xử của ông rất nhất quán, để hóa giải áp lực dư luận về việc tổ chức ăn nhậu linh đình giữa giờ hành chính, ông có thể tổ chức giỗ cha hai lần một năm !
Ông Tấn không phải là trường hợp cá biệt. Tháng trước, sau khi khuấy động dư luận vì báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hộingân sách trống rỗng,ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Tài chính cũng bảo rằng ôngkhông nói như vậy ! Cho rằng chính phủ hết tiền là hiểu sai vấn đề, ý ông chỉ là ngân sách dự phòng đã cạn. Có thể cách nói của ông bị hiểu sai là vì ông nóitiếng Nghệ An (7) !
***
Nói lấy được hoặc nói đi rồi nói lại, lần sau ngược hẳn với lần trước và dẫu khó nghe, khó chấp nhận bởi sai sự thật nhưng vẫn phải coi những phát biểu ấy như chân lý vốn đã là điều bình thường ở Việt Nam.
Chẳng hạn, khoảng ba tháng sau khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát và lan rộng, giữa lúc dân chúng đang vật lộn với đủ thứ khó khăn, quằn quại trong nghịch cảnh, hôm 20/7/2021, khi Quốc hội khóa 15 họp phiên đầu tiên, ông Nguyễn Phú Trọng đăng đàn, khẳng định : …cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước thành công rực rỡ của Đại hội Đảng 13và kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa 15 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026(8).
Hay sau hậu quả nhãn tiền do các biện pháp chống dịch cực đoạn, dù từng thúc ép"đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", buộc"mỗi cơ quan, đơn vị địa phương phải là một pháo đài, mỗi người dân phải là một chiến sĩ" (9), ông Phạm Minh Chính đột nhiên đổi giọng, chỉ trích thuộc cấp :Phong tỏa để làm gì thì không đặt ra, không có mục tiêu, không có lộ trình, không có biện pháp(10)
Khi thượng cấp như thế thì thuộc cấp tất nhiên khó mà khác thế ! Ông Tấn chỉ là trường hợp mới nhất của tình trạng bình thường vốn đã rất cũ. Do dịch, chẳng riêng Việt Nam, thiên hạ đã cũng như đang phải làm quen với trạng thái bình thường mới. Riêng tại Việt Nam, khi bình thường cũ song hành với bình thường mới, bất kể thảm trạng, vẫn có những viên chức dõng dạc khẳng định, kiểu nhưchưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc thì trong tương lai, khó mà tránh được chuyện phải đối diện với nhữngkhốn khổ mới !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/10/2021
Chú thích :
(2) https://laodong.vn/xa-hoi/giam-doc-so-ldtbxh-tphcm-chua-co-ai-thieu-an-khon-kho-vi-dich-965030.ldo
(5) http://www.tapchigiaothong.vn/tphcm-yeu-cau-lam-ro-vu-xe-cong-di-an-gio-gio-hanh-chinh-d27184.html
(6) https://www.facebook.com/100004551390162/posts/1976415482520146/
(10) https://www.youtube.com/watch?v=IEU3WtBnwXE
****************
Định hướng xã hội chủ nghĩa nhọ hơn vì doanh nghiệp nhà nước
Trân Văn, VOA, 19/10/2021
Cho dù thực tế chứng minh, doanh nghiệp nhà nước khiến quốc gia lụn bại, Ban Chấp hành trung ương đảng khóa 10 (2006-2011) phải quyết địnhxóa bỏ tìnhtrạng doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc được hưởng đặc quyền sản xuất, kinh doanhnhư "then chốt của nền kinh tế", chỉ duy trì doanh nghiệp nhà nước trongmột số lĩnh vực liênquan đến kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, một số lĩnh vực công íchsong doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại như một loại ung nhọt không thể trị tuyệt căn.
Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 là một trong 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành Công Thương. Ảnh : Hải Nguyễn
Đầu năm nay, Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 (2021-2026) vẫn xác định phảiduy trì doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh vì kinh tế nhà nước là công cụ, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các "khuyết tật" của cơ chế thị trường nhằm bảo đảm bản sắc của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa !
Doanh nghiệp nhà nước có thểhoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như ý chí của Ban chấp hành trung ương đảng khóa này không ?
Báo cáo mới nhất của chính phủ về hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước trong năm 2020 tiếp tục cung cấp thêm nhiều số liệu đáng giận Tuy số doanh nghiệp nhà nước (hoặc 100% vốn nhà nước, hoặc một phần là vốn nhà nước) do chính phủ trực tiếp giám sát đã giảm, chỉ còn 807 nhưng bất chấp hiệu quả hoạt động, nhà nước vẫn rót thêm vốn vào những doanh nghiệp nhà nước này. Theo báo cáo thì so với năm 2019, tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước của nhà nước đã tăng thêm 2% và đang ở mức khoảng 1 triệu 597 ngàn tỉ đồng !
Dẫu tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng nhưng tổng doanh thu và lãi vẫn như trước nghĩa là vẫn tiếp tục giảm, thậm chí giảm rất sâu. So với năm 2019, tổng doanh thu của khối doanh nghiệp nhà nước đã kể giảm khoảng 12% và tổng lãi tính trước thuế giảm khoảng 22%. Đáng lưu ý là tính riêng năm 2019, khoảng 15% doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm này lỗ nặng, tổng lỗ (lỗ phát sinh) là 15.740 tỉ. Khoảng 21% doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng tổn thất tài sản (lỗ lũy kế), tổng giá trị tài sản bị tổn thất khoảng 33.750 tỉ đồng.
Báo cáo cho biết thêm là 73 tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước, cộng ty mẹ - con, cũng không khá hơn. Tổng lỗ trong năm 2019 của những tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con này là 3.262 tỉ. Khoảng 18/73 tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước, cộng ty mẹ - con, rơi vào tình trạng tổn thất tài sản (lỗ lũy kế), tổng giá trị tài sản bị tổn thất khoảng 17.500 tỉ đồng. Đó là chưa kể những doanh nghiệp nhà nước độc lập do bộ, ngành chính quyền địa phương trông coi, mức độ thua lỗ trong năm 2019 khoảng 2.000 tỉ đồng nữa (1).
***
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã, đang và sẽ còn là một tiến trình không những hết sức tốn kém xương máu, mồ hôi, nước mắt mà còn vắt kiệt nội lực quốc gia và doanh nghiệp nhà nước chính là công cụ khiến tiến trình này càng ngày càng đắt đỏ nhưng lại vô giá trị.
Cho dù thực tế buộc giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam phải đẩy doanh nghiệp nhà nước từ vị trí chủ đạo của nền kinh tế sang giữ vai trò then chốt khi xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để khắc phục cáckhuyết tật của cơ chế thị trường nhưng dù được bơm và đã hút gần như toàn bộ nội lực quốc gia nhưng doanh nghiệp nhà nước chỉ dẫn đầu về chỉ số nợ - tổng nợ/tổng vốn (3,6 lần), hơn gấp đôi so với doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc-FDI (1,6 lần) và gần gấp đôi doanh nghiệp tư nhân (2 lần).
Bạch thư về Doanh nghiệp 2021 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, doanh nghiệp nhà nước thua doanh nghiệp tư nhân nhiều tiêu chí liên quan đến hiệu quả hoạt động như chỉ số quay vòng vốn (tổng doanh thu thuần/tổng vốn bình quân), hoặc doanh nghiệp FDI về hiệu suất sinh lợi (khả năng sinh lợi của tài sản) (2). Không chỉ có thế, ngoài việc làm quốc gia khánh kiệt, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở thêm lối cho nhiều đảng viên trung kiên trở thành tư sản đỏ qua cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước !
Năm ngoái, Kiểm toán nhà nước công bố kết quả kiểm toán 30 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa và phát giác, những lỗ hổng trong định giá, chuyển đổi quyền sở hữu tài sản cả hữu hình lẫn vô hình gây thiệt hại khoảng 30.000 tỉ đồng. Không chỉ mất tiền mà còn mất cả đất đã giao cho doanh nghiệp nhà nước. Về nguyên tắc, nhà nước chỉ là tập thể được ủy nhiệm quản trị - điều hành quốc gia, tiền hay tài sản của nhà nước là tiền và tài sản của dân giao cho nhà nước quản lý, sử dụng. Nợ nần, thất thoát do doanh nghiệp nhà nước gây ra, dân lãnh trọn !
Lúc đó, ông Nguyễn Minh Phong - một chuyên gia kinh tế xác nhận, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã giúp một số cán bộ, đảng viên trở thành chủ của một số doanh nghiệp nhà nước, biến sở hữu toàn dân thành sở hữu cá nhân, gây hệ lụy tiêu cực cho công bằng xã hội. Ông Phong nhấn mạnh, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất nếu thượng tôn pháp luật, theo đúng các nguyên tắc của thị trường ! Làm sao có thể làm được như thế để gỡ bỏ một phần gánh doanh nghiệp nhà nước vốn đã quá nặng khi ngoài kinh tế thị trường còn định hướng xã hội chủ nghĩa (3) ?
***
Giá mà người Việt đã trả, đang trả và sẽ còn trả cho doanh nghiệp nhà nước chính là giá của việc thực thi kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn biết giá này đắt như thế nào cứ nhìn đợt dịch Covid-19 thứ tư. Nếu hạ tầng y tế tốt hơn, chính sách an sinh xã hội hoàn hảo hơn, hậu quả chắc chắn sẽ không thảm khốc như đã thấy ! Tuy nhiên làm sao hạ tầng y tế, chính sách an sinh xã hội có thể hơn khi gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia đã dồn cho các doanh nghiệp nhà nước ?
Cứ so các khoản thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước từ trước tới nay, so cả với việc tiếp tục rót vốn cho doanh nghiệp nhà nước dù Ban chấp hành trung ương đảng đã cam kết những doanh nghiệp nàysẽhoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với chuyện chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ thành phố này - trụ cột chính của kinh tế quốc gia-28.800 tỉ nhằm ngăn ngừa đại dịch, thực thi các biện pháp nhằm sớm hồi phục nhưng chỉ được hứa sẽ cấp 2.000 tỉ (4), ắt thấy, chiến tranh đã chấm dứt vài thập niên nhưng ngoài đẫm mồ hôi, nước mắt lương dân, định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn thấm đẫm máu đồng bào !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/10/2021
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/nhieu-ong-lon-nha-nuoc-thua-lo-hang-chuc-ngan-ti-post1392129.html
(2) https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/08/01-Sach-trang-DNVN/2021-phan-tich.pdf