Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/11/2021

Đàn áp tôn giáo để chiếm đoạt tài sản là có thật

Dương Xuân Lương

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam lạm quyền

Dương Xuân Lương, VNTB, 24/11/2021

Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.

mttq0

Tịnh thất Bồng Lai bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa xổ

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quyền công nhận hay xóa bỏ các điểm tu tại gia

Một vấn đề pháp lý được dư luận quan tâm là Tịnh thất Bồng Lai bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa xổ. Hay nói rộng hơn các điểm tu tại gia có bắt buộc phải được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) công nhận và quản lý hay không ?

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là 1 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Thẩm quyền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng giống như các tổ chức tôn giáo khác, không được trái với các quy định về quyền của một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận.

1.1. Thẩm quyền công nhận

Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, hai chủ thể có thẩm quyền công nhận một tổ chức tôn giáo là : Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương (Ban Tôn giáo Chính Phủ). Ngoài hai chủ thể này, cá nhân hoặc cơ quan khác đều không có quyền công nhận hay phủ nhận bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quyền công nhận các điểm tu tại gia mà đây là Tịnh thất Bồng Lai.

1.2. Quyền tự do tín ngưỡng

Mỗi người đều có quyền tuyệt đối tin, hay không tin, theo một tôn giáo nào và đều có quyền biểu lộ lòng tin của mình hoặc một mình, hay chung với những người khác, tại điểm thờ phụng hay tại nhà riêng. Các quy định của pháp luật có thể hạn chế một số hoạt động tôn giáo vì những lý do bất khả kháng như dịch bệnh hay an ninh. Ngoài ra không tổ chức, đoàn thể nào có quyền cấm đoán sinh hoạt tôn giáo của cá nhân hay hội nhóm.

Như vậy việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu xóa sổ Tịnh thất Bồng lai, một tổ chức tôn giáo tu tại gia, hơn nữa chưa từng gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hay có thể nói một tôn giáo khác, là một hành động phi pháp, lộng quyền và thiếu hiểu biết. Nếu sự lộng quyền này được nhà nước cho phép bằng cách ủng hộ, hay làm ngơ để mặc GHPGV làm khó dễ Tịnh thất Bồng Lai, chính phủ có thể đã cho phép tổ chức này có quyền bao trùm các tôn giáo khác. 

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lộng quyền

Ban tôn giáo chính phủ cho rằng cơ sở Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Tịnh thất Bồng Lai, là cơ sở thờ tự bất hợp pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu hủy bỏ tu điểm tại gia này là các hành động phi pháp và lộng quyền.

Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách hành xử lộng quyền, phạm pháp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cánh tay của chính phủ Việt Nam đối với Đạo Cao Đài qua việc tịch thu tài sản của Đạo và ban phát cho một tôn giáo khác. 

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra Sắc Luật 003/65 ngày 12/7/1965 công nhận pháp nhân Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ theo Hiến chương ngày 21/1/1965.

Sau ngày 20/7/1978, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ban hành "Bản án Hoạt động phản cách mạng của một số tên phản động trong giới cầm đầu giáo phái Cao Đài Tây Ninh".

Cái tên "Bản án" của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh tây Ninh đã thể hiện rõ sự lấn quyền tòa án của Mặt trận Tổ quốc tỉnh này. Mặt trận Tổ quốc Tây Ninh viết ra một bản án, kết tội một số giới chức Cao Đài. Ủy ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh tiếp theo "Bản Án" đó ra quyết định 124 tịch thu hầu hết các cơ sở tôn giáo trong nội ô tòa thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở khác tại các địa phương.

Đi quá xa hơn nữa, từ cái quái thai "bản án" của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, UBND tỉnh Tây Ninh lấy luôn Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ sở khác giao cho tổ chức tôn giáo khác. 

Sau khi lấy Tòa Thánh Tây Ninh, chính quyền Tây Ninh tập trung một số giới chức của Đạo, theo đảng, có chân trong Mặt trận Tổ quốc dựng nên một tôn giáo mới khác với Cao Đài chính truyền từ năm 1926 được dựng nên bởi chính đức Thế Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày 9 tháng 5 1997 Ban Tôn giáo chính phủ ra Quyết định số 10 QĐ/TCCP công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo mới này là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. Điều 4 của quyết định này viết : "Trụ sở của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh". 

Tịch thu tài sản của Đạo Cao Đài Chân Truyền

Ngày 4/6/1980, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định 124, tịch thu hầu hết các cơ sở của đạo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh và nhiều cơ sở tôn giáo khác của đạo tại các địa phương.

Năm 1997 nhà nước lấy Tòa thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926 giao cho Chi phái Cao Đài 1997, cho phép chi phái 1997 mở rộng một số sinh hoạt. 

Mãi đến năm 2017 qua quá trình giúp đỡ người Đạo Cao Đài 1926 bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng Tổng giám đốc BPSOS phát hiện ra sự thật : Đạo Cao Đài 1926 và chi phái 1997 là hai tổ chức tôn giáo khác nhau.

Tháng 6 năm 2018, BPSOS hoàn thành Hồ sơ Chi phái 1997 là tác nhân phi chính phủ với thành tích dài lâu vi phạm nhân quyền đối với Đạo Cao Đài. Hồ sơ đã đệ trình đến chính phủ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế.

Bản phúc trình năm 2019 của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) đã nêu đích danh "Chi Phái Cao Đài Tây Ninh (Chi Phái 1997)" là công cụ do Nhà nước quản lý và sử dụng. 

Năm 2019 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã hủy giấy phép độc quyền danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh cấp tạm cho ông Trần Quang Cảnh, đại diện hải ngoại của chi phái 1997. Không những vậy, quyết định này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ mặc nhiên xác định chi phái 1997 không phải là đạo Cao Đài. 

Trong báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế tháng 5/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.

Sự thật về sự vô pháp vô thiên của nhà nước Việt Nam qua các công cụ tay sai nối dài của họ được phanh phui ra ánh sáng.

Qua hai việc lộng hành, lạm quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những cánh tay đắc lực của chính quyền Việt Nam, đặt nghi vấn cho thực quyền của chính phủ về nạn kiêu binh kèm sự thiếu hiểu biết của nhưng công cụ của họ dựng nên.

Dương Xuân Lương

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

*************************

Chùa Thiên Quang Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu trước nguy cơ bị chính quyền địa phương ra lệnh gỡ bỏ

Người Tân Định, VNTB, 24/11/2021

Dù có sự quan tâm của dư luận, âu lo trong giới Phật tử và các cơ quan ngoại giao quốc tế, số phận của Chùa Thiên Quang tùy thuộc vào chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu.

mttq2

Thượng tọa Trụ trì chùa Thiên Quang tại Bà Rịa Vũng Tàu và đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa (facebook

Ngày 5 tháng 11 năm 2021 Thượng tọa Trụ trì chùa Thiên Quang tại Bà Rịa Vũng Tàu thông báo bị bắt buộc phải gỡ bỏ mọi công trình mà chính quyền cho là phi pháp trước ngày 15 tháng 11. Sự kiện này gây hoang mang cho giới Phật Tử trong và ngoài nước, đặc biệt cho tăng chúng trong chùa.

Ngày 16/11/2021, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh điện thoại hỏi thăm đời sống sinh hoạt chư tăng tại chùa Thiên Quang ? Về phía Tổng Lãnh sự quán rất quan tâm đến đời sống yên bình tại chùa, và đang nổ lực hết mình cho việc gìn giữ sự bình yên đó. 

Tiếp đó ngày 19/11/2021, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ lại điện thoại hỏi thăm quý Thầy, nội dung cuộc nói chuyện như sau :

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Ở chùa có được bình an không ? Mọi thứ vẫn ổn phải không ạ ?

– Thầy Thích Thiên Thuận : Dạ, hiện tại thì chư tăng tại chùa Thiên Quang vẫn được bình an và mong được bình an như vậy trong những ngày dài sắp tới. Thật tốt cho quý thầy ở đây với thiên nhiên và bình yên trong sự tu hành. 

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Vậy là yên tâm cho chư Tăng đang tu tập ở chùa rồi. Nếu có gì thay đổi hay chuyện gì xảy ra đột ngột thì Thầy hãy gọi điện trực tiếp cho chúng tôi biết để chúng tôi kịp thời nắm bắt thông tin. 

Thầy Thích Thiên Thuận : Xin cảm niệm, biết ơn đến quý vị về những điều quý giá mà quý vị dành cho chúng tôi trong những lúc như thế này. Thật tình chúng tôi yêu mến thiên nhiên, yêu sự hòa bình và con người tại nơi đây. Thật là rất vui nếu trong dịp tết Nguyên Đán này xin mời quý vị ghé thăm chùa và dùng cơm. 

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : (tiếng cười) dĩ nhiên rồi ạ ! ! ! xin cảm ơn Thầy. 

– Thầy Thích Thiên Thuận : Xin cầu nguyện tất cả mọi người được bình an.

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ : Xin chào và hẹn gặp lại ngày gần nhất

Trước đó ngày 15/11, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức đã gửi công hàm đến sở ngoại vụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc này. Công hàm cho biết bà Tổng Lãnh sự Đức lấy làm tiếc nếu các công trình trong khuôn viên chùa bị chính quyền buộc phá bỏ.

mttq3

Chùa Thiên Quang tọa lạc tại Thác Hòa Bình, Ấp 5, Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng là đẹp và yên bình

mttq4

Chùa Thiên Quang tọa lạc tại Thác Hòa Bình, Ấp 5, Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, là một ngôi chùa nổi tiếng với các pho tượng Phật, Bồ Tát bằng gỗ quý đồ sộ.

Từ Thị trấn Ngãi Giao vào 17km đến xã Hòa Bình chúng ta gặp ngay ngôi chùa hiển hiện giữa núi đồi hoang vu, là mái chùa Thiên Quang mộc mạc đậm nét cổ truyền xứ Huế.)

Chùa Thiên Quang được khởi công xây dựng ngày 19/07/2000 (Canh Thìn) do Đại đức Thích Thiên Thuận làm trụ trì. Lúc bấy giờ chùa chỉ là một thảo am nhỏ đủ để sinh hoạt cho bà con Phật tử nơi đây sinh hoạt tu học. Tháng năm dần trôi, mái chùa Thiên Quang được tô đậm thêm nét vững mạnh của xóm làng và dân tộc. Như cơ chỉ của thiên nhiên ban tặng trước mặt chùa là dòng thác quanh năm tuôn chảy, như rồng xanh cuộn mình thổi từng cơn gió mát cho thiền môn hưng thịnh. Phong thủy hữu tình, gió mát quanh năm, vào chùa là hình ảnh cửa không của thiền môn quy cũ, xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, không gian thoáng ngập phối với cảnh thiên nhiên làm nền chủ đạo. Ngoài ra những pho tượng thờ phượng đều được tạc từ gỗ quý được các nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng từ miền Nam Bắc quy tụ về đây.

Dù có sự quan tâm của dư luận, âu lo trong giới Phật tử và các cơ quan ngoại giao quốc tế, số phận của Chùa Thiên Quang tùy thuộc vào chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu. Trụ trì chùa chua xót viết trên facebook dặn dò các đệ tử :

Sư phụ dặn dò các đệ tử trong bữa cơm sáng ngày 17/11/2021 vì qua ngày 18/11/2021 những bữa cơm sáng như thế này có thể sẽ không còn nữa ??? Từng tấm ngói, chiếc bàn cũ, cái bếp lem nhem, cái tô, cái chén có thể trở thành những ước mơ của tăng chúng nơi đây !!!

Thượng tọa trụ trì cho biết : "Đơn ký ngày 5/11/2021 [gỡ bỏ một phần kiến trúc của Chùa] tới ngày 08/11/2021 chùa mới nhận được đơn, hôm nay là ngày thứ 9 chùa nhận được đơn, 10 ngày là đơn có hiệu lực.

Thương quý thầy, quý chú tiểu nhỏ, người già trong chùa… từ nay không biết ra sao ? Tết này…".

Thượng Tọa Thích Thiên Thuận cho biết thêm :

"Chùa Thiên Quang trải qua 20 năm xây dựng tạm bợ không ai kiện tụng tranh chấp về đất đai, chỉ có phía chính quyền trên dưới 10 lần đo đạc mà không tạo điều kiện giấy tờ pháp lý. Lý do làm việc là kênh nước đi qua chùa, cắt ngang phía sau chùa thành hai hình tam giác, năm 2019 – 2020 Chùa gửi đơn hai lần không thấy ai mời làm việc. Tất cả những công trình được xây dựng từ 2006 đến 2016 đã chấm dứt, giờ mới lập biên bản xử phạt".

Người Tân Định

Nguồn : VNTB, 24/11/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Dương Xuân Lương, Người Tân Định
Read 411 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)