Hôm 8/12/2021, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam nghe đại diện chính phủ điều trần để thảo luận về nội dung một nghị quyết có tên rất dài Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam vừa thông qua "Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19". Hình minh họa.
Ông Nguyễn Thành Long, Bộ trưởng Y tế, đại diện cho chính phủ Việt Nam, đề nghị :Khi thông qua nghị quyết vừa đề cập, mong Quốc hội tiếp tục cho phép sử dụng ngân sách để thanh toán các chi phí liên quan đến điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ngoài ra, do bóc, tách chi phí điều trị Covid-19 với chi phí điều trị các bệnh khác rất khó, thậm chí bất khả, nếu không bóc, tách được thì Quốc hội cho phép chính phủ dùng ngân sách để thanh toán toàn bộ chi phí điều trị, nếu cần thì có thể dùng Quỹ Dự phòng của bảo hiểm y tế.
Ông Long nhắc lại thực trạng mà ai cũng biết để thuyết minh tại sao chính phủ đề nghị như vậy : Trong đợt dịch vừa qua, rất nhiều bệnh nhân nhập viện, nhân viên y tế phải dốc sức cứu chữa, không có thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính, thành ra thiếu cơ sở để xác nhận khoản nào là chi phí điều trị Covid-19 có thể dùng ngân sách thanh toán, khoản nào là chi phí điều trị không liên quan đến Covid-19 mà bảo hiểm y tế hoặc bệnh nhân phải trả. Chưa kể nhiều người được đưa vào bệnh viện không có giấy tờ, không mang theo tiền, không thể liên lạc với thân nhân, sau đó thiệt mạng, không thể thu viện phí !
Đáng lưu ý là rất nhiều thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với nhân viên y tếvì đã phải khám bệnh, chữa bệnh, lại còn phải thực hiện thủ tục bóc tách, không dễ để có thể tận tâm, tận lực trong hoạt động nghề nghiệp,vừa lo nhân viên y tế, cơ sở y tế không nhiệt tình bóc, tách và sẽ khiến ngân sách không kham nổi gánh nặng này. Thậm chí Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội còn lưu ý là dùng ngân sách thanh toán hết chi phí điều trị cho cả những người không có bảo hiểm y tế thì sẽ là không công bằng với những người đóng bảo hiểm y tế(?!)...
Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội, chính thức chốt lại :Không giao cho chính phủ quyền điều hòa giữa ngânsách và bảo hiểm y tế. Chỉ được phép dùng ngân sách thanh toán cho những trường hợp không thểbóc, tách được, không được phép sử dụng nguồn tiền từ bảo hiểm y tế đểthanh toán như ngân sách.
Một vấn đề khác cũng nóng không kém chuyện nhân viên y tế, cơ sở y tế phải bóc, tách chi phí điều trị Covid-19để buộc bảo hiểm y tế và người bệnh thực thi nghĩa vụ thanh toán các chi phí khác là kiểm toán việc mua sắm trang bị, thiết bị y tế. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước kể rằng,hiện có khoảng 50 văn bản pháp quy liên quan đến mua sắm trang bị, thiết bị y tế để phòng – chống Covid-19 và vì đặc điểm của đại dịch thành ra Kiểm toán Nhà nước xin phép không kiểm toán loạihoạt động mua sắm này vì sợvào rồi sẽ không có đường rabởi mỗi nơi, mỗi kiểu.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước nói thêm, hiện nay, mua sắm trang bị, thiết bị y tế để phòng – chống dịch vẫn còn vướng mắc. Nhiều khoản được Mặt trận Tổ quốc chuyển cho Bộ Y tế không chi tiêu được vì vướng cơ chế, chính sách mua bán trang bị, thiết bị y tế. Không có cơ chế, ngành y tế không mua sắm được...
Chủ tịch quốc hội không đồng ý với thực trạng. Ông ta bảo Quốc hội đã trao quyền cho Thủ tướng và Chính phủ tại sao lại không sử dụng ? Theo Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng và Chính phủ phải quyết đoán. Bộ Tài chính cần xem xét để có hướng dẫn cụ thể vì đây là vấn đề thuộc loại cấp bách (1)...
***
Đọc tường thuật về phiên điều trần của chính phủ và thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự thảo Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 dễ có cảm giác : Tất cả các thành viên từ Quốc hội đến Chính phủ đều rất nghiêm cẩn đối với việc sử dụng ngân sách và thực thi các qui định pháp luật liên quan đến chi tiêu. Trong bối cảnh như vừa qua và hiện nay, sự nghiêm cẩn đó của các viên chức hữu trách giống hệt robot – không muốn tư duy và hành xử khác với những gì đã được lập trình.
Tuy nhiên thấy vậy chứ không phải vậy ! Hệ thống chính trị và hệ thống công quyền chỉ thận trọng tới mức máy móc, không sử dụng cả não lẫn tim đối với những yếu tố liên quan đến lợi ích thiết thực của công dân : Quốc hội chỉ muốn dùng ngân sách thanh toán chi phí cho điều trị Covid-19, dứt khoát không cho dùng ngân sách để trang trải các chi phí điều trị khác cho bệnh nhân. Dù đã được Quốc hội bật đèn xanh bằng một nghị quyết ban hành hồi hạ tuần tháng 7, dù tình thế vẫn còn cấp bách, chính phủ vẫn chỉ mua sắm trang bị, thiết bị y tế theo mớ qui phạm pháp luật rối rắm, chồng chéo !
Còn đối với những thứ liên quan tới sự tồn vong của đảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ứng xử linh hoạt hơn nhiều, thậm chí không những không cần luật pháp mà còn biến hoạt động lập pháp thành trò hề : Ngày 26/10/2021, Quốc hội thảo luận sơ bộ vềDự luật Cảnh sát cơ động. Nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn khi dự luật qui định trang bị phi cơ, tàu biển cho lực lượng cảnh sát cơ động vì điều đó hết sức tốn kém, phải chi những khoản khổng lồ để mua sắm, bảo dưỡng Họ đề nghị phải có nghiên cứu – báo cáo đánh giá về tác động cụ thể (2).
Đó là chuyện nghị trường ! Trên thực tế, nửa tháng trước khi Quốc hội thảo luận về Dự luật Cảnh sát cơ động như vừa kể - luật Cảnh sát cơ động chưa có ngày khai sinh, hôm 11/10/2021, Bộ trưởng Công an đã công bố quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Công an nhân dân, trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Bộ Công an đã tổ chức trọng thểLễ ra mắt trung đoàn này. Chẳng cần Quốc hội, không thèm chờ luật, chỉ cần đảng, nhà nước có chủ trươnghiện đại hóa lực lượng cảnhsát cơ động(3) thì ngân sách thế nào không còn là chuyện đáng để bận tâm. Ai dám cản ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 09/12/2021
Chú thích