Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

29/01/2022

Những dòng nghĩ về Thiền sư...

Nhiều tác giả

Thiền sư Thích Nhất Hạnh : 'Không có cái gì chết đi'

BBC News tiếng Việt, 25/01/2022

Sư ông từng nói rằng "Đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả". Được xem là cha đẻ của 'mindfulness' (chánh niệm – tỉnh thức),

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề cập đến triết lý tương tức với khái niệm 'interbeing'. Tương tức nghĩa là cái này là cái kia (inter-are). Không có cái chết thì không có sự sống, không có ánh sáng thì không có bóng tối và ngược lại, chúng không thể tách rời.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai từ Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan nói với BBC News Tiếng Việt rằng "Mindfulness không phải là một tôn giáo. Và nó cũng đã tồn tại, ngấm sâu, phát triển rộng đến mức không còn là một phong trào. Ngoài biên giới Việt Nam, 'mindfulness' (chánh niệm – tỉnh thức) được nhắc đến như một lối sống. Nó đã vượt ra ngoài các ranh giới của tâm linh, trở thành một phần của ý niệm và hành động thường ngày trong văn hóa, xã hội, kinh doanh, giáo dục, quân sự và chính trị của một phần lớn dân số thế giới".

Vào năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng kiến nghị để Phật giáo Việt Nam 'tách khỏi Nhà nước'. 7 điểm này đã được thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho cựu Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25/03/2005.

Nguồn : BBC News tiếng Việt, 25/01/2022

*****************************

Ứng xử hai mang của Giáo hội quốc doanh trong lễ tang Thiền sư Nhất Hạnh

Gió Bấc, RFA, 24/01/2022

Sinh thời, pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận, tăng thân Làng Mai ở Thiền Viện Bát Nhã Lâm Đồng bị truy đuổi, trục xuất khỏi Việt Nam. Khi viên tịch, Thiền sư bị Giáo hội quốc doanh đơn phương, đột xuất truy tặng phẩm hàm Trưởng Lão Hòa Thượng. Giáo hội quốc doanh xiển dương công đức Thiền sư trên thế giới mà quên bẵng công lao hoằng pháp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và những gửi gắm tâm huyết của Thiền sư về nền tự do tôn giáo, thoát khỏi đảng quyền, công an quyền.

nhathanh1

Hình ảnh trong tang lễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng 23/01/2022 từ video của Làng Mai

Thiền sư Nhất Hạnh được thế giới vinh danh là cao tăng thứ hai của Phật giáo sau Đạt Lai Lạt Ma. Pháp Môn Làng Mai của ông được phát triển nhiều nơi trên thế giới. Phát kiến về Chánh Niệm của ông được nhiều đại học tiếng tăm ở Mỹ và Châu Âu tiếp nhận ứng dụng giảng dạy. Những quan điểm về nhân ái, hòa bình, đối thoại của ông được ngưỡng mộ và đề xuất trao giải Nobel. Những phương pháp thực tập quán niệm hơi thở, bước chân an lạc của ông thật sự đem lại phép lạ của sự tỉnh thức cho mỗi con người.

Trớ trêu thay, tại Việt Nam và với cộng đồng người Việt trên thế giới, cách nhìn, đánh giá về ông có mâu thuẫn đôi khi đến cực đoan. Nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ trí tuệ, sự uyên bác và phương pháp thuyết giảng Phật học như là triết lý nhân sinh về giác ngộ, từ bi, chánh niệm… nhưng một số người chống cộng, nạn nhân của cộng sản lại có ấn tượng sâu sắc về tinh thần phản chiến một chiều, phản đối Mỹ đưa quân vào Việt Nam, chống lại chiến tranh mà không phê phán Bắc Việt đưa quân vào Miền Nam, thảm sát Mậu Thân, vi phạm Hiệp Định Paris cưỡng chiếm Miền Nam. Ngay sau 1975, Thiền sư cũng im lặng trước tình trạng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị bức tử hay tình trạng nhân quyền bị đàn áp...

Đảng và nhà nước Việt Nam từ lâu đã tận dụng khai thác những giá trị vàng của ông trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại nhưng vẫn đặt ông trong vòng nghi kỵ tuy không công khai gọi tên là thế lực thù địch.

Mãi ba mươi năm sau 1975, Thiền sư Nhất Hạnh mới được đặt chân về nước trùng hợp với thời điểm Việt Nam được xem xét gia nhập WTO mà một trong những điểm nghẽn là tự do tôn giáo. Tiếp đó năm 2007,2008 Thiền sư về nước tổ chức đại đàn chẩn tế những người chết oan trong chiến tranh ở cả hai miền Nam Bắc, đi thuyết giảng một số nơi và một số tăng thân Làng Mai được bảo lãnh tu tập ở Thiền Viện Bát Nhã đồng thời Giáo hội Quốc doanh Việt Nam được đăng cai tổ chức Vesak Phật giáo Liên Hiệp Quốc. Nhưng đến năm 2009, sóng gió Bát Nhã nổi lên tăng thân Làng Mai bị đánh tan tác, người trong nước phải hồi gia, người nước ngoài bị trục xuất. Công văn 1329 của Ban Tôn giáo chính phủ tên đề đấu đóng hẳn hoi, Bộ ngoại giao cũng họp báo khẳng định trục xuất tu sĩ Làng Mai. Báo Công An có loạt bài lên án Thiền sư Nhất Hạnh. Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy oán trả ân.

Một số vị chân tu lên tiếng nhưng đa số giáo hội quốc doanh đã im lặng. Bằng chứng về tội ác đàn áp tăng sinh Làng Mai còn lưu trữ tại đây (1).

Trước sau Làng Mai chưa bao giờ được giáo hội công nhận và cho phép hoạt động tại Việt Nam. Mãi đến năm 2019 Thiền sư Nhất Hạnh mới quay về tổ đình Từ Hiếu sau cơn bệnh nặng để chờ ngày thu thần xuất thế.

Ấy vậy mà khi Thiền sư Nhất Hạnh viên tịch, bất ngờ Giáo hội lại có công văn xiển dương công đức của Thiền sư và chỉ đạo tổ chức lễ tang. Công văn có đoạn như sau : "Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là vị cao Tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều công lao trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp góp phần xiển dương Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Ngài là vị Thiền sư hướng đạo của Phật giáo đồ trên thế giới"

"Ban Thường trực Hội đồng Trị sự kính đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ và tham gia giúp đỡ tổ đình Từ Hiếu trong công tác tổ chức tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh trang nghiêm, thành kính theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo di nguyện tâm tang của ngài" (2).

Thôi thì cứ cho rằng nghĩa tử là nghĩa tận, thừa nhận công đức của người đã tận hiến cuộc đời cho đạo pháp dù trễ cũng không sai. Điều đáng nói là trong công văn này, giáo hội quốc doanh đã ỡm ờ úp mở kết nạp Thiền sư Nhất Hạnh vào tổ chức của mình bằng khái niệm Phật giáo Việt Nam chung chung và cưỡng ép truy phong phẩm hàm Trưởng Lão Hòa Thượng cho Thiền sư Nhất Hạnh.

Cái lập lờ cần phân định ở đây là Thiền sư Nhất Hạnh là cao tăng của Phật giáo Việt Nam nói chung mà cụ thể là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 1981 chứ chưa bao giờ là thành viên của giáo hội quốc doanh nhà sản hiện nay.

Thiền sư và các môn đồ, tu sị Làng Mai chưa bao giờ có danh xưng Trưởng Lão Hòa Thượng. Cụ thể trên các văn bản chính thức của Đạo tràng Mai Thôn hay pháp môn Làng Mai đều xưng danh đơn giản là Thiền sư. Quan trọng nhất là Cáo phó : Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch do Tổ Đình Từ Hiếu, Đạo Tràng Mai Thôn ấn hành đã ghi rõ "Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu" )3)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn có danh xưng thân mật, đơn giản khác là Sư Ông Làng Mai trong hệ thống danh xưng thân mật khác như sư cô, sư chú Chưa bao giờ Thiền sư Nhất Hạnh nhận mình là Trưởng Lão Hòa Thượng.

Việc một tổ chức cao nhất của Phật giáo quốc gia tự ý gán ghép danh xưng cho người đã khuất ngay trong lễ tang với một người thường đã là báng bổ huống hồ chi đây là vị cao tăng. Hơn thế nữa, theo hệ thống chính trị của đảng, nhà nước và tôn giáo Việt Nam, mọi thứ đều có tiêu chuẩn và quy trình. Tiêu chuẩn và quy trình của phẩm hàm Hòa Thượng theo Hiến chương Giáo hội được quy định là "Được tấn phong Hòa thượng những Thượng tọa từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành" (4).

Hơn nửa thế kỷ qua Thiền sư Nhất Hạnh hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và xây dựng đạo tràng Mai Thôn làm gì có Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội nào đề nghị và ; làm gì có chuyện Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành’

Cưỡng phong Trưởng Lão Hòa Thượng cho Thiền sư Nhất Hạnh, giáo hội quốc doanh muốn làm sang cho mình nhưng tự xé bỏ cái Hiến Chương cao quý do chính họ đặt ra.

Điều lạ lùng khác không rõ do Thiền sư Nhất Hạnh không phải là đảng viên cao cấp hay vì lý do nào đó mà một vị cao tăng hàng thứ hai thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Bộ ngoại giao Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế khác gửi điện chia buồn thế nhưng giáo hội quốc doanh không đứng ra tổ chức mà lại giao cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp, giúp đỡ tổ đình Từ Hiếu tổ chức lễ tang như là một nhà sư tỉnh lẻ.

Phải chăng đây là cung cách ứng xử đểu cáng kiểu cộng sản giống như Phạm Quang Nghị tặng Nghị sĩ John Mckent bức tượng kỷ niệm bắn rơi máy bay hay Tổng thống Obama được tiếp đón với thang máy bay không thảm đỏ ?

Dù lý do gì đi nữa thi cách làm này cũng trở nên trơ trẽn vì với pháp môn tịnh tiến trí tuệ giác ngộ của mình, Thiền sư Nhất Hạnh đã gạt bỏ tất cả các nghị tiết phù phiếm, những hình thức lễ lạc hào nhoáng vô bổ với di chúc không bảo tháp, lễ Tâm Tang thực hành chánh niệm trong im lặng thì Ban Trị sự cấp tỉnh hay cấp trung ương cũng thành vô tích sự.

"Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi – tâm niệm cúng dường – để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng" (5).

Có lẽ các quan chức, các đồng chí cao tăng của giáo hội quốc doanh tức anh ách, ghen đến tận cổ mà nghẹn ngào không nói được là Lễ Tâm Trạng của Thiền sư Nhất Hạnh tuy đơn giản nhưng đâu chỉ diễn ra ở Tổ Đình Từ Hiếu hay đạo tràng Mai Thôn mà lan tỏa trên toàn thế giới, trong tâm của người ngưỡng mộ và thực tập hành thiền. Người dự lễ Tâm Trạng không mất tiền của cúng dường mà có thêm năng lượng tích cực an lành, có thêm trí tuệ giác ngộ. Thiền sư Nhất Hạnh rủ bỉ nhục thân nhưng tâm linh, trí tuệ, năng lượng từ bi mãi lan tõa trong lòng phật tử, đại chúng. Nó trái ngược hoàn toàn với những lễ nghi tốn kém, lăng tẩm hoành tráng chiến đất đai tiền của nhân dân.

Mâu thuẫn hơn nữa và có thể nói là đểu cáng hơn nửa, chính người ký công văn cưỡng phong chức danh, cưỡng ép kết nạm Thiền sư vào giáo hội quốc doanh, khi ghi sổ tang lại đẩy Thiền sư vào thế giới phương Tây.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội quốc doanh đã viết trong sổ tang

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người tiên phong mang đạo Phật đến với xã hội phương Tây, khai mở và hướng dẫn nhân loại tìm đến con đường đúng đắn về đời sống hạnh phúc, giải quyết các vấn đề của xã hội đương thời, góp phần xây dựng hòa bình trên thế giới theo triết lý Phật giáo".

Tiếp đó, đồng chí Cao tăng này một lần nữa báng bổ cưỡng phong Trưỡng lảo Hòa Thượng cho Thiền sư Nhất Hạnh và xê xoa nói theo công thức.

Ngài đã để lại cho chúng ta một gia tài phong phú về kho tàng trước tác văn chương học thuật, về tấm gương sáng ngời ý chí tu hành, về tâm huyết và sứ mạng hoằng pháp lợi sanh..". (6).

Quả thật, Thiền sư Nhất Hạnh là cao tăng của nhân loại nhưng trước hết là cao tăng Việt Nam. Thiền sư đã để lại nhiều tâm huyết cho công cuộc hoằng pháp nhưng không phải theo kiểu chùa to Phật lớn, mượn danh tôn giáo, du lịch tâm linh để phá rừng chiếm đất xây chùa hàng ngàn mẫu. Không phải hoằng pháp theo cách đẩy những người ngoài giáo hội vào tù, phá chùa Liên Trì, chiếm Giáo xứ Cồn Dầu. Chiến đất Thái Hà,...

Kênh youtube Làng Mai đang chia sẻ hướng dẫn thực hiện nghị tiết Tâm Tang, thầy Pháp Ấn đã nghiêm cẩn đọc bài thơ Xin Gọi Đúng Tên Tôi để đại chúng cùng suy nghiệm, xây dựng chánh kiến hành trì từ bi . Trong bài có đoạn như sau :

Tôi cũng là người chế tạo bom đạn

Để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi

Tôi là em bé mười hai, bị làm nhục nhảy xuống biển sâu

Tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim

Chưa biết nhìn biết cảm

Tôi là người đảng viên cao cấp cầm quyền sinh sát

trong tay

Và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân đang

chết dần mòn trong trại tập trung cải tạo

Nổi vui của tôi thanh thoát như trời Xuân, ấm áp

cỏ hoa muôn lối

Niềm đau của tôi đọng thành nước mắt, ngập về

bốn đại dương sâu

Hãy gọi đúng tên tôi

Cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một

Hãy nhớ gọi đúng tên tôi

Cho tôi giật mình tỉnh thức

Và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ

Cánh cửa xót thương (7)

Không chỉ truyền đạt đến đại chúng Thiền sư Nhất Hạnh còn truyền đạt đến lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam về những điều cần thật tâm cải sữa để không chỉ giáo hội phát triển mà dân tộc được trường tôn, ấm no hạnh phúc.

Ngày 25/03/2005 thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho thủ tướng Phan Văn Khải bảy điểm đề nghị về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo

Trong đó điều quan trọng nhất là : "Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.

Ngày xưa vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ đạo Phật xây dựng cơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị. Nhưng vua không chen vào để kiểm soát Phật giáo và thiền sư cũng không nhận trách vụ gì trong guồng máy chính trị.Nhà nước bảo đảm là từ nay các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, trở nên thành viên hội đồng nhân dân các cấp và của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hoặc trở nên đảng viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào. Xen vào lãnh vực chính trị như thế các vị xuất gia sẽ phạm giới, làm mất uy tín của giáo đoàn Phật giáo và cũng làm cho chính quyền mang tiếng là sử dụng những vị ấy để kiểm soát tôn giáo. Từ nay các vị xuất gia sẽ không còn nhận huân chương của chính quyền. Vị cao tăng nào làm cố vấn giỏi, đề nghị được những biện pháp cụ thể lợi nước lợi dân thì chỉ có quyền nhận một chiếc y màu tím như các vị cao tăng quốc sư đời trước". 

Ở một đoạn khác, Thiền sư nêu cụ thể hơn "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một thực tại. Nếu quý hòa thượng muốn giáo hội này phục hoạt lại, điều này không phải là một việc khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập lại truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được những khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía" (8).

Năm 2007. Trong lần về nước sau đó, Thiền sư Nhất Hạnh lại tiếp tục trao cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết 10 điểm cần cải sửa, trong đó có việc sửa quốc hiệu, bõ đi cái đuôi xã hội chủ nghĩa.

Đàn áp tăng sinh Làng Mai ở Bát Nhã có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chắc chán đó là cách trả lời bằng hành động của chính quyền cộng sản Việt Nam với những đề nghị của Thiền sư.

Với các đồng chí giáo hội quốc doanh, nếu có còn chút lòng tin, sự hiểu biết về nhân quả, về sắc không, luật vô thường thì mau sớm quay đầu sám hối và thật sự học, hành trì theo đạo pháp của Phật.

Bám theo bã lợi danh chức quyền của cộng sản, dù dối trá giả danh có dến 10 mặt rồi sẽ có ngày lộ hình lộ dáng và trả nghiệp đã nặng vay. Ngày ấy hẳn không xa.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 24/01/2022

1. https://thuvienhoasen.org/a13106/05-phan-ung-cua-chinh-quyen-viet-nam

2. https://giacngo.vn/trung-uong-ghpgvn-co-cong-van-ve-viec-to-chuc-le-tang...

3. https://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/cao-pho-thien-su-thich-nhat...

4. https://giacngo.vn/dua-vao-tieu-chi-nao-de-duoc-xung-danh-truong-lao-pos...

5. https://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/thong-bao-di-huan/

6. https://tuoitre.vn/thien-su-thich-nhat-hanh-da-huong-dan-nhan-loai-tim-d...

7. https://www.youtube.com/watch?v=eTBdzUhHfns

8. https://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/bay-diem-de-nghi-cua-thien-...

*****************************

Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải kiểm chứng bằng sự thật lịch sử

Tuấn Khanh, RFA, 24/01/2022

Vào ngày Thiền sư Nhất Hạnh qua đời, đã có nhiều cuộc tranh cãi về cuộc đời và hoạt động của ông ở các cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Vốn là một người chủ trương hòa bình và có những ngôn luận chống chiến tranh với cả hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc), và như hãng tin AP đưa tin, là dù chủ trương kêu gọi các giải pháp hòa giải, nhưng ông vẫn phải trả giá cho quan điểm riêng của mình.

nhathanh2

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một phỏng vấn ở Hà Nội hôm 19/3/2005 - AP

Sau năm 1975, khi miền Nam sụp đổ, thì sự oán hận của những người đứng về phía miền Nam VNCH vẫn kéo dài suốt nhiều thập niên. Nhiều nhân vật được cho làm lợi cho cộng sản hay đứng về phía cộng sản vẫn bị đưa ra làm đề tài để chỉ trích. Mặc dù không chọn phe, nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn bị coi là "đi đêm" với cộng sản, tương tự như Hòa thượng Thích Trí Quang – mặc dù sau khi thống nhất địa lý đất nước, nhà nước Cộng sản vẫn có những đối xử phân biệt khắc nghiệt với cả hai vị này.

Lịch sử hiện đại Việt Nam, đặc biệt qua hai nền Cộng Hòa, và cuộc chiến tranh Nam-Bắc, chồng chéo muôn điều phức tạp. Để nhận định đủ và đúng, cần phải có đủ tư liệu và thời gian để quan sát. Tuy vậy, từ khoảng cuối thế kỷ 20 cho đến nay, những nhận định cá nhân và quan điểm phù hợp với sự tức giận của đám đông đã chiếm ưu thế, bất chấp các chi tiết không đúng, thậm chí là tin giả. Dưới đây là ba lời đồn đãi tiêu biểu.

1. Thiền sư Thích Nhất Hạnh ủng hộ cộng sản, và "đi đêm" với cộng sản

Dĩ nhiên, trong cách nhìn của đám đông ủng hộ chính quyền VNCH, thì bất luận sự phản ứng nào chống lại, hoặc khác biệt quan điểm đều dễ dàng bị coi là "việt cộng". Ngay sau sự ra đi của ông Thích Nhất Hạnh, đã có một bài viết trên Facebook của một vị linh mục hiện sống tại Mỹ chỉ trích rất nặng lời. Bài đăng này nhận được nhiều sự ủng hộ của giới chống cộng và tín hữu công giáo. Tuy nhiên quan điểm chính của bài viết này nhận định ông Thích Nhất Hạnh là "tay sai của cộng sản" hay "đi đêm với cộng sản" từ những năm 60, là hoàn toàn phi lý, vì đó là một nhận định không có căn nguyên.

Để chứng minh điều này rất rõ, nhiều ngôn luận và nhận định của ông Thích Nhất Hạnh về việc bất đồng với chế độ cộng sản có thể tìm thấy dễ dàng bằng một cú click trên Google. Cụ thể, chẳng hạn trên The New York Review, bài đăng vào năm 1966 đã trích lời khẳng định của ông Thích Nhất Hạnh về cộng sản, qua bản dịch của Giáo sư Hoàng Ngọc Tuấn (Úc) như sau : "Chúng tôi biết rất rõ về những sự cấm đoán đối với Phật giáo ở miền Bắc. Chúng tôi đã nghiên cứu những gì đã xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi biết rằng tôn giáo không thể tồn tại trong tinh thần của chủ nghĩa Marx". ("We are very well aware of the restrictions on Buddhism in the North. We have studied what has happened in China. We know there is no place for spirituality in Marxism").

Nhiều người vẫn nói là trong khi vị Thiền sư lên tiếng với báo chí về sự chỉ trích Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng lại không lên tiếng nói gì với chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên điều này không đúng, trong các lần trở về Việt Nam, ông Thích Nhất Hạnh đã nói trực tiếp và thậm chí vận động chính quyền Hà Nội về những cải cách chính trị, thả tù nhân lương tâm hay tự do tôn giáo. Những chi tiết này được ghi trong tập 1, bộ Wikileaks do báo người Việt ở Mỹ phát hành. Có thể xem thêm bài viết của nhà báo Vũ Quí Hạo Nhiên, viết cho người Việt, hoặc trên trang BBC.

Việc chọn lựa quan điểm thể hiện nhiều tính chất chính trị hơn trong trong thời cuộc là lựa chọn của ông Thích Nhất Hạnh, và sẽ nhiều năm nữa với những tư liệu đầy đủ hơn được tiết lộ thì có lẽ cái nhìn về ông sẽ rõ ràng hơn, định danh đúng hơn. Nhưng ở lúc này, để xác định ông là "tay sai cộng sản" hay "đi đêm với cộng sản", hoàn toàn là võ đoán và vô căn cứ. Việc ghét bỏ dựa trên cách ông chống chính quyền Mỹ, vẫn được xem là khuynh hướng chung của những người theo chủ nghĩa dân tộc như hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm chẳng hạn.

nhathanh3

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Mục sư Martin Luther King ở một họp báo tại Chicago, Mỹ hôm 31/5/1966. AP

2. Có vợ con nhưng che giấu

Sự kiện vô căn cứ này được rộ lên sau khi Thiền sư ra đi. Ai đó đã tung một bức ảnh mơ hồ có ông và một vài phụ nữ, trẻ em, và nhất định xác quyết đó là gia đình ông. Trong số những người đưa và tung những tin giả này, có cả một nhân vật từng làm trong Bộ Nội vụ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tuy nhiên, rất nhanh là những ngôn luận này bị vạch mặt, bởi đó là bức ảnh của gia đình họa sĩ Võ Đình đi thăm ông Thích Nhất Hạnh và chụp làm kỷ niệm. Chính phu nhân của họa sĩ Võ Đình đã công khai tố cáo rằng bọn lưu manh đã nhặt, cắt xén và ghép thêm hình vào tấm ảnh gia đình do chính họa sĩ Võ Đình chụp thầy Nhất Hạnh và các con của họa sĩ Võ Đình. Tiếc thay tiếng nói thật vẫn đang chìm đắm trong sự loạn lạc của dòng tin thất thiệt.

3. Về tuyên bố Mỹ bỏ bom chết 300.000 dân Bến Tre

Đây là một trong những ngôn luận chính, dẫn theo vô số những lời chỉ trích và khẳng định ông Thích Nhất Hạnh là "việt cộng". Theo những lời kể lan khắp các tranh mạng thì ông Thích Nhất Hạnh đã "bịa đặt chuyện Mỹ bỏ bom và giết 300.000 dân" để kêu gọi thế giới chống chiến tranh Nam-Bắc.

Thế nhưng câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Nguyên văn của câu chuyện được tờ New York Times đăng tải vào năm 2001, là trong một buổi thuyết pháp ở Mỹ vào ngày 25-9 ở Riverside Church, New York, khi đọc một bài thơ của mình, ông Thích Nhất Hạnh có kể là bài thơ ra đời khi ông nghe tin Bến Tre với dân số 300 ngàn người bị ném bom phá hủy vào năm 1968 khi quân đội Mỹ có tin là khoảng chục lính việt cộng đang ẩn nấp trong đó. Bất nhẫn hơn vì qua một bản tin của hãng thông tấn AP, một cấp chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng "Đó là sự cần thiết để phá hủy thành phố này nhằm cứu nó" (It was nesscesay to destroy town to save it) trong bản tin tường trình chiến sự từ Việt Nam vào đầu năm 1968.

Con số về người dân ở Bến Tre lúc đó, chính xác chỉ khoảng từ 30.000-35.000 người, nên về số liệu thì ông Thích Nhất Hạnh đã trích dẫn sai, nhưng nội dung thì hoàn toàn không giống gì với những tin đồn về "tố cáo" và "phục vụ cho việt cộng" vẫn đang thao túng nhiều nơi.

Trên thực tế, yêu hay ghét thiền sư Thích Nhất Hạnh là chuyện bình thường. Mọi nhà lãnh đạo tinh thần trên thế giới đều phải trả giá cho sự độc lập về tư duy của mình. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị phía chủ trương kháng chiến vũ lực chống Trung Quốc nói ông là phản bội. Đức Thánh Cha Francis vẫn bị nhiều giám mục, linh mục, tín đồ chống đối và ghét bỏ những cải cách, nhận định của ngài. Nhưng mọi thứ cần đặt trên sự thật. Sự ghét bỏ đơn thuần không làm nên nền văn minh, và chính sự hiểu biết và quan sát đủ, mới có thể tạo dựng được phát triển của một dân tộc hay thế giới này.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 24/01/2022

********************

Thin sư và chánh nim

Phạm Phú Khải, VOA, 24/01/2022

Chánh nim, hay tnh thc (mindfulness), bây gi hin din khp nơi, trong mi hot đng ca con người. Công lao này là do nhiu người, nht là nhng ai tin tưởng vào phép mu nhim ca chánh nim. Nhưng ln nht vn là thin sư Thích Nht Hnh, người đã viết bao nhiêu cun sách v ch đ này, hay viết v bao đ tài khác nhưng luôn đ cp đến yếu t chánh nim như là phương thuc cha tr "bá bnh".

nhathanh4

"Trong những lúc thực tập chánh nhiệm, tôi thấy được sự nhiệm màu của nó, nên mang ơn tất cả những ai đã có công mang lại sự tỉnh thức cho nhân loại, trong đó có thiền sư Thích Nhất Hạnh".

Tôi còn nh cách đây chng năm sáu năm, ch làm tôi t chc khóa đào to lãnh đo. Khóa hc này kéo dài mt tun, nhn mnh nhiu yếu t và nhiu vn đ. Có nhng bài tp trước, trong và sau khóa hc. Có th nói bàng bc trong tt c các đ tài được tho lun, chánh nim vn là yếu t mang tính cơ bn và nn tng.

Theo nhiều học giả v lãnh đo hc và tâm lý hc thì chánh nim là mt trng thái ý thc bao gm nhn thc và s chú ý.

Khóa hc cũng đào sâu vào ch đ trí tu cm xúc (emotional intelligence/EI), trong đó bn khía cnh chính là nhn thc bn thân (self-awareness), biết t qun lý (self-management), nhn thc xã hi (social awareness), và biết qun lý quan h (relationship management).

Nói cách khác, mun tr thành mt lãnh đo gii, bt k đó là lãnh đo mt quc gia, mt công ty, mt cng đng, mt t chc thin nguyn, hay đơn gin, mt thy hay cô trong lp hc, hay mt lp trưởng mt đi trưởng, người đó phi có kh năng v trí tu cm xúc. Người có trí tu cm xúc là người biết mình, biết t ch, hiu xã hi và gii quan h.

Nhng khái nim và quan nim trên được các nhà nghiên cu v qun tr và lãnh đo tìm hiu t bao tài năng lãnh đo thành công, ln tht bi, ti M và trên thế gii trong mi lĩnh vc hot đng ca con người trong nhiu thp k. Đc bit là t các đi hc, hc vin nghiên cu v thương mi, như Harvard Business School, chng hn.

Mt trong nhng người đưa các khái nim này tr thành tr ct ca k năng lãnh đo là Daniel Goleman. Tác phm kinh đin v Emotional Intelligence do Daniel Goleman viết, xut bn vào năm 1995, là cun sách được bán chy nht trên The New York Times trong mt năm rưỡi, được dch ra 40 ngôn ng khác nhau và tr thành sách ăn khách nht trên nhiu quc gia. Goleman cho rng nhn thc bn thân, tc nhn biết mt cm giác khi nó xy ra, là nn tng ca trí tu cm xúc. Hơn na, x lý cm xúc sao cho phù hp là mt kh năng được xây dng da trên nhn thc bn thân. Ngoài ra, s đng cm (empathy), mt kh năng khác được xây dng da nhn thc bn thân v mt cm xúc, là k năng cơ bn v con người (peoples skill). Sau cùng, ngh thut ca các mi quan h, phn ln, là k năng qun lý cm xúc người khác. Nghĩa là biết cm xúc ca mình, ca người khác, đ qun lý tt đp, thì s thành công trong mi quan h.

Phép màu ca chánh nim (The miracle of mindfulness), được thin sư Thích Nht Hnh viết vào năm 1974, sau này được Mobi Ho dch sang tiếng Anh, đu tiên vào năm 1975. Tác phm này vn được xem là cun kinh đin v chánh nim cho đến nay. Thích Nht Hnh được xem là người Thy ca chánh nim, nhưng không phi ai biết v chánh nim cũng biết v Thích Nht Hnh.

Ngày nay dường như làm vic gì cũng được lng chánh nim vào trong đó. Có người còn bo rng trước đây khi ra chén tôi không h nghĩ đó là chánh nim, cho đến khi biết v các bài ging ca thin sư Thích Nht Hnh.

Trên tp chí ph biến hàng đu v tâm lý, Psychology Today, dường như lúc nào cũng có mt hay nhiu bài trên trang này nói v chánh nim. Có th nói ngày nay các phương thc điu tr tâm lý đu dùng đến chánh nim như là s khi đu, và cũng là đim đến. Rt nhiu hc gi và tác gi ca nhiu bài viết hay sách chuyên v tâm lý cũng đ cao vai trò ca thin sư Thích Nht Hnh. Như bàMind Over Matter, phn đu trích dn Thích Nht Hnh : "Chánh nim không phi là vic ch được thc hin trong thin đường, nó còn được thc hin trong bếp, ngoài vườn, khi chúng ta nghe đin thoi, khi lái xe, khi ra chén".

Như ông Ngô Nhân Dng viết trong "Sống tỉnh thức với Thiền sư Thích Nhất Hạnh", chánh nim đã đi vào giòng chính và nh hưởng lên mi mt đi sng ca người M và khp nơi.

Tôi còn nh cũng trong khóa đào to lãnh đo nói trên, nhng người hướng dn khóa hc, và nhng hc viên, đu có v thích thú v chánh nim hay nhn thc bn thân. Nhưng khi tôi hi h có biết v Thích Nht Hnh, hay cun "Phép màu ca chánh nim" không, thì đi đa s không biết. Nhưng đây cũng là điu tht d hiu. Mt, chánh nim thuc v Pht giáo, không phi ca riêng ai. Hai, gia Thích Nht Hnh và người đc là bao nhiêu hc gi và tác gi trung gian v ch đ này. Ba, thi nay người ta đi tìm hiu khái nim và ý nghĩa đ làm vn liếng kiến thc nhiu hơn tìm hiu v s hình thành và phát trin ca chánh nim hay bt c mt ch đ hay lĩnh vc nào.

Tôi còn nh cách đây ba năm, cũng ti ch làm, các bài ging t các tâm lý gia v chánh nim đã được thc hin đ cho mi nhân viên tìm hiu và thc tp. Các bài viết đã được ph biến trên trang mng Intranet, và các bài ging bng ging đc tht hay đã được nhân viên ti v đ nghe bt c lúc nào. Dường như mi công s đu thy giá tr ca chánh nim. Có khi trong các bui hp hoc hi tho kéo dài trên hai tiếng, bài ging 10 đến 15 phút v chánh nim đã được phát thanh vào gia bui đ mi người tht s lng đng, thư gin và bình yên. Trong các khóa Yoga tôi tham d cũng có ni dung và hình thc tương t. Tôi tht s không biết nhng nhng người thc hin các chương trình này ly t đâu. Nhưng đc các tác phm ca thin sư Thích Nht Hnh tôi biết rõ Thy có ghi rõ các bài tp và cách hướng dn thc hin tng bước trong đó.

Trong nhng lúc thc tp chánh nhim, tôi thy được s nhim màu ca nó, nên mang ơn tt c nhng ai đã có công mang li s tnh thc cho nhân loi, trong đó có thin sư Thích Nht Hnh.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 24/01/2022

*************************

Thin sư Thích Nht Hnh và ba ln nhn ni tr v

Nguyễn Hùng, VOA, 24/01/2022

Thin sư Thích Nht Hnh là người thy mang dòng máu Vit có nh hưởng ln nht đi vi thế gii. C trường phái pht giáo dn thân ln phương thc thc hành chánh nim ca Thy đu được s chú ý và noi theo ca triu triu người.

nhathanh6

Thin sư Thích Nht Hnh thp hương ti T đình T Hiếu - Tha Thiên Huế ngày 4/9/2017 (nh : Báo Giác Ng)

Tuy nhiên nh hưởng ca Thy Vit Nam đã không được như chính Thy mong mun vì s nghi ngi, bo th và giáo điu ca gii lãnh đo cng sn. S nghi ngi, bo th và giáo điu này có th thy qua ba ln Thy nhn ni v Vit Nam, nơi gii lãnh đo có nhng giá tr đi ngược li quan đim sng ca người Thy được thế gii ngưỡng m.

‘Chuyến đi khó khăn

Ln tr v th nht là năm 2005, gn 40 năm sau khi Thy b buc phi sng lưu vong vì chính quyn min nam thi trước 1975 không hài lòng vi thái đ phn chiến ca v Thin sư và ngăn cn ông v nước hi năm 1966.

"Chuyến đi này là mt chuyến đi khó khăn vì không khí nghi ng, s hãi vn còn nng n trong bi cnh chính tr, nht là trong nhng ngày đu Hà Ni. Ví d trong bui ging ti Vin Nghiên Cu Tôn Giáo, người ta đã ha là 300 người s nhn được giy mi nghe Sư Ông ging, nhưng ti ngày chót ch có 40 lá thư được gi ra và cui cùng ch có 18 v trong s 40 người có thư được vào nghe Sư Ông. Nhng người còn li b công an gi ca t chi không cho vào vì tên h đã b gch b trên danh sách". Đó là nhng gì được ghi chính thc trongLá thư Làng Mai hi năm 2006, n phm ra mt mi năm mt ln.

Nhưng Lá thư Làng Mai nói s s hãi sau đó cũng bt đi nhiu và khi Thin sư ti ging Hc vin hành chính quc gia thành ph H Chí Minh, các quan chc đã cho phép ti 1.000 người tham d nh vào "s thc tp kiên nhn, vng chãi, thnh thơi, ái ng và lng nghe" ca Thy Thích Nht Hnh. Làng Mai nói cui cùng có c thy hơn 200.000 người đã có cơ hi trc tiếp tiếp xúc vi v Thin sư và tăng thân tháp tùng cho dù "báo chí được lnh không đăng ti chương trình và sinh hot ca chuyến viếng thăm" hi năm 2005.

Đó cũng là năm Thy đưa ra by đ ngh vi Đng Cng sn trong đó có vic "[g]iáo quyn và chính quyn là hai lãnh vc riêng bit không có quyn can thip vào nhau. Nhưng c giáo quyn và chính quyn đu phi có đo đc, nếu c hai đu không mun phá sn".

Cũng trong chuyến đi, Thy nói vi tp chí Time : có th có t do, điu cn thiết là phi giúp người ta buông b nhng s hãi, ng nhn và k th ca h".

‘Chuyến đi lch s

Ln tr v th hai hi năm 2007 trong "chuyến đi lch s", Thin sư đã đng ra t chc ba Đi Trai đàn Chn tế Bình đng Gii oan c ba min Bc, Trung và Nam đ cu siêu cho hàng triu người Vit đã t nn trong cuc chiến. Làng Mai nói Thy đã có li mi các v lãnh đo cao cp ti tham d nhưng cui cùng không có ai ti và viết trongLá thư Làng Mai trong năm 2008 :

"Phân tích cho k ta s thy có nhiu nguyên nhân [các lãnh đo không ti], trong đó yếu t nghi ngi là quan trng hơn c. Du hiu đu tiên là nhà nước, trong đó hn có Trung ương Đng và ban Tư Tưởng đã không mun Làng Mai s dng t gii oan. Đoàn tin trm ca Làng Mai dù có gii thích bao nhiêu đi na, nói rng các trai đàn chn tế ca truyn thng Pht giáo, t xưa đến nay đu có s dng t gii oan, nhưng rt cuc các thy trong Giáo hội cũng như trong Phái đoàn ch được chính thc s dng t bình đng mà thôi.

"Theo tư tưởng lãnh đo, đây là mt cuc chiến tranh gii phóng đt nước, nhng người chiến sĩ hy sinh là ti h mun hy sinh, nhng người bên kia chng li ti vì h mun chng li, hai bên đã chết vì mun đi theo đường li và chí hướng ca mình, như vy không có oan c gì c. Trong tư duy người ta có th suy lun như thế nhưng trong thc tế, ni oan c mà dân ta đã phi chu đng trong sut cuc chiến tranh dai dng có tm vóc ln lao ti mc không li nói nào có th din t ni. Nước Đc cũng đã b chia đôi, Tây Đc li có căn c quân s Hoa K, nhưng rt cuc, hai nước Đc đã được thng nht, các căn c ha tin liên lc đa ca Hoa K Tây Đc được gii ta mà dân Đc không phi đi ngang qua mt cuc chiến vi hàng sáu triu người thit mng vi bao nhiêu đ nát và tang tóc như nước ta".

Mc dù có nhiu khó khăn, c ba s kin ba min cui cùng đu được phép din ra dù không được hoàn toàn theo ý ca Thin sư. Làng Mai nhn đnh : "Qua các đi trai đàn chn tế ba min này, ta thy được tim lc ln lao ca nn đo lý dân tc, tim lc có kh năng chế tác nim tin và tình huynh đ, có kh năng khai phá mt con đường tâm linh cho đt nước, ngăn chn nhng t nn xã hi, làm vng mnh li cơ cu gia đình và cng đng, gây cm hng cho mt nim tin vào tương lai đt nước và dân tc".

‘Nghi ng và s hãi

V nhng điu trái khoáy din ra, Lá Thư Làng Mai 2008 viết : "[T]uy nhà nước đã cho phép, nhưng s nghi ng và s hãi vn còn, đó là mt trong nhng lý do khiến các v lãnh đo không ti d l dâng hương bch Pht. Ban Tôn giáo Chính ph và ngành Công an Tôn giáo đã "bo h" phái đoàn trong tinh thn y, vì vy cho nên trước ngày khai mc Đi Trai đàn Chn tế chùa Vĩnh Nghiêm, ông Bùi Hu Dược, V trưởng v Pht giáo ca Ban Tôn giáo Chính ph đã nói vi thy Pháp n là trong trai đàn, các thy không được nhc ti người thuyn nhân b thit mng trên bin c, các nn nhân chiến tranh ca min Nam, trong đó có các binh sĩ ca chế đ Vit Nam Cng Hòa, không được nói ti các h chôn tp th, không được nói ti tù đày, hc tp ci to, v.v Lý do ông nêu ra là đ n đnh an ninh vùng. Sau hơn hai tiếng thuyết phc, ông V trưởng không gi được s bình tĩnh và đã s dng nhng ngôn t gay gt".

Trong chuyến tr v hi năm 2007, Thin sư Thích Nht Hnh cũng đã có thư gi Th tướng Nguyn Tn Dũng đ ngh nhà nước dng Tượng Đài Thuyn Nhân ti b bin Vũng Tàu đ tưởng nim đng bào đã chết trong lúc vượt bin. Đương nhiên đ ngh này làm sao có th được chp nhn khi mà chính quyn Vit Nam còn tìm cách xoá b c các tượng đài thuyn nhân nhng đo ti các nước khác mà thuyn nhân tng lánh nn trong đó có Indonesia.

‘Hai tiếng Vit Nam là đp nht ri

Khi Thin sư tr v hi năm 2007, Vit Nam đã thc hin chính sách mà h t gi là Đi Mi được trên 20 năm. Nhưng nhng gì Thy và phái đoàn chng kiến cho thy s đi mãi mà không mi. Lá thư Làng Mai 2008 viết : "Phi công nhn là gii công an và Ban tôn giáo chính ph đã đ ra rt nhiu thì gi và công sc đ bo đm an ninh cho phái đoàn, tn kém không biết bao nhiêu mà k. Đi đâu, làm gì, phái đoàn cũng phi cho công an biết trước ; nếu công an xét không có an ninh thì không được đi, không được làm. Cũng vì vy cho nên trong sut thi gian thăm viếng, phái đoàn có cm giác không được thoi mái lm. các nước Châu Âu, Châu M, và ti các nước Châu Á như Nht bn, Thái Lan, Đi Hàn, Hng Kông, v.v khi ti hong pháp, phái đoàn Làng Mai không cn ai bo h, không cn giy mi hoc s bo h ca bt c mt giáo hi nào hay ca mt ban tôn giáo nào. Ti đâu cũng có cm giác t do, an ninh và thoi mái".

Lá thư cũng viết thêm : "Ti đt nước ta, cách tư duy trong đng và trong chánh quyn, đường li kinh tế ca đt nước bây gi đây đâu còn ly ch nghĩa Mác Xít làm khuôn vàng thước ngc na. Đng Cng Sn Vit Nam, có người đã nói, cũng nên đi tên đi thôi, mt cái tên mi như Đng Xã Hi, Đng Đi Mi, Đng Dân Ch, Đng Cng Hòa, Đng T Do, Đng Dân Tc tên gì cũng được min không phi là cái tên cũ. Cái tên Đng hin gi đang là mt chướng ngi, gây hiu lm và tiếp tc nuôi dưỡng oán hn.

"Trong Đng và trong gung máy chính quyn chc chn đã có nhng v suy nghĩ như thế mà chưa nói ra được. Có nhng v trong Đng cũng đã nghĩ ti vic thay quc hiu. Thay vì s dng quc hiu Cng Hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, mt cái tên quá dài, ta có th đi li là Cng Hòa Vit Nam hay tt nht là Vit Nam. Hai tiếng Vit Nam là đp lm ri, đp nht ri, không cn thêm vào ch nào na c".

Bt nhã hu Bát Nhã

S thng thn và cương trc ca Thy Thích Nht Hnh đã khiến chính quyn ni đóa.

K t chuyến tr v đu tiên ca Thy hi năm 2005, hàng trăm hc trò theo Pháp môn Làng Mai đã theo v và tu tp tu vin Bát Nhã, Lâm Đng. Nhưng sau hàng lot các kiến ngh ca Thin sư v chuyn phi có nhng thay đi trong đó có vic gii tán ngành kim soát tôn giáo và đc bit là công an tôn giáo, chính quyn đã không còn ng h vic cho phép đông đo nhng tu sinh ca Làng Mai li Bát Nhã. Kết qu là tu vin đã b côn đ được công an mc thường phc ch đo vào phá phách và đui nhng hc trò theo Làng Mai khi đây.

nhathanh7

Ngay c khi h đã ri khi tu vin Bát Nhã ti nương nh chùa Phước Hu, cũng Lâm Đng, chính quyn vn tiếp tc cho người truy đui như li k ca Sư cô Tâm Nht trongLá thư Làng Mai năm 2010 v nhng gì xy ra hi tháng 12/2009 :

"S yên ng ca không gian Phước Hu và nhng bước chân thin hành b khuy đng bi nhóm người l mt đeo khu trang. Thế ri bui gp g ca Phái đoàn các nước bn vi Ôn Tr Trì và anh ch em chúng tôi không thành gia tiếng la hét, chi ra và buc ti ca đám đông. Người ta nhc m và làm tn thương nhân phm ca Ôn Tr Trì và ca anh ch em chúng tôi.

"Tôi rúng đng bàng hoàng trước cnh mt người t xưng là Pht t dang tay s v thng thng vào mt mt v tôn đc. Xung quanh tôi là cnh hn lon n ào. Anh ch em tôi vn ngi yên, mi người đu duy trì nim t bi và bình lng. S hn lon càng tăng lên khi phái đoàn thăm viếng phi ra v. Ôn tr trì lp tc b cô lp trong phòng làm vic my mét vuông ca mình, bao quanh là tiếng la hét chi ra nhc m ca hơn trăm con người. Sau gn mt tiếng đng h, Ôn Tr Trì mi thoát được vào phòng riêng và bên ngoài vn còn tiếng đp ca la hét".

Liên quan ti các din biến bo lc sau đó, Sư cô Tâm Nht k tiếp : u ca sư em Hot Nghiêm sưng vù mt cc to tướng khi lãnh ly mt cú thoi t mt bàn tay thô bo nào đó ri b đy t trong phòng ra và va đu thêm vào ct nhà. Sư em ch mi 17 tui. Thy Phong Thun b xô ra ngoài và b xé cho rách áo. Thy Thánh Hip, sư em Pháp Doanh, sư em Pháp Chun cũng b ném ra ngoài kèm theo li đe da gm g ca chú công an mt thường phc. Tôi nhn ra chú công an đó, người có mt t đu nhng ngày Bát Nhã nguy nan, đng bình thn quay phim cnh anh ch em tôi b đánh đp, rượt đui. Tiếng la tht thanh ca sư em Đáo Nghiêm khi b mt người đàn ông xô đy và đng vào, ri sư em cũng b ht văng ra khi phòng

"Ngay trên đu chúng tôi là tiếng gào rú ca hai, ba cái loa phóng thanh c ln, da dm khuyến cáo chúng tôi phi ri khi chùa Phước Hu. Có sư em ngi vòng ngoài, nhm mt nim B tát mà mt hng đy nước bt văng ra khi nhng người hung d kia ghé sát xung mà chi ra. Sư em Trung Ngc cũng ngi vòng ngoài, cm thy tai mình ù đi khi mt người đàn bà đã ghé chiếc loa phóng thanh vào tai em mà chi : " Mày đi tu gì mà ngu và lì quá vy, cút v đa phương mà đi, ti đây tính chiếm chùa h " ?

‘Đám mây không bao gi chết

Sau nhng gì xy ra Bát Nhã, Làng Mai đành t b ý đnh m rng hot đng và nh hưởng Vit Nam và quay sang cng c và m thêm các trung tâm bên ngoài trong đó có c ti Thái Lan.

Khi tr v Vit Nam hi năm 2018 đ dành nhng năm tháng cui cùng ti chùa T Hiếu, nơi Thy xut gia khi 16 tui, Thin sư đã không còn có th nói được sau ln đt qu hi năm 2014. Có l Thy cũng không còn mun đ đt gì vi chính quyn cng sn sau khi h b ngoài tai tt c nhng đ đt trước đó ca Thy.

S tr v cui cùng ca Thin sư thc tế đã được chính ông gii thích ngay trong ln đu tr li quê hương sau gn 40 năm xa cách hi năm 2005 : "Tr v đây là tr v nhà, v căn nhà ca hi đo t thân, v căn nhà ca t tánh chân tht. Tr v đây có nghĩa là v nhà ca t tiên, ca đo pháp, ca tăng thân. Quê nhà là nơi có tình thương, hiu biết, bình an và m cúng".

Cũng trong cùng chuyến đi đó Thy đã hi c to Quy Nhơn sau khi chết mình s đi v đâu và tr li : iu này ging như đám mây trên bu tri. Sc nóng ca mt tri đã biến nước ca sông ngòi thành hơi, hơi này sau đó t li thành mây. Ri tr v vi đt, vi sông dưới dng : mưa, tuyết hoc băng giá. Đám mây không bao gi chết. Nó ch đi dng thành : mưa, sông, nước".

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 24/01/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC tiếng Việt, Gió Bấc, Tuấn Khanh, Phạm Phú Khải, Nguyễn Hùng
Read 801 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)