Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/01/2022

Tưởng nhớ Thiền sư trong tĩnh lặng

Nhiều tác giả

Đất nước tôi, đất nước của những xung đột bất tận

Nguyễn Nam, VNTB, 23/01/2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Ngài là người nổi tiếng trên thế giới. Theo một số trang mạng thì ngài thường được xếp thứ 2 hay thứ 3 trong số những người hướng dẫn tâm linh còn đang sống ; đứng thứ nhất, tất nhiên là Đức Dalai Lama.

thiensu6

Một trong những cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, "Peace Is Every Step : The Path of Mindfulness in Everyday Life" (An lạc từng bước chân) được ghi nhận là đứng số 12 trong 100 tác phẩm tâm linh quan trọng nhất trong thế kỷ XX.

Nhưng đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân gây chia rẽ khá trầm trọng.

Buồn cho đất nước tôi !

Kẻ thỏa hiệp ?

Sinh thời, thiền sư Thích Nhất Hạnh từng đối diện với cáo buộc như kẻ phản đồ, qua lập luận rằng điều nổi bật hơn về thiền sư là đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của ngài bị bức tử, đồng đạo của ngài bị tù đày, quản chế… Và ngài thì vẫn im lặng.

Cay nghiệt hơn khi không ít lên án rằng, "là một trưởng tử của Như Lai, ngài đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị Đảng cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa Mác-Lê như khẩu hiệu ‘Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội’. Ngài nghĩ gì và đã làm gì ?"…

Đầu năm 2005, trong sự chào đón nồng nhiệt, thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước sau gần 40 năm xa quê hương với tăng đoàn khoảng 200 người của mình. Ngài xuất hiện trong những buổi nói chuyện mà khán giả là đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.

Cũng vào lúc đó, hòa thượng Thích Quảng Độ sống một mình trong một căn phòng bị quản thúc tại Thiền viện Thanh Minh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong lần về nước sau 40 năm của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm hòa thượng Thích Trí Quang nhưng không thăm được hòa thượng Thích Quảng Độ.

Tên phản động ?

Dưới mắt nhà cầm quyền Việt Nam thì đã có lúc thiền sư Thích Nhất Hạnh được coi là một ‘tên phản động lưu vong’.

Một tài liệu của Bộ Công an, viết (trích) : "Ngày 20/2/2007, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn gồm 150 người với gần 30 quốc tịch khác nhau về Việt Nam lần thứ hai.

Lần này, ý đồ mượn tôn giáo để làm chính trị của ông bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc ông tổ chức "trai đàn chẩn tế" ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Lợi dụng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho phát tán tài liệu, đề cao, khuếch trương Pháp môn tu tập Làng Mai, phủ nhận những đóng góp rất nhiệt tình và tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc tổ chức "trai đàn chẩn tế", cứ y như không có ông, thì "trai đàn" chẳng bao giờ được hình thành.

Có lẽ ai đã xem hình ảnh Sư ông Thích Nhất Hạnh xuất hiện tại các "trai đàn chẩn tế" trên báo chí, truyền hình, hoặc xem trực tiếp, cũng đều thấy chướng. Chỉ là một "thiền sư", đứng đầu một môn phái, mà ông đi dưới lọng vàng, cạnh ông là sư nữ Thích Nữ Chân Không – y như vua và hoàng hậu ! Thiên hạ đồn rằng ông với bà Chân Không có "quan hệ" rất gần gũi, chẳng biết thật hay không, nhưng năm 2006, khi một phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang Pháp, thăm Làng Mai, đã phải gửi Sư ông Thích Nhất Hạnh một bức thư, trong đó đề nghị : "Xin sư ông về ở với tăng, sư nữ Chân Không về ở với ni để tránh dư luận".

Và mặc dù ông tuyên bố không can thiệp, không phát biểu những vấn đề liên quan đến chính trị, nhưng khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiếp kiến, Sư ông Thích Nhất Hạnh liền đưa ra đề nghị 10 điểm, trong đó có những điểm như : "Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ…".

Nhìn nét mặt tự mãn của ông, hầu hết tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – xưa kia vẫn kính nể ông qua những cuốn sách ông đã viết, như "Đường xưa mây trắng", "Nói với tuổi hai mươi", "Bông hồng cài áo", "Nẻo về của Ý", hoặc những bài thuyết giảng của ông ở Trường đại học Vạn Hạnh bao nhiêu thì bây giờ, tăng, ni lại càng cảm thấy thất vọng về ông bấy nhiêu, nhất là khi ông tuyên bố : "Pháp môn Làng Mai tự bổ nhiệm truyền giới, tấn phong, bầu trụ trì, viện chủ, phó viện chủ mới mà không cần phải thông qua Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (dừng trích).

Thời điểm của tài liệu cáo buộc nêu trên, thì Tổng bí thư Đảng là ông Nông Đức Mạnh.

Đạo Phật là uyển chuyển

Hai mươi hai năm về trước, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong lời đề nghị của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cách thức ăn mừng Một Ngàn Năm Thăng Long gồm 12 điểm, nhà tu hành nổi tiếng khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên :

"Ân xá cho những người bị lưu đày và tù tội, trong đó có tội góp ý cho chính quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đa giáo hội, kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Cho phép một số phạm nhân được chuộc tội bằng công tác xã hội dưới sự che chở, giám sát và bảo lãnh của các vị xuất gia thuộc các tôn giáo". Các đề nghị này được vị thiền sư tổng hợp trong một văn bản mà theo ngài, không có tính cách tôn giáo, mà chỉ nhằm xây dựng"một nền đạo đức toàn cầu có công năng lành mạnh hóa và từ bi hóa xã hội và cứu hộ được hành tinh".

Tuy nhiên, ngài nhắc lại ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt Nam thời Lý, "đời thuần từ nhất trong lịch sử" (lời sử gia Hoàng Xuân Hãn), và khẳng định phải ghi nhớ điều này khi ăn mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Lý Thái Tổ, vị vua đầu của thời Lý, đã đặt đô tại Thăng Long năm 1010. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, do vậy, cho rằng "Cách thức ăn mừng 1000 năm Thăng Long hay nhất là nỗ lực của chính quyền và của toàn dân làm được và tiếp tục được những việc mà tiền nhân đã làm trong những năm đầu của kinh thành Thăng Long".

Trong số các khuyến nghị có việc lập trường đại học mang tên Thiền sư Vạn Hạnh, thiết lập giờ đạo đức học ở mọi cấp bậc giáo dục, miễn thuế và tha thuế cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí hạn chế sử dụng đồ nhựa, đồ nylon và tăng cường ăn chay. Ngài cũng yêu cầu Nhà nước cho triệu tập đại hội Phật giáo trong và ngoài nước để thành lập lại giáo hội Phật Giáo dân lập "hoàn toàn đứng ngoài chính trị".

Thời điểm đó, Tổng bí thư Đảng vẫn là ông Nông Đức Mạnh.

Sự kiện Bát Nhã

Năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được phía chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng. Vào năm 2006, Hoa Kỳ quyết định bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO.

Năm 2007, nhân chuyến thăm Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lập trai đàn cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế. Cũng trong năm 2007, nhân chuyến thăm thứ hai về Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nên chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với tôn giáo. Lời khuyên này của ngài bị chính phủ coi là vi phạm luật pháp Việt Nam.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước để được hoạt động. Những quy định chặt chẽ của luật này đã bị các giới chức tôn giáo trong và ngoài nước chỉ trích là vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Không lâu sau đó, vào tháng 8 năm 2008, công an tỉnh Lâm Đồng ra công văn trục xuất khoảng 400 tu sinh Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã. Từ khoảng giữa năm 2009 đến cuối năm 2009, các tu sinh Làng Mai ở tu viện Bát Nhã liên tục bị những nhóm người lạ mặt đến tấn công. Chính quyền thì nói rằng vụ việc xảy ra là do những bất đồng giữa các nhà sư trong tu viện Bát Nhã với các tu sinh Làng Mai cư trú ở đây. Những tu sinh này sau đó phải đến cư ngụ tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhưng họ vẫn bị truy đuổi khỏi chùa này.

Đến cuối năm 2009, khoảng gần 200 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tỵ nạn ở Pháp.

Trong một bức thư gửi các tu sinh Làng Mai ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2009, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết rằng :

"Theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào, khi mà chúng ta chỉ muốn tu tập và hướng dẫn tu tập trong khuôn khổ của pháp luật và của truyền thống Phật giáo".

Ngài cũng cáo buộc các viên chức chính quyền đã đối xử thô bạo với các tu sinh, thuê côn đồ tấn công tu viện. Ngài viết :

"Tiền đâu để họ thuê côn đồ ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bỗng để sống và để làm những việc thất đức như vậy ? Tại sao lại giả danh Phật tử để đánh phá Phật tử, giả danh nhân dân để dối gạt và đàn áp nhân dân ?"…

Nhà hoạt động xã hội dân sự

Năm 1956, thiền sư Thích Nhất Hạnh làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thập niên 1960, ngài lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị lửa đạn chiến tranh, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh ở Việt Nam.

Ngài cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra "lời kêu gọi vì hòa bình", với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam – Bắc tìm "giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ngài tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của ngài vẫn là vận động cho hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở nước ngoài từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, vùng Dordogne, miền tây nam nước Pháp.

Bất kể những ý kiến trái chiều xung quanh cuộc đời tu hành, ảnh hưởng chính trị, ngài là một chứng nhân của lịch sử đầy thăng trầm và bi ai của Việt Nam trải dài gần một thế kỷ.

Hãy để lịch sử phán xét

Xưa có ba nhà sư : Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ. Cả ba đều tinh thông Phật pháp. Nhất Hạnh nói hay và viết giỏi. Trí Quang có tài lãnh đạo và được quần chúng tin tưởng. Quảng Độ học vấn cao và giỏi ngoại ngữ.

Xưa có ba nhà sư : Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, họ tranh đấu cùng những nhà sư khác. Nhất Hạnh kêu gọi tự do tôn giáo và hòa bình cho Việt Nam ở hải ngoại. Trí Quang dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử biểu tình ở Sài Gòn. Quảng Độ, nhỏ tuổi nhất trong ba người, sát cánh cùng Phật tử trên đường phố.

Xưa có ba nhà sư : Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.

Giờ thì tất cả đều về cõi an nhiên. Lịch sử sẽ còn nhắc kể về ba nhà sư này bằng nhiều lát cắt, góc nhìn đa diện mà người đời sau lắm khi dễ nhầm lẫn giữa thực – hư từng giai đoạn thăng trầm của chính trị nước nhà.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 23/01/2022

*********************

‘Tâm tang’ tĩnh lng cho Thin sư Nht Hnh

Ngọc Lễ, VOA, 22/01/2022

Tang l ca Thin sư Thích Nht Hnh s din ra dưới hình thc tâm tang đ mi người tưởng nh đến ông mt cách nh nhàng, tĩnh lng, Đo tràng Mai thôn và T đình T Hiếu cho biết trong mt bn cáo bch chung.

thiensu1

Thiền sư Thích Nht Hnh, nhà lãnh đo Pht giáo ni tiếng thế gii, viên tch vào lúc na đêm ngày 22 tháng 1 năm 2022 T đình T Hiếu, thành ph Huế. Ông th 95 tui.

Giáo hi Pht giáo Vit Nam do Nhà nước kim soát s đ môn đ pháp quyến Thin sư toàn quyn t chc tang l theo ý nguyn ca ông và s hết lòng h tr đ thc hin tang l theo nghi thc cp cao ca Giáo hi, theo công văn va được loan báo.

Trước đó, Thin sư Thích Nht Hnh, hay còn được gi là Sư Ông Làng Mai nhà lãnh đo Pht giáo ni tiếng thế gii đã viên tch ti T đình T Hiếu Huế tui 95 sau nhiu năm b đt qu.

Công văn ca Hi đng Tr s Giáo hi Pht giáo Vit Nam gi Thin sư Thích Nht Hnh là v cao Tăng ca Pht giáo Vit Nam có nhiu công lao trong s nghip hong dương chính pháp và là v Thin sư hướng đo ca Pht giáo đ trên thế gii.

Thin sư Thích Nht Hnh tng là người ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht vn b chính quyn đàn áp và Đo tràng Mai thôn ca ông đc lp vi giáo hi nhà nước.

Khóa tu 7 ngày

Nghi thc tâm tang này được t chc theo di hun ca chính Thin sư Nht Hnh. Theo đó, tang l s không có nghi l, không kèn trng, không vòng hoa, không trướng lin theo truyn thng mà tr thành khóa tu im lng trong 7 ngày.

"Trong sut thi gian đó, kính xin quý v đến thăm viếng cùng thc tp chung vi chúng tôi tâm nim cúng dường đ cho toàn b tang L Tâm Tang được din ra trong s im lng, trang nghiêm, thanh tnh, tĩnh lng và nh nhàng", bn cáo bch viết.

Sau l trà t (tc ha thiêu) vào ngày 29/01, Thin sư s không được an táng trong các bo tháp như truyn thng mà xá li ca ông s được chia ra đ T đình T Hiếu và các t vin ca Làng Mai trên khp thế gii, cũng theo cáo bch.

Theo thi khóa tang l mà VOA có được, thì hot đng ch yếu trong 7 ngày tang l Thin sư Thích Nht Hnh là ngi thin, thin hành, tng kinh, tng gii lut. Riêng ngày cui cùng s có các nghi l cung tuyên tiu s, cung tin, l pht trn, l rước kim quan.

thiensu2

T đình T Hiếu đang bày trí hôm 22/01/2022 đ chun b cho tang l Thin sư Thích Nht Hnh

Hình nh phát trc tiếp t T đình T Hiếu trên trang mng xã hi ca Làng Mai cho thy trong ngày 22/1, khi chưa tm lim, nhc thân Thin sư trong trang phc nâu sng nm ngay ngn trên mt chiếc giường nh trong gian tht nh, không đp mt, hai tay khép li. Phía đu giường là bàn th nh đt dưới mt di nh ln. Mt s pháp t qu xung quanh trong khi mt s khác đến l ly, chiêm bái ri lui ra.

‘Không khí yên ng

Có mt T đình T Hiếu ngay sáng sm ngày 22/1, anh Phm Châu Thương, pháp danh Tâm Đo H, cư sĩ tiếp hin ca Pháp môn Làng Mai đến t thành ph H Chí Minh, cho biết anh đã mua vé bay ra Huế ngay trong đêm sau khi biết tin Sư Ông Làng Mai viên tch.

Theo li anh mô t thì mi người đang đ v T Hiếu nhưng không khí rt là yên lng. "Nếu ai đó đi vào chùa s không biết là đang có l tang ca mt v cao tăng. Mi người vào, đnh l, vãn cnh ri ngi ngh theo tng nhóm rt là yên lng", anh nói vi VOA.

Theo li anh thì chính quyn s ti có ct c công an đến gi gìn trt t và ngay trong bui sáng, các v cao tăng Huế đã có mt đy đ nhưng không có vòng hoa.

"Trong không khí yên lng bao trùm đó thì tt nhiên bt c ai đến viếng đu không th n ào", anh Thương, vn đi theo Pháp môn Làng Mai t năm 2005 khi ln đu tiên Thin sư Thích Nht Hnh v nước, nói thêm.

Anh cho biết trong lúc nhà chùa đang dng rp, đt bàn th, làm long v đ chun b phát tang vào ngày mai thì đã có nhiu người xin vào đnh l nhc thân ca Sư Ông nhưng không được vì không gian cht hp.

"Cho nên các Pht t c tùy nghi. Có người đng đnh l t xa. Có người đi mt vòng thin hành. Có người đng vòng ngoài vái vng xong ri v", anh cho biết.

K v giây phút cui cùng ca Thin sư, anh nói vi VOA là anh nghe quý Thy k li rng Sư Ông nm yên, mt yếu dn và đi thôi ch không có biu hin gì’.

‘Đ tang trong lòng

V cư sĩ tiếp hin này gii thích rng tâm tang là đ tang trong lòng và cho biết đây là tp quán trước gi ca Tăng thân Làng Mai và đã được Thin sư Thích Nht Hnh hướng dn cho các đ t khi Thy còn khe.

"Bn thân tôi theo Thy đã lâu, tôi chp nhn hình thc (tâm tang) này", anh nói và cho biết anh đã thuyết phc được gia đình làm tâm tang khi cha anh qua đi.

"By ngày khóa tu là đ mi người tr v sng vi giây phút hin ti như điu mà Sư Ông luôn nhc nh các xut sĩ và cư s", anh nói thêm. "Đó là cách tt nht đ tưởng nh bc Đo sư ch không phi nghi l, cúng kiếng rìng rang hay than khóc".

Theo anh Thương gii thích vì vic t chc tâm tang cho Thin sư Nht Hnh là vn đ ‘được c hi đng giáo th Làng Mai quyết đnh vì đây là điu mà chúng tôi lĩnh hi t Thy.

Riêng ngày tang l cui cùng, anh cho biết s làm theo nghi l truyn thng theo ý nguyn ca quý Thy T đình T Hiếu.

Do đó, trong nhng ngày tang l, anh nói hàng cư sĩ và xut sĩ s theo đúng thi khóa, gi s yên lng, đi li nh nhàng và làm nhng điu thin đ hi hướng công đc cho Thy.

Anh Thương tr thành cư sĩ tiếp hin, tc hàng đ t ti gia tiếp xúc vi giây phút hin ti t năm 2013 (Triết lý ca Làng Mai là sng sâu sc giây phút hin ti). Anh cùng v đã t chc tăng thân ti gia thành ph H Chí Minh được 10 năm đ truyn pháp môn cho gii tr bên cnh công vic chính ca anh là ch mt công ty du lch.

Anh cho biết nhóm tăng thân ti gia ca anh thành ph H Chí Minh vào ti ngày 22/10 s có bui ngi thin ‘đ gi năng lượng bình an đến Sư Ông và cũng đ ‘ôn li công hnh, nhng li dy ca Sư Ông đ xem mình hc được nhng gì, đã tiếp ni được nhng gì ca Thy.

"Các tăng thân, đo tràng ca Làng Mai trên khp thế gii cũng làm như vy", anh cho biết.

‘Thy không mt đi

Gii thích v thái đ có phn bình thn này, v cư sĩ tiếp hin này nói : "Có th mi người cũng có đau bun trong lòng, nhưng có l chúng tôi đã được Thy dy khá k v không sinh, không dit, không s hãi".

Chúng tôi đu hiu rng Thy không mt đi mà s còn được tiếp ni trong chính các hc trò’.

"Tôi quán chiếu điu này khá thường xuyên nên khi người thân mình mt và bây gi là Sư Ông, dù có bun nhưng tâm lý đã chun b nên tâm khá an", anh nói.

Khi được hi Pháp môn Làng Mai s tiếp ni thế nào nếu không còn Thin sư Nht Hnh làm người dn đường, anh nói : "Giáo pháp Thy đã dy hết, trao hết ri. Nếu thc hành li dy ca Thy, sng theo giáo pháp đó, thì nó s được trao truyn cho thế h tương lai".

"Giáo pháp còn mãi không phi vì Sư Ông còn sng hay không", anh nói thêm và cho biết đó là lý do anh duy trì sinh hot tăng thân ti gia ‘đ c gng trao truyn nhng gì mình đã hc được cho các bn tr.

Anh Thương cho biết hin gi có rt nhiu môn đ pháp quyến ca Thin sư Thích Nht Hnh nhiu nơi trên thế gii mun đến Huế tham d tang l nhưng trong hoàn cnh dch bnh chc chn nhiu người s v không kp dù tang l được kéo dài đến 7 ngày.

"Ví d như các v bên Thái Lan, mi tun có hai chuyến bay, mt chuyến là ngày hôm nay thì đi xét nghim bng PCR s không kp, còn đ đến chuyến sau thì quá tr vì v còn phi cách ly ba ngày na nên h đang tính đi đường vòng qua Singapore", anh nói.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 22/01/2022

************************

Sng Tnh Thc vi Thiền sư Thích Nht Hnh

Ngô Nhân Dụng, VOA, 22/01/2022

Trong cun "Không Dit, Không Sinh, Đng S Hãi" (dch tiếng Anh :No Death, No Fear), Thin sư Nht Hnh nói rng sng và chết ch là nhng ý nim không có tht. Biết như vy thì mình không còn s cái chết na. Các đ t ca ông đang cn suy ngm điu này sau khi nghe tin thy qua đi.

thiensu3

Trang web Làng Mai thông báo v s ra đi ca Hòa Thượng Nht Hnh. (Hình : Trích xut t plumvillage.org)

Tháng Hai năm 2019, tun báoTime  M viết, "V sư dy Thế gii v Sng Tnh Thc đang ch ngày chm dt cuc đi ;" nhn xét rng : "Nht Hnh được nhiu người phương Tây gi là cha đ ca mindfulness. Ông dy rng ai cũng có th là nhng v b tát, bng cách sng hnh phúc trong nhng công vic tm thường như khi gt mt trái cam hay nhp mt hp trà, mt cách tnh thc".

Thiền sư Thích Nht Hnh không phi ch đóng góp vào vic ph biến phương pháp "Sng Tnh Thc". Ông đã ni kết các tư tưởng sâu xa trong kinh đin đo Pht Bc tông (thường gi là Đi Tha) vi nhng các phương pháp hành trì được Nam tông chú trng, như Thin Hành và Thin Minh Sát, Vipassana.

Đây là mt truyn thng ca Phật giáo Vit Nam, t nhiu đi. Thích Nht Hnh cho thế gii nhìn thy và công nhn có mt nn Phật giáo Vit Nam mà ông là người tiêu biu, bên cnh các truyn thng Phật giáo n Đ, Trung Hoa, Nht Bn, Tây Tng, Miến Đin, Thái Lan, vân vân, đã được truyn bá rng t trước.

Nước Vit Nam là nơi Pht giáo Nam tông và Bc tông đu có mt. Mt kinh căn bn được Pht giáo Nam tông hành trì là Anapana đã được Thin sư Khương Tăng Hi Giao Châu dch thànhAn Bang Th Ý t thế k th ba. Thin sư Thích Nht Hnh thường khuyên ni người thc tp "thin hành", mt phương pháp mà các v tăng sĩ Thái Lan, Miến Đin, Campuchia thc tp mi ngày.

Đi vi gii truyn thông phương Tây thì nói đến Thích Nht Hnh là h nghĩ ti "mindfulness", và ngược li. Ngày nay, mindfulness đã thành mt phong trào, t sinh hot tâm linh, văn hóa, xã hi, đến c trong kinh doanh và quân s !

Đu tháng Tư, 2019, nht báoNew York Times loan tin quân đi M cũng tp mindfulness. Tướng Walter Piatt, ch huy quân M Iraq mi bui sáng ngi th chm và đu, bp tht cm th lng và mt chăm chú nhìn vào mt cây da. Ông cho thuc cp tp "quán nim" đ ci thin kh năng chú ý và ngăn nga bnh tâm thn do căng thng gây ra vì chiến trn. Ông đã đc kết qu các cuc nghiên cu ca bà Amishi Jha, mt giáo sư tâm lý hc Đi hc Miami.

Hi quân Hoàng gia Anh, quân đi các nước Hòa Lan và New Zealand cũng đang áp dng mindfulness trong chương trình hun luyn. Trong tun đu tháng Tư, khi NATO có mt cuc hi tho v phương pháp mindfulness Berlin.

C 10 người M thì có 6 người đã th tp Mindfulness. Các công ty Google, Apple, General Mills, Goldman Sachs và Aetna đang cho nhân viên thc tp. Năm 2012 có 260 triu đô la u tư" vào Mindfulness. "Công ngh quán nim" mi năm thu nhp 1,2 t đô la.

T năm 2006, Công ty General Mills Golden Valley, Minnesota, bt đu có nhng bui ngi thin na gi vào bui sáng, nghe chuông và theo dõi hơi th. Công ty bán l Target, ti tr s Minneapolis, có nhng bui tp quán nim hàng tun. Ông tng giám đc trông thy mt nhân viên va đi va ngó vào iPhone, cũng nói đùa, "Này, đi đng cho mindfully nhé !"

Mt phn tư trong s 50.000 nhân viên ca Aetna đã tp quán nim ít nht mt ln. Và hãng bo him y tế này nói h thy hiu qu. H tính ra thành các con s và tin : Nhng người tu tp thy gim bt trng thái căng thng (stress) được 28 phn trăm, 20% ng ngon hơn, và 19% bt đau nhc. Nh thế năng sut làm vic tăng lên, trung bình mi người mt tun làm vic thêm 62 phút. Tính ra, mang li thêm 3.000 đô la mt năm !

Ti Thung Lũng Đin T, California, Công ty Intel bt đu chương trình Awake@Intel t năm 2012. Google có người đc bit ph trách chương trình dy quán nim, titr scó nhng phòng cho nhân viên vào ngi thin bt c gi nào. Năm 2013 Google đã mi Hòa thượng Thích Nht Hnh, cùng hơn 100 tăng ni Làng Mai t Pháp qua ging và dy thc tp. Ông nói vi h : "Chúng ta đang b tràn ngp thông tin. Có l mình không cn nhiu thông tin như thế !".

Mindfulness được đin t hóa vi hàng ngàn "apps" đ tp quán nim qua computer. Công ty Headspace sn xut mt app trong s này, đã được cài trên máy bay ca tám công ty hàng không, cho hành khách tp thin. Headspace đang thiết kế nhng "phòng thư giãn cá nhân", ging như phòng đin thoi công cng đi xưa, đ ai mun thì ghé vào đó thin quán trong chc lát.

Thin sư Thích Nht Hnh đã được mi nói chuyn v quán nim vi các nhân viên và mt s đi biu quc hi M. M, ông đã hướng dn các khóa tu cho cnh sát viên, cho nhân viên coi nhà tù, có người sau đó đã tu tp tr thành giáo th. Tu vin Làng Mai Pháp đã làm mu cho các tu vin khác Bc M và Âu châu. Ti nước M có các tu vin Bích Nham (New York), Lc Uyn (California), Mc Lan (Mississippi).

Đo Phât và vic hành trì thin quán đã được truyn sang M và các nước phương Tây t nhiu thế k. Đi sư Vivekananda đã đi ging ti M và Anh trong nhng năm 1894 đến 1896. Ông nói, "Tôi mang ti Phương Tây bn thông đip mà Đc Pht đã tng cho người Phương Đông". Trong thế k 20, Jiddu Krishnamurti cũng t n Đ đã qua M dy thin quán mà không cn gi đó là Phật giáo. Thin sư Shunryu Suzuki t Nht Bn đem theo truyn thng "Zen" phái Tào Đng, lp ra thin vin ln đu tiên trên đt M. Đc Đt Lai Lt Ma đã khai th đo Pht Tây Tng cho hàng triu người tp sng T bi và Trí tu.

Nhưng Thin sư Thích Nht Hnh nh hưởng rng nht vì ông dy các điu gin d, c th, ai cũng có th làm, ngay trong đi sng bình thường. Thin, Zen, không còn là mt bí quyết dành cho các tu vin. Ai cũng có th thc tp. Nhiu người đã thy là chính h chuyn hóa ; không nhng bn thân mình hnh phúc hơn mà còn sng vi người chung quanh hòa hp hơn.

Người sáng lp công ty Salesforce là Marc Benioff (tài sn 10 t m kim), đi d mt khóa tu ca Thích Nht Hnh, thy chính mình thay đi. Ông mi hòa thượng, hoc các tăng ni Làng Mai đến dy nhân viên v Hiu và Thương (T Bi, Trí Tu) nhiu ln. Năm 2015 ông gi máy bay riêng đưa hòa thượng t Pháp qua San Francisco tr bnh ; nhường mt ngôi nhà ca ông cho các tăng ni tm trú c năm tri.

Trong cun sách đu tiên gây nh hưởng trong gii tp thin phương Tây, Thích Nht Hnh k li kinh nghim tu tp ca mình khi vào chùa T Hiếu. Mi khi làm bt c vic gì, chú tiu đu đc my câu thơ ngn. Đó là nhng bài "k" nhc nh người sa di ý thc mình đang làm gì và ch chú tâm vào c ch, hành đng mình đang làm mà thôi. Nh thế, tâm an lc, gi là có chánh nim, Thích Nht Hnh nói gin d, là "sng trong giây phút hin ti". Cun "Phép L Ca S Tnh Thc" viết t thi 1960, nay đã được dch ra bn, năm chc th tiếng, bn tiếng Anh là Zen Key.

Theo đúng truyn thng Bc tông, ông đã nhn mnh rng tp sng quán nim không ch nhm tìm hnh phúc riêng cho mi người. Phi tp sng an lc vi nhng người chung quanh, t gia đình ti nhng người cng s, vi xã hi và vi c trái đt đang nuôi dưỡng mình.

Thích Nht Hnh vn là mt thi sĩ, nhà văn và mt thy giáo. Ông s dng th ngôn ng truyn đt d dàng, nhanh chóng. Ông chia s nhng rung đng, xao xuyến, âu lo ca con người bình thường, nên nhng li ông nói đi thng vào tâm hn h. Như khi ông nói, c Pht là mt người giác ng, yêu thương và tha th. Có nhiu lúc các bn cũng thy lòng mình như vy. Thế thì, hãy vui sng lúc mình là Pht đi".

Nhng người tp mindfulness không nht thiết phi theo đo Pht. Như Vivekananda nói M hơn 100 năm trước, "Tôi ti đây không phi đ mi các bn theo mt tín ngưỡng mi. Tôi mong quý bn gi tín ngưỡng ca mình. Mt người theo Methodist s thành mt người Methodist tt hơn ; mt người Presbyterian thành người Presbyterian tt hơn"… Thích Nht Hnh luôn luôn khuyên người phương Tây không nên b đo. Cho nên trong các khóa tu Làng Mai bên Pháp, có các mc sư, có linh mc, c người Hi giáo và Do Thái giáo đến tham d.

Vivekananda và Thích Nht Hnh đu theo đúng truyn thng Pht giáo. Đc Pht cng hiến mt cách sng, ch không có ý lp ra mt tôn giáo mi. Người tu tp theo Đc Pht có th chia s kinh nghim tâm linh vi tín đ các tôn giáo khác. CunLiving Buddha, Living Christ ca Thích Nht Hnh xut bn trước đây 20 năm đã được hàng triu người mua trong my năm đu.

Tr v Vit Nam sng nhng ngày cui cùng, Thin sư Thích Nht Hnh có th giúp Pht giáo quê hương mình tìm đường tr v ngun. Cách sng trong Làng Mai đưa người Vit tr v gn vi Pht giáo dân tc hơn. Như mt ni cô k, "ti Làng Mai, chúng tôi cười đùa vui v sut c ngày, nhưng không mt ai trong chúng tôi có tài khon ngân hàng thuc s hu cá nhân. Không ai trong chúng tôi có xe hơi hoc đin thoi riêng"… Chc ai cũng mong mun được sng hnh phúc gin d như thế, dù ít người làm được !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 22/01/2022

***********************

Việt Nam : Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95

Anh Vũ, RFI, 22/01/2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và thế giới đã viên tịch lúc 00 giờ ngày 22/01/2022 tại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, theo thông báo của Tăng đoàn Làng Mai tại Pháp.

thiensu4

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các gia đình phật tử trong một ngày lễ hội của Phật giáo ở thiền viện Làng Mai, Thènac, Dordogne, Pháp, ngày 06/08/2004  AFP – Derrick Ceyrac

Chùa Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu nghiệp tu hành cách đây 80 năm. Ông sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, 16 tuổi xuất gia đi tu đến năm 25 tuổi trở thành nhà sư Nhất Hạnh.

Từ năm 1960, sư ông đã theo học tại đại học Princeton, Hoa Kỳ và giảng dạy thần học nhiều năm ở đại học Cornell Columbia. Năm 1966 nhà sư lập ra dòng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều thiền viện ở nhiều nước để truyền bá triết lý đạo Phật. Đây là quãng thời gian mà phương Tây biết đến vị tu sĩ Phật giáo này như một nhân vật tích cực hoạt động phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau Hiệp định Paris được ký kết 1973, ông ở lại Pháp và lập ra Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne, tây nam nước Pháp, tiếp tục hành đạo, tu thiền, thuyết giảng đạo Phật và đã thu hút được đông đảo những thành phần tôn giáo, chính trị khác nhau ở Pháp cũng như nhiều nước khác.

Quan hệ của Thiền sư với chính quyền Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm, bị nhiều nghi kỵ, thậm chí nhà sư có lúc còn bị những cáo buộc vu khống về chính trị. Sau bốn chục năm hoạt động Phật giáo ở nước ngoài, năm 2005, thiền sư được chính quyền Việt Nam cho phép về thăm quê hương.

Sau đó, nhà sư tiếp tục các hoạt động tu tập và phổ biến đạo Phật, chủ yếu ở ngoại quốc. Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tai biến mạch máu não. Sau khi được điều trị sức khỏe tương đối ổn định tại Pháp, năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu, Huế, tịnh dưỡng cho đến ngày cuối cùng cuộc đời trần thế.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ nổi tiếng là một triết gia Phật giáo có kiến thức uyên thâm ghi dấu ấn với khái niệm "Phật giáo dấn thân", theo đó đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống xã hội, bao gồm cả chính trị, mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu. Trong cả cuộc đời tu hành của mình, thiền sư đã để lại hơn 100 đầu sách về đạo và đời, bao gồm các lĩnh vực từ tôn giáo, tu tập, thiền, nghệ thuật sống, quan hệ xã hội… trong đó có hàng chục tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả quốc tế đón nhận.

Ở phương Tây, Thích Nhất Hạnh được đánh giá là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, một nhà triết học, thần học truyền bá những thông điệp từ bi, nhân bản để xóa bỏ hận thù, đã được nhiều cộng đồng lắng nghe.

Rất đông các hãng truyền thông quốc tế ngày hôm nay 22/01, đưa tin về sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh với sự ngưỡng mộ một con người đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo và hòa bình thế giới.

Anh Vũ

*****************************

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Nguyễn Tuấn, VNTB, 22/01/2022

Đây là tịnh độ, tịnh độ là đây,

Mỉm cười chánh niệm, an trú hôm nay.

Bụt là lá chín, Pháp là mây bay,

Tăng thân khắp chốn, quê hương nơi này.

thiens5

Thông tin từ Làng Mai cho biết Thiền sư Thích Hạnh mới qua đời lúc 0 giờ ngày 22/1/2022 ở Việt Nam [1]. Ông thọ 95 tuổi. Việt Nam đã mất một người con ưu tú, và Phật giáo thế giới đã mất một trong những danh nhân ưu tú nhứt. Ông hơn là một thiền sư, mà còn là giảng sư, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động vì hòa bình thế giới.

Ông được xem là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách xuất bản từ trước 1975 cho đến nay. Vào hiệu sách nào ở phương Tây đều có 2 khu sách dành cho ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số cuốn sách nổi tiếng mà tôi còn giữ trong tủ sách như Đường xưa mây trắng, Phật trong ta, Chúa trong ta, v.v.

Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sanh ngày 11/10/1926 ở Thừa Thiên, Huế. Thời niên thiếu, ông đã được tiếp xúc với sách vở và tư liệu Phật giáo, nên năm 16 tuổi ông quyết định xuất gia tại chùa Từ Hiếu (Huế) và được hòa thượng Thanh Quý Châu Thật đặt pháp danh là Trừng Quang và pháp hiệu là Nhất Hạnh. Qua nhiều năm học hành và tu tập, ông chánh thức trở thành nhà sư năm 23 tuổi. Ông theo phái tu Đại Thừa.

Thiền sư Nhất Hạnh là một thành viên quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (không phải giáo hội ngày nay mà người ta hay đùa là ‘giáo hội quốc doanh’) trước 1975 ở miền Nam. Tuy nhiên, Phật giáo thời đó có 2 ‘trường phái’ không thuận nhau : trường phái Ấn Quang do Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh lãnh đạo, và trường phái Việt Nam Quốc Tự do hòa thượng Thích Tâm châu lãnh đạo. Theo đánh giá của chánh quyền VNCH, phái Ấn Quang thiên về cánh tả và ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, còn phái Việt Nam Quốc Tự thì ôn hoà.

Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những thành viên sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1964. (Hai sáng lập viên khác là học giả Hồ Hữu Tường và Đoàn Viết Hoạt, cả hai đều đi tù sau 1975). Vạn Hạnh là một viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam, và dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban giảng huấn Viện Đại học Vạn Hạnh bao gồm nhiều học giả nổi tiếng như Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (tức thầy Lê Mạnh Thát) và Thích nữ Trí Hải. Tuy nhiên, sau 1975 thì Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà cầm quyền mới giải thể, và cả hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu bị kêu án tử hình.

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể nói là khá… sóng gió. Ông là người đề xướng trường phái "Engaged Buddhism" (Phật giáo Dấn thân). Ông từng tuyên bố "Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì đang xảy ra, không chỉ bên trong mà còn xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn". Do đó, theo ông, người theo Phật không chỉ tu thân, mà còn phải hành động vì một mục tiêu hay một chủ trương. Dấn thân do đó bao gồm những việc làm như nhận trẻ mồ côi để nuôi, làm thiện nguyện, thậm chí nhập ngũ, hay nói chung là ‘nhập thể’. Nhập thể là đi tu không phải chỉ giới hạn trong chùa, trong thiền am, mà phải ra ngoài xã hội là tác động.

Cả đời của ông có thể nói là hành động theo trường phái dấn thân đó. Ngay từ thập niên 1960, ông đã lập trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Sài Gòn, qui tụ hơn 10.000 thanh niên và sinh viên. Thanh niên Phụng sự thực chất là một tổ chức xã hội dân sự nhằm cứu trợ trẻ mồ côi trong chiến tranh. Ông cho biết triết lí đằng sau của Thanh niên Phụng sự là : "Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền".

Một trong những dấn thân của ông gây ra nhiều tranh cãi là chống chiến tranh. Ngay từ giữa thập niên 1960 ông đã kêu gọi "Đã tới lúc hai miền Nam – Bắc của Việt Nam họp lại để tìm ra một giải pháp để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, để mọi người Việt Nam đều được sống trong hòa bình và lòng tôn trọng lẫn nhau". Nhưng dĩ nhiên, lời kêu gọi của ông chỉ được một bên nghe, còn một bên thì xem ông là … phản động. Thiền sư Nhất Hạnh là bạn của Martin Luther King và từng kêu gọi ông chống chiến tranh Việt Nam, tìm biện pháp hòa bình và tự do. Ông từng được đề cử giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1967.

Trong thập niên 1960s, ông đi thuyết trình hòa bình ở nhiều nơi ngoài Việt nam, kể cả Đại học Columbia (nơi ông tốt nghiệp thạc sĩ). Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Những hành động dấn thân của ông không được chánh quyền VNCH ‘mặn mà’. Do đó, từ sau Hòa đàm Paris 1973, ông không được quay về Việt Nam.

Không về được Việt Nam, ông sáng lập cộng đồng Phật giáo Sweet Potato (Khoai Lang) gần Paris vào năm 1975. Năm 1982, thì cộng đồng dời về vùng Dordogne thuộc tây nam nước Pháp và xây dựng nên Tu viện Làng Mai (Đạo tràng Mai Thôn) cho đến ngày nay. Ở đây (Làng Mai) ông tổ chức nhiều ‘workshop’ tu hành cho các nhà lãnh đạo chánh trị, doanh nghiệp, chuyên gia, trí thức phương Tây và trở nên một địa chỉ nối tiếng trên thế giới. Ông có rất nhiều đệ tử từ Làng Mai.

Sau nhiều lần ‘thương thảo’, mãi đến năm 2005, ông mới được nhà cầm quyền cho về Việt Nam. Trong chuyến đi đó, có hàng trăm tăng ni người Việt và người nước ngoài tháp tùng. Sau đó, ông còn có dịp về Việt Nam để tổ chức các khóa tu, giảng dạy, và diễn giả trong đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2008.

Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị đột quị và phải điều trị ở Làng Mai (Thái Lan). Dù vậy, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động Phật giáo. Năm 2018, thiền sư Nhất Hạnh về lại Việt Nam và ở chùa Từ Hiếu (nơi ông là một lãnh đạo tinh thần), với ước nguyện "lá rụng về cội". Ông viên tịch tại Từ Hiếu lúc 0 giờ ngày 22/1/2022.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tạ thế, nhưng những di sản tinh thần của ông thì sẽ còn ở lại với đời rất lâu. Mỗi chúng ta có thể không có cùng quan điểm với ông về cuộc chiến vừa qua, nhưng tôi nghĩ ai cũng đồng ý rằng ông là một người Việt Nam xuất sắc và đã để lại dấu ấn Việt Nam rất sâu đậm trên trường quốc tế. Xin nhắc lại rằng ông là nhân vật Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhứt trên thế giới (chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma).

Ông để lại cho đời rất nhiều câu nói mang tính wisdom. Chẳng hạn như "Khi một người nào đó làm cho bạn đau khổ, bạn nên hiểu rằng chính người đó bị khổ đau lắm trong người và nỗi khổ đó lan tràn sang người khác. Không nên phạt người đó ; nên giúp người đó". Hay câu "Our own life has to be our message" (cuộc đời của chúng ta phải là một thông điệp của chúng ta). Thông điệp từ cuộc đời và sự nghiệp của ông là đấu tranh ôn hoà, hòa bình, hòa giải và hòa hợp.

Nhiều ý tưởng của ông sẽ còn khai thác trong tương lai. Riêng cá nhân tôi, nhắc đến ông là tôi nghĩ ngay đến bài "Bông hồng cài áo". Đó là một đoản văn viết về mẹ rất hay, và sau này được phổ thành một ca khúc rất nổi tiếng.

Tôi chưa bao giờ tu tập với ông, nhưng lúc nào cũng xem ông như một người Thầy (viết hoa). Những câu nói của ông là kim chỉ nam cho cuộc sống mà tôi lựa chọn. Cầu mong hương hồn thầy Thích Nhất Hạnh siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng.

Nguyễn Tuấn

Nguồn : VNTB, 22/01/2022

[1] https://plumvillage.org

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam, Ngọc Lễ, Ngô Nhân Dụng, Anh Vũ, Nguyễn Tuấn
Read 709 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)