Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/05/2022

Chiến tranh Ukraine : Nga mang đủ loại vũ khí hiện đại ra hù dọa

Thùy Dương - Vũ Quang

Ukraine : Mối đe dọa hạt nhân từ Nga

Thùy Dương, RFI, 30/05/2022

Những phát biểu mang tính đe dọa hạt nhân của Moskva có lẽ vừa là tuyên truyền, vừa nhằm làm phương Tây sợ, ngăn cản Âu-Mỹ hậu thuẫn quá nhiều cho Ukraine. Tuy nhiên, giả thuyết về một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, có sức công phá nhỏ hơn, không phải là hoàn toàn không thể xảy ra và có gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bóng ma hạt nhân của Nga vẫn bao phủ.

ukraine1

Ảnh do cơ quan báo chí của Cơ quan Vũ trụ Roscosmos của Nga công bố ngày 20/04/2022 : Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, có thể mang đầu đạt hạt nhân, được phóng thử từ Plesetsk, miền tây bắc nước Nga. AP

Trang France Info ngày 24/05/2022 giải thích về nguồn lực nguyên tử của Nga, nguy cơ và hậu quả nếu Putin cho sử dụng vũ khí hạt nhân. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết. 

Đâu là những phát biểu của Nga về vũ khí hạt nhân ? 

Moskva không đợi đến khi xâm lược Ukraine mới khoe kho vũ khí hạt nhân. Ngày 07/02, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Pháp Macron tại điện Kremlin, tổng thống Nga Putin nói : "Không thể so sánh sức mạnh của NATO và Nga, nhưng Nga có vũ khí hạt nhân". Chủ đề vũ khí nguyên tử lại được nhắc lại hôm 27/02, ba ngày sau khi Moskva bắt đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine : Putin yêu cầu đặt các lực lượng răn đe của Nga trong tình trạng báo động, trong đó có kho vũ khí hạt nhân. Vài tuần sau, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Kinjal, rồi thử nghiệm tên lửa liên lục địa Sarmat, hai loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân. 

Kể từ đó, Nga thường chọn lối nói không rõ ràng. Hôm 24/05, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố "nguy cơ là có thật", vừa cảnh báo vừa bảo đảm Nga muốn tránh viễn cảnh chiến tranh hạt nhân. Cựu tổng thống Dmitry Medvedev trên mạng Telegram ngày 12/05 khẳng định, sự trợ giúp của phương Tây cho Ukraine "làm tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp và mở giữa NATO và Nga", rằng một cuộc xung đột như vậy "luôn có nguy cơ biến thành một chiến tranh hạt nhân" và đó sẽ là "một kịch bản thảm khốc cho tất cả mọi người". 

Còn trên truyền thông nhà nước Nga hồi tháng 04, một người dẫn chương trình nêu giả thuyết về thời gian cần thiết để tấn công hạt nhân Paris, Luân Đôn hoặc Berlin, trong khi một đồng nghiệp khác của ông ta nói tới một trận sóng thần đầy chất phóng xạ nhấn chìm nước Anh. 

Có lý do gì để tin rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ? 

Việc Moskva nhắc nhở về kho vũ khí hạt nhân của Nga không khiến nhà nghiên cứu Héloïse Fayet lo ngại. Điều phối viên chương trình Răn đe và Phổ biến, tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri), giải thích với France Info : "Giả thuyết về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược chỉ là con số 0 hoặc gần như bằng 0", bởi vì "Nga sẽ phải đối diện với sự tự hủy diệt" trong cuộc chiến tranh hạt nhân nếu nó nổ ra. Ngay cả khi cuộc xâm lược Ukraine cho thấy Vladimir Putin có thể gây bất ngờ, nhà nghiên cứu Héloïse Fayet không tin rằng ông ta đã mất hoàn toàn sự minh mẫn, sáng suốt, và rằng Putin không thể tự quyết về một hành động nghiêm trọng như vậy, mà sẽ phải thảo luận với tổng tư lệnh quân đội và bộ trưởng quốc phòng.

Giống như các cường quốc hạt nhân khác, nước Nga cũng có học thuyết hạt nhân, văn bản nêu rõ các trường hợp Nga có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân. Theo giải thích của chuyên gia Héloïse Fayet, chúng ta có thể dựa vào học thuyết này, bởi vì một trong những nguyên tắc chính của việc răn đe hạt nhân là xác định rõ ràng những lằn ranh đỏ để giảm nguy cơ hiểu lầm dẫn đến xung đột. Phiên bản mới nhất của học thuyết răn đe hạt nhân của Nga, có từ năm 2020, quy định việc sử dụng vũ khí nguyên tử chỉ được sử dụng khi Nga thành mục tiêu nhắm bắn trong một vụ tấn công hạt nhân, bằng tên lửa đạn đạo hoặc một địa điểm hạt nhân của Nga bị tấn công, hoặc trong trường hợp "có một mối đe dọa đối với chính sự tồn tại của Liên bang Nga". Trường hợp cuối cùng kể trên là rất mơ hồ, và mơ hồ cũng là một phần của sự răn đe, nhưng dường như cũng không liên quan tới khả năng quân Nga thất bại ở Ukraine. 

Tuy nhiên, sĩ quan dự bị hải quân Jean-Sylvestre Mongrenier trong môt diễn đàn của Viện Thomas More (…) đã nêu câu hỏi : "Các văn bản học thuyết được Nga công bố có nói hết về học thuyết hạt nhân không ?". Sĩ quan này nhắc lại một cuộc tranh luận giữa các chuyên gia về khả năng Nga đang xem xét một "biện pháp giảm leo thang căng thẳng bằng cách gây leo thang căng thẳng" : chủ động tấn công bằng hạt nhân để đối phó với nguy cơ thất bại trên chiến trường. Lãnh đạo CIA Mỹ, William Burns, ngày 14/04, kêu gọi "không xem nhẹ" kịch bản này nếu Vladimir Putin "chìm trong nỗi tuyệt vọng" về thất bại của quân đội Nga.

Thế nhưng, Jean-Sylvestre Mongrenier vẫn nghĩ rằng nếu xảy ra, cuộc tấn công này cũng chỉ liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc năng lượng hạt nhân được giải phóng thấp. Trên thực tế, có hai loại vũ khí. Vũ khí chiến lược có thể tấn công phần lớn địa cầu nên là hữu ích nhất để răn đe. Vũ khí chiến thuật có tầm bắn ngắn hơn và uy lực kém hơn. Nhà nghiên cứu Héloïse Fayet giải thích : "Những vũ khí này thường được thiết kế để giành chiến thắng trong một trận chiến hoặc tạo ra hiệu ứng chiến thuật". Ngoài sức mạnh hủy diệt đáng kể, "chúng còn có tác dụng báo hiệu, cho thấy họ đã sẵn sàng để tiến xa chừng đó". Đối với nhà nghiên cứu của Ifri, nguy cơ Nga vượt ngưỡng này vẫn chỉ ở mức "cực kỳ thấp, nhưng không phải là không có"

Vậy Nga đe dọa nhằm mục đích gì ?

Nhìn lại lịch sử, một nước dùng răn đe hạt nhân nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công vào lãnh thổ nước mình , bởi nguy cơ tấn công đáp trả mang tính tàn phá nặng nề. Nhưng ở Ukraine, chính Nga mới là nước đang tấn công và dùng mối đe dọa hạt nhân để ngăn cản phần còn lại của thế giới trợ giúp Kiev. Jean-Sylvestre Mongrenier tóm tắt : "Vũ khí hạt nhân được sử dụng như một công cụ trấn áp, thậm chí là cưỡng ép". 

Trả lời phỏng vấn L’Express hồi cuối tháng 04, Olivier Schmitt, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu cao cấp về quốc phòng, phân tích là trên hết, Moskva tìm cách "ngăn chặn việc giao vũ khí, vốn dĩ làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng ngoài mặt trận. (…) Mục tiêu là gây áp lực đối với các nhà lãnh đạo phương Tây thông qua việc làm tăng dư luận về nguy cơ leo thang hạt nhân". Nhưng Moskva không mấy thành công bởi dù khiến công chúng lo lắng, nhưng đã không làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine, dù Tây phương tránh đi vào xung đột trực tiếp với Nga. 

Đối với Héloïse Fayet, những tuyên bố của Nga cũng là sự thừa nhận yếu kém : "Vladimir Putin dường như không còn có thể gây ra bất kỳ mối đe dọa nào khác ngoài điều đó, bởi vì quân đội của Putin không hùng mạnh như ông ta nghĩ". Nhà nghiên cứu của Viện Ifri cũng thấy là bằng việc nêu bật sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Putin muốn "nâng cao tinh thần ở Nga" và đánh lạc hướng dư luận khỏi những những khó khăn quân đội gặp phải.

Kho vũ khí hạt nhân của Nga ra sao ? 

Theo số liệu của tạp chí khoa học hạt nhân của Mỹ, Bulletin of the Atomic Sciences (BAS), Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với hơn 500 vũ khí chiến lược có thể mang tổng cộng hơn 2.500 đầu đạn hạt nhân, hơn 1.900 vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Một số vũ khí nói trên là tên lửa có thể được phóng từ hầm, một số khác có thể được phóng từ bệ phóng di động, tàu ngầm hoặc máy bay. Héloïse Fayet cho biết : "Nga đã đầu tư rất nhiều để hiện đại hóa kho vũ khí này, đôi khi gây ảnh hưởng đến ngân sách còn lại của quân đội". Trong khi chờ đợi các tên lửa Sarmat được triển khai, Nga đã có tên lửa chiến lược có khả năng tấn công ở khoảng cách 16.000 km nếu được phóng từ mặt đất và hơn 9.000 km nếu được phóng từ tàu ngầm, với sức công phá vài trăm kiloton (bom A mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật, có sức công phá 15 kiloton). 

Vũ khí chiến thuật có tầm bắn kém hơn, nhưng theo Nga, tên lửa Iskander có thể tấn công từ khoảng cách 500 km và tên lửa Kinjal mới, 2.000 km. Đa phần những loại vũ khí này có thể được sử dụng với đầu đạn thường hoặc với đầu đạn hạt nhân và sức công phá có thể điều chỉnh được, chẳng hạn từ 10 lên thành 100 kiloton đối với tên lửa Iskander. 

Nước nào dễ thành mục tiêu tấn công của Nga nhất ?

Giới quan sát thường hình dung Nga sử dụng vũ khí chiến thuật nhiều hơn là vũ khí chiến lược. Về mặt kỹ thuật, những vũ khí này vẫn có thể có tầm bắn đến tận các thành phố như Berlin, nhưng đối với Heloïse Fayet, "điều này không có nghĩa lý gì", bởi các cuộc tấn công chiến thuật là nhằm giúp quân đội giành thắng lợi trên chiến trường. 

Điện Kremlin chưa bao giờ tiết lộ các mục tiêu mà họ nhắm tới, nhưng nhà nghiên cứu của Ifri nêu lên 3 kịch bản dễ xảy ra hơn so với việc việc phá hủy thủ đô của một nước phương Tây : "Một cuộc tấn công nhằm vào một đoàn vận chuyển vũ khí hạng nặng của NATO tại Ukraine ; cuộc tấn công vào một mục tiêu dân sự ở Ukraine để làm cư dân hoảng sợ ; hoặc tấn công vào một địa điểm ảnh hưởng tới hiệu quả răn đe của NATO tại một quốc gia thành viên". Đây chỉ là những kịch bản "mang tính giả định cực kỳ cao" và mang lại nhiều rủi ro cho Moskva nếu xảy ra.

Tạp chí khoa học hạt nhân Mỹ, trong một bài viết ngày 16/05, cũng dự đoán rằng Nga có thể nhắm trực tiếp vào các đơn vị của Ukraine "để làm thay đổi tình hình" quân sự, nhận định Nga phải tấn công vài lần mới có thể gây ra những tác động "đáng kể". Bài viết thậm chí còn hình dung ra một cuộc tấn công "phô trương" sức mạnh của Nga ở một nơi trống trải, không cướp đi sinh mạng nào nhưng khiến Kiev choáng váng và đầu hàng. 

Đâu là những thiệt hại và hậu quả của một cuộc tấn công như vậy ? 

Các mô hình như NukeMap và Outrider, được các chuyên gia coi là nghiêm túc, giúp chúng ta có thể hình dung các hiệu ứng. Tại một thành phố lớn, vũ khí chiến lược mạnh nhất có thể gây ra cái chết cho hàng triệu người, còn vũ khí chiến thuật có thể giết chết hàng trăm ngàn người. Nhà sinh vật học phóng xạ Nicolas Foray của Viện Inserm kết luận : "Một quả bom chiến lược sẽ phá hủy toàn bộ Paris, trong khi thiệt hại từ một quả bom chiến thuật sẽ phá hủy một quận". 

Emmanuelle Galichet, phụ trách giảng dạy ngành kỹ thuật hạt nhân tại Cnam, cho biết một vụ nổ vũ khí hạt nhân trước hết gây ra một quả cầu lửa, sau đó là một làn sóng áp lực mạnh. Xung quanh điểm bom nổ, sức nóng có thể lên tới hơn 5.000°C "và gây cháy khắp nơi". Bụi phóng xạ nguy hiểm nhưng không phải là nguyên nhân chính gây tử vong. 

Chuyên gia Nicolas Foray cũng nói nguy cơ nhiễm phóng xạ không cao như khi xảy ra tai nạn trong một nhà máy điện hạt nhân, nơi chứa nhiều nhiên liệu hơn. 36 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, việc tiếp cận các khu vực này vẫn bị cấm, trong khi ở Hiroshima, hồi năm 1945, những người sống sót vẫn đi lại được trên đường phố vài ngày sau vụ thả bom. Cả hai nhà khoa học đều đồng ý rằng một cuộc tấn công hạt nhân sát thương cao của Nga vào một nơi nào đó sẽ không khiến nơi này trở thành khu vực không thể sinh sống được trong thời gian dài và sẽ không gây ra nhiều nguy cơ lớn đối với sức khỏe người dân ở những nơi còn lại của Châu Âu. 

Các nước phương Tây sẽ phản ứng ra sao ? 

Tất cả sẽ đều phụ thuộc vào mục tiêu bị Nga tấn công. Vì Ukraine không phải là thành viên của NATO, nếu nước này bị tấn công hạt nhân, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ không có "lý do chính thức để đáp trả", theo nhà nghiên cứu Héloïse Fayet. Nhưng nếu bom hạt nhân của Nga bắn vào một quốc gia thành viên, khối NATO có thể viện dẫn điều 5 của Hiệp ước Liên minh. Mỗi thành viên của NATO sau đó có nghĩa vụ tham gia đáp trả.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của Ifri giải thích : "Không có cơ chế đáp trả tự động nào" quyết định phản ứng của NATO, không nhất thiết là Liên Minh tấn công hạt nhân đáp trả. Trên tạp chí Bulletin of the Atomic Sciences, chuyên gia Jeffrey Emonds của Mỹ thậm chí còn coi lựa chọn này là không tưởng : tấn công quân Nga ở Ukraine sẽ gây nguy hiểm cho lãnh thổ mà quân Nga đang tìm cách chiếm giữ, còn tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ gây ra xung đột hạt nhân với Moskva. Theo Jeffrey Emonds, một cuộc tấn công đáp trả Nga bằng vũ khí thông thường dễ làm giảm nguy cơ leo thang hơn, nhưng không loại trừ hoàn toàn được nguy cơ này. 

Phương Tây có lẽ sẽ không phải là những nước duy nhất đáp trả. Chuyên gia Mỹ Max Bergmann, cố vấn của cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry, khi trả lời phỏng vấn L'Express, cho rằng "Nga lập tức sẽ trở thành một Bắc Triều Tiên thứ hai, một nước bị toàn thế giới lên án, kể cả một số đồng minh", đặc biệt là Trung Quốc, nước "mà học thuyết hạt nhân trước hết là không sử dụng", theo giải thích của Heather Williams, nhà nghiên cứu tại King's College London.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 30/05/2022

***********************

Nga tung xe tăng "Kẻ hủy diệt" trên chiến trường Ukraine

Vũ Quang, Thoibao.de,

Xe tăng Terminator (Kẻ hủy diệt) được trang bị vũ khí và bọc thép lần đầu tiên của Nga được đưa vào chiến đấu khi quân đội của Putin bắt đầu cuộc phản công ở Ukraine.

ukraine2

Xe tăng Terminator của Nga.

Hình ảnh chụp được cho thấy những chiếc xe này hỗ trợ một nhóm xe tăng chiến đấu chủ lực khi quân Nga tiến về Bakhmut ở vùng Donbas.

Mặc dù đã thực hiện một chiến dịch thảm khốc khi người Nga cố gắng xông vào Kyiv và sau đó bị đẩy lùi về phía Đông bởi một sự kháng cự dũng cảm, nhưng quân đội của Putin hiện đang tiến bộ rất chậm.

Và trong khi Ukraine tuyên bố họ đã giết 30.000 binh sĩ và phá hủy hơn 1.000 xe tăng, quy mô quân sự khổng lồ của Moscow đang cho phép họ bắt đầu phản công.

Hồi đầu tháng, đã có xác nhận rằng Nga đã lần đầu tiên triển khai đơn vị xe tăng Terminator duy nhất của mình ra tiền tuyến – với khoảng 10 chiếc trong số đó đang phục vụ cho quân đội Nga.

Hình ảnh cho thấy những chiếc xe đặc biệt di chuyển qua một cánh đồng khi khói bốc lên xung quanh chúng từ hỗn hợp đạn pháo của xe tăng và hỏa lực của pháo binh Ukraine.

Xe tăng Kẻ hủy diệt được cho là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Nga khi Putin cố gắng miêu tả lực lượng vũ trang của mình là một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới.

Được trang bị tên lửa chống tăng siêu thanh có thể bắn trúng mục tiêu cách xa gần bốn km, hai khẩu pháo tự động 30mm và súng phóng lựu – Kẻ hủy diệt dường như là vũ khí đáng sợ.

Hai khẩu pháo tự động có thể bắn 600 phát mỗi phút – với một viên đạn xuyên giáp bắn và các viên đạn chống người khác.

Chiến xa khổng lồ nặng 53 tấn, dài 23ft, 1.000 mã lực được thiết kế để chiến đấu trong các thành phố với vai trò hỗ trợ xe tăng bên cạnh lực lượng bọc thép chính.

Và những chiếc xe tăng này có khả năng đánh các loại xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương, các loại xe tăng khác và thậm chí cả trực thăng và máy bay bay thấp.

Terminators cũng được thiết kế cho những vùng đất nguy hiểm nhất, có cabin kín bảo vệ phi hành đoàn khỏi các cuộc tấn công hóa học hoặc phóng xạ.

Nhà báo Ukraine Yuriy Butusov đã chia sẻ những bức ảnh khi những chiếc xe bọc thép phục vụ cùng với sư đoàn xe tăng và cường kích số 90 của Quân đội Nga.

Butusov cho biết : "Trong những bức ảnh này, các xe tăng và BMPT Terminator của quân Nga đã bắn phá khu vực tranh chấp, sau đó bỏ chạy, dưới sự pháo kích của pháo binh Ukraine", Butusov nói.

"Quân Nga đang tập trung nỗ lực vào việc xuyên thủng hàng phòng ngự của chúng tôi trong khu vực Bakhmut và sử dụng lực lượng dự bị hoạt động cốt lõi của họ để làm điều đó".

"Tình hình vẫn còn khó khăn, quân Nga cố gắng sử dụng binh lực để phá vỡ hệ thống phòng thủ của chúng tôi nhằm tạo ra lợi thế mới".

Ngày 30/05, nhà lãnh đạo anh hùng của Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky lần đầu tiên đến thăm miền đông bị chiến tranh tàn phá của đất nước kể từ khi bị Nga xâm lược.

Ông đến Kharkiv, một trong những thành phố bị Ukraine chiếm lại khi Nga rút lui sau bước tiến thành công ban đầu.

Văn phòng của Zelensky đã đăng một đoạn video trên Telegram về việc ông mặc áo chống đạn và được cho thấy các tòa nhà bị phá hủy nặng nề ở Kharkiv và vùng phụ cận.

"2.229 tòa nhà đã bị phá hủy ở Kharkiv và khu vực. Chúng tôi sẽ khôi phục, xây dựng lại và mang lại cuộc sống. Ở Kharkiv và tất cả các thị trấn và làng mạc khác, nơi cái ác đã đến", bài đăng cho biết.

Nhà lãnh đạo Ukraine vẫn ở Kyiv kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc tấn công toàn diện vào ngày 24/2.

Zelensky nói trong một bài đăng sau đó : "Trong cuộc chiến này, quân chiếm đóng đang cố gắng giành được ít nhất một kết quả nào đó", Zelensky nói.

"Nhưng lẽ ra họ phải hiểu từ lâu rằng chúng tôi sẽ bảo vệ vùng đất của mình đến người đàn ông cuối cùng. Họ không có cơ hội. Chúng tôi sẽ chiến đấu và chắc chắn sẽ giành chiến thắng".

Ông cũng gặp các quan chức địa phương – thống đốc vùng Khariv và thị trưởng thành phố – để thảo luận về các chương trình tái thiết cho khu vực.

Ông kêu gọi họ "tìm ra những dự án tốt" để xây dựng lại những khu vực bị phá hủy.

Zelensky nói : "Đây là cơ hội để những quận như vậy có một diện mạo mới".

Theo Ukraine, Nga hiện được cho là đã mất tổng cộng 30.000 binh sĩ cùng hàng nghìn phương tiện trong cuộc chiến thảm khốc của Putin.

Quân đội Nga mong chờ ​​s được dân Ukraine vy c khi chúng ln đầu tiên vượt qua biên gii để tham gia cuc xâm lược vào tháng Hai.

Nó làm dấy lên lo ngại rằng Putin có thể sử dụng các chiến thuật tàn bạo hơn nữa – với các báo cáo rộng rãi về tội ác chiến tranh do quân đội Nga thực hiện chống lại dân thường.

Tuy nhiên, đại sứ của Putin tại Anh hôm nay khẳng định Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine.

Vũ Quang (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 30/05/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thùy Dương, Vũ Quang
Read 432 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)