Bật mí một bí mật ! Kế hoạch triệt hạ Nguyễn Xuân Phúc, ai ra tay ?
Minh Tâm, Thoibao.de, 17/06/2022
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi làm thủ tướng ngày 5/4/2021. Suốt thời kỳ làm thủ tướng của ông Phúc, Việt Nam chưa hề xuất hiện một đợt dịch nghiêm trọng nào. Đây là một may mắm cho ông Nguyễn Xuân Phúc, chính vì thế mà ông Vũ Đức Đam mới có dịp nổ và tuyên bố chống dịch trong 10 ngày.
Ông Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch nước
Đợt dịch bùng phát mạnh nhất bắt đầu từ tháng 7, khi ông Phạm Minh Chính đã nắm chức thủ tướng được 3 tháng. Những văn bản chỉ đạo chống dịch nhiều nhất là xuất hiện vào thời kỳ này. Để Thành phố Hồ Chí Minh chìm trong đỉnh dịch đến 3 tháng là tội của ông Phạm Minh Chính. Nếu không xảy ra hiện tượng ép mua kit test dỏm thì liệu tổng số người chết có hơn 4 vạn người không ?
Vụ Việt Á là vết ung nhọt xoáy vào vai trò trách nhiệm của Phạm Minh Chính. Thời kỳ người dân khốn cùng vì dịch là lúc Phạm Minh Chính có vai trò cao nhất trong việc chỉ đạo chống dịch và lúc đó là Việt Á tung hoành mạnh nhất, họ thu tiền lúc đó nhiều nhất.
Phải nói Bộ Công an mạnh tay, kiên quyết làm vụ này một cách bất ngờ và thần tốc cũng là bất lợi lớn cho Phạm Minh Chính. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh bị bắt xem như sự việc đang tiến rất sát với Phạm Minh Chính.
Ông Phạm Minh Chính là người liên quan đến vụ Việt Á. Chính mệnh lệnh ông Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh thành phải tập trung các nguồn lực để phòng dịch Covid theo cách ông chỉ đạo mới xảy ra vụ việc Việt Á tung hoành.
Nói ông Phạm Minh Chính giúp Việt Á tiêu thu mạnh bộ kit test dỏm không có nghĩa là ông Nguyễn Xuân Phúc vô can, mà sai phạm đây cũng có phần can dự của ông Phúc. Từ đầu năm 2020, sản phẩm của Việt Á đã được đưa đi các nơi chào hàng. Việc chào hàng hàng này có sự giúp sức của ông Chu Ngọc Anh với tư cách là Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ. Chính ông Chu đã ký cấp phép chứng nhận cho Việt Á vào/5 năm 2020. Tiếp theo ông Nguyễn Thanh Long ký cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
Ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng chính phủ
Như vậy là sai phạm của Việt Á là sự nối tiếp từ thời Nguyễn Xuân Phúc đến thời Phạm Minh Chính. Thời Nguyễn Xuân Phúc dính đến việc thừa nhận bộ kit test hàng dỏm còn thời Phạm Minh Chính là cho tiêu thụ hàng loạt. Vì đồng tiền lợi nhuận mà 2 ông thủ tướng đã làm cho 43 ngàn sinh mạng chết oan uổng. Về tội thì cả hai ông Thủ tướng đều vướng trọng tội, không ông nào nhẹ tội hơn ông nào.
Về tội là như nhau, nhưng liệu rằng, ông nào sẽ dễ bị đổ tội hơn ? Ông nào có quyền lực yếu hơn thì sẽ dễ bị đổ tội hơn. Và thực tế, hiện nay đang có xu hướng đổ hết tội cho Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi Nguyễn Xuân Phúc đang ở thế yếu hơn ông Phạm Minh Chính.
Sẽ không có sự truy tố nào cho một tứ trụ, tuy nhiên tội này sẽ là vết nhơ để vin vào đó mà các thế lực ngoài Tứ Trụ đấu tố để được thế chỗ. Hiện nay ông Tô Lâm là nhân vật rất có quyền lực và cũng đang nuôi tham vọng vào Tứ Trụ. Chính ông Tô Lâm đang nhắm vào chân trụ yếu nhất mà tấn công đấy thôi.
Việc bắt ông Chu Ngọc Anh nhắm vào sai phạm với tư cách là Bộ trưởng Khoa học và công nghệ là một hình thức nhắm vào Nguyễn Xuân Phúc. Giữa 2 người, ông Tô Lâm cần nhắm vào ông Phúc chứ không dại gì nhắm vào "đá tảng" Phạm Minh Chính.
Ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an
Phạm Minh Chính là đồng phạm với Nguyễn Xuân Phúc, tuy nhiên Phạm Minh Chính đã lôi kéo được Tô Lâm và có khả năng ông Chính cũng muốn đổ hết lên đầu Nguyễn Xuân Phúc.
Hậu trường chính trị Việt Nam rất phức tạp. Vụ án Việt Á đang là công cụ thanh trừng nhau. Kẻ nhúng chàm thì cố phủ trách nhiệm, kẻ bên ngoài Tứ Trụ thì muốn nhân cơ hội này quật một trụ để thay thế. Không biết diễn biến chính trị Việt Nam trong thời gian tới thế nào ? Hãy chờ xem ? Chờ xem Nguyễn Xuân Phúc có trụ được không !
Minh Tâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 17/06/2022
***********************
Sốc ! Mối dây liên kết Phạm Minh Chính với Việt Á lộ diện. Ông Thủ gặp nạn ?
Nguyễn Lan, Thoibao.de, 17/06/2022
Ông Phạm Minh Chính chính thức tiếp nhận ghế Thủ tướng từ tay ông Nguyễn Xuân Phúc chính xác là ngày 5/4/2021. Cụ thể là chiều ngày 05 tháng 4 năm 2021 : tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, với số phiếu 462/466, đạt tỷ lệ 96,25% chiếm đa số phiếu, ông Phạm Minh Chính chính thức được bầu làm Thủ tướng Việt Nam và là Thủ tướng thứ tám của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, ông Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, phát biểu về đường lối, định hướng lãnh đạo Chính phủ nhiệm kỳ mới tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Ông Phạm Minh Chính được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và tuyên thệ nhậm chức ngày 26/7/2021 - Ảnh minh họa
Khoản vài thập kỷ trở lại đây, Đảng cộng sản có thói quen thay dàn lãnh đạo vào kỳ họp Quốc hội gần nhất ngay sau khi Đại Hội Đảng diễn ra, rồi sau đó Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới, Chính quyền cộng sản cho diễn lại vở kịch bầu cử một lần nữa. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa này và họ đã bầu chính thức ông Phạm Minh Chính thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ngày 26/7/2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Phạm Minh Chính lại được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 96,99% (484/484 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 499 đại biểu. Đây chỉ là vở kịch, thực chất ông Phạm Minh Chính đã được bầu trước đó hơn 3 tháng.
Ngày 27/5, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 36 ca nhiễm Covid-19 liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, khiến nhiều khu vực ở 16 quận/huyện bị phong tỏa. Ngày 31/5, Thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố với những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc tụ tập và đóng cửa một số cơ sở kinh doanh và dịch vụ trong nỗ lực kiềm chế những ca nhiễm Covid-19 tăng vọt giữa một đợt bùng phát dịch mới. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh "lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Ngày 2/6, ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh và thứ 49 trên cả nước là ca bệnh 5463, nguyên nhân tử vong là do Covid-19 nặng trên cơ địa tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối. Thời gian này, trách nhiệm cao nhất về chống dịch thuộc về ông Phạm Minh Chính vì ông Phạm Minh Chính đã nhậm chức Thủ tướng từ ngày 5/2021.
Có thể nói, trong vai trò làm thủ tướng, người có trách nhiệm cao nhất, ông Phạm Minh Chính đã để xảy ra đợt bùng phát kinh hoàng chưa từng có tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đợt bùng phát bắt đầu từ/7/2021.
Ngày 9/7, sau hơn một tháng áp dụng giãn cách xã hội nhưng số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, Thành phố Hồ Chí Minh lại tăng cường mức độ giãn cách bằng cách áp dụng chỉ thị 16 do Phạm Minh Chính ký, áp dụng trong 15 ngày bắt đầu từ 0h ngày 09/07/2021. Theo đó, người dân chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh… Ngày 17/7, ông Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công văn số 969/TTg-KGVX đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ở Thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành miền Nam khác. Thời gian áp dụng là 14 ngày. Ngày 25/7/2021, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chính thức ra chỉ thị yêu cầu người dân sẽ không ra ngoài đường sau 18 giờ kể từ ngày 26/7/2021. Ngày 31/7, sau gần 15 ngày giãn cách xã hội theo Công văn số 969/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/07, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thêm 14 ngày.
Đỉnh điểm của nỗi uất hận người dân là bắt buộc người dân ngoáy mũi. Dưới danh nghĩa là test covid nhưng thực chất là trục lợi người dân trong cảnh khốn cùng. Với vai trò là thủ tướng, người chỉ đạo cao nhất của chiến dịch chống dịch. Nên thành phố phải mất đến 3 tháng mới dập tắt được bệnh khi đó, hàng vạn dân đã chết và các cơ sở hỏa táng đều quá tải.
Với vai trò trách nhiệm như vậy, Việt Á đã hành động trục lợi nhờ pháp lệnh nhà nước thuộc thẩm quyền chỉ đạo của ông, nên ông Phạm Minh Chính là trùm cuối chứ không ai khác. Với chiến dịch phanh phui sai phạm từ Việt Á, dấu hiệu ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, ông Chính có gặp họa hay không thì phải chờ thời gian nữa rồi mới rõ.
Nguyễn Lan (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 17/06/2022
***********************
Tô Lâm quen đi săn, lần này Tô Lâm bị săn. Ai có thể truy đến cùng Tô Lâm ?
Trân Anh, Thoibao.de, 15/06/2022
Tô Lâm là một ông tướng có rất nhiều vấn đề để bàn. Với chính quyền cộng sản, ông ta là một bộ trưởng, một ủy viên Bộ chính Trị đầy quyền lực. Với các quan bị thanh trừng, Tô Lâm là một tai họa. Với người dân, Tô Lâm là hung thần.
Ông Tô Lâm, "hung thần" đối với nhiều người trong nước - Ảnh minh họa
Cho đến nay, thế lực nào chiếm hữu được Tô Lâm thì thế lực đó sẽ có thế lực vượt trội. Tô Lâm cũng biết vai trò của mình nên cũng làm giá. Không hẳn ngã về phe trọng và cũng không hẳn ngã về phe Chính. Không chống ai ra mặt và cũng không phục tùng ai vô điều kiện, đấy là bản chất của Tô Lâm.
Từ sau khi đi Mỹ về, Tô Lâm vắng mặt và bị đồn là bị trọng bệnh, nhưng thực chất thì ông ta đang chuẩn bị bung lưới vây bắt cá lớn cho ông Nguyễn Phú Trọng. Đến chừng ông Tô Lâm xuất hiện thì mọi kế hoạch xem như đã xong và lần lượt 2 con cá lớn nhất trong chuyến dịch vât bắt đã dính lưới. Đó là Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Chiến dịch này, ông Tô Lâm vẫn trở về vị trí làm cánh tay đắc lực cho ông Nguyễn Phú Trọng. Có thể nói, hiện nay Tô Lâm. Tô Lâm xuất hiện ở đâu thì các quan chức dính chàm run đến đấy.
Đấy là vai trò trong nước, tuy nhiên trên trường quốc tế, có nhiều cuộc điều tra đang nhắm vào Tô Lâm. Rất có thể, vụ án kết thúc, Tô Lâm sẽ bị Interpol chú ý hoặc rất có thể tên của Tô Lâm sẽ được bêu trên danh sách truy nã quốc tế của một số nước nào đó.
Trong những ngày tới, phiên tòa xét xử thêm một người Việt bị cáo buộc là mật vụ tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh dự kiến sẽ diễn ra. Khi đó, một lần nữa các bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam là chủ mưu của vụ án này sẽ được đưa ra trước tòa.
Được biết vụ chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7/2017 là một vấn đề được đề cập trong phiên tòa đầu tiên xét xử ông Nguyễn Hải Long, một trong những "diễn viên" góp tay thực hiện vụ bắt cóc.
Luật sư người Đức nhận bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh đã cho biết, phiên tòa này đã đưa ra được nhiều bằng chứng cho thấy vụ bắt cóc này được thực hiện bởi Chính quyền Việt Nam. Phía Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận chuyện bắt cóc, nhưng họ cũng không thể phủ nhận bằng chứng đó, cũng như kết luận của toà án nước Đức.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từ đó đến nay vẫn thường né tránh trả lời trực tiếp truyền thông Quốc tế về các cáo buộc tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Thay vào đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ nói chung chung rằng "Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị đưa ra xét xử công khai theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và hiện đang trong quá trình thi hành án".
Chính quyền Việt Nam đã làm sai, trong đó ông Tô Lâm là người phải chịu trách nhiệm về những hành động mà ông đã gây ra. Hiện Chính quyền Slovakia cũng đang điều tra về ông Tô Lâm và chính quyền Đức thì cũng đang điều tra ông Nguyễn Hải Long làm theo mệnh lệnh của ai.
Phiên tòa này xét xử ông Nguyễn Hải Long mà không hề có mặt ông Tô Lâm. Dù không có mặt nhưng Tòa vẫn xử và vẫn kết thội. Vụ án này dù bao lâu phía Đức vẫn không cho qua. Điều này cho thấy họ theo đến cùng vụ án này và trùm cuối của hành động bắt cóc người là ông Tô Lâm.
Hiện Chính quyền Slovakia đang điều tra về ông Tô Lâm, người được cho là người chủ mưu vụ bắt cóc và mua chuộc ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia để thuê chuyên cơ đưa phái đoàn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang về nước
Trong nước ông Tô Lâm đang đi săn, nhưng ngoài nước, ông Tô Lâm đang bị săn. Có đến 2 thợ săn thiện chiến, đó là Tòa án slovakia và Tòa án Đức. Khi vụ án này kết thúc, rất có thể Tô Lâm sẽ không có cơ hội ra nước ngoài ăn thịt bò dát vàng như năm 2021 ông ta đã làm. Các nước tiến bộ luật pháp họ nghiêm minh và sự liên kết dẫn độ của họ quy định rất chặt chẽ. Tô Lâm vốn thích ăn những món xa xỉ trên thế giới, xem ra mơ ước của Tô Lâm có thể bị lệnh truy nã quốc tế chặn lại.
Trân Anh (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/06/2022
*********************
Tô Lâm nổi lòng tham, muốn bẻ 1 chân Tứ Trụ, trụ nào sẽ bị giật ? Trọng, Phúc, Chính hay Huệ ?
Lê Hoàng, Thoibao.de, 15/06/2022
Tình hình đấu đá hậu trường chính trị trong Đảng cộng sản ngày càng trở nên phức tạp. Quân tướng các cứ nổi lên chiến nhau như ong vỡ tổ. Vụ Việt Á chỉ là bình phong, bên trong là những kẻ có đầy tham vọng chiến nhau chí tử. Tô Lâm đã 2 nhiệm kỳ là Ủy viên Bộ Chính Trị, nếu không thể chen chân vào tứ trụ thì không sớm thì muộn cũng phải về vườn.
Vốn tham quyền, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đang chiến nhau điên cuồng. Tô Lâm nắm trong tay lực lượng cực mạnh, đã nhiều năm làm tay sai cho ông Tổng Trọng, rồi nhảy sang Phạm Minh Chính cũng không ổn. Tô Lâm bây giờ có tham vọng xây dựng một tụ riêng.
Tiền nhiệm của Tô Lâm là Trần Đại Quang cũng không chịu ngồi mãi ghế bộ trưởng nên cũng chiến để được vào Tứ trụ. Tuy rằng vào tứ trụ là cạm bẫy nhưng vì tham quyền nên bất chấp. Trần Đại Quang đã bỏ mạng, tuy nhiên Tô Lâm dường như vẫn không ngán.
Ông Tô Lâm hiện nay là 65 tuổi, nếu đến đại hội 14 sau 3 năm nữa thì ông Tô Lâm sẽ là 68 tuổi, quá tuổi để ở lại Bộ Chính Trị. Còn 3 năm nữa, Tô Lâm cần phải làm gì đó để có thể chen được vào tứ trụ. Chỉ có vào tứ trụ mới được hưởng suất đặc biệt mà tiếp tục bám ghế quyền lực.
Vụ Việt Á hiện nay đang bùng cháy dữ dội, không chỉ liên quan đến cấp Bộ trưởng mà còn liên quan đến các nhân vật lớn trong Tứ Trụ. Ông Phạm Minh Chính chịu trách nhiệm điều hành Chính phủ chống dịch, để xảy ra vụ án Việt Á xem như ông Phạm Minh Chính đã nhúng chàm. Đây là vết đen không thể gột rửa.
Thông thường người ta hay nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng trong sạch, tuy nhiên mới đây, người ta khui ra tấm bằng Huân Chương Lao Động hạng 3 của Công ty Việt Á lại do ông Nguyễn Phú Trọng ký tặng. Như vậy danh xưng người trong sạch của ông Trọng xem như đã bị hoen ố. Đây là vết đen mỗi khi đến kỳ đại hội đảng, các đối thủ sẽ đem những thứ này ra tố.
Ông Nguyễn Phú Trọng, người 2 lần được hưởng suất đặc biệt
Còn Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay ít có manh mối chứng minh ông Nguyễn Xuân Phúc dính đến Việt Á. Bởi khi Việt Á tung hoành trò lừa đảo, ông Nguyễn Xuân Phúc đã an vị trên chiếc ghế Chủ tịch Nước hữu danh vô thực. Mâm cỗ mà Việt Á dọn lên, quan chức từ cấp cao đến cấp thấp đều giành nhau tham dự, không ai thấy mặt ông Nguyễn Xuân Phúc đâu. Tuy nhiên, không thấy không có nghĩa là không có tham dự. Có thể Nguyễn Xuân Phúc giấu mình đâu đó trong mâm cỗ đầy mùi máu của đồng bào đã mất vì covid.
Có thông tin cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc không trực tiếp nhúng tau vào nhưng phu nhân của ông – bà Trần Thị Nguyệt Thu thì có. Chính bà cũng tham dự vào mâm cỗ với vai trò như "người nội trợ". Và đó là lý do mà cộng đồng mạng xon xao cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc là trùm cuối chứ không phải ông Phạm Minh Chính.
Hiện nay Tô Lâm đang tham gia bắt bớ những nhân vật cộm cán. Có khả năng, cộm cán như Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long cũng chỉ là "dê tế thần". Trùm cuối cho đến hôm nay có thể tạm khoanh vùng trong 3 nhân vật thuộc Tứ trụ : Thứ nhất là Phạm Minh Chính, thứ nhì là Nguyễn Xuân Phúc, thứ ba là Nguyễn Phú Trọng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Vương Đình Huệ có dính líu. Vấn đề này rất nhiều người đang lục tìm chứng cứ và nếu có chúng tôi sẽ hầu chuyện với khán thính giả của Thoibao.de.
Trong 3 chân trụ ấy, rõ ràng Nguyễn Xuân Phúc là yếu nhất mặc dù ông Phúc dính đến Việt Á không được rõ ràng. Ông Tô Lâm nắm cơ quan điều tra, ông có quyền, và hoàn toàn có thể điều tra những gì có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Phải nhắm vào chân trụ yếu nhất mà tấn công. Phải tấn công cho đổ, nếu không Tô Lâm hết cơ hội phát triển sự nghiệp chính trị ở nhiệm kỳ sắp tới. Nắm trong tay thanh kiếm của chế độ mà để bị người khác sai khiến là kém. Đã đến lúc Tô Lâm lên tiếng, tuy nhiên Tô Lâm có đủ gan như Trần Đại Quang hay không thì hãy chờ xem.
Lê Hoàng (Tổng hợp)