Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/08/2022

Chung quanh chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi : lạc quan hay bi quan ?

Minh Anh - Ngô Nhân Dụng

Nancy Pelosi đi Đài Loan hay sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ ?

Minh Anh, RFI, 11/08/2022

Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ hồi đầu tháng 8/2022 đã khiến Bắc Kinh tức giận và tiến hành một cuộc tập trận không – hải quân hùng hậu chưa từng có. Nhiều nhà quan sát cho rằng sự việc còn làm lộ rõ những hạn chế, hay đúng hơn là một sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

nancy1

Đài truyền hình Nhà nước CCTV Trung Quốc phát hình ảnh phóng tên lửa từ một địa điểm không được xác định, ngày 04/08/2022. AP

Tuy ngắn, nhưng chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi mang tính biểu tượng cao : Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ là nhân vật quan trọng thứ ba của Nhà nước Mỹ. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp như thế đến thăm Đài Loan. Năm 1997, chủ tịch Hạ Viện là Newt Gingrich cũng có chuyến thăm Đài Bắc, gặp tổng thống Đài Loan thời đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui).

Nhưng Trung Quốc của năm 1997 yếu thế hơn nhiều, nên đành phải "nuốt giận", dung thứ cho chuyến đi của Gingrich. Giờ đây, Bắc Kinh chỉ trích bà Pelosi đang mang lại hy vọng về quyền tự trị cho Đài Loan khi đến Đài Bắc và tuyên bố "sát cánh cùng nền dân chủ" của hòn đảo. Nhìn từ Bắc Kinh, đây không phải là chuyện bảo vệ "nền dân chủ" mà đúng hơn là một sự vi phạm quyền chủ quyền quốc gia và bản sắc lịch sử Trung Hoa. Để trả đũa, Trung Quốc tổ chức rầm rộ một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, bao vây đảo và thông báo một loạt các trừng phạt thương mại nhắm vào Đài Bắc.

Theo chuyên gia về an ninh Trung Quốc, Michael Swaine, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy của Mỹ, sự giận dữ này của Trung Quốc cũng là một điều dễ hiểu. Chuyến thăm này của chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã vượt quá khuôn khổ những hiểu biết, quy định và quy trình, vốn là nền tảng cơ bản cho chính sách "Một nước Trung Hoa duy nhất" mà Mỹ đeo đuổi từ nhiều năm qua. Ông giải thích :

"Bà Nancy Pelosi bay đến Đài Loan trên một chiếc máy bay phản lực quân sự chính thức của Hoa Kỳ, trông giống chiếc Air Force One. Bà ấy mô tả chuyến đi Đài Loan của mình như là một chuyến thăm chính thức. Bà công khai chuyến đi này theo cách rất quan trọng, không giống như ông Newt Gingrich, người đã từng đến Đài Loan cách nay 25 năm cũng với tư cách là chủ tịch Hạ Viện.

Nhưng ông Newt Gingrich đến Bắc Kinh trước, và ông ấy chỉ dừng ở Đài Loan một thời gian rất ngắn và sau đó đi tiếp. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc đã tỏ ra bực bội. Nhưng bây giờ bà Pelosi thực hiện điều này trên một quy mô lớn hơn rất nhiều, mức độ công khai cao hơn cả dấu hiệu của một chuyến thăm chính thức. Và điều này là một sự vi phạm thật sự nền tảng cơ bản của thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được vào thời điểm bình thường hóa quan hệ" (DemocracyNow ngày 03/08/2022).

Chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền" và những hạn chế

Trên trang mạng của Viện Quincy, hai nhà nghiên cứu Sina Azodi 1 và Christopher England 2 cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh có một ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc muốn chứng tỏ là một đối thủ ngang hàng với Mỹ và có khả năng trả đũa trên nhiều mặt. GDP của Trung Quốc giờ cao gấp 17 lần so với năm 1997. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần, từ 15 tỷ trong năm 1997 lên 230 tỷ cho năm 2022, trong khi vẫn tăng đều đặn kho vũ khí hạt nhân để đạt mức 350 đầu đạn như hiện nay.

Hơn nữa, chuyến đi này của bà Pelosi càng củng cố hơn niềm tin của người dân Trung Quốc, nhất là phe "diều hâu" trong nội bộ Đảng cộng sản, rằng Mỹ và phương Tây đang nỗ lực "kềm chế" sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản nước này trở lại trường quốc tế, và việc kêu gọi bảo vệ dân chủ đơn giản chỉ là một cách nói uyển chuyển để thay đổi chế độ.

Vẫn theo hai nhà nghiên cứu của Viện Quincy, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã làm lộ rõ những hạn chế trong chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền", mà ông Biden xem như là một cột trụ trong chính sách đối ngoại nhằm khôi phục lại uy tín của nước Mỹ. Một mặt, sự việc diễn ra vào lúc nội tình nước Mỹ rối ren và bị chia rẽ sâu sắc vì hậu quả của cuộc tấn công đồi Capitole ngày 06/01/2021 và những tranh cãi gay gắt cho cuộc bầu cử giữa kỳ mùa thu năm nay.

Mặt khác, chuyến thăm này đã không giải đáp được thắc mắc về thực lực của Mỹ khi đối mặt với những thách thức mới do những quốc gia muốn xem xét lại trật tự thế giới đặt ra, và điều đó có nguy cơ làm gia tăng các biến động toàn cầu qua việc đe dọa các lợi ích chiến lược của các đối thủ như Nga và Trung Quốc tại những khu vực mà những nước này có một số lợi thế quân sự. Việc thúc đẩy trở lại nền dân chủ cũng có nguy cơ gây phản cảm ở chính các nước đồng minh của Mỹ từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, những nước mà Mỹ rất cần đến sự ủng hộ trong tương lai.

Tập trận quy mô lớn : Một chuẩn mới cho Đài Loan ?

Nhưng nhà chính trị học, Dominique Moisi, cây bút bình luận của Les Echos có cái nhìn khắt khe hơn khi tự hỏi : Trong chính sách đối với Trung Quốc, phải chăng Hoa Kỳ dường như đang chuyển từ "mập mờ" sang "lộn xộn" về chiến lược ? Việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Bắc không xóa tan được những nghi vấn trước khả năng Mỹ từ bỏ "chiến lược mập mờ, mơ hồ" sau những phát ngôn của Joe Biden thời gian gần đây liên quan đến Đài Loan.

Rồi bởi vì, chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi diễn ra vào một thời điểm khá đặc biệt. Hoa Kỳ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine chống lại cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ nhiều tháng qua, nên việc khiêu khích Trung Quốc của Tập Cận Bình lúc này là không cần thiết.

Thứ nhất, điều đó còn tạo thêm cớ cho Trung Quốc "bình thường hóa" các hành động hung hăng mới đối với Đài Loan. Chuyên gia về hải quân Collin Koh, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies tại Singapore, trả lời AFP dự báo, Đài Loan kể từ giờ sẽ phải quen thuộc với việc Trung Quốc thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn như vậy. "Những bài tập gần đảo chính của Đài Loan sẽ trở thành một chuẩn mực" và việc "quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn như thế đã tạo thành một tiền lệ".

Cũng theo vị chuyên gia này, mức thang tập trận sẽ còn được nâng cao hơn cả trên quy mô lẫn cường độ. Khi có căng thẳng, Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên đưa tầu chiến hay chiến đấu cơ vượt qua bên kia đường trung tuyến, đường biên giới không chính thức giữa hai bên ở eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã mang lại cho Bắc Kinh "một cái cớ hay lời biện minh để nói rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể tiến hành một cách hợp pháp các bài tập trận ở phía đông đường trung tuyến mà không phải bận tâm".

Và nhất là đây cũng là cơ hội để Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể củng cố hơn nữa tính chính đáng của mình khi kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa như lưu ý của nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, chuyên gia về Trung Quốc, giám đốc nghiên cứu danh dự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia.

"Đảng cộng sản Trung Quốc xây dựng tính chính đáng dựa trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế. Họ muốn chứng tỏ chính sách bất di bất dịch trong các vấn đề về quyền chủ quyền như đã cho thấy ở Hồng Kông, đương nhiên là họ đã thành công nhưng không chiếm được trái tim cử tri đặc khu hành chính. Và dĩ nhiên, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng chẳng bận tâm đến việc chinh phục tình cảm và trái tim người Đài Loan. Giờ chúng ta đang đối mặt với một Đảng cộng sản Trung Quốc cực kỳ hung hăng, tìm cách áp đặt quan điểm của mình về quyền chủ quyền và cố kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc" (France Culture ngày 03/08/2022).

Pelosi đi Đài Loan : Món quà tặng dành cho V. Putin và Tập Cận Bình

Thứ hai, sự "khiêu khích" này từ Mỹ có nguy cơ đẩy Trung Quốc của Tập Cận Bình ngày càng siết chặt hơn nữa mối liên minh với nước Nga của Vladimir Putin. Cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn tìm cách tránh can dự trực tiếp và bắt đầu ngờ vực về sự thành công của chiến dịch quân sự của Nga.

Điều này giải thích vì sao Bộ Quốc phòng Mỹ ban đầu đã phản đối chuyến thăm, theo như nhận định của Pascal Boniface, chuyên gia về địa chính trị, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược : "Bởi vì ông Biden cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa mối liên minh giữa Bắc Kinh và Moskva là không đáng, rằng vấn đề Ukraine mới là khẩn cấp. Do vậy việc chọc giận Trung Quốc lúc này là chưa vội, vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nỗ lực chia rẽ Bắc Kinh và Moskva, càng xa càng tốt" (LCI ngày 03/08/2022).

Món quà này không chỉ dành riêng cho Vladimir Putin mà cả cho Tập Cận Bình, ngay trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. Trên nguyên tắc, kỳ Đại hội thứ XX này sẽ cho phép ông Tập nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, nhưng điều đó vẫn không che giấu được ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích ông thâu tóm quyền lực.

Từ cách xử lý dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả kinh tế nghiêm trọng gây bất mãn trong dân chúng, cho đến việc danh sách các nước mắc nợ Trung Quốc với những khoản tiền vay lớn đến chóng mặt rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản ngày một thêm dài. Thế nhưng, theo nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, lịch trình chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi vô hình chung lại là một cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố thêm vị thế của mình.

"Bởi vì vào lúc này, người ta nhận thấy Tập Cận Bình ngày càng trong thế thủ trước những bất bình được thể hiện. Có nhiều đồn đoán cho rằng có một sự phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ chóp bu Đảng cộng sản. Đương nhiên những đồn đoán này là khó kiểm chứng nhưng người ta có thể nói rằng việc ông tái đắc cử tại Đại hội Đảng lần thứ XX bắt đầu gây ra vấn đề. Nhưng rủi thay, chuyến thăm của bà Pelosi lại củng cố vị thế của ông ấy đối với xã hội Trung Quốc. Và cũng không may là vì những lý do chính trị nội bộ tại Mỹ, bà Pelosi đã thật sự không đặt ra câu hỏi về những gì chuyến đi của bà có thể gây ra cho khu vực, cũng như là cho (tổng thống) Thái Anh Văn và Đài Loan" (France Culture ngày 03/08/2022).

ASEAN kẹt giữa đôi đàng

Cuối cùng, như nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, sự việc cũng đặt các nước trong khu vực, các nước đồng minh, đặc biệt là khối ASEAN rơi vào thế khó xử. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đang tìm cách ve vãn tìm kiếm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, chuyến thăm Đài Loan của Pelosi làm thổi bùng lên những căng thẳng, có nguy cơ gây tổn hại cho các lợi ích của những nước này, vốn dĩ cũng đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraine gây ra.

"Các quốc gia ASEAN bị giằng xé và không muốn chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Họ cần sự bảo hộ của Hoa Kỳ và cũng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thường các mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn là với Mỹ như đã từng có cách nay 10 năm. Do vậy những nước này tự nhận mình như là những quốc gia thương mại, nên họ không thích có những căng thẳng chút nào đơn giản bởi vì điều đó chỉ bất lợi cho việc làm ăn và những nước đó biết rất rõ là họ cũng không thể tự mình bảo vệ cho an ninh đất nước nếu như căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tăng thêm. Thế nên, tất cả những việc này chắc chắn là không làm cho các nước trong khu vực hài lòng và họ sẽ không phiêu lưu quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia làm căng thẳng bùng lên. Họ muốn ở giữa hai phe và có những mối quan hệ với cả hai phía. Giờ thì những nước ASEAN đang trong một tình thế bất tiện nhất" (LCI ngày 05/08/2022).

Nguyệt quế cho Pelosi, Đài Loan lãnh hậu quả

Tóm lại theo các nhà quan sát, bên lãnh hậu quả trước tiên của chuyến thăm "lịch sử" này không ai khác chính là Đài Loan. Trong một động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm 10/8 công bố Sách Trắng mới, rút bỏ những lời hứa từng được đưa ra trong các phiên bản năm 1993 và năm 2000, theo đó, "sẽ không đưa quân đội hoặc nhân sự hành chính đến đóng tại Đài Loan" sau khi hoàn thành điều mà Bắc Kinh gọi là "thống nhất" Đài Loan, vốn bị Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Trong sách trắng 2022, Bắc Kinh còn xóa bỏ những bảo đảm cho Đài Loan được hưởng quyền tự chủ sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, hoặc cụm từ "bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng được" miễn là Đài Loan chấp nhận chỉ có một Trung Quốc và không đòi độc lập…

Thế nên, ông Dominique Moisi cho rằng, một đại cường phải biết sắp đặt thứ tự của những ưu tiên. Liệu rằng Hoa Kỳ có đủ phương tiện và mong muốn để xử lý cùng lúc ba cuộc khủng hoảng gay gắt : Nga, Trung Quốc và Iran hay không ?

Minh Anh

Nguồn : RFI, 11/08/2022

Ghi chú :

(1) - Sina Azodi là Học viên sau Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Florida. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung về an ninh quốc tế, không phổ biến vũ khí hạt nhân và quan hệ Mỹ-Iran.

(2) - Christopher England : Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Johns Hopkins, từng là giảng viên đại học Nam Florida.

****************************

Tp Cn Bình da Đài Loan được không ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 11/08/2022

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

nancy2

Trong bc nh do Tân Hoa Xã công b, các máy bay chiến đu ca B Tư lnh Quân khu min Đông ca Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) tiến hành mt cuc din tp chiến đu chung quanh Đo Đài Loan hôm 7 tháng 8 năm 2022. (Gong Yulong / Tân Hoa Xã qua AP)

Trung Cng cho 68 phi cơ chiến đu diu quanh vi 13 chiến hm bao vây 13 khu vc ngoài khơi và, ln đu tiên, phóng ha tin liên lc đa qua đo Đài Loan.

Đây là cuc biu din quân lc ln nht k t cuc chiến tranh sau cùng vi Vit Nam, kéo dài ba tháng năm 1979 trong đó không quân ít xut hin và hi quân vng mt. Ln này, Trung Cng mun thí nghim phương pháp phi hp gia không quân và hi quân. Hm đi th 7 ca M cũng điu đng các máy bay thám thính (RC-135s, P-8s và E-3s), vi máy bay KC-135 ch xăng tiếp tế trên không đ có th bay liên tc. Đài Loan có cơ hi theo dõi coi cách làm ăn ca đi phương ra sao đ hoàn chnh kế hoch phòng v.

Quân khu min Đông ca Trung Cng điu khin cuc thao din này có th coi là đ "tp trn" cho mt chiến dch phong ta hòn đo. Nhưng h ch dùng các dit lôi hm, không đ sc cm ca các hi cng ; cũng không ngăn cn thương thuyn các nước nhp bến Đài Loan, mc dù lúc đu mi người đã lo ngi. H cũng không dùng ti nhng tàu đ b, cho nên không th coi đây là mt cuc tp trn đ chun b đánh Đài Loan.

Quân đi Đài Loan theo chiến lược phòng ng "Con Nhím", dùng mi cách gây tn thương khiến cho đo quân xâm lược phi nn lòng trước khi nghĩ đến chuyn tn công.

Eo bin Đài Loan ngăn cách lc đa gn 200 cây s. Rút kinh nghim cuc đ b ca quân Đng Minh vào b bin Normandie năm 1945, quân Đc có 50,000 lính phòng th, Anh, M phi điu đng con s gp ba, 146,000. Đài Loan hin có gn 300,000 quân và có th tng đng viên gi thêm 4 triu quân tr b. Trung Cng s phi huy đng my chc ngàn thương thuyn chuyên ch mt triu b binh qua bin.

Đưa mt triu quân vượt bin không phi chuyn d dàng. Đài Loan đã chun b không quân và h thng ha tin đ đánh chìm các con tàu ch lính. Ngân sách quc phòng Đài Loan thp hơn nhiu so vi Trung Cng nhưng đo quân phòng th bao gi cũng sn chiếm li thế. Sn xut mt chiến hm tn kém rt nhiu so vi chế to my ha tin đ đánh chìm chiến hm.

Dù có li thế đó, B Quc phòng Đài Loan đã thy ch đ sc ngăn chn quân Trung Cng trong hai tun l, đến khi các đường dây tiếp liu cn dn. Trung Cng cũng tính rng nếu không đ được quân lên hòn đo trong hai tun l thì c chiến dch s tht bi. Cuc tn công Đài Loan có th din ra vào tháng Tư hoc tháng Mười khi tri yên bin lng, trong thi gian kéo dài t 2 đến 4 tun l.

Nhưng Đài Loan, M, Nht Bn, có th biết Trung Cng sp đánh hai tháng trước, khi Bc Kinh bt đu đưa quân và vũ khí ti ven bin. H có th biết chc chn 30 ngày, trước khi nhng ha tin đu tiên ca Trung Cng phóng qua. Thi gian đó đ cho Đài Loan tuyên b tng đng viên, phát súng và t chc hàng ngũ hai triu quân tr b. Đng thi, cnh sát và mt v s tìm bt nhng đc công nm vùng mà h vn theo dõi, không đ chúng phá hoi và ám sát. Gung máy chính ph và b tham mưu quân đi s di chuyn vào các căn c bí mt trong min núi, sn sàng vi h thng thông tin và nhng đường hm liên lc. Trước khi không lc Trung Cng bt đu các cuc oanh tc phá hy, các máy bay chiến đu ca Đài Loan đã được tp luyn s dng xa l đ ct cánh, s được di tn, chiến thuyn được đưa ti nhng bến n náu.

Khi tiến vào hòn đo. quân xâm lăng s phi đi phó vi nhng mũi gai khác ca "Con Nhím". Hai phn ba đt đai trên hòn đo là núi. Ch có 13 bãi bin b phía Tây hòn đo có th đ b ; đã được b trí sn sàng ch quân đch ; vi các công s phòng th, kho vũ khí, ni vi nhau qua các đường hm. Bàn chông st nhn được gài đt trên mt đt nơi quân đch có th dùng. Các làng và th xã chung quanh các bãi bin đó có nhng nhà máy chế cht hóa hc có th dùng làm vũ khí.

Quân Trung Cng đã t cnh cáo trước khi tiến vào các thành ph vic s dng trc thăng s b tr ngi vì s có nhng dây thép ni gia các tòa cao c s mc ra đ ngăn chn. Cuc chiến gia các con ph, các tòa nhà s khc lit, vi mìn by khp nơi ; nguy him gp trăm ln khi "Hng quân" tiến vào các th xã Lng Sơn, Cao Bng năm 1979.

Dù mt cuc tn công giúp Tp Cn Bình chiếm được Đài Loan, thì lúc đó nhng khó khăn mi bt đu. Kinh tế Trung Cng và kinh tế c thế gii s ngưng tr. Hin nay Công ty TSMC Đài Loan là ngun cung cp ln nht thế gii, bán 92% các th "chip" nh hơn 10 na nô mét (nanometer, mt phn t ca mt mét). Chiến tranh xy ra, các công ty Apple, Qualcomm, Nvidia, Samsung không th hot đng vì thiếu chíp. Năm ngoái công ty này bán $155 t m kim cht bán dn cho Trung Cng, ch mua $21 t các loi chip thô sơ. TSMC và Samsung là hai công ty duy nht trên thế gii chế các loi chip nh 5 na nô mét, theo nht báo SCMP Hong Kong. Trước khi Trung Cng đánh, ch cn vài chiếc máy bay Boeing là có th ch hết các k sư và gii qun đc công ty TSMC đi, và chc chn các nước tiên tiến đu mun đón h. Trước khi quân Trung Cng tiến vào Đài Bc, các máy móc s b phá hy.

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

Nhưng dân chúng Đài Loan t ra rt bình tĩnh. H đã quen vi nhng đe da t thi Mao Trch Đông, gi đang áp dng ch trương "Kiến Quái Bt Quái" (见怪不怪), Thy Qu Không Hong.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 11/08/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Ngô Nhân Dụng
Read 564 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)