Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nancy Pelosi đi Đài Loan hay sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ ?

Minh Anh, RFI, 11/08/2022

Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ hồi đầu tháng 8/2022 đã khiến Bắc Kinh tức giận và tiến hành một cuộc tập trận không – hải quân hùng hậu chưa từng có. Nhiều nhà quan sát cho rằng sự việc còn làm lộ rõ những hạn chế, hay đúng hơn là một sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

nancy1

Đài truyền hình Nhà nước CCTV Trung Quốc phát hình ảnh phóng tên lửa từ một địa điểm không được xác định, ngày 04/08/2022. AP

Tuy ngắn, nhưng chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi mang tính biểu tượng cao : Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ là nhân vật quan trọng thứ ba của Nhà nước Mỹ. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp như thế đến thăm Đài Loan. Năm 1997, chủ tịch Hạ Viện là Newt Gingrich cũng có chuyến thăm Đài Bắc, gặp tổng thống Đài Loan thời đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui).

Nhưng Trung Quốc của năm 1997 yếu thế hơn nhiều, nên đành phải "nuốt giận", dung thứ cho chuyến đi của Gingrich. Giờ đây, Bắc Kinh chỉ trích bà Pelosi đang mang lại hy vọng về quyền tự trị cho Đài Loan khi đến Đài Bắc và tuyên bố "sát cánh cùng nền dân chủ" của hòn đảo. Nhìn từ Bắc Kinh, đây không phải là chuyện bảo vệ "nền dân chủ" mà đúng hơn là một sự vi phạm quyền chủ quyền quốc gia và bản sắc lịch sử Trung Hoa. Để trả đũa, Trung Quốc tổ chức rầm rộ một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, bao vây đảo và thông báo một loạt các trừng phạt thương mại nhắm vào Đài Bắc.

Theo chuyên gia về an ninh Trung Quốc, Michael Swaine, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy của Mỹ, sự giận dữ này của Trung Quốc cũng là một điều dễ hiểu. Chuyến thăm này của chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã vượt quá khuôn khổ những hiểu biết, quy định và quy trình, vốn là nền tảng cơ bản cho chính sách "Một nước Trung Hoa duy nhất" mà Mỹ đeo đuổi từ nhiều năm qua. Ông giải thích :

"Bà Nancy Pelosi bay đến Đài Loan trên một chiếc máy bay phản lực quân sự chính thức của Hoa Kỳ, trông giống chiếc Air Force One. Bà ấy mô tả chuyến đi Đài Loan của mình như là một chuyến thăm chính thức. Bà công khai chuyến đi này theo cách rất quan trọng, không giống như ông Newt Gingrich, người đã từng đến Đài Loan cách nay 25 năm cũng với tư cách là chủ tịch Hạ Viện.

Nhưng ông Newt Gingrich đến Bắc Kinh trước, và ông ấy chỉ dừng ở Đài Loan một thời gian rất ngắn và sau đó đi tiếp. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc đã tỏ ra bực bội. Nhưng bây giờ bà Pelosi thực hiện điều này trên một quy mô lớn hơn rất nhiều, mức độ công khai cao hơn cả dấu hiệu của một chuyến thăm chính thức. Và điều này là một sự vi phạm thật sự nền tảng cơ bản của thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được vào thời điểm bình thường hóa quan hệ" (DemocracyNow ngày 03/08/2022).

Chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền" và những hạn chế

Trên trang mạng của Viện Quincy, hai nhà nghiên cứu Sina Azodi 1 và Christopher England 2 cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh có một ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc muốn chứng tỏ là một đối thủ ngang hàng với Mỹ và có khả năng trả đũa trên nhiều mặt. GDP của Trung Quốc giờ cao gấp 17 lần so với năm 1997. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần, từ 15 tỷ trong năm 1997 lên 230 tỷ cho năm 2022, trong khi vẫn tăng đều đặn kho vũ khí hạt nhân để đạt mức 350 đầu đạn như hiện nay.

Hơn nữa, chuyến đi này của bà Pelosi càng củng cố hơn niềm tin của người dân Trung Quốc, nhất là phe "diều hâu" trong nội bộ Đảng cộng sản, rằng Mỹ và phương Tây đang nỗ lực "kềm chế" sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản nước này trở lại trường quốc tế, và việc kêu gọi bảo vệ dân chủ đơn giản chỉ là một cách nói uyển chuyển để thay đổi chế độ.

Vẫn theo hai nhà nghiên cứu của Viện Quincy, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã làm lộ rõ những hạn chế trong chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền", mà ông Biden xem như là một cột trụ trong chính sách đối ngoại nhằm khôi phục lại uy tín của nước Mỹ. Một mặt, sự việc diễn ra vào lúc nội tình nước Mỹ rối ren và bị chia rẽ sâu sắc vì hậu quả của cuộc tấn công đồi Capitole ngày 06/01/2021 và những tranh cãi gay gắt cho cuộc bầu cử giữa kỳ mùa thu năm nay.

Mặt khác, chuyến thăm này đã không giải đáp được thắc mắc về thực lực của Mỹ khi đối mặt với những thách thức mới do những quốc gia muốn xem xét lại trật tự thế giới đặt ra, và điều đó có nguy cơ làm gia tăng các biến động toàn cầu qua việc đe dọa các lợi ích chiến lược của các đối thủ như Nga và Trung Quốc tại những khu vực mà những nước này có một số lợi thế quân sự. Việc thúc đẩy trở lại nền dân chủ cũng có nguy cơ gây phản cảm ở chính các nước đồng minh của Mỹ từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, những nước mà Mỹ rất cần đến sự ủng hộ trong tương lai.

Tập trận quy mô lớn : Một chuẩn mới cho Đài Loan ?

Nhưng nhà chính trị học, Dominique Moisi, cây bút bình luận của Les Echos có cái nhìn khắt khe hơn khi tự hỏi : Trong chính sách đối với Trung Quốc, phải chăng Hoa Kỳ dường như đang chuyển từ "mập mờ" sang "lộn xộn" về chiến lược ? Việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Bắc không xóa tan được những nghi vấn trước khả năng Mỹ từ bỏ "chiến lược mập mờ, mơ hồ" sau những phát ngôn của Joe Biden thời gian gần đây liên quan đến Đài Loan.

Rồi bởi vì, chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi diễn ra vào một thời điểm khá đặc biệt. Hoa Kỳ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine chống lại cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ nhiều tháng qua, nên việc khiêu khích Trung Quốc của Tập Cận Bình lúc này là không cần thiết.

Thứ nhất, điều đó còn tạo thêm cớ cho Trung Quốc "bình thường hóa" các hành động hung hăng mới đối với Đài Loan. Chuyên gia về hải quân Collin Koh, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies tại Singapore, trả lời AFP dự báo, Đài Loan kể từ giờ sẽ phải quen thuộc với việc Trung Quốc thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn như vậy. "Những bài tập gần đảo chính của Đài Loan sẽ trở thành một chuẩn mực" và việc "quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn như thế đã tạo thành một tiền lệ".

Cũng theo vị chuyên gia này, mức thang tập trận sẽ còn được nâng cao hơn cả trên quy mô lẫn cường độ. Khi có căng thẳng, Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên đưa tầu chiến hay chiến đấu cơ vượt qua bên kia đường trung tuyến, đường biên giới không chính thức giữa hai bên ở eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã mang lại cho Bắc Kinh "một cái cớ hay lời biện minh để nói rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể tiến hành một cách hợp pháp các bài tập trận ở phía đông đường trung tuyến mà không phải bận tâm".

Và nhất là đây cũng là cơ hội để Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể củng cố hơn nữa tính chính đáng của mình khi kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa như lưu ý của nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, chuyên gia về Trung Quốc, giám đốc nghiên cứu danh dự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia.

"Đảng cộng sản Trung Quốc xây dựng tính chính đáng dựa trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế. Họ muốn chứng tỏ chính sách bất di bất dịch trong các vấn đề về quyền chủ quyền như đã cho thấy ở Hồng Kông, đương nhiên là họ đã thành công nhưng không chiếm được trái tim cử tri đặc khu hành chính. Và dĩ nhiên, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng chẳng bận tâm đến việc chinh phục tình cảm và trái tim người Đài Loan. Giờ chúng ta đang đối mặt với một Đảng cộng sản Trung Quốc cực kỳ hung hăng, tìm cách áp đặt quan điểm của mình về quyền chủ quyền và cố kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc" (France Culture ngày 03/08/2022).

Pelosi đi Đài Loan : Món quà tặng dành cho V. Putin và Tập Cận Bình

Thứ hai, sự "khiêu khích" này từ Mỹ có nguy cơ đẩy Trung Quốc của Tập Cận Bình ngày càng siết chặt hơn nữa mối liên minh với nước Nga của Vladimir Putin. Cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn tìm cách tránh can dự trực tiếp và bắt đầu ngờ vực về sự thành công của chiến dịch quân sự của Nga.

Điều này giải thích vì sao Bộ Quốc phòng Mỹ ban đầu đã phản đối chuyến thăm, theo như nhận định của Pascal Boniface, chuyên gia về địa chính trị, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược : "Bởi vì ông Biden cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa mối liên minh giữa Bắc Kinh và Moskva là không đáng, rằng vấn đề Ukraine mới là khẩn cấp. Do vậy việc chọc giận Trung Quốc lúc này là chưa vội, vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nỗ lực chia rẽ Bắc Kinh và Moskva, càng xa càng tốt" (LCI ngày 03/08/2022).

Món quà này không chỉ dành riêng cho Vladimir Putin mà cả cho Tập Cận Bình, ngay trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. Trên nguyên tắc, kỳ Đại hội thứ XX này sẽ cho phép ông Tập nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, nhưng điều đó vẫn không che giấu được ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích ông thâu tóm quyền lực.

Từ cách xử lý dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả kinh tế nghiêm trọng gây bất mãn trong dân chúng, cho đến việc danh sách các nước mắc nợ Trung Quốc với những khoản tiền vay lớn đến chóng mặt rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản ngày một thêm dài. Thế nhưng, theo nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, lịch trình chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi vô hình chung lại là một cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố thêm vị thế của mình.

"Bởi vì vào lúc này, người ta nhận thấy Tập Cận Bình ngày càng trong thế thủ trước những bất bình được thể hiện. Có nhiều đồn đoán cho rằng có một sự phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ chóp bu Đảng cộng sản. Đương nhiên những đồn đoán này là khó kiểm chứng nhưng người ta có thể nói rằng việc ông tái đắc cử tại Đại hội Đảng lần thứ XX bắt đầu gây ra vấn đề. Nhưng rủi thay, chuyến thăm của bà Pelosi lại củng cố vị thế của ông ấy đối với xã hội Trung Quốc. Và cũng không may là vì những lý do chính trị nội bộ tại Mỹ, bà Pelosi đã thật sự không đặt ra câu hỏi về những gì chuyến đi của bà có thể gây ra cho khu vực, cũng như là cho (tổng thống) Thái Anh Văn và Đài Loan" (France Culture ngày 03/08/2022).

ASEAN kẹt giữa đôi đàng

Cuối cùng, như nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, sự việc cũng đặt các nước trong khu vực, các nước đồng minh, đặc biệt là khối ASEAN rơi vào thế khó xử. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đang tìm cách ve vãn tìm kiếm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, chuyến thăm Đài Loan của Pelosi làm thổi bùng lên những căng thẳng, có nguy cơ gây tổn hại cho các lợi ích của những nước này, vốn dĩ cũng đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraine gây ra.

"Các quốc gia ASEAN bị giằng xé và không muốn chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Họ cần sự bảo hộ của Hoa Kỳ và cũng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thường các mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn là với Mỹ như đã từng có cách nay 10 năm. Do vậy những nước này tự nhận mình như là những quốc gia thương mại, nên họ không thích có những căng thẳng chút nào đơn giản bởi vì điều đó chỉ bất lợi cho việc làm ăn và những nước đó biết rất rõ là họ cũng không thể tự mình bảo vệ cho an ninh đất nước nếu như căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tăng thêm. Thế nên, tất cả những việc này chắc chắn là không làm cho các nước trong khu vực hài lòng và họ sẽ không phiêu lưu quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia làm căng thẳng bùng lên. Họ muốn ở giữa hai phe và có những mối quan hệ với cả hai phía. Giờ thì những nước ASEAN đang trong một tình thế bất tiện nhất" (LCI ngày 05/08/2022).

Nguyệt quế cho Pelosi, Đài Loan lãnh hậu quả

Tóm lại theo các nhà quan sát, bên lãnh hậu quả trước tiên của chuyến thăm "lịch sử" này không ai khác chính là Đài Loan. Trong một động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm 10/8 công bố Sách Trắng mới, rút bỏ những lời hứa từng được đưa ra trong các phiên bản năm 1993 và năm 2000, theo đó, "sẽ không đưa quân đội hoặc nhân sự hành chính đến đóng tại Đài Loan" sau khi hoàn thành điều mà Bắc Kinh gọi là "thống nhất" Đài Loan, vốn bị Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Trong sách trắng 2022, Bắc Kinh còn xóa bỏ những bảo đảm cho Đài Loan được hưởng quyền tự chủ sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, hoặc cụm từ "bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng được" miễn là Đài Loan chấp nhận chỉ có một Trung Quốc và không đòi độc lập…

Thế nên, ông Dominique Moisi cho rằng, một đại cường phải biết sắp đặt thứ tự của những ưu tiên. Liệu rằng Hoa Kỳ có đủ phương tiện và mong muốn để xử lý cùng lúc ba cuộc khủng hoảng gay gắt : Nga, Trung Quốc và Iran hay không ?

Minh Anh

Nguồn : RFI, 11/08/2022

Ghi chú :

(1) - Sina Azodi là Học viên sau Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Florida. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung về an ninh quốc tế, không phổ biến vũ khí hạt nhân và quan hệ Mỹ-Iran.

(2) - Christopher England : Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Johns Hopkins, từng là giảng viên đại học Nam Florida.

****************************

Tp Cn Bình da Đài Loan được không ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 11/08/2022

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

nancy2

Trong bc nh do Tân Hoa Xã công b, các máy bay chiến đu ca B Tư lnh Quân khu min Đông ca Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) tiến hành mt cuc din tp chiến đu chung quanh Đo Đài Loan hôm 7 tháng 8 năm 2022. (Gong Yulong / Tân Hoa Xã qua AP)

Trung Cng cho 68 phi cơ chiến đu diu quanh vi 13 chiến hm bao vây 13 khu vc ngoài khơi và, ln đu tiên, phóng ha tin liên lc đa qua đo Đài Loan.

Đây là cuc biu din quân lc ln nht k t cuc chiến tranh sau cùng vi Vit Nam, kéo dài ba tháng năm 1979 trong đó không quân ít xut hin và hi quân vng mt. Ln này, Trung Cng mun thí nghim phương pháp phi hp gia không quân và hi quân. Hm đi th 7 ca M cũng điu đng các máy bay thám thính (RC-135s, P-8s và E-3s), vi máy bay KC-135 ch xăng tiếp tế trên không đ có th bay liên tc. Đài Loan có cơ hi theo dõi coi cách làm ăn ca đi phương ra sao đ hoàn chnh kế hoch phòng v.

Quân khu min Đông ca Trung Cng điu khin cuc thao din này có th coi là đ "tp trn" cho mt chiến dch phong ta hòn đo. Nhưng h ch dùng các dit lôi hm, không đ sc cm ca các hi cng ; cũng không ngăn cn thương thuyn các nước nhp bến Đài Loan, mc dù lúc đu mi người đã lo ngi. H cũng không dùng ti nhng tàu đ b, cho nên không th coi đây là mt cuc tp trn đ chun b đánh Đài Loan.

Quân đi Đài Loan theo chiến lược phòng ng "Con Nhím", dùng mi cách gây tn thương khiến cho đo quân xâm lược phi nn lòng trước khi nghĩ đến chuyn tn công.

Eo bin Đài Loan ngăn cách lc đa gn 200 cây s. Rút kinh nghim cuc đ b ca quân Đng Minh vào b bin Normandie năm 1945, quân Đc có 50,000 lính phòng th, Anh, M phi điu đng con s gp ba, 146,000. Đài Loan hin có gn 300,000 quân và có th tng đng viên gi thêm 4 triu quân tr b. Trung Cng s phi huy đng my chc ngàn thương thuyn chuyên ch mt triu b binh qua bin.

Đưa mt triu quân vượt bin không phi chuyn d dàng. Đài Loan đã chun b không quân và h thng ha tin đ đánh chìm các con tàu ch lính. Ngân sách quc phòng Đài Loan thp hơn nhiu so vi Trung Cng nhưng đo quân phòng th bao gi cũng sn chiếm li thế. Sn xut mt chiến hm tn kém rt nhiu so vi chế to my ha tin đ đánh chìm chiến hm.

Dù có li thế đó, B Quc phòng Đài Loan đã thy ch đ sc ngăn chn quân Trung Cng trong hai tun l, đến khi các đường dây tiếp liu cn dn. Trung Cng cũng tính rng nếu không đ được quân lên hòn đo trong hai tun l thì c chiến dch s tht bi. Cuc tn công Đài Loan có th din ra vào tháng Tư hoc tháng Mười khi tri yên bin lng, trong thi gian kéo dài t 2 đến 4 tun l.

Nhưng Đài Loan, M, Nht Bn, có th biết Trung Cng sp đánh hai tháng trước, khi Bc Kinh bt đu đưa quân và vũ khí ti ven bin. H có th biết chc chn 30 ngày, trước khi nhng ha tin đu tiên ca Trung Cng phóng qua. Thi gian đó đ cho Đài Loan tuyên b tng đng viên, phát súng và t chc hàng ngũ hai triu quân tr b. Đng thi, cnh sát và mt v s tìm bt nhng đc công nm vùng mà h vn theo dõi, không đ chúng phá hoi và ám sát. Gung máy chính ph và b tham mưu quân đi s di chuyn vào các căn c bí mt trong min núi, sn sàng vi h thng thông tin và nhng đường hm liên lc. Trước khi không lc Trung Cng bt đu các cuc oanh tc phá hy, các máy bay chiến đu ca Đài Loan đã được tp luyn s dng xa l đ ct cánh, s được di tn, chiến thuyn được đưa ti nhng bến n náu.

Khi tiến vào hòn đo. quân xâm lăng s phi đi phó vi nhng mũi gai khác ca "Con Nhím". Hai phn ba đt đai trên hòn đo là núi. Ch có 13 bãi bin b phía Tây hòn đo có th đ b ; đã được b trí sn sàng ch quân đch ; vi các công s phòng th, kho vũ khí, ni vi nhau qua các đường hm. Bàn chông st nhn được gài đt trên mt đt nơi quân đch có th dùng. Các làng và th xã chung quanh các bãi bin đó có nhng nhà máy chế cht hóa hc có th dùng làm vũ khí.

Quân Trung Cng đã t cnh cáo trước khi tiến vào các thành ph vic s dng trc thăng s b tr ngi vì s có nhng dây thép ni gia các tòa cao c s mc ra đ ngăn chn. Cuc chiến gia các con ph, các tòa nhà s khc lit, vi mìn by khp nơi ; nguy him gp trăm ln khi "Hng quân" tiến vào các th xã Lng Sơn, Cao Bng năm 1979.

Dù mt cuc tn công giúp Tp Cn Bình chiếm được Đài Loan, thì lúc đó nhng khó khăn mi bt đu. Kinh tế Trung Cng và kinh tế c thế gii s ngưng tr. Hin nay Công ty TSMC Đài Loan là ngun cung cp ln nht thế gii, bán 92% các th "chip" nh hơn 10 na nô mét (nanometer, mt phn t ca mt mét). Chiến tranh xy ra, các công ty Apple, Qualcomm, Nvidia, Samsung không th hot đng vì thiếu chíp. Năm ngoái công ty này bán $155 t m kim cht bán dn cho Trung Cng, ch mua $21 t các loi chip thô sơ. TSMC và Samsung là hai công ty duy nht trên thế gii chế các loi chip nh 5 na nô mét, theo nht báo SCMP Hong Kong. Trước khi Trung Cng đánh, ch cn vài chiếc máy bay Boeing là có th ch hết các k sư và gii qun đc công ty TSMC đi, và chc chn các nước tiên tiến đu mun đón h. Trước khi quân Trung Cng tiến vào Đài Bc, các máy móc s b phá hy.

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

Nhưng dân chúng Đài Loan t ra rt bình tĩnh. H đã quen vi nhng đe da t thi Mao Trch Đông, gi đang áp dng ch trương "Kiến Quái Bt Quái" (见怪不怪), Thy Qu Không Hong.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 11/08/2022

Published in Diễn đàn

"Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác" 

(War is the continuation of politics by other means)

Carl Von Clausewitz

pelosi0

Trong chuyến thăm 4 nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Nam Hàn, Nhật Bản) từ 1-6/8/2022, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (82 tuổi) đã bất ngờ đến thăm Đài Loan (2/8). Bà là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997. Đây là một chuyến thăm gây tranh cãi và đầy kịch tính, có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 4, làm cho quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như "bên miệng hố chiến tranh"(brinkmanship). Để giải mã sự kiện bất thường này, cần phân tích nó trong bối cảnh mới.

Bối cảnh mới

Bà Peloci đã dự kiến đi thăm Đài Loan từ 4/2021, nhưng phải hoãn vì đại dịch. Đây không phải lần đầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Ông Newt Gingrich đã đến thăm Đài Loan năm 1997, nhưng chuyến thăm của bà Pelosi đã diễn ra trong một bối cảnh mới, không chỉ có ý nghĩa tượng trưng (symbolic) mà còn có nhiều hàm ý khác. Bà Pelosi đã giải thích trong một bài viết đăng trên báo Washington Post (1).

"Luật quan hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act 1979) khẳng định cam kết của Mỹ và lời thề long trọng phải bảo vệ Đài Loan. Nay Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ không thể đứng ngoài. Chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ là một minh chứng rõ ràng là Mỹ đang sát cánh với Đài Loan để bảo vệ chủ quyền và tự do. Mỹ đoàn kết với Đài Loan lúc này có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ vì 23 triệu dân Đài Loan mà còn vì hàng triệu người khác đang bị Trung Quốc áp bức và đe dọa.

Bắc Kinh đã vứt lời hứa "một nước, hai chế độ" vào sọt rác, không chỉ ở Hong Kong mà còn ở tây Tạng và Tân Cương. Ở Tây Tạng, họ đã triển khai chiến dịch xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và đặc tính Tây Tạng. Ở Tân Cương, họ đã tiến hành diệt chủng người Hồi giáo và các sắc tộc thiểu số khác. Thế giới đứng trước sự lựa chọn giữa độc tài và dân chủ. Mỹ không thể đứng ngoài khi Bắc Kinh đe dọa Đài Loan, nhưng Mỹ cũng không thay đổi chính sách "một Trung Quốc", theo "Luật Quan hệ Đài Loan" và "Thông cáo Chung".

Ngay sau khi có tin bà Nancy Pelosi định đến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8/2022, ông Tập Cận Bình đã nói với ông Joe Biden rằng "kẻ nào chơi với lửa sẽ bị lửa thiêu", và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng". Ngay sau đó, Trung Quốc đã điều nhiều máy bay chiến đấu xâm phạm "vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) của Đài Loan, và triển khai tập trận bắn đạn thật tại 6 khu vực biển xung quanh Đài Loan (2).

Nhưng khủng hoảng eo biển Đài Loan không phải do chuyến thăm của bà Nancy Pelosi gây ra. Dù bà quyết định không đến Đài Loan trong chuyến thăm Châu Á, thì chủ trương thôn tính Đài Loan của Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng và kích hoạt một cuộc khủng hoảng mới trong tương lai gần. Trái với dư luận đang nổi lên hiện nay, điều đó chủ yếu cũng không phải do Tập Cận Bình đã cam kết thống nhất Đài Loan trong nhiệm kỳ của mình. Dù thống nhất Đài Loan là một mục tiêu lâu dài, nhưng dùng vũ lực làm việc đó sẽ trả giá đắt.

Nguyên nhân chính để Trung Quốc làm rùm beng vấn đề Đài Loan là do trước mắt, Bắc Kinh muốn nhắn nhủ lãnh đạo Đài Loan và những người ủng hộ họ ở Phương Tây rằng chủ trương thách thức Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Điều đó hàm ý rằng nếu họ không thay đổi chính sách thì Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác mà sẽ leo thang. Bước ngoặt chính đã diễn ra vào tháng 1/2020 khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã dễ dàng giành được thắng lợi ở nhiệm kỳ 2 và đảng DPP của bà đã đánh bại đảng KMT.

Mỹ đã từng bước điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan từ thời Trump, và chủ trương thách thức Trung Quốc vẫn tiếp tục dưới thời Biden. Cuộc chiến tranh Ukraine cũng góp phần làm lãnh đạo Phương Tây cho rằng Đài Loan đang gặp nguy hiểm trầm trọng và cấp bách. Nếu Tập Cận Bình không tỏ rõ sức mạnh của mình vào lúc này thì không chỉ làm tổn hại cho cơ hội đạt được mục tiêu lâu dài là thống nhất Đài Loan mà còn làm gia tăng chỉ trích rằng ông yếu đuối và làm tổn thương vị thế của ông trong nước và ngoài nước.

Có lẽ Trung Quốc không chủ định tấn công ngay Đài Loan, nhưng họ có thể quyết định lôi kéo Mỹ vào "trò chơi trọi gà" (a game of chicken) tại eo biển Đài Loan. Điều đó cực kỳ nguy hiểm vì Trung Quốc tin rằng chỉ có dùng kế sách "bên miệng hố chiến tranh" mới có thể lôi cuốn các bên vào trò chơi mạo hiểm này. Nhưng nước cờ thế đó có thể dẫn đến sai lầm khủng khiếp. Chúng ta không được quên rằng chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra năm 1962 chỉ vì may mắn. Trong trò chơi cân não đó, ai chớp mắt trước sẽ thua.

Chuyến đi gây tranh cãi

Nhiều người Mỹ (trong đó có Tom Friedman) cho rằng chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi "trái với mong muốn của ông Biden". Đó là hành động quá khinh suất (utterly reckless), nguy hiểm và vô trách nhiệm (dangerous and irresponsible), là một sai lầm tệ hại (awful mistake) với hệ quả khó lường (unpredictable consequences). Chuyến thăm chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà không làm cho Đài Loan an toàn hay thịnh vượng hơn (3).

Phản ứng quân sự của Trung Quốc có thể làm cho Mỹ bị xô đẩy vào xung đột trực tiếp cùng một lúc với cả hai siêu cường hạt nhân là Nga và Trung Quốc. Xung đột với Trung Quốc về Đài Loan do chuyến thăm không cần thiết của bà Pelosi kích hoạt, do đánh giá sai tình hình thế giới vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. Nói cách khác, chuyến thăm võ đoán và tắc trách (arbitrary and frivolous) đã kích hoạt xung đột với Trung Quốc về Đài Loan. Theo quy tắc địa chính trị, không được cùng lúc xung đột với cả hai siêu cường hạt nhân.

Tổng thống Joe Biden và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã yêu cầu Bắc Kinh không nên viện trợ quân sự cho Nga để chống Ukraine. Team Biden cũng giải thích với bà Pelosi tại sao không nên đi Đài Loan lúc này. Việc tổng thống Biden và các quan chức an ninh không thuyết phục được chủ tịch Hạ Viện (cùng đảng Dân chủ) về một vấn đề đối ngoại, chứng tỏ sự "phân liệt về chính trị" (political dysfunction). Tuy có thể lập luận rằng Trung Quốc chỉ hù dọa, nhưng nước cờ thế Đài Loan luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chiến tranh.

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi tuy không được báo trước khi rời Singapore và diễn ra rất nhanh (trong vòng 24 giờ) nhưng là chuyến thăm chính thức, được báo chí đưa tin, và trở thành tâm điểm của cả chuyến thăm Châu Á. Máy bay quân sự chở đoàn đến Đài Loan đã phải bay vòng theo lộ trình bí mật để tránh các khu vực trên biển đang bị Trung Quốc phong tỏa. Trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, bà Palosi đã liều đến thăm Đài Loan, nên chuyến đi phải tính toán kỹ vì bất chấp những lời cảnh báo và đe dọa của Trung Quốc.

Trong bối cảnh vận động tranh cử giữa kỳ tại Mỹ (cuối năm nay) đảng Dân chủ và ông Biden đang bị mất điểm, nên chuyến thăm Đài Loan là một cơ hội chính trị vì hầu như được cả hai đảng ủng hộ, và là nước cờ thế để chứng tỏ đảng Dân chủ vẫn mạnh. Đây còn là cơ hội cuối cùng để bà Pelosi ghi điểm trước khi kết thúc sự nghiệp chính trị lâu dài của mình với vai trò chủ tịch Hạ Viện, và người thứ ba có quyền lực cao nhất tại Mỹ (sau Phó Tổng thống). Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có động cơ chính trị và cá nhân.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuẩn bị cho đại hội đảng (cuối năm nay), ông Tập Cận Bình cũng phải chứng tỏ sức mạnh để củng cố quyền lực, vì gần đây uy tín của ông có phần giảm sút do hệ lụy của suy thoái kinh tế sau đại dịch và cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là cơ hội chính trị duy nhất để ông được bầu làm "chủ tịch suốt đời" (như hoàng đế Trung Hoa) nên là một thời điểm rất nhạy cảm. Tuy phải tỏ ra mạnh để "rung cây dọa khỉ" nhưng ông không muốn xung đột với Mỹ ngay trước đại hội đảng lần thứ 20 vào cuối năm nay.

Nói cách khác, nếu không có bầu cử giữa kỳ tại Mỹ và đại hội đảng tại Trung Quốc vào cuối năm nay, thì chưa chắc bà Pelosi đã quyết định đến thăm Đài Loan. Vì vậy, chuyến thăm Đài Loan lần này là một nước cờ thế về chính trị, trong một bối cảnh đặc biệt. Tuy chuyến thăm gây tranh cãi này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới tại eo biển Đài Loan, nhưng cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều hiểu ngầm rằng cuộc đối đầu (stand-off) chỉ là tượng trưng (symbolic) và có những giới hạn mà cả hai bên đều không muốn vượt qua.

Nếu xâm lược Đài Loan mà dễ thì chắc Trung Quốc đã làm rồi. Tuy Trung Quốc phản ứng mạnh, nhưng Đài Loan không phải Ukraine. Dù bà Pelosi không thay đổi được gì từ thập niên 1990, nhưng so sánh sức mạnh quân sự ở Châu Á đã thay đổi. Vấn đề là liệu khủng hoảng có xô đẩy Trung Quốc tấn công Đài Loan hay không. Nguy cơ thực sự là Trung Quốc phản ứng thế nào trước sự có mặt của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở khu vực (4).

Dư luận phân hóa

Mỹ có thể đánh giá thấp khả năng Trung Quốc phản đối chuyến đi Đài Loan với tính toán rằng Trung Quốc không liều leo thang để tránh khủng hoảng và rủi ro cho Tập Cận Bình trước Đại hội đảng lần thứ 20 khi ông sẽ được tái cử nhiệm kỳ 3. Trung Quốc không muốn thách thức Mỹ lúc này. Chuyến thăm của bà Pelosi là tượng trưng, nhưng nhất quán với chính sách "Một Trung Quốc". Nếu vậy thì Washington đã tính toán sai về cả ba vấn đề (5).

Theo một số chuyên gia, chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, và chúng ta không còn thời gian để chuẩn bị. Giáo sư Hal Brands (American Enterprise Institute) lập luận rằng Mỹ có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến sai lầm vì xung đột Mỹ-Trung thường kéo dài và mở rộng ra khu vực chứ không chỉ giới hạn tại eo biển Đài Loan. Brands đã bác bỏ quan niệm cho rằng xung đột tại Châu Á chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực (6).

Tuy ông Biden bảo vệ quyền đi thăm Đài Loan của bà Pelosi, nhưng vẫn khẳng định chính sách của Mỹ với Đài Loan không thay đổi. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba (1995) chính quyền Clinton đã tỏ ra cứng rắn, nên sau 9 tháng căng thẳng, Bắc Kinh cuối cùng đã xuống thang để tránh khủng hoảng, làm thay đổi ván cờ chiến lược. Nay lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn tránh đổi đầu quân sự với Mỹ về Đài Loan, ít nhất là vào lúc nảy. Phản ứng của Trung Quốc mỗi lúc một khác, không chỉ về quân sự.

Điều đó có thể thay đổi quan hệ Mỹ-Trung và làm cho vấn đề Đài Loan càng khó xử. Trung Quốc sẽ xác định những bước tiếp theo trong những ngày tới, theo một lộ trình lâu dài. Bắc Kinh có thể lợi dụng chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi như một cái cớ để thay đổi tư thế quốc phòng của họ với Đài Loan, nới rộng lợi thế quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan. Trung Quốc có thể tăng cường tấn công mạng ở Đài Loan (7). 

Bắc Kinh nói chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi "rất nguy hiểm và ngu xuẩn (very dangerous and stupid), nhưng ông Biden không làm gì để ngăn chặn. Chuyến thăm đó là một thắng lợi cho Đài Loan, và một thử thách đối với bản lĩnh ngoại giao của họ. Đó là cơ hội để thế giới ủng hộ Đài Loan, bất chấp đe dọa của Trung Quốc. Tuy Team Biden đã cảnh báo về hậu quả nhưng bà Pelosi không lùi bước (8). 

Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật đe dọa Đài Loan. Ngày 4/8, họ đã cho 22 máy bay chiến đấu xâm phạm "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) của Đài Loan, sau khi phóng 9 tên lửa đạn đạo "Đông Phong", trong đó có 5 tên lửa đã bay qua vùng trời Đài Loan và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : "Để đối phó với các hành động khiêu khích độc ác của Pelosi (vicious and provocative actions), Trung Quốc quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt bà Pelosi và gia đình".

Trước phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc, bà Pelosi nói với báo chí : "Chính phủ Trung Quốc không quyết định lộ trình của chúng tôi. Họ không thể cô lập Đài Loan bằng cách ngăn chúng tôi đến thăm. Các thượng nghị sỹ của cả hai đảng đã đến thăm Đài Loan vào mùa xuân. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến thăm. Chúng tôi không để họ cô lập Đài Loan". Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã gây ra lo ngại rằng Mỹ có thể thay đổi lập trường "mù mờ chiến lược" (strategic ambiguity), thúc đẩy Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. 

Lời cuối

Cũng như các cuộc khủng hoảng Đài Loan trước đây, cuộc khủng hoảng lần này chắc nổi lên rồi lại chìm xuống, khi hai bên Mỹ và Trung Quốc đều chưa sẵn sàng chiến tranh do bối cảnh chính trị trong nước còn bất ổn và kết cục chiến tranh tại Ukraine chưa ngã ngũ. Xét cho cùng, các vấn đề đối ngoại luôn gắn liền và phụ thuộc vào chính trị nội bộ. Trong khi Mỹ và phương Tây học theo binh pháp Clausewitz thì Trung Quốc thích vận dụng Binh pháp Tôn Tử (Sun Tsu) như "bất chiến tự nhiên thành" (thắng mà không cần đánh nhau).

Kết cục tranh chấp ở Đài Loan và Biển Đông không chỉ qua đấu súng mà còn qua đấu trí. Trung Quốc đã từng bước kiểm soát Biển Đông bằng cách bắt nạt và thôn tính láng giềng như con trăn nuốt dần con mồi trong vùng xám (grey zone) mà Mỹ không thể can thiệp, để trở thành chuyện đã rồi (fait acompli). Nhưng đáng chú ý là gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và bắt đầu vận dụng cờ vây (chứ không chỉ cờ vua) để tăng cường liên kết các nước đồng minh và đối tác nhằm đối phó với với sự trỗi dậy của Trung Quốc như con quái vật Frankenstein.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 07/08/2022

Tham khảo

(1) Nancy Pelosi, "Nancy Pelosi : Why I’m leading a congressional delegation to Taiwan",  Washington Post, August 2, 2022

(2) Minxin Pei, "Pelosi’s visit and the coming Taiwan crisis",  ASPI, 3 August 2022

(3) Thomas Friedman, "Why Pelosi’s Visit to Taiwan Is Utterly Reckless", New York Times, August 1, 2022

(4) Adam Lockyer, "Will Pelosi’s trip trigger the next Taiwan crisis ?", Lowy, 2 August 2022 

(5) Paul Heer, "The Next Taiwan Strait Crisis Has Arrived", National Interest, August 2, 2022

(6) Wallace Gregson, "Time Is Running Out to Prepare for War in the Pacific", National Interest, August 2, 2022

(7) Josh Rogin, "The real crisis over Taiwan will start after Pelosi comes home", Washington Post,August 2, 2022

(8) Lily Kuo Lyric Li Yasmeen Abutaleb Annabelle Timsit , "US-China tensions flare as Pelosi leaves Taiwan",  Washington Post, August 3, 2022

Published in Diễn đàn

Từ Thiên An Môn đến Thế Vận Hội Bắc Kinh : Nancy Pelosi, khắc tinh của Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 02/08/2022

Cho đến trưa ngày 02/08/2022, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi vẫn không xác nhận kế hoạch ghé thăm Đài Loan nhân vòng công du Châu Á khởi sự hôm 01/08 tại Singapore. Tuy nhiên, rất nhiều dấu hiệu đã cho thấy lãnh đạo Hạ Viện Mỹ sẽ đến Đài Loan mà không báo trước, bất chấp những lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc.

nancypelosi1

Ảnh tư liệu : Ảnh chụp màn hình TV ngày 04/09/1991 cho thấy bà Nancy Pelosi (g) cùng hai dân biểu Ben Jones (trái) và John Miller (phải) cầm biểu ngữ với dòng chữ "Gửi những người đã chết vì dân chủ ở Trung Quốc" trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc.  AP

Một trong những dấu hiệu rõ nhất là sự kiện Nhà Trắng Mỹ, sau khi hoài công khuyên bà Pelosi từ bỏ ý định thăm Đài Loan, vào hôm qua 01/08 đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là không nên có những hành động khiêu khích quân sự nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, và không nên biến chuyến công du này thành "một cuộc khủng hoảng".

Đối với Washington, đây không phải là lần đầu tiên mà một chủ tịch Hạ Viện Mỹ công du Đài Loan, hơn nữa, chuyến đi đó cũng không đại diện cho bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với khu vực. 

Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần trước, tổng thống Mỹ Joe Biden đã giải thích rằng ông không kiểm soát được bà Pelosi và ông tôn trọng quyền tự quyết định của bà. Ngày 01/08, ngoại trưởng Mỹ Antoy Blinken đã nhấn mạnh trở lại nguyên tắc tam quyền phân lập tại Mỹ, với cơ quan lập pháp độc lập với hành pháp và quyết định thăm Đài Loan hoàn toàn tùy thuộc vào bà chủ tịch Hạ Viện. 

Theo ông Blinken, việc các thành viên Quốc hội Mỹ ghé thăm Đài Loan không phải là mới lạ, "kể cả vào đầu năm nay (2022)". Trong bối cảnh đó : "Nếu chủ tịch Hạ Viện quyết định đến Đài Loan, mà Trung Quốc lại tìm cách gây nên một loại khủng hoảng nào đó hoặc làm leo thang căng thẳng, thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Bắc Kinh".

Đối với ông Blinken, nếu bà Pelosi kiên quyết đến thăm Đài Loan, thì Washington sẽ "hành động có trách nhiệm và tránh mọi động thái khiến cho tình hình leo thang". 

Điều được giới quan sát ghi nhận là bà Pelosi sẽ không phải là chủ tịch Hạ Viện Mỹ đầu tiên ghé thăm. Người tiền nhiệm của bà là ông Newt Gingrich đã từng đến Đài Bắc vào năm 1997. Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Kinh thời đó không dữ dội như hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính là vì bà Pelosi là một chính khách Mỹ được mệnh danh là "diều hâu" chống Trung Quốc, một nhân vật bị Bắc Kinh căm ghét vì đã không ngừng phê phán chế độ độc tài Trung Quốc kể từ ngày xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989 cho đến nay.

Vinh danh người biểu tình ngay tại Thiên An Môn

Sinh năm 1940, bà Nancy Pelosi đã gia nhập hàng ngũ đảng Dân Chủ. Năm 1986, bà lần đầu tiên được bầu làm dân biểu tại bang California, và liên tiếp được tín nhiệm trở lại từ đó đến nay.

Pelosi đã nổi tiếng với lập trường phê phán Trung Quốc khi vào năm 1991, cùng với hai dân biểu khác, bà đã vượt qua được sự theo dõi của an ninh Trung Quốc, đến tận quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và trưng ra một biểu ngữ nhỏ tôn vinh những người biểu tình đã thiệt mạng. 

Trên tấm hình được đăng lại trên mạng Twitter, người ta thấy bà Pelosi cùng với một biểu ngữ nhỏ, màu đen vẽ bằng tay mang hàng chữ tiếng Anh và tiếng Hoa có nội dung : "Gửi những người đã chết vì nền dân chủ ở Trung Quốc (To those who died for democracy in China)". 

Công An Trung Quốc đã nhanh chóng ập đến, bắt giữ các phóng viên có mặt tại chỗ và đuổi các dân biểu Mỹ ra khỏi quảng trường. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo vụ việc là một "trò hề được dự mưu". 

Ngoài hành động can đảm vừa kể, bà Pelosi đã góp phần đề xuất tại Hạ Viện Mỹ nghị quyết lên án vụ Thiên An Môn năm 1989, được bà gọi là một vụ "thảm sát", và từ đó đến nay vẫn liên tục lên tiếng tố cáo Bắc Kinh. 

Gần đây nhất, vào tháng 6 vừa qua, bà đã ra tuyên bố kỷ niệm 33 năm cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, gọi đó là "một trong những hành động chính trị dũng cảm vĩ đại nhất" và đả kích "chế độ áp bức" của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. 

Lên án các vụ đàn áp tại Tây Tạng, Tân Cương và Hồng Kông

Ngoài vụ Thiên An Môn, bà Nancy Pelosi cũng thường xuyên lên án hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do của chế độ Bắc Kinh, từ các hành vi vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng ở Tây Tạng, Tân Cương và Hồng Kông, cho đến các chiến dịch đàn áp nhắm vào giới đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo. 

Tại cuộc gặp vào năm 2002 với ông Hồ Cẩm Đào, phó chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, bà Pelosi đã tìm cách gửi tới ông bốn bức thư bày tỏ quan ngại về việc cầm cố các nhà dấu tranh ở Trung Quốc và Tây Tạng. Ông Hồ Cẩm Đào đã từ chối nhận những bức thư này. 

Bảy năm sau, bà Pelosi được cho là đã gửi một lá thư khác cho ông Hồ Cẩm Đào - lúc này là Chủ tịch Trung Quốc - kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm nhà ly khai nổi tiếng Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, nhưng bị giam giữ tại Trung Quốc và qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2017. 

Phản đối hai kỳ Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 và 2022

Bà Nancy Pelosi còn được biết đến như là người đã kêu gọi tẩy chay cả hai kỳ Thế Vận Hội mà Trung Quốc được quyền tổ chức tại Bắc Kinh, vào mùa hè 2008 và mùa đông 2022. 

Bà Pelosi đã phản đối việc Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế Vận Hội từ năm 1993 với lý do Bắc Kinh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Thế nhưng, bà đã không thành công trong việc yêu cầu tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W Bush tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè tại Bắc Kinh năm 2008. 

Vào năm nay, chủ tịch Hạ Viện Mỹ lại đưa ra lời kêu gọi "tẩy chay ngoại giao" với Thế Vận Hội Mùa Đông 2022, cũng diễn ra ở Bắc Kinh, do cách đối xử tàn bạo của chính quyền Trung Quốc với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Lời kêu gọi của bà Pelosi ghi rõ : "Đối với các nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc diệt chủng đang diễn ra… câu hỏi thực sự được đặt ra là, bạn có thẩm quyền đạo đức gì để nói về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới ?" 

Trong những năm qua, bà Pelosi cũng đã thúc đẩy việc gắn liền hồ sơ nhân quyền và giao thương với Trung Quốc, một đề nghị không mấy thành công. 

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 02/08/2022

***************************

Bị Bắc Kinh đe dọa, Nhà Trắng khẳng định Pelosi "có quyền" đến thăm Đài Loan

Minh Anh, RFI, 02/08/2022

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, hôm 02/08/2022, đã đến Malaysia, chặng thứ hai trong vòng công du Châu Á. Trước những đe dọa gay gắt từ Bắc Kinh về khả năng bà Pelosi "quá cảnh" Đài Bắc, Nhà Trắng khẳng định chủ tịch Hạ Viện Mỹ "có quyền đến thăm Đài Loan".

nancypelosi2

Ảnh do Bộ Thông tin Malaysia cung cấp : Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi thăm tòa nhà Quốc hội Malaysia ở Kuala Lumpur, ngày 02/08/2022. AP

Sau Singapore, chiếc máy bay quân sự chở chủ tịch Hạ Viện Mỹ sáng nay đã đáp xuống một khu căn cứ không quân của Malaysia. Theo hãng thông tấn Bernama, bà Nancy Pelosi có cuộc gặp với thủ tướng và chủ tịch Hạ Viện Malaysia. Đây là chặng thứ hai của vòng công du Châu Á trước khi bà đến Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, liệu chủ tịch Hạ Viện có giữ nguyên ý định dừng chân ở Đài Loan hay không trước khi đến thăm hai nước đồng minh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á vẫn là một câu hỏi lớn. AFP dẫn nhiều nguồn tin từ các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như tờ Financial Times của Anh Quốc và nhất là từ nhật báo Liberty Times của Đài Loan khẳng định bà Nancy Pelosi sẽ đến Đài Loan vào tối thứ Ba (02/8) và sẽ có một cuộc gặp với tổng thống Thái Anh Văn vào sáng thứ Tư (03/8).

Bắc Kinh từ nhiều ngày qua không ngừng đe dọa Washington. Hôm nay, Trung Quốc lại cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ phải "gánh lấy trách nhiệm" về chuyến thăm Đài Loan này của chủ tịch Hạ Viện Pelosi và Mỹ sẽ "phải trả giá việc vi phạm quyền chủ quyền và an ninh Trung Quốc".

Theo quan sát của AFP, dù sự việc khiến Washington bối rối, nhưng trước những lời đe dọa cứng rắn từ Bắc Kinh, hôm qua, Nhà Trắng cũng đã mạnh mẽ phản ứng khi cho rằng bà Nancy Pelosi "có quyền đến thăm Đài Loan". Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby còn khẳng định thêm rằng "Bắc Kinh không có lý do gì để biến chuyến thăm này, vốn dĩ không gây phương hại cho học thuyết có từ lâu của Mỹ, thành một dạng khủng hoảng".

Cũng theo ông Kirby, Trung Quốc "dường như chọn thế cho mình nhằm có khả năng tiến thêm một bước trong những ngày sắp tới. Điều đó có thể bao gồm cả những hành động khiêu khích quân sự như bắn tên lửa tại eo biển Đài Loan hay xung quanh hòn đảo" hoặc thậm chí tiến hành "các cuộc xâm nhập không phận" tại vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Bắc Kinh luôn xem đảo Đài Loan như là một phần của lãnh thổ của Trung Quốc, cần phải được thống nhất với Hoa lục, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc đã nhiều lần cảnh cáo Mỹ rằng một chuyến thăm cấp cao như vậy là một hành động một sự khiêu khích lớn. 

Minh Anh

**********************

Trung Quốc điều nhiều chiến đấu cơ đến gần đường phân giới ở eo biển Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 02/08/2022

Trong bối cảnh chủ tịch Hạ Viện Mỹ có thể ghé thăm Đài Bắc nhân vòng công du Châu Á, Trung Quốc sáng hôm 02/08/2022 đã điều nhiều máy bay tiêm kích đến gần đường phân giới ở eo biển Đài Loan, trong khi nhiều tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hiện diện tại khu vực này từ thứ Hai 01/08.

nancypelosi3

Ảnh do Bộ Quốc phòng Đài Loan cung cấp : Một chiếc máy bay tiêm kích J-16 của Trung Quốc được phái đến khu vực gần Đài Loan vào năm 2021.  AP

Reuters trích dẫn một nguồn tin mô tả các động tác của phi cơ Trung Quốc gần đường phân giới eo biển Đài Loan là "rất khiêu khích". Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không trả lời ngay lập tức đề nghị bình luận của Reuters.

Về phía Mỹ, hiện Washington cũng có 4 tàu chiến đang hiện diện tại phía đông đảo Đài Loan. Hôm nay, một quan chức hải quân Mỹ xác nhận là tàu sân bay USS Ronald Reagan đã đến vùng biển phía đông Đài Loan và Philippines, phía nam Nhật Bản.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan, vốn neo đậu ở căn cứ tại Nhật Bản, hoạt động với tàu tuần dương có trang bị tên lửa dẫn đường, USS Antietam, và tàu khu trục USS Higgins. Các quan chức Hải Quân Hoa Kỳ cho biết thêm là tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli hiện cũng đang có mặt trong khu vực.

Nga : Mỹ gây bất ổn thế giới

Trong khi đó, hôm nay Matxcơva tố cáo Mỹ "gây bất ổn cho thế giới" khi khiêu khích, làm dấy lên căng thẳng về vấn đề Đài Loan. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, viết trên Twitter : "Không một xung đột nào được giải quyết trong những thập kỷ niên vừa qua, mà lại có thêm nhiều xung đột mới". Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitri Peskov hôm nay cũng vừa tuyên bố chuyến đi Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ sẽ là một "hành động khiêu khích", đồng thời khẳng định "sự đoàn kết tuyệt đối" của Nga với Trung Quốc. 

Trong bối cảnh bị Tây phương cô lập do tấn công xâm lược Ukraine, Matxcơva đang nỗ lực xích lại gần Bắc Kinh.

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từ ngày 02 đến 06/08/2022

Trong bối cảnh chủ tịch Hạ Viện Mỹ có thể ghé thăm Đài Bắc nhân vòng công du Châu Á, từ vài ngày nay, Trung Quốc liên tục thông báo tập trận ngoài khơi.

Trong một thông cáo, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thứ Hai 01/08/2022 cho biết Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 02 đến ngày 06/08 /2022, trong khi một cuộc tập trận bắn đạn thật cũng đang diễn ra từ ngày 01 đến ngày 04/08 tại Biển Bột Hải. Trang CGTN hôm nay 02/08 cho biết như trên. Trung Quốc cũng tổ chức loạt cuộc tập trận bắn đạn thật gần bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, trong hai ngày 02-03/08. 

Trước đó, hôm 30/07, Cơ quan An toàn Hàng hải đảo Bình Đàm, thuộc tỉnh Phúc Kiến, thông báo cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra từ 8 giờ đến 21 giờ ngày 30/7, toàn bộ các phương tiện bị cấm đi vào vùng biển này.

Thùy Dương

Published in Diễn đàn

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ thăm Đài Loan : "Lợi bất cập hại" cho quan hệ Mỹ - Trung ?

Minh Anh, RFI, 02/08/2022

Đang công du Châu Á với chặng thứ hai là Malaysia, chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi cho đến giờ vẫn tỏ ra mập mờ về ý định thăm Đài Loan như nhiều tờ báo quốc tế loan tin. Một số nhà phân tích cảnh báo, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, nếu diễn ra, chỉ có thể làm cho quan hệ Mỹ - Trung thêm xấu đi và đe dọa an ninh Đài Loan.

meovonchuot1

Báo Trung Quốc đưa tin về chuyến công du Châu Á của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Ảnh chụp tại một quầy báo ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 31/07/2022  © AP - Andy Wong

Nếu chuyến đi diễn ra, bà Nancy Pelosi sẽ là nhân vật quan trọng thứ ba trong chính phủ Mỹ đến thăm hòn đảo lần đầu tiên kể từ năm 1997. Và chuyến thăm này có nguy cơ phá vỡ điều mà nhiều quan chức chính quyền Mỹ gọi là "chốt chặn an toàn" trong hồ sơ Đài Loan.

Nhật báo Anh Quốc The Guardian hôm qua, 01/08/2022, trước hết ghi nhận, ý định này của bà chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã làm Bắc Kinh chao đảo trong một năm chính trị đầy nhậy cảm cho đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, trong bối cảnh đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra vào mùa thu năm nay, cho phép ông Tập Cận Bình nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Và năm nay Trung Quốc cũng tổ chức mừng 95 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Đương nhiên, đây không phải lần đầu tiên một chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến thăm Đài Bắc. Cách nay một phần tư thế kỷ, ông New Gingrich, thuộc đảng Cộng Hòa, cũng đã từng đến thăm hòn đảo. Sự việc cũng khiến Bắc Kinh bực bội có những lời phàn nàn. Tuy căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung lúc đó cũng đã kéo dài trong vòng vài tháng, nhưng lần đó Bắc Kinh cũng đành nuốt giận.

Chỉ có điều chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bây giờ không như cách đây 25 năm. Dù ngân sách dành cho quốc phòng vẫn còn kém xa Mỹ (738 tỷ đô la/năm), nhưng Trung Quốc cũng là cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới (193,3 tỷ đô la), theo như số liệu từ Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ( IISS ) cho năm 2020. Cuộc chiến xâm lược Ukraine do Nga tiến hành khiến phương Tây lo ngại Trung Quốc có những hành động quân sự nhắm vào Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh vẫn xem là một phần lãnh thổ cần phải được thống nhất với Hoa Lục.

Từ những quan sát này, chuyên gia Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ, Trung tâm Woodrow Wilson tại Washington, nhận định với tờ The Guardian rằng chuyến thăm Đài Bắc của bà Pelosi sẽ không làm dịu được mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng như không phục vụ các lợi ích của Mỹ, và cũng không giúp tăng cường an ninh cho Đài Loan. 

Washington sợ rằng nếu bà Pelosi không "quá cảnh" đến Đài Bắc, điều đó chẳng khác gì đưa ra một tín hiệu mềm yếu của Mỹ và có có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đài Loan, nhưng cuộc viếng thăm này cũng có nguy cơ nuôi dưỡng luận điệu của "phe diều hâu" ở Bắc Kinh, theo đó, Hoa Kỳ và các đồng minh đang hậu thuẫn chính quyền Thái Anh Văn tìm kiếm một nền độc lập. Mối ngờ vực này càng được củng cố khi một thông tin hôm thứ Hai (01/8) cho biết một phái đoàn nghị sĩ cấp cao Anh Quốc cũng dự kiến đến thăm Đài Loan vào khoảng cuối năm nay. 

Đương nhiên, ý định này của bà Pelosi khiến Bắc Kinh nổi dóa và không ngừng đe dọa có hành động đáp trả mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo quan điểm của bà Bonnie Glaser, giám đốc Trung tâm Châu Á, thuộc cơ quan tư vấn German Marshall Fund, trụ sở tại Washington, mặc dù nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang là rất thấp, "xác suất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện một loạt hành động quân sự, kinh tế và ngoại giao để phô trương sức mạnh và thể hiện quyết tâm của họ là khá lớn. Có khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách trừng phạt Đài Loan bằng nhiều cách". 

Về phần mình, nhà nghiên cứu Daly cảnh báo, cuộc khủng hoảng lần này rất có thể là một cơ hội cho Bắc Kinh tạo ra một tiền lệ mới : Hoặc để hộ tống các chuyến thăm Đài Loan của quan chức Mỹ bằng máy bay quân sự, hoặc bay gần hơn, hay thường xuyên hơn về phía không phận Đài Loan. 

Cũng theo nhà nghiên cứu này, mỗi cuộc leo thang sẽ dẫn đến một nguyên trạng mới, và điều đó chỉ làm mối quan hệ Mỹ-Trung càng trở nên nguy hiểm. Do vậy, theo ông, tốt hơn hết là Washington và Bắc Kinh "dồn hết mọi nỗ lực cho các cuộc đàm phán bình ổn chiến lược thay vì chơi trò leo thang căng thẳng".

Từ toàn cảnh này, tờ Journal de Montreal của Canada cho rằng thời gian "quá cảnh" Đài Loan của bà Nancy Pelosi nên ngắn và kín đáo, chỉ nên dừng chân vài giờ để qua đêm trước khi tiếp tục hành trình đến các nước Châu Á khác. Có như thế thì mới cứu vãn được sỉ diện cho cả Bắc Kinh và Washington.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 02/08/2022

*********************

Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang khi bà Pelosi thăm Châu Á

Minh Đăng, RFA, 01/08/2022

Chuyến đi "bão táp" của bà Pelosi

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã bắt đầu chuyến công du Châu Á, nhưng không đề cập đến Đài Loan trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng bà có thể đến thăm quốc gia này (1).

meovonchuot2

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại họp báo ở Washington DC hôm 29/7/2022 - AFP

Trước đó, báo chí Mỹ đã đưa tin về chuyến thăm của bà Pelosi sẽ đến Đài Loan dịp này. Nếu chuyến thăm diễn ra, bà Pelosi sẽ là Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên thăm Đài Loan trong 1/4 thế kỷ qua.

Trung Quốc đã cảnh báo rằng họ đang "chuẩn bị" cho chuyến thăm của bà Pelosi tới hòn đảo tự trị vào tháng 8 tới và Mỹ sẽ "chịu mọi trách nhiệm về bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào" nếu bà thực hiện chuyến thăm này (2).

Bà Pelosi, thành viên Đảng Dân chủ, người đứng thứ hai (sau Phó tổng thống) trong hàng ngũ kế vị tổng thống trong trường hợp tổng thống đương nhiệm hoặc tổng thống đắc cử không thể thực hiện nhiệm vụ.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã khởi động sự nghiệp chính trị của mình với quan điểm cứng rắn về Trung Quốc - một nữ nghị sĩ trẻ tuổi và mới mẻ dám giương biểu ngữ ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong chuyến thăm năm 1991 với các nhà lập pháp khác của Mỹ ngay sau vụ thảm sát này. Hơn 30 năm sau, ý định tới Đài Loan của bà đã tạo nên một dấu ấn ngoại giao mạnh mẽ, góp phần đổ thêm dầu vào những căng thẳng đang ở mức cao nhất ở Washington và Bắc Kinh.

Theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội là một nhánh bình đẳng với chính phủ, các nhà lập pháp có quyền tự do thăm bất cứ quốc gia nào họ muốn. Nhưng chính quyền Biden lo ngại phản ứng của Bắc Kinh, vốn coi sự ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ đối với Đài Loan là một phần trong âm mưu thúc đẩy nền độc lập cho vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên. bố chủ quyền.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich đã thăm Đài Loan hồi năm 1997, nhưng phản ứng của Đảng Cộng hòa đối lập cũng như của Bắc Kinh thời điểm đó tương đối im ắng. Hôm 25/7, ông Gingrich đã chỉ trích Lầu Năm Góc vì cảnh báo chống lại chuyến thăm của bà Pelosi. Ông đăng trên Twitter : "Nếu chúng ta bị Cộng sản Trung Quốc đe dọa đến mức chúng ta thậm chí không thể bảo vệ một Chủ tịch Hạ viện Mỹ, lý do gì để Bắc Kinh phải tin rằng chúng ta có thể giúp Đài Loan tồn tại ?" (3).

Cuộc so găng về sức mạnh và ảnh hưởng

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể làm nổi bật những lo ngại trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden về các kế hoạch của Trung Quốc đối với Đài Loan khi Bắc Kinh tăng cường các lời lẽ và hành động gây hấn đối với hòn đảo này trong những tháng gần đây, như điều máy bay chiến đấu bay vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng những động thái đó có thể là tiền đề cho những bước đi quyết liệt hơn nữa của Trung Quốc trong những tháng tới nhằm khẳng định chủ quyền của họ đối với Đài Loan.

Cuộc chiến ở Ukraine càng làm gia tăng những lo ngại đó khi Biden và các quan chức hàng đầu của Mỹ hồi hộp theo dõi xem Trung Quốc có thể rút ra bài học gì từ phản ứng của phương Tây trước cuộc xâm lược của Nga. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - được cho là đang củng cố quyền lực để đảm bảo một nhiệm kỳ Chủ tịch nước lần thứ ba liên tiếp, điều chưa từng xảy ra, tại Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào mùa thu tới, góp phần gây căng thẳng địa chính trị trong khu vực.

Trong khi Bắc Kinh đang trỗi dậy mạnh mẽ, Washington dường như đã từ bỏ thái độ dè dặt trước đây trong vấn đề Đài Loan. Biden đã nói rằng Mỹ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự trong trường họp hòn đảo này bị tấn công - không chỉ đơn thuần là cung cấp vũ khí - mặc dù Nhà Trắng sau đó đã phủ nhận tuyên bố của chủ nhân Nhà Trắng. Mike Pompeo, Ngoại trưởng dưới thời Donald Trump, trong chuyến thăm Đài Bắc hồi tháng 3 vừa qua đã kêu gọi Mỹ công nhận "thực tế không thể chối cãi và đã tồn tại" nền độc lập của Đài Loan. Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Trump, tuần trước cũng tuyên bố sau chuyến thăm Đài Loan rằng chính sách "Một Trung Quốc" "đã kết thúc như nó phải thế và không chịu sự tác động từ bên ngoài", đồng thời lưu ý rằng hầu hết người Đài Loan không còn coi họ là người Trung Quốc (4).

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ triển khai một số biện pháp quân sự nếu Pelosi quyết tới Đài Loan, từ các cuộc tập trận - thường diễn ra cùng lúc các chuyến công du mà Trung Quốc phản đối - cho tới đóng cửa không phận hoặc khóa đường biển tạm thời. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đứng trước những nước cờ đòi hỏi sự khéo léo, giữa một bên là nhu cầu thể hiện quyền lực ở trong nước, trước Đại hội Đảng XX, với một bên là phải hết sức tránh leo thang căng thẳng ngoài tầm kiểm soát. Hãng tin AP bình luận : "Trong bối cảnh Mỹ tìm cách cân bằng mối quan hệ có nhiều rủi ro với Trung Quốc, liệu Pelosi có dẫn đầu một phái đoàn tới Đài Loan hay không vẫn chưa rõ. Song có điều chắc chắn là quyết định của Pelosi sẽ đánh dấu thời điểm chính sách đối ngoại và nhân quyền mang tính quyết định cho nước Mỹ và nhà lập pháp cấp cao với nhiệm kỳ dài lãnh đạo Hạ viện" (5).

Các quan chức chính quyền Mỹ lo ngại chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi diễn ra vào thời điểm đặc biệt căng thẳng, khi Tập Cận Bình đang tìm kiếm một nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới. Giới chức Mỹ nói rằng họ không mấy lo ngại nguy cơ Bắc Kinh sẽ tấn công máy bay của Pelosi, nhưng nhận thức nguy cơ những tính toán sai lầm hoặc sơ suất có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của chính trị gia này. 

Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị cho Đại hội trong những tuần tới, gây áp lực buộc giới lãnh đạo ở Bắc Kinh phải thể hiện sức mạnh. Các quan chức Mỹ cũng cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không nắm bắt đầy đủ các động lực chính trị ở Mỹ, dẫn đến sự hiểu lầm về tầm quan trọng của chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc có thể nhầm lẫn chuyến thăm của bà Pelosi với chuyến thăm chính thức của chính quyền Mỹ, vì bà và Biden đều là thành viên Đảng Dân chủ.

Trong chuyến công du tới khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương, dừng chân tại Indonesia ngày 24/7, Tướng Mark Milley - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - đã nhận định : "Quân đội Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến và nguy hiểm trong 5 năm gần đây" (6). Theo Tướng Milley, số vụ "đối đầu không an toàn" giữa máy bay chiến đấu và tàu chiến của Trung Quốc với Mỹ và đồng minh tăng lên đáng kể, dù ông không đưa ra con số cụ thể. Chuyến công du của Tướng Milley chủ yếu tập trung vào mối đe dọa Trung Quốc, tham dự cuộc họp với những người đồng cấp của khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương tại Australia trong tuần tới với các chủ đề thảo luận dự kiến tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc và sự cần thiết phải duy trì một "khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương tự do, rộng mở và hòa bình" (7).

Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã cảnh báo về nguy cơ Bắc Kinh sẽ xâm lược Đài Loan. Một số quan chức nhận định quyết định này sẽ được đưa ra trước năm 2027. Đến nay, Mỹ vẫn là đồng minh và là đối tác cung cấp vũ khí số 1 của Đài Loan. Theo luật, chính phủ Mỹ phải coi các mối đe dọa với Đài Loan là các " mối quan ngại thực sự", nhưng hiện vẫn "mơ hồ" về khả năng bảo vệ Đài Loan bằng lực lượng quân sự nếu hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công.

Chính sách của Mỹ về Đài Loan vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi ngay trong nội bộ nước Mỹ. Nhưng dù vô tình hay cố ý, Washington đã bóng gió rằng họ coi Đài Loan là một lợi ích quốc gia cốt lõi. Tổng thống Joe Biden đã mời Đài Loan tham gia Hội nghị thượng đỉnh vì Dân chủ năm ngoái, như thể đây đúng là một quốc gia độc lập như các quốc gia khác. Vào tháng 5, trong một cuộc họp báo, khi được hỏi liệu Mỹ có bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc hay không, Biden đã trả lời là "có" và điều này dường như đã đi ngược lại chính sách tiêu chuẩn của Washington là duy trì thái độ quân sự mập mờ của Mỹ.

Mặc dù, mới đây tại Diễn đàn An ninh Aspen, Cố vấn an ninh Quốc gia Jake Sullivan ngày 22/7 khẳng định chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không thay đổi và Washington đang theo sát các diễn biến quanh hòn đảo này. Cụ thể, ông Sullivan cho hay : "Tổng thống Biden đã tuyên bố tại Nhật Bản rằng chính sách của Mỹ là không thay đổi" (8). Tuy nhiên, điều này càng cho thấy Mỹ vẫn duy trì sự mơ hồ chiến lược đối với Đài Loan. Mỹ lo ngại nguy cơ xung đột với Trung Quốc sẽ đạt tới điểm mà ở đó một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới sẽ nổ ra. Mỹ hiện đang ở vị thế có thể duy trì cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc, dù đó là ở Thái Bình Dương, Châu Âu hay Trung Đông. 

Minh Đăng

Nguồn : RFA, 01/08/2022

Tham khảo :

1. https://www.abc.net.au/news/2022-08-01/nancy-pelosi-begins-asia-tour-no-mention-of-taiwan/101286986

2. https://www.globaltimes.cn/page/202207/1271746.shtml

3. https://twitter.com/newtgingrich/status/1551546829363462144?s=20&t=C0OX-9AtSTGFhIMinfcp-w

4. https://www.atlanticcouncil.org/event/a-conversation-with-mark-esper-2/

5. https://apnews.com/article/russia-ukraine-china-beijing-foreign-policy-nancy-pelosi-07eefea303f4da179554abcd3b2845af?taid=62e1ce18bfc7520001fb7c78&utm_campaign=TrueAnthem&utm_medium=AP&utm_source=Twitter

6. https://www.abc.net.au/news/2022-07-25/us-indonesia-partnership-china-aggression/101266264

7. https://www.abc.net.au/news/2022-07-25/us-indonesia-partnership-china-aggression/101266264

8. https://www.youtube.com/watch?v=Vz_cUMcGFe0

********************

Nancy Pelosi rn mt Tp Cn Bình

Ngô Nhân Dụng, VOA, 30/07/2022

Bc Kinh da M không nên đùa rn vi la ; nhưng Bà Nancy Pelosi đang đùa rn vi ông Tp Cn Bình.

meovonchuot3

Ch tch Tp Cn Bình mi nói thng vi Tng thng Joe Biden qua đin thoi rng không nên "đùa vi la" khi nhc ti vn đ Đài Loan. Liu bà Nancy Pelosi có đi thăm Đài Loan không ?

Bà Nancy Pelosi bt đu chuyến công du min Đông Á Châu ngày Th Sáu 29 tháng 7 ; dn mt phái đoàn dân biu M đi thăm Nht Bn, Nam Hàn, Malaysia và Singapore, theo tin CNN. Bà nêu lý do v an ninh, t chi không nói s ghé thăm Đài Loan hay không.

Ch tch Tp Cn Bình mi nói thng vi Tng thng Joe Biden qua đin thoi, khi nhc ti vn đ Đài Loan, rng không nên "đùa vi la". Cơ quan thông tn ca Bc Kinh cnh cáo : "Ai đùa rn vi la s b bng tay chúng ta hy vng nước M thy rõ như vy". Nhưng bà Pelosi vn rn vi Tp Cn Bình !

Bà Pelosi đã có chương trình đi t tháng Tư, phi hoãn li vì b nhim bnh Covid. T đó Bà khôn ngoan gi kín ý đnh đi Đài Loan, ch cơ hi thun tin mi công b đ Bc Kinh khi phn đi n ào. Tng thng Joe Biden vô tình tiết l hết các bí mt.

Trong khi mi người ch mi nghe tin đn đi, chưa thy bà Nancy nói gì, thì ông tng thng đã nói ra hết. Ngày 20 tháng By, mt phóng viên hi v chuyn bà Pelosi có đi Đài Loan không, ông Joe Biden tr li : "Gii quân s nghĩ rng đi ngay bây gi thì không tt".

Mt câu nói thc thà cht phác, cho thy ba điu. Bà Pelosi sp đi. Bà tính đi bng máy bay nhà binh. Và chính ph M biết Bc Kinh đang bt bình.

Ông Tp Cn Bình phi lên tiếng ngay vì chính ông Joe Biden nói v chuyến đi, dù chưa chính thc. Mi câu do mt ông tng thng M nói ra thường đu nng ký, không th bt tai l đi như không nghe thy được ! Ông Joe Biden có v không biết, hay không quan tâm, ti điu này.

Chuyn bé xé ra to. Tp Cn Bình không th ngm ming, im lng trước cnh phi cơ quân s M s h tng rm r bà Pelosi bay đến phi trường Đài Bc ! Ngày 26 tháng By, Bc Kinh lên tiếng, yêu cu bà Pelosi ngưng, không đến Đài Loan.

Hôm sau, nht báoThe Washington Post, trong bài Quan Đim, nhn xét : "Bây gi, nước M đng trước mt thế lưỡng nan". Bà Pelosi đi chuyến này chc s đến thăm nhiu quc gia vùng Á Đông. Ngăn không cho bà y ghé Đài Loan tc là chu thua Bc Kinh. Ngược li, nếu c đ yên cho bà y ti Đài Loan thì mt cuc chm trán gia không lc M và Trung Cng có th din ra ! T báo nhn ông Biden mt bài hc : Chuyn gì trên đi này, nht là chuyn chính tr, ngoi giao, cũng phi ch đúng lúc, đúng ch.

Ti sao ông Tp Cn Bình phi n ào ngăn cn ?

Th nht Cng sn Trung Quc coi Đài Loan vn là mt tnh ca Trung Quc, theo ch trương "Ch có mt nước Trung Hoa". Chính ph Đài Bc, tên chính thc là Trung Hoa Dân Quc, cũng theo quan đim đó, t năm 1949 ti nay. Sau khi rút quân ra c th trên hòn đo, c Tng thng Tưởng Gii Thch vn coi mình chu trách nhim cai tr c nước Trung Hoa ; mi năm ông vn hô hào chun b "quang phc lc đa". Chính ph M, t thi các tng thng Carter và Reagan, vn đi dây, công nhn thuyết "Mt nước Trung Hoa" trong khi giao ho vi c hai.

Đa v ca Bà Nancy Pelosi khiến chuyến đi Đài Loan này quan trng hơn tt c các v b trưởng, dân biu hoc ngh sĩ đã ti đó. Theo hiến pháp M ch tch H vin có th lên nhm chc tng thng M nếu ông tng thng và bà phó tng thng đu qua đi hay b mt chc ; bà Pelosi ch đng sau ông Biden và bà Kamala Harris.

Vì thế Bc Kinh phi phn đi. Khi ông Newt Gingrich, ch tch H vin t năm 1995 đến 1999, ghé thăm Đài Loan, gp Tng thng Lý Đăng Huy vào năm 1997, h không phn ng ging như bây gi. Bi vì trước đó my ngày, ông Gingrich đã ti thăm Bc Kinh. đó, ông đã nói vi ông Giang Trch Dân rng nếu Trung Cng đánh Đài Loan thì M s can thip. Và được nghe câu tr li khéo léo : "Chúng tôi không tính đánh, các ông s không can thip !" Thc tình, lúc đó không lc Trung Cng còn yếu quá, không đ sc chn đường máy bay quân s M !

Nhưng 25 năm sau, tình hình đã khác. Trung Cng đã chế to được phi cơ chiến đu ti tân, ha tin tinh khôn, hàng không mu hm, và phóng nhiu v tinh nhân to đóng vai gián đip.

Tp Cn Bình khó ngi yên không lên tiếng. Uy thế ca ông đang suy gim vì chính sách chng Covid quá cng nhc khiến kinh tế xung thp và lòng dân bt mãn. Tp Cn Bình đang mong dân chúng quên nhng ni bc mình đó. Lên tiếng đ kích M và Đài Loan là cách d dàng nht. Dân lc đa đã thy nhiu viên chc và phái đoàn đi biu quc hi M ti thăm Đài Bc. Các chính ph M, t Trump đến Biden, t ra thân thiết, bán nhiu vũ khí mi cho Đài Loan hơn trước. Ông càng phi gi th din vì trong tháng Tám, Trung Ương Đng s hp đ xác đnh chương trình Đi hi Đng vào tháng 11, chun b suy tôn ông ngi vng trên ngôi cu ngũ.

Bây gi bà Nancy Pelosi c đi, không khác gì trc tiếp khiêu khích Tp Cn Bình.

Mt vn đ đt ra cho chính ph M là ai quyết đnh chính sách ngoi giao ? Hành pháp hay lp pháp ? Nếu hai bên bt đng ý kiến thì ai làm trng tài quyết đnh ? Hin chưa có ai tr li, nhưng nếu suy nghĩ k thì hành pháp có quyn ưu tiên, vì chính h phi lo đi phó vi các hu qu. Nhưng trong v bà Pelosi đi Đài Loan, ông Biden không th nào ngăn cn, vì s b coi là quá yếu đui trước áp lc ca Trung Cng. Ông có th vut ve Tp Cn Bình bng cách gim bt thuế quan trên s hàng hóa nhp cng t Trung Quc. Nhng món thuế đó Tng thng Trump đt ra nhm gim bt khiếm ht mu dch ca M đi vi Trung Quc, nhưng không có hiu qu. Cán cân thương mi M vn tiếp tc khiếm ht vi các nước khác, trong khi ngoi thương Trung Cng vn thng dư ; còn người tiêu th M phi tr giá đt hơn vì thuế nhp cng. Gim bt thuế đánh trên hàng Trung Quc, ông Biden còn nêu được lý do chính đáng là ngăn nga lm phát.

Ông Biden có th giúp cc din bt căng thng. Nếu chính ph M cho hàng không mu hm tiến vào eo bin Đài Loan đ h tng bà Pelosi thì Trung Cng s thy mình b khiêu khích. Nếu hm đi M vn tránh xa vùng này thì s chng t mt thin chí hòa du.

Nhng ln trước, khi các phái đoàn quc hi M thăm Đài Loan, h đu dùng máy bay quân s. Các gii chc M, t C vn An ninh Quc gia Jake Sullivan đến Tham mưu trưởng Liên quân Mark A. Milley, Đô đc John C. Aquilino, ph trách vùng Thái Bình Dương và n Đ Dương, đu đã thuyết trình vi bà Pelosi v các vn đ an ninh. Ông Biden có th ra lnh h kim chế, gi hi quân M bt đng trong my ngày sp ti, đ ông Tp Cn Bình khi mt mt.

Chính ph Đài Loan là nn nhân ca nhng rc ri mi xut hin. H phi lo bo v không phn khi các chiến đu cơ Trung Cng bay qua đe da. Nếu máy bay Trung Cng bay lên ngăn cn không cho máy bay M ch bà Pelosi đáp xung, thì không lc Trung Hoa Dân Quc phi ct cánh chng c. Nhưng nếu Trung Cng ch cho không quân ct cánh, theo sát các máy bay M h tng bà Pelosi, đ biu din ni gin ca ông Tp Cn Bình mà không ngăn cn, thì Đài Loan s không cn phn ng.

Không riêng gì Đài Loan, các nước trong vùng Á Đông đang b v lây. H không mong gì hơn là M và Trung Cng gii quyết mi chuyn trong hòa bình. Nếu hai bên xung đt h s phi chn đng v phía M, gây rc ri lâu dài vi Trung Cng. Chính ph M không th b quên các nước đng minh ca M, Nam Hàn, Nht Bn, Phi Lut Tân, Malaysia, trong lúc đang cn đoàn kết cùng ngăn nga Trung Cng !

Bc Kinh da M không nên đùa rn vi la ; nhưng Bà Nancy Pelosi đang đùa rn vi ông Tp Cn Bình.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 30/07/2022

Published in Diễn đàn

Lời người dịch : Tối ngày 2/8/2022, theo giờ địa phương, phi cơ của Chủ tịch Hạ Viện và một số dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc trong chuyến công du không báo trước của phái đoàn.

Bản tuyên bố của Chủ tịch Pelosi về chuyến thăm Đài Loan đã được đăng tải trên tờ Washington Post theo sau đó vài giờ đồng hồ và trên trang mạng của Văn phòng Chủ tịch Hạ Viện. Theo sau là toàn văn bản tuyên bố, do người dịch đặt tựa. (Nhã Duy)

********************

pelosi1

Tối ngày 2/8/2022, phi cơ chở bà Chủ tịch Hạ Viện và một số dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc một cách an toàn

Cách đây 43 năm, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan một cách áp đảo và được Tổng thống Jimmy Carter ký thành sắc luật. Đó là một trong những nền tảng quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Đạo luật Quan hệ Đài Loan đưa ra cam kết của Hoa Kỳ với một Đài Loan dân chủ, đề ra nghị trình cho mối quan hệ kinh tế và ngoại giao được nhanh chóng phát triển thành mối quan hệ đối tác chủ chốt. Nó nuôi dưỡng một tình thân hữu sâu đậm xuất phát từ những lợi ích và giá trị chung : đó là quyền tự quyết và tự chủ, dân chủ và tự do, nhân phẩm và nhân quyền.

Và nó đã đưa ra lời tuyên hứa chính thức của Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho sự phòng vệ của Đài Loan là, "cân nhắc đến bất cứ nỗ lực muốn xác định tương lai của Đài Loan khác hơn các biện pháp hòa bình…  (và) xem xét mối đe dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương và tạo mối quan tâm nghiêm trọng với Hoa Kỳ...".

Hôm nay, nước Mỹ phải ghi nhớ lời tuyên hứa đó. Chúng ta phải sát cánh cùng với Đài Loan, một đảo quốc cang cường. Đài Loan dẫn đầu về quản trị : đặc biệt là chống dịch bệnh Covid-19, và là nhà vô dịch về chuyển hóa môi trường và khí hậu hiện nay. Đài Loan cũng là nhà lãnh đạo về hòa bình, an ninh và sự năng động kinh tế : với tinh thần kinh doanh, văn hóa đổi mới và sức mạnh kỹ thuật mà cả thế giới đều mong muốn. 

Tuy nhiên, rất đáng lo ngại khi nền dân chủ năng động và mạnh mẽ này, vốn được Freedom House mệnh danh là một trong những nền dân chủ thoáng đạt nhất thế giới và được lãnh đạo bởi một phụ nữ rất đáng tự hào là bà Tổng thống Thái Anh Văn, hiện đang bị đe dọa.

nancy1

Đài Loan là một trong những nền dân chủ thoáng đạt nhất thế giới và được lãnh đạo bởi một phụ nữ rất đáng tự hào là bà Tổng thống Thái Anh Văn

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng tình trạng căng thẳng với Đài Loan một cách đáng kể. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tăng cường những cuộc tuần tra bằng phi cơ ném bom, chiến đấu cơ và phi cơ dọ thám ở sát và thậm chí ngay trên không phận của Đài Loan, khiến Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra kết luận là quân đội Trung Quốc "dường như đang chuẩn bị một tình huống bất ngờ nhằm thống nhất Đài Loan với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bằng vũ lực".

Trung Quốc đã tạo ra cuộc chiến trên không gian mạng, tung ra hằng ngày nhiều cuộc tấn công vào các cơ quan chính phủ của Đài Loan. Đồng thời Bắc Kinh cũng đang bóp nghẹt Đài Loan về kinh tế, tạo áp lực với các tập đoàn thế giới để buộc họ cắt đi mối quan hệ với đảo quốc này, đe dọa các quốc gia hợp tác với Đài Loan và siết chặt các hoạt động du lịch từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh Đảng cộng sản Trung Quốc đang gia tăng sự hung hãn, chuyến công du của phái đoàn Quốc hội chúng tôi nên được xem như một tuyên bố rõ ràng rằng, Hoa Kỳ đang sát cánh cùng Đài Loan, một đối tác dân chủ của chúng ta trong việc tự vệ và bảo vệ nền tự do của mình.

Chuyến công du của chúng tôi là một trong những phái đoàn Quốc hội đến đảo quốc này, không hề mâu thuẫn với chính sách "Một Trung Quốc" được nêu trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979, cũng như bản Tuyên Bố Chung giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc cùng văn kiện Sáu Cam Kết. Hoa Kỳ tiếp tục phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này.

Chuyến công du của chúng tôi là một phần trong chuyến đi đến Thái Bình Dương bao quát hơn, bao gồm các quốc gia Singapore, Malaysia, Nam Hàn và Nhật Bản nhằm tập trung vào mối an ninh hổ tương, quan hệ hợp tác kinh tế và sự điều hành dân chủ. Các thảo luận của chúng tôi với các đối tác Đài Loan nhằm tập trung việc tái xác định sự ủng hộ của chúng tôi đối với hải đảo này và thúc đẩy các quyền lợi chung, bao gồm cả việc cổ vũ cho một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với Đài Loan hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ với 23 triệu người dân trên đảo mà còn với hàng triệu người khác đang bị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đàn áp và bách hại.

Ba mươi năm trước, tôi có mặt trong phái đoàn lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ đến Trung Quốc, chúng tôi đã giăng một biểu ngữ đen trắng mang hàng chữ "Gửi những người đã hy sinh cho nền dân chủ Trung Quốc" ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát sắc phục đã bám theo chúng tôi khi chúng tôi rời quảng trường. Kể từ đó, hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh càng tồi tệ và sự xem thường pháp luật vẫn tiếp diễn, nhất là từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bám giữ quyền lực của mình.

nancy01

Ba mươi năm trước, tôi có mặt trong phái đoàn lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ đến Trung Quốc và đã giăng một biểu ngữ đen trắng mang hàng chữ "Gửi những người đã hy sinh cho nền dân chủ Trung Quốc" ngay tại quảng trường Thiên An Môn.

Cuộc đàn áp dã man của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với các quyền tự do chính trị và nhân quyền của Hồng Kông, thậm chí bắt giữ cả Hồng Y Joseph Zen đã vứt hết những lời hứa về "một quốc gia, hai hệ thống" vào sọt rác. Tại Tây Tạng, Đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và bản sắc của người dân Tây Tạng. Tại Tân Cương, Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo và các dân tộc thiểu số khác. Và trên khắp đại lục, Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục nhắm đến và bắt giữ các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo tự do tôn giáo và những nhân vật dám thách thức chế độ.

pelosi0

Truyền hình Đài Loan phát tin về chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan, vào tối thứ Ba, 2/8/2022. Nhà Trắng tìm cách giải tỏa căng thẳng gia tăng với Trung Quốc về chuyến thăm dự kiến của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan, nhấn mạnh Chuyến đi không báo hiệu sự thay đổi tư thế của Hoa Kỳ đối với hòn đảo và thúc giục Bắc Kinh kiềm chế trước những phản ứng hung hăng. (Lam Yik Fei / Bloomberg

Chúng ta không thể đứng nhìn Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành đe dọa Đài Loan và vào chính nền dân chủ.

Quả thật, chúng tôi thực hiện chuyến đi này vào thời điểm thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chuyên chế và dân chủ. Khi Nga tiến hành cuộc chiến bất hợp pháp đã được mưu tính nhằm chống lại Ukraine, sát hại hàng ngàn người vô tội, thậm chí cả trẻ em, thì điều cần thiết là Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta phải nói thẳng rằng, chúng ta không bao giờ nhượng bộ những kẻ độc tài.

Khi tôi dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Kyiv hồi tháng Tư, là chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến quốc gia đang bị vây hãm, tôi đã chuyển lời đến Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng, chúng ta ngưỡng mộ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của Ukraine và nền dân chủ của toàn thế giới.

Đến Đài Loan, chúng ta tôn trọng cam kết của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ : tái khẳng định rằng những quyền tự do của Đài Loan - và tất cả các nền dân chủ khác - phải được tôn trọng.

Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ

Nguyên tác : Washington Post Op-Ed by Speaker Nancy Pelosi : Why I’m leading a congressional delegation to Taiwan, Newsroom, speaker.gov,  02/08/2022

Nhã Duy dịch

(03/08/2022)


Published in Diễn đàn

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ công du Châu Á, nhưng không xác nhận đến Đài Loan hay không

Trọng Thành, RFI, 31/07/2022

Hôm nay, Chủ nhật 31/07/2022, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi, cho biết bắt đầu lên đường đi Châu Á. Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là các đích đến, được chính thức thông báo. Chủ tịch Hạ Viện Mỹ không cho biết có đi Đài Loan hay không. Dự kiến thăm Đài Loan của lãnh đạo Hạ Viện Mỹ bị Trung Quốc lên án dữ dội. Bắc Kinh coi chuyến đi của nhân vật số 3 nước Mỹ như hành động xâm phạm chủ quyền, và đe dọa trả đũa cứng rắn. 

pelosi1

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trước Quốc hội, Washington, ngày 27/07/2022. Reuters – Elizabeth Frantz

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ ra thông báo cho biết bà "dẫn đầu một đoàn nghị sĩ đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, để tái khẳng định cam kết không lay chuyển của nước Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực". Bà Pelosi cho biết cụ thể là : "Tại Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc họp cấp cao để thảo luận về cách thức mà chúng tôi có thể thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung, bao gồm hòa bình và an ninh, tăng trưởng kinh tế và thương mại, đại dịch Covid-19, cũng như cuộc khủng hoảng khí hậu, nhân quyền và quản trị dân chủ". Theo Bộ Ngoại giao Singapore, lãnh đạo Hạ Viện Pelosi sẽ thăm Singapore từ ngày 01 đến 02/08. 

Theo đài Pháp France 24, riêng về Đài Loan, chủ tịch Hạ Viện Mỹ không nói rõ về khả năng đến Đài Bắc hay không, vì lý do an ninh, và tránh làm căng thẳng thêm quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc. Từ 2 tuần nay, căng thẳng Trung - Mỹ gia tăng khi có thông tin, vào tháng 8, bà Pelosi có thể đi Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Trung Quốc coi là "một tỉnh nổi loạn".

Chính quyền Mỹ thừa nhận một nước Trung Hoa duy nhất, và không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng có quan hệ hợp tác về nhiều mặt mật thiết với "nền dân chủ Đài Loan", đặc biệt về mặt quân sự. Hoa Kỳ cổ vũ cho việc duy trì"nguyên trạng" eo biển Đài Loan, có nghĩa là chống lại việc Bắc Kinh dùng vũ lực thôn tính Đài Loan, nhưng cũng không ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập. 

Chính quyền Trung Quốc coi chuyến đi của bà Pelosi như một hành động khiêu khích. Hôm nay, phát ngôn viên của Không quân Trung Quốc, Thân Tiến Khoa (Shen Jinke), một lần nữa nhắc lại lập trường của Bắc Kinh, cực lực lên án chuyến đi Đài Loan dự kiến của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đồng thời khẳng định Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện "sứ mạng thiêng liêng" bảo vệ chủ quyền. 

Trên Twitter, hôm qua Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), cựu tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, nổi tiếng về dân tộc chủ nghĩa, cho biết đã bị buộc phải xóa bỏ một thông điệp trên Twitter, cảnh báo việc Quân đội Trung Quốc có quyền tấn công các máy bay trong đoàn đưa bà Pelosi đến Đài Loan, nếu chuyến đi diễn ra. 

Trọng Thành

************************

Hoa Kỳ : Bà Nancy Pelosi bắt đầu thăm Châu Á nhưng chưa rõ có tới Đài Loan

BBC, 29/07/2022

Thứ Sáu tuần này, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi bắt đầu bay sang Châu Á, thăm Nhật Bản, Indonesia và Singapore.

pelosi4

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khai trương tượng 'Người chọi lại xe tăng' (Tank Man) lấy cảm hứng từ cuộc đấu tranh của sinh viên, công nhân TQ tháng 6/1989 ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh

Tuy thế, việc bà có đến thăm Đài Loan như dự định được nêu ra trước đó mới là chủ đề dư luận quốc tế quan tâm.

Theo Bloomberg ngày 29/07, chuyến thăm của bà Pelosi và một phái đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ tới thăm hòn đảo bị Trung Quốc coi là "ly khai", "vẫn còn đặt dưới câu hỏi".

Cùng thời gian, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan đang tiến vào vùng biển Đông Nam Á, và một drone vũ trang của Trung Quốc bay qua vùng biển phía Đông Đài Loan.

Đài Loan trước đó đã hoan nghênh mọi chuyến thăm cao cấp từ Mỹ nhưng tuần này tập trung sự chú ý hơn vào bầu cử địa phương, và cuộc tậ̣p trận Hán Quang.

Tuy đây chỉ là cuộc diễn tập quân sự thường niên, phía Đài Loan tung ra các vụ bắn đạn thật trên biển, với sự tham gia của trực thăng chống ngầm, và tàu ngầm.

Đây là các diễn biến khiến bối cảnhh quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng.

Ngoài ra, Tổng thống Joe Biden vừa có cuộc hội đàm tay đôi với Chủ tịch Tập Cận Bình để bàn về những điểm Mỹ-Trung có thể hợp tác.

Trong hai giờ trao đổi qua đường video hôm 28/07, hai nhà lãnh đạo đã bàn về Đài Loan, nhưng là cảnh báo lẫn nhau không làm vấn đề leo thang.

Tổng thống Mỹ nói với nhà lãnh đạo TQ rằng chính sách của Hoa Kỳ về Đài Loan "không thay đổi".

Về nội bộ Hoa Kỳ, trước đó, ông Biden đã nói thẳng ông không đồng ý với kế hoạch thăm Đài Loan của bà Pelosi, nhân vật thứ ba trong hệ thống quyền lực Mỹ.

Với ông Tập Cận Bình, việc duy trì "hòa bình trên Eo biển Đài Loan" và cải thiện quan hệ với Mỹ là rất quan trọng trước kỳ Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến vào tháng 10 tới.

Khủng hoảng trở lại ?

Theo CNN hôm 29/07, nếu chuyến thăm xảy ra, quan hệ Trung-Mỹ có thể rơi vào điểm khủng hoảng không khác lần Trung Quốc bắn hỏa tiễn cấp tập ra Eo biển Đài Loan năm 1995, khi Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy thăm Hoa Kỳ. 

CNN trích lời bà Susan L. Shirk, chủ tịch Trung tâm mang tên The 21st Century China Center ở Đại học UC San Diego nói "Người Trung Quốc coi chuyện bà Pelosi [đi Đài Loan] là rất nghiêm trọng, vì bà là lãnh đạo thứ ba có thể lên làm tổng thống, chỉ sau đương kim phó tổng thống".

Việc bà Pelosi "thăm Đài Loan" có tầm vóc khác hẳn chuyến thăm của các dân biểu liên bang Mỹ, vì bà "là nhân vật rất quan trọng trong chính trường Hoa Kỳ", bà Shirk nói.

Thành phần phái đoàn "dự kiến thăm Đài Loan" của Hạ viện Mỹ được cho là gồm các nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại đầy quyền lực, thuộc cả hai đảng : ông Michael McCaul (Cộng hòa), bà Anna Eshoo (Dân chủ), theo đài NBC hôm thứ Tư.

 Bà Pelosi từ lâu nay đã giữ quan điểm ủng hộ phong trào dân chủ Trung Quốc, và gần đây hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lăng của Nga.

Sang thăm Nhật Bản lần này, bà dự kiến sẽ hội đàm cùng Thủ tướng Fumio Kishida và Chủ tịch Hạ viện Hiroyuki Hosoda, theo tờ Japan Times.

"Cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine và thái độ ngày càng cứng rắn của TQ ở Thái Bình Dương sẽ là đề tài thảo luậ̣n của bà Pelosi ở Nhật", trang báo này cho hay.

Nguồn : BBC, 29/07/2022

***********************

Căng thẳng Mỹ-Trung : Viễn cảnh chủ tịch Hạ Viện Pelosi thăm Đài Loan đổ thêm dầu vào lửa

Thanh Hà, RFI, 28/07/2022

Tuần trước, nhật báo tài chính Anh Financial Times tiết lộ chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ dự trù công du Đài Loan vào tháng 8/2022. Thông tin chưa được chính đương sự xác nhận nhưng cũng đủ khiến Bắc Kinh sôi sục, rồi cả tổng thống Joe Biden và Bộ Quốc phòng Mỹ đều phải lên tiếng. Một số nhà bình luận cho rằng, khả năng Quân Đội Mỹ được lệnh hộ tống Nancy Pelosi công du Đài Loan là một "bước ngoặt" trong quan hệ Mỹ- Trung.

pelosi2

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi họp báo tại Quốc hội Mỹ, Washington, Hoa Kỳ, ngày 14/07/2022.  Reuters – Elizabeth Frantz

Trong chưa đầy một tuần lễ Trung Quốc hai lần cảnh báo sẽ "đáp trả mạnh mẽ" nếu chủ tịch Hạ Viện Mỹ duy trì kế hoạch công du Đài Loan. Tại Washington, tổng thống Biden bình luận, đến Đài Bắc vào thời điểm này không là "một sáng kiến hay" và theo lời ông, kế hoạch của bà Nancy Pelosi khiến quân đội Hoa Kỳ "lo ngại". Một số nhà quan sát còn nêu lên kịch bản Bắc Kinh lợi dụng chuyến đi của chủ tịch Quốc hội Mỹ để khiêu khích, thậm chí xem đây là cái cớ để tấn công Đài Loan.

Một số khác cho rằng, máy bay của phái đoàn Mỹ cũng có thể là mục tiêu của quân đội Trung Quốc. Hãng tin AP trích lời một số quan chức tại Washignton cho biết, trong trường hợp chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ duy trì ý định công du Đài Loan, "rất có thể" Lầu Năm Góc sẽ huy động các phương tiện cần thiết để bảo vệ an ninh cho chuyến bay của phái đoàn và trong suốt thời gian bà Pelosi có mặt tại khu vực nhạy cảm này.

Nghịch lý ở đây là chủ tịch Hạ Viện Mỹ chưa chính thức xác nhận tin được báo Financial Times loan tải, Đài Bắc thì cho biết "chưa được thông báo về kế hoạch bà Pelosi thăm Đài Loan", nhưng thông tin này cũng đủ để gây ra một "cuộc chiến ngoại giao" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo Nhật The Diplomat (ngày 26/07/2022) lưu ý các kế hoạch viếng thăm Đài Loan của các quan chức Mỹ không mấy khi được rầm rộ loan báo trước.

Thêm một điểm nữa cần chú ý là từ khi Washington và Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ, đây không phải là lần đầu tiên chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan, nhưng chưa bao giờ Trung Quốc lại có phản ứng mạnh mẽ như lần này. Thậm chí một số quan chức trong chính quyền Biden tiết lộ với nhà báo Josh Rogin của tờ Washignton Post về khả năng Trung Quốc chuẩn bị một kế hoạch đáp trả có thể "khuynh đảo" tình hình.

Lo ngại Bắc Kinh có thái độ liều lĩnh nào đó là có cơ sở hay không ? Vụ rò rỉ về kế hoạch công du Đài Loan của bà Pelosi là cố ý hay vô tình ?

Nhà báo Shannon Tiezzi của tờ The Diplomat đưa ra những giải thích khách quan : Trung Quốc chuẩn bị họp Đại Hội Đảng, mở đường cho ông Tập Cận Bình tiếp tục lãnh đạo đất nước ít ra là thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Bắc Kinh "không thể tỏ ra mềm yếu trên vấn đề Đài Loan". Với công luận quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã liên tục cảnh cáo "không nên vượt lằn ranh đỏ" và tuyên bố "chiến đấu đến cùng" để ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập. Trung Quốc cũng đã nhiều lên án Hoa Kỳ "cấu kết" với phe ly khai Đài Loan.

Theo The Diplomat, thái độ càng lúc càng quyết liệt đó của chính quyền Tập Cận Bình cho thấy "áp lực rất lớn đang đè nặng lên Trung Quốc". Ngoài áp lực chính trị trước Đại hội Đảng, Bắc Kinh cũng cần dùng lá bài Đài Loan để đánh lạc hướng công luận trước những khó khăn chồng chất về kinh tế, khi mà "hai trong số ba đầu máy tăng trưởng đã bị hỏng". 

Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Joe Biden cũng đang chịu áp lực chính trị lớn không kém, đặc biệt là từ phía đảng đối lập. Thượng nghị sĩ Ben Sasse bên đảng Cộng hòa cho rằng, nếu chủ tịch Hạ Viện Mỹ hủy hay dời lại chuyến đi Đài Loan, đây sẽ là dấu hiệu của một sự "mềm yếu" trong quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh. Bà Pelosi mà hủy chương trình của đến thăm một "đồng minh thân thiết" của Hoa Kỳ sẽ là một sự "đầu hàng".

Nhiều chính khách bên đảng Cộng hòa mạnh mẽ tuyên bố "ủng hộ sáng kiến" của chủ tịch Hạ Viện Mỹ thuộc đảng Dân chủ. Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết ông sẵn sàng tháp tùng bà Pelosi đến Đài Bắc.

Nhờ tiết lộ của báo Financial Times về kế hoạch của chủ tịch Hạ Viện Mỹ mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có cùng một tiếng nói, ít ra là trên vấn đề Đài Loan.

Sự đoàn kết đó có thể giúp tổng thống Biden đạt được một mục tiêu kép cả về đối nội lẫn đối ngoại : Vụ việc diễn ra trong lúc lúc Joe Biden chuẩn bị điện đàm với ông Tập Cận Bình và rất có thể lãnh đạo hai nước sẽ trực tiếp đối thoại với nhau lần đầu tiên từ khi Nhà Trắng đổi chủ, nhân thượng đỉnh G20 ở Bali vào mùa thu này. Hơn nữa, đồng thuận giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trên vấn đề Đài Loan sẽ là tín hiệu tốt đối với tổng thống Biden trước bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2022.

Vấn đề Đài Loan đang thu hút nhiều chú ý cả tại Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Đôi bên cùng xem đây là một hồ sơ nóng bỏng và nhạy cảm, nhưng chưa chắc thông tin về kế hoạch công du Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ bất lợi cho Bắc Kinh hay cho Washington, nhất là với công luận trong nước của mỗi bên.

Dù vậy, quyết định có đến Đài Bắc hay không là hoàn toàn thuộc về Nancy Pelosi. Những tính toán chính trị của các ông Tập Cận Bình hay Joe Biden một phần đang trong tay chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 28/07/2022

**************************

Quân đội Mỹ chuẩn bị kế hoạch an toàn cho chuyến thăm của bà Pelosi sang Đài Loan

RFA, 28/07/2022

Quân đội Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch đảm bảo an toàn cho chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. Hãng tin AP loan tin này hôm 27/7.

pelosi3

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu tại một họp báo ở Washington DC hôm 14/7/2022 - AFP

Hiện chưa rõ bao giờ bà Pelosi sẽ sang Đài Loan nhưng nếu chuyến đi thành hình thì đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Đài Loan kể từ năm 1997 tới nay.

Hãng tin AP cho biết quân đội Mỹ sẽ gia tăng lực lượng và vũ khí trong khu vực nếu bà Pelosi vẫn tới Đài Loan. Nguồn tin giấu tên không cho biết kế hoạch cụ thể nhưng nói rằng máy bay chiến đấu, tàu chiến cùng các thiết bị giám sát và các hệ thống quân sự khác sẽ rất có thể được sử dụng để bảo vệ cho chuyến bay của bà Pelosi tới Đài Loan và trong thời gian bà ở đây.

Giới chức Mỹ không quá lo ngại về việc Bắc Kinh sẽ tấn công máy bay của bà Pelosi nhưng cho biết họ vẫn phải thận trọng để tránh những hiểu lầm hoặc tai nạn xảy ra.

Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, do vi phạm chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói "Nếu Mỹ kiên quyết đi theo con đường riêng và thách thức đến lợi ích của Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ bị đáp trả mạnh mẽ".

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng ngày 28/7, giờ Mỹ.

Theo giới chức Mỹ, các vấn đề về căng thẳng Biển Đông và chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan sẽ có nhiều khả năng được thảo luận trong cuộc điện đàm này.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Nhà Trắng John Kirby cho biết : "Trong cuộc điện đàm, căng thẳng trên Biển Đông sẽ được đưa ra vì vấn đề này thường xuyên liên quan tới những tuyên bố hàng hải quá mức, không tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc và vì hành vi hung hăng, cưỡng ép của Trung Quốc đối với các quốc gia ven biển hoặc nằm trong khu vực Biển Đông".

Ông Kirby cũng cho biết, tại cuộc điện đàm này, phía Mỹ sẽ khẳng định cam kết của Washington với chính sách "Một Trung Quốc".

Theo cam kết này, Mỹ sẽ không thách thức những tuyên bố của Trung Quốc rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Nguồn : RFA, 28/07/2022

 

Published in Diễn đàn

Ngày 11/03/2019, trên tạp chí Washington Post bà Nancy Pelosi chủ tịch Hạ viện, cho biết :

"Tôi không luận tội Tổng thống. Tôi chưa từng trả lời bất cứ nhà báo nào, nhưng vì được hỏi và tôi đã suy nghĩ kỹ, luận tội gây chia rẽ quốc gia, trừ khi phải thật chính đáng, thật nghiêm trọng và không thiên vị đảng phái".

Bà kết luận :

"Tôi không nghĩ chúng ta nên đi theo hướng luận tội vì đất nước sẽ bị chia rẽ. Và ông ấy không đáng cho chúng ta làm vậy".

Chính trị gia lão luyện…

nancy0

Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ, bắt tay Tổng thống Donald Trump sau bài phát biểu trước Lưỡng Viện về Tình hình quốc gia ngày 5/2/2019

Bà Pelosi là phụ nữ nắm giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Tổng thống và Phó tổng thống và trước đây năm 2007-2011 bà cũng đã nắm giữ chức vụ này.

Bà sinh ngày 26/3/1940, gần 79 tuổi, thắng cử Hạ viện lần đầu năm 1987 và liên tục giữ đến nay 32 năm.

Bà là một chính trị gia lão luyện, đầy kinh nghiệm, uy tín, đạo đức, trung dung và chủ trương hợp tác lưỡng đảng.

Bà đã trải qua lần luận tội Tổng thống Bill Clinton, 1998-1999, nên hiểu rất rõ tình trạng chia rẽ đất nước lúc bấy giờ.

Thủ tục luận tội…

Chỉ cần một dân biểu đưa cáo trạng cho Ủy ban tư pháp Hạ viện.

Nếu cáo trạng được đa số ủy viên của Ủy ban đồng ý sẽ đưa ra Hạ viện biểu quyết.

Khi đa số quá bán Hạ viện đồng ý, một ủy ban truất phế được thành lập để đưa quyết định lên Thượng viện mở một phiên tòa.

Chánh án Tối cao Pháp viện sẽ là Chủ tịch Ủy ban truất phế và nếu 2/3 nghị sĩ đồng ý thì thủ tục truất phế sẽ được tiến hành.

Hiện tại đảng Cộng hòa đang giữ Thượng viện và Tối cao Pháp viện thuộc cánh bảo thủ nên việc luận tội ông Trump là một nỗ lực khó mang lại kết quả.

Bởi thế trong vai trò lãnh đạo đảng Dân chủ và lãnh đạo Hạ viện bà Pelosi tuyên bố như trên là 1 điều dễ hiểu.

Nếu đảng Dân chủ sử dụng luận tội như một trò chơi chính trị để hạ uy tín ông Trump thì đó là con dao hai lưỡi, cử tri bất mãn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của đảng Dân chủ.

Sở trường của ông Trump là lôi kéo cử tri ủng hộ mình. Vì thế luận tội ông, có khi lại trở thành một lợi thế cho ông trong kỳ tranh cử 2020 sắp tới.

Luận tội Tổng thống vẫn tiến hành ?

Dân biểu Al Green không đồng ý với bà chủ tịch đã cho phóng viên của đài C-SPAN biết ông sẽ tiếp tục luận tội Tổng thống.

Vào tháng 12/2017, ông Green đã được 58 dân biểu công khai ủng hộ, con số tăng lên 66 người vào tháng 1/2018, giờ ông tin rằng có hằng trăm người ủng hộ ông.

Ngày 4/3/2019, Dân biểu Jerry Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện gởi thư yêu cầu Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư pháp cung cấp các tài liệu liên quan đến 81 cá nhân, tổ chức và cơ quan chính phủ nhằm điều tra nghi vấn ông Trump cản trở tư pháp và lạm dụng quyền lực.

Trong số những người bị điều tra có cả con trai và con rể của ông Trump.

Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư pháp hiện đang xem xét và đánh giá yêu cầu của Ủy ban.

Trước đây Ủy ban Tình báo, Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Giám sát chính phủ, cũng đã gửi thư cho Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao yêu cầu cung cấp những nội dung chi tiết về các cuộc trao đổi giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ủy ban House Ways and Means của Hạ viện cũng dự định yêu cầu Bộ Tài chính cung cấp hồ sơ khai thuế của Tổng thống Trump.

Dân biểu cánh tả xã hội chủ nghĩa đang tạo áp lực thúc đẩy giới lãnh đạo Hạ viện phải tiến hành việc luận tội ông Trump.

Cũng cần kể thêm tỷ phú Tom Steyer thuộc cánh tả đảng Dân chủ đang thực hiện chiến dịch quảng cáo lên đến chục triệu Mỹ kim chỉ nhằm thu hút người dân Mỹ ủng hộ việc luận tội.

Bà Pelosi đang chơi trò chính trị ?

Trang ABC cho biết, theo ông David Smith, một giảng viên cấp cao về Chính trị và Chính sách Đối ngoại của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ :

"Đây có thể là một chiến thuật của Pelosi để bảo đảm việc công bố tường trình Mueller".

Ông Smith giải thích :

"Bộ trưởng Tư Pháp có thể không công bố nó nếu thấy đảng Dân chủ sử dụng nó cho mục tiêu chính trị : luận tội Tổng thống. Bởi thế bà Pelosi mới gởi tín hiệu rằng đảng Dân chủ sẽ không luận tội, sẽ có nhiều khả năng bản tường trình được công bố".

Công bố toàn văn bản hay chỉ công bố một phần nhỏ tường trình Mueller thuộc toàn quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nên có thể bà Pelosi thực sự đang chơi trò chính trị.

Bà Pelosi muốn gì ?

Trong cuộc phỏng vấn, bà Pelosi cho biết ông Trump không xứng đáng làm Tổng thống, cả về đạo đức, trí tuệ, lại không khôn ngoan...

Bà không tin ông thắng cử, nhưng ông đã thắng cử và việc bà làm không phải là luận tội ông.

Việc bà cần làm là đưa ra những chính sách về y tế, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, đường sá cầu cống… để thuyết phục dân Mỹ bầu cho một Tổng thống khác thuộc đảng Dân chủ.

Trả lời bà Pelosy, trên Twitter, ông Trump cho biết : "Tôi đánh giá cao các bình luận của bà Nancy Pelosi chống lại chuyện luận tội, nhưng mọi người nên nhớ lại chi tiết nhỏ là tôi chưa bao giờ làm điều gì sai trái".

Lưỡng đảng hợp tác…

Xây tường biên giới Mỹ - Mễ là việc ông Trump cố thực hiện bấy lâu nay, nhưng không được lưỡng đảng đồng ý nên ông phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Ngày 14/3/2019, có tới 13 dân biểu và 12 nghị sĩ đảng Cộng hòa không đồng tình với ông Trump, do đó Lưỡng Viện đã thông qua Nghị quyết đòi ông Trump phải chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết việc các thành viên Cộng hòa thông qua Nghị quyết là "bỏ phiếu cho bà Nancy Pelosi, cho tội phạm và cho mở cửa biên giới".

Và ông "cám ơn tất cả các thành viên Cộng hòa đã bầu cho An ninh Biên giới và nước Mỹ đang tuyệt vọng cần thiết một Bức Tường".

Ông loan báo sẽ dùng quyền phủ quyết "Veto !" để ngăn chặn Nghị quyết này.

Như vậy, lưỡng viện sẽ phải bỏ phiếu với đa số 2/3 tán thành mới có thể vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống.

Nếu lưỡng viện không đủ số phiếu thì phải mang ra Tối cao Pháp viện xét xử.

Chuyện xây tường biên giới sẽ tiếp tục là một đề tài tranh cãi và tranh cử.

Nhóm xã hội chủ nghĩa

Vai trò lãnh đạo đảng Dân chủ và Hạ viện của bà Nancy Pelosi cũng không suôn sẻ gì.

Kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân chủ thích chủ nghĩa xã hội.

Những người trẻ này đã bầu cho một số dân biểu xã hội chủ nghĩa vào Quốc hội trong lần bầu cử giữa kỳ 2018 vừa qua.

Nhóm xã hội chủ nghĩa chủ trương chăm sóc y tế miễn phí (universal healthcare), miễn phí đại học (tuition-free universities), bảo đảm công ăn việc làm (universal jobs guarantee), lương tối thiểu 15 Mỹ kim và đầu tư vào phát triển nhiên liệu xanh (green energy).

Các kế hoạch này đều rất tốn kém nên sẽ khó được ngay cả các dân biểu hay nghị sĩ trong đảng Dân chủ bỏ phiếu thông qua.

Nhiều kế hoạch trên đã được thực hiện tại Úc và Tây Âu nhưng vì quá tốn kém, người đi làm và doanh nhân phải chịu mức thuế rất cao nên dần dần bị hủy bỏ.

Nước Mỹ xã hội chủ nghĩa…

Phát biểu khai mạc Đại hội Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hôm 1/3/2019, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhấn mạnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ lựa chọn giữa "tự do và chủ nghĩa xã hội" :

"Tự do sẽ cho phép người dân sống cuộc sống theo cách họ thấy phù hợp, không phải do kiểm soát của chính phủ.

Tự do tạo ra hàng hóa nhiều hơn, tốt hơn bất cứ nơi nào và thời gian nào trong lịch sử thế giới.

Tự do thịnh vượng hơn, lợi ích hơn và nhân bản hơn bất kỳ mô hình xã hội hay kinh tế nào từng được áp dụng".

Ông Pence nhấn mạnh lựa chọn giữa chủ nghĩa xã hội và tự do sẽ là điều mấu chốt trong 20 tháng tranh cử sắp tới.

Hôm sau ngày 2/3/2019 cũng tại Đại hội CPAC 2019, Tổng thống Donald Trump khẳng định :

"Tương lai không thuộc về những người tin vào chủ nghĩa xã hội. Tương lai thuộc về những người tin vào tự do. Tôi đã nói điều này trước đây và tôi sẽ nhắc lại : Nước Mỹ sẽ không bao giờ là một nước xã hội chủ nghĩa".

Ông Trump cho biết :

"Những nhà lập pháp đảng Dân chủ bây giờ đang bám cứng vào chủ nghĩa xã hội, họ muốn thay thế quyền cá nhân bằng sự thống trị của chính phủ. Chủ nghĩa xã hội không phải vì môi trường. Nó không phải vì công bằng. Nó không phải vì đạo đức. Chủ nghĩa xã hội chỉ vì một điều duy nhất được gọi là quyền lực cho tầng lớp thống trị".

Đấy có thể là nỗi lo lắng nhất của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Làm sao thuyết phục dân Mỹ chọn cho một Tổng thống thuộc phe xã hội chủ nghĩa khi chỉ 20% dân Mỹ thích Chủ nghĩa Xã hội ?

Biết đâu Hạ viện lại quay về với đảng Cộng hòa, bà lại một lần nữa trở thành lãnh tụ đối lập.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 15/03/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn